I/ Mục tiêu:
Học sinh biết được:
- Cấu tạo ngoài của lá cây.
- Sự đa dạng về hình dạng, độ lớn và màu sắc của lá cây.
II/ Đồ dùng dạy học:
GV: sưu tầm 1 số loại lá cây khác nhau.
bảng nhóm
HS: Giấy, bút chì, bút màu
Tự nhiên và xã hội 3 BÀI 45: LÁ CÂY ( BÀI HỌC sử dụng PPDH bàn tay nặn bột để học sinh tự tìm ra kiến thức) I/ Mục tiêu: Học sinh biết được: - Cấu tạo ngoài của lá cây. - Sự đa dạng về hình dạng, độ lớn và màu sắc của lá cây. II/ Đồ dùng dạy học: GV: sưu tầm 1 số loại lá cây khác nhau... bảng nhóm HS: Giấy, bút chì, bút màu III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS 1.Bài cũ Mỗi cây thường có các bộ phận nào? 2. Bài mới - Giới thiệu bài : Các em đã được học về rễ cây, thân cây. Hôm nay cô trò chúng ta cùng tìm hiểu một bộ phận nữa của cây là lá cây Gv ghi mục bài lên bảng - Lá cây HS nhắc lại hôm nay ta học bài gì? - Bài mới: Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề : Các em được biết rất nhiều loại lá . Bây giờ mỗi em hãy nhớ lại xem lá cây có màu gì, lá cây có những bộ phận nào, lá cây có hình dạng và độ lớn như thế nào ? các em suy nghĩ và nêu dự đoán của mình. Chia nhóm theo chỗ ngồi Bước 2. Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của học sinh. GV: Trước khi thảo luận nhóm, các em mô tả bằng hình vẽ (hoặc bằng lời) những hiểu biết ban đầu của mình về màu săc, hình dạng,cấu tạo của lá cây – Sau đó tổ chức thảo luận nhóm 6 để đưa ra dự đoán. *Cho các nhóm đưa ra dự đoán trước lớp Bước 3. Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi: a, Đề xuất câu hỏi : Cho HS đề xuất các câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức tìm hiểu Chúng ta đã quan sát và nghe các nhóm trình bày, ai có thắc mắc gì về hình dạng, độ lớn và màu sắc của lá cây? GV tổng hợp các câu hỏi phù hợp với nội dung tìm hiểu về hình dạng, màu sắc, kích thước, cấu tạo của lá cây b, Đề xuất phương án thực nghiệm. Để trả lời các câu hỏi này nhằm tìm hiểu về màu sắc, hình dạng, kích thước và cấu tạo của lá cây có thể lựa chọn phương án nào? Có nhiều cách................nhưng ở đây cô đã có sẵn một số lá cây, ta chọn phương án nào thuận lợi nhất ? Cho HS lên bàn cô lấy lá cây về quan sát Bước 4.Thực hiện phương án tìm tòi - Lần lượt tổ chức cho HS tiến hành quan sát vật thật và viết nội dung trả lời các câu hỏi thắc mắc ở trên. Y/cầu trình bày kết quả thảo luận. + Nói về màu sắc, hình dạng, kích thước của những lá cây quan sát được.. + Chỉ đâu là cuống lá, phiến lá Bước 5. Kết luận và hợp thức hóa kiến thức: Hướng dẫn HS so sánh với dự đoán ban đầu Gv : Qua đó các con rút ra kết luận gì ? Gv nói đây chính là nội dung bài học hôm nay- Gọi 2 học sinh nhắc lại kết luận: Lá cây thường có màu xanh lục, một số ít lá cây có màu đỏ hoặc vàng. Mỗi chiếc lá thường có cuống lá,phiến lá; trên phiến lá có gân lá. Lá cây có rất nhiều hình dạng và độ lớn khác nhau. Đây là kết luận SGK trang 87 Y/C mở SGK đọc Y/C HS Viết vào vở Liên hệ:Gv : ở vườn nhà em, bố mẹ em trông cây gì ? cây đó có lá màu gì ? Vẻ đẹp của lá cây... Gv : Để cho lá cây luôn tươi tốt chúng ta phải làm gì ? Mỗi cây thường có các bộ phận Rễ cây, thân cây, lá cây,hoa và quả. Hôm nay ta học bài : Lá cây Chia 6 nhóm, bầu nhóm trưởng Học sinh mô tả bằng hình vẽ (hoặc bằng lời) những hiểu biết ban đầu của mình vào vở hoặc giấy -Lá cây có hình tròn, to, màu đỏ với gân lá, phiến lá. -Lá cây có hình bầu dục, nhỏ, màu xanh với gân lá, phiến lá. Hoạt động theo nhóm. HS viết vào bảng nhóm, ) Các nhóm đưa ra dự đoán trước lớp. Đại diện các nhóm nêu: (hình vẽ lá cây hoặc bằng lời) Có phải lá cây có hình tròn không? Lá cây có những hình dạng gì? Có phải lá cây có màu cam không? Có phải lá cây có màu đỏ không? Lá cây có những màu nào? Lá cây to hay nhỏ? Có phải lá cây có cuống và gân lá? Lá cây có mấy bộ phận. .. Lá cây có những hình dạng gì? Kich thước của các loại lá cây ntn? Lá cây có những màu sắc gì ? màu nào là phổ biến? Lá cây có cấu tạo như thế nào? - Hỏi người lớn, tìm hiểu trên internet, quan sát trực tiếp trên vật thật.. - Quan sát trực tiếp lá cây HS mỗi nhóm một bạn lên cầm lá cây về quan sát để làm bài. Làm việc theo nhóm : Quan sát Các nhóm nêu kết quả làm việc của nhóm mình. Trả lời câu hỏi của nhóm bạn nếu có. (VD : tên lá cây của nhóm mình quan sát) Học sinh lên bảng cầm một số cây và giới thiệu các loại lá cây, màu sắc của lá... So sánh để trả lời lần lượt từng câu hỏi trên. Nếu đúng với giả thiết thì kết luận. Lá cây thường có màu xanh lục, một số ít có màu đỏ hoặc vàng. - Mỗi chiếc lá thường có cuống lá, phiến lá, trên phiến lá có gân lá. - Lá cây có rất nhiều hình dạng và độ lớn khác nhau. HS mở SGK đọc HS Viết vào vở Chăm sóc cho cây để lá cây được luôn tươi tốt HS nhắc lại kết luận. IV- CỦNG CỐ: Hệ thống lại bài. Nhận xét giờ học: tuyên dương, khen thưởng,
Tài liệu đính kèm: