I Mục tiêu:
-Đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc với giọng kể chậm rãi , bước đầu bộc lộ được thái độ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm
- Hiểu nội dung, ý nghĩa bài : Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.( trả lời các câu hỏi trong SGK)
II Đồ dùng dạy - học
- Ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Chân dung Cô-péc-ních , Ga-li-lê. ; sơ đồ quả đất trong vũ trụ.
- Bảng phụ viết sẵn từ, câu cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
ết được bài văn hoàn chỉnh tả cây cối theo gợi ý đề bài trong SGK; bài viết đủ ba phần ( Mở bài, thân bài, kết luận); diễn đạt thành câu, lời tả tử nhiên, rõ ý. II.CHUẨN BỊ: Tranh minh họa một số cây cối trong SGK; một số ảnh cây cối khác. Giấy, bút để HS làm bài. Bảng lớp viết đề bài & dàn ý của bài văn tả đồ vật. Mở bài: Tả hoặc giới thiệu bao quát về cây. 2 Thân bài: -Tả bao quát. -Tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kì phát triển của cây. 3 Kết bài: Có thể nêu ích lợi của cây, ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả với cây. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Ổn đinh 2.Kiểm tra bài cũ -Theo dõi nhận xét đánh giá 3.Bài mới a.Giới thiệu bài: -Tự giới thiệu b.HD bài -HD cách làm -Theo dõi và giúp đo -Thu bài 4 .Củng cố : Hệ trhống lại bài 5. dặn dị : -Chuẩn bị bài sau: Trả bài văn miêu tả cây cối. . -Nhận xét tiết học -Chuẩn bị của học sinh -Lắng nghe -Làm bài vào giấy -Lắng nghe Kế hoạch bài dạy Mơn : Toán Tiết :3 Tên bài dạy : HÌNH THOI I.MỤC TIÊU: - Nhận biết hình thoi và 1 số đặc điểm của hình nó. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: HS chuẩn bị: + Giấy kẻ ô li ( mỗi ô có kích thước 1cm x 1cm), thước thẳng, êke, kéo. + 4 thanh nhựa bằng nhau và các ốc vít trong bộ lắp ghép kĩ thuật. GV chuẩn bị: + Bảng phụ vẽ sẵn các hình trong bài tập 1. + Bốn thanh gỗ ( bìa cứng, nhựa) mỏng dài khoảng 20 – 30 cm, có khoét lổ ở hai đầu, ốc vít để lắp ráp thành hình vuông, hình thoi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1.Ổn đinh 2.Kiểm tra bài cũ -Theo dõi nhận xét đánh giá cho điểm 3.Bài mới a.Giới thiệu bài: -Tự giới thiệu b.HD bài Giới thiệu hình thoi: -GV yêu cầu HS dùng các thanh nhựa trong bộ lắp ghép kĩ thuật để lắp ghép thành hình vuông. GV cũng làm tương tự với đồ dùng của mình. -GV yêu cầu HS dùng mô hình của mình vừa lắp ghép, đặt lên giấy nháp và vẽ theo đường nét của mô hình để có được hình vuông trên giấy. GV vẽ hình vuông trên bảng. -GV xô lệch mô hình của mình để thành hình thoi và yêu cầu HS cả lớp làm theo. -GV giới thiệu: Hình vừa tạo được từ mô hình được gọi là hình thoi. -GV yêu cầu HS đặt mô hình hình thoi vừa tạo được lên giấy và yêu cầu vẽ hình thoi theo mô hình. GV vẽ trên bảng lớp. -GV yêu cầu HS quan sát hình đường viền trong SGK và yêu cầu các em chỉ hình thoi có trong đường diềm. -GV đặt cho hình thoi trên bảng là ABCD và hỏi HS : Đây là hình gì? c. Nhận biết 1 số đặc điểm của hình thoi -GV yêu cầu HS quan sát hình thoi ABCD trên bảng, sau đó lần lượt đặt các câu hỏi để giúp HS tìm được các đặc điểm của hình thoi : + Kể tên các cặp cạnh song song với nhau có trong hình thoi ABCD. + Hãy dùng thước và đo độ dài của các cạnh hình thoi + Độ dài của các cạnh hình thoi như thế nào so với nhau? -GV kết luận về đặc điểm của hình thoi: Hình thoi có 2 cặp cạnh đối diện song song và bốn cạnh bằng nhau. d. Luyện tập – thực hành: Bài 1: -GV treo bảng phụ có vẽ các hình như trong bài tập 1, yêu cầu HS quan sát các hình và trả lời các câu hỏi của bài. + Hình nào là hình thoi? + Hình nào không phải là hình thoi Bài 2 -GV vẽ hình thoi ABCD lên bảng và yêu cầu HS quan sát hình. -GV nêu: + Nối A với C ta được đường chéo AC của hình thoi ABCD. -Nối B với D ta đường chéo BD của hình thoi. + Gọi điểm giao nhau của đường chéo AC và BD là O. -GV yêu cầu: Hãy dùng ê ke kiểm tra xem hai đường chéo của hình thoi có vuông góc với nhau không? -GV: Hãy dùng thước có vạch chia mi-li-mét để kiểm tra xem hai đường chéo của hình thoi có cắt nhau tại trung điểm của mỗi hình hay không. -GV nêu lại các đặc điểm của hình thoi mà bài tập đã giới thiệu: hai đường chéo của hình thoi vuông góc với nhau tại trung điểm của mỗi đường. Bài 3 ( HD ở nhà ) 4 .Củng cố : -Nêu yêu cầu.. 5. dặn dị : -Chuẩn bị bài sau: Diện tích hình thoi . -Nhận xét tiết học -2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. -Lắng nghe -HS cả lớp thực hành lắp ghép hình vuông. -HS thực hành vẽ hình vuông bằng mô hình. -HS tạo mô hình hình thoi. -HS chỉ theo cặp, 2 HS ngồi cạnh nhau chỉ cho nhau xem. -HS: Là hình thoi ABCD. -Quan sát hình và trả lời các câu hỏi của GV: + Cạnh AB song song với cạnh DC. + Cạnh BC song song với cạnh AD. + HS thực hiện đo độ dài của các cạnh hình thoi + Các cạnh hình thoi có độ dài bằng nhau. -HS nghe và nhắc lại kết luận về đặc điểm của hình thoi. -HS quan sát hình, sau đó trả lời: + Hình 1, hình 3 là hình thoi. + Hình 2, 4, 5 không phải là hình thoi. -HS quan sát hình. -HS quan sát thao tác của GV sau đó nêu lại: + Hình thoi ABCD có hai đường chéo AC và BD. -HS kiểm tra và trả lời: hai đường chéo của hình thoi vuông góc với nhau. -HS kiểm tra và trả lời: Hai đường chéo của hình thoi cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường. + Hình có 2 cặp cạnh song song và bốn cạnh bằng nhau. + Hai đường chéo hình thoi vuông góc với nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường. *Nêu lại cách làm Kế hoạch bài dạy Mơn : Khoa học Tiết : 4 Tên bài dạy : CÁC NGUỒN NHIỆT I.MỤC TIÊU: - Kể tên và nêu được vai trò của một số nguồn nhiệt - Biết thực hiện được một số biện pháp an toàn, tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt . VD : Theo dõi khi đun nấu tắt bếp khi đun xong II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Hộp diêm, nến, bàn là, kính lúp ( nếu là trời nắng). - Giấy khổ to kẽ sẵn 2 cột như sau: Những rủi ro, nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng nguồn nhiệt Cách phòng tránh III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1.Ổn đinh 2.Kiểm tra bài cũ -Theo dõi nhận xét đánh giá cho điểm 3.Bài mới a.Giới thiệu bài: -Tự giới thiệu b.HD bài Hoạt động 1: CÁC NGUỒN NHIỆT VÀ VAI TRÒ CỦA CHÚNG Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi. -Yêu cầu: Quan sát tranh minh họa, dựa vào hiểu biết thực tế, trao đổi trả lời các câu hỏi sau: + Em biết những vật nào là nguồn tỏa nhiệt cho các vật xung quanh? + Em biết gì về vai trò của từng nguồn nhiệt ấy? -Gọi HS trình bày. GV ghi nhanh các nguồn nhiệt theo vai trò của chúng: đun nấu, sấy khô, sưởi ấm. + Các nguồn nhiệt thường dùng để làm gì? + Khi ga hay củi, than bị cháy hết thì còn nguồn nhiệt nữa không? -Kết luận: các nguồn nhiệt ø: Hoạt động 2 :CÁCH PHÒNG TRÁNH NHỮNG RỦI RO, NGUY HIỂM KHI SỬ DỤNG NGUỒN NHIỆT -GV hỏi: + Nhà em sử dụng những nguồn nhiệt nào? + Em còn biết những nguồn nhiệt nào khác? -Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm, mỗi nhóm gồm 4 HS. -Phát phiếu học tập và bút dạ cho từng nhóm. -Yêu cầu: Hãy ghi những rủi ro, nguy hiểm và cách phòng tránh rủi ro, nguy hiểm khi sử dụng các nguồn điện. -GV đi giúp đỡ các nhóm, nhắc nhỡ để đảm bảo HS nào cũng hoạt động. -Gọi HS báo cáo kết qủa làm việc. Các nhóm khác bổ sung. GV ghi nhanh 1 tờ phiếu để có 1 tờ phiếu đúng, nhiều cách phòng tránh. -Nhận xét, kết luận về phiếu đúng. Những rủi ro, nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng nguồn nhiệt Cách phòng tránh -Bị cảm nắng. -Đội mủ, đeo kính khi ra đường. Không nên chơi ở chỗ qúa nắng vào buổi trưa. -Bị bỏng do chơi đùa gần vật tỏa nhiệt: Bàn là, bếp than, bếp củi -Không nên chơi đùa gần:Bàn là, bếp điện đang sử dụng. -Bị bỏng do bê nồi, xoong, ấm ra khỏi nguồn nhiệt -Dùng lót tay khi bê nồi, xoong, ấm ra khỏi nguồn nhiệt -Cháy các đồ vật do để gần bếp than, bếp củi. -Không để các vật dễ cháy gần bếp than, bếp củi. -Cháy nồi xoong, thức ăn khi lửa để qúa to. -Để lửa vừa phải. -Hỏi: + Tại sao phải dùng lót tay để bê nồi xoong ra khỏi nguồn nhiệt? + Tại sao không nên vừa là quần áo vừa làm việc khác? -Nhận xét, khen ngợi những HS hiểu bài, nhớ các kiến thức đã học để giải thích 1 cách khoa học, chặt chẽ và lôgic. Hoạt động 3 :THỰC HIỆN TIẾT KIỆM KHI SỬ DỤNG NGUỒN NHIỆT -GV nêu hoạt động: Trong các nguồn nhiệt chỉ có mặt trời là nguồn nhiệt vô tận . Người ta có thể đun theo kiểu lò mặt trời. Còn các nguồn nhiệt khác đều bị cạn kiệt. Do vậy các em và gia đình đã làm gì để tiết kiệm nguồn nhiệt. Các em cùng trao đổi để mọi người học tập. -Gọi HS trình bày. -Nhận xét, khen ngợi những HS cùng gia đình đã biết tiết kiệm nguồn nhiệt. 4 .Củng cố : -Nêu yêu cầu.. 5. dặn dị : -Chuẩn bị bài sau: Nhiệt cần cho sự sống. . -Nhận xét tiết học -Trả bài 4 em -Lắng nghe. -2 HS ngồi cùng bàn quan sát, trao đổi, thảo luận để trả lời câu hỏi. -Tiếp nối nhau trình bày. + Mặt trời: giúp cho mọi sinh vật sưởi ấm, phơi khô thóc, lúa, ngô, quần áo, nước biển bốc hơi nhanh tạo thành muối, + Ngọn lửa của bếp ga, củi giúp cho chúng ta nấu chín thức ăn, đun sôi nước, + Lò sưởi điện làm cho không khí nóng lên vào mùa đông, giúp con người sưởi ấm,.. + Bàn là điện: giúp ta là khô quần áo, + Bóng đèn đang sáng: sưởi ấm gà, lợn vào mùa đông,.. + Các nguồn nhiệt dùng vào việc:đun nấu, sấy khô, sưởi ấm,.. + Khi ga hay củi, than bị cháy hết thì ngọc lửa sẽ tắt, ngọn lửa tắt không còn nguồn nhiệt nữa. -Lắng nghe + Nhà em sử dụng những nguồn nhiệt : ánh sáng mặt trời, bàn là, điện, bếp than, bếp ga, bếp củi, lò sưởi điện + Các nguồn nhiệt: Lò nung gạch, lò nung đồ gốm -4 HS ngồi 2 bàn trên dưới tạo thành 1 nhóm, trao đổi, thảo luận và ghi câu trả lời vào phiếu. -Đại diện của 2 nhóm lên dán tờ phiếu và đọc kết qủa thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung. -2 HS đọc lại phiếu. + Vì khi đang hoạt động, nguồn nhiệt tỏa ra xung quanh một nhiệt lượng rất lớn. Nhiệt đó truyền vào xoong, nồi làm bằng kim loại dẫn nhiệt rất tốt. Lót tay là vật cách nhiệt, nên khi dùng lót tay để bê nồi, xoong ra khỏi nguồn nhiệt sẽ tránh cho nguồn nhiệt truyền vào tay, tránh làm đổ nồi, xoong bị hỏng, hỏng đồ dùng. + Vì bàn là điện đang hoạt động, tuy không bốc lửa nhưng tỏa nhiệt rất mạnh. Nếu vừa là quần áo vừa làm việc khác rất dễ bị cháy quần áo, cháy những đồ vật xung quanh nơi là. -Lắng nghe. -Lắng nghe. -Tiếp nối nhau phát biểu. Các biện pháp để thực hiện tiết kiệm khi sử dụng nguồn nhiệt: + Tắt bếp điện khi không dùng. + Không để lửa qúa to khi đun bếp. + Đậy kín phích nước để giữ cho nước nóng lâu hơn. + Theo dõi khi đun nước, không để nước sôi cạn ấm. + Cời rỗng bếp khi đun để không khí lùa vào làm cho lửa cháy to, đều mà không cần thiết cho nhiều than hay củi. + Không đun thức ăn qúa lâu. + Không bật lò sưởi khi không cần thiết. - Nêu lại bài Kế hoạch bài dạy Mơn : Mĩ thuật Tiết :5 Tên bài dạy : Vẽ theo mẫu : VẼ CÂY I.MỤC TIÊU : -Hiểu hình dáng, màu sắc của một số loại cây quen thuộc. -Biết cách vẽ cây. -Vẽ được một cây đơn giản theo ý thích. II.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN : a.Giáo viên : -SGV , SGK -Sưu tầm ảnh một số loại cây có hình dạng đơn giản và đẹp -Tranh của hoạ sĩ -Hình gợi ý cách vẽ -Một số bài của HS các lớp trước b.Học sinh: -SGK. -Aûnh một số loại cây -Giấy vẽ hoặc vở thực hành -Bút chì , tẩy , com pa , thước kẻ , màu vẽ . III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC CHỦ YẾU Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1.Ổn đinh 2.Kiểm tra bài cũ -Theo dõi nhận xét đánh 3.Bài mới a.Giới thiệu bài: -Tự giới thiệu b .HD bài *Hoạt động 1 : Quan sát nhận xét -GV giới thiệu hình ảnh về cây gợi ý HS nhận xét : +Tên của cây +Các bộ phận chính của cây +Màu sắc của cây +Sự khác nhau của 1 vài loại cây -GV tóm tắt ý : + Cây khoai , cây rát có lá hình tim , cuống lá dài mọc từ gốc tỏa ra xung quah . +Cây cau , cây dừa , cậy cọ : có thân hình trụ thẳng , không có cành , lá hình răng cưa . +Cây chuối : lá dài và to , thận dạng hình trụ thẳng . +Cây bàng , cây xà cừ , cây lim , cây phượng thân có góc cạnh , có nhiều cành , tán lá rộng +Màu sắc của cây rất đẹp tùy thường thay đổi theo thời gian . *Hoạt động 2: Cách vẽ tranh -GV giới thiệu gợi ý HS cách vẽ ( có thể vẽ trực tiếp lên bảng ) hoặc cho HS quan sát hình 2 SGK để hướng dẫn HS cách vẽ cây +Vẽ dáng chung của cây : thân cây và vòm lá +Vẽ phác các nét sống cây , cành cây +Vẽ nét chi tiết của thân , cành , lá +Vẽ thêm hoa , quả , +Vẽ màu theo vật thật hoặc theo ý thích -GV : Có thể vẽ nhiều cây hoặc nhiều cây *Hoạt động 3: Thực hành -GV quan sát chung và gợi ý HS : Cách vẽ hình : vẽ hình chung , hình chi tiết cho rõ đặc điểm của cây +Vẽ thêm cây hoặc các hình ảnh khác cho bố cụ đẹp +Vẽ màu theo ý thích , có đập có nhạt -Trong khi HS vẽ , GV đến từng bàn để quan sát hướng dẫn bổ sung . 4 .Củng cố : -Nêu yêu cầu.. 5. dặn dị : -Chuẩn bị bài sau: Vẽ trang trí : Trang trí lọ hoa . . -Nhận xét tiết học -Mang ĐDHT để lên bàn cho GV kiểm tra. -HS lắng nghe. -HS quan sát. Nhận xét -Phát biểu ý liến -Cả lớp lắng nghe hướng dẫn GV . -HS thực hành vẽ trực tiếp theo mẫu cây ở xung quanh trường hoặc vẽ theo trí nhớ . -HS làm bài theo cảm nhận riêng -HS thực hiện. -Nêu lại bài Kế hoạch bài dạy THỨ NĂM Mơn : Luyện từ và câu Ngày soạn : 09-03-2010 TIẾT : 1 Ngày dạy : 11-03-2010 Tên bài dạy : CÁCH ĐẶT CÂU KHIẾN I.MỤC TIÊU: -HS nắm được cách đặt câu khiến.( ND ghi nhớ ). -Biết chuyển câu kể thành câu khiến ( BT1, mục III);bước đầu đặt được câu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp( BT2); biết đặt câu với từ cho trước( Hãy, đi, xin) theo cách đã học (BT3). II.CHUẨN BỊ: Bút màu đỏ, 3 băng giấy viết câu văn Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương bằng mực xanh viết trong khung khác nhau để HS làm BT1 (phần Nhận xét). Cách 1: Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương. Cách 2: Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương. Cách 3: nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương. 4 băng giấy, mỗi băng giấy viết 1 câu văn ở BT1 (phần Luyện tập). 3 tờ giấy khổ rộng – mỗi tờ viết 1 tình huống của BT2 (phần Luyện tập) 3 tờ giấy khổ rộng để HS làm BT3. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Ổn đinh 2.Kiểm tra bài cũ -Theo dõi nhận xét đánh giá cho điểm 3.Bài mới a.Giới thiệu bài: -Tự giới thiệu b.HD bài Hoạt động1: Hình thành khái niệm Bước 1: Hướng dẫn phần nhận xét GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập GV hướng dẫn HS biết cách chuyển câu kể thành câu khiến theo 4 cách đã nêu trong SGK. GV dán 3 băng giấy, phát bút màu mời 3 HS lên bảng chuyển câu kể thành câu khiến theo 3 cách khác nhau. Sau đó từng em đọc lại câu khiến với giọng điệu phù hợp. GV nhận xét. Lưu ý: Cách 4: GV mời 1, 2 HS đọc lại nguyên văn câu kể, sau đó chuyển câu kể đó thành câu khiến chỉ nhờ giọng điệu phù hợp với câu khiến. GV lưu ý HS: + Với những yêu cầu, đề nghị mạnh (có hãy, đừng, chớ ở đầu câu), cuối câu nên đặt dấu chấm than. Với những yêu cầu, đề nghị, nhẹ nhàng, cuối câu nên đặt dấu chấm. + Có thể dùng phối hợp các cách mà SGK đã gợi ý. Bước 2: Ghi nhớ kiến thức Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập Bài tập 1: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập GV: Các em cần viết nhiều câu khiến từ câu kể đã cho; có thể dùng phối hợp các cách mà SGK đã gợi ý. GV phát cho 4 HS – mỗi em 1 băng giấy viết 1 câu trong BT1. -GV nhận xét. GV mời 4 HS làm bài trên băng giấy lên bảng dán kết quả làm bài. Bài tập 2: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập GV nhắc HS: đặt câu đúng với từng tình huống giao tiếp, đối tượng giao tiếp. GV phát riêng 3 tờ giấy khổ rộng cho 3 HS làm bài. -GV nhận xét, khen ngợi những HS đặt câu đúng, nhiều câu, phù hợp với nghi thức xã giao. Bài tập 3, 4: Yêu cầu HS đọc đề bài. Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm tư. -GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 4 .Củng cố : -Nêu yêu cầu.. 5. dặn dị : -Chuẩn bị bài sau: Mở rộng vốn từ: Du lịch – Thám hiểm. -Nhận xét tiết học .. -Giữ trật tự. -4 em trả bài -Lắng nghe -HS đọc yêu cầu của bài. HS làm bài. -3 HS lên bảng chuyển câu kể thành câu khiến theo 3 cách khác nhau. Sau đó từng em đọc lại câu khiến với giọng điệu phù hợp. Cả lớp nhận xét. -Nghe. -HS đọc thầm phần ghi nhớ 3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK -HS đọc yêu cầu của bài tập HS làm việc cá nhân vào vở -4 HS làm bài trên băng giấy. HS tiếp nối nhau đọc kết quả – chuyển câu kể thành câu khiến. Cả lớp nhận xét. 4 HS làm bài trên băng giấy dán kết quả lên bảng. Cả lớp nhận xét, sửa bài theo lời giải đúng. -HS đọc yêu cầu của bài tập HS làm việc cá nhân vào vở -3 HS làm bài trên giấy. HS tiếp nối nhau đọc kết quả – chuyển câu kể thành câu khiến. Cả lớp nhận xét. 3 HS làm bài trên băng giấy dán kết quả lên bảng. Cả lớp nhận xét -HS đọc yêu cầu của bài tập HS làm việc theo nhóm tư. Đại diện nhóm trình bày. Cả lớp nhận xét, sửa bài theo lời giải đúng. - Nêu lại bài Kế hoạch bài dạy Mơn : Tập làm văn Tiết :2 Tên bài dạy : TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI I.MỤC TIÊU: Biết rút kinh nghiệm về bài văn miêu tả cây cối( đúng ý, bố cục rõ ràng , dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả); tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự HD của GV. II.CHUẨN BỊ: Một số tờ giấy ghi một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý cần chữa chung trước lớp. Phiếu học tập để HS thống kê các lỗi (chính tả, dùng từ, câu ) trong bài làm của mình theo từng loại & sửa lỗi (phiếu phát cho từng HS). Lỗi chính tả Lỗi dùng từ Lỗi Sửa lỗi Lỗi Sửa lỗi III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Ổn đinh 2.Kiểm tra bài cũ -Theo dõi nhận xét đánh giá 3.Bài mới a.Giới thiệu bài: -Tự giới thiệu b. Hướng dẫn HS chữa bài Hướng dẫn HS sửa lỗi GV phát phiếu cho từng HS làm việc. Nhiệm vụ: Đọc lời nhận xét của GV. Đọc những chỗ GV chỉ lỗi trong bài. Viết vào phiếu học tập các lỗi trong bài làm theo từng loại & sửa lỗi. Yêu cầu HS đổi bài làm, đổi phiếu cho bạn bên cạnh để soát lỗi còn sót, soát lại việc sửa lỗi GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc. Hướng dẫn HS chữa lỗi chung GV dán lên bảng một số tờ giấy viết một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý GV chữa lại cho đúng bằng phấn màu (nếu sai). Hoạt động 3: Hướng dẫn học tập những đoạn văn, bài văn hay GV đọc những đoạn văn, bài văn hay của một số HS trong lớp (hoặc ngoài lớp sưu tầm được) 4 .Củng cố : -Nêu yêu cầu.. 5. dặn dị : -Chuẩn bị bài sau: Ôn tập . -Nhận xét tiết học HS đọc lại các đề bài kiểm tra -Lắng nghe -HS đọc thầm lại bài viết của mình, đọc kĩ lời phê của cô giáo, tự sửa lỗi. -HS viết vào phiếu học tập các lỗi trong bài làm theo từng loại & sửa lỗi. -HS đổi bài trong nhóm, kiểm tra bạn sửa lỗi. Một số HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên nháp. HS trao đổi về bài chữa trên bảng. HS chép lại bài chữa vào vở. -HS nghe, trao đổi, thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn từ đó rút kinh nghiệm cho mình. Mỗi HS chọn 1 đoạn trong bài làm của mình, viết lại theo cách hay hơn. - Nêu lại bài Kế hoạch bài dạy Mơn : Toán Tiết :3 Tên bài dạy : DIỆN TÍCH HÌNH THOI I.MỤC TIÊU: -Biết cách tính diện tích hình thoi. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: GV chuẩn bị: bảng phụ, miếng bìa cắt thành hình thoi ABCD như phần bài học của SGK, kéo. Giấy kẻ ô li, kéo, thước kẻ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1.Ổn đinh 2.Kiểm tra bài cũ -Theo dõi nhận xét đánh giá 3.Bài mới a.Giới thiệu bài: -Tự giới thiệu b. Hướng dẫn lập công thức tính diện tích hình thoi -GV đưa ra miếng bìa hình thoi đã chuẩn bị. Sau đó nêu: hình thoi ABCD có AC = m, BD = n. Tính diện tích của hình thoi -GV nêu: hãy tìm cách cắt hình thoi thành 4 hình tam giác bằng nhau, sau đó ghép lại
Tài liệu đính kèm: