Giáo án Tổng hợp môn lớp 1 - Tuần thứ 18 (chi tiết)

 PPCT: 18 ĐẠO ĐỨC

THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI HK I

I . MỤC TIÊU :

- Hệ thống lại các kiến thức đạo đức đã học.

- Nhận biết, phân biệt được những hành vi đạo đức đúng và những hành vi đạo đức sai

- Vận dụng tốt vào thực tế đời sống.

II. PHƯƠNG TIỆN:

- GV: Sách BTĐĐ 1. Hệ thống câu hỏi

- HS: Sách BTĐĐ 1.

 

doc 14 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 605Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 1 - Tuần thứ 18 (chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI HK I
I . MỤC TIÊU :
- Hệ thống lại các kiến thức đạo đức đã học.
- Nhận biết, phân biệt được những hành vi đạo đức đúng và những hành vi đạo đức sai 
- Vận dụng tốt vào thực tế đời sống.
II. PHƯƠNG TIỆN:
- GV: Sách BTĐĐ 1. Hệ thống câu hỏi
- HS: Sách BTĐĐ 1.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ:
Khi ra vào lớp em phải thực hiện điều gì ?
Trong giờ học , khi nghe giảng em cần phải làm gì ?
- Nhận xét bài cũ . 
3. Các hoạt động D-H bài mới:
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
Hoạt động 1 : Ôn tập .
Mt : Hệ thống các kiến thức ĐĐ đã học : 
+ Các em đã học được những bài ĐĐ gì ?
- Giáo viên tổ chức cho hs chơi hái hoa dân chủ để trả lời những nội dung đã học 
+ Khi đi học hay đi đâu chơi em cần ăn mặc như thế nào ?
+ Mặc gọn gàng sạch sẽ thể hiện điều gì ?
+ Sách vở đồ dùng học tập giúp em điều gì ?
+ Để giữ sách vở, đồ dùng học tập bền đẹp, em nên làm gì ? 
+ Được sống với bố mẹ trong một gia đình em cảm thấy thế nào ?
+ Em phải có bổn phận như thế nào đối với bố mẹ, anh chị em ?
+ Em có tình cảm như thế nào đối với những trẻ em mồ côi, không có mái ấm gia đình.
+ Để đi học đúng giờ em cần phải làm gì ?
+ Đi học đều, đúng giờ có lợi gì ?
+ Trong giờ học em cần nhớ điều gì ?
+ Khi chào cờ em cần nhớ điều gì ?
+ Nghiêm trang khi chào cờ thể hiện điều 
gì ?
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm 
Mt : Học sinh quan sát tranh , phân biệt đúng sai .
- Giáo viên giao cho mỗi tổ một tranh để học sinh quan sát, thảo luận nêu được hành vi đúng sai .
- Giáo viên hướng dẫn thảo luận, bổ sung ý kiến cho các bạn lên trình bày 
- Cho Học sinh đọc lại các câu thơ dưới mỗi bài học trong vở BTĐĐ. 
4. Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh tích cực hoạt động. 
- Dặn học sinh về xem lại các bài đã học. CBTS.
- Học sinh lập lại tên bài học 
Hs sẽ lần lượt hái hoa để trả lời.
- Mặc gọn gàng , sạch sẽ .
- Thể hiện sự văn minh , lịch sự của người học sinh .
- Giúp em học tập tốt .
- Học xong cất giữ ngăn nắp, gọn gàng, không bỏ bừa bãi, không vẽ bậy, xé rách sách vở .
- Em cảm thấy rất sung sướng và hạnh phúc 
- Lễ phép, vâng lời bố mẹ anh chị, nhường nhịn em nhỏ .
- Chia sẻ, thông cảm hoàn cảnh cơ cực của bạn.
- Không thức khuya, chuẩn bị bài vở, quần áo cho ngày mai trước khi đi ngủ.
- Được nghe giảng từ đầu và học tập tốt hơn.
- Cần nghiêm túc, lắng nghe cô giảng, không làm việc riêng, không nói chuyện.
- Nghiêm trang, mắt nhìn thẳng lá quốc kỳ.
- Để bày tỏ lòng tôn kính quốc kỳ, thể hiện tình yêu đối với Tổ quốc VN.
Học sinh thảo luận theo tổ 
Đại diện tổ lên trình bày.
Lớp bổ sung ý kiến.
- HS lắng nghe 
 PPCT: 69	 TOÁN
ĐIỂM – ĐOẠN THẲNG
I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết được điểm, đoạn thẳng; đọc tên điểm, đoạn thẳng; kẻ được đoạn thẳng.
- HS làm các bài tập: 1, 2, 3.
- HS khuyết tật làm bài 1
II. PHƯƠNG TIỆN:
 - GV: thước
 - HS: Bút chì, thước kẻ.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp: HS hát
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Nhận xét bài kiểm tra cuối học kì I
 3. Các hoạt động chủ yếu DH bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò 
Giới thiệu bài
HOẠTĐỘNG I: Điểm và đoạn thẳng 
MT: HS nhận biết được điểm, đoạn thẳng
+Bước 1: Giới thiệu điểm và đoạn thẳng:
 Dùng phấn màu chấm lên bảng và hỏi HS: 
 Đây là cái gì?
 Đó chính là điểm. . A
Viết tiếp chữ A và nói: Điểm này cô đặt tên là A.
 Gọi HS lên viết điểm B 
 . B 
 Nối điểm A với điểm B ta có đoạn thẳng AB. 
 GV nhấn mạnh: Cứ nối 2 điểm lại ta được một đoạn thẳng.
+ Bước 2: Giới thiệu cách vẽ đoạn thẳng.
 - Dùng bút chấm 1 điểm rồi chấm 1 điểm nữa vào tờ giấy. Đặt tên cho từng điểm (VD điểm thứ I là A, điểm điểmthứ II là B)
 -Đặt mép thước qua 2 điểm vừa vẽ, dùng tay trái giữ thước cố định, tay phải cầm bút tựa vào mép thước cho đầu bút di nhẹ trên mặt giấy từ điểm nọ đến điểm kia, (VD từ điểm A đến điểm B).
 Lưu ý: Kẻ từ trái sang phải.
 -Nhấc bút lên trước rồi nhấc nhẹ thước ra, ta có 1 đoạn thẳng AB.
 Gọi HS:
 * Chơi giữa tiết
HOẠT ĐỘNG II: Thực hành 
MT: HS đọc tên điểm, đoạn thẳng; kẻ được đoạn thẳng
+Bài 1: HD HS nêu yêu cầu bài
 Lưu ý cách đọc cho HS 
 Chữa bài:
 Nhận xét và cho điểm.
 +Bài 2: HD HS đọc yêu cầu bài
 Lưu ý vẽ sao cho thẳng, không chệch các điểm.
Chấm bài nhận xét, sửa bài ở bảng lớp
+Bài 3: Hướng dẫn HS nêu yêu cầu
Nhận xét, sửa bài
 4.Củng cố, dặn dò: 
- Hỏi lại tựa
- Về xem lại bài. Chuẩn bị bài sau
- Nhận xét tiết học
Đây là một dấu chấm.
Đọc :điểm A
Viết: . B
Đọc: điểm B
Đọc: đoạn thẳng AB
-1-2 em lên bảng vẽ đoạn thẳng và đọc tên đoạn thẳng đó lên.
HS dưới lớp vẽ ra giấy nháp (bảng con)
1HS đọc yêu cầu bài .
HS đọc tên các điểm và các đoạn thẳng.
HS khác nhận xét.
- HS đọc yêu cầu.
HS làm bài vào vở 
1 HS làm trên bàng lớp
- HS đọc yêu cầu bài.
Cả lớp làm bài vào bảng con
1 HS làm trên bảng lớp
1 HS nêu
HS lắng nghe
**************************************************
Thứ ba ngày 25 tháng 12 năm 2012
PPCT: 70	 TOÁN
ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG
I. MỤC TIÊU:
- Có biểu tượng về ‘’dài hơn’’, ‘’ngắn hơn’’; có biểu tượng về độ dài đoạn thẳng; biết so sánh độ dài 2 đoạn thẳng bằng trưc tiếp hoặc gián tiếp.
- HS làm bài 1, 2, 3.
- HS khuyết tật làm bài 1
II. PHƯƠNG TIỆN:
 - GV: Một vài cái bút (thước hoặc que tính) dài ngắn, màu sắc khác nhau.
 - HS: Bút chì, thước kẻ.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp: HS hát
 2. Kiểm tra bài cũ: 
- Bài cũ hôm trước học bài gì? -1HS trả lời: “Điểm, đoạn thẳng”
- GV gọi 2 HS lên bảng vẽ 2 đoạn thẳng và đọc tên đoạn thẳng của mình vừa vẽ
- 2 HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng lớp.
- GV nhận xét ghi điểm.
 3. Các hoạt động chủ yếu DH bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG I: Dạy biểu tượng dài hơn, ngắn hơn” và so sánh trực tiếp độ dài hai đoạn thẳng.
MT: Có biểu tượng dài hơn, ngắn hơn và biết so sánh độ dài hai đoạn thẳng.
GV giơ 2 thước kẻ dài ngắn khác nhau và hỏi: ”Làm thế nào để biết cái nào dài hơn, cái nào ngắn hơn?”
GV gợi ý HS biết so sánh trực tiếp bằng cách chập hai chiếc thước sao cho chúng có 1 đầu bằng nhau, rồi nhìn đầu kia thì biết chiếc nào dài hơn, chiếc nào ngắn hơn.
GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ SGK:
“Thước nào dài hơn, thước nào ngắn hơn?”.” Đoạn thẳng nào dài hơn , đoạn thẳng nào ngắn hơn ?”
KL: Từ các biểu tượng về “dài hơn và ngắn hơn” nói trên HS nhận ra rằng: “Mỗi đoạn thẳng có độ dài nhất định”.
+ So sánh gián tiếp độ dài 2 đoạn thẳng qua độ dài trung gian.
Đoạn thẳng AB, CD đoạn thẳng nào dài hơn đoạn thẳng nào ngắn hơn?
GV nhận xét: Có thể so sánh độ dài 2 đoạn thẳng bằng cách so sánh số ô vuông dặt vào mỗi đoạn thẳng đó.
HOẠT ĐỘNG II: Hướng dẫn HS làm các BT 
+Mục tiêu: Biết so sánh độ dài tuỳ ý bằng 2 cách. 
Bài 1: HS trả lời miệng.
a. Đoạn thẳng nào dài hơn, đoạn thẳng nào ngắn hơn?
b.c. d. (Hỏi tương tự như trên)
 Nhận xét và ghi điểm.
 +Bài 2: Làm vào vở.
GV HD:
 GV cho HS nhận xét xem, trong các đoạn thẳng của bài 2, đoạn thẳng nào dài nhất đoạn thẳng nào ngắn nhất.
- Nhận xét, sửa bài.
+Bài 3: GV nêu nhiệm vụ bài tập:“Tô màu vào băng giấy ngắn nhất “:
HD HS làm theo nhóm (4 nhóm)
Nhận xét, tuyên dương nhóm làm đúng
4. Củng cố, dặn dò: 
Hỏi lại tựa. Nhận xét tiết học
Xem lại các bài tập vừa làm được. CBBS
2 HS nhắc lại tựa bài
HS quan sát GV so sánh.
1HS lên bảng so sánh 2 que tính có màu sắc và độ dài khác nhau. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
HS quan sát hình vẽ SGK và trả lời câu hỏi của GV
HS xem hình vẽ SGK và nói :” Có thể so sánh độ dài đoạn thẳng với độ dài 1 gang tay”. HS quan sát tiếp hình vẽ sau và trả lời câu hỏi của GV
HS nghỉ giải lao 5 phút
HS nêu yêu cầu bài 1
a.Trả lời:” Đoạn thẳng AB dài hơn đoạn thẳng CD. Đoạn thẳng CD ngắn hơn đoạn thẳng AB”.
b. c. d. (Tương tự như trên).
Đếm số ô vuông đặt vào mỗi đoạn thăng rồi ghi số thích hợp vào mỗi đoạn tương ứng.
HS thực hành so sánh : “ Trong các đoạn thẳng của bài 2 đoạn thẳng dài 6 ô dài nhất, đoạn thẳng dài 1 ô ngắn nhất.”
+ Đếm số ô vuông có trong mỗi băng giấy rồi ghi số đếm được vào băng giấy tương ứng. 
+ So sánh các số vừa ghi để xác định băng giấy ngắn nhất.
+ Tô màu vào băng giấy ngắn nhất
HS tự làm bài và chữa bài.
- HS lắng nghe
 PPCT: 18 ÂM NHẠC
TẬP BIỂU DIỄN CÁC BÀI HÁT ĐÃ HỌC
(GV chuyên)
***********************************************
Thứ tư ngày 26 tháng12 năm 2012
PPCT: 71 	 TOÁN
THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI
I. MỤC TIÊU:
- Biết đo độ dài bằng gang tay, sải tay, bước chân; thực hành đo chiều dài bảng lớp học, bàn học, lớp học.
- HS thực hành đo bằng que tính, gang tay, bước chân
- HS khuyết tật thực hành đo theo sự chỉ dẫn của cô và các bạn. 
II. PHƯƠNG TIỆN:
 - GV: thước, que tính
 - HS: Bút chì, thước kẻ, que tính.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp: HS hát
 2. Kiểm tra bài cũ :
Bài cũ hôm trước học bài gì? 1HS trả lời: “Độ dài đoạn thẳng”
 - Muốn so sánh độ dài 2 vật ta có thể đo bằng cách nào? (1 - 2 HS trả lời : Đo trực tiếp hoặc gián tiếp qua vật đo trung gian : gang tay, ô vuông)
 - Gọi 1 - 2 HS lên bảng so sánh 2 thước kẻ có màu sắc, khác nhau.
 - GV nhận xét ghi điểm. Nhận xét KTBC:
 3. Các hoạt động chủ yếu DH bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò 
Giới thiệu bài 
HOẠT ĐỘNG I: GV HD HS cách đo độ dài bằng “gang tay”, “ bước chân”, “que tính”
MT: Biết đo độ dài bằng gang tay, sải tay, bước chân.
1. Giới thiệu độ dài “ gang tay”
Gang tay là khoảng cách tính từ đầu ngón tay cái đến đầu ngón tay giữa.
2. Hướng dẫn cách đo độ dài bằng “ gang tay”
GV vừa nói vừa làm mẫu: Đo đọ dài một cạnh bảng 
VD: cạnh bảng dài  gang tay của cô.
3. Hướng dẫn cách đo độ dài bằng” bước chân”.
GV nói: “hãy đo độ dài từ cửa vào phía cửa sổ đối diện bằng bước chân”.
Sau đó làm mẫu:
Chú ý: Bước các “bước chân” vừa phải, thoải mái không cần gắn sức. Có thể vừa bước chân vừa đếm ( không cần chụm 2 chân trước khi bước các bước tiếp theo).
KL: Mỗi người có độ dài bước chân khác nhau. Đơn vị đo bằng gang tay, bằng bước chân, sải tay  là các đơn vị đo ”chưa chuẩn’’. Nghĩa là không thể đo chính xác độ dài của một vật.
Chơi giữa giờ
HOẠT ĐỘNG II: Hướng dẫn HS làm các BT ở SGK:
+Mục tiêu: Biết đo độ dài bằng “gang tay”, bằng “bước chân”, bằng “que tính’’ 
* Bài 1: HS đo độ dài bằng “gang tay”
Đo đọ dài mỗi đoạn thăng bằng gang tay, rồi điền số tương ứng vào đoạn thẳng đó hoặc nêu kết quả, chẳng hạn: 8 gang tay.
 Nhận xét và cho điểm.
 +Bài 2: HS đo độ dài bằng “bước chân”.
Đo độ dài từ bảng đến cuối lớp học bằng bước chân, rồi nêu kết quả đo.
GV nhận xét cho điểm.
Bài 3: HS đo độ dài bằng” que tính”.
GV HD: Thực hành đo độ dài bàn, bảng, bằng que tính rồi nêu kết quả đo.
-Kiểm tra và nhận xét.
+ Nếu còn thời gian có thể giới thiệu đơn vị đo là “sải tay” rồi cho HS thực hành đo độ dài bằng sải tay.
4. Củng cố, dặn dò: 
Về chúng ta thực hành đo độ dài của ngôi nhà, bàn học của mình, 
Chuẩn bị bài mới:” Một chục. Tia số
Nhận xét tiết học
2 HS nhắc lại đề bài:” Thực hành đo độ dài “
HS giơ tay lên để xác định độ dài “gang tay “ của mình.
HS quan sát.
HS thực hành đo độ dài cạnh bàn của mình bằng”gang tay”. HS đọc kết quả em vừa đo.
1 - 2 HS lên bảng đo độ dài từ cửa vào phía cửa sổ đối diện bằng bước chân. Rồi đọc kết quả em đo được. 
HS nghỉ giải lao 5 phút
1HS nêu yêu cầu bài 1: Đo độ dài bằng gang tay.
HS tự đo rồi đọc kết quả vừa đo.
HS nêu yêu cầu bài 2: Đo độ dài bằng bước chân
HS tự đo rồi đọc kết quả vừa đo.
Nêu yêu cầu bài 3: Đo độ dài bằng que tính
HS tự đo rồi đọc kết quả vừa đo.
- HS lắng nghe để về thực hiện
 PPCT: 18	 THỦ CÔNG
GẤP CÁI VÍ (T2)
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách gấp cái ví bằng giấy.
- Gấp được cái ví bằng giấy. Ví có thể chưa cân đối. Các nếp gấp tương đối phẳng,thẳng.
- Với HS khéo tay: Gấp được cái ví bằng giấy. Các nếp gấp phẳng, thẳng. Làm thêm được quai xách và trang trí cho ví.
II. PHƯƠNG TIỆN:
- GV: Ví mẫu, một tờ giấy màu hình chữ nhật.
- HS: Giấy màu, giấy nháp, 1 vở thủ công.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp: HS hát
 2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh, nhận xét. Học sinh đặt đồ dùng học tập lên bàn.
 3. Các hoạt động chủ yếu DH bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò 
Ÿ Hoạt động 1 :Giới thiệu bài học – Ghi đề bài.
 MT: Học sinh nhớ và nhắc lại quy trình gấp cái ví ở tiết 1.
 - Giáo viên nhắc lại quy trình gấp cái ví ở tiết 1.
 Ø Bước 1: Lấy đường dấu giữa.
 Ø Bước 2: Gấp 2 mép ví.
 Ø Bước 3: Gấp túi ví.
Ÿ Hoạt động 2 : Thực hành hoàn thành sản phẩm 
 MT: Học sinh thực hiện gấp cái ví và dán vào vở. Giáo viên cho học sinh thực hành, quan sát, hướng dẫn thêm cho những em còn lúng túng.
 - Đánh giá sản phẩm. Tuyên dương những bạn có sản phẩm đẹp.
4. Củng cố – Dặn dò:
 - Nhận xét về tinh thần, thái độ học tập và việc chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh.
 - Chuẩn bị vật liệu cho tiết sau.
 Học sinh lắng nghe và nhắc lại 3 bước gấp cái ví.
- HS thực hành gấp cái ví, có thể làm thêm quai xách và trang trí cho ví.
- HS lắng nghe
 ***********************************************************
 Thứ năm ngày 27 tháng 12 năm 2012
 PPCT: 72 TOÁN
 MỘT CHỤC – TIA SỐ
I. MỤC TIÊU:
- HS nhận biết ban đầu về 1 chục; biết quan hệ giữa 1 chục và đơn vị: 1 chục = 10 đơn vị; biết đọc và viết số trên tia số.
- HS làm các bài tập: 1, 2, 3.
- HS khuyết tật làm bài 3
II. PHƯƠNG TIỆN:
- GV: bó chục que tính, SGK 
- HS: SGK, vở Toán, bó chục que tính.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp: HS hát
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Bài cũ hôm trước học bài gì? -1HS trả lời: “Thực hành đo độ dài ”
 - Nêu đơn vị đo “chưa chuẩn” mà em đã học. (1HS trả lời)
 - Gọi 1-2 HS lên bảng đo độ dài cạnh bảng đen bằng gang tay. Đo độ dài từ cửa lớp vào cửa sổ bàn gv bằng bước chân. 
 - 2 HS thực hành đo. GV nhận xét ghi điểm.
 3. Các hoạt động chủ yếu DH bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò 
Giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG I: Giới thiệu “một chục, tia số”.
MT: Nhận biết ban đầu về 1 chục
1. Giới thiệu “ Một chục”.
GV HD xem tranh và trả lời câu hỏi:“Trên cây có bao nhiêu quả cam?” 
 GV nêu: 10 quả còn gọi là 1 chục quả.
HD HS:
-GV hỏi :10 que tính còn gọi là mấy chục que tính?
 GV nêu lai câu trả lời đúng của HS.
-GV hỏi : 10 đơn vị còn gọi là mấy chục ?
 Ghi:10 dơn vị = 1 chục
 1 chục bằng bao nhiêu đơn vị?
 KL: 10 đơn vị = 1chục
 1 chục = 10 đơn vị	 
2. Giới thiệu “ Tia số”.
GV vẽ tia số rồi giới thiệu:
Đây là tia số. Trên tia số có điểm gốc là 0 (được ghi số 0). Các điểm (vạch) cách đều nhau được ghi số: mỗi điểm (mỗi vạch) ghi một số, theo thứ tự tăng dần. ( 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10)
Có thể dùng tia số để minh hoạ việc so sánh các số: Số ở bên trái thì bé hơn các số ở bên phải nó; số ở bên phải lớn hơn các số ở bên trái nó.
 Chơi giữa tiết
HOẠT ĐỘNG II: Bài 1, 2
+Mục tiêu: Nhận biết 1 chục
* Bài 1: Vẽ thêm cho đủ một chục chấm tròn
HD mẫu hình thứ nhất: có 9 chấm tròn, vẽ thêm 1 chấm tròn nữa là đủ 10 chấm tròn
Nhận xét và cho điểm.
 * Bài 2: Khoanh vào 1 chục con vật (theo mẫu)
HD HS đếm 10 con vật ở mỗi hình rồi vẽ khoanh vào 10 con vật đó. (Có thể lấy 10 con vật nào để vẽ bao quanh cũng được). 
GV nhận xét ghi điểm.
HOẠT ĐỘNG 3: Bài 3: Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số
GV HD: Viết các số vào dưới mỗi vạch theo thứ tự tăng dần. 
-Chấm bài, nhận xét.
 4. Củng cố, dặn dò: 
- YC hs lấy ra 1 chục que tính
- 10 que tính hay còn gọi là bao nhiêu que tính ?
NXTH. Về xem lại các bài tập. CBBS
2HS nhắc lại đề bài:” Một chục.Tia số”
HS xem tranh, đếm số quả trên cây và nói số lượng quả: “Có mười quả cam.”
HS đếm số que tính trong một bó que tính: “10 que tính”.
10 que tính còn gọi là 1 chục que tính.
- HS trả lời
“1 chục bằng 10 đơn vị”.
HS nhắc lại: 10 đơn vị = 1chục
 1 chục = 10 đơn vị
- Hs quan sát, lắng nghe
HS nghỉ giải lao 
- 1HS nêu yêu cầu bài 1
HS nghe
Vẽ thêm cho đủ 1 chục chấm tròn ở các hình 2, 3, 4, 5
- 1HS nêu yêu cầu bài 2
HS đếm lấy 1 chục con vật ở mỗi hình rồi vẽ khoanh vào 1 chục con vật đó.
1HS nêu yêu cầu bài 3
HS tự làm bài vào vở
Chữa bài: Đọc kết quả vừa làm được.
HS cả lớp thực hiện
HS trả lời
 PPCT: 18 MĨ THUẬT
 VẼ TIẾP HÌNH VÀ VẼ MÀU VÀO HÌNH VUÔNG
 I.MỤC TIÊU:
 - Nhận biết được một vài cách trang trí hình vuông đơn giản . 
 - Biết cách vẽ tiếp họa tiết vào hình vuông, và vẽ được họa tiết và vẽ theo ý thích.
 * HS khá, giỏi: Biết cách vẽ họa tiết, vẽ màu vào các họa tiết hình vuông.Hình vẽ cân đối, tô màu đều, gọn trong hình.
 - GD BVMT: GD các em yêu quý cảnh đẹp và có ý thức giữ gìn cảnh quan. Biết tham gia các hoạt động làm sạch đẹp cảnh quan môi trường.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: 
2. Học sinh:
 - Vở tập vẽ 1
 - Màu vẽ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra đổ dùng của học sinh
Nhận xét, tuyên dương
3. Dạy học bài mới
a. Giới thiệu cách trang trí hình vuông đơn giản:
- GV giới thiệu một số bài trang trí hình vuông để HS thấy được:
+ Vẻ đẹp của những hình vuông trang trí.
+ Có nhiều cách vẽ hình và màu khác nhau ở hình vuông.
- Cho HS nhận ra sự khác nhau của.
+ Cách trang trí ở h.1 và h.2
+ Cách trang trí ở h.3 và h.4
- GV nhắc HS:
+ Các hình giống nhau thì vẽ bằng nhau
+ Có thể vẽ màu như hình 1, 2 hoặc như h.3, h.4.
b. Hướng dẫn HS cách vẽ màu: 
- GV nêu yêu cầu bài tập:
+ Vẽ hình: Vẽ tiếp các cánh hoa còn lại ở h.5
+ Vẽ màu: Tìm chọn 2 màu để vẽ
- Màu của bốn cánh hoa
- Màu nền
*Yêu cầu: 
+ Nên vẽ cùng 1 màu ở bốn cánh hoa 
+ Vẽ màu cho đều, không ra ngoài hình vẽ
3.Thực hành:
- Cho HS thực hành
- GV theo dõi và giúp HS:
- Chú ý cách cầm bút, cách đưa nét (bút dạ, sáp màu)
4. Nhận xét, đánh giá:
- GV cùng HS nhận xét về:
+ Cách vẽ hình (cân đối)
+ Về màu sắc (đều, tươi sáng).
GD các em yêu quý cảnh đẹp và có ý thức giữ gìn cảnh quan. Biết tham gia các hoạt động làm sạch đẹp cảnh quan môi trường.
5.Dặn dò: HS về xem lại bài, xem trước bài tiếp theo
HS hát
+ HS chú ý quan sát.
+ HS theo dõi cách vẽ màu.
+ HS thực hành vẽ vào vở
Vẽ các cánh hoa sao cho đều
Vẽ theo nét chấm
Vẽ theo đường trục
+ Tô màu: các cánh hoa tô cùng một màu
Màu nền: có thể tô 1 hay 2 màu
+ HS nhận xét bài của bạn.
HS lắng nghe
************************************************
Thứ sáu ngày 28 tháng 12 năm 2012
	 PPCT: 18	 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
	 CUỘC SỐNG XUNG QUANH (T1)
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được một số nét về cảnh quan thiên nhiên và công việc của người dân nơi HS ở.
- GDBVMT: Hiểu biết về cảnh quan thiên nhiên và xã hội xung quanh.
- GDKNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát về cảnh vật và hoạt động sinh sống của người dân ở địa phương.
II. PHƯƠNG TIỆN:
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp: HS hát
 2. Kiểm tra bài cũ :
 - Để lớp học sạch đẹp em phải làm gì? 
 (Không vẽ bậy lên tường, Không vứt rác bừa bãi)	
 - Lớp học sạch, đẹp có lợi gì? (Đảm bảo sức khỏe để em học tốt hơn)	
 - Nhận xét bài cũ. 
3. Các hoạt động chủ yếu DH bài mới:
Hoạt Động của GV
Hoạt Động của HS
Giới thiệu bài mới: Cuộc sống xung quanh
- Trong tiết học này và tiết học sau chúng ta cùng tìm hiểu “Cuộc sống xung quang của chúng ta”
* Hoạt động 1: Giới thiệu tên xã hiện các em đang sống
Mục tiêu: HS biết được tên xã của mình đang sống.
GV nêu một số câu hỏi
 - Tên xã các em đang sống?
 - Xã các em sống em biết được tên những ấp nào?
 - Xã các em đang sống có các ấp: Chàng Hai, Việt Quang, Việt Tân, Bù Tam, Bồn Xăng...
* Hoạt động 2: Tham quan hoạt động sinh sống của nhân dân khu vực xung quang trường. 
MT: HS tập quan sát thực tế đường sá, nhà ở, cửa hàng, các cơ quan, chợ, các cơ sở sản xuất ở khu vực quanh trường.
Bước 1: GV chia lớp thành 3 nhóm
+ GV giao nhiệm vụ quan sát:
- Nhóm 1: Nhận xét về quang cảnh trên đường (Người qua lại đông hay vắng, họ đi bằng phương tiện gì ?
- Nhóm 2: Nhận xét về quang cảnh hai bên đường: Có nhà cửa, cửa hàng, các cơ quan, chợ, các cơ sở sản xuất, cây cối, ruộng vườn  hay không ? 
- Nhóm 3: Người dân ở địa phương làm công việc gì là chủ yếu ?
+ GV phổ biến nội quy khi tham quan:
- Yêu cầu HS phải đảm bảo hàng ngũ, không được đi lại tự do.
- Phải trật tự nghe theo hướng dẫn của GV.
Bước 2: Đưa HS đi tham quan
Cho HS xếp thành 3 hàng (theo 3 nhóm) quan sát trước sân trường.
Bước 3: Đưa HS về lớp.
4. Củng cố – Dặn dò
 - Vừa rồi các con học bài gì?
 - Xã em tên gì?
 - Muốn cho cuộc sống xung quang em tươi đẹp em phải làm gì?
 - Về các em nhớ lại những gì mình đã quan sát được để tiết sau chúng ta học.
- Nhận xét tiết học.
HS nhắc lại tựa
- Xã Lộc Quang
- Ấp Chàng Hai, Việt Quang, Việt Tân, Bù Tam, Bồn Xăng
* KNS: KN tìm kiếm và xừ lí thông tin
 PP/KT: Quan sát hiện trường	
- Lớp chia thành 3 nhóm chuẩn bị quan sát
- Lắng nghe nhiệm vụ của nhóm mình
- Chú ý lắng nghe để thực hiện tốt.
- HS quan sát và nói với nhau về những gì các em trông thấy
- HS trả lời
- xã Lộc Quang
- Không vứt rác bừa bãi trên đường, trường học,  chăm sóc và bảo vệ cây xanh
 PPCT: 18	 THỂ DỤC
SƠ KẾT HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU.	
 - Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. ĐỊA ĐIỂM _ PHƯƠNG TIỆN .
 Sân tập sạch sẽ đảm bảo cho tập luyện.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP _ TỔ CHỨC
A.PHẦN MỞ ĐẦU
1. Nhận lớp :Ổn định lớp kiểm tra sĩ số trang phục kiến tập.
2. Phổ biến nội dung và yêu cầu.
_ Giáo viên phổ biến ngắn gọn nội dung yêu cầu.
Trò chơi “Diệt các con vật có hại”
GV hướng dẫn lại cách chơi
B.PHẦN CƠ BẢN
1.Khởi động
_ Kđc; xoay các khớp.
_ Kđcm: trò chơi vận động do G/v chọn.
2. Kiểm tra bài cũ 
_ Kiểm tra tư thế đứng đưa 1 chân ra sau, hai tay giơ cao thẳng hướng
Nhận xét
3. Học bài mới
* Hoạt động 1.
- Trò chơi** Nhảy ô tiếp sức **
- Giáo viên phổ biến cách chơi,luật chơi và 
 tổ chức cho học sinh chơi .
C. PHẦN KẾT THÚC .
1. Thả lỏng _ củng cố
_ Giao viên cùng học sinh hệ thống lại bài và cùng học sinh thả lỏng cơ thể.
2.Nhận xét _ dặn dò 
_ Giáo viên đánh giá tiết học , giao bài tập về nhà.
_ Xuống Lớp.
ĐH * * * * *
* * * * *
* * * * *
Δ
ĐH * *
* * 
	 *	 Δ *
 * *
 * * 
ĐH
 * * * * * *
* * * * * * 
 * * * * * *
ĐH: 
 Xxxxxxxxxxx /. => 
 Xxxxxxxxxxx /.=>
 g/v
 * * * * * * 
* * * * * * 
 * * * * * *

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 18 My Ha.doc