Giáo án Tổng hợp môn lớp 1 - Tuần số 22 - Trường Tiểu học Cần Kiệm

TUẦN 22

Thứ hai ngày 4 tháng 2 năm 2013

HỌC VẦN

BÀI 90: ÔN TẬP

I.MỤC TIÊU

- Học sinh đọc được các vần, từ , câu ứng dụng, đã học từ bài 84 đến bài 89.

- Viết được các vần, từ ngữ ứng dụng: Cá mè .là đẹp.

- Nghe hiểu được nội dung câu chuyện: Ngỗng và Tép

- HS khá, giỏi kể được 2 - 3 đoạn truyện theo tranh.

 II. ĐỒ DÙNG

 Tranh sách giáo khoa

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC .

 

doc 24 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 695Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 1 - Tuần số 22 - Trường Tiểu học Cần Kiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 mạnh khoẻ
- GV đọc mẫu ,giải nghĩa các từ
- Giáo viên nhận xét uốn nắn
d.Viết bảng con
- Giáo viên viết mẫu lên bảng vừa viết vừa nêu cách viết
- Giáo viên nhận xét uốn nắn
Tiết 2
3.Luyện tập
a. Luyện đọc bảng lớp
- Gọi HS đọc bài tiết 1. 
- Giáo viên nhận xét 
b. Luyện đọc SGK
- Gọi đọc bài tiết 1
+Luyện đọc đoạn thơ ứng dụng
-Tranh vẽ những loại hoa nào?
-GV nhận xét giới thiệu câu ứng dụng;
Hoa ban xoè cánh trắng 
Lan tươi màu nắng vàng 
Cành hồng khoe nụ thắm 
Bay làn hương dịu dàng. 
- GV gạch chân các tiếng có vần mới học.
- GV đọc mẫu câu ứng dụng
c.Luyện nói 
H: Chủ đề luyện nói hôm nay là gì?
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh và TLCH theo gợi ý:
- Các bạn trong tranh đang làm gì?
- Hàng ngày em tập thể dục vào lúc nào?
- Tập thể dục mang lại cho ta điều gì?...
d.Luyện viết vào vở
- Giáo viên cho học sinh viết vào vở oa , oe: hoạ sĩ, múa xoè
- Giáo viên nêu lại qui trình viết
- Giáo viên theo dõi uốn nắn 
4.Củng cố - dặn dò 
- Thi tìm tiếng từ có vần vừa học.
- Học sinh đọc lại toàn bài
- Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau bài 
- Học sinh viết bảng con
- Học sinh đọc câu ứng dụng
- HS đọc oa - oe
 -Vần oa có âm o đứng trước âm a đứng sau
- Học sinh ghép vần oa vào bảng gài
- HS đánh vần cá nhân ,nhóm ,cả lớp
- Âm h đứng trước, oa đứng sau thêm dấu nặng dưới a
- Học sinh ghép tiếng hoạ
- Học sinh phân tích tiếng họa 
- HS đánh vần cá nhân ,nhóm cả lớp
- Hoạ sĩ đang vẽ
- Học sinh đọc trơn: hoạ sĩ
- HS tìm và gạch chân tiếng có vần mới.
- Học sinh đọc từ ứng dụng(cá nhân, nhóm, lớp ) + tìm và phân tích tiếng có vần mới; khoa ,hoà ,choè ,khoẻ
- Học sinh viết bảng con; oa ,oe , hoạ sĩ , múa xoè.
- Học sinh đọc lại toàn bài tiết 1
- 3 Học sinh đọc bài tiết 1 (SGK) 
- Hoa ban, hoa hồng
- Học sinh đọc câu ứng dụng ( cá nhân, nhóm, lớp)
- Học sinh tìm tiếng có vần mới+ phân tích: hoa ,xoè ,khoe
- 2,3 em đọc lại
- Học sinh đọc chủ đề luyện nói :Sức khoẻ là vốn quí nhất
- Học sinh quan sát tranh và trả lời theo hiểu biết cá nhân
- Các bạn đang tập thể dục
- Hàng ngày em tập thể dục vào buổi sáng.
- Giúp chúng ta khoẻ mạnh...
- Học sinh viết vở tập viết bài 91 theo mẫu
- HS thi tìm tiếng từ có vần vừa học
- HS đọc lại cả bài
- HS nghe
........................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................
=================================
Toán
Tiết 86: Xăng ti mét- Đo độ dài
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh biết xăng ti mét(cm) là đơn vị đo độ dài, biết xăng ti mét viết tắt là cm. Biết dùng thước có chia vạch cm để đo độ dài đoạn thẳng.
- Bài tập cần làm: 1, 2, 3, 4.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV và HS đều có thước thẳng với vạch chia thành cm
- Nên sử dụng thước thẳng 0 đến 20 cm
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. kiểm tra bài cũ: không kiểm tra
B .Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài.
2. Giới thiệu đơn vị đo độ dài( cm) và dụng cụ độ dài (thước thẳng) có vạch chia thành cm
- GV hướng dẫn học sinh quan sát cái thước và giới thiệu
- Đây là cái thước có vạch chia thành từng xăng ti mét. Dùng thước này để đo các đoạn thẳng.
- Vạch đầu tiên là vạch 0
- Độ dài từ vạch 0 đến 1 là 1 cm
- Độ dài từ vạch 1 đến vạch 2 là (1cm) làm tương tự đến các vạch tiếp theo
- Xăng ti mét: viết tắt cm
- Giáo viên viết lên bảng :cm
- Chú ý: Giáo viên giới thiệu cho học sinh viết thước đo độ dài thường có 1 vạch nhỏ trước vạch 0. Nên đề phòng nhầm lẫn vị trí của vạch 0 trùng với đầu của thước
2. Giới thiệu thao tác đo độ dài
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đo độ dài theo 3 bước:
VD: 
 1cm	 2cm
3. Thực hành
Bài 1: - Giáo viên cho học sinh quan sát đầu bài.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đúng quy định
Bài 2: - Giáo viên cho học sinh đọc đầu bài
- Cho HS làm bài tập.
- Giáo viên nhận xét 
Bài 3: 
- Bài yêu cầu gì?
- Chẳng hạn trường hợp thứ nhất ghi sai s vào ô trống vì vạch 0 của thước 0 đặt trùng vào đầu đoạn thẳng
- Giáo viên nhận xét đánh giá 
Bài 4: - Giáo viên hướng dẫn học sinh tự đo độ dài các đoạn thẳng theo 3 bước đã nêu ở trên.
- Giáo viên nhận xét 
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét chung giờ học
- Chuẩn bị bài sau
- Học sinh quan sát cái thước
- HS quan sát.
- Học sinh nhìn vào vạch 0
- Học sinh chuyển từ đầu bút chì di chuyển từ 0 đ 1 trên mép thước khi đầu bút chì đến vạch 1 và nói ( một xăng ti mét)
- Học sinh đọc “ xăng - ti - mét”
- HS nghe.
- Học sinh đo độ dài theo 3 bước sau:
- Đặt vạch 0 của thước trùng với đầu đoạn thẳng, mép thước trùng với đoạn thẳng.
- Đọc số ghi vạch của thước trùng với đầu kia của đoạn thẳng đọc kèm theo đơn vị đo(cm)
- Học sinh đọc đầu bài viết kí hiệu cm
- Học sinh viết 1 dòng cm. Học sinh đọc
- Học sinh đọc đầu bài và làm bài
- Học sinh đếm trên thước có bao nhiêu cm thì viết vào ô trống số bấy nhiêu.
 - Học sinh lên bảng làm
- 2 Học sinh đọc kết quả
- 1 HS nêu: đúng ghi Đ sai ghi S
- Học sinh làm bài trên bảng và chữa bài 
- 1 số em nêu vì sao ghi Đ ,vì sao ghi S
- Học sinh đo đoạn thẳng và đọc lại đơn vị đo
- HS nghe.
........................................................................................................................................................................................................................................................................ 
.................................................................................................................................... 
==================================
Đạo đức
Tiết 22. Em và các bạn
I .Mục tiêu
- Bước đầu biết được : Trẻ em cần được học tập, được vui chơi và được kết giao bạn bè.
- Biết cần phải đoàn kết thân ái, giúp đỡ bạn bè trong học tập và trong vui chơi
- Bước đầu biết vì sao cần phải cư xử tốt với bạn bè trong học tập và trong vui chơi
- Đoàn kết, thân ái với bạn bè xung quanh. Biết nhắc nhở bạn bè phải đoàn kết thân ái giúp đỡ nhau trong học tập và vui chơi.
II Tài liệu và phương tiện
- Vở bài tập đạo đức 1
III Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ
+Muốn có nhiều bạn cùng học cùng chơi em cần đối xử với bạn như thế nào?
- GV nhận xét đánh giá
B Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2 .Hoạt động 1: đóng vai
- GV chia nhóm và yêu cầu mỗi nhóm đóng vai một tình huống trong tranh: bài tập 3 các tranh 1, 3,5,6
- GV quan sát, nhận xét.
+ Học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi: Em cảm thấy thế nào khi:
- Em được bạn cư xử tốt?
- Em cư xử tốt với bạn?.
- GV kết luận: cư xử tốt với bạn là đem lại niềm vui cho bạn và cho chính mình. Em sẽ được các bạn yêu quí và có thêm nhiều bạn.
 3. Hoạt động 2: - Vẽ tranh về chủ đề bạn em
- Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ tranh
-Giáo viên nhận xét khen ngợi những bài vẽ đẹp.
*Kết luận chung: Trẻ em có quyền được học tập vui chơi có quyền được tự do kết giao bạn bè muốn có nhiều bạn phải biết cư xử tốt với bạn khi học khi chơi
4. Củng cố dặn dò
+Vì sao phải đối xử tốt với bạn khi học khi chơi?
- Giáo viên nhận xét giờ học
- Dặn chuẩn bị bài sau
- 2 HS trả lời
- Học sinh hát bài lớp chúng ta kết đoàn 
- Học sinh thảo luận nhóm và chuẩn bị đóng vai
- Các nhóm đóng vai trước lớp
- Cả lớp theo dõi và nhận xét
- HS trả lời
- HS nghe và nhắc lại.
+Học sinh vẽ tranh về bạn em và tô màu theo ý thích
-Học sinh trưng bày những bài vẽ đẹp lên bảng
-Cả lớp xem và nhận xét
- HS nghe và ghi nhớ.
- 2 HS trả lời
- HS nghe
........................................................................................................................................................................................................................................................................ ....................................................................................................................................
 ===================================
Tự nhiên và xã hội
Tiết 22 : Cây rau
I . Mục tiêu 
- Giúp học sinh kể tên và nêu ích lợi của một số cây rau. 
- Chỉ được rễ , thân, lá, hoa của cây rau. 
- Kể tên các loại rau ăn lá, rau ăn thân, rau ăn củ, rau ăn quả, rau ăn hoa.
II. Đồ dùng dạy học 
- Giáo viên cùng học sinh đem cây rau đến lớp 
- Hình ảnh các cây rau bài 22 SGK 
- Khăn bịt mặt
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 A. KTBC: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài 
- Giáo viên và học sinh giới thiệu cây rau của mình
- Giáo viên nói tên cây rau và nơi sống của cây rau mà mình đem đến lớp 
VD: Đây là cây rau cải . Nó được trồng ở ngoài ruộng 
- Giáo viên có thể hỏi học sinh 
- Cây rau em mang đến lớp là cây gì ? 
- Nó được trồng ở đâu?
- Giáo viên : Bài học hôm nay chúng ta sẽ học về cây rau 
2. Hoạt động 1: - kể tên bộ phận cây rau 
- Mục tiêu : Học sinh biết tên các bộ phận của cây rau 
- Biết phân biệt loại rau này với loại rau khác 
- Cách tiến hành 
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ theo bàn 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh các nhóm phân tích cây rau và TLCH 
- Hãy chỉ và nói rễ , thân , lá của cây rau em mang đến trong đó bộ phận nào ăn được ? 
- Em thích ăn loại rau nào ? 
Bước 2 - Giáo viên gọi đại diện nhóm lên trình bày trước lớp 
- Giáo viên nhận xét 
- Kết luận : Có rất nhiều loại rau 
- Các cây rau đều có rễ , thân , lá 
- Các loại rau ăn lá như cải bắp , xà lách, rau muống ...
3. Hoạt động 2: - Làm việc SGK 
- Mục tiêu : HS biết cách đặt câu hỏi và
 TLCH dựa trên các hình ảnh trongSGK. - Biết ích lợi của việc ăn rau và sự cần thiết phải rửa sạch rau trước khi ăn.
- Chia nhóm 2 em 
- Giáo viên giúp đỡ học sinh thay nhau hỏi và trả lời 
Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp 
- Giáo viên nêu yêu cầu 
- Các em thường ăn loại rau nào ?
- Tại sao ăn rau lại tốt ?
- Trước khi dùng rau làm thức ăn ta phải làm gì ? 
*Giáo viên nhận xét kết luận 
- Ăn rau có lợi cho sức khoẻ , giúp ta tránh táo bón , tránh bị chảy máu chân răng . 
- Rau được trồng trong vườn, ruộng. ,người ta còn bón phân cho rau nên phải rửa sạch rau trước khi ăn
4. Củng cố dặn dò 
- Nhận xét chung giờ học 
- Chuẩn bị bài sau 
- HS quan sát
- Học sinh nói tên cây rau 
- Học sinh thực hiện cá nhân 
- Học sinh nói tên cây rau của mình và nơi sống của nó 
- Học sinh đọc tên đầu bài 
- Học sinh từng bàn phân tích cây rau 
- Học sinh trả lời theo từng nhóm, nhóm khác nhận xét 
- Học sinh đại diện nhóm lên trình bày 
- Học sinh nhận xét 
- HS nghe và ghi nhớ.
- Học sinh từng nhóm 2 em quan sát tranh thay nhau hỏi và trả lời câu hỏi . 
 - Học sinh từng cặp lên trả lời 
- Học sinh trả lời . Học sinh nhận xét 
- Học sinh nói lại và đọc kết luận 
- HS nghe và ghi nhớ
........................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................... 
================================
Thứ tư ngày 6 tháng 2 năm 2013
Học vần 
Bài 92 : oai - oay
I. Mục đích yêu cầu 
- Học sinh đọc được oai , oay, điện thoại, gió xoáy. Từ và câu ứng dụng SGK 
- Viết được từ: oai , oay, điện thoại, gió xoáy 
- Luyện nói 2-4 câu theo chủ đề : Ghế đẩu, ghế xoay, ghế tựa
II . Đồ dùng dạy học
- Sách tiếng việt 1
- Tranh minh hoạ SGK
- Bộ đồ dùng tiếng việt
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.Kiểm tra bài cũ 
- Giáo viên đọc cho học sinh viết các từ: Hoà bình, mạnh khoẻ
- Giáo viên nhận xét cho điểm 
B.Dạy học bài mới : Tiết 1
1.Giới thiệu bài 
- Hôm nay chúng ta học vần oai - oay
- Giáo viên viết đầu bài lên bảng
2.Dạy vần oai 
a.Nhận diện vần
- Vần oai có mấy âm ghép lại?
- So sánh oai với oa
- Hãy ghép cho cô vần oai
b. Đánh vần
- Gọi HS đánh vần.
o- a - i - oai
- Giáo viên nhận xét 
- Muốn có tiếng thoại cô phải thêm âm gì, dấu gì ?
- Hãy ghép tiếng thoại
- Giáo viên nhận xét 
- Gọi HS đánh vần tiếng thoại.
- Tranh vẽ gì?
- GV ghi bảng: điện thoại
- Giáo viên nhận xét sửa phát âm 
* oay ( Tương tự qui trình oai)
c. Đọc từ ngữ ứng dụng
- GV cho HS tự tìm từ mới
quả xoài hí hoáy 
khoai lang loay hoay
- Giáo viên đọc mẫu và giải nghĩa các từ
- Giáo viên nhận xét uốn nắn
d.Viết bảng con
- Giáo viên viết mẫu vừa viết vừa nêu cách viết
- Giáo viên nhận xét uốn nắn
 Tiết 2
3.Luyện tập
a. Luyện đọc bảng lớp 
- Gọi đọc bài tiết 1
b. Luyện đọc SGK
- Gọi đọc bài tiết 1
* Luyện đọc câu ứng dụng
- Tranh vẽ gì?
- Giáo viên nhận xét giới thiệu câu ứng dụng;
Tháng chạp sa đầy đồng.
c.Luyện nói 
H: Chủ đề luyện nói hôm nay là gì?
H: Hãy chỉ cho cô đâu là ghế đẩu?
H: Đâu là ghế xoay?
H: Đâu là ghế tựa?
d.Luyện viết vào vở
- Giáo viên cho học sinh viết vào vở tập viết: oai - oay- điện thoại, gió xoáy
- Giáo viên theo dõi uốn nắn 
4.Củng cố - dặn dò 
-Thi tìm tiếng từ có vần vừa học
- Học sinh đọc lại toàn bài
- Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau 
- Học sinh viết bảng con
- 1,2 học sinh đọc đoạn thơ
- Học sinh đọc oai - oay
- Gồm 3 âm ghép lại o đứng trước a đứng giữa i đứng sau 
+ giống nhau: bắt đầu bằng o
+ khác nhau : oai kết thúc bằng i
- Học sinh ghép vần vào bảng gài
- Học sinh đánh vần (cá nhân , nhóm , lớp
- Thêm âm thờ đứng trước vần oai đứng sau, dấu nặng dưới âm a
- Học sinh ghép tiếng thoại, 
- Phân tích tiếng thoại
- HS đánh vần
- Điện thoại
- Học sinh đọc trơn : điện thoại
- HS tìm và gạch chân tiếng mới
- Học sinh đọc từ ứng dụng(cá nhân, nhóm, lớp ) 
- Học sinh tìm tiếng có vần mới. và phân tích : xoài , khoai , loay ,hoay, hoáy
- Học sinh viết bảng con : oai , oay , điện thoại , gió xoáy
- Học sinh đọc lại toàn bài tiết 1
- 3 Học sinh đọc bài tiết 1 (SGK) 
- Các bác nông dân đang làm ruộng
- Học sinh đọc câu ứng dụng : cá nhân ,nhóm ,cả lớp 
- Tìm và gạch chân tiếng có vần mới:khoai,
- Ghế đẩu, ghế tựa, ghế xoay
- Học sinh trả lời theo hiểu biết cá nhân
- Học sinh viết vở tập viết 1 - tập 2
- HS thi tìm tiếng ,từ có vần oai, oay
- HS đọc toàn bài
- HS nghe.
........................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................
================================
Toán
Tiết 87: Luyện tập
I. Mục tiêu 
- Giúp học sinh biết giải toán có lời văn và trình bày bài giải bài toán có lời văn
- Bài tập cần làm: 1, 2, 3
II.Đồ dùng :
- Tranh minh hoạ SGK
III. Các hoạt động dạy học 
GV
HS
A. Kiểm tra bài cũ
- GV đọc cho hs viết :3cm ,5cm, 7cm 
B. Dạy bài mới
1. giới thiệu bài
2. Hướng dẫn hS làm các BT trong SGK
Bài 1: - GV cho học sinh đọc đầu bài 
- Cho HS quan sát tranh vẽ.
- Cho HS làm bài tập.
- Giáo viên cho học sinh trao đổi ý kiến lựa chọn câu trả lời , lựa chọn ý kiến phù hợp nhất rồi viết bài giải . Có thể nêu tóm tắt 
 Có :15 cây chuối 
Thêm : 3cây chuối 
Có tất cả .cây chuối 
- Gọi HS làm bài trên bảng.
- Giáo viên nhận xét 
Bài 2 : - Gọi đọc đầu bài
- Đầu bài cho ta biết gì ?
- Đầu bài bắt ta tìm gì?
- Cho HS làm bài tập.
- Giáo viên nhận xét cho điểm
+Bài 3: Giáo viên cho học sinh đọc đầu bài
- Cách tiến hành tương tự như bài 1,2
* Tóm tắt:
Có: 5 hình vuông
Có: 4 hình tròn
Có tất cảhình?
- Gọi HS đọc bài làm.
- Giáo viên nhận xét 
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau 
- HS viết vào bảng con
- 1 Học sinh đọc đầu bài
- Học sinh quan sát tranh vẽ
- Học sinh tự điền số thích hợp vào chỗ chấm rồi nêu lại tóm tắt
- Học sinh nêu câu trả lời của bài giải
- Học sinh viết phép tính:
12 + 3 = 15( cây)
- Học sinh viết đáp số: 15 cây
- Toàn bộ bài giải như sau:
Bài giải:
Có tất cả số cây chuối là:
12 + 3 = 15 (cây chuối)
 Đáp số: 15 cây chuối
- Học sinh đọc bài làm của mình
- 1HS đọc đầu bài:
- HS trả lời.
- Học sinh tiến hành làm tương tự như bài 1 để có bài giải:
- Học sinh giải:
Số bức tranh trên tường có tất cả là:
14+2=16 (bức tranh)
 Đáp số: 16 bức tranh
- Học sinh làm bài vào vở ô li 
- Học sinh nhận xét 
- Học sinh đọc đầu bài : Học sinh giải vào vở ô ly 
 Bài giải 
 Có tất cả số hình là:
5 + 4 = 9 ( hình)
 Đáp số 9hình
- Học sinh đọc bài làm 
- HS nghe.
........................................................................................................................................................................................................................................................................ 
.................................................................................................................................... 
=================================
Thủ công
Tiết 22: Cách sử dụng bút chì, thước kẻ, kéo
I .Mục tiêu
-Học sinh biết cách sử dụng thước kẻ, bút chì, kéo.
- Sử dụng được thước kẻ ,bút chì , kéo.
II. Chuẩn bị
Thước, kẻ bút chì, kéo
Một tờ giấy vở học sinh
III Các hoạt động dạy học
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
A: kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
B :Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Giới thiệu các dụng cụ thủ công
- Giáo viên cho học sinh quan sát từng dụng cụ: Thước kẻ, bút chì, kéo
3 Hướng dẫn học sinh sử dụng 
a/ sử dụng bút chì: - Bút chì gồm hai bộ phận thân và ruột bút để sử dụng người ta gọt một đầu .
- Khi sử dụng cầm bút ở tay phải các ngón tay cái, tay trỏ và ngón giữa giữ thân bút các ngón còn lại ở dưới thân bút làm điểm tựa đặt trên bàn viết, vẽ, kẻ, khoảng cách giữa tay cầm và đầu nhọn của bút khoảng 3 cm...
 b/ HD sử dụng thước kẻ
- Thước kẻ có nhiều loại làm bằng gỗ, nhựa
- Khi sử dụng tay trái cầm thước tay phải cầm bút chì . muốn kẻ một đường thẳng ta đặt thước trên giấy đưa bút chì dựa theo cạnh thước di chuyển đầu bút từ trái sang phải nhẹ nhàng
c /Hướng dẫn sử dụng kéo
- Kéo gồm hai bộ phận: lưỡi và cán. Lưỡi kéo sắc được làm bằng sắt, cán cầm có hai vòng
- Khi sử dụng tay phải cầm kéo, ngón cái và ngón trỏ của tay trái đặt trên mặt giấy. Tay phải mở rộng lưỡi kéo đưa lưỡi kéo sát vào đường muốn cắt, bấm kéo từ theo đường cắt
4. Học sinh thực hành
- GV cho HS thực hành cách sử dụng đồ dùng: bút chì, thước kẻ, kéo.
- GV nhắc nhở HS giữ an toàn khi sử dụng kéo
5 .Nhận xét đánh giá
- GV nhận xét tinh thần học tập, sự CB của HS. Chuẩn bị cho giờ sau 
- HS để dụng cụ lên bàn cho GV kiểm tra.
- HS quan sát dụng cụ học tập để trên bàn.
- HS nghe GV hướng dẫn cách sử dụng bút chì.
- HS tập cách cầm bút đúng tư thế.
- HS quan sát nhiều loại thước kẻ khác nhau và nhận xét.
- Học sinh tập kẻ trên giấy vở học sinh
- HS quan sát kéo và nhận xét.
- Học sinh thực hành cách cầm kéo và sử dụng kéo.
- HS thực hành theo hướng dẫn của GV.
- HS nghe.
........................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................
 =================================
Thứ năm ngày 7 tháng 2 năm 2013
Học vần :
Bài 93 : oan- oăn
I. Mục đích yêu cầu
- Học sinh đọc được ;oan , oăn, giàn khoan ,tóc xoăn . Từ và câu ứng dụng
- Viết được: oan , oăn, giàn khoan ,tóc xoăn 
- Luyện nói từ 2 -4 câu theo chủ đề : con ngoan trò giỏi
II . Đồ dùng dạy học
- Sách tiếng việt 1
- Tranh minh hoạ SGK
- Bộ đồ dùng tiếng việt
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Kiểm tra bài cũ 
- Giáo viên đọc cho học sinh viết các từ: 
Quả xoài ,hí hoáy
- Giáo viên nhận xét cho điểm 
B.Dạy học bài mới : Tiết 1.
- Giới thiệu bài: Ghi đầu bài: oan - oăn
2.Dạy vần mới: Vần oan 
a.Nhận diện vần
H: vần oan gồm mấy âm ghép lại ? 
- So sánh oan với oai;
- Hãy ghép: oan
b. Đánh vần
- Gọi HS đánh vần
 o –a –nờ -oan
- Muốn Có tiếng “ khoan’’ cô phải thêm âm gì?
- Cho HS ghép tiếng khoan.
- Đánh vần ; khờ –oan- khoan
- Giáo viên sửa phát âm cho HS.
- Tranh vẽ gì?
- GV ghi bảng :giàn khoan
- Gọi đọc 
*Vần oăn ( Tương tự qui trình oan)
c. Đọc từ ngữ ứng dụng
- GV cho HS tự tìm từ mới
học toán khoẻ khoắn
phiếu bé ngoan xoắn thừng
- GV đọc mẫu và giải nghĩa các từ
- Giáo viên nhận xét uốn nắn
d.Viết bảng con:
-Giáo viên vừa viết vừa nêu cách viết
-Giáo viên nhận xét uốn nắn
Tiết 2
3.Luyện tập
a. Luyện đọc bảng lớp.
- Gọi đọc bài tiết 1
b. Luyện đọc SGK
- Gọi đọc bài tiết 1
- G V sửa phát âm cho HS
* Luyện đọc câu ứng dụng:
+ Tranh vẽ gì?
- GV nhận xét tranh và giới thiệu câu ứng dụng
Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
- GV gạch chân tiếng mới
- GV đọc mẫu câu ứng dụng
c.Luyện nói 
H: Tranh vẽ gì ?
H: Bạn HS đang làm gì trên lớp?
H: ở nhà bạn ấy đang làm gì?
H: Người HS như thế nào thì được gọi là con ngoan trò giỏi? 
d.Luyện viết vào vở
- GV nêu lại cách viết
- Giáo viên theo dõi uốn nắn 
4.Củng cố - dặn dò :
- Thi tìm tiếng từ có vần vừa học
- Học sinh đọc lại toàn bài
- Nhận xét giờ học .Chuẩn bị bài sau bài 
- Học sinh viết bảng con
- 2HS đọc câu ứng dụng
- HS đọc: oan - oăn
- Vần oan gồm âm đôi oa ghép lại với âm n tạo thành vần oan.
- Giống nhau: Bắt đầu bằng o 
- Khác nhau : oan kết thúc bằng n
- Học sinh ghép vần oan vào bảng gài
- Học sinh đánh vần (cá nhân , nhóm , lớp
- thêm âm kh 
- Học sinh ghép tiếng :khoan
- HS phân tích, HS đánh vần (cá nhân, nhóm, lớp ) 
- 1HS nêu: Giàn khoan
- HS đọc trơn: giàn khoan
- HS đọc ( c n - nh - lớp )
- HS tìm và gạch chân tiếng 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tuan 22chuan.doc