Giáo án Tổng hợp môn lớp 1 - Tuần số 17 - Năm học 2012 – 2013

Tiết 2, 3:

Học vần:

Bài 69: ĂT - ÂT

I. Mục tiêu:

- Học sinh đọc đ¬ược: ăt, ât, rửa mặt, đấu vật, từ và đoạn thơ ứng dụng

- Viết được: ăt, ât, rửa mặt, đấu vật

- Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề "Ngày chủ nhật"

II. Đồ dùng dạy học:

- Bộ đồ dùng Tiếng Việt 1

- Tranh minh họa phần luyện nói

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 21 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 407Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 1 - Tuần số 17 - Năm học 2012 – 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và đọc.
- Nêu cách ghép tiếng mặt
- Âm m trước vần ăt sau, thanh nặng dưới ă.
- Yêu cầu hs ghép tiếng: mặt
- Cho hs đánh vần và đọc: mờ- ăt- mắt – nặng- mặt
- Gọi hs đọc toàn phần: ăt- mặt – rửa mặt.
Vần ât:
 (Gv hướng dẫn tương tự vần ăt.)
- So sánh ât với ăt.
(Giống nhau: Âm cuối vần là t. Khác nhau âm đầu vần là â và ă). 
b. Luyện viết bảng con:
- Gv giới thiệu cách viết: ăt, ât, rửa mặt, đấu vật. 
- Cho hs viết bảng con
- Gv quan sát sửa sai cho hs.
- Nhận xét bài viết của hs.
c. Đọc từ ứng dụng:
- Cho hs đọc các từ ứng dụng: đôi mắt, bắt tay, mật ong, thật thà 
- Gv giải nghĩa từ: thật thà
- Gv nhận xét, sửa sai cho hs.
Tiết 2:
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc:
- Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1
- Gv nhận xét đánh giá.
Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.
- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.
- Gv đọc mẫu: Cái mỏ tí hon
 Cái chân bé xíu
 Lông vàng mát diụ
 Mắt đen sáng ngời
 Ơi chú gà ơi
 Ta yêu chú lắm.
- Cho hs đọc câu ứng dụng
- Hs xác định tiếng có vần mới: mắt.
 - Cho hs đọc toàn bài trong sgk
b. Luyện viết:
- Gv nêu lại cách viết: ăt, ât, rửa mặt, đấu vật. 
- Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.
- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết. 
- Gv chấm một số bài- Nhận xét..
c. Luyện nói:
- Gv giới thiệu tranh vẽ.
- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: Ngày chủ nhật. 
- Gv hỏi hs: 
+ Trong tranh vẽ những gì?
+ Em thích đi thăm vườn thú hay công viên vào dịp nào?
+ Ngày chủ nhật, bố mẹ cho con đi chơi ở đâu?
+ Nơi em đến có gì đẹp?
+ Em thấy những gì ở đó?
+ Em thích đi chơi nơi nào nhất trong ngày chủ nhật? Vì sao?
+ Em có thích ngày chủ nhật không? Vì sao?
- Gv nhận xét, khen hs nói hay.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Cho HS đọc lại toàn bài
- Dặn dò: HS về nhà đọc lại bài, xem bài sau
- Nhận xét giờ học
- 3 hs đọc và viết.
- 2 hs đọc.
- HS chú ý lắng nghe
- 1 vài hs nêu.
- Hs ghép vần ăt.
- Nhiều hs đọc.
- Hs theo dõi.
- 1 vài hs nêu. 
- Hs tự ghép.
- Hs đánh vần và đọc.
- Đọc cá nhân, đồng thanh.
- Thực hành như vần ăt.
- 1 vài hs nêu. 
- Hs quan sát.
- Hs luyện viết bảng con.
- 5 hs đọc.
- Hs theo dõi.
- Đọc cá nhân, đồng thanh
- Vài hs đọc.
- Hs qs tranh- nhận xét. 
- Hs theo dõi.
- 5 hs đọc.
- 1 vài hs nêu.tiếng mới
- Đọc cá nhân, đồng thanh.
- Hs quan sát.
- Hs thực hiện. 
- Hs viết bài.
- H S quan sát tranh- nhận xét.
- Vài hs đọc: Ngày chủ nhật
- HS quan sát tranh và dựa vào thực tế để trả lời câu hỏi
- Một số HS luyện nói trước lớp
- Đọc cá nhận đồng thanh
Tiết 4:
Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- HS biết cấu tạo mỗi số trong phạm vi 10
- Viết được các số theo thứ tự quy định
- Tự nêu bài toán giải và viết phép tính bài toán.
- Yêu thích học toán
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ đồ dùng Toán 1
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Dạy học bài mới:
- Giới thiệu
HĐ1: Bài 1
Cột 1-2 dành cho HS K-G
HĐ2: Bài 2
- Viết các số: 7, 5, 2, 9, 8 theo thứ tự từ lớn đến bé và từ bé đến lớn.
HĐ3: Bài 3
Viết phép tính thích hợp
3. Củng cố, dặn dò
- Nhắc HS về học bài
 5 7 
+ -
 6
Có : 7 viên bi
Bớt: 3 viên bi
Còn: viên bi.
HĐ cả lớp - Làm tiếp sức
- Biết chọn số đúng điền vào chỗ chấm.
- Củng cố về cấu tạo số.
- Biết trong 5 số đó, số bé nhất đến số lớn nhất
- Sắp xếp đúng thứ tự theo yêu cầu của đề bài.
- HĐ cá nhân
a)Vừa đọc tóm tắt vừa kết hợp QST để hiểu đề toán.
+Viết được phép tính thích hợp:
 4 + 3 = 7
b) Đọc và hiểu đề
- Phân tích đề
- Viết được: 7 – 3 = 5
Tiết 5:
Tự nhiên và xã hội:
GIỮ GÌN LỚP HỌC SẠCH, ĐẸP
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được thế nào là lớp học sạch, sẽ 
- Biết giữ gìn lớp học sạch , đẹp.
- Nêu những việc em có thể làm để góp phần làm cho lớp sạch, đẹp.
GDKNS: Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm thực hiện một số công việc để giữ lớp học sạch đẹp. Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm để giữ lớp học sạch đẹp;
II. Đồ dùng dạy học:
- Sưu tầm một số ví dụ HS chuẩn bị:
- Hình minh hoạ SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
- Bắt bài hát
- Giới thiệu vào bài mới
2. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài: (Ghi đề bài)
b. Các hoạt động chủ yếu: 
Hoạt động 1:
Quan sát theo cặp sgk trang 36 và trả lời theo các câu hỏi sau 
1) Bức tranh 1 các bạn đang làm gì?
Sử dụng dụng cụ gì ?
2) Bức tranh 2: Các bạn đang làm gì ?
Sử dụng dụng cụ gì ?
- Lớp học em đã sạch chưa ?
- Lớp em có những góc tranh trí như trong tranh 37 sgk không?
- Bàn ghế xếp ngay ngắn chưa ?
- Em có viết bậy lên bậy lên bàn , bảng , tường không 
- Em phải làm gì để cho lớp sạch đẹp 
Gv kết luận : Để lớp học sạch đẹp mỗi Hs luôn có ý thức giữ lớp sạch đẹp và tham gia những hoạt động làm cho lớp học sạch , đẹp 
Hoạt động 2:
Thảo luận và thực hành 
- Chia nhóm để lao động giữ sạch lớp sạch đẹp. 
- Tổng kết tiết học 
- Hát múa tập thể
Quan sát tranh và thảo luận nhóm 2 
- Thảo luận, đại diện trình bày
- HS làm việc theo GV hướng dẫn 
- Gọi một số hs trả lời trước lớp 
- Nghe hiểu
- Thảo luận nhóm đôi
- Đại diện trình bày
- Nhận xét bổ sung
- Chuẩn bị bài sau	
Thứ ba ngày 18 tháng 12 năm 2012
Tiết 1, 2:
Đ/c Chiến dạy
Tiết 3, 4:
Học vần:
BÀI 70: ôt - ơt
I. Mục tiêu:
- HS đọc, viết được: ôt, ơt, cột cờ, cái vợt, từ ngữ và các câu ứng dụng 
- HS viết được: ôt, ơt,cột cờ, cái vợt
Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề: Những nguời bạn tốt 
HS tập trung nghe giảng, hăng say phát biểu xây dựng bài, chủ động học tập 
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ đồ dùng Tiếng Việt 1
- Tranh minh họa phần luyện nói
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 số Hs đọc và viết các từ sau: chòm râu, đom đóm, quả trám, trái cam
- 1 số HS đọc các câu ứng dụng 
2. Dạy học bài mới:
a) Giới thiệu bài: (Ghi đề bài)
b) Dạy chữ ghi âm: 
Vần ôt
Nhận diện vần
- Vần ôt được tạo nên từ: ô và t
So sánh ôt với ôc
+ Giống nhau: bắt đầu bằng ô
+ Khác nhau: ôt có thêm t ở cuối 
Đánh vần:
+ Đánh vần, đọc trơn, phân tích vần ôt
+ Ghép vần: ôt , cột 
- Đánh vần: ôt, cột 
Gv chỉnh sửa nhịp cho HS
Vần ơt 
Nhận diện vần
- ơt gồm ơ và t tạo nên
- Đánh vần, đọc trơn, phân tích vần ơt
- Ghép vần ơt
-So sánh vần ơt khác ôt điểm nào ?
+ơt bắt đầu ơ còn ôt bắt đầu ô
+giống : kết thúc là t
Gv chỉnh sửa nhịp cho HS
Giải lao: 2 phút
Đọc từ ngữ ứng dụng: 
- 2, 3 HS đọc từ ngữ ứng dụng
- GV có thể giải thích các từ ngữ cho HS để hình dung. Gv đọc mẫu
HDHS viết: 
-Viết mẫu: 
 Tiết 2
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc: 
Luyện đọc vần mới ở tiết 1 
- Đọc câu ứng dụng
+ Cho 1 số HS nhận xét tranh 
+Cho 2,3 đọc câu ứng dụng. cho HS đọc
b. Luyện viết: Giở vở BT viết bài 70
c. Luyện nói: Chủ đề “ Người bạn tốt”
GV gợi ý:
- Cho hs nhắc lại chủ đề
- Gv gợi ý : 
+ Em hãy giới thiệu bạn mà em thích nhất ?
+ Bạn đã giúp đỡ em điều gì?
4. Củng cố, dặn dò: 
- Trò chơi: Tìm tiếng, từ chứa vần ôt, ơt
 Nhận xét tiết học
- 2 HS
- 2 HS
- So sánh 
- Ghép chữ và đánh vần
- So sánh
- Ghép chữ và đánh vần
- Hát tập thể
- Đọc cá nhân
- Viết bảng con từ ứng dụng
- Cá nhân, 2 em đọc
- Cá nhân, nhóm lớp
- Xem tranh
- Thảo luận
- Vở tập viết
- Đọc tên chủ đề
- Xem tranh, thảo luận, trình bày
- Cả lớp cùng chơi
 Chuẩn bị bài sau
Tiết 5:
Thủ công:
GẤP CÁI VÍ (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
- HS biết được cách gấp cái ví bằng giấy.
- Gấp được cái ví bằng giấy.Ví có thể chưa cân đối; các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng
- HSKT: Gấp được cái ví bằng giấy, các nếp gấp phẳng, thẳng. 
- Trang trí sản phẩm đẹp
II. Đồ dùng dạy học:
- Quạt giấy mẫu.
- 1 tờ giấy màu hình chữ nhật .
- 1 sợi dây len màu.
- Bút chì, hồ dán.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét mẫu
 Gv đưa mẫu
 Gv nêu câu hỏi định hướng giúp hs rút ra nhận xét
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách gấp
a. gấp nếp gấp thứ nhất
- GV làm mẫu
b. gấp nếp thứ hai
c.Gấp nếp thứ ba
d. gấp các nếp gấp tiếp theo
Hoạt động 3: Học sinh thực hành:
- GV nhắc lại quy trình gấp ví theo 3 bước trên bản vẽ qui trình mẫu..
- Tổ chức trình bày và sử dụng sản phẩm, chọn sản phẩm đẹp tuyên dương.
- GV nhắc HS dán sản phẩm vào vở thủ công.
Hoạt động 4: Nhận xét, dặn dò:
 - GV nhận xét tinh thần học tập 
HS quan sát
HS nhận xét
HS quan sát
HS thực hiện theo từng nếp gấp trên giấy màu.
HS trang trí sản phẩm đẹp
Nhận xét bổ sung
*Gấp được cái ví bằng giấy, các nếp gấp phẳng, thẳng. Làm được thêm quai xách và trang trí cho ví.
Thực hiện
Chuẩn bị bài học sau
Thứ tư ngày 19 tháng 12 năm 2012
Tiết 1, 2:
Học vần:
Bài 71: et - êt
I. Mục tiêu:
- HS đọc: et, êt, bánh tét, dệt vải; Đọc được từ, các câu ứng dụng
- HS viết được et, êt, bánh tét, dệt vải
- Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề: “Chợ tết”
- Tập trung học tập, hăng say phát biểu xây dựng bài, chủ động học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ đồ dùng Tiếng Việt 1
- Tranh minh họa phần luyện nói
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc, viết từ 
- Đọc toàn bài
2. Dạy học bài mới:
Giới thiệu bài: (Ghi đề bài)
a. Dạy chữ ghi âm: 
Vần et:
- Gv giới thiệu vần mới và viết lên bảng 
- Đánh vần, đọc trơn, phân tích vần 
- Viết bảng con : et, tét (vần at.....)
- HS đánh vần, đọc trơn, phân tích tét
- GV ghi bảng tét
- Giới thiệu bánh tét có vào dịp nào?
- GV ghi bảng: bánh tét
- HS đọc trơn et, tét, bánh tét
Vần êt: dạy tương tự vần et
So sánh et và êt
+ Giống nhau: kết thúc là t
+ Khác nhau: et bắt đầu e; êt bắt đầu bằng ê
Gv chỉnh sửa nhịp cho HS
b. Luyện viết: 
- Viết mầu từ ngữ khoá
Giải lao: 2 phút
c. Đọc từ ngữ ứng dụng: 
- Ghi bảng các từ ngữ ứng dụng
- Giải thích các từ khó
 Tiết 2
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc:
- Luyện đọc tiết 1
- Đọc câu ứng dụng
- Nhận xét tranh
b. Luyện viết: 
- HDHS cách viết
- Nhận xét chấm vở
c. Luyện nói: 
 Chủ đề: Chợ Tết
4. Củng cố, dặn dò: 
- Trò chơi: Tìm tiếng, từ chứa vần et, êt
- Nhận xét tiết học
- 2 HS
- 3 HS
- HS phát âm, phân tích vần mới
- So sánh 2 vần 
- Đánh vần và đọc trơn cá nhân
- HS phát âm, phân tích vần mới
- So sánh 2 vần 
- Đánh vần và đọc trơn cá nhân
- Luyện viết bảng con
- Hát, múa tập thể
- Đọc cá nhân kết hợp tìm tiếng chứa vần đã học.
 Đọc cá nhân
- Nhận xét tranh câu ứng dụng, thảo luận, trình bày.
- Viết vở tập viết 
- Nói tên chủ đề
- Trình bày trước lớp theo câu hỏi gợi ý của GV.
- HS tham gia chơi theo nhóm
- Chuẩn bị bài sau
Tiết 3:
Toán :
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Thực hiện được so sánh các số; biết thứ tự các số trong phạm vi từ 0 đến 10.
- Biết cộng các số trong phạm vi 10
- Viết phép tính trong hình vẽ để giải toán
- HS yêu thích học toán
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ đồ dùng Toán 1
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Dạy học bài mới:
- Giới thiệu
HĐ1: Bài 1
Nối các chấm theo thứ tự
HĐ2: Bài 2
Tính:
Bài a, b cột 3, 4, 5 dành cho HS K-G
HĐ3: Bài 3
Điền dấu >,<,= ?
Cột 3 dành cho HS K-G
HĐ4: Bài 4
Viết phép tính thích hợp
HĐ5: Bài 5
Xếp hình theo mẫu
Dành cho HS K- G
HĐ6: Củng cố, dặn dò
Có: 7 lá cờ
Bớt đi: 2 lá cờ
Còn lại: lá cờ?
- Nêu cách thực hiện
- Nối đúng các chấm theo thứ tự từ 0 đến 10.
- HS biết đặt tính theo cột dọc
- Biết cách tính dãy có hai phép tính.
- Biết cách thực hiện các phép tính ở hai vế.
- So sánh hai số rồi chọn dấu điền vào chỗ trống.
- Nhìn tranh- nêu đề toán
- Viết được: a) 5 + 4 = 9
 b) 7 – 2 = 5
QS hình - Nhận biết quy luật xếp
- Biết xếp và xếp đúng.
Tiết 4:
Âm nhạc
Tập Bài Hát Tự Chọn: CÔ GIÁO (Đỗ Mạnh Tường)
I. Mục tiêu:
- HS hát thuộc lời, đúng giai điệu bài hát tự chọn: 
- Trình bày bài hát theo nhóm kết hợp gõ đệm hoặc vận động theo nhạc.
- Qua bài hát, giáo dục các em kính yêu thầy cô giáo.
II. Chuẩn bị:
- Chọn hình thức trình bày của bài hát tự chọn: Gõ đệm theo phách, nhịp của bài hát.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức: 
Nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn
2. Dạy học bài mới:
* Hoạt động 1: Học hát: cô giáo
- GV giới thiệu bài hát, tên tác giả.
- Treo bài hát lên bảng
- Đọc lời ca theo tiết tấu.
- Hát mẫu
- Đọc lời ca theo tiết tấu
- GV dạy bài hát theo quy trình dạy hát thông thường, lưu ý thể hiện sắc thái, tình cảm của bài
- GV cần gợi cho HS niềm vui, niềm tự hào khi học hát bài hát tự chọn.
- GV hướng dẫn HS trình diễn bài hát theo tổ, nhóm, cá nhân.
- Kiểm tra, đánh giá năng lực học tập của HS bằng việc kiểm tra hát kết hợp gõ đệm, biểu diễn.
* Hoạt động 2: Củng cố: 
- Gọi một nhóm lên biểu diễn bài hát cô giáo 
- Nội dung bài hát nói lên điều gì?
- Dặn dò: Các em về nhà hát thuộc bài hát và tập biểu diễn bài hát.
HS chuẩn bị đồ dùng học tập
- Lắng nghe
- HS theo dõi 
- Đọc lời ca 
- Tập hát theo hướng dẫn
- Trình bày theo tổ
- HS trình bày
- HS lắng nghe
- Một nhóm lên biểu diễn
- Yêu mến thầy cô giáo. 
- Ghi nhớ
Thứ năm ngày 20 tháng 12 năm 2012
Tiết 1, 2:
Học vần:
Bài 76: ut - ưt
I. Mục tiêu:
- HS đọc được: ut, ưt, bút chì, mứt gừng; từ ngữ và các câu ứng dụng
HS viết được: ut, ưt, bút chì, mứt gừng
Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề: Ngón út, em út 
HS tập trung nghe giảng, hăng say phát biểu xây dựng bài, chủ động học tập
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ đồ dùng Tiếng Việt 1
- Tranh minh họa phần luyện nói
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc, viết 2 từ ngữ ứng dụng
- Đọc toàn bài
2. Dạy học bài mới:
a) Giới thiệu bài: (Ghi đề bài)
b) Dạy vần mới
- HS đánh vần, đọc trơn, phân tích vần
- Viết bảng con: ut, bút, bút chì
- Giới thiệu vần mới và viết lên bảng: ưt
- HS đánh vần đọc trơn, phân tích vần 
- So sánh ut và ưt
+ Giống nhau: kết thúc bằng t 
+ Khác nhau: ut bắt đầu bằng u, ưt bắt đầu bằng ư
- Dạy tương tự vần ut
- Dạy từ và câu ưng dụng: Ghi bảng 
+ HDHS gạch chân các tiếng có vần ưt, ut
+ HS đọc trơn
c) Đọc từ ngữ ứng dụng 
+ HS tự đọc các từ ngữ ứng dụng
+ Gv chỉnh sửa, phát âm
d) tập viết từ ngữ ứng dụng
+Hs viết bảng con: xâu kim
+HS viết vào vở tập viết: xâu kim
Nhận xét lớp học
Tiết 2
3. Luyện tập:
a) Luyện đọc: 
+ Luyện đọc vần mới ở tiết 1 
+ Cho 1 số HS nhận xét tranh 
 + Đọc câu ứng dụng. 
- Nhận xét
b) Luyện viết: 
- HD viết mẫu
c) Luyện nói: 
Ngón út, em út
4. Củng cố, dặn dò: 
 Trò chơi: Tìm tiếng, từ chứa vần ut, ưt
+ Mục tiêu: Giúp HS biết cách ghép các vần thành tiếng có nghĩa, nhớ được vần vừa học.
+ Cách chơi
+ Luật chơi
- Nhận xét tiết học
- Dặn học bài sau
- 2 HS
- 2 HS
Theo dõi và thảo luận
Viết bảng con 
Thảo luận
Cá nhân, nhóm, lớp
Đọc SGK
Vở tập viết
Luyện đọc cá nhân
- HS nói tên chủ đề: Ngón út, em út
Tham gia trò chơi
Tiết 3:
Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Biết cấu tạo các số trong phạm vi 10.
- Thực hiện được cộng trừ, So sánh các số trong phạm vi 10.
- Viết phép tính thích hợp với hình vẽ
- Làm bài tập trong SGK
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ đồ dùng học toán.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi hs làm bài: Điền dấu (>, <, =)?
 4 + 2....10 10 - 4 ...9 10 ....10 - 4
10 - 7.. .2 5+ 2.... 8 6 + 4... 10
- Gv nhận xét, đánh giá.
2. Dạy học bài mới:
 Giới thiệu bài
Bài 1: Tính:
- Phần a: Nhắc hs ghi kết quả phải thẳng cột.
- Phần b: Yêu cầu hs tính từ trái sang phải sau đó ghi kết quả sau dấu bằng.
- Cho hs làm bài.
- Gọi hs nhận xét.
 Bài 2: Số? 
- Cho hs tự làm bài.
- Gọi hs nhận xét, chữa bài
 Bài 3: 
- Cho hs so sánh các số đã cho tìm ra số lớn nhất và số bé nhất.
- Gọi hs đọc kết quả:
+ Số lớn nhất: 10
+ Số bé nhất: 2
 Bài 4: Viết phép tính thích hợp:
- Yêu cầu hs quan sát tóm tắt rồi nêu bài toán và viết phép tính thích hợp.
- Cho hs chữa bài tập trên bảng lớp.
5
+
2
=
7
- Gv nhận xét, đánh giá.
Bài 5:
- GV cho HS cùng thảo luận đếm xem có bao nhiêu hình tam giác?
3. Củng cố, dặn dò: 
- Dặn hs về nhà học thuộc bảng cộng trừ trong phạm vi các số đã học
- Nhận xét giờ học.
- 3 hs lên bảng làm.
- HS lắng nghe.
HS nêu yêu cầu
- HS làm bài. vào bảng con
- HS lên bảng làm.
- H S nêu nhận xét.
- HS tự làm bài.
- 3 hs làm trên bảng.
- HS nêu nhận xét 
- HS làm bài.
- HS đọc kết quả.
- 1 hs đọc yêu cầu.
- Hs làm theo cặp.
- 1 hs lên bảng làm.
Cả lớp nhận xét chữa bài
HS chú ý lắmh nghe
- HS thảo luận làm bài
Tiết 4:
Đạo đức:
TRẬT TỰ TRONG TRƯỜNG HỌC (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Nêu được lợi ích của giữ trật tự khi nghe giảng, khi ra vào lớp.
- Thực hiện giữ trật tự khi nghe giảng, khi ra vào lớp.
- Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện. 
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:Khởi động:
- Giới thiệu đi vào bài mới
Hoạt động 2: Thông báo kết quả thi đua
- GV khuyến khích nêu nhận xét
- GV cắm cờ vào các tổ có kết quả thực hiện tốt việc giữ trật tự.
 Nhân xét
Hoạt động 3: 
- Yêu cầu từng cá nhân làm bài tập 3
+ Các bạn đang làm gì trong lớp học ?
+ Các bạn có trật tự không? Trật tự ntn
- Nhận xét, kết luận
Hoạt động 4: 
- HDHS thảo luận
+ Cô giáo đang làm gì với HS ?
+ Hai bạn nam ngồi phía sau làm gì ?
+ Việc làm đó có trật tự không ?
+ Việc làm này gây tác hại gì ?
- Dặn bài sau
- HS hát múa tập thể
- Nhận xét việc thực hiện tốt giữ trật tự
- Làm bài tập 3
- Thực hiện, thảo luận toàn lớp
- Trình bày cá nhân
- Thảo luận nhóm theo cặp BT 5
+ Đại diện trình bày
- Chuẩn bị bài học sau
Thứ sáu ngày 21 tháng 12 năm 2011
Tiết 1:
Tập viết:
Thanh kiếm, âu iếm 
I. Mục tiêu:
- Biết viết các tiếng: thanh kiếm, âu yếm, ...
- Biết đưa bút theo đúng quy trình viết, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu chữ trong vở Tập viết.
- HS chủ động học tập
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn chữ mẫu theo nội dung luyện viết
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu cả lớp để đồ dùng lên bàn
- Nhận xét bài tiết học trước
2. Dạy học bài mới:
a) Giới thiệu bài: (ghi đề bài)
b) Hướng dẫn luyện viết:
- HDHS quan sát, nhận xét:
+ Yêu cầu đọc trơn các từ:
+ Khi viết giữa các con chữ phải nối liền nét, dãn đúng khoảng cách.
- Nhận xét:
3. HDHS viết vào vở:
- Viết theo đúng quy trình:
- Nhận xét
4. Củng cố, dặn dò: 
 Dặn dò bài sau
- Lớp trưởng cùng GV kiểm tra vở
- Quan sát, nhận xét
- HS đọc cá nhân:
- Viết bảng con:
 thanh kiếm, âu yếm, ...
- Viết vào vở tập viết
thanh kiếm, âu yếm, ...
Chuẩn bị bài học sau
Tiết 2:
Tập viết:
Xay bột, nét chữ, kết bạn 
I. Mục tiêu:
- Biết viết các tiếng: xay bột, nét chữ, kết bạn,...
- Biết đưa bút theo đúng quy trình viết, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu chữ trong vở Tập viết.
- HS chủ động học tập
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn chữ mẫu theo nội dung luyện viết
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu cả lớp để đồ dùng lên bàn
- Nhận xét bài tiết học trước
2. Dạy học bài mới:
a) Giới thiệu bài: (ghi đề bài)
b) Hướng dẫn luyện viết:
- HDHS quan sát, nhận xét:
+ Yêu cầu đọc trơn các từ:
+ Khi viết giữa các con chữ phải nối liền nét, dãn đúng khoảng cách.
- Nhận xét:
3. HDHS viết vào vở:
- Viết theo đúng quy trình:
- Nhận xét
4. Củng cố, dặn dò: 
 Dặn dò bài sau
- Lớp trưởng cùng GV kiểm tra vở
- Quan sát, nhận xét
- HS đọc cá nhân:
- Viết bảng con:
 xay bột, nét chữ, kết bạn,...
- Viết vào vở tập viết
xay bột, nét chữ, kết bạn,...
 Chuẩn bị bài học sau
Tiết 3:
Toán:
ĐIỂM. ĐOẠN THẲNG
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được điểm, đoạn thẳng; đọc tên điểm, đoạn thẳng; kẻ được đoạn thẳng.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ đồ dùng Toán 1
- Thước đo độ dài 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu bảng cộng trong phạm vi10
- Nêu bảng trừ trong phạm vi 10
- Nêu cấu tạo số 10
2. Dạy học bài mới: 
Hoạt động 1: Hình thành kiến thức mới
a) Giới thiệu “điểm”, “đoạn thẳng”
- GV cho HS xem tranh ở SGK
- Cho HS vẽ và đọc 
b) Giới thiệu cách vẽ đoạn thẳng
- Giới thiệu dụng cụ để vẽ đoạn thẳng - thước kẻ 
- Hướng dẫn HS quan sát cách cầm thước để kẻ
- Hướng dẫn HS vẽ
Hoạt động 2: Thực hành
- HDHS làm bài tập
Bài 1: Hướng dẫn HS tự nêu nhiệm vụ của bài tập 
Bài 2: Làm và nêu kết quả
Bài 3: Cho HS nêu yêu cầu
3. Củng cố, dặn dò: 
Trò chơi: Thi vẽ đoạn thẳng qua 2 điểm.
- Nhận xét trò chơi
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò bài sau
- 2 HS 
- 2 HS
- 2 HS
- HS tự làm bài, tự chữa bài
-Theo dõi
Bài 1: Dùng bút chấm 2 điểm vã vẽ độ dài đoạn thẳng.
Bài 2: Vẽ điểm và đoạn thẳng qua 2 điểm
Bài 3: Vẽ điểm và đoạn thẳng
HS tự làm bài và tự chữa bài.
- 2 nhóm chơi
- Chuẩn bị bài sau
Tiết 4:
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Nói lời chúc mừng năm mới
I. Mục tiêu:
- HS hiểu: Tết Nguyên đán là ngày Tết cổ truyền lớn nhất, lâu đời nhất của dân tộc.
- HS biết nói lời chúc mừng tốt đẹp trong ngày Tết Nguyên đán.
II. Hình thức tổ chức:
 Tổ chức theo lớp.
III. Các bước tiến hành:
v Chuẩn bị
 - Trước 2- 3 ngày, phổ biến cho HS: Hàng năm khi Tết đến, mọi người thường chúc nhau những lời tốt đẹp nhất. Em hãy suy nghĩ những lời chúc của mình dành tặng cho người thân, bạn bè. Tiết sinh hoạt tới, em hãy cùng các bạn sắm vai, nói lời chúc Tết.
 v Tìm hiểu về Tết Nguyên đán
 - Giới thiệu một số hoạt động của Tết Nguyên đán qua hình ảnh:
 + Tết Nguyên đán còn gọi là Tết Âm lịch, là ngày Tết cổ truyền lớn nhất, lâu đời nhất của dân tộc.
 + Những ngày giáp Tết, khắp mọi miền, nhà nhà đều tấp nập đi sắm Tết ( cho HS xem ảnh)
 + Hoa đào, hoa mai vàng ( cho HS xem ảnh) là loài hoa truyền thống, tượng trưng cho ngày Tết. Hoa đào có ở miền Bắc, hoa mai vàng trồng ở miền Nam. Ngày nay, cả hai miền đều trồng được hoa đào, hoa mai vàng.
 + Trong ngày Tết, hoa xuân muôn sắc tưng bừng, rực rỡ (cho HS xem ảnh)
 + Không khí Tết còn tưng bừng, náo nhiệt trong các ngày Lễ hội ( cho HS xem ảnh)
 - Cả lớp theo dõi, lắng nghe.
 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 17 lop 1 20122013.doc