Giáo án Lớp 2 - Tuần 32 (Chuẩn kiến thức kĩ năng) - Năm học 2016-2017

Chính tả Tiết 63: (Tập chép) Chuyện quả bầu

I. Mục tiêu.

- Hiểu nội dung và chép lại đoạn trích trong bài: Chuyện quả bầu.

- Chép lại chính xác, biết viết hoa đúng tên các dân tộc và làm đúng các bài tập có phân biệt có âm vần dễ lẫn: l/n, r/d

- Giáo dục HS yêu quý các dân tộc anh em. Có ý thức viết cẩn thận, nắn nót.

II. Đồ dùng dạy học. - GV: bảng phụ - HS: VBT, bảng con.

III. Các hoạt động dạy học.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Ổn định tổ chức: hát - HS hát

2. Kiểm tra bài cũ: - GV cho HS viết bảng con từ bắt đầu bằng r/d/gi - GV nhận xét - Lớp viết bảng con

- HS nhận xét

3. Bài mới:

3.1. Giới thiệu bài

- Tiết chính tả hôm nay các em sẽ chép lại một đoạn trong bài Chuyện quả bầu và làm một số bài tập phân biệt các âm vần dễ lẫn l/n, r/d

- Gọi HS nhắc tựa bài

- HS lắng nghe

- HS nhắc tựa bài

3.2. Hướng dẫn viết.

a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:

- GV đọc bài 1 lần

- GV: nội dung bài này nói lên điều gì?

- Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa? Vì sao viết hoa ? - HS lắng nghe - 3 HS đọc lại đoạn viết

- Giải thích nguồn gốc ra đời của các dân tộc anh em trên đất nước ta.

- Những chữ cái viết đầu câu, tên riêng: Khơ-mú, Thái, Tày, Nùng, Mường, Dao, Hmông, Ê-đê, Ba-na, Kinh

- GV đọc cho HS viết từ ngữ khó, sửa sai cho HS - HS viết vào bảng con các từ: Khơ-mú, Thái, Tày, Nùng, Mường, Dao, Hmông, Ê-đê, Ba-na, Kinh

b. Đọc cho HS viết bài. - HS viết bài vào vở

- Đọc cho HS soát lỗi. - HS nghe - soát lỗi chính tả.

c. Chấm chữa bài.

 - GV chấm 8 bài nhận xét. - HS lắng nghe

3.3. H¬ướng dẫn làm bài tập. HS nêu yêu cầu và làm các bài tập.

Bài 2a. Điền vào chỗ trống l hoặc n:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài

- HS đọc

 

doc 24 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 503Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 32 (Chuẩn kiến thức kĩ năng) - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i nội dung bài viết
5. Dặn dò: Giao bài tập về nhà cho HS.
Tập viết	Tiết 32:	 Chữ hoa Q (Kiểu 2)
I. Mục tiêu.
- Biết viết chữ Q hoa kiểu 2 theo cỡ chữ vừa và nhỏ.
- Biết viết ứng dụng cụm từ Quân dân một lòng theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và mẫu chữ đúng quy định.
- HS có ý thức viết cẩn thận nắn nót.
II. Đồ dùng dạy học.
- GV: Mẫu chữ cái viết hoa Q kiểu 2 đặt trong khung chữ. - HS: Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức: hát
- HS hát
2. Kiểm tra bài cũ : cho HS viết bảng con 
- Cả lớp viết bảng con: N, Người
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài.
- Hôm nay chúng ta sẽ tập viết đúng chữ hoa mới và hiểu nghĩa câu ứng “Quân dân một lòng” qua bài: “Chữ hoa Q (kiểu 2)”
- GV gọi HS nhắc tựa bài
- HS lắng nghe
- HS nhắc tựa bài
3.2. Hướng dẫn viết chữ hoa.
- GV gắn mẫu chữ hướng dẫn HS quan sát và nhận xét
- HS quan sát nhận xét
+ Chữ hoa Q có độ cao mấy ô li ?
- Cao 5 ô li
+ Gồm mấy nét là những nét nào ?
- GV viết mẫu, hướng dẫn cách viết
Nét 1: ĐB giữa ĐK4 với ĐK5 viết nét cong trên DB ở ĐK6
Nét 2: Từ điểm DB của nét 1, viết tiếp nét cong phải DB ở giữa ĐK1 với ĐK2
Nét 3: Đổi chiều bút viết nét lượn ngang từ trái sang phải tạo thành 1 vòng xoắn ở chân chữ.
- Gồm 2 nét: 1 nét viết liền là kết hợp của 2 nét cơ bản: nét cong trên, cong phải và lượn ngang 
- HS quan sát 
- Cho HS tập viết chữ Q
- HS viết trên bảng con ( 2 lần )
- Nhận xét, uốn nắn HS, nhắc lại quy trình viết.
 Q Q
3.3. Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
- Giới thiệu câu ứng dụng
- HS đọc câu ứng dụng: Quân dân một nhà
- Giúp HS giải nghĩa câu ứng dụng: Em hiểu câu ứng dụng nghĩa như thế nào?
- Quân dân đoàn kết, gắn bó với nhau
- Cho HS nhận xét câu ứng dụng:
- HS quan sát nhận xét:
+ Những chữ có độ cao 2,5 ô li ?
+ Chữ nào có độ cao 1,5 ô li?
+ Chữ nào có độ cao 2 ô li?
+ Các chữ cái: Z, l, g
+ Chữ t
+ Chữ d
+ Những chữ còn lại cao bao nhiêu ô li?
+ Khoảng cách giữa các chữ là bao nhiêu?
+ Những chữ còn lại cao 1 ô li
+ Bằng khoảng cách viết chữ cái o
- GV viết mẫu chữ “Quân”
- HS quan sát
- Cho HS tập viết
-HS viết vào bảng con (2 lần) Quân
- GV theo dõi, sửa sai cho HS
 “Quân dân một nhà”
 * Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết.
- GV uốn nắn tư thế ngồi và nhắc nhở HS trong khi viết.
- HS bài vào vở Tập viết viết theo yêu cầu của GV.
* Chấm chữa bài:
- GV chấm bài 5 - 7 bài nhận xét
- HS lắng nghe
4. Củng cố: Hệ thống bài. Nhận xét giờ. 
- HS nhắc lại nội dung của câu ứng dụng
5. Dặn dò:Giao bài về nhà cho HS.
- Luyện viết bài ở nhà.
	`	
Tập đọc	 Tiết 96:	 Tiếng chổi tre
I. Mục tiêu.
- Đọc và hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải trong bài: xao xác, lao công.
Hiểu điều nhà thơ muốn nói với các em: Chị lao công rất vất vả để giữ sạch đẹp đường phố. Biết ơn chị lao công, quý trọng lao động của chị, em phải có ý thức giữ gìn vệ sinh chung. 
- Đọc được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng, mỗi ý của bài thơ viết theo thể tự do. Biết đọc bài thơ với giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm, bước đầu biết đọc vắt dòng để phân biệt ý thơ và dòng thơ. Thuộc lòng bài thơ.
- Giáo dục HS ý thức giữ gìn vệ sinh chung.
II. Đồ dùng dạy học. - GV: Bảng phụ ghi câu văn hướng dẫn đọc. 
III. Các hoạt động dạy học.
 Hoạt động của GV 
 Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức. Hát
- HS hát
2.Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc bài: Chuyện quả bầu
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi theo nội dung bài.
- GV nhận xét
- HS nhận xét
3. Bài mới.
3.1. Giới thiệu bài:
- Bài thơ Tiếng chổi tre viết về một người lao động bình thường trên đất nước ta. Qua bài thơ này, các em sẽ hiểu nhờ công sức của ai mà đường phố của chúng ta được giữ gìn sạch, đẹp và chúng ta phải làm gì để tỏ lòng biết ơn người lao động đó.
- Gọi HS nhắc tựa bài
- HS lắng nghe
- HS nhắc tựa bài
3.2. Luyện đọc:
a. GV đọc mẫu, tóm tắt nội dung, hướng dẫn giọng đọc: giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm
- HS nghe.
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
+ Đọc câu: Cho HS đọc kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS.
- Cho HS đọc từ khó: quét rác,sạch lề,đẹp lối,...
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài; Kết hợp luyện đọc tiếng, từ khó
+ Đọc từng đoạn trước lớp. 
- GV chia đoạn: chia 3 đoạn
- HS lắng nghe
- Cho HS đọc. 
- GV nhận xét
- GV gắn bảng phụ hướng dẫn HS đọc ngắt nghỉ hơi 
- HS nối tiếp đọc từng đoạn trong bài (1lần)
- HS nhận xét
- HS lắng nghe, luyện đọc
Những đêm hè/
 Khi ve ve/
Đã ngủ//
Tôi lắng nghe/
Trên đường Trần Phú//
Tiếng chổi tre/
Xao xác/
Hàng me//
Tiếng chổi tre/
Đêm hè/
Quét rác...// 
- GV đọc – Gọi HS đọc
- Gọi HS đọc phần giải thích từ: xao xác, lao động
- HS nối tiếp đọc từng đoạn (lần 2)
- HS đọc
+ Đọc đoạn trong nhóm: Cho HS đọc, theo dõi, giúp đỡ các nhóm đọc bài.
- HS đọc theo nhóm đôi.
+ Thi đọc giữa các nhóm : Cho HS thi đọc đoạn
- Yêu cầu HS nhận xét, GV khen ngợi các nhóm đọc tốt.
+ Đọc đồng thanh: đọc cả bài
- HS thi đọc
- Đại diện các nhóm thi đọc (đoạn, cả bài) 
- HS nhận xét
- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài
3.3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi.
Câu 1. Nhà thơ nghe tiếng chổi tre vào những lúc nào ?
Câu 2.Tìm những câu thơ ca ngợi chị lao công?
Câu 3. Nhà thơ muốn nói với em điều gì qua bài thơ ? 
HS đọc và trả lời các câu hỏi.
- Nhà thơ nghe thấy tiếng chổi tre vào những đêm hè rất muộn, ve cũng đã mệt, không kêu nữa và vào những đêm đông lạnh giá khi cơn giông vừa tắt.
- Chị lao công/ như sắt, như đồng: tả vẻ đẹp khoẻ khoắn mạnh mẽ của chị lao công.
- Chị lao công làm việc rất vất vả cả những đêm hè oi bức, những đêm đông giá rét. Nhớ ơn chị lao công, em hãy giữ cho đường phố sạch đẹp.
3.4. Luyện đọc lại
- GV nhắc lại cách đọc, giọng dọc
- GV gắn bảng phụ hướng dẫn HS học thuộc lòng bài thơ
- GV nhận xét
- HS nghe 
- HS học thuộc lòng bài thơ
- HS nhận xét
4. Củng cố. Em học được điều gì ở chị lao công?
- Nhận xét giờ học.
- HS trả lời
- HS lắng nghe
5. Dặn dò . Giao bài về nhà cho HS. 
Đạo đức	Tiết 32:	 Dành cho địa phương
I. Mục tiêu.
- Biết được hoàn cảnh khó khăn của một số bạn trong lớp. Hiểu được là bạn bè cần phải chia sẻ, giúp dỡ nhau khi gặp khó khăn.
- Thực hiện đoàn kết, giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn b»ng những việc làm phù hợp.
- Quý trọng tình bạn, đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau.
II. Đồ dùng dạy học - GV: Thẻ đúng sai - HS: Bảng nhóm	
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức: hát
- HS hát
2. Kiểm tra bài cũ : - Em đã làm gì để bảo vệ các con vật có ích?
- GV nhận xét
- 3 HS trả lời
- HS nhận xét
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài.
- Tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu và chia sẻ về hoàn cảnh của các bạn trong lớp nhằm giúp các em biết thể hiện tình đoàn kết và giúp đỡ các bạn gặp khó khăn. Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay
- Gọi HS nhắc tựa bài
- HS lắng nghe
- HS nhắc tựa bài
3.2. Nội dung.
* Hoạt động 1. Tìm hiểu hoàn cảnh các bạn trong lớp.	
- GV cho HS thảo luận nhóm 4, Kể cho bạn nghe về hoàn cảnh của gia đình mình.
- GV phát giấy A4, cho HS ghi lại tên, địa chỉ, quãng đường đi học và hoàn cảnh nhà bạn
- Cho các nhóm đại diện báo cáo
- GV nhận xét
* Hoạt động 2. Thảo luận khó khăn của một số bạn trong lớp.
- GV cho HS thảo luận nhóm 4, phân loại khó khăn của các bạn, ghi vào giấy A4
- Cho HS trình bày
- GV chốt lại danh sách những HS có hoàn cảnh khó khăn trong lớp, để cả lớp hiểu rõ những khó khăn của bạn đó.
4. Củng cố: Cho HS kể những việc làm đã giúp ddwox bạn khi bạn gặp khó khăn
- Nhận xét giờ học
*Mục tiêu: HS biết được hoàn cảnh của các bạn trong lớp và có những việc làm phù hợp để chia sẻ, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.
- HS thảo luận nhóm
- HS báo cáo
- HS nhận xét
* Mục tiêu: Phân loại khó khăn của một số bạn trong lớp.
- HS thảo luận, phân loại theo các nhóm:
+ Khó khăn về vật chất ( thiếu SGK, vở, đồ dùng học tập, gia đình nghèo)
+ Khó khăn trong học tập ( học yếu )
+ Khó khăn về sức khỏe.
- HS trình bày
- HS kể
- HS lắng nghe
5. Dặn dò: Giao bài về nhà cho HS
- Thực hiện điều đã học vào cuộc sống hàng ngày.
Thứ tư ngày 19 tháng 4 năm 2017
Toán	 Tiết 158:	 Luyện tập chung
I. Mục tiêu.
- Hiểu được cách so sánh và sắp xếp thứ tự các số có ba chữ số. Cộng trừ (không nhớ) các số có ba chữ số. Cộng, trừ nhẩm các số tròn chục tròn trăm có kèm theo đơn vị đo. Xếp hình đơn giản.
- Vận dụng kiến thức đã học để làm đúng các bài tập.
- HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học.GV:bảng phụ,4 hình tam giác bằng nhau - HS:Bảng con,4 hình tam giác bằng nhau 
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức: hát
- HS hát
2.Kiểm tra bài cũ. GV gọi HS lên bảng viết và đọc số có 3 chữ số - GV nhận xét
3. Bài mới:
3.1.Giới thiệu bài
- Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được cách so sánh và sắp xếp thứ tự các số có 3 chữ số, vận dụng kiến thức đã học vào làm các bài tập, qua bài: “Luyện tập chung”
- 3 HS lên bảng thực hiện
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- GV gọi HS nhắc lại tựa bài.
3.2. Hướng dẫn làm bài tập:
- HS nhắc tựa bài
Bài 2.Viết các số 857, 678, 599, 1000, 903 theo thứ tự:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- GV hướng dẫn HS làm bài, cho HS làm bài vào vở
- GV nhận xét.
Bài 3. Đặt tính rồi tính:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- GV gắn bảng phụ, hướng dẫn HS làm bài, cho HS làm bài vào bảng con
- GV nhận xét
Bài 4. Tính nhẩm
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- GV gắn bảng phụ, hướng dẫn HS tính nhẩm
- Gọi HS nối tiếp nêu
- GV nhận xét
Bài 5. Xếp 4 hình tam giác nhỏ thành hình tam giác to:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi, hướng dẫn HS xếp hình theo SGK
- Gọi HS lên bảng xếp
- GV nhận xét
- HS đọc
- HS làm bài vào vở - 2 HS lên bảng sửa bài
a.Từ bé đến lớn : 599; 678; 857; 903; 1000
b. Từ lớn đến bé :1000; 903; 857; 678; 599 
- HS nhận xét 
- HS đọc
- HS theo dõi, làm bài vào bảng con
635 + 241 970 +29 896 -133 295 -105 
 635 970 896 295
 241 29 133 105
 876 999 763 190 
- HS nhận xét
- HS đọc
- HS theo dõi
- HS nêu miệng kết quả:
600 m + 300 m = 900 m
20 dm + 500 dm = 520 dm
700 cm + 20 cm = 720 cm
1000 km - 200 km = 800 km
- HS nhận xét
- HS đọc
- HS xếp hình theo nhóm đôi
- 1 HS lên bảng xếp
 - HS nhận xét
4. Củng cố: Nhận xét tiết học
5. Dặn dò: Giao bài về nhà cho HS.
Luyện từ và câu	 Tiết 32:	 Từ trái nghĩa - Dấu chấm, dấu phẩy 
I. Mục tiêu.
- Bước đầu làm quen với khái niệm từ trái nghĩa.
- Biết xếp các từ có nghĩa trái ngược nhau ( từ trái nghĩa ) theo từng cặp. Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào đoạn văn có chỗ trống.
- HS yêu thích môn học. 
II. Đồ dùng dạy học. - GV: Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức hát
- HS hát
2. Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu HS tìm từ ngữ ca ngợi Bác Hồ - GV nhận xét
- HS tìm và nêu
- HS nhận xét
3. Bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài: 
- Để giúp các em làm quen với từ trái nghĩa và làm bài tập xếp được các từ có nghĩa trái gược nhau, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài:“Từ trái nghĩa - Dấu chấm, dấu phẩy”
- Gọi HS nhắc tựa bài
- HS lắng nghe
- HS nhắc tựa bài
3.2. Hướng dẫn làm bài tập:
HS nêu yêu cầu và làm các bài tập:
Bài 1. Xếp các từ cho dưới đây thành từng cặp có nghĩa trái ngược nhau( từ trái nghĩa):
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- HS đọc
- GV cho HS thảo luận nhóm 4, phát phiếu học tập cho HS làm bài vào phiếu
- GV nhận xét, bổ sung
- HS thảo luận nhóm 4, làm bài vào phiếu
- HS trình bày kết quả trước lớp:
a. đẹp-xấu, ngắn-dài, nóng-lạnh, thấp- cao.
b. lên - xuống, yêu - ghét, chê - khen.
c. trời - đất, trên - dưới, ngày - đêm
 - HS nhận xét, sửa bài
Bài 2. Chọn dấu chấm hay dấu phẩy để điền vào chỗ chấm trong đoạn văn sau:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- GV gắn bảng phụ, hướng dẫn cho HS làm bài vào vở
- HS đọc
- HS làm bài vào vở
- Gọi HS đọc bài làm
- GV nhận xét, bổ sung. Cho HS sửa bài vào vở
- HS đọc: 
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Đồng bào Kinh hay Tày, Nùng hay Dao, Gia-rai hay Ê-đê, Xơ-đăng hay Ba-na và các dân tộc ít người khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau. "
- HS nhận xét, sửa bài
4. Củng cố: Nhận xét tiết học
- HS lắng nghe
5. Dặn dò: Giao bài về nhà cho HS
 Thứ năm ngày 20 tháng 4 năm 2017
Toán	Tiết 159: Luyện tập chung
I. Mục tiêu.
- Nắm được cách thực hiện phép cộng, trừ (không nhớ) các số có ba chữ số. Tìm số hạng, số bị trừ, số trừ. Biết quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài thông dụng.
- Vận dụng kiến thức, làm đúng các bài tập.
- HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học. - GV: Bảng phụ - HS: bảng con
II. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức. Hát
- HS hát
2. Kiểm tra bài cũ. - GV đọc đề bài, cho HS làm bảng con: 650...599 ; 790...800 ; 1000...999
- HS làm bảng con 
650 > 599;790 999
- GV nhận xét
3. Bài mới:
3.1.Giới thiệu bài
- Hôm nay chúng ta sẽ vận dụng những kiến thức đã học về cách thực hiện phép cộng trừ các số có ba chữ số và tìm số hạng, số bị trừ số trừ vào làm các bài tập, qua bài: “Luyện tập chung”
- GV gọi HS nhắc lại tựa bài.
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS nhắc tựa bài
3.2.Thực hành
Bài 1. Tính:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- GV hướng dẫn HS làm bài, cho HS làm bảng con
- GV nhận xét
Bài 2. Tìm x:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- GV gắn bảng phụ, hướng dẫn HS làm bài vở
- Gọi HS làm bài nhanh lên bảng sửa bài
- GV nhận xét
- HS đọc
- HS theo dõi, làm bảng con
456 +323 897 – 253 357 + 621 962 – 861
 456 897 357 962
 323 253 621 861
 779 644 978 101
- HS nhận xét
- HS đọc
- HS làm bài vào vở
- HS lên bảng sửa bài:
300 + x = 800 x - 600 = 100
 x = 800 – 300 x = 100 + 600
 x = 500 x = 700
- HS nhận xét
Bài 3. >,<,= 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- GV gắn bảng phụ, hướng dẫn, cho HS làm bài vào vở
- Gọi HS lên bảng sửa bài
- GV nhận xét
 - HS đọc
- HS làm bài vào vở
- HS lên bảng sửa bài
60 cm + 40 cm = 1m
300 cm + 53 cm < 300 cm + 57cm
1km > 800 m
- HS nhận xét
4. Củng cố:- Nhận xét giờ.
- HS lắng nghe
5. Dặn dò: Giao bài về nhà cho HS.
Chính tả	 Tiết 64:	 (Nghe viết) Tiếng chổi tre
I. Mục tiêu.
- Hiểu nội dung và nghe - viết 2 khổ thơ của bài thơ: Tiếng chổi tre 
- Nghe - viết chính xác và làm đúng các bài tập phân chính tả.
- Giáo dục HS ý thức giữ gìn vệ sinh chung. HS có ý thức viết cẩn thận nắn nót.
 II. Đồ dùng dạy học.
- GV: Bảng phụ. - HS: Bảng con
 III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức
- Hát
2. Kiểm tra bài cũ: - Cho HS viết bảng con bóng dừa, dân ca, chòm râu, mừng rỡ
- HS viết bảng con
- Nhận xét, chữa bài.
- HS nhận xét bạn
 3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
- Tiết chính tả hôm nay các em sẽ nghe - viết 2 khổ thơ trong bài Tiếng chổi tre và tiếp tục luyện tập phân biệt các tiếng có âm vần dễ lẫn. 
- Gọi HS nhắc tựa bài
- HS lắng nghe
- HS nhắc tựa bài
3.2. Hướng dẫn nghe - viết:
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị bài:
- GV đọc bài thơ 1 lần
- HS nghe - 2 HS đọc.
+ Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa ?
+ Nên bắt đầu viết mỗi dòng thơ từ ô nào trong vở ?
- GV nhận xét
- GV hướng dẫn cách trình bày
- Cho HS viết từ khó
- GV nhận xét, cho HS đọc lại các từ
+ Những chữ đầu các dòng thơ 
+ Nêu bắt đầu từ ô thứ 3.
- HS nhận xét
- HS theo dõi
-HS viết bảng: Chổi tre, sạch lề, gió rét, lặng ngắt , quét rác...
- HS đọc
b. GV đọc cho HS viết.
- HS viết bài.
- Chú ý tư thế ngồi, cách cầm bút.
- Đọc cho HS soát lỗi.
- HS đổi vở soát lỗi, ghi ra lề vở.
c. Chấm chữa bài.
- GV chấm 8 bài nhận xét. 
- HS lắng nghe
3.3. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 2a. Điền vào chỗ trống l hay n:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- GV gắn bảng phụ, hướng dẫn cho HS làm bài vào vở
- Yêu cầu HS nhận xét, GV chữa bài.
- HS đọc
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng sửa bài:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
- HS nhận xét
4. Củng cố: - Nhận xét giờ học
- HS lắng nghe
5. Dặn dò: Giao bài về nhà cho HS.
Kể chuyện	 Tiết 32:	 Chuyện quả bầu
I. Mục tiêu .
- Kể và hiểu ý nghĩa câu chuyện: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà, có chung tổ tiên.
- Dựa vào tranh, theo gợi ý kể lại được từng đoạn của câu chuyện. Biết kể lại toàn bộ câu chuyện theo mở đầu cho trước.
- Giáo dục HS yêu quý các dân tộc anh em.
II. Đồ dùng dạy học.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1.Ổn định tổ chức: hát
- HS hát
 2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS kể lại câu chuyện Chiếc rễ đa tròn
- GV nhận xét
- 2 HS kể
- HS nhận xét
 3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
- Tiết kể chuyện hôm nay các em sẽ dựa vào tranh và gợi ý, kể lại từng đoạn của câu chuyện, sau đó kể lại toàn bộ câu chuyện theo mở đâu cho trước. Qua bài Chuyện quả bầu
- GV gọi HS nhắc lại tựa bài
- HS lắng nghe
- HS nhắc tựa bài
3.2. Hướng dẫn kể chuyện.
+ GV kể mẫu, tóm tắt nội dung
- HS nghe.
1. Dựa theo tranh, kể lại các đoạn 1 và 2 của Chuyện quả bầu.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- GV hướng dẫn HS quan sát, gợi ý các câu hỏi: Các bức tranh có nội dung là gì?
- GV nhận xét
- GV cho HS kể đoạn theo nhóm đôi
- Cho HS thi kể trước lớp
- GV nhận xét
2. Kể lại đoạn 3: ( theo gợi ý)
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- GV cho HS kể đoạn 3 trong nhóm theo gợi ý
- GV gọi đại diện các nhóm thi kể
- GV nhận xét
3. Kể toàn bộ câu chuyện theo cách mở đầu dưới đây:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- GV gắn bảng phụ, cho HS thi kể trước lớp
- GV nhận xét
- HS đọc
- HS quan sát tranh nói nội dung tranh.
+ Tranh 1: Hai vợ chồng người đi rừng bắt được con dúi 
+ Tranh 2: Hai vợ chồng chui ra từ khúc gỗ khoét rỗng, mặt đất vắng tanh không còn bóng người.
- HS nhận xét
- HS thảo luận nhóm đôi, kể chuyện trong nhóm
- HS thi kể trước lớp
- HS nhận xét
- HS đọc
- HS kể theo nhóm
- Đại diện các nhóm thi kể
- HS nhận xét
- HS đọc
- HS đọc đoạn mở đầu, thi kể trước lớp
- HS nhận xét bình chọn
4. Củng cố.
- HS lắng nghe
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS kể hay, Khuyến khích những HS có tiến bộ
5. Dặn dò. Giao bài về nhà cho HS. 
-Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe. 
Thứ sáu ngày 21 tháng 4 năm 2017
Toán	Tiết 160: 	 Kiểm tra
I. Mục tiêu.
- Kiểm tra về thứ tự các số trong phạm vi 1000; so sánh các số có ba chữ số; viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị; cộng trừ các số có ba chữ số ( không nhớ); tính chu vi các hình đã học.
- Vận dụng kiến thức, làm đúng các bài tập.
- HS tự giác trong khi làm bài.
II. Đồ dùng dạy học: - GV: bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức: hát
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3. Bài mới
3.1 Giới thiệu bài.
- Tiết học hôm nay các em sẽ làm bài kiểm tra về kiến thức đã học
3.2.Kiểm tra: GV chép đề lên bảng cho HS làm bài vào vở
Bài 1. Số?
255;.......;257;258;........;260;..........;...........
>
<
=
Bài 2	357.....400 601.....563 
 301.....297 999.....1000
 238.....299
Bài 3. Đặt tính rồi tính:
432 + 325 251 +346 872 – 320 786 – 135
Bài 4. Tính:
25m + 17m = 
900 km - 200 km =
63 mm - 8 mm = 
Bài 5. Tính chu vi hình tam giác ABC, biết AB=24cm; BC=40cm; AC=32cm	
- HS hát
- HS lắng nghe
Bài 1. Số?
255;256;257;258;259;260;261;262
>
<
=
Bài 2	357 563 
 301 > 297 999 < 1000
 238 < 299
Bài 3. Đặt tính rồi tính:
432 + 325 251 +346 872 – 320 786 – 135
 432 251 872 786
 325 346 320 135
 757 597 552 651
Bài 4. Tính:
25m + 17m = 42m
900 km - 200 km = 700 km
63 mm - 8 mm = 55mm
Bài 5. Bài giải
Chu vi hình tam giác ABC là:
24 + 40 + 32 = 96 (cm)
 Đáp số: 96 cm
4. Củng cố: Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: giao bài về nhà cho HS
- HS lắng nghe
Tập làm văn	Tiết 32: Đáp lời từ chối – Đọc sổ liên lạc
I. Mục tiêu.
- Biết đáp lại lời từ chối của người khác với thái độ lịch sự, nhã nhặn. Biết đọc và nói lại nội dung một trang trong sổ liên lạc.
- Rèn kĩ năng đáp lời từ chối. Đọc sổ liên lạc.
+ KNS: giao tiếp, lắng nghe tích cực
- HS yêu thích môn học. 
II. Đồ dùng dạy học. - GV: Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:hát
- HS hát
2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS lên đáp lời khen ngợi theo tình huống mình tự đưa ra
- GV gọi 2 HS đọc đoạn văn tả về ảnh Bác Hồ
- GV thu vở, nhận xét
- 2 HS lên bảng thực hiện
- 2 HS đọc bài làm của mình
- HS nhận xét
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
- Các em đã biết đáp lại lời khen ngợi qua tiết tập làm văn trước. Khi được khen ngợi, các em phải biết đáp lại làm sao cho lịch sự, có văn hóa. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em biết cách đáp lại lời người khác từ chối mình và tập thuật lại nội dung một trang sổ liên lạc, qua bài: “Đáp lời từ chối – Đọc sổ liên lạc”
- Gọi HS nhắc tựa bài
- HS lắng nghe
- HS nhắc tựa bài
3.2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
HS nêu yêu cầu và làm các bài tập.
Bài 1. Đọc lời các nhân vật trong tranh dưới đây:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- GV treo tranh minh họa, yêu cầu HS quan sát tranh và đọc thầm lời đối thoại giữa 2 nhân vật
- HS đọc
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi, thực hành đối đáp theo lời 2 nhân vật
- Nhắc HS đối đáp cần nói to, rõ, tự nhiên, với thái độ nhã nhặn, lịch sự.
- Gọi HS trình bày: cặp đối thoại đầu tiên cần nhắc đúng lời các nhân vật trong tranh, các cặp sau có thể không nói lại nguyên văn lời các nhân vật. 
- GV nhận xét
Bài 2. Nói lời đáp của em trong các trường hợp sau:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- GV cho HS thảo luận nhóm 4, giao tình huống cho các nhóm: Nhóm 1,2 tình huống a, nhóm 3,4 tình huống b, nhóm 5,6 tình huống c
- GV nhắc nhở: Cần đối đáp tự nhiên, hợp với tình huống và thái độ nhã nhặn, lịch sự và lễ phép. GV theo dõi, giúp đỡ HS
+ GDKNS: Lắng nghe tích cực, giao tiếp: ứng xử văn hóa
- Gọi các nhóm cử đại diện lên bảng thực hành đối đáp
- GV nhận xét
Bài 3. Đọc và nói lại nội dung một trang sổ liên lạc của em.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- GV yêu cầu cả lớp mở sổ liên lạc, chọn một trang em thích đọc thầm
- Gọi HS nói lại nội dung trang mình vừa đọc
- GV nhận xét
- HS thảo luận nhóm đóng vai đáp lại tì

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_tuan_32_CKTKN_2016_2017.doc