Giáo án Tổng hợp môn lớp 1 - Tuần số 15 năm 2012

BÀI 60: OM - AM

I.Mục tiêu:

- HS nắm đư¬ợc cấu tạo của vần “om, am”, cách đọc và viết các vần đó.

- HS đọc, viết thành thạo các vần đó, đọc đúng các tiếng, từ, câu có chứa vần mới.Phát triển lời nói theo chủ đề: Nói lời cảm ơn.

-Phần luyện nói giảm từ 1 đến 3 câu

- Yêu thích môn học.

II. Đồ dung dạy-học:

-Bộ đồ dùng dạy học vần. Tranh từ khoá, từ ứng dụng, câu, phần luyện nói.

- Bộ đồ dùng học vần, bảng con.

 

docx 32 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 610Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 1 - Tuần số 15 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gấp cách đều. 
- Từ đó, HS hiểu về việc ứng dụng nếp gấp cách đều để gấp cái quạt (hình 1)
- Giữa quạt màu có dán hồ. GVgợi ý : không dán hồ ở giữa thì 2 nửa quạt nghiêng về 2 phía, ta có hình 2
- Học sinh quan sát và nhận xét
2. Giáo viên hướng dẫn mẫu cách gấp
 - Bước 1:
 + Giáo viên đặt giấy màu lên mặt bàn và gấp các nếp cách đều.
- Bước 2: 
+ Gấp đôi hình 3 để lấy dấu giữa, sau đó dùng chỉ hay len buộc chặt phần giữa và phết hồ dán lên nếp gấp ngoài cùng.
- Bước 3:
+ Gấp đôi hình 4 dùng tay ép chặt để 2 phần đã phét hồ dính sát vào nhau hình 5. Khi hồ khô, mở ra ta được chiếc quạt như hình 1.
- Giáo viên cho học sinh thực hành gấp cách đều trên giấy vở HS có kẻ ô .
- Học sinh quan sát và làm theo
- Học sinh quan sát hình 4 và làm theo sự hướng dẫn cuả giáo viên
3. Củng cố, dặn dò: 
+ GVnhận xét giờ học 
+ Giáo viên nhận xét thái độ học tập của HS 
Chiều: Toán
ÔN TẬP 
I. Mục tiêu:
 - Học sinh tiếp tục ôn tập củng cố phép cộng, trừ trong phạm vi 9, mối quan hệ giữa chúng.
 - Tính cộng, trừ trong phạm vi 9 nhanh, chính xác.
 - Say mê học tập.
II. Đồ dùng dạy-học:
 Giáo viên: Hệ thống bài tập, tranh vẽ SGk
-Học sinh:vở bài tập toán+bảng con 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
- Tính: 5 + = 9, 9-  = 2
- Làm bảng con
5 HS lên bảng đọc 
 Đọc bảng cộng, trừ 9 ?
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài 
- Nêu yêu cầu giờ học, ghi đầu bài.
- Nắm yêu cầu của bài
3. Hoạt động 3: Ôn và làm vở bài tập trang 61 
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu.
- Điền số thích hợp vào chỗ chấm.
- Cho HS làm và chữa bài
 Chốt: Củng cố tính chất giao hoán của phép cộng, mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
- HS trung bình chữa, em khác nhận xét bài bạn.
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm và chữa bài, quan sát giúp đỡ HS yếu.
- Nối phép tính với số thích hợp.
- HS yếu chữa bài.
Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu và cách làm.
Chốt: Cần tính trước khi điền dấu.
- Điền dấu thích hợp vào o trống, sau đó nêu cách làm: 5+4 ... 9 điền dấu = vì 5+4 = 9, 9 = 9
- HS trung bình chữa bài.
Bài 4: Treo tranh, gọi HS nêu đề toán, từ đó viết phép tính thích hợp ?
- Gọi HS khá giỏi nêu đề toán và phép tính giải khác.
- Mỗi em có thể có đề toán khác nhau, từ đó viết các phép tính khác nhau 4 + 5 = 9 ; 9 - 4 = 5
Bài 5: Vẽ hình lên bảng
- HS nêu yêu cầu, sau đó làm và chữa bài.
- Lưu ý hình vuông để nghiêng đi.
- HS khá giỏi chữa.
4. Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò 
- Chơi trò chơi: Ghép hình có tổng (hoặc hiệu) các số bằng 9
- Nhận xét giờ học.
Tiếng Việt
LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục ôn củng cố lại cách đọc và viết vần, chữ “ăm, âm”.
-Rèn kĩ năng đọc và viết vần, chữ, từ có chứa vần, chữ “ăm, âm”.
- Bồi dưỡng tình yêu với Tiếng Việt.
II. Đồ dung dạy-học:
 Bộ đồ dùng dạy Tiếng Việt, tranh vẽ sách giáo khoa
- Vở bài tập Tiếng Việt ,bảng con 
III. Các hoạt động dạy- học: 
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
- Đọc bài: ăm, âm.
Viết: ăm, âm, tăm tre, đường hầm, đầm sen.
-Giáo viên nhận xét 
2. Hoạt động 2: Ôn và làm vở bài tập 
Đọc: 
- Gọi HS yếu đọc lại bài: ăm, âm.
Viết:
- Đọc cho HS viết: tăm tre, đường hầm, lọ tăm, cái mâm, cái ấm.
*Tìm từ mới có vần cần ôn ( dành cho HS khá giỏi):
- Gọi HS tìm thêm những tiếng, từ có vần ăm, âm.
Cho HS làm vở bài tập trang 62:
- HS tự nêu yêu cầu rồi làm bài tập nối từ và điền âm.
- Hướng dẫn HS yếu đánh vầ để đọc được tiếng, từ cần nối.
- Cho HS đọc lại các từ vừa điền và nối, GV giải thích một số từ mới: đầm sen, mầm giá.
- HS đọc từ cần viết sau đó viết vở 
* GV hướng dẫn HS cách ngồi, cầm bút, khoảng cách giữa các con chữ 
- Thu và chấm một số bài.
-Nhận xét tuyên dương những em viết đẹp.
3. Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò 
- Thi đọc, viết nhanh tiếng, từ có vần cần ôn.
-Nhận xét giờ, nhắc nhở về nhà ôn bài.
-8 học sinh đọc bài 
-Học sinh viết bảng con 
-5 em yếu đọc bài 
-Lớp viết bảng con 
-Tìm tiếng có vần âm, ăm 
Nối từ với tranh 
Điền vần ăm, âm :
- Lọ tăm, cái mâm.cái ấm .
-Lớp đọc đồng thanh 
-Học sinh lắng nghe
-HS viết 1 dòng tăm tre
 1 dòng đường hầm
-HS lắng nghe
-Học sinh thi đua giữa các tổ 
Tự nhiên xã hội
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
Tiếp tục ôn củng cố về các thành viên, đồ dùng trong lớp học, nhận dạng và phân loại đồ dùng trong lớp học.
- Tiếp tục nêu tên các đồ dùng trong lớp , tên lớp, cô giáo và các bạn trong lớp.
 -Luôn có ý thức kính trọng tầy cô, đoàn kết bạn bè và yêu quý lớp học.
II. Đồ dung dạy-học:
Giáo viên: Hệ thống câu hỏi.tranh các lớp học ở mỗi vùng miền khác nhau
-Học sinh :vở bài tập tự nhiên xã hội 
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
- Em đang học lớp nào?
- Hằng ngày em đến lớp làm gì?
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài 
- Nêu yêu cầu bài học- ghi đầu bài 
- HS đọc đầu bài.
3. Hoạt động 3: Trả lời câu hỏi.
- Trong lớp học có những ai? Kể tên cô giáo và một số bạn mà em biết? 
- Trong lớp học có những đồ dùng gì? Đồ dùng đó có tác dụng gì?
- Trong lớp em thường chơi với ai? Khi chới với bạn em có hay tranh cái không? Vì sao? 
- Em có thích đồ dùng trong lớp không? Khi sử dụng nó em cần chú ý điều gì để nó luôn mới và bền? 
Chốt: Trong lớp học có cô giáo, bạn bè, bàn ghế, tủ, bảng, sử dụng đồ dùng ở lớp học cần nhẹ nhàng để được bền lâu
4. Hoạt động 4: Thực hành.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm giới thiệu về lớp học của mình 
- Nhận xét bổ sung cho nhóm bạn.
- Cho HS tô màu vở bài tập trang 14. Lớp học thân thiết như ngôi nhà thứ hai của chúng ta, ta cần yêu quý lớp học
5. Hoạt động5 : Củng cố- dặn dò 
- Thi phân loại đồ vật trong lớp theo từng nhóm.
- Nhận xét giời học.
-Có cô giáo và bạn bè
-Bàn ghế ngồi học,tủ đựng sách vở, bảng để viết bài, đèn ánh sáng..
-Học sinh tự liên hệ 
-Cần giữ cẩn thận nhẹ tay
-Học sinh thảo luận nhóm cặp đôi
-Đại diện nhóm lên giới thiệu trước lớp 
 Thứ tư ngày 28 tháng 11 năm 2012
Sáng Toán
 PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 10
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục củng cố khái niệm phép trừ
- Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 10
 - Biết làm phép tính trừ trong phạm vi 10
 -Rèn thói quen ham học toán 
II. Đồ dung dạy-học:
Bộ đồ dùng dạy toán lớp 1, tranh vẽ SGK
 -Bộ đồ dùng dạy toán + bảng con 
III. Các hoạt động dạy- học: 
1. Hoạt động 1: Bài cũ
- Cho học sinh chữa bài tập về nhà
- Học sinh luyện bảng
2. Hoạt động 2: Bài mới
a) Giới thiệu: Phép cộng – Bảng cộng trong phạm vi 10
- Giáo viên rút ra bảng cộng
9 + 1 = 10 1 + 9 = 10
Hướng dẫn học sinh quan sát tranh vẽ rồi nêu bài toán “ Tất cả có 9 hình tam giác, thêm 1 hình. Hỏi có tất cả mấy hình?”
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ tự nêu được kết quả của phép tính 9 + 1 rồi tự viết kết quả đó vào chố chấm 9 + 1 = 
- Học sinh quan sát tranh trả lời câu hỏi
Có 9 hình tam giác, thêm 1 hình, có 10 hình tam giác 
9 + 1 = 10
3. Hoạt động 3: Luyện tập hướng dẫn học sinh thực hành phép cộng trong phạm vi 10
Bài 1: Cho học sinh nêu yêu cầu của bài rồi làm bài và chữa bài.
Bài 2: Gọi học sinh nêu cách làm bài rồi học sinh làm bài và chữa bài
-Giáo viên chữa bài 
Bài 3: Cho học sinh nêu cách làm bài (Tính nhẩm và viết kết quả) rồi tự làm bài và chữa bài
Bài 4: Cho học sinh quan sát tranh và thực hiện phép tính ứng với bài toán đã nêu
-
 Học sinh luyện bảng con
- Học sinh làm theo nhóm
- Đại diện nhóm lên trả lời 
Học sinh tính nhẩm và làm bài vào vở
- Học sinh làm bài
 9 + 1 = 10
4. Củng cố dặn dò :Nhận xét giờ học . 
 Về nhà ôn lại bài 
Âm nhạc
(Giáo viên bộ môn soạn giảng)
Học vần (2 tiết)
BÀI 62 : ÔM - ƠM 
I. Mục tiêu:
- HS nắm được cấu tạo của vần “ôm, ơm”, cách đọc và viết các vần đó.
- HS đọc, viết thành thạo các vần đó, đọc đúng các tiếng, từ, câu có chứa vần mới.Phát triển lời nói theo chủ đề: Bữa cơm.
- Phần luyện nói giảm 1 đến 3 câu hỏi
- Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy-học:
- Bộ đồ dùng dạy học vần Tranh minh hoạ từ khoá, từ ứng dụng, câu, phần luyện nói.
- Bộ đồ dùng học vần 1.bảng con
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
- Đọc bài:ăm, âm.
- Đọc SGK.
- Viết: ăm, âm, nuôi tằm, hái nấm.
- Viết bảng con.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài 
- Giới thiệu và nêu yêu cầu của bài.
- Nắm yêu cầu của bài.
3. Hoạt động 3: Dạy vần mới 
- Ghi vần: ôm và nêu tên vần.
- Theo dõi.
- Nhận diện vần mới học.
-Vần ôm được tạo nên bởi âm gì?
- 
-Âm ô và âm m 
Ghép bảng cài, phân tích vần mới..
- Phát âm mẫu, gọi HS đọc.
- Cá nhân, tập thể.
- Muốn có tiếng “tôm” ta làm thế nào?
- Ghép tiếng “tôm” trong bảng cài.
- Thêm âm t trước vần ôm.
- Ghép bảng cài.
- Đọc tiếng, phân tích tiếng và đọc tiếng.
- Cá nhân, tập thể.
- Treo tranh, yêu cầu HS nhìn tranh xác định từ mới.
- Con tôm
- Đọc từ mới.
- Cá nhân, tập thể.
- Tổng hợp vần, tiếng, từ.
- V ần “ơm”
Nhận diện 
-Vần ơm được tạo bở âm gì ?
-Để có tiếng rơm phải ghép âm gì?
-Đánh vần:ơ- mờ -ơm-
Rờ -ơm –rơm 
đống rơm 
-Giáo viên quan sát chỉnh sửa 
-Âm ơ và âm m
-Ghép thêm âm r trước vần ơm 
- Cá nhân ,nhóm ,lớp đọc đồng thanh 
4. Hoạt động 4: Đọc từ ứng dụng 
Ghi các từ ứng dụng
-chó đốm sáng sớm 
-Chôm chôm mùi thơm 
, gọi HS xác định vần mới, sau đó cho HS đọc tiếng, từ có vần mới.
-Cá nhân đọc thầm 
-Học sinh tìm tiếng cò vần mới 
- Giải thích từ: chó đốm.
-Giáo viên quan sát chỉnh sửa 
-Cá nhân, nhóm, lớp đọc đồng thanh 
5. Hoạt động 5: Viết bảng 
- Đưa chữ mẫu, gọi HS nhận xét về độ cao, các nét, điểm đặt bút, dừng bút.
- Quan sát để nhận xét về các nét, độ cao
- Viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết.
- Luyện viết bảng.
 Tiết 2
1. Hoạt động 1: 
- Hôm nay ta học vần gì? Có trong tiếng, từ gì?.
- Vần “ôm, ơm”, tiếng, từ “con tôm, đống rơm”.
2. Hoạt động 2: Đọc bảng 
- Cho HS đọc bảng lớp theo thứ tự, không theo thứ tự.
- Cá nhân, tập thể đọc .
3. Hoạt động 3: Đọc câu 
- Treo tranh, vẽ gì? Ghi câu ứng dụng gọi HS khá giỏi đọc câu.
- Các bạn dân tộc đi học.
- Gọi HS xác định tiếng có chứa vần mới, đọc tiếng, từ khó.
- Luyện đọc các từ: thơm.
- Luyện đọc câu, chú ý cách ngắt nghỉ.
- Cá nhân, tập thể đọc .
4. Hoạt động 4: Đọc SGK
- Cho HS luyện đọc SGK.
- Cá nhân, tập thể đọc .
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
5. Hoạt động 5: Luyện nói 
- Treo tranh, vẽ gì?
-Cả nhà ăn cơm
- Chủ đề luyện nói? ( ghi bảng)
- Bữa cơm
- Nêu câu hỏi về chủ đề.
Giáo viên nêu câu hỏi gợi ý 
-Giáo viên kết luận 
- Luyện nói về chủ đề theo câu hỏi gợi ý của GV.
-Học sinh thảo luận nhóm cặp đôi
-Đại diện nhóm trình bày 
-Nhóm khác bổ xung 
6. Hoạt động 6: Viết vở 
- Hướng dẫn HS viết vở tương tự như hướng dẫn viết bảng.
- Luyện viết vở.
7. Củng cố- dặn dò 
- Chơi tìm tiếng có vần mới học.
- Nhận xét giờ học.
Chiều Toán
ÔN TẬP
l. Mục tiêu:
 -Tiếp tục ôn-củng cố phép cộng trong phạm vi 10.
 -Thực hiện các phép tính thành thạo nhanh, chính xác.
 -Nhìn vào tranh đặt ngay được đề toán . 
 - Say mê học tập.
II- Đồ dùng dạy-học:
 -Giáo viên: Hệ thống bài tập.tranh vẽ bài tập 
 -Học sinh :Vở bài tập toán +bảng con 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
- Đọc bảng cộng phạm vi 10 ?
-GV nhận xét cho điểm
- Vài em HS yếu đọc.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài 
- Nêu yêu cầu giờ học, ghi đầu bài.
- Nắm yêu cầu của bài
3. Hoạt động 3: Ôn và làm vở bài tập trang 62 
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm và gọi lên chữa bài. 
Chốt: Khi đổi chỗ các số trong phép cộng thì kết quả như thế nào?
- tính
- Tự nêu cách làm, , yêu cầu phải thuộc bảng cộng, 
-Kết quả không thay đổi
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu.
- Điền số
- Cho HS làm và gọi lên chữa bài.
- HS trung bình, khá chữa bài, em khác nhận xét đánh giá bài bạn
Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu và nêu bài toán.
- Cho HS viết phép tính khác nhau và gọi lên chữa bài.
Bài 4: Gọi HS nêu yêu cầu. 
- Em điền số mấy vào ô trong thứ hai, vì sao?
- Cho HS làm phần còn lại, và chữa bài.
- Viết phép tính thích hợp, sau đó dựa vào trang để nêu bài toán.
- HS viết phép tính sau đó nêu kết quả.
- Điền số
- Số 8 vì 3 + 5 = 8
- Nhận xét đánh giá bài bạn
4. Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò 
- Thi đọc bảng cộng, trừ 10
- Nhận xét giờ học
 Tiếng Việt
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
 -Tiếp tục ôn củng cố cách đọc và viết vần, chữ “ôm, ơm”.
 - Củng cố kĩ năng đọc và viết vần, chữ, từ có chứa vần, chữ “ôm, ơm”.
 -Bồi dưỡng tình yêu với Tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy-học:
Giáo viên: Hệ thống bài tập.tranh vở bài tập 
 -Học sinh:vở bài tập tiếng việt+bảng con 
III. Các hoạt động dạy- học: 
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
- Đọc bài: ôm, ơm.
- Viết : ôm, ơm, con tôm, đống rơm.
-GV nhận xét cho điểm 
2. Hoạt động 2: Ôn và làm vở bài tập 
Đọc: 
- Gọi HS yếu đọc lại bài: 
- Gọi HS đọc thêm: con tôm, cây rơm
Viết:
- Đọc cho HS viết: con tôm, giã cốm, cái nơm, mùi thơm.
*Tìm từ mới có vần cần ôn ( dành cho HS khá giỏi):
- Gọi HS tìm thêm những tiếng, từ có vần ôm, ơm.
Cho HS làm vở bài tập :
- HS tự nêu yêu cầu rồi làm bài tập nối từ và điền âm.
- Hướng dẫn HS yếu đánh vầ để đọc được tiếng, từ cần nối.
- Cho HS đọc lại các từ vừa điền và nối, GV giải thích một số từ mới: chó đốm, giã cốm, bữa cơm, cái nơm .
- HS đọc từ cần viết sau đó viết vở đúng khoảng cách.
- Thu và chấm một số bài.
3. Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò 
- Thi đọc, viết nhanh tiếng, từ có vần cần ôn.
- Nhận xét giờ học. Nhắc nhở về nhà ôn bài 
5 em lên đọc bài 
-Lớp viết bảng con
-Em Hùng, Nam, Huệ Hiếu, Tùng
-Lớp viết 
Nối các từ sau: 
 Cây rơm ồm ồm
 Ngựa phi vàng óng
 Giọng nói tung bờm
-Cá nhân đọc 
-Học sinh lắng nghe
-Học sinh viết vở : 1 dòng chó đốm
 1 dòng mùi thơm
-Thi đua giữa các tổ 
Thủ công
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Học sinh tiếp tục củng cố cách gấp và gấp được các đoạn thẳng cách đều - Gấp được cái quạt bằng giấy thành thạo 
- Rèn đôi bàn tay khéo léo của học sinh 
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên : 
+ Mẫu gấp các nếp cách đều có kích thước lớn
+ Quy trình các nếp gấp (hình phóng to)
- Học sinh: 
+ Giấy màu có kẻ ô và tờ giấy học sinh, vở thủ công
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét
-Cho học sinh thực hành 
-Giáo viên nhắc lại quy trình gấp quạt theo 3 bước trên bản vẽ quy trình mẫu.
- Học sinh lắng nghe
- Bước 1:
+ Giáo viên đặt giấy màu lên mặt bàn và gấp các nếp cách đều.
- Bước 2: 
+ Gấp đôi hình 3 để lấy dấu giữa, sau đó dùng chỉ hay len buộc chặt phần giữa và phết hồ dán lên nếp gấp ngoài cùng.
- Bước 3:
+ Gấp đôi hình 4 dùng tay ép chặt để 2 phần đã phét hồ dính sát vào nhau hình 5. Khi hồ khô, mở ra ta được chiếc quạt như hìnhvẽ.
+ Học sinh thực hành 
+ Giáo viên quan sát giúp đỡ những em còn lúng túng
- Học sinh quan sát và làm theo hướng dẫn.
HS quan sát và làm theo hướng dẫn.
-Học sinh thực hành 
3. Củng cố, dặn dò
- Giáo viên nhận xét thái độ và tinh thần học tập của học sinh.
- Mức hiểu biết của học sinh
- Dặn học sinh chuẩn bị giấy để giờ học thực hành tiếp.
Thứ năm ngày 29 tháng 11 năm 2012
Sáng
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
 - Giúp học sinh củng cố về các phép tính cộng , trừ trong phạm vi 10
 -Rèn học sinh nhẩm nhanh ,nhìn vào tranh đọc ngay được đề toán.
 -Bồi dưỡng học sinh ham học toán 
II. Đồ dùng dạy-học:
-Bộ đồ dùng dạy toán lớp 1. Tranh vẽ các bài tập
 -Que tính ,bảng con 
III. Các hoạt động dạy- học: 
1. Hoạt động 1: Bài cũ
- Cho học sinh chữa bài tập về nhà
- Giáo viên nhận xét sửa sai
- Học sinh luyện bảng lớn
2. Hoạt động 2: Bài mới: Luyện tập
Bài 1: Học sinh tính rồi ghi kết quả.
Cho học sinh nêu mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ
Giáo viên nhận xét 
Bài 2: Hướng dẫn học sinh sử dụng công thức cộng trừ đã học rồi điền kết quả vào ô trống.
Bài 3: Học sinh làm nhóm
Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện phép tính ở vế trái trước rồi điền dấu thích hợp vào chỗ chấm.
-Giáo viên chữa bài 
Bài 4: Cho học sinh xem tranh nêu bài toán rồi viết phép tính tương ứng với bài toán đã nêu.
- ứng với mỗi tranh có thể nêu các phép tính khác nhau: 2 + 8 = 10 ; 8 + 2 = 10 ; 7 + 3 = 10 ; 3 + 7 = 10
- Học sinh làm bảng con 
 9 + 1 =10 , 1 + 9 = 10
-Học sinh thực hiện phép 
tính
-Học sinh thảo luận nhóm
-Đại diện nhóm trình bày 
Nhóm khác bổ xung 
- Học sinh luyện bảng
3. Củng cố, dặn dò
- Giáo viên nhắc lại nội dung chính
- Về nhà làm bài tập ở phần bài tập toán
Học vần (2 tiết)
BÀI 63: EM - ÊM 
I.Mục tiêu:
- HS nắm được cấu tạo của vần “em, êm”, cách đọc và viết các vần đó.
- HS đọc, viết thành thạo các vần đó, đọc đúng các tiếng, từ, câu có chứa vần .Phát triển lời nói theo chủ đề: Anh chị em trong nhà.
-Phần luyện nói giảm từ 1 đến 3 câu 
- Yêu thích môn học, yêu quý anh chị em.
II. Đồ dùng dạy-học:
-Bộ đồ dùng dạy học vần Tranh từ khoá, từ ứng dụng, câu, phần luyện nói.
- Bộ đồ dùnghọc vần.bảng con 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
- Đọc bài: ôm, ơm.
- Đọc SGK.
- Viết: ôm, ơm, con tôm, đống rơm.
- Viết bảng con.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài 
- Giới thiệu và nêu yêu cầu của bài.
- Nắm yêu cầu của bài.
3. Hoạt động 3: Dạy vần mới 
- Ghi vần: em và nêu tên vần.
- Theo dõi.
- Nhận diện vần mới học.
- Ghép bảng cài, phân tích vần mới..
- Phát âm mẫu, gọi HS đọc.
- Cá nhân, nhóm đọc 
- Muốn có tiếng “tem” ta làm thế nào?
- Ghép tiếng “tem” trong bảng cài.
- Thêm âm t trước vần em.
- Ghép bảng cài.
- Đọc tiếng, phân tích tiếng và đọc tiếng.
 - e - mờ - em
- tờ em – tem 
 Con tem 
-Giáo viên chỉnh sửa nhịp đọc của học sinh 
-Cá nhân ,nhóm, lớp đọc đồng thanh 
- Treo tranh, yêu cầu HS nhìn tranh xác định từ mới.
- Con tem
- Đọc từ mới.
- Cá nhân, nhóm đọc 
- Tổng hợp vần, tiếng, từ.
- Vần “êm”
Nhận diện vần 
Cho lớp ghép vần 
Giáo viên quan sát chỉnh sửa
So sánh em và êm 
-HS ghép vần êm, đêm, sao đêm
-Cá nhân, nhóm đọc 
-Giống: đều kết thúc bằng m
-Khác ; e và ê 
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
4. Hoạt động 4: Đọc từ ứng dụng 
Ghi các từ ứng dụng, 
Trẻ em ghế đệm 
-Que kem mềm mại 
gọi HS xác định vần mới, sau đó cho HS đọc tiếng, từ có vần mới.
- Cá nhân đọc thầm 
-Học sinh tìm tiếng có vần mới 
-Cá nhân ,nhóm, lớp đọc đồng thanh 
-Giải thích từ: ghế đệm, mềm mại.
 Giáo viên quan sát chỉnh sửa-
5. Hoạt động 5: Viết bảng 
- Đưa chữ mẫu, gọi HS nhận xét về độ cao, các nét, điểm đặt bút, dừng bút.
- Quan sát để nhận xét về các nét, độ cao
- Viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết.
- Luyện viết bảng.
Tiết 2
1. Hoạt động 1:
- Hôm nay ta học vần gì? Có trong tiếng, từ gì?
- vần “em, êm”, tiếng, từ “con tem, sao đêm”.
2. Hoạt động 2: Đọc bảng 
- Cho HS đọc bảng lớp theo thứ tự, không theo thứ tự.
- Cá nhân, tập thể.
3. Hoạt động 3: Đọc câu 
- Treo tranh, vẽ gì? Ghi câu ứng dụng gọi HS khá giỏi đọc câu.
- Con cò ngã xuống ao
- Gọi HS xác định tiếng có chứa vần mới, đọc tiếng, từ khó.
- Luyện đọc các từ: đêm, mềm.
- Luyện đọc câu, chú ý cách ngắt nghỉ.
- Cá nhân, tập thể.
4. Hoạt động 4: Đọc SGK
- Cho HS luyện đọc SGK.
- Cá nhân, tập thể đọc. 
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
5. Hoạt động 5: Luyện nói 
- Treo tranh, vẽ gì?
- Anh rửa tay cho em.
- Chủ đề luyện nói? ( ghi bảng)
- Anh em trong nhà
- Nêu câu hỏi về chủ đề.
- Giáo viên nhận xét 
- luyện nói về chủ đề theo câu hỏi gợi ý của GV.
-Học sinh thảo luận cặp đôi
-Đại diện nhóm trình bày 
-Nhóm khác bổ xung 
6. Hoạt động 6: Viết vở 
- Hướng dẫn HS viết vở 
* Học sinh viết đúng khoảng cách giữa các con chữ
-Cuối giờ GV chấm một số bài 
- tập viết vở.
7.Hoạt động 7: Củng cố dặn dò 
- Chơi tìm tiếng có vần mới học. Thi chơi xem ai tìm được nhiều 
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà đọc lại bài, xem trước bài: im,
Đạo đức
ĐI HỌC ĐỀU VÀ ĐÚNG GIỜ
I. Mục tiêu:
- HS biết ích lợi của việc đi học đều và đúng giờ là giúp cho các em thực hiện tốt quyền được học tập của mình.
- HS thực hiện việc đi học đều và đúng giờ
II.Tài liệu và phương tiện:
- Vở bài tập đạo đức 
- Tranh bài tập 1 bài tập 4 phóng to 
- Điều 28 công ước quốc tế về quyền trẻ em
- Bài hát: Tới lớp tới trường (nhạc và lời của Hoàng Vân)
III.Các hoạt động dạy - học: 
1. Hoạt động 1: Sắm vai tình huống trong bài tập 4 
- Giáo viên chia nhóm và phân công mỗi nhóm đóng vai một tình huống trong bài tập - Giáo viên cho học sinh nghe lời nói trong hai bức tranh.
 Cả lớp trao đổi, nhận xét và trả lời câu hỏi: Đi học đều và đúng giờ có lợi ích gì ?
- Giáo viên kết luận: Đi học đều và đúng giờ giúp em được nghe giảng đầy đủ.
Hoạt động 2 :Học sinh thảo luận nhóm bài tập 5.
- Giáo viên nêu yêu cầu thảo luận
- Giáo viên kết luận: Trời mưa, các bạn vẫn đội mũ, mặc áo mưa vượt khó khăn di học.
 Học sinh chú ý nghe và làm theo hướng dẫn của giáo viên.
- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.
- Học sinh đóng vai trước lớp
- Học sinh trả lời 
-Học sinh lắng nghe
- Học sinh thảo luận nhóm
- Đại điện các nhóm lên trình bày
- Cả lớp trao đổi, nhận xét.
3. Hoạt động 3: Thảo luận lớp
- Đi học đều có lợi ích gì ?
- Cần phải làm gì để đi học đều và đúng giờ? 
- Chúng ta phải làm gì để đi học đều và đúng giờ ?
- Chúng ta chỉ nghỉ học khi nào ? Nếu nghỉ học cần phải làm gì ?
-Cho học sinh đọc phần ghi nhớ cuối bài 
- Học sinh trả lời câu hỏi 
- HS đọc 2 câu thơ cuối bài.
- Cả lớp cùng hát bài “ Tới lớp, tới trường”
 4. Củng cố, dặn dò
- Giáo viên liên hệ giáo dục học sin
Chiều Toán
ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
 - Củng cố phép cộng trong phạm vi 10.
 - Tính cộng trong phạm vi 10 nhanh, chính xác.
 - Say mê học tập.
II. Đồ dùng dạy-học:
 Giáo viên: Hệ thống bài tập.tranh vở bài tập 
 Học sinh :vở bài tập toán +bảng con 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
- Đọc bảng cộng phạm vi 10 ?
- Vài em HS yếu đọc.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài 
- Nêu yêu cầu giờ học, ghi đầu bài.
- Nắm yêu cầu của bài
3. Hoạt động 3: Ôn và làm vở bài tập trang 63 
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm và gọi lên chữa bài. 
Chốt: Khi đổi chỗ các số trong phép cộng thì kết quả như thế nào?
- tính hàng ngang 
- Tự nêu cách làm
 3+ 7 = 10 7 +3 = 10 
 Kết quả không thay đổi
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu.
- Điền số
- Cho HS làm và gọi lên chữa bài.
- HS trung bình, khá chữa bài, em khác nhận xét đánh giá bài bạn
Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu và nêu bài toán.
- Cho HS viết phép tính khác nhau và gọi lên chữa bài.
Bài 4: Gọi HS nêu yêu cầu.
-Gọi HS đặt đề

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao an lop 12 buoiTuan 15.docx