Giáo án tổng hợp môn lớp 1 - Tuần học 28 năm học 2011

I.Mục tiêu:

1. Đọc:

 -Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: hàng xoan, xao xuyến, lảnh lót, rạ, sân phơi,trước ngõ.

-Bước đầu biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ, khổ thơ.

2. -Hiểu từ ngữ: Thơm phức. lảnh lót

 -Hiểu được nội dung bài: Tình cảm của bạn nhỏ với ngôi nhà .

-Trả lời được các câu hỏi 1 (SGK).

II.Đồ dùng dạy học: Bảng ghi nội dung bài tập đọc

 

doc 51 trang Người đăng hong87 Lượt xem 837Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp môn lớp 1 - Tuần học 28 năm học 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ắc lại
-Lắng nghe.
-5, 6 em đọc các từ trên bảng. Lớp đọc Đt
-Hoảng hốt: Mất tinh thần do gặp nguy hiểm bất ngờ
-HS đọc nối tiếp câu theo dãy.
-1,2 HS đọc toàn bài
-Đại diện nhóm thi đọc.Cả lớp bình chọn xem bạn nào đọc hay nhất, tuyên dương bạn đọc hay nhất.
-Các tổ thi đọc
-Nêu miệng: đứt
-Thi đua theo nhóm trong thời gian 1 phút, nhóm nào tìm đúng nhiều từ thì thắng cuộc.
-2 HS đọc mẫu câu trong bài.
-Từng học sinh đặt câu. Học sinh khác nhận xét. VD: Bạn Nguyên bị sứt răng; Mẹ em mua một con mưc rất to
-2 em đọc lại bài.
Tiết 2:
1.Luyện đọc 
*Đọc bài trên bảng.
-Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc câu, đoạn, cả bài (Chỉ thứ tự hoặc không thứ tự)
*Đọc bài trong sách giáo khoa 
 -Gọi học sinh đọc cả bài.
-Hướng dẫn cả lớp đọc thầm (giao việc).
H: Bài này có mấy câu hỏi ?
-Hãy đọc câu trả lời
-Hướng dẫn cách đọc ngắt, nghỉ hơi ở dấu chấm, dấu phẩy và câu hỏi. Cuối câu hỏi thường đọc cao giọng, cuối câu trả lời thường đọc hạ giọng.
-GV đọc mẫu
-Yêu cầu HS đọc phân vai
2.Tìm hiểu bài.
-Khi bị đứt tay cậu bé có khóc không?
-Lúc nào cậu bé mới khóc ?Vì sao?
3.Luyện nói.
-Gọi 1 học sinh nêu chủ đề.
-Hướng dẫn học sinh thảo luận.
+Bạn có hay làm nũng bố mẹ không?
+Bạn có thích được làm nũng bố mẹ không? +Bạn nghĩ thế nào khi làm nũng bố mẹ?
-Giáo viên chốt ý:Làm nũng như cậu bé trong truyện này không phải là tính xấu nhưng hay nhõng nhẽo,quấy khóc, vòi vĩnh thì không tốt, vì làm phiền cha mẹ, làm cha mẹ bực mình,
-Giáo dục HS không nên làm nũng cha mẹ.
-Cá nhân.
-Nhận xét bạn đọc
-2 em đọc. Lớp đọc thầm.
-3 câu hỏi:
+ Con làm sao thế?
+ Đứt tay khi nào?
+ Sao đến bây giờ con mới khóc?
-HS đọc câu trả lời. 
Đọc cá nhân.
Đọc đồng thanh.
-Lắng nghe
-Một nhóm 3 HS đọc phân vai: Người dẫn chuyện, người mẹ, cậu bé
- Khi bị đứt tay, cậu bé có không khóc
 - Mẹ về, cậu mới khóc. Vì cậu muốn làm nũng mẹ, muốn được mẹ thương. Mẹ không có nhà, cậu khóc chẳng có ai thương, chẳng ai lo lắng, vỗ về.
-1 HS đọc chủ đề luyện nói
*Thảo luận nhóm 2. 
Nhiều cặp HS thực hành hỏi – đáp.
-Nhận xét nhóm bạn hỏi - đáp
HS nhắc lại.
4/ Củng cố, dặn dò
-Nhận xét tiết học. Khen những học sinh đọc tốt.
-Dặn dò: Kể câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị trước bài: Đầm sen
Tiết 4:Thñ c«ng: C¾t d¸n h×nh tam gi¸c. ( Tiết 1)
I.Mục tiêu:	
-Giúp HS biết kẻ, cắt và dán được hình tam giác.
-HS kẻ, cắt dán được hình tam giác với đường kẻ tương đối thẳng, hình dán tương đối phẳng.
II.Đồ dùng dạy học: 
-Chuẩn bị 1 hình tam giác dán trên nền tờ giấy trắng có kẻ ô.
-1 tờ giấy kẻ có kích thước lớn.
	-Học sinh: Giấy có kẻ ô, bút chì, vở thủ công, hồ dán, kéo
III.Các hoạt động dạy học :
A.KTBC: 
-Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh theo yêu cầu giáo viên dặn trong tiết trước.
iNhận xét chung về việc chuẩn bị của học sinh.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài, ghi đề .
2. Quan sát và nhận xét:
-Đính mẫu lên bảng.
-Hình tam giác có mấy cạnh?
Định hướng cho học sinh quan sát hình tam giác: Hình tam giác có 3 cạnh trong đó 1 cạnh của hình tam giác là 1 cạnh hình CN có độ dài 8 ô, còn 2 cạnh kia nối với 1 điểm của cạnh đối diện
Giáo viên nêu: Như vậy trong hình mẫu (H1), hình tam giác có 3 cạnh trong đó 1 cạnh có số đo là 8 ô theo yêu cầu.
2.Giáo viên hướng dẫn mẫu.
*Hướng dẫn học sinh cách kẻ hình tam giác:
Giáo viên thao tác từng bước yêu cầu học sinh quan sát:
Ghim tờ giấy kẻ ô lên bảng và gợi ý cách kẻ
Từ những nhận xét trên hình tam giác (H1) là 1 phần của hình CN có độ dài 1 cạnh 8 ô. Muốn vẽ hình tam giác cần xác định 3 đỉnh, trong đó 2 đỉnh là 2 điểm đầu của cạnh hình CN có độ dài 8 ô, sau đó lấy điểm giữa của cạnh đối diện là đỉnh thứ 3. Nối 3 đỉnh với nhau ta được hình tam giác .
-HD kẻ HTG đơn giản và tiết kiệm giấy 
Giáo viên hướng dẫn học sinh cắt rời hình tam giác và dán. Cắt theo cạnh AB, AC.
Bôi 1 lớp hồ mỏng và dán cân đối, phẳng.
Thao tác từng bước để học sinh theo dõi cắt và dán hình tam giác.
Cho học sinh cắt dán hình tam giác trên giấy có kẻ ô ly. 
3.Củng cố: 
-Nhận xét, tuyên dương các em kẻ đúng và cắt dán đẹp, phẳng..
-Chuẩn bị bài học sau: mang theo bút chì, thước kẻ, kéo, giấy màu có kẻ ô li, hồ dán để tiết sau cát dán hình tam giác
iHọc sinh mang dụng cụ để trên bàn cho giáo viên kiểm tra.
-Vài HS nêu lại
-Học sinh quan sát hình tam giác mẫu (H1)
-Hình tam giác có 3 cạnh
 A
 B C
 Hình 1
-Học sinh cắt rời hình tam giác và dán trên giấy có kẻ ô li.
Học sinh nhắc lại cách kẻ, cắt, dán tam giác
Buổi chiều
Tiết 1: Toán: Luyện giải toán có lời văn
A- Mục tiêu: Giúp HS:
- Rèn KN lập đề toán, giải và trình bày bài toán có lời văn.
B. Các hoạt động dạy - học:
1- Giới thiệu bài (trực tiếp)
2- Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1/43 VBT Toán:
- Gọi HS nêu Y/c
a) HS quan sát tranh vẽ, dựa vào bài toán chưa hoàn chỉnh trong SGK để viết và nêu phần còn thiếu.
- HD HS đếm số bông hoa ở hai hàng rồi điền vào chỗ chấm.
- Cho HS nêu câu hỏi đặt ra cho bài toán.
- GV giúp HS lựa chọn câu hỏi đúng nhất.
- GV nhận xét, chỉnh sửa
Phần b: Thực hiện tương tự phần a
Bài 2/43 VBT Toán:
- Gọi HS đọc Y/c
- Gọi HS đọc số cần điền vào tóm tắt
- Y/c HS tự giải bài toán vào vở.
 - GV nhận xét, chữa bài.
4- Củng cố - bài:
-Nhận xét chung tiết học, dặn dò về nhà
-Nhìn tranh vẽ, viết tiếp vào chỗ chấm để có bài toán và giải bài toán đó.
- HS đếm
- Nhiều học sinh được nêu miệng
- HS đọc bài toán đã hoàn chỉnh và viết vào vở bài tập.
- 1, 2 HS đọc bài toán đã hoàn chỉnh
- HS giải BT vào vở.
Bài giải
Số bông hoa My làm được tất cả là:
5 + 3 = 8 ( bông hoa )
Đáp số: 8 bông hoa.
- Đọc bài toán
- Nêu miệng.
-HS làm bài trong VBTT, 1 HS lên bảng làm bài
-Lớp nhận xét và bổ sung:
 Bài giải
Số cây chanh trong vườn là:
 16 – 4 = 12 (cây)
 Đáp số: 12 cây
Tiết 2: Tập đọc: Luyện đọc bài: Vì bây giờ mẹ mới về
A- Mục tiêu:
1- HS đọc trơn cả bài. Biết nghỉ hơi đúng những chỗ có dấu chấm, dấu phẩy, biết đọc câu có dấu chấm hỏi (cao giọng vẻ ngạc nhiên).
2- Hoàn thành các bài tập ở VBT Tiếng việt trang 39.
B- Các hoạt động dạy - học:
1- Giới thiệu bài: 
2- Luyện đọc:
- Giáo viên đọc mẫu lần 1
+ Luyện đọc câu:
H: Bài gồm mấy câu ?
- Cho HS luyện đọc từng câu
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
+ Luyện đọc cả bài.
- HD và giao việc 
- Cho HS đọc ĐT.
3.Hoàn thành bài tập trong VBTTV/39
Bài 1: Viết tiếng trong bài có vần ưt ?
Bài 2:Viết tiếng ngoài bài có chứa vần ưt, ưc 
- Cho HS đọc lại các từ vừa nêu
Bài 3: Chọn ý trả lời đúng
Bài 4: Ghi lại một câu hỏi và một câu trả lời trong bài văn
5- Củng cố - dặn dò:
-Theo em làm nũng bố mẹ như em bé trong bài có phải là tính xấu không ?
- GV nhận xét tiết học.
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- HS theo dõi và đọc thầm
- HS đọc CN, ĐT
- Bài có 9 câu
- HS đọc nối tiếp CN, nhóm
- HS đọc (bàn, nhóm, CN)
- Cả lớp đọc 1 lần.
- HS viết: đứt
- HS tìm và viết vào VBTTV:
+Ưt: bứt lá, day dứt...
+Ưc: nóng bức, cực khổ...
- HS đọc CN, ĐT.
-HS làm bài trong vở BTTV
-HS trình bày, lớp nhận xét và bổ sung
- Không phải là tính xấu nhưng sẽ làm phiền đến bố mẹ.
- HS nghe và ghi nhớ
Tiết 3: GDNGLL: Trò chơi: kéo co
I.Mục tiêu:
-HS hiểu trò chơi kéo co là một trò chơi dân gian mang tính tập thể, dễ chơi
-Giáo dục HS luôn đoàn kết trong học tập và trong lao động.
II.Chuẩn bị: Một dây thừng dài 5, 6 m
III.Tiến trình hoạt động
1.Giới thiệu bài
2. Tiến trình
*Hướng dẫn cách chơi:
Người chơi chia làm hai phe đều nhau, đối mặt theo một hàng dọc, theo lệnh hiệu cờ cùng kéo về bên mình.
Chính giữa dây kéo được buộc đánh dấu bằng túm vải đỏ, đặt trên vạch vôi phân ranh giới giữa hai phe. Nếu bên nào lôi được túm vải đỏ dịch sang địa phận của mình là thắng. Phe nào có người tuột tay ngã ngửa cũng bị thua.
-Cho HS chơi thử
-Cho HS chơi chính thức: Gv làm trọng tài
-Tổng kết trò chơi, khen ngợi nhóm thắng cuộc, động viên nhóm chưa có thành tích
3.Củng cố, dặn dò: -Nhận xét chung tiết học
TUẦN 29
 Thứ hai ngày 28 tháng 3 năm 2011
Tiết 2,3: Tập đọc Đầm sen
I.Mục tiêu:
 a. Đọc: Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: đầm sen, xanh mát, xoè ra, thanh khiết, dẹt lại, suốt mùa, rẽ. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
b.Tìm được tiếng trong bài có vần en, tiếng ngoài bài có vần en, oen. Nói được câu có chứa vần en hoặc oen
 c.Hiểu:
-Hiểu từ: Đài hoa, thanh khiết, ngan ngát
-Hiểu nội dung bài: Vẻ đẹp của lá, hoa, hương sắc loài sen.
- Trả lời được câu hỏi 1,2(SGK).
d. HS luyện nói được theo chủ đề: Đầm sen
II.Đồ dùng dạy học:
II.Đồ dùng dạy học:
GV: tranh vẽ và câu mẫu của bài tập 3
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 A. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS đọc lại bài: Vì bây giờ mẹ mới về.
+ Khi bị đứt tay cậu bé có khóc không ?
+ Lúc nào cậu bé mới khóc ? Vì sao?	
- GV nhận xét sửa chữa và cho điểm.
B. Bài mới 
 1) Giới thiệu bài
- GV giới thiệu tranh, hỏi: Tranh vẽ gì?
-Sen là loài hoa rất đẹp. Để biết thêm về vẻ đẹp của loài hoa này, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài tập đọc: Đầm sen
 2) Luyện đọc
+ GV đọc mẫu bài trên bảng 
+ Luyện đọc tiếng và từ khó .
- GV gạch chân các tiếng khó: đầm sen, xanh mát, xoè ra, thanh khiết, dẹt lại, suốt mùa, rẽ, cho học sinh nối tiếp nhau vừa phân tích vừa đánh vần, đọc trơn các tiếng khó 
- GV theo dõi nhận xét sửa sai.
- Giải thích từ:
+ Đài sen: Là bộ phận nằm trong hoa sen, khi đài sen già thì có chứa các hạt sen
+ Nhị: bộ phận sinh sản của hoa
+ Thanh khiết: Trong sạch 
+ Ngan ngát: mùi thơm dịu, nhẹ 
+ Luyện đọc câu
- Gọi học sinh đọc nối tiếp 1 em 1 câu lần lượt đọc cho hết bài .
- GV theo dõi nhận xét sửa sai, tuyên dương HS có tiến bộ. 
+ Luyện đọc đoạn, cả bài
- GV đánh dấu đoạn 
* Đoạn 1 : Từ “ Đầm sen..mặt đầm.”
* Đoạn “ Hoa senxanh thẫm”.
* Đoạn 3: Từ “ Phần còn lại ”.
- GV hướng dẫn đọc cách ngắt nghỉ hơi ở dấu chấm , dấu phẩy và gọi học sinh nối tiếp nhau đọc đoạn 
- GV theo dõi nhận xét sửa sai. 
- Cho HS đọc cả bài. 
-Yêu cầu HS thi đọc toàn bài
- GV nhận xét ,sửa sai. 
- Cho học sinh đọc đồng thanh cả bài 
 3.Ôn các vần en ,oen.
- Gọi HS đọc to cả bài 
a. Tìm tiếng trong bài có vần en?
- GV gọi HS đọc và phân tích các tiếng có vần en vừa tìm được .
- GV nhận xét sửa sai
b. Tìm tiếng ngoài bài:
-Có vần en:
-Có vần oen:
c. Nói câu chứa tiếng có vần en:
GV giới thiệu tranh và hỏi :
+ Trong tranh vẽ gì?
- Cho HS đọc câu mẫu, phân tích tiếng Mèn
-Cho HS thảo luận nhóm đôi và nêu kết quả
- GV nhận xét sửa sai .
- GV hướng dẫn học sinh nói câu chứa tiếng có vần oen tương tự 
-Tổng kết, khen nhóm thắng cuộc
4.Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS đọc cả bài 
-Trò chơi: kết hoa
GV đính câu còn thiếu từ lên bảng, yêu cầu HS điền từ trong bông hoa vào chỗ trống cho phù hợp: (khen, xoèn, hoen, kèn)
Cô giáo .... em rất ngoan. 
Máy cưa chạy ... xoẹt. 
Thanh sắt đã  rỉ . 
Bé thổi  rất hay . 
*HD chơi: Cho 2 nhóm, mỗi nhóm 4 HS lên thi đua điền nhanh từ vào câu, nhóm nào điền nhanh và đúng sẽ thắng cuộc.
-Gv tổng kết cuộc thi
-Nhận xét chung tiết học
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi 
+ Cậu bé không khóc 
+ Lúc mẹ về cậu mới khóc . Vì cậu làm nũng mẹ .
-Tranh vẽ cảnh đầm sen
- HS đọc tên bài :Đầm sen
- HS theo dõi 
- 3-5 HS đọc– nhóm – đồng thanh (dưới dạng đọc nối tiếp)
- HS đọc cá nhân (nối tiếp), đọc 2-3 vòng
-Nhận xét bạn đọc
- HS đọc nối tiếp cá nhân , 2 vòng.
-1 HS đọc 
-Đại diện nhóm tổ đọc, lớp bình chọn bạn đọc hay nhất
-Lớp đọc ĐT 1 lần
-1 HS đọc
+ Tiếng trong bài có vần en: sen, ven, chen.
- 1HS đọc
*Thảo luận theo cặp và nêu:
-xen kẽ, len lỏi, hẹn hò, kén tằm, cái chén
-hoen úa, nhoẻn miệng, xoèn xoẹt
+ Vẽ con dế mèn 
+ Truyện Dế mèn phiêu lưu kí rất hay 
+Bố khen em học giỏi
+Mẹ mua cho em một chiếc áo len.
M: Lan nhoẻn miệng cười.
+Chim iểng nói xoen xoét cả ngày
+Tiếng cưa xăng xoèn xoẹt
-1 HS đọc
-HS lắng nghe GV HD cách chơi
-2 Nhóm lên thi đua, số HS còn lại cổ vũ cho 2 nhóm.
-Lớp nhận xét 
Tiết 2
1.Luyện đọc
*Luyện đọc trên bảng
- Gọi HS đọc nối tiếp câu trên bảng lớp.
- GV gọi 6 học sinh luyện đọc lại đoạn 
- Cho đại diện nhóm thi đọc đoạn .
- GV sửa sai, tuyên dương HS có tiến bộ .
*Luyện đọc SGK
-Cho HS đọc theo nhóm đôi
-GV nhận xét, khen ngợi
- GV gọi 3 học sinh đọc nối tiếp cả bài .
- GV nhận xét và cho điểm.
2.Tìm hiểu bài đọc
- GV gọi 1HS đọc đoạn1
-Gọi HS đọc đoạn 2, Gv hỏi: 
1)Khi nở hoa sen đẹp như thế nào?
- GV nhận xét và cho học sinh nhắc lại 
- GV gọi HS đọc câu hỏi 2
2) Đọc câu văn tả hương sen?
- GV cho 1 học sinh đọc lại cả bài 
+ Qua bài này ta thấy được vẻ đẹp gì của cây sen? 
- GV nhận xét và cho học sinh nhắc lại 
3.Luyện nói
- GV gọi 1 em nêu yêu cầu của bài
- Từng cặp hoặc bàn trao đổi nhanh về bức tranh trong SGK trả lời
- Cả lớp và GV nhận xét
4. Củng cố- Dặn dò 
- GV cho HS nhìn SGK đọc to lại cả bàì
- Dặn HS về nhà luyện đọc lại bài, xem trước bài: (Mời vào) . 
- HS đọc cá nhân nối tiếp 
 - HS đọc cá nhân 
- 3 HS đại diện nhóm đọc
-Đọc theo cặp, mỗi HS đọc một đọc 1 đoạn
-1 cặp thẻ hiện trước lớp
-Lớp nhận xét bạn đọc
-3 HS đọc cả bài , cả lớp theo dõi 
-1 HS đọc to, lớp đọc thầm
- Khi nở cánh hoa đỏ nhạt xoè ra, phô đài sen và nhị vàng.
- Hương sen ngan ngát thanh khiết .
Ta thấy được vẻ đẹp của lá, hoa, hương sen 
- HS : Nói về sen:
HS thảo luận trả lời 
- Cây sen mọc trong đầm, lá sen màu xanh mát. Cánh hoa màu đỏ nhạt. Hương sen ngan ngát lan toả khắp nơi. Sen vừa đẹp mà vừa có ích, ướp trà, lá sen gói cốm..
- Cây sen mọc ở giữa đầm. Lá sen rất to và đẹp, lại thơm dùng để gói cốm thì ngon tuyệt. Hoa sen đẹp mà thơm dùng để ướp trà ai cũng thích 
- 1HS đọc lại bài trong SGK.
Tiết 3: Toán: Phép cộng trong phạm vi 100
 (Cộng không nhớ )
I.Mục tiêu: 
 - Nắm được cách cộng số có hai chữ số
- Biết đặt tính và làm tính cộng (không nhớ) số có hai chữ số và biết vận dụng để giải toán.
II.Đồ dùng dạy học: 
 - GV: Các bó mỗi bó có 1 chục que tính và một số que tính rời 
 - HS : Bộ thực hành toán
III.Hoạt động dạy học
A.Bài cũ:
-GV nêu bài toán: Trên cành có 15 con chim, 4 con chim đã bay đi. Hỏi trên cành còn lại mấy con chim?
-Cho HS nêu câu giải và phép tính tương ứng
-GV và HS nhận xét, bổ sung
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài 
2. Giới thiệu cách làm tính cộng (không nhớ):
a. Phép cộng có dạng 35 + 24 :
- GV yêu cầu HS lấy 3 bó một chục que tính đặt bên trái, 5 que tính rời đặt bên phải.
--Các con vừa lấy bao nhiêu que tính? 
Yêu cầu HS phân tích cấu tạo số 35
- GV thể hiện ở bảng : Có 3 bó chục, viết 3 ở cột chục; có 5 que tính rời, viết 5 ở cột đơn vị.
- Cho HS lấy 24 que tính nữa rồi đặt 2 bó ở bên trái, các que tính rời đặt bên phải dưới các bó chục và que tính rời đã xếp trước.
-Chúng ta vừa lấy thêm bao nhiêu que tính?
- GV cũng thể hiện ở bảng :
 Thêm 24 que rời, (viết 2 ở cột chục dưới 3); có 4 que tính rời, (viết 4 ở cột đơn vị, dưới 5.)
-HD gộp các bó chục que tính với nhau và các que tính rời với nhau.
-Các con đã gộp được mấy bó chục và mấy que tính rời?
-Như vậy, ta gộp lại được 5 bó chục và 9 que tính rời ( viết 5 ở cột chục và 9 ở cột đơn vị.)
-Vậy ta đã lấy tất cả bao nhiêu que tính?
* GV hướng dẫn cách đặt tính :
+ Viết 35 rồi viết 24 sao cho chục thẳng cột với chục, đơn vị thẳng cột với đơn vị.
+ Viết dấu +
+ Kẻ vạch ngang dưới hai số đó.
- Hướng dẫn cách tính : Tính từ phải sang trái
+
 35 . 5 cộng 4 bằng 9, viết 9
 24 . 3 cộng 2 bằng 5, viết 5.
 59
 Như vậy 35 cộng 24 bằng 59 
-Yêu cầu HS nhắc lại
b. Phép cộng có dạng 35 + 20:
- GV hướng dẫn HS làm kĩ thuật tính như trên.
b. Phép cộng có dạng 35 + 2:
- GV hướng dẫn HS làm kĩ thuật tính như trên.
- Chú ý cho HS : Khi đặt tính phải đặt 2 thẳng cột với 5 ở cột đơn vị.
-Yêu cầu nhắc lại cách đặt tính và tính cộng
3. Thực hành :
* Bài 1 : Tính
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
* Bài 2 (SGK/155): - Đặt tính rồi tính
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
* Bài 3 (SGK/155)
- Yêu cầu HS đọc bài toán
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Muốn tìm cả hai lớp trồng bao nhiêu cây ta làm phép tình gì ?
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
*Bài 4: Đo độ dài mỗi đoạn thẳng
4. Củng cố, dặn dò :
-Yêu cầu HS nhắc lại các cộng các số trong phạm vi 100
- Nhận xét tiết học. 
- HS thao tác trên que tính.
-35 que tính.
-Gồm 3 chục và 5 đơn vị
-Quan sát GV thực hiện
- Thao tác theo HD
-Lấy thêm 24 que tính.
- HS quan sát.
-HS thao tác theo HD.
-HS nêu: 5 bó chục và 9 que tính rời
- HS quan sát.
-Đã lấy tất cả 59 que tính.
- HS quan sát.
- Hs nêu lại cách cộng ( Nhiều em nhắc lại)
-Nhiều HS nhắc lại cách cộng.
-Lớp làm trên bảng con, 1 HS làm bài trên bảng lớp
-Nhận xét bài trên bảng
-Tương tự, làm bảng con và bảng lớp, lớp nhận xét và sửa chữa.
- HS quan sát và nêu lại cách cộng.
3 HS lên bảng, cả lớp làm VBTT
Lớp nhận xét, sửa chữa.
- 3 HS lên bảng, cả lớp làm BC.
-Lớp nhận xét và sửa chữa.
- 2, 3 HS đọc bài toán.
-Lớp 1A trồng 35 cây, lớp 2A trồng 50 cây
- ... cả hai lớp trồng bao nhiêu cây?
- ... phép cộng.
1 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở ô ly
Bài giải
Cả hai lớp trồng được là
35 + 50 = 85(cây)
Đáp số: 85(cây)
-HS thực hành đo và nêu kết quả.
- HS nhắc lại.
Tiết 4: ĐẠO ĐỨC : CHÀO HỎI VÀ TẠM BIỆT (T2)
I. Mục tiêu Giúp HS:
- Nêu được ý nghĩa của việc chào hỏi, tạm biệt.
- Biết chào hỏi, tạm biệt trong các tình huống cụ thể, quen thuộc hàng ngày.
- Có thái độ tôn trọng, lễ độ với người lớn tuổi; thân ái với bạn bè và em nhỏ.
+ HS khá, Giỏi: Biết nhắc nhở bạn bè thực hiện chào hỏi, tạm biệt một cách phù hợp.
II. Đồ dùng dạy học :
- Vở Bài tập Đạo đức 1, Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học :
A. Kiểm tra bài cũ :
- GV kiểm tra 2 HS.
+ Khi đi học về, em chào người lớn trong nhà thế nào ?
+ Khi em ở lớp về nhà em nói gì với các bạn?
- Nhận xét, tuyên dương.
B. Dạy bài mới :
* Giới thiệu : Chào hỏi và tạm biệt ( T2)
1. Hoạt động 1 : Làm BT3/44
- GV treo bảng phụ hướng dẫn HS thảo luận theo các nội dung BT3: Em sẽ chào hỏi như thế nào trong các tình huống sau:
a. Gặp người quen trong bệnh viện ?
b. Em nhìn thấy bạn ở nhà hát, rạp chiếu bóng lúc đang giờ biểu diễn ?
- Gọi các nhóm lên trình bày.
- Nhận xét, tuyên dương.
* Kết luận : Không nên chào hỏi một cách ồn ào khi gặp người quen trong bệnh viện, trong rạp chiếu bóng lúc đang giờ biểu diễn. Trong những tình huống như vậy, em có thể chào hỏi bằng cách ra hiệu gật đầu, mỉm cười và giơ tay vẫy.
2. Hoạt động 2: Chơi trò chơi: “Vòng tròn chào hỏi”
- GV cho HS đứng thành 2 vòng tròn đồng tâm có số người bằng nhau, 2 vòng tròn quay mặt lại với nhau. GV đứng ở tâm 2 vòng tròn nêu tình huống để HS đóng vai chào hỏi .: hai người bvạn lâu ngày gặp nhau, HS gặp thầy cô giáo, em chào bố mẹ để đi học
- Cách chào hỏi, tạm biệt trong mỗi tình huống có giống nhau không?
-Chào hỏi và tạm biệt thể hiện điều gì?
GV kết luận: Cần nói lời chào khi gặp gỡ, lời tạm biệt khi chia tay. Chào hỏi, tạm biệt thể hiện sự lễ phép, tôn trọng lẫn nhau.
3. Hoạt động 3: Liên hệ
- GV nêu các nội dung sau :
+Khi gặp bạn, người thân, ... em làm gì?
+ Khi đi học, đi chơi, ... em làm gì ?
+ Vì sao em cần chào hỏi và tạm biệt ?
- Nhận xét, tuyên dương.
C. Củng cố, dặn dò
- Bài hát : “Chào ông, chào bà ... theo em”. 
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: Bảo vệ cây và hoa nơi công cộng 
- 2 HS trả lời.
- HS đọc đầu bài.
- HS thảo luận nhóm đôi :
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- HS cùng kết luận
-HS tham gia chơi theo HD: đóng vai xong, khi nghe người điều khiển hô: “Chuyển dịch” thì vòng tròn trong đứng im, vòng tròn ngoài dịc sang phải một bước để thành cặp mới, trò chơi cứ tiếp tục
Cách chào hỏi, tạm biệt không giống nhau
-thể hiện sự lễ phép, tôn trọng lẫn nhau
- HS tự liên hệ.
+ ... thể hiện người lịch sự.
- Cả lớp hát.
Buổi chiều
Tiết 1: Toán: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 100
I. Mục tiêu: Củng cố: 
 -Nắm được cách cộng số có hai chữ số; biết đặt tính và làm tính cộng (không nhớ) số có hai chữ chữ số
-Vận dụng để giải toán có lời văn.
II. Đồ dùng:
Vở BT toán và vở ô ly.
III.Các hoạt động dạy học: 
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu cách đặt tính cộng số có hai chữ số?
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Bài luyện tập
Bài 1( SGK/tr 154): 
-GV viết các phép tính lên bảng
 -Yêu cầu HS làm bảng con, bảng lớp.
-Chữa bài, nhận xét.
-Yêu cầu HS nêu các cộng các số trong PV 100
 Bài 2( VBTT/tr 44): 
-Nêu yêu cầu: Đặt tính rồi tính( theo mẫu):
 -Chấm một số bài, nhận xét.
-Em nêu cách đặt tính cộng các số có hai chữ số theo hàng dọc?
-Nhận xét và sửa chữa
Bài 3 (tr 44): 
-Đọc đầu bài: 2HS
-GV hướng dẫn làm.
-Muốn biết bác Nam trồng được bao nhiêu cây ta làm thế nào?
-Chữa bài, nhận xét.
Bài 4( tr 44): 
-Nêu yêu cầu: 2 HS 
-Làm bài vào vở bài tập.
-Chữa bài, nhận xét.
*Bài trong vở luyện toán
Lớp 1A có 35 học sinh, lớp 1B có 32 học sinh. Hỏi 2 lớp có tất cả bao nhiêu học sinh?
-Chấm bài và chữa bài.
- 4. Củng cố:
Nêu cách trình bày bài giải bài toán có lời văn?
Nhận xét giờ học.
Về ôn lại bài
- HS trả lời.
-Nhận xét, đánh giá.
- HS nêu yêu cầu.
Nối tiếp 3 HS lên bảng thực hiện, mỗi HS thực hiện 2 phép tính
-Nhận xét bài trên bảng.
-2 HS nhắc lại
-2 HS đọc yêu cầu và làm bài
+
+
+
+
 35 8 46 13 
 4 41 32 36 
 39 49 78 49 
-3 HS nêu
-Nhận xét bài trên bảng
-2 HS đọc bài toán.
- -Làm bài vào VBT; 1 em làm bảng phụ, trình bày. 
Bài giải
Bác Nam trồng được tất cả số cây là:
38 + 20 = 58(cây)
 Đáp số: 58 cây.
-2 HS nêu yêu cầu.
-Làm VBT, 1 HS nêu miệng kết quả.
-Nhận xét.
-HS đọc bài toán và giải vào vở ô ly
-1HS lên bảng làm bài, lớp nhận xét và sửa chữa bài trên bảng.
-HS trả lời.
Tiết 2,3: Tập đọc: 
Luyện đọc: ĐẦM SEN
I/ Mục tiêu: Giúp HS
-Đọc trơn cả bài. Biết đọc diễn cảm bài văn: Biết nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và nhấn giọng các từ ngữ gợi tả
-Hiểu chắc nội dung của bài.
-Làm được bài tập 1, 2, 3, 4 trong vở bài tập.
II/ Các hoạt động dạy học: Tiết 1
A/Kiểm tra bài cũ:
-Nêu tên bài tập đọc buổi sáng.
-Đọc toàn bài và trả lời câu hỏi trong SGK
-Nhận xét, đánh giá.
B/ Dạy bài ôn:
1. Hoạt động 1: Luyện đọc:
* HS trung bình, yếu:
-Rèn đọc trơn từng câu, đoạn
+GV viết những từ ngữ: làng, lá sen, chen nhau, nở, ngan

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 18buoituan 2829.doc