Giáo án Tổng hợp môn lớp 1 - Tuần dạy 2

Học vần:

Bài 4: Dấu hỏi – dấu nặng

I. Mục tiêu:

- Nhận biết được dấu hỏi và thanh hỏi, dấu nặng và thanh nặng

- Đọc được : bẻ, bẹ.

- Trả lời 2 - 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK.

II.Đồ dùng dạy học:

- Giấy ô li phóng to hoặc bảng kẻ ô li.

- Các vật tựa hình dấu hỏi, nặng.

- Tranh minh họa hoặc các vật thật các tiếng: giỏ, khỉ, thỏ, mỏ, vẹt, cọ, cụ, nụ.

- Tranh minh họa cho phần luyện nói: bẻ cổ áo, bẻ bánh đa, bẻ ngô.

- Sưu tầm các tranh ảnh hoặc sách báo có các tiếng mang dấu hỏi, nặng và tiếng học mơí.

III.Các hoạt động dạy học :

 

doc 24 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 522Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 1 - Tuần dạy 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 học sinh làm bài tập:
Bài 1: Nêu yêu cầu bài toán:
Cho học sinh dùng bút chì màu khác nhau để tô vào các hình (mỗi loại hình mỗi màu khác nhau).
Bài 2: Thực hành ghép hình:
Cho học sinh sử dụng các hình vuông, tam giác mang theo để ghép thành các hình như Sau
4. Củng cố: Hỏi tên bài.
Trò chơi: Kết bạn.
Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm đại diện 5 em.
Mỗi em cầm 1 loại hình (5 em hình vuông, 5 em hình tròn, 5 em hình tam giác). Các em đứng lộn xộn không theo thứ tự.
Khi GV hô kết bạn thì những em cầm cùng một loại hình nhóm lại với nhau. Nhóm em nào nhanh đúng thì nhóm đó thắng cuộc.
5.Liên hệ:Tìm những đồ vật có hình vuông, hình tròn, hình tam giác.
6. Dặn dò :Làm lại bài tập ở nhà, chuẩn bị cho bài sau.
7. Nhận xét: Tuyên dương Lần, Ngân Hà làm bài tốt.
Học sinh nhận diện và nêu tên các hình.
Nhắc lại.
Thực hiện ở VBT.
Thực hiện ghép hình từ hình tam giác, hình tròn thành các hình mới
Nhắc lại
Thực hiện theo hướng dẫn của GV.
---------------------------------------------------------
Luyện toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS củng cố về:
- Nhận biết hình tam giác.
- Tô được màu vào hình tam giác.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
- Giáo viên yêu cầu HS tô màu vào hình tam giác trong vở BT (tô không nhoè)
- GV nhận xét, ghi điểm.
 * Củng cố, dặn dò: 
- Dặn học sinh tìm các đồ vật có hình tam giác.
---------------------------------------------------------------
Học vần:
 Dấu huyền – dấu ngã
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được dấu huyền và thanh huyền, dấu ngã và thanh ngã.
- Đọc được bè, bẽ.
- Trả lời 2 - 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giấy ô li phóng to hoặc bảng kẻ ô li.
- Các vật tựa hình dấu huyền, ngã.
- Tranh minh họa hoặc các vật thật các tiếng: dừa, mèo, gà, cò, vẽ, gỗ, võ, vòng.
- Tranh minh họa cho phần luyện nói: bè.
- Sưu tầm các tranh ảnh hoặc sách báo có các tiếng mang dấu và chữ mới học.
III. Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : Hỏi bài trước.
Gọi 2 – 3 em viết dấu sắc, dấu hỏi, dấu nặng trên bảng con.
Gọi 3 – 5 em đọc tiếng bẻ, bẹ
Gọi 3 học sinh lên bảng ghi dấu thanh đã học (sắc, hỏi, nặng) trong các tiếng: củ cải, nghé ọ, đu đủ, cổ áo, xe cộ, cái kẹo.
Viết bảng con dấu hỏi, nặng.
GV nhận xét chung.
2.Bài mới:
2.1 Giới thiệu bài
Dấu huyền.
GV treo tranh để học sinh quan sát và thảo luận.
Các tranh này vẽ những gì?
GV viết lên bảng các tiếng có thanh huyền trong bài và nói, các tiếng này giống nhau ở chổ đều có dấu thanh huyền.
Hôm nay, cô sẽ giới thiệu với các em dấu huyền. 
GV viết dấu huyền lên bảng và nói.
Tên của dấu này là dấu huyền.
Dấu ngã.
GV treo tranh để học sinh quan sát và thảo luận.
Các tranh này vẽ những gì?
GV viết lên bảng các tiếng có thanh ngã trong bài và nói, các tiếng này giống nhau ở chổ đều có dấu thanh ngã. Cô sẽ giới thiệu tiếp với các em dấu ngã. 
GV viết dấu ngã lên bảng và nói.
Tên của dấu này là dấu ngã.
2.2 Dạy dấu thanh:
GV đính dấu huyền lên bảng.
Nhận diện dấu
Hỏi: Dấu huyền có nét gì?
So sánh dấu huyền và dấu sắc có gì giống và khác nhau.
Yêu cầu học sinh lấy dấu huyền ra trong bộ chữ của học sinh.
Nhận xét kết quả thực hành của học sinh.
GV đính dấu ngã lên bảng và cho học sinh nhận diện dấu ngã (dấu ngã là một nét móc nằm ngang có đuôi đi lên).
Yêu cầu học sinh lấy dấu ngã ra trong bộ chữ của học sinh.
Nhận xét kết quả thực hành của học sinh.
b) Ghép chữ và đọc tiếng
Yêu cầu học sinh ghép tiếng be đã học.
GV nói: Tiếng be khi thêm dấu huyền ta được tiếng bè.
Viết tiếng bè lên bảng.
Yêu cầu học sinh ghép tiếng bè trên bảng cài.
Gọi học sinh phân tích tiếng bè.
Hỏi : Dấu huyền trong tiếng bè được đặt ở đâu ?
GV lưu ý cho học sinh khi đặt dấu huyền (không đặt quá xa con chữ e, cũng không đặt quá sát con chữ e, mà đặt ở bên trên con chữ e một chút)
GV phát âm mẫu : bè
Yêu cầu học sinh phát âm tiếng bè.
GV cho học sinh thảo luận và hỏi: Ai có thể tìm cho cô các từ có tiếng bè.
GV cho học sinh phát âm nhiều lần tiếng bè. Sửa lỗi phát âm cho học sinh
Ghép tiếng bẽ tương tự tiếng bè.
So sánh tiếng bè và bẽ
Gọi học sinh đọc bè – bẽ.
c) Hướng dẫn viết dấu thanh trên bảng con:
Viết dấu huyền.
Gọi học sinh nhắc lại dấu huyền giống nét gì?
GV vừa nói vừa viết dấu huyền lên bảng cho học sinh quan sát.
Các em viết dấu huyền giống như dấu sắc nhưng nghiêng về trái.
Các em nhớ đặt bút từ trên, sau đó kéo một nét xiên xuống theo chiều tay cầm bút. Dấu huyền có độ cao gần 1 li. Các em chú ý không viết quá đứng, gần như nét sổ thẳng nhưng cũng không nên quá nghiêng về bên trái gần như nét ngang. GV viết những trường hợp không đúng lên bảng để học sinh quan sát.
Yêu cầu học sinh viết bảng con dấu huyền.
GV sửa cho học sinh và nhắc nhở các em viết đi xuống chứ không kéo ngược lên.
Hướng dẫn viết tiếng có dấu thanh huyền.
Yêu cầu học sinh viết tiếng bè vào bảng con.
Viết dấu ngã
Dấu ngã có độ cao gần 1 li. Các em đặt bút ở bên dưới dòng kẻ của li, kéo đầu móc lên sao cho đuôi móc của dấu ngã lên chạm vào dòng kẻ trên của ô li.
GV vừa nói vừa viết vào ô li phóng to cho học sinh quan sát .
 Cho học sinh quan sát khi GV viết thanh ngã trên đầu chữ e.
Viết mẫu bẽ
Yêu cầu học sinh viết bảng con : bẽ
Sửa lỗi cho học sinh.
Tiết 2
2.3 Luyện tập
a) Luyện đọc
Gọi học sinh phát âm tiếng bè, bẽ
Sửa lỗi phát âm cho học sinh 
b) Luyện viết
GV yêu cầu học sinh tập tô bè, bẽ trong vở tập viết.
Theo dõi và uốn nắn sửa sai cho học sinh.
c) Luyện nói :
GV treo tranh cho học sinh quan sát và thảo luận.
Nội dung bài luyện nói của chúng ta hôm nay là bè và tác dụng của nó trong đời sống.
-Trong tranh vẽ gì?
-Bè đi trên cạn hay đi dưới nước?
-Thuyền và bè khác nhau như thế nào?
-Thuyền dùng để chở gì?
-Những người trong bức tranh đang làm gì?
-Tại sao người ta không dùng thuyền mà dùng bè?
Nhận xét phần luyện nói của học sinh.
3.Củng cố : Gọi đọc bài trên bảng
Thi tìm tiếng có dấu huyền, ngã trong sách báo 
4. Liên hệ: Tìm những vật giống dấu huyền.
5. Dặn dò: Học bài, xem bài ở nhà.
6.Nhận xét: Tuyên dương Ngân Hà, Ngọc Trâm đọc bài tốt.
Học sinh nêu tên bài trước.
HS đọc bài, viết bài.
Thực hiện bảng con.
Mèo, gà, cò, cây dừa
Đọc: Dấu huyền (nhiều em đọc).
Các tranh này vẽ:
Một em bé đang vẽ, khúc gỗ, cái võng, một bạn nhỏ đang tập võ
Dấu ngã.
Một nét xiên trái.
Giống nhau: đều có một nét xiên.
Khác nhau: dấu huyền nghiêng trái còn dấu sắc nghiêng phải
Thực hiện trên bộ đồ dùng.
Thực hiện trên bộ đồ dùng học tập.
Thực hiện trên bảng cài.
1 em
Đặt trên đầu âm e.
bè
bè chuối, chia bè, to bè, bè phái 
Giống nhau: Đều có tiếng be.
Khác nhau: Tiếng bè có dấu huyền trên đầu chữ e, còn tiếng bẽ có dấu ngã nằm trên chữ e.
Học sinh đọc
Một nét xiên trái.
Học sinh theo dõi viết bảng con dấu huyền.
Viết bảng con: bè
Học sinh theo dõi viết bảng con dấu ngã.
Viết bảng con: bẽ
Học sinh đọc bài trên bảng.
Viết trên vở tập viết.
Vẽ bè
Đi dưới nước.
Thuyền có khoang chứa người hoặc hàng hoá.
Bè không có khoang chứa và trôi bằng sức nước là chính.
Chở hàng hoá và người.
Đẩy cho bè trôi.
Vận chuyển nhiều.
Đại diện mỗi nhóm 3 em thi tìm tiếng giữa 2 nhóm với nhau.
------------------------------------------------------------------
Thứ 4 ngày tháng 9 năm 2012
Thủ công
Xé dán hình chữ nhật
I. Mục tiêu:
Biết xé dán hình chữ nhật.
	- Xé dán được hình chữ nhật, đường xé có thể chưa thẳng, bị răng cưa. Hình dán có thể chưa phẳng.
	- Với học sinh khéo tay xé dán được hình chữ nhật đường xé ít răng cưa, hình dán tương đối phẳng, có thể xé thêm hình chữ nhật có kích thước khác.
II. Chuẩn bị:
	- GV: Một tờ giấy màu, một tờ giấy trắng làm nền, hồ dán, khăn lau tay.
	- HS: Giấy thủ công màu, giấy nháp có kẻ ô, hồ gián, bút chì, vở thủ công, khăn lau tay.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
GV hướng dẫn
GV hướng dẫn mẫu
 -Lấy một tờ giấy thủ công màu sẩm,lật sau đếm ô,đánh dấu và vẽ một hình chữ nhậtcó cạnh dài 12 ô,cạnh ngắn 6 ô . 
 - GV nêu thao tác xé dán hình chữ nhật
- GV làm lại thao tác xé một cạnh của hình chữ nhật.
Củng cố: Nêu lại quy trình xé, dán hình chữ nhật
Liên hệ:Gom giấy bỏ vào sọt rác.
Dặn dò:Về nhà chuẩn bị giấy tiết sau ta học xé hình tam giác.
Nhận xét: Tuyên dương Phương Ly, Lần xé hình đẹp.
-HS đặt tờ giấy trên bàn, đếm số ô để đánh dấu và vẽ hình chữ nhật.
-HS xé dán theo
-HS dán sản phẩm vào vở.
- Học sinh chuẩn bị giấy nháp có kẻ ô, giấy màu, hồ dán cho tiết sau (xé dán hình tam giác).
------------------------------------------------------
Toán:
 Các Số 1 – 2 – 3
I.Mục tiêu 
	Nhận biết được số lượng các nhóm đồ vật có 1, 2, 3 đồ vật ; đọc, viết được các chữ số 1, 2, 3 ; biết đếm 1, 2, 3 và đọc theo thứ tự ngược lại 3, 2, 1; biết thứ tự của số 1, 2, 3.
II.Đồ dùng dạy học:
- Các nhóm có 1, 2, 3 đồ vật cùng loại.
- Mẫu số 1, 2, 3theo chữ viết và chữ in.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC:
Đưa ra một số hình vẽ, gồm các nhóm từ 1 đến 3 đồ vật. Yêu cầu học sinh đọc và viết số thích hợp và bảng con.
Gọi 2 học sinh đếm từ 1 đến 3 và từ 3 đến 1.
Nhận xét KTBC.
2.Bài mới :
Giới thiệu bài, ghi tựa.
Hoạt động 1 : Giới thiệu số 1 và chữ số 1
GV cho học sinh điền số thích hợp vào ô trống dòng đầu tiên của bài trong SK.
GV treo tranh vẽ 1 bạn nữ và hỏi: Hình vẽ trên có bao nhiêu bạn học sinh?
Khen ngợi học sinh nói đúng (1h/s ).
Tiếp tục treo tranh 1 chấm tròn, 1 chiếc kèn,Mỗi lần treo lại hỏi có mấy chiếc kèn,
Yêu cầu học sinh lấy 1 que tính, 1 hình tròn, 1 hình tam giác, trong bộ đồ dùng học toán.
GV nêu: 1 học sinh, 1 chấm tròn, 1 que tính đều có số lượng là 1, ta dùng số 1 để chỉ số lượng của các nhóm đồ vật đó.
Giới thiệu chữ số 1 in, chữ số 1 viết thường và nói đây là các cách viết của chữ số 1.
Hoạt động 2: Giới thiệu số 2,3 và chữ số 2,3
(Tương tự như với số 1)
Hoạt động 3: Tập đếm và xác định thứ tự các số trong dãy 1, 2, 3, 
GV yêu cầu học sinh mở SGK quan sát các hình trong SGK và đọc các số 1, 2 ,3.
Cho quan sát các cột hình vuông và nói: Một hình vuông – một.
Hai hình vuông – hai,
Yêu cầu đọc liền mạch các số ở mỗi cột.
Yêu cầu học sinh đếm và điền số thích hợp vào ô trống.
Hoạt động 4: Thực hành luyện tập
Bài 1: Học sinh viết vào VBT số 4 và số 5.
Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu của đề.
GV hướng dẫn học sinh quan sát các mô hình rồi viết số thích hợp vào ô trống.
Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu của đề.
Yêu cầu học sinh làm VBT.
3.Củng cố: 
Hỏi tên bài.
Cho các em xung phong đọc các số từ 1, 2, 3 và tư 3, 2, 1.
Nhận xét tiết học, tuyên dương.
4. Liên hệ: Nhận biết được số lương 1, 2, 3.
5. Dặn dò :
Làm lại các bài tập ở nhà, xem bài mới.
6. Nhận xét: Tuyên dương Duân, Tuấn làm bài tốt.
Học sinh viết bảng con.
Học sinh đếm.
Nhắc lại
Học sinh thực hiện.
1 học sinh.
1 chiếc kèn, 1 chấm tròn,
Thực hiện theo hướng dẫn của GV.
Lắng nghe.
Học sinh chỉ số 1 và đọc “một”.
Học sinh chỉ số 2,3 và đọc “hai, ba”.
Mở SGK quan sát hình và đọc: bốn, năm.
1 (một), 2 (hai), 3 (ba), ., 3 (ba), 2 (hai), 1 (một).
1, 2, 3, .
Thực hiện.
Điền số thích hợp vào ô trống
Học sinh quan sát và điền.
Viết số còn thiếu theo thứ tự vào ô trống.
Thực hiện VBT và nêu kết quả. 
Đại diện 2 nhóm thực hiện.
Nêu tên bài.
3 em xung phong đọc.
Thực hiện ở nhà. 
-----------------------------------------------------------
Học vần:
Bài 6: Be – bè – bé – bẻ – bẽ – bẹ
I. Mục tiêu : Sau bài học học sinh có thể:
	- Nhận biết được các âm, chữ e, b và dấu thanh: dấu sắc/dấu hỏi/dấu nặng/dấu huyền/dấu ngã.
	- Đọc được tiếng be kết hợp với các dấu thanh : be, bè, bé, bẻ, bẽ, bẹ.
	- Tô được e, b, bé và các dấu thanh.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ kẻ bảng ôn: b, e, be, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng.
- Tranh minh hoạ hoặc các mẫu vật của các tiếng bè, bé, bẻ, bẹ
- Mẫu vật minh hoạ cho từ be, bé (quyển sổ nhỏ, bộ quần áo của trẻ nhỏ).
- Các tranh minh hoạ phần luyện nói. Chú ý các cặp thanh: dê/dế, dưa/dừa, cỏ/cọ, vó/võ.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. KTBC : 
GV cho học sinh viết bảng con (2 học sinh viết bảng lớp) dấu huyền, ngã.
GV giơ bảng con viết “bè” “bẽ” rồi gọi học sinh đọc
2 học sinh lên bảng chỉ các dấu huyền, ngã trong các tiếng kẽ, bè, kè, vẽ.
2. Bài mới:
2.1 Giới thiệu bài: Ghi tựa
Gọi học sinh nhắc lại các âm và các dấu thanh đã học.
Nhắc lại các tiếng có các âm và dấu thanh đã học.
GV ghi các âm, dấu thanh, tiếng học sinh đưa ra ở một bên bảng.
Yêu cầu học sinh quan sát tranh vẽ ở đầu bài và trả lời các câu hỏi:
Tranh vẽ ai?
Tranh vẽ cái gì?
Gọi học sinh đọc những từ bên cạnh những hình vẽ này.
2.2 Ôn tập
a) Chữ, âm e, b và ghép e, b thành tiếng be
GV yêu cầu học sinh tìm trong bộ chữ b, e và ghép thành tiếng be.
GV gắn bảng mẫu (hoặc vẽ) lên bảng.
Yêu cầu học sinh nhìn lên bảng và đọc. GV chỉnh sửa phát âm cho học sinh.
b) Dấu thanh và ghép be với các dấu thanh thành tiếng:
GV treo bảng phụ (hoặc vẽ trực tiếp lên bảng lớp)
Yêu cầu cả lớp đọc tiếng be và các dấu thanh.
“be”, thêm dấu huyền thì được tiếng gì GV viết lên bảng.
GV hỏi: tiếng “be” thêm dấu gì để được tiếng bé?
GV cho học sinh dùng bộ chữ, ghép be và dấu thanh để được các tiếng bẻ, bẽ, be, và ghép tiếp vào bảng
GV nói: chỉ cần thay đổi các dấu thanh khác nhau chúng ta sẽ được các tiếng khác nhau để chỉ các sự vật khác nhau.
Gọi 2 học sinh lên bảng đọc.
GV chỉnh sửa phát âm cho học sinh.
c) Các từ tạo nên từ e, b và các dấu thanh
Từ âm e, b và các dấu thanh của chúng có thể tạo ra các từ khác nhau:
“be be” – là tiếng của bê hoặc dê con.
“bè bè” – to, bành ra hai bên.
“be bé” – chỉ người hay vật nhỏ, xinh xinh.
Gọi học sinh đọc.
GV chỉnh sửa phát âm cho học sinh.
d) Hướng dẫn viết tiếng trên bảng con
GV viết mẫu lên bảng theo khung ô li đã được phóng to.
GV cũng có thể viết hoặc tô lại chữ viết trên bảng con, yêu cầu học sinh quan sát, viết lên không trung để định hình cách viết.
GV thu một số bảng viết tốt và chưa tốt của học sinh. Gọi một số em nhận xét.
Tiết 2
2.3 Luyện tập
a) Luyện đọc
Gọi học sinh lần lượt phát âm các tiếng vừa ôn trong tiết 1 theo nhóm, bàn, cá nhân. GV sửa âm cho học sinh.
GV giới thiệu tranh minh hoạ “be bé”
Học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi
Tranh vẽ gì?
Em bé và các đồ vật được vẽ như thế nào?
Thế giới đồ chơi của các em là sự thu lại của thế giới có thực mà chúng ta đang sống. Vì vậy tranh minh hoạ có tên: be bé. Chủ nhân cũng bé, đồ vật cũng bé bé và xinh xinh.
Gọi học sinh đọc.
GV chỉnh sửa phát âm cho học sinh.
b) Luyện viết
Học sinh tô các tiếng còn lại trong vở Tập viết.
c) Luyện nói: các dấu thanh và sự phân biệt các từ theo dấu thanh.
GV hướng dẫn học sinh quan sát các cặp tranh theo chiều dọc
GV hỏi: 
Tranh thứ nhất vẽ gì?
Tranh thứ hai theo chiều dọc vẽ gì?
“dê” thêm dấu thanh gì dể được tiếng “dế”
Tương tự GV hướng dẫn học sinh quan sát và rút ra nhận xét: Mỗi cặp tranh thể hiện các từ khác nhau bởi dấu thanh (dưa/ dừa, cỏ/ cọ, vó, võ).
Treo tranh minh hoạ phần luyện nói.
GV gợi ý bằng hệ thống câu hỏi, giúp học sinh nói tốt theo chủ đề.
Gọi học sinh nhắc lại những sự vật có trong tranh.
Các con đã trông thấy các con vật, cây cỏ, đồ vật, người tập võ,  này chưa? Ở đâu?
Cho học sinh nêu một số đặc điểm của con vật, các quả :
Quả dừa dùng để làm gì? 
Khi ăn dưa có vị như thế nào? Màu sắc của dưa khi bổ ra sao?
Trong số các tranh này con thích nhất tranh nào? Tại sao con thích? 
Trong các bức tranh này, bức nào vẽ người, người đó đang làm gì? Con có quen biết ai tập võ không? Con thích tập võ không? Tại sao con thích?
Nhận xét phần luyện nói của học sinh.
3. Củng cố: Hỏi tên bài. Gọi đọc bài.
4. Liên hệ: Các em chơi đồ chơi xong phải sắp xếp gọn gàng.
5. Dặn dò: 
Dặn học bài, xem bài ở nhà.
6. Nhận xét: Tuyên dương Minh, Nhật phát biểu sôi nổi.
Thực hiện bảng con.
Học sinh đọc.
Chỉ trên bảng lớp.
e, b, be, huyền, sắc, hỏi, ngã ,nặng.
em bé, người đang bẻ ngô.
Bẹ cau, dừa, bè trên sông.
Học sinh đọc.
Học sinh thực hành tìm và ghép.
Nhận xét bổ sung cho các bạn đã ghép chữ.
Học sinh đọc.
Học sinh đọc.
Bè.
Dấu sắc.
Thực hiện trên bảng cài.
Học sinh đọc bảng.
Nhiều học sinh đọc lại.
Quan sát, viết lên không trung.
Viết bảng con: Be, bè, bé, bẻ, bẽ, bẹ
Học sinh đọc.
Em bé đang chơi đồ chơi.
Đẹp, nhỏ, xinh xinh, be bé.
Học sinh đọc: be bé
Thực hiện trong VTV
Con dê.
Con dế
Dấu sắc.
Công viên, vườn bách thú, .
Ăn, nước để uống.
Ngọt, đỏ, 
Trả lời theo ý thích.
Đọc bài trên bảng.
Học sinh lắng nghe, thực hành ở nhà.
--------------------------------------------------------------
Thứ 5 ngày tháng 9 năm 2012
 Học vần:
Bài 7: ê, v
I. Mục tiêu : Sau bài học học sinh có thể:
	- Đọc được: ê, v, bê, ve ; từ và câu ứng dụng.
	- Viết được ê, v, bê, ve (viết được ½ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một).
	- Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề : bế bé.
II. Đồ dùng dạy học: 	
- Sách TV1 tập I, vở tập viết 1 tập I
- Bộ ghép chữ tiếng Việt.
	- Tranh minh hoạ từ khoá.
- Tranh minh hoạ câu ứng dụng và luyện nói.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : Hỏi bài trước.
Đọc sách kết hợp bảng con.
Viết bảng con.
GV nhận xét chung.
2.Bài mới:
GV giới thiệu tranh rút ra âm ê, v ghi bảng.
a) Nhận diện chữ:
GV hỏi: Chữ ê có gì khác (giống) với chữ e chúng ta đã học.
Nhận xét, bổ sung.
b) Phát âm và đánh vần tiếng:
-Phát âm.
GV phát âm mẫu: âm ê.
Lưu ý học sinh khi phát âm mở miệng rộng hơn đọc âm e.
-Giới thiệu tiếng:
GV gọi học sinh đọc âm ê.
GV theo dõi, chỉnh sữa cho học sinh.
Có âm ê muốn có tiếng bê ta là như thế nào? 
Yêu cầu học sinh cài tiếng bê.
GV nhận xét và ghi tiếng bê lên bảng.
Gọi học sinh phân tích .
Hướng dẫn đánh vần
GV hướng dẫn đánh vần 1 lân.
Gọi đọc sơ đồ 1.
GV chỉnh sữa cho học sinh. 
Âm v (dạy tương tự âm ê).
- Chữ “v” gồm một nét móc 2 đầu và một nét thắt nhỏ, nhưng viết liền một nét bút.
- So sánh chữ “v và chữ “b”.
Đọc lại 2 cột âm.
Viết bảng con: ê – bê, v – ve.
GV nhận xét và sửa sai.
Dạy tiếng ứng dụng:
GV ghi lên bảng: bê – bề – bế, ve – vè – vẽ. 
GV gọi học sinh đánh vần và đọc trơn tiếng.
Gọi học sinh đọc trơn tiếng ứng dụng. 
Gọi học sinh đọc toàn bảng.
3. Củng cố tiết 1: Tìm tiếng mang âm mới học
Đọc lại bài
NX tiết 1.
Tiết 2
Tiết 2 : Luyện đọc trên bảng lớp.
Đọc âm, tiếng, từ lộn xộn.
GV nhận xét.
- Luyện câu: Giới thiệu tranh rút câu ghi bảng: bé vẽ bê.
Gọi đánh vần tiếng vè, đọc trơn tiếng.
Gọi đọc trơn toàn câu.
GV nhận xét.
- Luyện nói: Chủ đề luyện nói hôm nay là gì nhỉ?
GV nêu câu hỏi SGK.
GV giáo dục tư tưởng tình cảm.
- Đọc sách kết hợp bảng con.
GV đọc mẫu.
Gọi học sinh đọc sách kết hợp đọc tiếng từ ở bảng con.
GV nhận xét cho điểm.
-Luyện viết:
GV cho học sinh luyện viết ở vở Tiếng Việt trong 3 phút.
GV hướng dẫn học sinh viết trên bảng.
Theo dõi và sữa sai.
Nhận xét cách viết.
4. Củng cố : Gọi đọc bài, tìm tiếng mới mang âm mới học 
5. Liên hệ: Con bê con của con gì?
6. Dặn dò:Về nhà đọc lại bài.
7. Nhận xét: Tuyên dương Ngân Hà, Ly phát biểu sôi nổi.
Học sinh nêu tên bài trước.
Học sinh đọc bài.
N1: bè bè, N2: be bé
Giống nhau: đều viết bởi một nét thắt.
Khác: Chữ ê có thêm mũ ở trên chữ e.
Lắng nghe.
CN 6 em, nhóm 1, nhóm 2.
Ta cài âm b trước âm ê.
Cả lớp
1 em
CN đánh vần 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm 1, nhóm 2.
CN 2 em.
Lớp theo dõi.
Giống nhau: đều có nét thắt ỏ điểm kết thúc.
Khác nhau: Âm v không có nét khuyết trên.
CN 2 em.
Toàn lớp.
CN 6 em, nhóm 1, nhóm 2.
1 em.
Đại diện 2 nhóm 2 em.
CN 6 em, nhóm 1, nhóm 2.
Học sinh tìm âm mới học trong câu (tiếng vẽ, bê).
CN 6 em.
CN 7 em.
“bế bé”.
Học sinh trả lời.
CN 10 em
Toàn lớp thực hiện.
Lắng nghe.
---------------------------------------------------------------------
Toán:
 Luyện tập 
I.Mục tiêu: Sau bài học học sinh :
	Nhận biết số lượng 1, 2, 3 ;biết đọc, viết, đếm số 1, 2, 3.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bảng phụ chuẩn bị sẵn bài tập số 2.
	- Các mô hình tập hợp như SGK.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : 
Hỏi tên bài.
Gọi học sinh đọc và viết các số 1, 2, 3.
Nhận xét KTBC.
2.Bài mới :
GT bài ghi tựa bài học.
Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Bài 1: Cho học sinh quan sát hình bài tập 1, yêu cầu học sinh ghi số thích hợp vào ô trống.
Bài 2: Gọi học sinh nêu yêu cầu của đề.
Yêu cầu học sinh làm VBT. Khi làm xong gọi học sinh đọc từng dãy số.
3.Củng cố :Hỏi tên bài.
4. Liên hệ :Các em nhận biết được số lượng 1, 2, 3.
5. Dặn dò: Về nhà làm bài tập ở VBT, học bài, xem bài mới.
6. Nhận xét: Tuyên dương Thư, Hương phát biểu sôi nổi.
Học sinh đọc và viết các số 1, 2, 3
Nhắc lại.
Làm VBT và nêu kết quả.
Làm VBT
Đọc: 1, 2, 3 ; 3, 2, 1
Nhắc lại tên bài học.
Liên hệ thực tế và kể một số đồ dùng gồm 2, 3 phần tử.
Ví dụ : đôi guốc gồm 2 chiếc, 
Thực hiện ở nhà.
----------------------------------------------------------
TNXH:
 Chúng ta đang lớn. 
I.Mục tiêu : Sau giờ học học sinh biết :
 	- Nhận ra sự thay đổi của bản thân về số đo chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết của bản thân.
	- Nêu được ví dụ cụ thể sự thay đổi của bản thân về số đo chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết.
II. Đồ dùng dạy học:
Hình minh hoạ SGK
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : 
Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học tập môn TNXH của học sinh.
2.Bài mới:
Giới thiệu bài:
GV gọi 4 học sinh trong lớp có các đặc điểm sau lên bảng: em béo nhất, em gầy nhất, em cao nhất, em thấp nhất.
GV yêu cầu học sinh nhận xét về hình dáng bên ngoài của các bạn.
GV nói: “Chúng ta cùng lứa tuổi, học cùng một lớp, song lại có em béo hơn, em gầy hơn, em cao hơn, em thấp hơnHiện tượng đó nói lên điều gì? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó”
Hoạt động 1 :
Quan sát tranh: 
MĐ: Giúp học sinh biết sự lớn lên của cơ thể thể hiện ở chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết.
Các bước tiến hành
Bước 1:
GV yêu cầu học sinh quan sát hoạt đôïng của em bé trong từng hình, hoạt động của 2 bạn nhỏ và hoạt động của 2 anh em ở hình dưới.
Học sinh hoạt động theo cặp, hai em ngồi cạnh nhau, lần lượt chỉ trên tranh và nói theo yêu cầu của GV. Khi em này chỉ thì em kia làm nhiệm vụ kiểm tra và ngược lại.
GV chú ý quan

Tài liệu đính kèm:

  • docT 2 Phuc.doc