Giáo án Tổng hợp môn lớp 1 - Tuần dạy 15

TUẦN 15

 Thứ hai ngày 5 tháng 12 năm 2011

Học vần

 Bài 60: om – am

I. Mục tiêu: Giúp học sinh

- Đọc được om, am, làng xóm, rừng tràm; từ và các câu ứng dụng.

- Viết được om, am, làng xóm, rừng tràm.

- Luyện nói 2 – 4 câu theo chủ đề : Nói lời cảm ơn.

- Rèn đọc đúng bài học vần om, am.

- GD học sinh thích học môn Tiếng Việt.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ từ khóa.

- Tranh minh hoạ câu ứng dụng.

- Tranh minh hoạ luyện nói.

- Bộ ghép vần của GV và học sinh.

III. Các hoạt động dạy học :

 

doc 27 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 576Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 1 - Tuần dạy 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 -> 8 em
N1 : quả trám; N2 : chòm râu.
Học sinh nhắc lại.
HS phân tích, cá nhân 1 em
Cài bảng cài.
Giống nhau : kết thúc bằng m.
Khác nhau : ăm bắt đầu bằng ă, am bắt đầu bằng a.
CN 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm.
Thêm âm t đứng trước vần ăm, thanh huyền trên đầu âm ă. 
Toàn lớp.
CN 1 em.
Tờ – ăm – tăm – huyền - tằm.
CN 4 em, đọc trơn 4 em, 2 nhóm ĐT.
Tiếng tằm.
CN 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm.
CN 2 em
Giống nhau : kết thúc bằng m.
Khác nhau : âm bắt đầu bằng â.
3 em
1 em.
Toàn lớp viết
HS đánh vần, đọc trơn từ, CN 4 em.
Tăm, thắm, mầm, hầm.
CN 2 em
CN 2 em, đồng thanh
Vần ăm, âm.
CN 2 em
Đại diện 2 nhóm
CN 6 ->8 em, lớp đồng thanh
Đàn bò gặm cỏ bên dòng suối.
HS tìm tiếng mang vần mới học (có gạch chân) trong câu, 4 em đánh vần các tiếng có gạch chân, đọc trơn tiếng 4 em, đọc trơn toàn câu 7 em, đồng thanh.
Học sinh nói dựa theo gợi ý của GV.
Học sinh khác nhận xét.
HS đọc nối tiếp kết hợp đọc bảng con 6 em.
Học sinh lắng nghe.
Toàn lớp.
CN 1 em
Đại diện 2 nhóm mỗi nhóm 6 học sinh lên chơi trò chơi.
Học sinh khác nhận xét.
-------------------------------------------------------------
Âm nhạc
Ôn Tập 2 Bài Hát: 
ĐÀN GÀ CON, SẮP ĐẾN TẾT RỒI
I. YÊU CẦU: 
	- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của bài hát.
	- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản.
II. CHUẨN BỊ.
	- Đàn, máy nghe và băng nhạc
	- Nhạc cụ gõ (song loan, thanh phách,...)
	- Tranh minh hoạ 2 bài hát (nếu có).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU
	1. Ổn định tổ chức: Nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
	2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn hát.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*Hoạt động 1: Ôn tập bái hát Đàn gà con.
- Cho HS xem tranh minh hoạ bài hát Đàn gà con kết hợp nghe giai điệu bài hát.
- Hỏi học sinh tên bài hát vừa nghe giai điệu, ai tác giả sáng tác bài hát.
- Hướng dẫn học sinh ôn lại bài hát với nhiều hình thức:
 + Bắt giọng cho học sinh hát ( Giáo viên giữ nhịp bằng tay).
 + Đệm đàn và bắt nhịp cho HS
 + Cho HS hát và vỗ tay đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca 
- Hướng dẫn HS ôn hát kết hợp vận động phụ hoạ
- Mời HS lên biểu diễn trước lớp ( hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Chia lớp thành 4 nhóm tập hát đối đáp từng câu ( mỗi nhóm hát mối câu theo thứ tự 1, 2, 3, 4 sau đó đến lờ 2 đổi ngược lại).
- Hướng dẫn HS tập hát lĩnh xướng: Một em hát câu đầu, cả lớp 2 câu và vỗ tay theo tiết tấu lời ca. Một em hát câu 3, cả lớp hát câu 4.
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: Ôn tập bài hát: Sắp đến Tết rồi.
- GV cho HS nghe giai điệu bài hát, kết hợp vỗ tay theo tiết tấu lời ca để HS đoán tên bài hát, tác giả.
- GV hướng dẫn HS ôn bái hát kết hợp vỗ tayhoặc đệm theo phách và tiết tấu lời ca.
- Hướng dẫn HS hát kết hợp vận động phụ hoạ
* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò:
- Kết thúc tiết học, GV nhận xét (khen cá nhân và những nhóm biểu diễn tốt, nhắc nhở những nhóm chưa đạt cần cố gắng hơn). Nhắc HS về ôn lại2 bài hát đã học
* Hoạt động 4: Nhận xét
Tuyên dương Ý, Tuân, Na, Diệp phát biểu sôi nổi.
- Ngồi ngay ngắn, chú ý xem tranh và nghe giai điệu bài hát.
- Đoán tên bài hát và tác giả.
- Hát theo hướng dẫn của GV:
 + Hát không có nhạc.
 + Hát theo nhạc đệm.
 + Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, tiết tấu lời ca.
- Hát kết hợp với vận động phụ hoạ theo hướng dẫn.
- HS biểu diễn trước lớp.
 + Từng nhóm.
 + Cá nhân.
- HS tập hát đối đáp theo hướng dẫn của GV.
- Tập hát lĩnh xướng theo hướng dẫn
- HS nghe giai điệu và tiết tấu lời ca, trả lời.
- HS ôn hát theo hướng dẫn:
 + Cả lớp hát.
 + Từng dãy, nhóm, cá nhân hát.
- HS biểu diễn kết hợp vận động phụ hoạ.
- HS tập biểu diễn bài hát trước lớp ( từng nhóm, từng cá nhân).
- HS lắng nghe và ghi chú.
--------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 7 tháng 12 năm 2011
Học vần
Bài 62 : ôm – ơm 
I. Mục tiêu: Giúp học sinh :
- Đọc được ôm, ơm, con tôm, đống rơm; từ và các câu ứng dụng.
- Viết được ôm, ơm, con tôm, đống rơm.
- Luyện nói 2 – 4 câu theo chủ đề : Bữa cơm.
- Rèn đọc đúng bài học vần om, ơn.
- GD học sinh thích học môn Tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh hoạ từ khóa.
- Tranh minh hoạ câu ứng dụng.
- Tranh minh hoạ luyện nói: Bữa cơm.
- Bộ ghép vần của GV và học sinh.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. KTBC : Hỏi bài trước.
Đọc sách kết hợp bảng con.
Viết bảng con.
GV nhận xét chung.
2. Bài mới:
GV giới thiệu tranh rút ra vần ôm, ghi bảng.
Gọi 1 HS phân tích vần ôm.
Lớp cài vần ôm.
GV nhận xét.
So sánh vần ôm với om.
HD đánh vần vần ôm.
Có ôm, muốn có tiếng tôm ta làm thế nào?
Cài tiếng tôm.
GV nhận xét và ghi bảng tiếng tôm.
Gọi phân tích tiếng tôm. 
GV hướng dẫn đánh vần tiếng tôm. 
Dùng tranh giới thiệu từ “con tôm”.
Hỏi:Trong từ có tiếng nào mang vần mới học
Gọi đánh vần tiếng tôm, đọc trơn từ con tôm.
Gọi đọc sơ đồ trên bảng.
Vần 2 : vần ơm (dạy tương tự )
So sánh 2 vần
Đọc lại 2 cột vần.
Gọi học sinh đọc toàn bảng.
Hướng dẫn viết bảng con: ôm, con tôm, ơm, đống rơm.
GV nhận xét và sửa sai.
Đọc từ ứng dụng.
Giáo viên đưa tranh, mẫu vật hoặc vật thật để giới thiệu từ ứng dụng, có thể giải nghĩa từ (nếu thấy cần), rút từ ghi bảng.
Chó đốm: Con chó có bộ lông đốm.
Mùi thơm: Mùi của thứ gì đó.
Chó đốm, chôm chôm, sáng sớm, mùi thơm.
Hỏi tiếng mang vần mới học trong từ : Chó đốm, chôm chôm, sáng sơm, mùi thơm.
Gọi đánh vần tiếng và đọc trơn các từ trên.
Đọc sơ đồ 2.
Gọi đọc toàn bảng.
3. Củng cố tiết 1: 
Hỏi vần mới học.
Đọc bài.
Tìm tiếng mang vần mới học.
NX tiết 1
Tiết 2
Luyện đọc bảng lớp :
Đọc vần, tiếng, từ lộn xộn
Luyện câu : GT tranh rút câu ghi bảng:
Bức tranh vẽ gì?
Nội dung bức tranh minh hoạ cho câu ứng dụng:
Vàng mơ như trái chín
Chùm giẻ treo nơi nào
Gió đưa hương thơm lạ
Đường tới trường xôn xao.
Gọi học sinh đọc.
GV nhận xét và sửa sai.
Luyện nói : Chủ đề: “Bữa ăn”.
GV gợi ý bằng hệ thống câu hỏi, giúp học sinh nói tốt theo chủ đề.
GV treo tranh và hỏi:
Bức trang vẽ cảnh gì?
Trong bữa ăn có những ai?
Mỗi nhày con ăn mấy bữa, mỗi bữa có những món gì?
Bữa sáng con thường ăn gì?
Ở nhà con ai là người đi chợ nấu cơm? Ai là người thu dọn bát đĩa?
Con thích ăn món gì?
Trước khi ăn con phải làm gì?
Tổ chức cho các em thi nói về bữa ăn của gia đình em.
GV giáo dục TTTcảm.
Đọc sách kết hợp bảng con.
GV đọc mẫu 1 lần.
GV Nhận xét cho điểm.
Luyện viết vở TV (3 phút).
GV thu vở một số em để chấm điểm.
Nhận xét cách viết.
4. Củng cố : Gọi đọc bài.
Trò chơi:
Tìm vần tiếp sức:
Giáo viên gọi học sinh chia thành 2 nhóm mỗi nhóm khoảng 6 em. Thi tìm tiếng có chứa vần vừa học.
Cách chơi:
Học sinh nhóm này nêu vần, học sinh nhóm kia nêu tiếng có chứa vần vừa học, trong thời gian nhất định nhóm nào nói được nhiều tiếng nhóm đó thắng cuộc.
GV nhận xét trò chơi.
5. Liên hệ: Khi ăn cơm em nhớ mời ông bà. Bố mẹ cùng ăn cơm .
6. Dặn dò: Học bài, xem bài ở nhà, tự tìm từ mang vần vừa học.
7. Nhận xét:Tuyên dương Ý, Tuân, Na, phát biểu sôi nổi.
Học sinh nêu tên bài trước.
HS cá nhân 5 -> 8 em
N1 : đỏ thắm; N2 : mầm non.
Học sinh nhắc lại.
HS phân tích, cá nhân 1 em
Cài bảng cài.
Giống nhau : kết thúc bằng m.
Khác nhau : ôm bắt đầu bằng ô.
ô – mờ – ôm. 
CN 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm.
Thêm âm t đứng trước vần ôm. 
Toàn lớp.
CN 1 em.
Tờ – ôm – tôm.
CN 4 em, đọc trơn 4 em, 2 nhóm ĐT.
Tiếng tôm.
CN 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm.
CN 2 em
Giống nhau : Kết thúc bằng m.
Khác nhau : ôm bắt đầu bằng ô.
3 em
1 em.
Toàn lớp viết
Học sinh quan sát và giải nghĩa từ cùng GV.
HS đánh vần, đọc trơn từ, CN vài em.
Đốm, chôm chôm, sớm, thơm.
CN 2 em
CN 2 em, đồng thanh
Vần ôm, ơm.
CN 2 em
Đại diện 2 nhóm
CN 6 ->8 em, lớp đồng thanh.
Các bạn học sinh tới trường.
HS tìm tiếng mang vần mới học (có gạch chân) trong câu, 4 em đánh vần các tiếng có gạch chân, đọc trơn tiếng 4 em, đọc trơn toàn câu 5 em, đồng thanh.
Cảnh một bữa ăn trong một gia đình.
Bà, bố mẹ, các con.
Học sinh nêu.
Học sinh nêu.
Học sinh nói theo gia đình mình (ba, mẹ, anh, chị)
Học sinh nói theo ý thích của mình.
Rữa tay, mời ông bà, cha mẹ
Học sinh nói theo gợi ý câu hỏi trên.
Học sinh khác nhận xét.
HS đọc nối tiếp kết hợp đọc bảng con 6 em.
Học sinh lắng nghe.
Toàn lớp.
CN 1 em
Đại diện 2 nhóm mỗi nhóm 6 học sinh lên chơi trò chơi.
Học sinh khác nhận xét.
-----------------------------------------------
Toán
Phép cộng trong phạm vi 10 
I. Mục tiêu : Học sinh :
- Làm được phộp tính cộng trong phạm vi 10 ; viết được phép tính thích hợp với hình vẽ .
- Rèn HS tính toán chính xác .
- GDHS thích học môn toán 
II.Đồ dùng dạy học:
- Bộ đồ dùng toán 1, VBT, SGK, bảng  .
- Các mô hình phù hợp để minh hoạ phép cộng trong phạm vi 10.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : 
Hỏi tên bài.
Gọi học sinh nộp vở.
Gọi học sinh lên bảng làm bài tập.
Nhận xét KTBC.
2.Bài mới :
GT bài ghi tựa bài học.
Hướng dẫn học sinh thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 10.
Bước 1: Hướng dẫn học sinh thành lập công thức 9 + 1 = 10 và 1 + 9 = 10
Hướng dẫn học sinh quan sát mô hình đính trên bảng và trả lời câu hỏi:
Giáo viên đính lên bảng 9 chấm tròn và hỏi:
Có mấy chấm tròn trên bảng?
Có 9 chấm tròn thêm 1 chấm tròn nữa là mấy chấm tròn?
Làm thế nào để biết là 10 chấm tròn?
Cho cài phép tính 9 +1 = 10
Giáo viên nhận xét toàn lớp.
GV viết công thức : 9 + 1 = 10 trên bảng và cho học sinh đọc.
Giúp học sinh quan sát hình để rút ra nhận xét: 9 chấm tròn và 1 chấm tròn cũng như 1 chấm tròn và 9 chấm tròn. Do đó 9 + 1 = 1 + 9
GV viết công thức lên bảng: 1 + 9 = 10 rồi gọi học sinh đọc.
Sau đó cho học sinh đọc lại 2 công thức:
9 + 1 = 10 và 1 + 9 = 10.
Bước 2: Hướng dẫn học sinh thành lập các công thức còn lại: 8 + 2 = 2 + 8 = 10; 7 + 3 = 3 + 7 = 10, 6 + 4 = 4 + 6 = 10;
5 + 5 = 10 tương tự như trên.
Bước 3: Hướng dẫn học sinh bước đầu ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 10 và cho học sinh đọc lại bảng cộng.
3.Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: Học sinh nêu YC bài tập.
GV hướng dẫn học sinh sử dụng bảng cộng trong phạm vi 10 để tìm ra kết qủa của phép tính. 
Cần lưu ý học sinh viết các số phải thật thẳng cột.
Bài 2: Học sinh nêu YC bài tập.
Cho học sinh nêu cách làm.
Cho học sinh làm VBT, 1 em làm bảng từ (để cuối tiết khắc sâu kiến thức cho học sinh).
Bài 3:
Hướng dẫn học sinh xem tranh rồi nêu bài toán.
Tổ chức cho các em thi đua đặt đề toán theo 2 nhóm. Trong thời gian 3 phút hai nhóm phải đặt xong đề toán đúng theo yêu cầu và viết phép tính giải. Nhóm nào làm xong trước sẽ thắng.
Gọi học sinh lên bảng chữa bài.
4.Củng cố:
Hỏi tên bài.
Gọi học sinh xung phong đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi 10.
Nhận xét, tuyên dương
5. Liên hệ : Làm được tính cộng trừ trong phạm vi 10 .
6. Dặn dò: Về nhà làm bài tập ở VBT, học bài, xem bài mới.
7. Nhận xét: Tuyên dương Ý, Tuân, Na, Diệp phát biểu sôi nổi.
Học sinh nêu: Luyện tập.
Tổ 3 nộp vở.
Bài 3: Ba em làm, mỗi em làm một cột.
Học sinh khác nhận xét.
HS nhắc tựa.
Học sinh QS trả lời câu hỏi.
9 chấm tròn.
Học sinh nêu: 9 chấm tròn thêm 1 chấm tròn là 10 chấm tròn.
Làm tính cộng, lấy 9 cộng 1 bằng 10.
9 + 1 = 10.
Vài học sinh đọc lại 9 + 1 = 10.
Học sinh quan sát và nêu:
9 + 1 = 1 + 9 = 10
Vài em đọc lại công thức.
 9 + 1 = 10
 1 + 9 = 10, gọi vài em đọc lại, nhóm đồng thanh.
Học sinh nêu: Bảng cộng trong phạm vi 10.
9 + 1 = 10
1 + 9 = 10
8 + 2 = 10
2 + 8 = 10 cho đến 5 + 5 = 10
Học sinh đọc lại bảng cộng vài em, nhóm.
Học sinh thực hiện theo cột dọc ở VBT và nêu kết qủa.
Tính kết qủa viết vào hình tròn, hình vuông.
Học sinh làm VBT và nêu kết qủa.
Học sinh nhận xét bài bạn ở bảng từ.
Học sinh làm bảng con:
6 + 4 = 10 (con cá)
Học sinh nêu tên bài
Đại diện 2 nhóm cử người thi đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi 10.
Học sinh lắng nghe.
-------------------------------------------------------
Tự nhiên và xã hội
Bài : Lớp học 
I. Mục tiêu : Sau giờ học học sinh biết :
 	- Kể được các thành viên của lớp học và các đồ dùng có trong lớp học.
- Nói được tên lớp, thầy ( cô ) chủ nhiệm vả tên một số bạn cùng lớp.
- Nêu một số điểm giống và khác nhau của các lớp học trong hình vẽ SGK.
- Rèn HS giữ gìn trường lớp sạch sẽ.
- GD HS yêu thích lớp học.
II. Đồ dùng dạy học:
Các hình bài 15 phóng to, bài hát lớp chúng ta đoàn kết.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Ổn định:
2. KTBC : Hỏi tên bài cũ.
Kể tên một số vật nhọn dễ gây đứt tay chảy máu?
Ở nhà chúng ta phải phòng tránh những đồ vật gì dễ gây nguy hiểm?
GV nhận xét cho điểm.
Nhận xét bài cũ.
3. Bài mới:
Cho học sinh hát bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết. Từ đó vào đề giới thiệu bài ghi tựa.
Hoạt động 1 :
Quan sát tranh và thảo luận nhóm:
MĐ: Biết được lớp học có các thành viên, có cô giáo và các đồ dùng cần thiết.
Các bước tiến hành
Bước 1:
GV cho học sinh quan sát tranh trang 32 và 33 SGK và trả lời các câu hỏi sau:
Lớp học có những ai và có những đồ dùng gì?
Lớp học bạn giống lớp học nào trong các hình đó?
Bạn thích lớp học nào? Tại sao?
Cho học sinh làm việc theo nhóm 4 em nói cho nhau nghe mình thích lớp học nào, tại sao thích lớp học đó.
Bước 2: 
Thu kết qủa thảo luận của học sinh.
GV treo tất cả các tranh ở trang 32 và 33 gọi học sinh lên nêu câu trả lời của nhóm mình kết hợp thao tác chỉ vào tranh. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
GV nói thêm: Trong lớp học nào cũng có thầy cô giáo và học sinh. Lớp học có đồ dùng phục vụ học tập, có nhiều hay ít đồ dùng, cũ hay mới, đẹp hay xấu tuỳ vào điều kiện của từng trường.
Hoạt động 2:
Kể về lớp học của mình
MĐ: Học sinh giới thiệu về lớp học của mình.
Các bước tiến hành:
Bước 1: 
GV yêu cầu học sinh quan sát lớp học của mình và kể về lớp học của mình với các bạn.
Bước 2: 
GV cho các em lên trình bày ý kiến của mình. Các em khác nhận xét.
Học sinh phải kể được tên lớp cô giáo, chủ nhiệm và các thành viên trong lớp.
Kết luận: Các em cần nhớ tên lớp, tên hằng ngày với các thầy cô và bạn bè.
4. Củng cố : 
Hỏi tên bài:
Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi ai nhanh ai đúng.
MĐ: Học sinh nhận dạng được một số đồ dùng có trong lớp học của mình, gây không khí phấn khởi, hào hứng cho học sinh .
Bước 1: Giáo viên giao cho mỗi tổ một tấm bìa to và một bộ bìa nhỏ có gắn tên các đồ vật có và không có trong lớp học của mình. Yêu cầu gắn nhanh tên đồ vật có trong lớp học của mình.
Nhận xét. Tuyên dương.
5. Liên hệ: Các em yêu quý các thành viên trong lớp học và vệ sinh lớp học sạch sẽ.
6. Dăn dò: Học bài, xem bài mới.
7. Nhận xét: Tuyên dương Ý, Tuân, Na, Diệp phát biểu sôi nổi.
Học sinh nêu tên bài.
Một vài học sinh kể.
Học sinh nhắc tựa.
Học sinh quan sát và thảo luận theo nhóm 4 em nói cho nhau nghe về nội dung từng câu hỏi.
Học sinh nêu lại nội dung đã thảo luận trước lớp kết hợp thao tác chỉ vào tranh..
Nhóm khác nhận xét.
HS nhắc lại.
Học sinh làm việc theo nhóm hai em để quan sát và kể về lớp học của mình cho nhau nghe.
Học sinh trình bày ý kiến trước lớp.
Học sinh lắng nghe.
Học sinh nêu tên bài.
Chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu học sinh lên gắn tên những đồ dùng có trong lớp học của mình để thi đua với nhóm khác.
Các nhóm khác nhận xét.
-----------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 8 tháng 12 năm 2011
Học vần
Bài 63: em - êm 
I. Mục tiêu Giúp học sinh :
- Đọc được em, êm, con tem, sao đêm; từ và các câu ứng dụng.
- Viết được em, êm, con tem, sao đêm.
- Luyện nói 2 – 4 câu theo chủ đề : Anh chị em trong nhà.
- Rèn HS đọc đúng bài học vần em, ên .
- GDHS thích học môn tiếng việt .
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh hoạ từ khóa.
- Tranh minh hoạ: Câu ứng dụng.
- Tranh minh hoạ luyện nói: Anh chị em trong nhà.
- Bộ ghép vần của GV và học sinh.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : Hỏi bài trước.
Đọc sách kết hợp bảng con.
Viết bảng con.
GV nhận xét chung.
2.Bài mới:
GV giới thiệu tranh rút ra vần em, ghi bảng.
Gọi 1 HS phân tích vần em.
Lớp cài vần em.
GV nhận xét.
So sánh vần em với om.
HD đánh vần vần em.
Có em, muốn có tiếng tem ta làm thế nào?
Cài tiếng tem.
GV nhận xét và ghi bảng tiếng tem.
Gọi phân tích tiếng tem. 
GV hướng dẫn đánh vần tiếng tem. 
Dùng tranh giới thiệu từ “con tem”.
Hỏi: Trong từ có tiếng nào mang vần mới học.
Gọi đánh vần tiếng tem, đọc trơn từ con tem.
Gọi đọc sơ đồ trên bảng.
Vần 2 : vần êm (dạy tương tự )
So sánh 2 vần
Đọc lại 2 cột vần.
Gọi học sinh đọc toàn bảng.
Hướng dẫn viết bảng con: em, con tem, êm, sao đêm.
GV nhận xét và sửa sai.
Đọc từ ứng dụng.
Giáo viên đưa tranh, mẫu vật hoặc vật thật để giới thiệu từ ứng dụng, có thể giải nghĩa từ (nếu thấy cần), rút từ ghi bảng.
Ghế đệm: Ghế có lót đệm ngồi cho êm.
Mềm mại: Mềm gợi cảm giác khi sờ, ví dụ như da trẻ em mềm mại.
Trẻ em, que kem, ghế đệm, mềm mại.
Hỏi tiếng mang vần mới học trong từ : Trẻ em, que kem, ghế đệm, mềm mại.
Gọi đánh vần tiếng và đọc trơn các từ trên.
Đọc sơ đồ 2
Gọi đọc toàn bảng
3.Củng cố tiết 1: 
Hỏi vần mới học.
Đọc bài.
Tìm tiếng mang vần mới học.
NX tiết 1
Tiết 2
Luyện đọc bảng lớp :
Đọc vần, tiếng, từ lộn xộn
Luyện câu : GT tranh rút câu ghi bảng:
Bức tranh vẽ gì?
Nội dung bức tranh minh hoạ cho câu ứng dụng:
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Gọi học sinh đọc.
GV nhận xét và sửa sai.
Luyện nói: Chủ đề: “Anh chị em trong nhà.”.
GV gợi ý bằng hệ thống câu hỏi, giúp học sinh nói tốt theo chủ đề.
GV treo tranh và hỏi:
Bức trang vẽ những ai?
Họ đang làm gì?
Con đoán xem họ có phải là anh chị em không?
Anh chị em trong nhà gọi là anh chị em gì?
Nếu là anh hoặc chị trong nhà con phải đối xữ với em như thế nào?
Nếu là em trong nhà con phải đối xữ với anh chị như thế nào?
Ông bà cha mẹ mong con cháu trong nhà sống với nhau như thế nào?
Con có anh chị em không? Hãy kể tên cho các bạn cùng nghe.
Tổ chức cho các em tập làm anh chị em trong một nhà.
GV giáo dục TTTcảm
Đọc sách kết hợp bảng 
GV đọc mẫu 1 lần.
GV Nhận xét cho điểm.
Luyện viết vở TV (3 phút).
GV thu vở một số em để chấm điểm.
Nhận xét cách viết.
4. Củng cố : Gọi đọc bài.
Trò chơi:
Tìm vần tiếp sức:
Giáo viên gọi học sinh chia thành 2 nhóm mỗi nhóm khoảng 6 em. Thi tìm tiếng có chứa vần vừa học.
Cách chơi:
Học sinh nhóm này nêu vần, học sinh nhóm kia nêu tiếng có chứa vần vừa học, trong thời gian nhất định nhóm nào nói được nhiều tiếng nhóm đó thắng cuộc.
GV nhận xét trò chơi.
5. Liên hệ: Sao đêm có khi nào, thời tiết như thế nào thì có sao đêm.
6. Dặn dò: Học bài, xem bài ở nhà, tự tìm từ mang vần vừa học.
7. Nhận xét: Tuyên dương Ý, Tuân, Na, Diệp phát biểu sôi nổi.
Học sinh nêu tên bài trước.
HS cá nhân 5 -> 8 em
N1 : sáng sớm; N2 : mùi thơm.
Học sinh nhắc lại.
HS phân tích, cá nhân 1 em
Cài bảng cài.
Giống nhau : kết thúc bằng m.
Khác nhau : em bắt đầu bằng e.
e – mờ – em. 
CN 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm.
Thêm âm t đứng trước vần em.
Toàn lớp.
CN 1 em.
Tờ – em – tem.
CN 4 em, đọc trơn 4 em, 2 nhóm ĐT.
Tiếng tem.
CN 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm.
CN 2 em
Giống nhau : kết thúc bằng m
Khác nhau : em bắt đầu bằng e, êm bắt đầu bằng ê. 
3 em
1 em.
Toàn lớp viết
Học sinh quan sát và giải nghĩa từ cùng GV.
HS đánh vần, đọc trơn từ, CN vài em.
Em, kem, đệm, mềm.
CN 2 em
CN 2 em, đồng thanh
Vần em, êm.
CN 2 em
Đại diện 2 nhóm
CN 6 -> 7 em, lớp đồng thanh.
Con cò lộn cổ xuống ao.
HS tìm tiếng mang vần mới học (có gạch chân) trong câu, 4 em đánh vần các tiếng có gạch chân, đọc trơn tiếng 4 em, đọc trơn toàn câu 5 em, đồng thanh.
Anh và em.
Học sinh chỉ và nêu.
Họ là anh chị em.
Anh em ruột.
Nhường nhịn.
Quý mến vâng lời.
Sống với nhau hoà thuận.
Học sinh liên hệ thực tế và nêu.
Học sinh khác nhận xét.
HS đọc nối tiếp kết hợp đọc bảng 6 em.
Học sinh lắng nghe.
Toàn lớp.
CN 1 em
Đại diện 2 nhóm mỗi nhóm 6 học sinh lên chơi trò chơi.
Học sinh dưới lớp cổ vũ tinh thần các bạn trong nhóm chơi.
Học sinh khác nhận xét.
--------------------------------------------------------
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu Giúp học sinh:
- Thực hiện được phép cộng trong phạm vi 10 ; viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
	- Rèn HS tính toán chính xác .
	- GDHS thích học môn toán .
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, SGK, tranh vẽ.
- Bộ đồ dùng toán 1
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. KTBC:
Hỏi tên bài, gọi nộp vở.
Gọi vài học sinh lên bảng để kiểm tra về bảng cộng trong phạm vi 10.
Cô nhận xét về kiểm tra bài cũ.
2. Bài mới :
Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa.
3.Hướng dẫn học sinh luyện tập:
Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài:
Gọi học sinh theo bàn đứng dậy mỗi em nêu 1 phép tính và kết quả của phép tính đó lần lượt từ bàn này đến bàn khác.
Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh nêu tính chất giao hoán của phép cộng.
Bài 2: Gọi nêu yêu cầu của bài:
Ở dạng toán này ta thực hiện như thế nào? 
Bài 4: Học sinh nêu yêu cầu của bài:
Ở dạng toán này ta thực hiện như thế nào?
GV phát phiếu học tập cho học sinh làm bài 2, 3 và 4.
Gọi học sinh nêu miệng bài tập.
Bài 5:
Cô treo tranh tranh, gọi nêu đề bài toán.
Gọi lớp làm phép tính ở bảng con.
Gọi nêu phép tính, cô ghi bảng.
4. Củng cố: 
Hỏi tên bài.
Gọi đọc bảng cộng trong phạm vi 10, hỏi miệng 1 số phép tính để khắc sâu kiến thức cho học sinh.
5. Liên hệ: Các em thực hiện được các phép cộng trong phạm vi 10. 
6. Dặn dò: Tuyên dương, dặn học sinh học bài, xem bài mới.
7. Nhận xét: Tuyên dương Ý, Tuân, Na, Diệp phát biểu sôi nổi, làm bài tốt.
1 em nêu “ Phép cộng trong phạm vi 10”
Vài em lên bảng đọc các công thức cộng trong phạm vi 10.
Học sinh khác nhận xét bạn đọc công thức.
Học sinh nêu: Luyện tập.
Học sinh lần lượt làm miệng các cột bài tập 1.
Học sinh chữa bài.
Học sinh nêu tính chất giao hoán của phép cộng: 9 + 1 = 1 + 9 = 10. Khi ta đổi chỗ các số ttrong phép cộng thì kết qủa vẫn không thay đổi.
Thực hiện theo cột dọc, cần viết các số phải thẳng cột.
Thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
Học sinh làm phiếu học tập, nêu miệng kết qủa.
Học sinh khác nhận xét. 
Học sinh nêu đề toán và giải : 
7 + 3 = 10 (con gà)
Học sin

Tài liệu đính kèm:

  • docT 15 Phuc.doc