Giáo án tổng hợp môn lớp 1 - Tuần 8

I) Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Học sinh đọc và viết được : ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ

- Đọc đúng các tiếng từ ứng dụng

2. Kỹ năng:

- Học sinh biết ghép âm và tạo tiếng từ

- Viết đúng mẫu, đều nét đẹp

3. Thái độ:

- Thấy được sự phong phú của tiếng việt

II) Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Tranh trong sách giáo khoa , bộ đồ dùng tiếng việt

2. Học sinh:

- Sách, bảng con, bộ đồ dùng tiếng việt

III) Hoạt động dạy và học:

 

doc 39 trang Người đăng hong87 Lượt xem 762Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp môn lớp 1 - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng 1 bàng mấy ?
Giáo viên nhận xét cho điểm
Bài 3 : Nêu yêu cầu bài toán
Giáo viên treo tranh: “ Bài toán này yêu cầu chúng ta làm gì?”
Giáo viên : từ trái qua phải , ta lấy 2 số đầu cộng với nhau được bao nhiêu ta cộng với số còn lại, chẳng hạn: 1+1=2, lấy 2+1=3 ® kết quả bằng 3
Giáo viên đánh giá và cho điểm
Bài 4 : Viết phép tính thích hợp
Quan sát tranh và nêu bài toán
Giáo viên nhận xét 
Củng cố:
Mục tiêu : Củng cố về so sánh các số trong phạm vi 4
Phương pháp : thi đua, trò chơi 
Hình thức học : nhóm, lớp
Trò chơi : ai nhanh , ai đúng 
Cho học sinh cử đại diện lên thi đua ghi nhanh, đúng dấu lớn bé bằng
3  2 + 1
3  1 + 3
1 + 2  4
3 + 1  4
Nhận xét 
Dặn dò:
Về nhà coi lại bài vừa làm 
Học thuộc bảng cộng trong phạm vi 4
Hát
Học sinh làm bài 
Học sinh nêu : 1+2=3; 2+1=3
Học sinh học thuộc
Học sinh nêu : 1+3=4 ; 3+1=4 ; 2+2=4
Học sinh đọc cá nhân, lớp
Học sinh nêu : tính
“ 3 thêm 1 bằng 4”
Học sinh làm bài
Học sinh sửa bài, nhận xét bài của b
Học sinh nêu : tính
Học sinh : 1+1=2
Học sinh làm bài và đọc kết quả
Học sinh nêu : tính
Học sinh làm bài
Học sinh nhận xét bài của bạn
Học sinh : có 1 bạn chơi bóng, thêm 3 bạn đến chơi. Hỏi tất cả có mấy bạn?
Học sinh nêu : 1+3=4
Mỗi tổ cử 4 em thi đua, tiếp sức điền dấu vào chỗ trống
Lớp nhận xét 
Tuyên dương tổ nhanh đúng
 TNXH
 ĂN UỐNG HẰNG NGÀY
I.Mục tiêu :
 	-Kể được những thức ăn cần thiết trong ngày để mau lớn và khoẻ mạnh.
	-Nói được cần phải ăn uống như thế nào để có sức khoẻ tốt.
	-Có ý thức tự giác trong việc ăn uống, ăn đủ no, uống đủ nước.
II.Đồ dùng dạy học:
-Các hình ở bài 8 phóng to.
-Câu hỏi thảo luận.
-Các loại thức ăn hằng ngày.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh 
1.Ổn định :
2.KTBC : Hỏi tên bài cũ :
Nhận xét bài cũ.
3.Bài mới:
Cho Học sinh khởi động bằng trò chơi “Đi chợ giúp mẹ”.
10 Học sinh chia thành 2 đội, GV hô đi chợ. Học sinh sẽ mua những thứ cần cho bữa ăn hằng ngày (GV đã chuẩn bị sẵn).Trong thời gian nhất định đội nào mua được nhiều thức ăn sẽ thắng.
Qua đó GV giới thiệu bài và ghi tựa bài.
Hoạt động 1 :
Kể tên những thức ăn đồ uống hằng ngày.
Bước 1: Cho Học sinh suy nghĩ và tự kể. GV ghi những thức ăn đó lên bảng.
Bước 2: Cho Học sinh quan sát hình trang 18 và trả lời các câu hỏi trong hình.
Kết luận: Muốn mau lớn và khoẻ mạnh, các em cần ăn nhiều loại thức ăn để có đủ các chất đường, đạm, béo, khoáng  cho cơ thể.
Hoạt động 2 :
Làm việc với SGK.
GV chia nhóm 4 học sinh 
Hướng dẫn học sinh quan sát hình 19 và trả lời các câu hỏi:
Hình nào cho biết sự lớn lên của cơ thể?
Hình nào cho biết các bạn học tập tốt?
Hình nào thể hiện các bạn có sức khoẻ tốt?
Để cơ thể mau lớn và có sức khoẻ để học tập tốt ta phải làm gì?
Hoạt động 3 :
Thảo luận cả lớp :
GV viết các câu hỏi lên bảng để học sinh thảo luận, nội dung như SGK.
Kết luận : Chúng ta cần ăn khi đói và uống khi khát Ăn nhiều loại thức ăn như cơm, thịt, cá, trứng, rau, hoa quả  hằng ngày ăn ít nhất 3 lần vào sáng, trưa, tối. Ăn đủ chất và đúng bữa.
4.Củng cố : 
Hỏi tên bài :
Nêu câu hỏi để học sinh khắc sâu kiến thức.
Nhận xét. Tuyên dương.
5.Dăn dò: Thực hiện ăn đủ chất, đúng bữa.
HS trả lời nội dung bài học trước.
HS nêu lại tựa bài học.
Học sinh suy nghĩ và trả lời.
Học sinh suy nghĩ và trả lời.
Học sinh lắng nghe.
Quan sát hình và trả lời câu hỏi.
Học sinh phát biểu ý kiến của mình, bạn nhận xét.
HS lắng nghe.
Học sinh nêu.
Thực hiện ở nhà.
Thứ tư, ngày 17 tháng 10 năm 2007
Toán
PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 5
Mục tiêu:
Kiến thức: 
Giúp học sinh tiếp tục củng cố khái niệm ban đầu về phép cộng
Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 5
Kỹ năng:
Biết làm tính cộng trong phạm vi 5
Giải được các bài toán trong thực tế có liên quan đến phép cộng trong phạm vi 5
Thái độ:
Học sinh yêu thích học Toán
Giáo dục tính cẩn thận 
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Vật mẫu, tranh vẽ
Học sinh :
Vở bài tập, sách giáo khoa, bộ đồ dùng học toán
Các hoạt dộng dạy và học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động :
Bài cũ : Luyện tập
Đọc bảng cộng trong phạm vi 3
Đọc bảng cộng trong phạm vi 4
Giáo viên nhận xét 
Dạy và học bài mới:
Giới thiệu:
Học bài phép cộng trong phạm vi 5
Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng, bảng cộng trong phạm vi 5
Mục tiêu: Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 5
Phương pháp : Trực quan , thực hành 
Hình thức học : Lớp, cá nhân 
ĐDDH : Mẫu vật, bảng con
Bước 1: Hướng dẫn học sinh phép cộng 4+1=5
Giáo viên treo tranh: có 4 con cá thêm 1 con cá. Hỏi tất cả có mấy con cá?
Ta có thể làm phép tính gì? Bạn nào có thể đọc phép tính và kết quả
Bước 2: Hướng dẫn học sinh phép cộng 1+4=5
Giáo viên đưa 1 qủa lê, thêm 4 qủa lê nữa. Hỏi tất cả có bao nhiêu qủa lê?
Bước 3: Hướng dẫn học sinh phép cộng: 3+2=5 và 2+3=5
Các bước tương tự như trên
Bước 4: so sánh 2 phép tính 1+4=5 và 4+1=5
Vậy 4+1 và 1+4 bằng nhau
Làm tương tự với 2+3 và 3+2
Bước 5: 
Giáo viên cho học sinh đọc thuộc các phép tính trong bảng cộng 5 vừa lập được
Hoạt động 2: Thực hành 
Mục tiêu : Vận dụng các công thức bảng cộng trong phạm vi 5 để làm tính cộng
Phương pháp : Giảng giải , thực hành 
Hình thức học : Cá nhân, lớp
ĐDDH : Vở bài tập, hoa đúng sai
Bài 1 : cho học sinh nêu yêu cầu
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài
Giáo viên nhận xét và cho điểm
Bài 2 : cho học sinh nêu yêu cầu bài toán
Lưu ý: viết kết quả sao cho thẳng cột,
Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài
Nhận xét 
Bài 3 : Viết phép tính thích hợp
Quan sát từng tranh và nêu bài toán
Đổi vở để kiểm tra bài của bạn
Giáo viên nhận xét cho điểm
Củng cố:
Trò chơi thi đua : Tính kết qủa nhanh
Chuần bị: 2 hình tròn có ghi số 5 ở trong làm nhị hoa và một số cánh hoa , mỗi cánh hoa có ghi 1 phép tính cộng, học sinh sẽ phải tính nhẩm ở các cánh hoa xem cánh hoa nào mà phép cộng có 1 kết qủa bằng 5 thì lấy cánh đó gắn vào xung quanh nhị tạo thành 1 bông hoa
Nhận xét
Dặn dò:
Về nhà học thuộc bảng cộng trong phạm vi 5
Chuẩn bị trước bài luyện tập
Hát
Học sinh đọc 
Học sinh đọc 
Học sinh : có 4 con cá, thêm 1 con cá. Tất cả có 5 con cá
Học sinh nêu phép tính: 4+1=5
Học sinh đọc: 4+1=5
Học sinh trả lời
Học sinh nêu phép tính: 1+4=5
Học sinh học thuộc bảng cộng
Học sinh nêu : tính
Học sinh làm bài và sửa bài
Học sinh nêu : tính
Học sinh lên bảng sửa bài
Tranh 1: có 4 con hươu , thêm 1 con hươu hỏi tất cả có mấy con hươu? ® 4+1 =5
Tranh 2: có 3 con chim, thêm 2 con chim. Hỏi tất cả có mấy con chim® 3+2=5
Học sinh làm bài
Học sinh chia làm 2 đội: Mỗi đội cử 5 em lên chơi
Bạn nào hoàn thành được 1 bông hoa trước thì đội đó thắng cuộc
Học sinh tuyên dương
Học vần
 Vần oi – ai (Tiết 1)
Mục tiêu:
Kiến thức: 
Học sinh đọc và viết được : oi, ai, nhà ngói, bé gái
Đọc đúng các tiếng từ ứng dụng
Kỹ năng:
Học sinh biết ghép âm và tạo tiếng từ
Viết đúng mẫu, đều nét đẹp
Thái độ:
Thấy được sự phong phú của tiếng việt 
Chuẩn bị:
Giáo viên: 
Tranh trong sách giáo khoa , bộ đồ dùng tiếng việt 
Học sinh: 
Sách, bảng con, bộ đồ dùng tiếng việt 
Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
Oån định:
Bài cũ: ôn tập 
Học sinh đọc bài sách giáo khoa 
Trang trái
Trang phải
Cho học sinh viết bảng con: ngựa tía, mùa dưa
Nhận xét
Bài mới:
Giới thiệu :
Mục Tiêu: Học sinh nhận ra được vần oi – ai từ tiếng khoá
Phương pháp: trực quan, đàm thoại
Hình thức học: Cá nhân, lớp
ĐDDH: Tranh vẽ ở sách giáo khoa 
Giáo viên treo tranh trong sách giáo khoa
Tranh vẽ gì ?
à Giáo viên ghi bảng: ngói , gái
Trong tiếng ngói, gái có âm nào đã học rồi?
à Hôm nay chúng ta học bài âm oi – ai ® ghi tựa
Hoạt động1: Dạy vần ua
Mục tiêu: Nhận diện được chữ oi, biết cách phát âm và đánh vần tiếng có vần ai
Phương pháp: Trực quan , đàm thoại 
Hình thức học: Cá nhân, lớp
ĐDDH: Bộ đồ dùng tiếng việt , chữ mẫu 
Nhận diện vần:
Giáo viên viết chữ oi
Vần oi được tạo nên từ âm nào?
So sánh oi và i
Lấy oi ở bộ đồ dùng
Phát âm và đánh vần
Giáo viên đánh vần: o – i – oi 
Giáo viên phát âm oi
Phân tích tiếng ngói:
Giáo viên đánh vần : Ng-oi-ngoi sắc ngói
Hướng dẫn viết:
Giáo viên viết
Viết chữ oi : Đặt bút dưới đường kẻ 3 viết chữ o lia bút nối với chũ i
Viết chữ ngói: viết chữ ng lia bút viết chữ o, nối với chữ i nhấc bút đặt dấu sắc trên chữ o
Hoạt động 2: Dạy vần ai
Mục tiêu: Nhận diện được chữ ai, biết phát âm và đánh vần tiếng có âm ai
Quy trình tương tự như vần oi
d) Hoạt động 3: Đọc tiếng từ ứng dụng
Muc Tiêu : Biết ghép tiếng có oi - ai và đọc trơn nhanh và thành thạo tiếng vừa ghép 
Phương pháp: Trực quan , luyện tập 
Hình thức học: Cá nhân, lớp
ĐDDH: bộ đồ dùng tiếng việt 
Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý để rút ra các từ ngữ ứng dụng cần luyện đọc: 
Ngà voi	gà mái
Cái còi	 bài vở
Giáo viên sửa sai cho học sinh 
Học sinh đọc lại toàn bài 
Giáo viên nhận xét tiết học
Hát múa chuyển tiết 2	
Hát
Học sinh đọc bài theo yêu cầu của giáo viên
Học sinh viết bảng con
Học sinh quan sát 
Học sinh nêu: nhà ngói , bé gái 
Học sinh : có âm ng và g
Học sinh nhắc lại tựa bài
Học sinh quan sát 
Học sinh: được tạo nên từ âm o và âm i 
Giống nhau là đều có âm i 
Khác nhau là oi có âm o đứng trước i
Học sinh thực hiện 
Học sinh đánh vần
Ng đứng trước, oi đứng sau
Học sinh đánh vần 
Học sinh quan sát 
Học sinh viết trên không, trên bàn, bảng con
Học sinh viết trên không, trên bàn, bảng con 
Học sinh luyện đọc 
Học sinh đọc
Học vần
 Vần oi – ai (Tiết 2)
Mục tiêu:
Kiến thức:	
Học sinh đọc được câu ứng dụng 
Luyện nói được thành câu theo chù đề: sẻ ri, bói cá, lele
Nắm được cấu tạo oi , ai
Kỹ năng:
Đọc trơn, nhanh, đúng câu ứng dụng
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề 
Rèn cho học sinh kỹ năng viết đúng, đẹp
Thái độ:
Rèn chữ để rèn nết người
Tự tin trong giao tiếp 
Chuẩn bị:
Giáo viên: 
Tranh vẽ trong sách giáo khoa trang 67
Học sinh: 
Vở viết in , sách giáo khoa 
Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Giới thiệu : Chúng ta học tiết 2
Bài mới:
Hoạt động 1: Luyện đọc
Mục tiêu : Đọc đúng từ tiếng phát âm chính xác
Phương pháp: Trực quan, đàm thoại , luyện tập 
Hình thức học: Cá nhân, lớp
ĐDDH: Tranh vẽ câu ứng dụng, sách giáo khoa 
Giáo viên cho học sinh đọc trang trái
Cho học sinh xem tranh
Tranh vẽ gì ?
à Giáo viên ghi câu ứng dụng
Giáo viên cho luyện đọc
Hoạt động 2: Luyện viết
Muc Tiêu : Học sinh viết đúng nét, đều, đẹp, đúng cỡ chữ 
Phương pháp : Trực quan , đàm thoại , thực hành 
Hình thức học : Lớp , cá nhân 
ĐDDH: Chữ mẫu , vở viết in
Nhắc lại tư thế ngồi viết
Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn viết 
Viết oi: viết chữ o lia bút viết chữ i 
Viết ai: viết chữ a lia bút nối với chữ i 
Nhà ngói: viết chữ nh lia bút nối với chữ a, nhấc bút đặt dấu huyền trên chữ a, cách 1 con chữ o viết chữ ngói
Bé gái: viết chữ b lia bút viết chữ e, nhấc bút đặt dấu sắc trên chữ e, cách 1 con chữ o viết tiếng gái
Hoạt động 3: Luyên nói
Mục tiêu: Phát triển lời nói tự nhiên của học sinh theo chủ đề: si, rê, bói cá, lele
Phương pháp: Trực quan, luyện tập, thực hành 
Hình thức học: cá nhân , lớp
ĐDDH: Tranh minh họa ở sách giáo khoa 
Giáo viên treo tranh trong sách giáo khoa trang 67
Tranh vẽ gì?
Em biết các con vật nào trong số các con vật này?
Chim bói cá và chim lele sống ở đâu, thích ăn gì ?
Chim sẻ thích ăn gì? chúng sống ở đâu?
Trong các con vật này con nào biết hót? Tiếng hót của chúng thế nào?
Củng cố:
Mục tiêu: Nhận ra những tiếng có vần oi , ai
Phương pháp: trò chơi
Giáo viên cho học sinh cử đại diện lên đính tiếng có vần vừa học, kết thúc bài hát nhóm nào đính nhiều sẽ thắng
Nhận xét
Dặn dò:
Đọc lại bài, tìm chữ vừa học ở sách, báo
Chuẩn bị bài vần ôi - ơi
Học sinh đọc
Học sinh quan sát 
Học sinh nêu 
Học sinh đọc câu ứng dụng
Học sinh nêu
Học sinh viết vở
Học sinh nêu
Học sinh thi đua
Học sinh nhận xét 
Học sinh tuyên dương
Thủ công
Xé,dán hình cây đơn giản
(tiết 1 )
I.MỤC TIÊU: 
_ Biết cách xé, dán hình cây đơn giản
_ Xé được hình tán cây, thân cây và dán cho cân đối, phẳng
II.CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên:
_ Bài mẫu về xé, dán hình cây đơn giản
_ Giấy thủ công các màu 
_ Hồ dán, giấy trắng làm nền
_ Khăn lau tay
 2.Học sinh:
 _ Giấy thủ công các màu 
 _ Bút chì
 _ Hồ dán, khăn lau tay 
 _ Vở thủ công, 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động HS
ĐDDH
2’
25’
5’
3’
 1’
16’
3’
khởi động
KTBC : Nhận xét bài tuần trước 
Bài mới :
1. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:
_ Cho HS xem bài mẫu, hỏi:
+ Nêu những đặc điểm, hình dáng, màu sắc của cây?
+ Em nào đã cho biết thêm về đặc điểm của cây mà em đã nhìn thấy?
_ GV nhấn mạnh: Khi xé, dán tán lá cây, em có thể chọn màu mà em biết.
2. Giáo viên hướng dẫn mẫu:
a) Xé hình tán lá cây:
* Xé tán lá cây tròn: 
_ Lấy tờ giấy màu xanh lá cây, đếm ô, đánh dấu, vẽ và xé một hình vuông có cạnh 6 ô ra khỏi tờ giấy màu.
_ Từ hình vuông, xé 4 góc (không cần xé 4 góc đều nhau)
_ Xé chỉnh, sửa cho giống hình tán lá cây.
* Xé tán lá cây dài:
_ GV lấy tờ giấy màu xanh đậm (màu vàng), đếm ô, đánh dấu, vẽ và xé một hình chữ nhật cạnh dài 8 ô, cạnh ngắn 5 ô 
_ Từ hình chữ nhật đó, xé 4 góc không cần xé đều nhau.
 _ Tiếp tục xé chỉnh, sửa cho giống hình tán lá cây dài.
b) Xé hình thân cây:
_ GV lấy tờ giấy màu nâu, đếm ô, đánh dấu, vẽ và xé hình chữ nhật cạnh dài 6ô, cạnh ngắn 1 ô. Sau đó xé tiếp 1 hình chữ nhật khác nhau cạnh dài 4ô, cạnh ngắn 1ô.
c) Hướng dẫn dán hình:
_ Sau khi xé xong hình tán lá và thân cây, GV làm thao tác bôi hồ và lần lượt dán ghép hình thân cây, tán lá.
+ Dán phần thân ngắn với tán lá tròn.
+ Dán phần thân dài với tán lá dài.
* Sau đó cho HS quan sát hình 2 cây đã dán xong.
3. Học sinh thực hành:
_ Yêu cầu HS lấy 1 tờ giấy màu xanh đậm (màu vàng) 
Nhắc HS vẽ cẩn thận.
_ Cho HS xé hình tán lá.
* Trong lúc HS thực hành, GV có thể nhắc lại và uốn nắn các thao tác xé hình tán lá, thân cây cho những em lúng túng.
_ Nhắc HS khi xé tán lá không cần phải xé đều cả 4 góc.
_ Khi xé thân cây cũng không cần xé đều, có thể xé phần trên nhỏ, phần dưới to.
_ Trình bày sản phẩm.
4.Nhận xét- dặn dò:
_ Nhận xét tiết học: 
_ Đánh giá sản phẩm: 
 Xé được 2 hình tán lá cây, 2 hình thân cây và dán được hình 2 cây cân đối, phẳng.
_ Dặn dò:
+ Quan sát mẫu
+ Nhớ lại và kể ra. 
_ Quan sát
_ Quan sát
_ Quan sát
_Quan sát
_ Quan sát
_ Đặt tờ giấy màu xanh đậm lên bàn lật mặt sau có kẻ ô lên trên.
_ Đếm ô, đánh dấu, vẽ và xé hình vuông cạnh 6 ô trên tờ giấy màu.
_ Xé 4 góc để tạo hình tán lá cây dài.
_ Xé 2 hình thân cây (màu nâu) như hướng dẫn
_Thực hiện chậm rãi.
_ Xếp hình cân đối.
Dán sản phẩm và vở. 
_ Dán xong thu dọn giấy thừa và lau sạch tay.
_ HS lắng nghe
_Bài mẫu về hình cây đơn giản
-Hình 1 trang 186
-Hình 2a trang 186
- Hình 2b trang 186
-Hình 3 trang 187
-Hình 4a trang 187
-Hình 4b trang 187
-Hình
5trang 180
- Hình 6a trang 187
-Hình 6b
- Hình 6
- Các bước thực hiện xé hình cây đơn giản.
Thứ năm, ngày 18 tháng 10 năm 2007
Toán
 LUYỆN TẬP 
Mục tiêu:
Kiến thức: 
Giúp học sinh củng cố về bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi 5
Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng 1 phép tính thích hợp
Kỹ năng:
Rèn kỹ năng tính toán nhanh, chính xác
Thái độ:
Yêu thích học toán
Rèn tính cẩn thận và chính xác
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Bài soạn, que tính , các phép tính
Học sinh :
Vở bài tập, bộ đồ dùng học toán, que tính 
Các hoạt dộng dạy và học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động :
Bài cũ: Phép cộng trong phạm vi 5
Đọc bảng cộng torng phạm vi 5
Làm bảng con 
4 + 1 =
1 + 4 =
3 + 2 =
2 + 3 =
Nhận xét
Bài mới :
Giới thiệu : Giờ luyện tập hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau củng cố về phép cộng trong phạm vi 5
Hoạt động 1: Oân kiến thức cũ
Mục tiêu: Ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 5
Phương pháp : Luyện tập, thực hành 
Hình thức học : Lớp, cá nhân 
ĐDDH : Que tính , mẫu vật
Lấy 5 que tính , tách làm 2 phần em hãy lập các phép tính có được ở bộ đồ dùng học toán
Hoạt động 2: Thực hành 
Mục tiêu : Làm tính cộng trong phạm vi 5, tập biểu thị tình huống bằng 1 phép tính
Phương pháp : Luyện tập , trực quan 
Hình thức học : Cá nhân, lớp
Bài 1 : Tính
Giáo viên cho làm bài 
Bài 2 : Nêu yêu cầu bài toán
Lưu ý: khi viết các số phải thẳng cột với nhau, số nọ viết dưới số kia
Giáo viên nhận xét cho điểm
Bài 3 : Tính
Với phép tính : 2+1+1 thì ta thực hiện phép cộng nào trước
Bài 4 : Điền dấu >, < , =
Trước khi điền dấu ta phải làm gì?
Giáo viên nhận xét cho điểm
Củng cố:
Trò chơi : ai nhanh , ai đúng 
Dán 2 tờ bìa ghi các phép tính ở trên và các kết quả ở dưới, ta sẽ phải tìm nhanh kết quả ứng với phép tính để nối vào nhau, ai tìm nhanh , đúng người đó sẽ thắng cuộc
Nhận xét 
Dặn dò:
Về nhà coi lại bài vừa làm 
Học thuộc bảng cộng trong phạm vi 5
Hát
Học sinh làm trên bảng con 
Học sinh thực hiện và nêu
4+1=5 ; 1+4=5
2+3=5 ; 3+2=5
Học sinh đọc bảng cộng 
Học sinh làm bài và sửa bài miệng
Học sinh làm bài 
Lên bảng sửa bài
Cộng từ trái sang phải: lấy 2+1=3, 3+1=4
Vậy 2+1+1=4
Học sinh làm bài và sửa bài
Học sinh nêu yêu cầu của bài: Tính
Học sinh làm bài
Học sinh nêu 
Học sinh làm bài
Ta phải thực hiện phép tính trước khi điền dấu
Học sinh làm bài và sửa bài
Học sinh nêu bài toán
Học sinh điền phép tính vào các ô vuông 
Học sinh sửa bài ở bảng lớp 
Chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội cử đại diện 5 em lên chơi
Học sinh nhận xét 
Học sinh tuyên dương
Học vần
 Vần ôi – ơi (Tiết 1)
Mục tiêu:
Kiến thức: 
Học sinh đọc và viết được : ôi, ơi, trái ổi, bơi lội
Đọc đúng các tiếng từ ứng dụng
Kỹ năng:
Biết ghép âm đứng trước với ôi, ơi để tạo tiếng mới
Viết đúng mẫu, đều nét đẹp
Thái độ:
Thấy được sự phong phú của tiếng việt 
Chuẩn bị:
Giáo viên: 
Tranh vẽ trong sách giáo khoa 
Vật mẫu :bơi lội, trái ổi
Học sinh: 
Sách, bảng con, bộ đồ dùng tiếng việt 
Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
Oån định:
Bài cũ: vần oi – ai 
Học sinh đọc bài sách giáo khoa 
Trang trái
Trang phải
Viết bảng con : nhà ngói, bé gái
Nhận xét
Bài mới:
Giới thiệu :
Mục Tiêu: Học sinh nhận ra được vần ôi – ơi từ tiếng khoá
Phương pháp: Trực quan, đàm thoại
Hình thức học: Cá nhân, lớp
ĐDDH: Tranh vẽ ở sách giáo khoa 
Giáo viên treo tranh trong sách giáo khoa
Tranh vẽ gì ?
à Giáo viên ghi bảng: Trái ổi , bơi lội
Trong từ trái ổi, bơi lội tiếng nào chúng ta đã học rồi?
à Hôm nay chúng ta học bài vần ôi – ơi ® ghi tựa
Hoạt động1: Dạy vần ôi
Mục tiêu: Nhận diện được chữ ôi, biết cách phát âm và đánh vần tiếng có vần ôi
Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, giảng giải 
Hình thức học: Cá nhân, lớp
ĐDDH: Bộ đồ dùng tiếng việt , chữ mẫu 
Nhận diện vần:
Giáo viên viết chữ: ôi
Vần ôi được tạo nên từ những âm nào?
So sánh ôi và oi
Lấy ôi ở bộ đồ dùng
Phát âm và đánh vần
Giáo viên đánh vần: ô – i – ôi 
Giáo viên đọc trơn ôi
Muốn có chữ ổi cô cần thanh gì?
Giáo viên đánh vần : ôi-hỏi-ổi
Hướng dẫn viết:
Giáo viên viết
Viết chữ ôi : đặt viết đường kẻ thứ 3, viết chữ ô, lia bút viêt con chữ i
Viết chữ trái ổi: viết chữ trái cách 1 con chữ o 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 8_07-08.doc