Đề tài Một số biện pháp xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực

A. ĐẶT VẤN ĐỀ :

 “Trường học là ngôi nhà thứ hai của em, ở trường có cô giáo hiền như mẹ, có nhiều bè bạn thân thiết như anh em .” Đó là nội dung của bài tập đọc đầu tiên mà các em được học trong chương trình lớp 1.

 Là một giáo viên giảng dạy lớp 1, tôi luôn suy nghĩ và trăn trở làm sao cho lớp học của mình thật sự là ngôi nhà thứ hai của các em, làm sao cho bài giảng của mình thật sự nhẹ nhàng mà sinh động, các em cùng tham gia học tập một cách tích cực, chủ động , sáng tạo.

 Như chúng ta đã biết, môi trường giáo dục có tầm ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Trong thời gian qua, qua các thông tin đại chúng cho thấy, chúng ta vẫn còn tồn tại phương pháp giảng dạy và giáo dục mang tính áp đặt gò bó, chưa hiểu thấu tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh, chưa quan tâm lắng nghe tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của các em,. Trong nhận xét, đánh giá còn có biểu hiện quá khắc khe, yêu cầu cao đối với các em, trong khi bản thân các em chưa làm được đến mức độ đó. Đại bộ phận phụ huynh học sinh còn chạy theo thứ hạng, điểm số, chứ chưa quan tâm đến sự tiến bộ hằng ngày của các em, dù là sự tiến bộ nhỏ, gây áp lực nặng nề cho các em khi đến trường. Điều đó dẫn đến học sinh sẽ có tâm lí rụt rè, nhút nhát, thụ động trong học tập, thiếu tự tin, không dám phát biểu ý kiến, không dám mạnh dạn đưa ra sáng kiến, không bộc lộ hết khả năng của mình.

 

doc 21 trang Người đăng hong87 Lượt xem 4362Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số biện pháp xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân gian lồng ghép vào dịp kỉ niệm các ngày lễ như: Tết Nhà giáo Việt Nam 20/11 đã trở thành nếp truyền thống của nhà trường.
Học sinh có ý thức giữ vệ sinh trường lớp, chăm sóc hoa kiễng ở lớp, giữ gìn, bảo vệ cây xanh, hoa kiễng của trường ,...Có những kết qua như vậy là do sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường và sự hưởng ứng tích cực phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”của toàn thể giáo viên. 
Cũng như các đồng nghiệp, tôi luôn hưởng ứng phong trào thi đua này một cách tích cực và phù hợp với đặc điểm lớp mình phụ trách. Sau đây là một số biện pháp được tôi thực hiện:
2) Nội dung và biện pháp tiến hành:
	Sau khi nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của ngành về phong trào thi đua, tôi đề ra các biện pháp xây dựng và thực hiện 5 nội dung của phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” như sau:
a) Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn :
	Có điều kiện thuận lợi từ sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường, mỗi giáo viên quản lý lớp học và phòng học cố định. Nên mỗi đầu năm học tôi có kế hoạch chỉnh trang, tu bổ cơ sở vật chất của lớp mình.
	Trong phiên họp Phụ huynh đầu năm, ngoài những nội dung chung của trường, tôi còn trình bày thêm kế hoạch trang bị cần thiết ở lớp như: Tu bổ, sửa chữa quạt, đèn, trang trí lớp học, mua sắm những dụng cụ cần thiết để phục vụ vệ sinh lớp học,...Được sự đồng thuận của phụ huynh học sinh thông nhất gây quỹ lớp. Nguồn quỹ này sẽ do thủ quỹ Chi hội lớp giữ. Những hoạt động thu - chi mà giáo viên đề nghị đều được thông qua Chi hội trưởng chấp nhận. Các hoá đơn, chứng từ thu chi được thủ quỹ vào sổ và kết toán hằng tháng.
	Hiện lớp tôi có những vật chất : Tivi, đầu đĩa, đèn, quạt... phục vụ tốt cho việc học tập và nhu cầu giải trí của các em, những dụng cụ nhỏ như: Chổi, cây lau, sọt rác, hốt rác, thảm , kệ dép,... phục vụ cho việc vệ sinh lớp. 
	Đặc biệt năm học này, nhận thấy tình hình dịch sốt Xuất huyết trong địa bàn thị xã Tân Châu diễn biến khá phức tạp, nên tôi mạnh dạn đề nghị Chi hội lớp, chi may một cái mùng lớn để các em ngủ một cách an toàn.
	Do cơ sở vật chất phòng ăn nhà trường còn trật hẹp, nên lớp tôi được bố trí ăn trước hành lang lớp mình. Nhận thấy trong giờ ăn các em bị nắng chiếu rọi nên tôi đề nghị từ nguồn quỹ lớp may tấm màn che nắng cho các em.
	Trồng cây xanh ở lớp như : Dây Trầu bà, hoa kiễng ở bàn giáo viên, chậu Vạn niên thanh ở trước lớp.
	Đầu năm học phân tổ, phân công cán bộ lớp, cán bộ tổ để quản lí lớp, tổ; sinh hoạt nội qui trường lớp: giữ vệ sinh trường lớp, không khạc nhổ, vứt rác bừa bãi, không vẽ bậy lên tường, bàn ghế, không chạy giẫm lên bàn ghế...; chỉ dẫn các em phòng vệ sinh để các em đi tiêu, tiểu đúng quy định, tiêu, tiểu xong cần dội nước cho sạch và rửa tay bằng xà phòng sau khi tiêu, tiểu ;phân công trực nhật hàng tuần và nhắc nhở hàng ngày, cuối tuần tổng kết đánh giá trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm.
Trang bị 3 sọt rác nhỏ, để cuối lớp để các em dễ bỏ rác, chuốt viết,...
	Khuyến khích phụ huynh mua thêm cho mỗi con em một đôi dép mũ để các em mang trong lớp cho nhẹ nhàng, thoáng mát chân lại vừa giữ vệ sinh lớp học. 
	Luôn nhắc nhở học sinh trong sinh hoạt ăn uống, lồng ghép vào nội dung bài dạy để nhắc nhở, giáo dục các em :
	- Ăn đủ no, ăn chậm, nhai kĩ, tập trung vào bữa ăn, không nói chuyện đùa giỡn trong lúc ăn...
	- Rửa tay trước khi ăn và sau khi ăn xong phải rửa miệng, đánh răng, nghỉ ngơi xem Tivi chứ không chạy nhảy đùa nghịch... 
	- Nhắc nhở thường xuyên tư thế ngồi học để tránh bị các bệnh học đường: Cận thị, cong vẹo cột sống...
	Hướng dẫn phân công học sinh chăm sóc hoa kiễng của lớp bằng cách tưới nước, phát hiện nhắc nhở bạn vi phạm hái hoa, ngắt lá, bẽ cành hoa kiễng, cây xanh của lớp, trường.
	Giáo dục lồng ghép an toàn giao thông, bảo vệ môi trường vào nội dung bài học.
	Đầu năm, nhắc nhở phụ huynh không nên cho con em đeo nữ trang nhằm đề phòng kẽ xấu dụ dỗ, gạt gẫm,...
b) Dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập:
	Xác định đây là nội dung quan trọng nhất trong phong trào vận động. Làm sao cho các em hứng thú trong học tập, khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, có ý chí vươn lên trong học tập,: góp phần hình thành khả năng tự học của học sinh.
	- Trước hết, người thầy phải yêu nghề, mến trẻ,... phải thấu hiểu từng em về tâm tư, tình cảm, thông cảm chia sẻ khi em bị hạn chế, khiếm khuyết... Luôn trao dồi trình độ chuyên môn nâng cao tay nghề, cũng như lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học thích hợp.
	- Trong quá trình dạy học, tôi thường đặt ra tình huống có vấn đề nhằm kích thích nhu cầu giải quyết vấn đề của các em, nhờ vậy mà các em tích cực hoạt động để tự tìm ra kiến thức mới.
	- Nắm được đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi các em đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Nên trong giảng dạy tôi luôn kết hợp sử dụng các thiết bị dạy học. Bài giảng có trực quan, sinh động mới góp phần rèn luyện tư duy phân tích, tổng hợp cho các em.
	. Sưu tầm hình ảnh trên mạng Internet liên quan đến nội dung bài học , chép vào đĩa, tận dụng Tivi, đầu đĩa trực quan cho các em xem.
	. Soạn giáo án điện tử trong giảng dạy nhằm gây hứng thú, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
	- Tổ chức trò chơi thi đua cuối tiết học, nhằm kích thích hứng thú của các em.
	- Ngoài ra, thái độ và ngôn ngữ truyền đạt , tình cảm và quan hệ thầy – trò cũng đóng vai trò hết sức quan trong. Do đó, giáo viên phải là người mẫu mực, luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Hiểu thấu điều đó, tôi luôn giữ thái độ nhẹ nhàng đối với các em, mặc dù lúc đầu tôi gặp rất nhiều khó khăn, bởi một thầy giáo đảm nhận dạy lớp 1 quả thật không dễ dàng chút nào. Nhưng nhìn vẻ mặt hồn nhiên, thơ ngây của các em, làm cho tôi thấy thương yêu, gần gũi các em, giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn trong học tập. Trong bài giảng tôi thường hỏi “ Các con có thắc mắc, hay chưa hiểu chỗ nào hoặc cần hỏi thêm điều gì, mạnh dạn trình bày để thầy chỉ giảng lại.”
	- Công tác phối hợp giữa phụ huynh là hết sức quan trọng. Đầu năm học, thống nhất với phụ huynh về việc quản lí giảng dạy ở lớp của giáo viên, từ đó đặt ra việc quản lí của phụ huynh ở nhà, nhằm có sự phối hợp nhịp nhàng với nhau.
	- Xem trọng phần học âm ,vần, các bảng cộng, trừ trong các phạm vi, nên năm học nào tôi cũng photo bảng các âm, các vần, các bảng cộng trừ trong các phạm vi, đựng vào sơmi gửi cho từng em, để các em thuận tiện ôn lại kiến thức đã học ở lớp, cũng như ở nhà.
	- Gần đến kì thi, tôi luôn có thông báo dán tại lớp và gửi về gia đình đồng thời lên kế hoạch ôn tập gửi về gia đình để phối hợp ôn tập.
	- Soạn đề kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm kết hợp tự luận, sát với yêu cầu của ngành để học sinh thực hành.
	- Phân loại học sinh đầu năm học, sắp xếp chỗ ngồi để học sinh giỏi kèm học sinh yếu kém. Luôn nhắc nhở các em biết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
	- Thường xuyên trao đổi với gia đình những học sinh gặp khó khăn, cá biệt, yếu kém để phối hợp giáo dục có hiệu quả.
	- Luôn khuyến khích, động viên khen ngợi sự tiến bộ của các em, dù đó là tiến bộ nhỏ. Bằng những câu hỏi, bài tập vừa sức hướng các em vào hoạt động học tập, không để các em này đứng bên lề lớp học.
	- Phát huy học tập theo nhóm, để các em học hỏi trao đổi lẫn nhau, các em có điều kiện trình bày ý kiến của mình từ đó giúp các em dạn dĩnh hơn trong giao tiếp. Thay đổi nhóm trưởng thường xuyên để các em tự tin hơn khi trình bày ý kiến của mình trước tập thể.
	- Cuối năm học khuyến khích, động viên các em tặng sách, dụng cụ học tập,... cho nhà trường nhằm giúp các em có hoàn cảnh khó khăn có đủ sách vở đến trường. Nên nguồn quỹ sách cũ của thư viện luôn có sẵn nhằm giúp đỡ cho các em hoàn cảnh khó khăn hay bổ sung cho mất mát giữa chừng của những em giữ gìn sách, vở, dụng cụ kém...Số còn lại thư viện nhà trường liên hệ tặng đơn vị bạn.
	- Duy trì nền nếp kiểm tra bài cũ, chấm chữa bài thường xuyên. Hướng dẫn xây dựng lớp tự quản bằng cách truy bài, kiểm tra chéo,...nhằm phát hiện báo cáo kịp thời những lỗi lầm của bạn.
	- Có hình thức nhắc nhở, khen ngợi cụ thể, kịp thời, hợp lí nhằm động viên khuyến khích kịp thời những em chăm học và nhắc nhở những em lười học, không chú ý trong giờ học...
	- Tạo hứng thú bằng cách thi đua có thưởng giữa các tổ với nhau, phần thưởng khích lệ bằng bịch bánh chẳng hạn,...như vậy các em thi đua một cách tích cực.
	- Phụ đạo học sinh yếu lồng ghép vào các buổi chiều chỉ dạy tiếp tục những kiến thức mà em chưa hoàn thành xong vào buổi sáng..
	- Phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh có năng khiếu tham giam gia các phong trào của nhà trường như: Ca múa nhạc, viết chữ đẹp, kể chuyện sách,...nhằm phát huy hết khả năng của các em.
	- Luôn động viên, khích lệ học sinh phấn đấu vượt qua khó khăn để vươn lên trong học tập.
c) Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh:
	- Cùng với hoạt động nhà trường tổ chức cho các em tham gia các trò chơi dân gian nhân dịp lễ Khai giảng, Kỉ niện ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tết Trung thu...
	- Cùng với hoạt động nhà trường tổ chức cho các em vui đêm trung thu, cùng các em đốt đèn, phát bành, kể cho các em nghe về sự tích chú Cuội...	
- Hằng năm, như đã trở thành nếp truyền thống của nhà trường, nhân dịp kỉ niệm ngày tết Nhà giáo Việt Nam 20/11, Ban giám hiệu kết hợp với Ban đại diện Cha mẹ học sinh tổ chức cho các em cắm trại, kết hợp với các trò chơi dân gian: Kéo co, chuyền bóng, đua vịt, ...; thi ca múa nhạc, biểu diễn thời trang... Ngoài những trò chơi quy định, tôi còn tổ chức cho các em tham gia trò chơi mang tính học tập như: Hái hoa học tập, Rung chuông vàng...nhằm cho các em thi đua vừa chơi vừa học. Để trò chơi mang tính hiệu quả, tôi soạn kế hoạch, nội dung ôn tập được in ấn photo cho từng em nhằm thông báo với gia đình cùng hưởng ứng đôn đốc các em ôn tập, để kích thích việc ôn tập của các em, tôi lên kế hoạch khen thương thông báo cho các em biết để hào hứng tham gia.Điều này vừa giúp các em vui chơi thoải mái vừa củng cố lại kiến thức để chuẩn bị bước vào kì thi cuối học kì I. Khi tham gia trò chơi, tôi luôn hướng dẫn cách chơi và phân công làm sao cho tất cả các em đều có tham gia chơi, không nên chọn một số em tham gia nhiều trò chơi, nhằm giúp các em không phân biệt giới tính, không có tính ỷ lại, mạnh dạn tự tin hơn trong sinh hoạt tập thể.
- Kết hợp với Chi hội lớp tận dụng nguồn quỹ lớp, tổ chức cho các em liên hoan nhẹ, mua quà thưởng cho các em trong các trò chơi...
- Hiểu được tâm lí của các em rất thích được Ông già Noel tặng quà trong ngày Giáng sinh. Xác định đây cũng là nếp văn hoá lành mạnh và cũng được sự đồng tình của phụ huynh mua quà đăng kí ở Bưu điện để chương trình tặng quà đến lớp tặng quà và chúc các em chăm ngoan, học tốt... 
- Nhắc nhở các em vui chơi lành mạnh trong ngày tết Nguyên đán, hướng dẫn cho các em chúc tết ông bà, thầy ,cô , người lớn tuổi.
d) Rèn kỹ năng sống cho học sinh:
	- Rèn kỹ năng ứng xử với tình huống trong cuộc sống như: Biết xưng hô đúng mực với bạn bè “ Gọi bạn xưng tôi ”, lễ phép chào hỏi thầy cô, người lớn tuổi, dũng cảm nhận lỗi, xin lỗi khi phạm lỗi, biết cảm ơn khi được giúp đỡ. Không nói tục, chửi thề, nhặt được của rơi trả lại người bị mất hoặc giao nộp cho các anh, chị Sao đỏ phụ trách trực tuần của trường.
	- Giáo dục các em biết giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn bằng những cử chỉ, việc làm phù hợp với khả năng mình.
	- Giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích, bệnh học đường như : Cận thị, cong vẹo cột sống, những tai nạn thường gặp khi các em chạy giỡn : Té ngã, trầy xước, gãy tay,...
	. Ở lứa tuổi các em, hệ cơ còn yếu, nên trong giờ chơi tôi luôn nhắc nhở các em chơi các trò chơi vừa sức, không chơi trò chơi đuổi vượt nhau, ném nhau, những trò chơi mang tính bạo lực,... đồng thời giải thích cho các em thấy rõ tác hại , mức độ nguy hiểm có thể xảy ra. 
	- Kết hợp với Bảo mẫu, ghi nhận nhận học sinh phạm lỗi trong giờ ăn, ngủ lên bảng lớp. Khi lên lớp buổi chiều, tôi sẽ ghi nhận và có biện pháp nhắc nhở, giáo dục.
	- Giúp học sinh hình thành thói quen sinh hoạt tập thể :
	. Nhắc nhở học sinh ăn uống đủ chất, hết khẩu phần ăn, giữ trật tự trong lúc ăn; ăn chậm, nhai kĩ, tập trung vào buổi ăn , trước khi ăn phải rửa tay,sau khi ăn phải rửa tay, rửa miệng . Ăn xong phải nghỉ ngơi,xem tivi, không chạy nhảy, đùa giỡn.
	. Giáo dục các em giữ trật tự trong giờ học, lắng nghe thầy cô giảng bài. Trong giờ học hạn chế xin phép đi tiểu, uống nước từ đó giáo dục các em kĩ năng giải quyết vấn đề trong đời sống sinh hoạt. 
	- Trong các tiết sinh hoạt chủ nhiệm, tôi luôn lồng ghép nhắc nhở các em giữ vệ sinh trường lớp, giữ gìn sức khoẻ, vệ sinh thân thể, quần áo. Đi tiêu tiều đúng nơi qui định, phải dội nước , rửa tay sau khi tiêu, tiểu... 
	- Kết hợp lồng ghép giáo dục ‘An toàn giao thông ‘, ‘Giáo dục bảo vệ môi trường’ vào các tiết dạy có nội dung phù hợp nhằm giáo dục các em có ý thức tuân thủ luật giao thông, bảo vệ môi trường.
	- Giáo dục các em phòng tránh một số bệnh theo mùa, bệnh học đường,... qua việc hướng dẫn các em tư thế ngồi, ánh sáng phòng học; qua dạy một số bài ở môn Tự nhiên và xã hội : Con gà – phòng cúm A; con muỗi – phòng bệnh suốt xuất huyết; Con mèo – phòng bệnh dại,...
	- Dạy lồng ghép “Giáo dục kĩ năng sống” trong các môn học ở Tiểu học . Tài liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn, được ngành Giáo dục An Giang triển khai , tập huấn và áp dụng vào giảng dạy ngày 01/11/2010.
đ) Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương:
	Đối với nội dung này, khi thực hiện đơn vị chúng tôi đã gặp phải khó khăn. Bởi địa bàn đơn vị nằm ở trung tâm thị xã, các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng nằm ở rất xa. Nên việc nhận chăm sóc gặp nhiều khó khăn.
	Để thực hiện tốt nội dụng này, hằng năm Ban giám hiệu nhà trường duyệt kế hoạch của Đội TNTP Hồ Chí Minh tổ chức cho các em học sinh lớp 4, 5 “Du khảo về nguồn”, các địa điểm là các khu di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng trong địa bàn tỉnh An Giang như: Bia lưu niệm Giồng Trà Dên ( Xã Tân Thạnh – TX. Tân Châu – An Giang), Khu lưu niệm Bác Tôn, Đồi Tức Dụp ( Tri Tôn – An Giang ), Nhà mồ Ba Trúc...nhằm giáo dục các em các truyền thống dân tộc, văn hoá và tinh thần cách mạng của quân dân ta trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, từ đó các em có tinh thần yêu quê hương đất nước, các em sẽ cố gắng học tập...
	- Đối với học sinh lớp 1, tôi thực hiện nội dung náy bằng cách lồng ghép vào các nội dung bài học như : Luyện nói về chủ đề : Thủ đô, Mai sau khôn lớn, Nghiêm trang khi chào cờ (Đạo đức )...để giáo dục các em di tích văn hoá, lịch sử, tình yêu quê hương đất nước thông qua những thái độ, việc làm, ước mơ hoài bảo sau này lớn lên sẽ giúp ích cho gia đình, đất nước... 
3/ Kết quả đạt được:
	Qua gần ba năm thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiên, học sinh tích cực”. Cùng với hoạt động thực hiện phong trào thi của nhà trường, với góc độ là giáo viên dạy lớp tôi áp dụng các biện pháp trên và mang lại hiệu quả:
	- Tạo được mối liên kết chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh nên việc phối hợp trong giáo dục con em rất nhịp nhàng, hiệu quả. Tạo nên môi trường thật sự thân thiện, an toàn, hiệu quả .
- Chất lượng giáo dục ngày càng nâng cao :
- Duy trì sĩ số 100%
Năm học
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
2007-2008
14
43.75
13
40.63
04
12.50
01
3.12
2008-2009
27
81.82
06
18.18
2009-2010
33
97.06
01
2.94
	- Ứng dụng thành thạo Công nghệ thông tin vào giảng dạy. Các tiết dạy giáo án điển tử ngày một tăng, vượt chỉ tiêu so với nhà trường đề ra.
Năm học
Số tiết qui định
Số tiết thực hiện
2008-2009
1
2
2009-2010
4
8
2010-2011
6
Đã thực hiện 4 tiết
	- Sử dụng và cài đặt phần mềm hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học PRETEACHING của Công ty Cổ phần Công nghệ Dự báo vào soạn giảng, hứa hen sẽ mang lại nhiều hứng thú trong giảng dạy và học tập.
	- Xây dựng và giảng dạy 2 tiết minh hoạ Giáo án điện tử trong các phiên họp Liên trường nhằm trao đổi kinh nghiệm với đơn vị bạn.
	- Trang hoàng lớp học ngày một tiện nghi, khang trang xanh, sạch, đẹp,thoáng mát.
	- Phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập. Các em tích cực trao đổi thảo luận nhóm và tự tin trình bày ý kiến của mình trước tập thể.
	- Cũng như các năm học trước, đầu năm học này, có rất nhiều em nhút nhát vào lớp là khóc không chịu đi học hoặc cha mẹ đưa vào lớp thì ngồi khóc mãi , không tham gia vào hoạt động học. Với thái độ nhẹ nhàng thân thiện của giáo viên, các em đã dần dần thích học, dạn dĩnh giơ tay phát biểu ý kiến xây dựng bài.
	- Các em biết nói lời hay, làm việc tốt. Giúp đỡ nhau trong học tập. Biết giúp cha mẹ làm những công việc vừa sức mình.
	- Tất cả học sinh đều có ý thức giữ vệ sinh trường lớp, đi tiêu, tiểu đúng nơi qui định, biết dội nước sau khi tiêu, tiểu và rửa tay bằng xà phòng.
	- Các em ăn, uống điều độ, không bỏ mứa khẩu phần ăn.
	- Tham gia tốt giờ ngủ, giữ vệ sinh lớp học, chăm sóc và bảo vệ cây xanh của lớp, trường.
	- Năm học 2008 – 2009, hưởng ứng cuộc vận động tặng sách cho bạn nghèo. Các em đã đóng góp 98 quyển sách các loại, 25 hộp thực hành 
Toán- Tiếng việt. Số sách này được thư viện tiếp nhận và tặng cho đơn vị Trường Tiểu học A Long Châu tận dụng phát cho học sinh nghèo.
	- Năm học 2009 – 2010, tiếp tục phong trào và nhận được 68 quyển sách, 15 bộ thực hành.
	- Phong trào thu gom giấy vụn làm kế hoạch nhỏ, đạt kết quả :
	. 2008-2009 : 52 kg
	. 2009-2010: 68 kg
	- Năm học qua, nhờ công tác giáo dục phòng tránh kẽ gian dụ dỗ, gạt gẫm lấy nữ trang. Nên khi có tình huông trên các em biết ứng phó kịp thời và báo cáo thầy cô. Nhờ vậy mà đã ngăn chặn được một trường hợp kẽ gian lừa đảo.
	- Học sinh tham gia các phong trào cũng đạt kết quả khả quan:
	. Viết chữ đẹp cấp Trường : 1 giải nhất, 4 giải Nhì, 2 giải Ba
	. Kể chuyện sách thiếu nhi: 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 1 giải Khuyến khích.
	. Văn nghệ : 1 giải nhất.
4) Nguyên nhân thành công và tồn tại :
	- Quán triện nội Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT, về việc phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013.
	- Ban giám hiệu nhà trường có sự tổ chức thực hiện, chỉ đạo sâu sắc, kịp thời trong phong trào thi đua và sự quyết tâm, nhận thức đầy đủ, cũng như tinh thần trách nhiệm, năng lực giáo dục,...góp phần vào sự thành công trong quá trình thực hiện phong trào thi đua.
	- Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường đáp ứng tốt cho việc giảng dạy và học tập.
	- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình với giáo viên chủ nhiệm.
	- Lồng ghép an toàn giao thông, giáo dục môi trường, Giáo dục kỹ năng sống phù hợp nhằm thực hiện tốt kế hoạch dạy học đã quy định.
	- Xây dựng, cải tạo, sắp xếp và trang trí trường lớp xanh, sạch, đẹp, thoáng mát, vệ sinh.
	- Giáo viên có thái độ gần gũi, yêu thương, cởi mở, công bằng với học sinh, đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần cho học sinh. Giúp đỡ, chia sẻ kịp thời những học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
	- Động viên, khích lệ kịp thời sự tiến bộ ( dù nhỏ ) của học sinh, nhất là những học sinh yếu kém, học sinh có hoàn cảnh éo le, gặp khó khăn.
	- Nội dung Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương trong thực hiện gặp nhiều khó khăn, cất cập.
	- Nhiều học sinh do ý thức thói quen sinh hoạt của gia đình nên khi vào lớp gặp nhiều khó khăn trong thực hiện sự hướng dẫn, giáo dục của giáo viên.
II. KIỂM NGHIỆM LẠI KINH NGHIỆM:
1/ Tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm:
a) Đối với học sinh:
	- Tạo được bầu không khí thân thiện, vui tươi, lành mạnh, an toàn khi đến lớp. Nên các em thích được đi học.Học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin trong thảo luận nhóm, phát biểu ý kiến, đề xuất sáng kiến của mình,...góp phần hạn chế tình trạng lưu ban, bỏ học, nâng cao hiệu quả đào tạo, hoàn thành chỉ tiêu PCGD đúng độ tuổi.
	- Biết giúp đỡ nhau trong học tập, chia sẻ những khó khăn với bạn. Có ý thức vươn lên trong học tập, chuyên cần, chịu khó, giúp đỡ cha mẹ những công việc vừa sức.
	- Có ý thức bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ môi trường, phòng chống tại nạn giao thông và một số tai nạn khác,...Biết phòng ngừa các bệnh thường gặp ở lứa tuổi các em.
	- Luôn có ý thức ‘Nói lời hay, làm việc tốt’ trao dồi văn hoá ứng xử, lễ phép với thầy cô, người lớn tuổi, chan hoà với bạn. Có tinh thần hợp tác nhau trong khi làm việc nhóm, tương trợ giúp đỡ nhau nhằm hoàn thành nhiệm vụ học tập.
	- Có ý thức bảo vệ trường lớp xanh, sạch, đẹp, giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, bỏ rác đúng nơi quy định...
	- Yêu thích thể dục, thể thao.
	b) Đối với bản thân:
	- Thực hiện tốt phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Ngành đã phát động.
	- Phát huy ở học sinh tính tích cực, chủ động, sáng tạo, của học sinh trong học tập, nâng cao chất lượng giáo dục.
	- Xây dựng mối liên kết thân thiện giữa giáo viên với phụ huynh học sinh; giữa giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học .
	- Góp phần thực hiện tốt hơn các cuộc vận động “ Hai không “, “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.
	c) Đối với tổ chuyên môn, trường, ngành giáo dục, xã hội,...:
	- Trao đổi kinh nghiệm trong tổ chuyên môn, cùng nhau thực hiện nhằn nâng cao chất lượng giáo dục của tổ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của trường.
	- Tạo niềm tin yêu từ nhân dân, nên được phụ huynh tin yêu đưa con em vào học ở trường.
	- Khơi lại lòng quyết tâm thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013 mà ngành phát động.
	- Là cơ sở để đồng nghiệp cùng nghiên cứu, trao đổi nhằm thực hiện tốt phong trào thi đua.
	- Nhằm huy động sức mạnh sức mạnh của xã hội, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục...
	- Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục đúng độ tuổi và cao hơn nữa.
2/ Phạm vị áp dụng của sáng kiến kinh nghiệm:
	Trong

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN(5).doc