Giáo án Tổng hợp môn lớp 1 - Tuần 2 - Trường TH Đồng Sơn

Học vần

Bài 4: DẤU HỎI, DẤU NẶNG

I. Mục tiêu:

- HS nhận biết được các dấu hỏi và thanh hỏi; Dấu nặng và thanh nặng

- HS biết đọc được: bẻ, bẹ

- Trả lời được 2-3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK

- Tập trung hứng thú học tập, hăng say xây dựng bài, chủ động học tập.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bộ đồ dùng Tiếng Việt lớp 1

- Tranh minh hoạ bài học

- Tranh phần luyện nói

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 25 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 631Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 1 - Tuần 2 - Trường TH Đồng Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 5
- Nhận xét
Hoạt động 3: Kể tuần đầu đi học.
- Yêu cầu từng HS cặp kể cho nhau nghe về tuần đầu tiên đến trường.
Hoạt động 4: Xử lí tình huống
- GV đưa ra tình huống theo nội dung bài học để học sinh thảo luận.
Hoạt động 5: Tổng kết, dặn dò
- Nhận xét, dặn dò 
- HS hát bài “Chúng em là HS lớp 1”
+ Tên bạn là gì ?
+ Tên tôi là gì ?
- Quan sát nhận xét
- Nghe kể, hiểu nội dung
- Làm việc theo cặp.
- Đại diện trong nhóm một số bạn kể lại theo tranh
- Nhận xét, bổ sung
- HS kể
- Trả lời theo ý hiểu, cho một vài bạn nhận xét.
- Chuẩn bị tiết sau
Thứ ba ngày 04 tháng 09 năm 2012
Tiết 1, 2:
Học vần:
BÀI 5: DẤU HUYỀN, DẤU NGÃ
I. Mục tiêu:
- HS nhận biết được các dấu huyền, thanh huyền; dấu ngã, thanh ngã.
- HS biết đọc được: bè, bẽ
- Trả lời được 2-3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK
- Tập trung, hăng say xây dựng bài, chủ động học tập.
II. Đồ dùng:
- Bộ đồ dùng Tiếng Việt 1
- Tranh minh hoạ phần luyện nói
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu đọc các tiếng: be, bé, bẻ
- Yêu cầu viết các tiếng đó
2. Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- Giới thiệu ngắn gọn và ghi đề bài
b) Dạy dấu thanh: 
* Nhận diện dấu huyền:
- GV viết dấu huyền
- Hỏi:
+ Dấu huyền giống những vật gì ?
- Cho HS phát âm
* Nhận diện dấu ngã:
- GV viết dấu ngã
- Dấu ngã giống cái gì ?
- GV đưa các vật có hình dấu ngã để HS nhận diện.
* Ghép chữ và phát âm:
 Dấu huyền:
- Khi thêm dấu huyền vào tiếng be ta được tiếng mới gì ?
- Yêu cầu ghép tiếng bè
- Dấu huyền đặt ở đâu ?
- Phát âm mẫu: bè
- GV chữa lỗi phát âm cho HS
- Yêu cầu thảo luận:
Dấu ngã:
- Khi thêm dấu ngã vào tiếng be ta được tiếng mới gì ?
- Yêu cầu ghép tiếng bẽ
- Dấu huyền đặt ở đâu ?
- Phát âm mẫu: bẽ 
* Hướng dẫn viết dẫn thanh và tiếng trên bảng con:
Dấu huyền:
- GV viết mẫu lên bảng: Dấu huyền, tiếng bè
- Nhận xét 
Dấu ngã: 
- GV viết mẫu lên bảng: Dấu ngã, tiếng bẽ
TIẾT 2
3. Luyện tập: 
a. Luyện đọc:
Luyện đọc tiết 1
- GV chỉ bảng:
b. Luyện viết: 
- GV viết mẫu và HD cách viết
- Nhận xét, chấm vở
c. Luyện nói: “Nói về bè”
+ Yêu cầu quan sát tranh trả lời câu hỏi:
- Tranh vẽ gì ?
- Em đọc lại tên chủ đề.
4. Củng cố, dặn dò:
- Tìm tiếng vừa học
- Chỉ bảng:
- Nhận xét tiết học, dặn chuẩn bị bài sau.
- 4 HS
- 2 HS
- Nhận xét
- Nêu tên đề bài
- Theo dõi luyện viết trên mặt bàn bằng ngón tay trỏ
- Trả lời theo ý hiểu: Giống cái thước đặt xuôi.
- Phát âm: huyền
- Viết theo trên mặt bàn bằng ngón tay trỏ.
- Dấu ngã là là nét móc có đuôi đi lên. Giống đòn gánh.
- Ta được tiếng mới: bè
- Ghép tiếng bè
- Dấu huyền đặt trên đầu chữ e
- HS đọc theo lần lượt: cả lớp, bàn, nhóm, cá nhân.
+ Thuyền bè, bè chuối, bè nhóm,...
-Ta được tiếng mới: bẽ
- Ghép tiếng bẽ
- Dấu huyền đặt trên đầu chữ e
- HS đọc theo lần lượt: cả lớp, bàn, nhóm, cá nhân.
- HS viết bảng con dầu huyền
- HS viết bảng con tiếng: bè
- HS viết bảng con dầu ngã
- HS viết bảng con tiếng: bẽ
HS đọc toàn bài tiết 1
- HS phát âm theo lớp, nhóm, bàn, cá nhân: bè, bẽ
- Viết bảng con chữ bè, bẽ
- HS viết vở: bè, bẽ
- HS nói theo chủ đề: 
+ HS quan sát tranh và trả lời:
- Tranh vẽ bè
- Dùng bè thuận tiện hơn cho việc chở hàng
- HS đọc tên: bè
- HS thi nhau tìm 
Tiết 3:
Tự nhiên và xã hội:
CHÚNG TA ĐANG LỚN
I. Mục tiêu:
- Nhận ra sự thay đổi của bản thân về số đo chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết của bản thân.
- Nêu được ví dụ cụ thể về sự thay đổi của bản thân về số đo chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết.
- Biết vệ sinh thân thể.
GDKNS: 
KN tự nhận thức. Nhận thức được bản thân: cao, thấp, gầy, béo, mức độ hiểu biết.
KN giao tiếp: Tự tin giao tiếp khi tham gia các hoạt động thảo luận và thực hành đo.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình minh hoạ trong SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Để có cơ thể khoẻ mạnh ta cần phải làm gì ?
- Bắt nhịp bài hát:
2. Dạy học bài mới: 
a) Giới thiệu bài: (Ghi đề bài)
b) Các hoạt động chủ yếu:
Hoạt động 1: Quan sát tranh
* Bước 1: Thực hiện hoạt động
- Yêu cầu HS quan sát tranh
- GV phân nhiệm vụ
- Theo dõi các nhóm làm việc
* Bước 2: Kiểm tra kết quả
- GV cho HS quan sát tranh
+ Từ lúc nằm ngửa đến lúc biết đi thể hiện diều gì ?
+ Hai bạn nhỏ trong tranh muốn biết điều gì ?
+ Các bạn đó còn muốn biết điều gì nữa ?
- Kết luận: Trẻ em sau khi ra đời sẽ lớn lên hằng ngày.
Hoạt động 2: Thực hành đo
* Bước 1: Giao nhiệm vụ 
- HDHS đánh số các hình ở SGK 
- Nêu nhiệm vụ:
* Bước 2: Kiểm tra kết quả
- Chỉ định trình bày
Hoạt động 3: Làm thế nào để khoẻ mạnh.
- GV nêu vấn đề:
- GV khen những bạn nêu đúng yêu cầu.
- Nhận xét
3. Củng cố, dặn dò:
- Trò chơi “Làm theo lời người lớn”
Nguyên tắc chơi: Làm theo lời tôi nói chứ không làm như tôi làm.
Cách tiến hành:
+ Cách chơi: Khi nghe GV nói tên tứng hoạt động thì ở dưới lớp các em sẽ làm theo chỉ dẫn của GV, em nào thao tác nhanh sẽ thắng cuộc.
+ Phổ biến luật chơi
+ Tổng kết giờ học
+ Dặn dò bài sau.
-Ta phải thường xuyên luyện tập thể dục.
- Hát bài: “Tập thể dục”
- Quan sát tranh thảo luận:
- HS quan sát hoạt động của em bé, hạot động của hai bạn nhỏ và hoạt động của hai anh em.
- HS làm việc theo nhóm đôi khi HS này chỉ thì HS kia kiểm tra và ngược lại như thế.
- Các nhóm trình bày
+ Hoạt động của từng bạn trong tranh
- Nhận xét bổ sung
+ Thể hiện em bé đang lớn
+ Muốn biết chiều cao, cân của mình
+ Muốn biết đếm
+ Nghe hiểu
- Nhận nhiệm vụ, thực hiện hoạt động
- Thực hiện hoạt động đã phân công
- Làm việc theo nhóm (4 nhóm)
- Nhận xét xem về chiều cao, cân nặng của các bạn trong lớp.
-Trả lời: Để cơ thể khoẻ mạnh, mau lớn em phải tập thể dục, giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, ăn uống điều độ...
- HS tiếp tục suy nghĩ những việc không nên làm và phát biểu truớc lớp.
- Nghe phổ biến
+ Tiến hành chơi
+ Chia làm 2 nhóm
- Nhận xét
Tiết 4:
Thủ công
XÉ, DÁN HÌNH CHỮ NHẬT, HÌNH TAM GIÁC
I. Mục tiêu:
- HS biết xé hình chữ nhật, hình tam giác.Đường xé có thể chưa thẳng,bị răng cưa, hình dán có thể chưa thẳng
* HS khéo tay biết xé dán hình CN, TG đường xé ít răng cưa , hình dán tương đối thẳng, có thể xé thêm hình CN, TG theo kích thước khác.
- Có thái độ tốt trong học tập. Yêu thích môn học
II. Đồ dùng:
- Giấy màu, keo dán
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra và nêu nhận xét
2. Giới thiệu bài: (Ghi đề bài)
3. HD quan sát, nhận xét:
- Đưa bài mẫu đẹp
4.HD làm mẫu: 
- Thao tác xé hình chữ nhật, hình tam giác.
5. Thực hành:
- Xé hình chữ nhật, hình tam giác
- Dán hình
6. Nhận xét, dặn dò:
- Tinh thần học tập
- Dặn dò bài sau
- Để dụng cụ học thủ công lên bàn
- Nghe, hiểu
- HS quan sát nhận xét
- HS làm theo hướng dẫn
- HS thao tác theo HD của GV
* HS khéo tay xé thêm HCN , TG theo kích thước khác.
Thứ tư ngày 05 tháng 09 năm 2012
Tiết 1, 2:
Học vần
Bài 6: be, bè, bé, bẻ, bẽ, bẹ
I. Mục tiêu:
- HS nhận biết được các âm và chữ e, b và các dấu thanh: sắc, hỏi, nặng, huyền, ngã.
- Đọc đươc tiếng be kết hợp với các dấu thanh be, bè, bé, bẻ, bẽ, bẹ . 
Tô được e, b, bé và các dấu thanh.
-Tập trung học tập, hăng say xây dựng bài, chủ động học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ đồ dùng Tiếng Việt lớp 1
- Tranh phần luyện nói
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu viết dấu thanh và đọc tiếng
- Đưa ra các tiếng có dấu thanh: ngã, hè, bè, kẽ, vẽ,...
- GV nhận xét bài cũ
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Ôn tập:
* Chữ, âm e, b và ghép e, b thành tiếng be
- GV viết lên bảng 
* Dấu thanh và ghép be với các dấu thanh thành tiếng:
- GV viết lên bảng 
* Các từ được tạo nên từ e, b và các dấu thanh:
- Chỉ bảng đọc
* HDHS viết:
- Viết mẫu lên bảng con: 
- Yêu cầu tô vào vở tập viết
- Nhận xét, chấm vở
Tiết 2
3. Luyện tập: 
a. Luyện đọc:
Luyện đọc tiết 1
- GV chỉ bảng:
b. Luyện viết:
- GV viết mẫu và HD cách viết
- Nhận xét, chấm vở
c. Luyện nói: “Các dấu thanh và sự phân biệt các từ theo dấu thanh”
+ Yêu cầu quan sát tranh trả lời: 
Hỏi:
- Trong tranh vẽ gì ?
- Em đã trông thấy những con vật, đồ vật, các loại hoa quả này chưa ?
- Em thích tranh nào ? Vì sao ?
- Trong các bức tranh, bức nào vẽ người ?
- Hãy viết các dấu thanh cho phù hợp vào dưới các bức tranh ?
4. Củng cố, dặn dò:
- Trò chơi: Viết dấu thanh thích hợp vào các tiếng cho sẵn
- Dặn dò bài sau:
- Nhận xét tiết học
- 2 HS
- 3 HS chỉ dấu thanh
- HS thảo luận và đọc cá nhân
- HS thảo luận và đọc cá nhân
- HS luyện đọc lớp, nhóm, cá nhân
- Viết bảng con: be, bè, bé, bẻ, bẽ, bẹ
- HS tô chữ
- HS đọc toàn bài tiết 1
- HS phát âm theo nhóm, cá nhân
- HS viết vở
- HS nói theo chủ đề: 
+ HS quan sát tranh nêu:
+ Thảo luận nhóm đôi
+ Đại diện trình bày
- Tiến hành chơi
- Tìm các chữ có dấu thanh vừa đọc cho cả lớp cùng nghe.
- Chuẩn bị bài sau
Tiết 3:
Toán
CÁC SỐ 1, 2, 3
I. Mục tiêu: 
- Nhận biết các nhóm số lượng 1, 2, 3 đồ vật và thứ tự các số 1, 2, 3 trong bộ phận đầu của dãy số tự nhiên
- Biết đọc, viết các số 1, 2, 3. Biết đếm từ 1 đến 3 và từ 3 đến 1
- Biết thứ tự các số 1,2,3. 
- HS yêu thích học toán.
II. Đồ dùng: 
- Sách Toán 1
- Bộ đồ dùng Toán 1
- Sử dụng tranh SGK Toán 1
- Các nhóm đồ vật cùng loại: 3 bút chì, 3 thước kẻ, 3 hình vuông,... 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Ghép hình theo mẫu
- Nhận xét, ghi điểm
2. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu từng số 1, 2, 3
- Giới thiệu số 1:
Bước 1: HD quan sát
- Yêu cầu HS nhắc lại.
Bước 2: HDHS nhận ra đặc điểm
Bước 3: HD viết số 1
- Giới thiệu số 2: 
Bước 1: HD quan sát
- Yêu cầu HS nhắc lại.
Bước 2: HDHS nhận ra đặc điểm
Bước 3: HD viết số 2
- Giới thiệu số 3:
Bước 1: HD quan sát
- Yêu cầu HS nhắc lại.
Bước 2: HDHS nhận ra đặc điểm
Bước 3: HD viết số 3
* HDHS tập đếm số:
Ghi bảng: 1, 2, 3
- Nhận xét:
b. Thực hành:
- Nêu yêu cầu bài tập:
Hỏi:
+ Bài 1 yêu cầu làm gì ?
+ Bài 2 yêu cầu làm gì ?
+ Bài 3 yêu cầu làm gì ? 
3. Củng cố, dặn dò: 
Trò chơi: Đếm số theo thứ tự
- HDHS cách chơi: 
+ Đếm theo thứ tự từ bé dến lớn và đếm ngược lại
Nhận xét, dặn dò: 
- 4 HS ghép hình vuông, hình tam giác
- Quan sát, nhận xét: 
+ Bức ảnh có 1 con chim
+ Có 1 bạn gái
+ Có 1 chấm tròn
+ Có 1 con tính ở bàn tính
- Các vật sự vật đều có số lượng là 1
- Viết số 1 vào bảng con, đọc
- Quan sát, nhận xét: 
+ Bức ảnh có 1 con chim
+ Có 2 bạn gái
+ Có 2 chấm tròn
+ Có 2 con tính ở bàn tính
- Các vật sự vật đều có số lượng là 2
- Viết số 2 vào bảng con, đọc
- Quan sát, nhận xét: 
+ Bức ảnh có 1 con chim
+ Có 3 bạn gái
+ Có 3 chấm tròn
+ Có 3 con tính ở bàn tính
- Các vật sự vật đều có số lượng là 3
- Viết số 3 vào bảng con, đọc
- HS đọc một, hai, ba, viết bảng con
- HS đếm xuôi và đếm ngược: 1, 2, 3
- Nêu cá nhân
+ Thực hành viết số: Viết dòng số 1
+ Viết số thích hợp
+ Viết số
- Chia 2 nhóm (mỗi nhóm 3 em)
- Thực hiện theo HD
- Nhóm nào đếm đúng sẽ thắng cuộc.
- Chuẩn bị bài học sau.
Tiết 4:
Mỹ thuật:
VẼ NÉT THẲNG
I. Mục tiêu: 
- HS nhËn biÕt ®­îc c¸c lo¹i nÐt th¼ng.
- HS biÕt c¸ch vÏ nÐt th¼ng, biÕt phèi hîp c¸c lo¹i nÐt th¼ng, ®Ó t¹o thµnh c¸c lo¹i nÐt th¼ng vµ vÏ mµu theo ý thÝch.
 - HS yªu thÝch m«n häc.
II. Đồ dùng dạy học:
- Một số tranh vẽ hay ảnh có các nét thẳng.
- Một số bài vẽ minh hoạ (bài vẽ của học sinh năm trước)
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
* Hoạt động 1: Giới thiệu các nét thẳng:
- Yêu cầu học sinh xem hình vẽ trong vở tập vẽ.
- Yêu cầu học sinh xem hình vẽ trên bảng.
- GV giới thiệu:
+ Nét thẳng “ngang” (nằm ngang)
+ Nét thẳng “xiên” (xiên)
+ Nét thẳng “đứng”
+ Nét “gấp khúc” (nét gãy) 
- Ví dụ cụ thể cho học sinh thấy rõ về các nét “thẳng”, “ngang”, “đứng”, “xiên”, “gãy”, GV chỉ vào cạnh bàn, cạnh bảng, cạnh cửa, thước,...
- Vẽ lên bảng nét thẳng đứng, thẳng ngang tạo thành hình, hay nét xiên và nét ngang...
- Cho học sinh tự tìm thêm ví dụ 
- GV tóm tắt lại
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ nét thẳng. 
- Vừa vẽ lên bảng vừa hướng dẫn cách vẽ trên bảng
+ Nét “ngang” nên vẽ từ trái sang phải.
+ Nét “nghiêng” nên vẽ từ trên xuống.
+ Nét “gấp khúc” có thể vẽ liền nét hay từ trên xuống hoặc từ dưới lên.
- Vừa vẽ lên bảng vừa hỏi: Đây là hình gì? 
+ Vẽ núi: nét gấp khúc
+ Vẽ nước: nét ngang.
+ Vẽ cây: Nét thẳng đứng và nét ngang.
* Tóm tắt: Dùng các nét thẳng, đứng, ngang, nghiêng, gãy ... có thể vẽ được nhiều hình.
*Hoạt đông 3: Thực hành
- Nêu yêu cầu của bài tập
- Hướng dẫn cho học sinh tìm ra các cách vẽ khác nhau: Vẽ nhà và hàng rào, vẽ thuyền, vẽ núi, vẽ cây, vẽ nhà... Ngoài ra các em có thể vẽ thêm hình cho bức tranh sinh động hơn và vẽ màu theo ý thích vào các hình.
- Quan sát lớp, giúp đỡ học sinh.
- Cho học sinh xem một số bài vẽ của học sinh năm trước.
- Yêu cầu học sinh thực hành.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
- Chọn một số bài vẽ.
- Gợi ý cho học sinh nhận xét, xếp loại bài vẽ.
- Nhận xét chung
- Lắng nghe
- Xem hình trong vở tập vẽ.
- Xem hình trên bảng.
- Chú ý theo dõi GV giới thiệu các nét.
- Xem GV ví dụ.
- Chú ý quan sát GV vẽ trên bảng
- Nêu ví dụ
- Chú ý theo dõi GV hướng dẫn
- Theo dõi GV vẽ và trả lời câu hỏi.
+ Vẽ đất: nét ngang.
- Lắng nghe
- Thực hành
- Lắng nghe
- Xem bài vẽ
- Nhận xét, xếp loại bài vẽ
4. Dặn dò:
- Chuẩn bị dụng cụ học tập cho bài học sau (vở tập vẽ, màu vẽ)
- Lắng nghe
Thứ năm ngày 06 tháng 09 năm 2012
Tiết 1, 2:
Học vần:
Bài 7: ê - v
I. Mục tiêu: 
- HS đọc được ê, v, bê, ve: từ và câu ứng dụng
- Viết được ê, v, bê, ve
- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: bế, bé.
* Nhận biết được một số từ ngữ thong dụng qua tranh minh họa ở SGK và viết được số dòng quy định trong vở tập viết
- Tập trung hứng thú học tập, hăng say xây dựng bài, chủ động học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ chữ biểu diễn Tiếng Việt lớp 1
- Tranh minh hoạ bài học
- Tranh minh hoạ phần luyện nói
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc và viết các tiếng: be, bè, bé, bẻ, bẽ, bẹ.
- Đọc từ ứng dụng: be bé
- GV nhận xét bài cũ
2. Dạy học bài mới: 
a) Giới thiệu bài: (Ghi đề bài)
b) Dạy chữ ghi âm:
* Nhận diện chữ: ê
- GV viết lại chữ ê
Hỏi: Chữ ê gồm nét gì?
+ Phát âm:
- Phát âm mẫu ê (miệng mở hẹp hơn e
+ Đánh vần: 
- Viết lên bảng tiếng bê và đọc bê
- Nhận xét, điều chỉnh
* Nhận diện chữ: v
- GV viết lại chữ v
Hỏi: Chữ v gồm mấy nét ?
- Hãy so sánh chữ ê và chữ v ?
Phát âm và đánh vần tiếng:
+ Phát âm:
- Phát âm mẫu v 
+ Đánh vần: 
- Viết lên bảng tiếng ve và đọc ve
- Nhận xét
* HDHS viết: 
- Viết mẫu lên bảng con: ê, v
Tiết 2
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc:
Luyện đọc tiết 1
- GV chỉ bảng:
b. Luyện viết:
- GV viết mẫu và HD cách viết
- Nhận xét, chấm vở
c. Luyện nói: 
* HS quan sát tranh 
- Trong tranh vẽ gì ?
- Ai đang bế bé ?
- Em bé vui hay buồn ? Tại sao ?
- Mẹ thường làm gì khi bế em bé ? Em bé làm nũng với mẹ như thế nào?
- Chúng ta phải làm gì để mẹ vui lòng ?
4. Củng cố, dặn dò: 
- Trò chơi: Tìm chữ vừa học
- Nhận xét tiết học
- 4 HS
- 2 HS
- Đọc tên bài học: ê, v
- HS trả lời: nét thắt và trên chữ ê có dấu mũ (giống hình cái nón).
- HS đọc cá nhân: ê
- HS đánh vần: bờ - ê - bê
- Chữ v gồm 2 nét: Nét móc xuôi và nét thắt được nối liền nhau.
+ Giống nhau: nét thắt
+ Khác nhau: Chữ v có nét móc xuôi
- Đọc cá nhân: v 
- Đánh vần: vờ - e - ve
- Viết bảng con: ê, v
- HS đọc toàn bài tiết 1
- HS phát âm theo lớp, nhóm, cá nhân
- Viết bảng con: ê, v, bê, ve
- HS viết vào vở
* HS K/G viết đủ số dòng quy định
- HS nói tên theo chủ đề: bế bé
+ HS quan sát tranh trả lời theo ý hiểu:
* HS khá giỏi trả lời
- HS thi tìm chữ (chia làm 3 nhóm, mỗi nhóm 3 bạn)
- Chuẩn bị bài sau
Tiết 3:
Toán:
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Nhận biết về số lượng 1, 2, 3
- Bước đầu biết đọc, viết , đếm các số 1,2,3.
- Yêu thích học toán.
II. Đồ dùng: 
- Bộ đồ dùng Toán 1
- Sử dụng tranh SGK Toán 1
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc, viết số: 1, 2, 3
+ GV đưa ra các vật để HS so sánh
+ Nhận xét
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Thực hành:
- HDHS làm bài tập
- HDHS nêu yêu cầu từng bài tập 
- Nhận xét, chấm bài:
3. Củng cố, dặn dò: 
a. Trò chơi: Nhận biết số lượng
- HDHS cách chơi: 
+ Đưa các nhóm đối tượng khác nhau để HS nhận biết số lượng
- Luật chơi:
b. Nhận xét tiết học:
- Dặn học bài sau
- 4 HS
- 5 HS so sánh về nhiều hơn, ít hơn
- Nêu đề bài
- HS có thể trao đổi nhóm
- Làm bài tập SGK 
Bài 1: Nhận biết số lượng rồi viết số thích hợp vào ô trống
Bài 2: Viết số và đọc số theo thứ tự và đọc ngược lại
- Tiến hành chơi, nhốm nào nhận biết số lượng nhiều hơn sẽ chiến thắng.
- Chuẩn bị bài học sau
Tiết 4:
Thể dục:
BÀI 2: TRÒ CHƠI - ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ
I. Mục tiêu:
- Làm quen với tập hợp hàng dọc, dóng hàng. 
 T/c “ Diệt các con vật có hại”
- Biết đứng hàng dọc và dóng với bạn đứng trước cho thẳng.
- Biết cách chơi và tham gia trò chơi theo Y/c của GV
II. Địa điểm, phương tiện:
- Sân trường
- Cái còi
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Phần mở đầu: 
- Chia lớp thành 3 tổ
- Phổ biến nội dung học tập:
- Nhận xét
2.Phần cơ bản: 
* Biên chế tổ luyện tập:
- Phổ biến nội quy tập luyện:
+ Phải tập hợp ở ngoài sân
+ Trang phục gọn gàng
+ Trong giờ học không chạy tự do, nói tự do muốn ra ngoài phải xin phép GV.
- Yêu cầu lớp tập hợp theo hàng dọc
- GV hô khẩu lệnh:
* Trò chơi: “Diệt các con vật có hại”
- HDHS cách chơi
- Luật chơi
- Nhận xét
3. Phần kết thúc: 
- Yêu cầu
- GV hệ thống bài học
- Nhận xét tiết học
- Xếp thành 3 hàng dọc, dóng hàng
- Làm theo HD của GV:
+ Đứng vỗ tay hát tập thể
+ Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp
- Nghe hướng dẫn, thực hiện đúng nội quy đã quy định của lớp.
+ Điều chỉnh lại trang phục.
- Tập hợp 3 hàng dọc, quay hàng ngang
- Dóng hàng theo hướng dẫn
- Thực hiện và tiến hành chơi cả lớp
- Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp
- Đứng vỗ tay hát
- Lớp trưởng điều khiển lớp học và hô to “Giải tán”, sau đó cả lớp vào học.
Tiết 5:
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Tìm hiểu về nhà trường và nội quy trường lớp
I. Mục tiêu:
- HS được tham quan và nghe giới thiệu về các phòng học, phòng chức năng,  của trường.
 - HS hiểu và thực hiện tốt những điều trong nội quy nhà trường.
II. Hình thức tổ chức:
 - Tổ chức theo lớp
III. Tài liệu và phương tiện:
- Bản nội quy nhà trường
IV. Các bước tiến hành:
v Chuẩn bị
 - Trước 1 tuần phổ biến cho HS tìm hiểu các phòng của trường.
 - 2 tiết mục văn nghệ
 v Tham quan tìm hiểu về nhà trường
- Giới thiệu cho HS nắm được: tên trường, số lớp học, số GV.
- Cả lớp tham quan một vòng rồi trở về lớp học.
 v Tìm hiểu về nội quy trường học
- Hát văn nghệ
- Giúp HS hiểu: Nội quy trường học là những điều quy định để đảm bảo trật tự, kỉ luật trong nhà trường.
- Giới thiệu nội quy trường ngắn gọn.
- Cả lớp lắng nghe để thực hiện tốt.
- Thảo luận nhóm, sau đó xung phong phát biểu suy nghĩ của mình để thực hiện tốt.
 v Nhận xét – Đánh giá
- Khen ngợi HS tích cực tham gia đóng góp ý kiến.
Nhắc HS cùng nhau thực hiện tốt nội quy của nhà trường.
Thứ sáu ngày 07 tháng 09 năm 2012
Tiết 1: 
Tập viết:
TÔ NÉT CƠ BẢN (Tiết 1)
I. Mục tiêu: 
- HS biết tô các nét cơ bản theo vở tập viết 1/I
* HS khá, giỏi có thể viết được các nét cơ bản.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn chữ mẫu theo nội dung luyện viết
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra dụng cụ: 
- Yêu cầu cả lớp để đồ dùng lên bàn
2. Dạy bài mới: 
a) Giới thiệu bài: (ghi đề bài)
b) Hướng dẫn tô các nét cơ bản:
- HDHS quan sát, nhận xét:
+ Gồm các nét cơ bản nào ?
- Nhận xét:
3. HDHS tô vào vở:
- Tô theo đúng quy trình
- Nhận xét
4. Củng cố, dặn dò:
Trò chơi: Thi tô đẹp, nhanh
Dặn dò bài sau
- Lớp trưởng cùng GV kiểm tra
- Quan sát các nét cơ bản 
- HS nêu cá nhân:
- Nét sổ
- Nét ngang ngắn
- Nét cong hở phải
- Nét cong hở trái
- Nét cong khép kín
- Nét xiên trái, xiên phải
- Nét thắt
- Nét khuyết trên
- Nét khuyết dưới
- Tô các nét cơ bản vào vở tập viết
* HS k/ g viết các nét cơ bản
- Chia 2 nhóm
- HS chơi
- Nhận xét
Tiết 2:
Tập viết:
TẬP TÔ: e, b, bé ( Tiết 2)
I. Mục tiêu: 
- HS tô và viết được các chữ e, b, be trong vở Tập viết
- GD hs viết đúng, đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn chữ mẫu theo nội dung luyện viết
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra:
- Yêu cầu cả lớp để đồ dùng lên bàn
- Nêu tên các nết cơ bản:
- Nhận xét
2. Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: (ghi đề bài)
b) Hướng dẫn tập tô:
- HDHS quan sát, nhận xét:
+ Hãy cho biết chúng ta đã học được những con chữ gì, tiếng gì?
+ GV thao tác mẫu:
- Nhận xét:
3. Kiểm tra cách tô vào vở:
- Tô theo đúng quy trình
- Nhận xét, chấm vở
4. Củng cố, dặn dò: 
* Trò chơi: Thi tô dẹp, nhanh
- Lớp trưởng cùng GV kiểm tra
- Nêu cá nhân:
- Nét sổ; Nét ngang ngắn
- Nét cong hở phải; Nét cong hở trái
- Nét cong khép kín
- Nét xiên trái, xiên phải
- Nét thắt
- Nét khuyết trên; Nét khuyết dưới
- Nét móc xuôi; Nét móc hai đầu
- Nét móc ngược
- Quan sát các con chữ: e, b, be 
- HS thảo luận và nêu:
+ Con chữ e, con chữ b, tiếng be
- Tô vào vở tập viết
- Tô đúng quy trình, dãn đúng khoảng cách theo quy định của vở Tập viết.
- Chia 2 nhóm
- HS nắm cách chơi; Luật chơi
Tiết 3: 
Toán:
CÁC SỐ 1, 2, 3, 4, 5
I. Mục tiêu: 
- Nhận biết được câc nhóm đồ vật từ 1 đến 5;
- Biết đọc, viết các số 4, 5. Biết đếm từ 1 đến 5 và từ 5 đến 1
- Biết thứ tự mỗi sô trong dãy số tự nhiên 1, 2, 3, 4, 5.
- HS yêu thích học toán.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ đồ dùng Toán 1
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm ta bài cũ: 
- Đọc viết số: 1, 2, 3
- Đếm số theo thứ tự
- Nhận xét, ghi điểm
2. Dạy học bài mới: 
a. Giới thiệu từng số 4, 5
* Giới t

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 2 lop 1 20122013.doc