Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần số 28

Tuần 28: Thứ hai ngày 26 tháng 3 năm 2007.

TẬP ĐỌC

ÔN TẬP (tiết 1)

I. Mục tiêu:

- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kỹ năng đọc hiểu và trả lời được 1 - 2 câu hỏi về nội dung bài đó.

- Hệ thống được 1 số điều cần ghi nhớ về các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm: “Người ta là hoa đất”.

II. Đồ dùng dạy - học:

17 phiếu viết tên các bài tập đọc, học thuộc lòng trong 9 tuần đầu học kỳ II.

III. Các hoạt động dạy - học:

 

doc 33 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 642Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần số 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
? Nêu làm thế nào thì đúng luật giao thông
HS: Một số nhóm lên trình bày kết quả.
- Các nhóm khác chất vấn bổ sung.
- GV kết luận: (SGV).
4. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (Bài 2 SGK).
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận một tình huống.
HS: Dự đoán kết quả của từng tình huống.
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
- Các nhóm khác bổ sung và chất vấn.
- GV kết luận (SGV).
=> Ghi nhớ:
HS: Đọc ghi nhớ.
3. Củng cố , dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài: Tôn trọng luật giao thông.
Kỹ thuật
Lắp cái đu
I. Mục tiêu:
- HS biết chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp cái đu.
- Lắp được từng bộ phận và lắp ráp cái đu đúng kỹ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận, làm việc theo quy trình.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Mẫu cái đu đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
- GV cho HS quan sát mẫu cái đu đã lắp sẵn.
HS: Quan sát từng bộ phận của cái đu để trả lời câu hỏi.
- GV đặt câu hỏi:
? Cái đu có những bộ phận nào
- Có 3 bộ phận: Giá đỡ đu, ghế đu, trục đu.
? Nêu tác dụng của cái đu
- Dùng để cho các em nhỏ ngồi chơi trong công viên, trong các trường mầm non.
3. Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật.
a. GV hướng dẫn HS chọn các chi tiết:
HS: Chọn các chi tiết theo sự hướng dẫn của GV và gọi tên các chi tiết đó.
b. Lắp từng bộ phận:
- Lắp giá đỡ đu H2 - SGK.
- Lắp ghế đu H3 - SGK.
- Lắp trục đu vào ghế đu H4.
c. Lắp ráp cái đu:
- GV tiến hành lắp cái đu như H1 (SGK).
HS: Kiểm tra sự dao động của cái đu.
d. Hướng dẫn HS tháo các chi tiết:
- Khi tháo phải tháo rời từng bộ phận, tiếp đó mới tháo rời từng chi tiết.
- Tháo xong xếp gọn gàng vào hộp.
4. Củng cố , dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà tập lắp cho quen.
Thứ ba ngày 27 tháng 3 năm 2007..
mỹ thuật
Vẽ trang trí: trang trí lọ hoa
(GV chuyên dạy)
Kể chuyện
ôn tập (tiết 2)
I. Mục tiêu:
Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn miêu tả “Hoa giấy”.
- Ôn luyện về 3 kiểu câu kể: “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?”, “Ai là gì?”.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh ảnh hoa giấy minh họa cho đoạn văn.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi HS lên chữa bài tập.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Nghe - viết chính tả (Hoa giấy)
- GV đọc đoạn văn “Hoa giấy”.
HS: Theo dõi SGK.
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn.
? Nội dung đoạn văn là gì
- Tả vẻ đẹp đặc sắc của loài “Hoa giấy”.
HS: Gấp SGK, nghe đọc để viết bài vào vở.
- GV đọc từng câu để HS viết bài.
- Đọc lại bài soát lỗi chính tả.
- GV thu 7 đ 10 bài chấm điểm và nhận xét.
3. Đặt câu:
HS: Đọc yêu cầu bài 2, suy nghĩ và làm bài vào vở. Mỗi em thực hiện cả 3 yêu cầu.
- 1 số em làm bài vào phiếu, dán bảng.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng:
a. Kể về các hoạt động .
(Câu kể “Ai làm gì?”).
- Đến giờ ra chơi, chúng em ùa ra sân như một đàn ong vỡ tổ. Các bạn nam đá cầu. Các bạn nữ nhảy dây. Riêng mấy đứa gốc cây bàng.
b. Tả các bạn.
(Câu kể “Ai thế nào?”)
- Lớp em mỗi bạn một vẻ: Thu Hương thì luôn luôn dịu dàng, vui vẻ. Hòa thì bộc tuệch, thẳng ruột ngựa. Thắng thì nóng nảy như Trương Phi. Hoa thì rất điệu đà, làm đỏm. Thúy ngược lại lúc nào cũng rất lôi thôi.
c. Giới thiệu từng bạn.
(Câu kể “Ai là gì?”).
- Em xin tự giới thiệu với các chị thành viên của tổ em: Em tên là Bích Na. Em là tổ trưởng tổ 2. Bạn Hiệp là HS giỏi toán cấp quận. Bạn Thanh Huyền là HS giỏi môn Tiếng Việt. Bạn Dung là ca sĩ của lớp.
4. Củng cố , dặn dò:
	- GV nhận xét tiết học.
	- Yêu cầu về nhà làm lại bài vào vở.
Toán
Giới thiệu tỉ số
I. Mục tiêu:
- Giúp HS hiểu được ý nghĩa thực tiễn tỉ số của 2 số.
- Biết đọc viết tỉ số của hai số, biết vẽ sơ đồ đoạn thẳng biểu thị tỉ số của hai số.
II. Các hoạt động dạy học:	
A. Kiểm tra: 
Gọi HS chữa bài tập.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Giới thiệu tỉ số 5 : 7 và 7 : 5.
- GV nêu VD:
+ Có 5 xe tải và 7 xe khách.
Số xe tải
Số xe khách
5 xe
7 xe
- Giới thiệu tỉ số:
+ Tỉ số của số xe tải và số xe khách là:
5 : 7 hay 
- Đọc là 5 chia bảy hay năm phần bảy.
đ Tỉ số này cho biết: Số xe tải bằng số xe khách.
+ Tỉ số của số xe khách và số xe tải là7 : 5 hay .
đ Tỉ số này cho biết số xe khách bằng xe tải.
3. Giới thiệu tỷ số a : b (b 0).
- GV cho HS lập các tỉ số của 2 số 5 và 7 ; 3 và 6.
- Sau đó lập tỉ số của a và b là a : b hoặc (như SGK).
4. Thực hành:
+ Bài 1: Hướng dẫn HS viết tỉ số.
HS: 1 em đọc yêu cầu, cả lớp theo dõi và tự viết vào vở.
- 4 HS lên bảng viết.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng.
a)	 = 
b)	 = 
c)	 = 
d)	 = 
+ Bài 2: 
HS: Viết câu trả lời.
a. Tỉ số của số bút đỏ và số bút xanh 
b. Tỷ số của số bút xanh và số bút đỏ là .
+ Bài 3: GV gọi HS đọc yêu cầu.
HS: Đọc yêu cầu sau đó viết câu trả lời.
- Số bạn trai và số bạn gái của tổ là:
5 + 6 = 11 (bạn).
- Tỉ số của số bạn trai và số bạn của cả tổ là: .
- Tỉ số của số bạn gái và số bạn của cả tổ là: .
? con
20 con
Số trâu:
Số bò:
+ Bài 4: Có thể vẽ sơ đồ:
HS: Đọc yêu cầu, suy nghĩ và làm vào vở.
- 1 em lên bảng làm.
Bài giải:
Số trâu ở trên bãi cỏ là:
20 : 4 = 5 (con)
Đáp số: 5 con trâu.
- GV chấm bài cho HS.
5. Củng cố , dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà làm vở bài tập.
Chính tả
ôn tập (tiết 3)
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.
	- Hệ thống được những điều cần ghi nhớ về nội dung chính của các bài tập đọc là văn xuôi thuộc chủ điểm “Vẻ đẹp muôn màu”.
	- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ “Cô Tấm của mẹ”.
II. Đồ dùng:
Phiếu viết tên từng bài tập đọc, phiếu ghi sẵn nội dung bài 6 bài tập đọc.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu:
2. Kiểm tra TĐ, HTL (1/3) số HS trong lớp: Thực hiện như Tiết 1.
3. Nêu tên các bài TĐ thuộc chủ điểm :Vẻ đẹp muôn màu, nội dung chính.
HS: Đọc yêu cầu bài 2, tìm 6 bài tập đọc thuộc chủ điểm “Vẽ que hương”.
- Suy nghĩ, phát biểu miệng về nội dung chính của từng bài.
- GV nhận xét, dán phiếu đã ghi sẵn nội dung của mỗi bài lên bảng, chốt lại ý đúng.
HS: 1 em đọc lại nội dung bảng tổng kết (như SGV đã trình bày).
4. Nghe - viết Cô Tấm của mẹ.
- GV đọc bài thơ “Cô Tấm của mẹ”.
HS: Theo dõi SGK và quan sát tranh minh họa, đọc thầm lại các bài thơ.
- GV nhắc các em chú ý cách trình bày bài thơ lục bát.
? Bài thơ nói điều gì
- Khen ngợi cô bé ngoan giống như cô Tấm xuống trần giúp đỡ mẹ cha.
- GV đọc từng câu cho HS viết.
- Đọc lại cho HS soát lỗi.
HS: Gấp SGK nghe đọc, viết vào vở.
HS: Đổi vở cho nhau soát lỗi.
- GV thu 7 đ 10 bài, chấm điểm cho HS.
- Nhận xét những em mắc lỗi.
5. Củng cố , dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Xem trước bài sau.
Khoa học
ôn tập: vật chất và năng lượng
I. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức về phần vật chất và năng lượng, các kỹ năng quan sát thí nghiệm.
- Củng cố kỹ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khỏe liên quan tới nội dung phần vật chất và năng lượng.
- HS biết yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng với các thành tựu khoa học kỹ thuật.
II. Đồ dùng: 
	Đồ dùng phục vụ cho thí nghiệm, tranh ảnh.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS đọc ghi nhớ giờ trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu: 
2. Hoạt động 1: Trả lời các câu hỏi ôn tập.
HS: Làm việc cá nhân các câu hỏi 1, 2 trang 110 và 3, 4, 5, 6 trang 111 SGK.
- GV chữa chung cả lớp, với mỗi câu hỏi GV yêu cầu 1 vài HS trình bày, sau đó thảo luận chung cả lớp.
3. Hoạt động 2: Trò chơi :Đố bạn chứng minh được.
- GV chia lớp thành 4 nhóm.
HS: Các nhóm đưa ra câu đố (mỗi nhóm đưa ra 5 câu thuộc lĩnh vực GV chỉ định) mỗi câu có thể đưa ra nhiều dẫn chứng.
- Các nhóm kia lần lượt nếu quá 1 phút sẽ mất lượt.
- Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm.
- GV tổng kết điểm: Nhóm nào nhiều điểm hơn là thắng cuộc.
Ví dụ về câu đố:
Hãy chứng minh rằng:
- Nước không có hình dạng xác định.
- Ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật tới mắt.
- Không khí có thể bị nén lại, giãn ra.
4. Hoạt động 3: Triển lãm.
HS: Các nhóm trưng bày tranh ảnh về việc sử dụng nước, âm thanh, ánh sáng, các nguồn nhiệt trong sinh hoạt hàng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí sao cho đẹp.
- Các thành viên trong nhóm tập thuyết minh, giải thích về tranh ảnh của nhóm mình.
- GV thống nhất với ban giám khảo về các tiêu chí đánh giá sản phẩm.
- Cả lớp tham quan khu triển lãm của từng nhóm.
- Ban giám khảo đánh giá và kết luận nhóm nào trưng bày đẹp nhất.
5. Củng cố - dặn dò:
	- Nhận xét giờ học
- Về nhà học bài.	
Thứ tư ngày 28 tháng 3 năm 2007.
Tập đọc
ôn tập (tiết 4)
I. Mục tiêu:
1. Hệ thống hóa các từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ đã học trong 3 chủ điểm “Người ta là hoa đất”, “Vẻ đẹp muôn màu”, “Những người quả cảm”.
2. Rèn kỹ năng lựa chọn và kết hợp từ qua bài tập điền từ vào chỗ trống để tạo cụm từ.
II. Đồ dùng dạy học:
Phiếu khổ to.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra:
Gọi HS lên chữa bài tập.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Bài tập 1, 2:
HS: 1 em đọc yêu cầu của bài tập.
- GV chia mỗi tổ lập bảng tổng kết vốn từ, vốn thành ngữ, tục ngữ thuộc 1 chủ điểm.
HS: Các nhóm làm bài.
- Đại diện các nhóm lên dán kết quả.
- GV và cả lớp nhận xét, giữ lại bài làm tốt nhất.
3. Bài tập 3:
HS: Đọc yêu cầu bài tập.
- 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- GV cùng cả lớp nhận xét và chốt lời giải đúng.
Lời giải a:
- Một người tài đức vẹn toàn.
- Nét chạm trổ tài hoa.
- Phát hiện và bồi dưỡng những tài năng trẻ.
Lời giải b:
- Ghi nhiều bàn thắng đẹp mắt nhất.
- Một ngày đẹp trời.
- Những kỷ niệm đẹp đẽ.
Lời giải c:
- Một dũng sĩ diệt xe tăng.
- Có dũng khí đấu tranh.
- Dũng cảm nhận khuyết điểm.
	4. Củng cố , dặn dò:
	- GV nhận xét tiết học.
Toán
Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó
I. Mục tiêu:
- Giúp HS biết cách giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS lên chữa bài tập.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Bài toán 1: 
- GV nêu đề toán như SGK, phân tích đề toán, vẽ sơ đồ đoạn thẳng.
* Số bé
* Số lớn
?
?
96
Ta có sơ đồ:
- GV hướng dẫn HS cách giải bài toán.
Bài giải:
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
3 + 5 = 8 (phần)
Số bé là:
(96 : 8) x 3 = 36
Số lớn là:
96 - 36 = 60
Đáp số: Số bé: 36 
Số lớn: 60
3. Bài toán 2: 
- GV đọc bài toán như SGK.
HS: 1 em đọc lại, cả lớp theo dõi.
- Hướng dẫn HS vẽ sơ đồ.
- 1 em vẽ sơ đồ bài toán.
Minh
Khôi
? q
25 quyển
? q
Tóm tắt bằng sơ đồ:
- Hướng dẫn HS trình bày lời giải.
Bài giải
Tổng số phần bằng nhau là:
2 + 3 = 5 (phần)
Số vở của Minh là:
(25 : 5) x 2 = 10 (quyển)
Số vở của Khôi là:
25 - 10 = 15 (quyển)
Đáp số: Minh: 10 quyển.
Khôi: 15 quyển.
4. Thực hành:
+ Bài 1: 
- GV và cả lớp nhận xét, chữa bài.
HS: Đọc đầu bài và tự làm bài vào vở.
- 1 em lên bảng giải.
+ Bài 2: Tương tự như bài 1.
+ Bài 3: 
- GV chấm bài cho HS.
HS: Đọc yêu cầu đầu bài, suy nghĩ giải bài vào vở.
- 1 em lên bảng giải.
5. Củng cố , dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
 Hát
Học hát: thiếu nhi thế giới liên hoan
(GV chuyên dạy)
Tập làm văn
ôn tập (tiết 5)
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.
- Hệ thống hóa một số điều cần ghi nhớ về nội dung chính, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm “Những người quả cảm”.
II. Đồ dùng:
Phiếu viết tên từng bài tập đọc.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi HS lên chữa bài tập về nhà.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (số HS còn lại):
- Cách làm tương tự như các tiết trước.
3. Tóm tắt vào bảng nội dung các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm :Những người quả cảm.
HS: 1 em đọc yêu cầu của bài tập.
- GV chia nhóm, phát phiếu cho các nhóm.
- Các nhóm làm bài vào phiếu.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả bài làm.
- GV và cả lớp nhận xét, kết luận nhóm làm bài tốt nhất.
Tên bài
Nội dung chính
Nhân vật
- Khuất phục tên cướp biển
Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sỹ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn khiến hắn phải khuất phục.
- Bác sỹ Ly.
- Tên cướp biển.
- Ga - vrốt ngoài chiến lũy
Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga - vrốt bất chấp nguy hiểm, ra ngoài chiến lũy nhặt đạn tiếp tế cho nghĩa quân.
- Ga - vrốt.
- Ăng - giôn - ra.
- Cuốc - phây - rắc.
- Dù sao trái đất vẫn quay
Ca ngợi hai nhà khoa học dũng cảm kiên trì bảo vệ chân lý khoa học.
- Cô - péc - ních.
- Ga - li - lê.
- Con sẻ
Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu con của sẻ mẹ.
- Con sẻ mẹ, sẻ con.
- Nhân vật “tôi”.
- Con chó săn.
4. Củng cố , dặn dò:
	- GV nhận xét tiết học.
	- Dặn HS về nhà tiếp tục xem lại bài ở các tiết trước.
	- Chuẩn bị bài giờ sau.
lịch Sử
nghĩa quân tây sơn tiến ra thăng long 1786
I. Mục tiêu:
Học xong bài này, HS biết:
- Trình bày sơ lược diễn biến cuộc tiến công ra Bắc diệt chính quyền họ Trịnh của nghĩa quân Tây Sơn.
- Việc nghĩa quân Tây Sơn làm chủ được Thăng Long có nghĩa là về cơ bản đã thống nhất được đất nước, chấm dứt thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh.
II. Đồ dùng:
Lược đồ khởi nghĩa Tây Sơn.
III. Các hoạt động dạy - học:
	A. Bài cũ:
Gọi HS đọc ghi nhớ bài trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hoạt động 1: Hoạt động cả lớp.
- GV đặt câu hỏi:
HS: Đọc SGK để nắm được nội dung bài học và trả lời câu hỏi.
? Sau khi lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong, Nguyễn Huệ có quyết định gì
HS: Nguyễn Huệ quyết định tiến ra Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh, thống nhất giang sơn.
? Nghe tin Nguyễn Huệ tiến công quân ra Bắc, thái độ của Trịnh Khải và quân tướng như thế nào
HS: Trịnh Khải đứng ngồi không yên. Quan tướng họ Trịnh sợ hãi, cuống cuồng lo cất giấu của cải đưa vợ con đi chốn. Trịnh Khải tức tốc triệu tập quần thần bàn kế giữ kinh thành.
? Cuộc tiến công ra Bắc của quân Tây Sơn diễn ra như thế nào
HS: Quân thủy và quân bộ của Nguyễn Huệ tiến ra như vũ bão về phía Thăng Long. Quân Tây Sơn băng băng tiến vào kinh thành Thăng Long đánh mạnh vào trận địa của quân Trịnh. Trịnh Khải thúc quân đánh trả nhưng tiến sĩ nhìn nhau không dám tiến. Lợi dụng cơ hội ấy, quân Tây Sơn bắn đạn lửa vào quân Trịnh. Phút chốc, quân Trịnh đại bại. Trịnh Khải vội cởi áo chúa bỏ chạy Nguyễn Huệ làm chủ được Thăng Long.
=> Bài học: (SGK).
HS: 3 em đọc lại bài học.
3. Củng cố , dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài, xem trước bài giờ sau học.
Thứ năm ngày 29 tháng 3 năm 2007..
Luyện từ và câu
ôn tập (tiết 6)
I. Mục tiêu:
	- Tiếp tục ôn luyện về 3 kiểu câu kể (Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?)
- Viết được 1 đoạn văn ngắn có sử dụng 3 kiểu câu kể.
II. Đồ dùng dạy học:
Phiếu kẻ bảng.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra:
Gọi HS lên bảng chữa bài tập.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn ôn tập:
+ Bài 1:
- GV chia nhóm, giao phiếu cho các nhóm.
HS: Đọc yêu cầu bài 1, suy nghĩ rồi làm bài theo nhóm.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- GV và cả lớp nhận xét bài của các nhóm.
- Chốt lại lời giải đúng (SGV).
+ Bài 2:
HS: Đọc yêu cầu của bài tập, làm bài cá nhân vào vở bài tập.
- 1 số em làm vào phiếu, lên bảng trình bày.
- GV cùng cả lớp nhận xét tờ phiếu trình bày của HS.
- GV chốt lại lời giải đúng.
+ Bài 3: 
HS: Đọc yêu cầu của bài tập và tự làm bài cá nhân vào vở bài tập.
- 1 số HS đọc bài làm của mình trước lớp.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
GV hướng dẫn HS liên kết các ví dụ lại thành đoạn văn.
VD: 
- Bác sỹ Ly là người nổi tiếng nhân từ.
- Cuối cùng, bác sỹ Ly đã khuất phục được tên cướp biển hung hãn.
- Bác sỹ Ly hiền từ, nhân hậu nhưng rất cứng rắn, cương quyết.
- HS đọc các ví dụ trong bài của mình.
- Liên kết các câu lại thành 1 đoạn văn:
Bác sỹ Ly là người nổi tiếng nhân từ và hiền hậu. Nhưng ông cũng rất dũng cảm. Trước thái độ côn đồ của tên cướp biển, ông rất điềm tĩnh và cương quyết. Vì vậy ông đã khuất phục được tên cướp biển.
3. Củng cố , dặn dò:
	- Nhận xét giờ học. 
	- Về nhà học bài, xem trước bài sau.
Toán
Luyện tập 
I. Mục tiêu:
	- Giúp HS rèn kỹ năng giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”.
II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ:	
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
+ Bài 1:
HS: Đọc yêu cầu của bài tập và làm bài vào vở.
- 1 em lên bảng làm.
Bài giải:
* Số bé
* Số lớn
?
?
198
Ta có sơ đồ:
- GV cùng cả lớp nhận xét bài làm trên bảng.
Theo sơ đồ tổng số phần bằng nhau là:
3 + 8 = 11 (phần)
Số bé là:
(198 : 11) x 3 = 54
Số lớn là:
198 - 54 = 144
Đáp số: Số bé: 54
Sốlớn: 144.
+ Bài 2: Hướng dẫn tương tự.
+ Bài 3: 
- GV chữa bài và chấm bài cho HS.
HS: Đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ làm bài vào vở.
- 1 em lên bảng làm.
Bài giải:
Tổng số học sinh cả hai lớp là:
35 + 32 = 66 (h/s)
Số cây mỗi học sinh trồng là:
330 : 66 = 5 (cây)
Số cây lớp 4A trồng là:
5 x 34 = 170 (cây)
Số cây lớp 4B trồng là:
330 - 170 = 160 (cây)
Đáp số: 4A: 170 cây.
4B: 160 cây.
+ Bài 4: 
HS: Đọc đầu bài và tự làm bài vào vở.
- 1 em lên bảng trình bày.
- GV cùng cả lớp chữa bài cho HS.
3. Củng cố , dặn dò:
	- Nhận xét giờ học. 
	- Về nhà học bài. 
địa lý
người dân và hoạt động sản xuất 
ở đồng bằng duyên hải miền trung (tiếp)
I. Mục tiêu:
Học xong bài, HS biết:
	- Trình bày 1 số nét tiêu biểu về 1 số hoạt động kinh tế như du lịch, công nghiệp.
	- Khai thác các thông tin để giải thích sự phát triển của 1 số ngành kinh tế ở đồng bằng duyên hải miền Trung.
	- Nét đẹp trong sinh hoạt của người dân nhiều tỉnh miền Trung thể hiện qua việc tổ chức lễ hội.
II. Đồ dùng dạy học:
	Bản đồ hành chính, tranh ảnh 1 số điểm du lịch.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi HS đọc bài học.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hoạt động du lịch:
a. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp hoặc theo nhóm:
- GV cho HS đọc SGK và đặt câu hỏi:
HS: Quan sát H9 của bài để trả lời câu hỏi.
? Người dân miền Trung sử dụng cảnh đẹp đó để làm gì
HS: để thu hút khách du lịch, tham quan, nghỉ mát.
? Hãy kể tên 1 số bãi biển nổi tiếng ở miền Trung mà em biết
HS: bãi biển Nha Trang, Sầm Sơn, Lăng Cô, Mĩ Khê.
3. Phát triển công nghiệp:
b. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp hoặc nhóm.
+ Bước 1: 
HS: Quan sát H10 và liên hệ bài trước để giải thích lý do có nhiều xưởng sửa chữa tàu thuyền ở các thành phố, thị xã ven biển.
+ Bước 2: GV cho HS biết đường kẹo mà hay ăn được làm từ cây gì?
HS: cây mía.
+ Bước 3: GV giới thiệu cho HS biết về khu kinh tế mới đang xây dựng ở ven biển của tỉnh Quảng Ngãi.
4. Lễ hội:
c. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp.
HS: Đọc SGK để trả lời câu hỏi.
? Kể tên 1 số lễ hội ở duyên hải miền Trung
- Lễ hội rước cá ông, lễ mừng năm mới, lễ hội Tháp Bà.
- GV có thể thông tin về 1 số lễ hội.
=> Bài học: (SGK).
5. Củng cố , dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài, đọc trước bài sau.
Khoa học
ôn tập: vật chất và năng lượng
I. Mục tiêu:
- Củng cố các kiến thức về phần vật chất và năng lượng, các kỹ năng quan sát thí nghiệm.
- Củng cố kỹ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khỏe.
- HS biết yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng với các thành tựu khoa học kỹ thuật.
II. Đồ dùng dạy học:
	Một số đồ dùng phục vụ cho thí nghiệm.
III. Các hoạt động dạy - học:
	A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS nêu phần ghi nhớ bài trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hoạt động 1: Trả lời các câu hỏi ôn tập.
- Làm việc cá nhân:
HS: Làm việc cá nhân các câu hỏi 1, 2 trang 110 và 3, 4, 5, 6 trang 111 SGK.
- HS chép lại bảng và sơ đồ ở các câu hỏi 1, 2 trang 110 vào vở để làm.
- Chữa chung cả lớp. Với mỗi câu hỏi 1, 2 HS trình bày sau đó thảo luận chung cả lớp.
3. Hoạt động 2: Trò chơi :Đố bạn chứng minh được.
- GV chia lớp thành 4 nhóm.
HS: Từng nhóm đưa ra câu đố (mỗi nhóm có thể đưa 5 câu thuộc lĩnh vực GV chỉ định). Mỗi câu có thể đưa nhiều dẫn chứng.
- Các nhóm kia lần lượt trả lời. Nếu hết 1 phút không trả lời sẽ mất lượt.
- GV tổng kết nhóm nào trả lời được nhiều điểm hơn thì thắng. Nếu nhóm đưa ra câu đố sai thì bị trừ điểm.
VD về câu đố: Hãy chứng minh rằng:
+ Nước không có hình dạng xác định.
+ Ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật tới mắt.
+ Không khí có thể bị nén lại, giãn ra.
3. Củng cố , dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
 Thể dục
Môn thể thao tự chọn
Trò chơi: dẫn bóng
I. Mục tiêu:
	- Ôn và học mới 1 số nội dung môn tự chọn. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác.
	- Trò chơi “Dẫn bóng” yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động để rèn luyện sự khéo léo nhanh nhẹn.
II. Địa điểm - phương tiện:
	Sân trường, dây, bóng.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- Đứng tại chỗ xoay các khớp tay chân, đầu gối, hông.
- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo 1 hàng dọc.
*Ôn các động tác tay chân lườn bụng, phối hợp và nhảy các bài thể dục phát triển chung.
- HS tập dưới sự điều khiển của lớp trưởng.
- Ôn nhảy dây 1 - 2 phút.
2. Phần cơ bản:
a. Môn tự chọn 9 - 11 phút:
- Đá cầu: Ôn tâng cầu bằng đùi.
HS: Tập theo đội hình hàng ngang theo từng tổ do tổ trưởng điều khiển. 
- Ném bóng: Ôn hai trong 4 động tác bổ trợ đã học.
- Tập theo đội hình như tâng cầu bằng đùi.
- Học cách cầm bóng.
- Đội hình tương tự như trên.
- Học tư thế đứng chuẩn bị kết hợp chách cầm bóng.
- Đội hình tập và cách dạy như trên.
b. Trò chơi vận động:
- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi và luật chơi.
HS: Cả lớp chơi trò chơi.
3. Phần kết thúc:
- GV cùng hệ thống bài.
HS: Tập 1 số động tác hồi tĩnh.
- Đứng tại chỗ hát, vỗ tay hoặc chơi hồi tĩnh.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài về nhà.
- Về tập thể dục đều đặn vào buổi sáng cho cơ thể khỏe mạnh.
Thứ sáu ngày 30 tháng 3 năm 2007..
Tập làm văn
Kiểm tra đọc (tiết 7)
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra phần đọc - hiểu của HS giữa học kỳ II.
II. Đồ dùng:
 	Phô tô đề kiểm tra.
III. Các hoạt động dạy - học:
	1. GV Nhắc nhở HS trước khi làm bài:
	- Đọc kỹ bài tập đọc để đánh dấu x vào trước ý em cho là đúng. Không được chủ quan vì nếu chủ quan sẽ làm sai.
	2. GV phát đề cho từng HS làm bài (30 phút):
	3. GV thu bài ch

Tài liệu đính kèm:

  • docDEKIEM1 (29).doc