Giáo án Tổng hợp môn học lớp 1 - Tuần lễ 28 năm học 2010

TUẦN 28

CHÀO CỜ

Thứ hai ngày 29 tháng 3 năm 2010

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN

Cuộc chạy đua trong rừng

I - Mục tiêu.

- Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau những cụm từ và dấu câu, biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa Cha và Ngựa Con. Đọc đúng từ ngữ: sửa soạn, ngúng nguẩy, lung lay, thảng thốt,.

- Hiểu nghĩa một số từ mới trong bài: ngúng nguẩy, thảng thốt.và hiểu nội dung của câu chuyện: làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo. Nếu chủ quan, coi thường những thứ tưởng chừng nhỏ thì sẽ thất bại.

- Dựa vào điểm tựa là các tranh minh hoạ từng đoạn câu chuyện, học sinh kể được toàn bộ câu chuyện. HSG mượn lời ngựa con kể chuyện.

- Có thái độ cẩn thận trong công việc.

 

doc 22 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 555Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 1 - Tuần lễ 28 năm học 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
3- Củng cố - Dặn dò. Nhận xét giờ học
tập đọc(t)
Tin thể thao
I - Mục tiêu.
- Đọc đúng một số từ ngữ: Hồng Công, Sea Gamer, Am-xtơ-rông, nản chí, lại lao vào,.... Hiểu nghĩa một số từ mới trong bài: Am-xtơ-rông,... và hiểu được các bản tin thể thao: Thành công của vận động viên VN Nguyễn Thuý Hiền, quyết định của BTC Sea Gamer chọn chú trâu vàng làm biểu tượng của Sea Gamer 22, gương luyện tập của Am-xtơ-rông.
- Đọc lưu loát toàn bài.
II- Đồ dùng.
- Tranh minh hoạ bài tập đọc.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ.
	- Học sinh đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi lên quan đến bài "Cùng vui chơi"
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài:
b- Luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc câu => hướng dẫn luyện đọc từ phát âm sai.
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc đoạn 
* Hướng dẫn ngắt nghỉ câu dài.
* Giải nghĩa 1 số từ mới.
b- Tìm hiểu bài.
?+ Tóm tắt mỗi tin bằng 1 câu?
Lưu ý: Những chữ in đậm trong mỗi mẩu tin là ý chính của tin đó?
 + Tấm gương Am xtơ rông nói lên điều gì?
 + Ngoài tin thể thao, báo chí còn cho ta biết những tin gì?
d- Luyện đọc lại.
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc lại 3 mẩu tin, nhấn giọng những từ ngữ quan trọng.
- Cả lớp đọc thầm.
- Học sinh đọc nối tiếp câu => luyện đọc từ phát âm sai.
- Học sinh luyện đọc từng khổ thơ.
- Đặt câu vứi từ: Hồng Công, SEA Games.
-...Học sinh trả lời dựa vào các chữ in đậm.
- Am- x tơ- rông là người có ý trí, nghị lực, nhờ vậy anh đã làm được những điều phi thường.
-...thời sự, giá cả,...
- Học sinh luyện đọc lại bài.
3- Củng cố - Dặn dò.
	- Nhận xét giờ học.
Thứ ba ngày 30 tháng 03 năm 2010
tập đọc 
Cùng vui chơi
I - Mục tiêu.
	- Đọc đúng các từ ngữ: đẹp lắm, lộn xuống, nắng vàng,... Hiểu một số từ ngữ mới: lộn xuống, nắng vàng...và hiểu nội dung bài: Các bạn học sinh chơi đá cầu trong giờ ra chơi rất vui. Trò chơi giúp các bạn tinh mắt, dẻo chân, khỏe người. Bài thơ khuyện học sinh chăm chơi thể thao, chăm vận động trong giờ ra chơi để có sức khoẻ, để vui hơn và học tốt hơn.
	- Đọc lưu loát toàn bài.
	- Tự tin, hứng thú trong học tập. Giáo dục ý thức tập thể dục thể thao thường xuyên.
II- Đồ dùng: 
	- Tranh minh hoạ bài tập đọc.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ:
	- Học sinh đọc và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài " Cuộc chạy đua trong rừng " 
2- Bài mới
a- Giới thiệu bài.
b- Luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc câu => hướng dẫn luyện đọc từ phát âm sai.
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc đoạn.
* Hướng dẫn ngắt nghỉ câu văn dài.
* Giải nghĩa 1 số từ mới.
- Yêu cầu học sinh đọc đồng thanh cả bài.
c- Tìm hiểu bài.
?+ Bài thơ tả hoạt động gì của học sinh?
 + Học sinh chơi đá cầu vui và khéo léo như thế nào?
 + Em hiểu "chơi vui học càng vui" là thế nào?
d- Luyện đọc lại - Học thuộc lòng bài thơ. 
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc lại toàn bài thơ.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh học thuộc lòng bài thơ.
3- Củng cố - Dặn dò.
 - Nhận xét giờ học.
- Cả lớp đọc thầm.
- Học sinh đọc nối tiếp từng câu thơ và luyện đọc từ phát âm sai.
- Học sinh luyện đọc đoạn
- Đặt câu với từ: cổ vũ, trường đua.
- Học sinh đọc đồng thanh.
-...chơi đá cầu
- Trò chơi vui mắt: quả cầu giấy màu xanh, bay lên rồi bay xuống từ chân bạn này sang chân bạn kia.
- Các bạn chơi khéo léo: nhìn rất tinh, đá rất dẻo, cố gắng để quả cầu luôn bay trên sân.
-...chơi vui làm hết mệt nhọc, tinh thần thoải mái, tăng thêm tình đoàn kết học tập sẽ tốt hơn.
- Học sinh luyện đọc lại.
- Học sinh học thuộc lòng bài thơ theo hướng dẫn của giáo viên.
- Thi học thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.
toán
Luyện tập
I- Mục tiêu.
	- Luyện tập đọc và nắm được thứ tự các số có 5 chữ số tròn nghìn tròn trăm. Luyện tập so sánh các số. Luyện tập tính viết và tính nhẩm.
	- Rèn kỹ năng đọc, so sánh, tính nhẩm các số có 5 chữ số.
	- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II- Đồ dùng.
	- Bảng phụ ghi nội dung bài 1.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ: Tự nghĩ 2 số, mỗi số có 5 chữ số => So sánh 2 số đó?
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Hướng dẫn luyện tập.
 Bài 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài toán => làm bài.
?+ Nhận xét đặc điểm của mỗi dãy số?
 Bài 2:
- Nêu yêu cầu bài? Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
?+ Để điền dấu đúng cần làm như thế nào?
 Bài 3:
?+ Tính nhẩm là tính như thế nào?
- Yêu cầu học sinh nêu nối tiếp kết quả của từng phép tính và nêu cách nhẩm.
 Bài 4:
- Yêu cầu học sinh làm bảng con.
- Đọc số tìm được?
 Bài 5:
- Hướng dẫn học sinh làm lần lượt vào bảng con từng phép tính.
- Học sinh làm bài vào vở. 1 học sinh lên bảng làm.
-........
- Học sinh làm bài.
- Tính đúng => So sánh => điền dấu.
- Học sinh nêu miệng bài toán.
99999
10000
- Học sinh làm bài => nêu cách đặt tính và cách tính.
3- Củng cố - Dặn dò: Nhận xét giờ học.
Luyện từ và câu
Nhân hoá. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì?
Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than.
I- Mục tiêu.
	- Củng cố về biện pháp tu từ nhân hoá. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi: Để làm gì?
	- Rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá, cách đặt và trả lời câu hỏi: Để làm gì?
	- Mở rộng vốn từ. Trau dồi vồn Tiếng Việt.
II- Đồ dùng.
	- Bảng phụ ghi nội dung bài tập 3 - 86.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Giới thiệu bài.
2- Bài mới.
 Bài 1:
?+ Nêu yêu cầu của bài?
Giáo viên kẻ bảng - học sinh nêu miệng bài làm.
Sự vật
Tự xưng hô là
Tác dụng
bèo lục bình 
xe lu
tôi
tớ
... làm cho bèo lục bình và xe lu giống như một người bạn gần gũi.
- Đọc bài 1.
- Xác định yêu cầu của bài.
- Học sinh đọc các câu thơ => thực hiện yêu cầu của bài tương ứng với mỗi phần.
Bài 2:
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu của bài => làm bài vào vở bài tập Tiếng Việt - 1 học sinh lên bảng làm bài.
?+ Bộ phận trả lời cho câu hỏi Để làm gì? thường đứng ở vị trí nào trong câu?
 + Đặt một câu văn có bộ phận trả lời cho câu hỏi Để làm gì?
 Bài 3:
?+ Nêu yêu cầu của bài => Giáo viên tổ chức trò chơi 2 đội lên bảng chơi theo yêu cầu của bài.
- Giáo viên chốt lại lời giải đúng.
?+ Dấu hỏi chấm thường dùng khi nào?
- Đọc bài 2.
- Nêu yêu cầu chính của bài.
- Trình bày bài làm vào vở.
-...cuối câu.
- Học sinh tự lấy ví dụ.
- Học sinh chơi trò chơi "thi điền dấu đúng"
-...cuối mỗi câu hỏi.
3- Củng cố - Dặn dò.
	- Nhận xét giờ học.
Thứ tư ngày 31 tháng 03 năm 2010
toán
Luyện tập
I - Mục tiêu.
	- Củng cố về đọc, viết, thứ tự, các số trong phạm vi 100000.
	- Rèn kĩ năng đọc, viết số. Tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải toán có lời văn.
	- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II- Đồ dùng.
	- Bộ đồ dùng toán 3.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ:
	- Tự nghĩ 2 số, mỗi số có 5 chư số => so sánh 2 số đó?
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Hướng dẫn luyện tập.
 Bài 1:
 ?+ Nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở => đọc các số đã điền.
?+ Nêu đặc điểm của mỗi dãy số?
 + Nêu giá trị của chữ số 9 trong các số của dãy c.
 Bài 2:
?+ Nêu tên thành phần của phép tính?
 + Phép tính a, yêu cầu tìm gì?
Tương tự yêu cầu học sinh nêu tên thành phần của X trong các phép tính còn lại.
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
?+ Bài toán củng cổ lại những kiến thức gì?
 + Muốn tìm số hạng, thừa số, số bị chia, số bị trừ (chưa biết) làm như thế nào?
 Bài 3:
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán => làm bài.
 3 ngày : 315 m mương.
 8 ngày : ? m mương.
 Bài 4:
- Yêu cầu học sinh lấy 8 hình tam giác trong bộ đồ dùng để thực hiện yêu cầu bài toán.
-................
- Học sinh làm bài.
-.....
-....
- Xác định yêu cầu của bài.
-...số hạng chưa biết.
- 1 học sinh lên bảng làm bài.
-... số hạng, số bị trừ, thừa số, số bị chia (chưa biết).
-........
- Phân tích đề toán.
- Nêu dạng toán.
- Học sinh làm bài.
315 : 3 = 105 (m)
105 x 8 = 840 (m)
 Đáp số: 840 m mương.
- Học sinh thực hành trên bộ đồ dùng.
3- Củng cố - Dặn dò.
	- Nhận xét giờ học.
Tập viết
Ôn chữ hoa T
I- Mục tiêu.
	- Củng cố cách viết chữ hoa T thông qua bài tập ứng dụng.
	- Viết đúng cỡ chữ tên riêng: Thăng Long.
	Câu ứng dụng: Thể dục thường xuyên bằng nghìn viên thuốc bổ.
	- Cẩn thận, sạch sẽ. Có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp.
II- Đồ dùng.
	- Mẫu chữ hoa T.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ.
	- Học sinh viết: Tân Trào.
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Hướng dẫn viết trên bảng con.
* Bước 1: Luyện viết chữ hoa.
- Yêu cầu học sinh nêu lại qui trình viết chữ T.
- Giáo viên viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết chữ T.
- Hướng dẫn học sinh viết chữ T.
* Bước 2: Luyện viết tên riêng: Thăng Long.
- Yêu cầu học sinh nhận xét và luyện viết từ ứng dụng: Thăng Long.
Thăng Long là tên cũ của thủ đô Hà Nội.
* Bước 3: Luyện viết câu ứng dụng:
Thể dục thường xuyên bằng nghìn viên thuốc bổ.
- Câu ứng dụng khuyên năng tập thể dục làm cho con người khoẻ mạnh như uống rất nhiều thuốc bổ.
- Yêu cầu học sinh viết: Thể Dục.
3- Hướng dẫn viết vào vở Tập viết.
- Giáo viên nêu yêu cầu bài viết.
- Yêu cầu học sinh viết bài vào vở.
- Giáo viên chấm và nhận xét 1 số bài chấm.
- Học sinh nhắc lại qui trình viết chữ T.
- Học sinh tập viết các chữ T trên bảng con.
- Học sinh viết vào bảng con: Thăng Long.
- Học sinh luyện viết trên bảng con các chữ: 
- Học sinh viết bài vào vở.
4- Củng cố - Dặn dò.
	- Nhận xét giờ học.
đạo đức
Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước (tiết 1)
I- Mục tiêu.
	- Hiểu nước là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống. Sự cần thiết phải sử dụng hợp lí và bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm.
	- Biết sử dụng tiếp kiệm nước, biết bảo vệ nguồn nước để không bị ô nhiễm.
	- Có thái độ phản đối những hành vi sử dụng lãng phí nước và làm ô nhiễm nguồn nước.
II- Đồ dùng.
	- Vở bài tập Đạo đức.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Hoạt động 1: Vẽ tranh hoặc xem ảnh.
Mục tiêu: Hiểu được nước là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống. Được sử dụng nước sạch đầy đủ, trẻ em sẽ có sức khoẻ và phát triển tốt.
- Yêu cầu học sinh vẽ những gì cần thiết cho cuộc sống hàng ngày.
- Yêu cầu học sinh chọn lấy 4 thứ cần thiết nhất không thể thiếu được và trình bày lí do lựa chọn.
Giáo viên: Nước là một trong những thứ cần thiết. 
?+ Nếu không có nước thì cuộc sống sẽ như thế nào?
Kết luận: Nước là nhu cầu thiết yếu của con người, đảm bảo cho trẻ em sống và phát triển tốt.
2- Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
Mục tiêu: Biết nhận xét và đánh giá hành vi khi sử dụng nước và bảo vệ nguồn nước.
- Yêu cầu học sinh quan sát các bức tranh trong bài tập 2- vở bài tập Đạo đức - nhận xét việc làm trong mỗi trường hợp là đúng hay sai? Tại sao? Nếu em có mặt ở đấy, em sẽ làm gì? Vì sao?
- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác trao đổi, bổ sung ý kiến.
Kết luận: Cần sử dụng nước tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước để nước không bị ô nhiễm.
3- Hoạt động 3: Thảo luận nhóm.
Mục tiêu: Học sinh biết quan tâm tìm hiểu thực tế sử dụng nước nơi mình ở.
- Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm nội dung bài số 3 vở bài tập Đạo đức.
- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Học sinh vẽ nhanh vào giấy.
- Học sinh chọn theo ý.
-...sức khoẻ con người, động vật bị ảnh hưởng.....
- Học sinh thảo luận theo nhóm yêu cầu của bài tập.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Học sinh thảo luận theo nhóm đôi => trình bày kết quả thảo luận.
4- Củng cố - Dặn dò: 
	- Về nhà tìm hiểu thực tế sử dụng nước ở gia đình, nhà trường và tìm cách sử dụng tiết kiệm, bảo vệ nước sinh hoạt ở gia đình.
	- Nhận xét giờ học.
tự nhiên xã hội
Thú (tiếp)
I- Mục tiêu.
	- Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con thú rừng được quan sát.
	- Nêu được sự cần thiết của việc bảo vệ các loài thú rừng. Vẽ và tô màu một con thú rừng mà em thích.
	- Có ý thức bảo vệ một số loài thú.
II- Đồ dùng.
	- Sưu tầm một số ảnh các động vật.
	- Các hình trong sách giáo khoa trang 106, 107.
	- Giấy, bút màu để vẽ.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận nhóm.
	- Mục tiêu: Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các loài thú rừng được quan sát.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình các loài thú trang 106, 107 => thảo luận theo gợi ý:
 + Kể tên một số loài thú rừng mà em biết?
 + Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của từng loài thú rừng được quan sát.
 + So sánh đặc điểm giống và khác giữa 1 số loài thú rừng và thú nhà.
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày.
Kết luận: Thú rừng có đặc điểm giống thú nhà như có lông mao, đẻ con, nuôi con bằng sữa. Thú nhà là những loài thú đã được con người nuôi dưỡng và thuần hoá. Thú rừng là loài thú sống hoang dã, có đầy đủ những đặc điểm thích nghi để có thể tự kiếm sống trong tự nhiên.
2- Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp.
 Mục tiêu: Nêu được sự cần thiết của việc bảo vệ các loài thú rừng.
- Yêu cầu học sinh phân loài tranh, ảnh về các loài thú sưu tầm được theo tiêu chí: Thú ăn thịt, thú ăn cỏ,...
- Yêu cầu các nhóm thảo luận: Tại sao chúng ta cần phải bảo vệ các loài thú rừng.
- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày.
3- Hoạt động 3: Làm việc các nhân.
Mục tiêu: Biết vẽ và tô màu một con thú rừng mà em thích.
- Yêu cầu học sinh vẽ => tô màu con vật mình thích.
- Yêu cầu một số học sinh lên giới thiệu về bức tranh của mình.
- Học sinh quan sát và thảo luận.
- Đại diện các nhóm lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Các nhóm trưng bày bộ sưu tầm của mình trước lớp và cửa người thuyết minh về những loài thú sưu tầm được.
- Đại diện các nhóm thi diễn thuyết về đề tài "Bảo vệ các loài thú rừng trong tự nhiên"
- Học sinh vẽ và ghi chú tên con vật xuống phía dưới.
- Lên bảng giới thiệu về bức tranh vẽ con vật của mình.
 Lớp đánh giá, nhận xét.
3- Củng cố - Dặn dò.
	- Nhận xét giờ học.
Thứ năm ngày 1 tháng 4 năm 2010
toán
Diện tích của một hình
I - Mục tiêu.
	- Làm quen với khái niệm diện tích. Có biểu tượng về diện tích qua hoạt động so sánh diện tích các hình.
	- Biết được: Hình này nằm trọn trong hình kia thì diện tích hình này bé hơn diện tích hình kia. Hình P được tách thành 2 hình M và N thì diện tích hình P bằng tổng diện tích 2 hình M và N.
	- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II- Đồ dùng.
	- Các miếng bìa, các ô vuông có màu khác nhau.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Giới thiệu biểu tượng về diện tích.
	- Có một hình tròn, một hình chữ nhật. Đặt hình chữ nhật nằm trọn trong hình tròn. Ta nói: Diện tích hình chữ nhật bé hơn diện tích hình tròn.
- Giáo viên giời thiệu hình A và hình B.
	+ Yêu cầu học sinh đếm số ô vuông trong mỗi hình và so sánh số ô vuông trong hai hình.
	+ Ta nói: 2 hình A và B có diện tích bằng nhau.
- Giáo viên giới thiệu tương tự với ví dụ 3.
?+ Nêu số ô vuông của mỗi hình? (hình P)
	+ Hình P được tách thành hình M và hình N.
	+ Ta nói: Diện tích hình P bằng tổng diện tích hình M và N.
2- Luyện tập.
 Bài 1:
- Học sinh làm miệng và giải thích vì sao đúng.
 Bài 2:
- Phân tích để học sinh thấy hình P có 11 ô vuông nhiều hơn hình Q có 1 ô vuông => diện tích hình P lớn hơn diện tích hình Q.
 Bài 3:
- Giáo viên dùng đồ dùng trực quan để minh hoạ bài toán.
- Đọc bài 1.
- Học sinh trình bày miệng bài làm.
- Học sinh trình bày miệng từng câu hỏi.
- Học sinh quan sát trên đồ dùng trực quan để tìm câu trả lời đúng.
3- Củng cố - Dặn dò.
	- Nhận xét giờ học.
tập làm văn
Kể lại trận đấu thể thao - Viết lại tin thể thao trên báo, đài
I - Mục tiêu.
	- Kể được 1 số nét chính của một trận thi đấu thể thao đã được xem, được nghe tường thuật...(theo các câu hỏi gợi ý) Viết lại được một tin thể thao.
	- Rèn kĩ năng nói ngắn gọn giúp người nghe hình dung được trận đấu và kĩ năng viết gọn, rõ, đủ thông tin.
	- Tự tin, hứng thú trong học tập.
II- Đồ dùng: 
	- Tranh ảnh một số cuộc thi đấu thể thao, một số tờ báo có tin thể thao.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ: 
	- Học sinh đọc lại bài viết tuần 26.
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
 Bài 1:
?+ Nêu yêu cầu của bài?
 + Đọc các câu gợi ý?
- Yêu cầu học sinh dựa vào các câu hỏi gợi ý để kể lại buổi thi đấu thể thao các em đã tận mắt nhìn thấy trên sân vận động, sân trường hoặc trên ti vi hoặc được nghe tường thuật trên đài, báo,...
- Hướng dẫn học sinh kể dựa theo gợi ý nhưng không nhất thiết phải theo sát gợi ý, có thể linh hoạt thay đổi theo trình tự các gợi ý.
* Học sinh làm việc theo nhóm đôi: 1 học sinh kể, 1 học sinh nghe và bổ sung cho bạn.
* Đại diện các nhóm lên kể.
 Bài 2:
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài => yêu cầu học sinh viết bài vào vở.
- Học sinh đọc các mẩu tin đã viết.
- Giáo viên, học sinh nhận xét cách dùng từ, sự thú vị, mới mẻ của thông tin.
- Đọc yêu cầu của bài tập.
- Đọc các câu gợi ý.
- Học sinh trả lời theo các câu hỏi gợi ý.
- 1 học sinh giỏi lên kể lại một trận thi đấu thể thao trước lớp.
- Học sinh thực hành theo nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm lên thi kể trước lớp. Cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất.
- Học sinh trình bày những điều vừa nói vào vở.
- Đọc bài viết của mình.
- Chữa bài, nhận xét.
3- Củng cố - Dặn dò.
	- Nhận xét giờ học.
tự nhiên xã hội
Mặt trời
I- Mục tiêu.
	- Học sinh biết mặt trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt.
	- Biết vai trò của mặt trời đối với sự sống trên trái đất. Kể một số ví dụ về việc con người sử dụng ánh sáng và nhiệt của mặt trời trong cuộc sống hằng ngày.
	- Có hiểu biết về thiên văn học.
II- Đồ dùng.
	- Tranh ảnh trong sách giáo khoa trang 110, 111.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
Mục tiêu: Biết mặt trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt.
- Yêu cầu học sinh thảo luận theo gợi ý:
 + Vì sao ban ngày không cần đèn mà chúng ta vẫn nhìn rõ mọi vật.
 + Khi đi ra ngoài trời nắng, bạn thấy như thế nào? Tại sao?
 ?+ Qua kết quả thảo luận em có những kết luận gì về Mặt Trời.
 + Nêu ví dụ chứng tỏ Mặt Trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt?
Kết luận: Mặt Trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt.
2- Hoạt động 2: Quan sát ngoài trời.
Mục tiêu: Biết vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên trai đất.
- Yêu cầu học sinh quan sát phong cảnh xung quanh trường thảo luận theo gợi ý.
 + Nêu ví dụ về vai trò của Mặt Trời đối với con người, động vật, thực vật.
 + Nếu không có Mặt Trời điều gì sẽ xảy ra trên trái đất?
- Giáo viên lưu ý về một số tác hại của ánh sáng mặt trời đối với sức khoẻ và đời sống con người như cảm nắng, cháy rừng tự nhiên vào mùa khô.
Kết luận: Nhờ có mặt trời, cây cỏ xanh tươi, người và động vật khoẻ mạnh.Tuy nhiên, nếu nhận quá nhiều ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời thì sức khoẻ cũng như cuộc sống của con người, loài vật, cây cỏ cũng bị ảnh hưởng.
3- Hoạt động 3: Làm việc với sách giáo khoa.
Mục tiêu: Kể được một số ví dụ về việc con người sử dụng ánh sáng và nhiệt của mặt trời trong cuộc sống háng ngày.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 2, 3, 4 sách giáo khoa => kể những ví dụ về việc con người sử dụng ánh sáng và nhiệt của mặt trời.
Kết luận: Con người sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời vào rất nhiều việc trong cuộc sống hàng ngày.
- Học sinh tiên hành thảo luận theo nhóm => đại diện các nhóm lên trình bày.
-...vì nhờ có ánh sáng mặt trời.
-...nóng, khát nước và mệt. Đó là do Mặt Trời toả nhiệt xuống.
-...Mặt Trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt.
* Cây để lâu dưới ánh nắng Mặt Trời => cây héo, chết khô.
* Đĩa nước đặt dưới ánh nắng Mặt Trời => nước trong đĩa vơi đi và nóng lên.
- Học sinh làm việc theo nhóm đôi.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
-...làm khô quần áo, làm nóng nước, phơi thóc,lạc đỗ, rơm rạ, làm điện, làm muối..
4- Củng cố - Dạn dò.
	- Nhận xét giờ học.
chính tả
Cuộc chạy đua trong rừng
I- Mục tiêu.
	- Nghe viết đúng chính tả một đoạn trong truyện "Cuộc chạy đua trong rừng"
	- Viết đẹp, đúng sạch sẽ bài " Cuộc chạy đua trong rừng "
	- Cẩn thận, sạch sẽ. Có ý thức giữ vở sạch, chữ đẹp.
II- Đồ dùng.
	- Bảng phụ ghi nội dung bài tập chính tả.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ: Học sinh viết: rổ, quả dâu, giày dép, rễ cây,...
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Hướng dẫn học sinh nghe viết.
- Giáo viên đọc mẫu bài chính tả.
 ?+ Ngựa Con đã rút ra bài học gì sau cuộc thi?
?+ Đoạn văn trên có mấy câu?
 + Những chữ nào trong đoạn viết hoa?
- Yêu cầu học sinh tìm những từ ngữ dễ viết sai => hướng dẫn luyện viết vào bảng con.
- Giáo viên đọc bài chính tả.
* Đọc soát lỗi.
* Chấm và nhận xét một số bài chấm.
c- Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài 2a.
3- Củng cố - Dặn dò: Nhận xét giờ học.
- Cả lớp đọc thầm.
- 2 học sinh đọc bài.
-...đừng bao giờ chủ quan, dù là việc nhỏ nhất.
-... 3 câu.
- Các chữ đầu bài, đầu đoạn, đầu câu và tên nhân vật.
- Học sinh tự tìm và luyện viết vào bảng con.
- Học sinh viết bài vào vở.
- Học sinh đổi chéo vở soát lỗi.
- Học sinh làm bài vào vở bài tập Tiếng Việt.
- 1 học sinh lên bảng làm bài trên bảng phụ.
Chiều: Luyện viết(T)
 Tin thể thao
I - Mục tiêu.- Nghe viết chính xác một số từ ngữ: Hồng Công, Sea Gamer, Am-xtơ-rông, nản chí
- Viết đẹp chính xác một đoạn trong bài:Tin thể thao
- Cẩn thận, sạch sẽ. Có ý thức giữ vở sạch, chữ đẹp.
II- Đồ dùng dạy - học
- Bảng phụ ghi nội dung bài tập chính tả.
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu 
1- Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh viết: . khướu lĩnh xướng, kỳ nhông.
2- Bài mới
a- Giới thiệu bài.
b- Hướng dẫn học sinh nghe viết.
- Giáo viên đọc mẫu bài chính tả.
- Trong đoạn viết những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
- Yêu cầu học sinh tìm những từ ngữ dễ viết sai và luyện viết vào bảng con.
- Giáo viên đọc bài chính tả.
* Đọc soát lỗi.
* Chấm và nhận xét một số bài chấm.
- Cả lớp đọc thầm.
- 2 học sinh đọc bài.
- Học sinh viết bảng con từ khó: Hồng Công, Sea Gamer, Am-xtơ-rông, nản chí
- Học sinh viết bài vào vở.
- Học sinh đổi chéo vở soát lỗi.
3- Củng cố - Dặn dò: 
- Nhận xét giờ học.
toán(t)
Ôn: diện tích, đơn vị đo diện tích
I- Mục tiêu:
	- Củng cố về diện tích, đơn vị đo diện tích.
	- Biết đọc, viết số đo diện tích theo cm2.
	- Tự tin, hứng thú trong thực hành toán.
II- Đồ dùng:
	- Vở bài tập toán.
III Các hoạt động dạy và học.
Yêu cầu học sinh mở vở bài tập toán - 61.
* Hướng dẫn

Tài liệu đính kèm:

  • docTuÇn 28.doc