Giáo án tổng hợp môn học lớp 1 - Tuần dạy 31 - Trường Tiểu học Thị trấn An Châu

TẬP ĐỌC

Ngưỡng cửa

I- Mục tiêu:

1- HS đọc đúng, nhanh được cả bài "Ngưỡng cửa".

- Đọc đúng các từ ngữ: ngưỡng cửa, nơi này, cũng quen, dắt vòng, đi men.

- Đọc đúng các câu, biết nghỉ hơi đúng ở chỗ dấu phẩy, dấu chấm, sau mỗi dòng thơ và khổ thơ.

2- Ôn các vần ăt, ăc.

- Tìm được tiếng trong bài có vần ăt

- Nhìn tranh nói được câu có tiếng chứa vần ăt, ăc.

3- Hiểu: - HS hiểu các từ ngữ trong bài.

- HS hiểu được nội dung bài: Ngưỡng cửa rất thân quen với mọi người trong gia đình từ bé đến lớn. Ngưỡng cửa là nơi từ đó đứa trẻ bắt đầu đến trường và đi xa hơn nữa.

II- Đồ dùng: Tranh minh hoạ.

III- Các hoạt động dạy - học:

 

doc 11 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 743Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tổng hợp môn học lớp 1 - Tuần dạy 31 - Trường Tiểu học Thị trấn An Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 31
	Ngày soạn: 31/3/2012.
	Ngày dạy: Sáng - Thứ hai ngày 02 tháng 4 năm 2012.
TẬP ĐỌC
Ngưỡng cửa
I- Mục tiêu: 
1- HS đọc đúng, nhanh được cả bài "Ngưỡng cửa".
- Đọc đúng các từ ngữ: ngưỡng cửa, nơi này, cũng quen, dắt vòng, đi men.
- Đọc đúng các câu, biết nghỉ hơi đúng ở chỗ dấu phẩy, dấu chấm, sau mỗi dòng thơ và khổ thơ.
2- Ôn các vần ăt, ăc.
- Tìm được tiếng trong bài có vần ăt
- Nhìn tranh nói được câu có tiếng chứa vần ăt, ăc.
3- Hiểu: - HS hiểu các từ ngữ trong bài.
- HS hiểu được nội dung bài: Ngưỡng cửa rất thân quen với mọi người trong gia đình từ bé đến lớn. Ngưỡng cửa là nơi từ đó đứa trẻ bắt đầu đến trường và đi xa hơn nữa.
II- Đồ dùng: Tranh minh hoạ.
III- Các hoạt động dạy - học: 
Tiết 1
1- Bài cũ: -HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi: Ai đã giúp bạn Hà khi bạn bị gẫy bút chì. - GV nhận xét cho điểm.
2- Bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: 
2.2- Hướng dẫn HS luyện đọc.
a- Đọc mẫu: Giọng đọc chậm, thiết tha, trìu mến.
b- Luyện đọc:
* Luyện đọc tiếng, từ ngữ: ngưỡng cửa, nơi này, dắt vòng, đi men, lúc nào.
- HS đọc cá nhân, cả lớp đọc đồng thanh và phân tích tiếng.
GV cùng HS giải nghĩa các từ trên.
* Luyện đọc câu thơ:
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu thơ trong bài. HS đọc các câu thơ theo nhóm.
* Luyện đọc đoạn, bài thơ.
- GV cho HS nối tiếp nhau đọc trơn từng khổ thơ.
- HS đọc từng khổ thơ theo nhóm, theo cá nhân, lớp đồng thanh. HS đọc, cá nhân cả bài thơ. Lớp đồng thanh cả bài thơ.
2.3- Ôn các vần ăt, ăc.
- GV: Hãy tìm tiếng trong bài có vần ăt. HS đó là tiếng: dắt.
- GV yêu cầu HS nhìn tranh, nghĩ và nói một câu có tiếng chứa hai vần trên. HS nối tiếp nhau nói câu có chứa tiếng có vần trên.
-----------------------------------------------------------------------
Tiết 2
2.4- Tìm hiểu bài và luyện nói.
a- Tìm hiểu bài:
- GV đọc mẫu cả bài một lần nấnhu đó hỏi vàyêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SGK:
- Nơi này trong bài llà nơi nào?
- Ai dắt em bé tập đi men ngưỡng cửa?
- Bạn nhỏ qua ngưỡng cửa để đi đến đâu?
b- Luyện đọc
- GV treo bảng phụ có nội dung bài .HS nhẩm đọc từng câu.
- Gv gọi 2 HS đọc bài- HS khá giỏi thi đọc thuộc một đoạn theo ý thích.
c- Luyện nói:
- GV chia HS thành nhóm, 2 HS thành một nhóm. Cho HS quan sát tranh. Yêu cầu HS thảo luận nhóm với câu hỏi:
Từ ngưỡng cửa bạn nhỏ đi đâu?
Từ ngưỡng cửa nhà mình, bạn đi những đâu?
- Gọi các nhóm trình bày: 1 HS hỏi và 1 HS trả lời từng câu.
- Các nhóm hỏi nhau câu hỏi 2 dựa vào thực tế hằng ngày của mình.
3- Củng cố - dặn dò:
- 1HS đọc lại toàn bài.
- Em hiểu thế nào là ngưỡng cửa?
- Chuẩn bị bài sau.
----------------------------------------------------------
ĐẠO ĐỨC
BẢO VỆ HOA VÀ CÂY NƠI CÔNG CỘNG (T2)
I- Mục tiêu: 
	- Nêu được một vài việc cần làm để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
	- Cách bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
	- yêu thiên nhiên, thích gần gũi với thiên nhiên.
	- HS biết bảo vệ cây và hoa ở trường,thôn xóm, đường làng.
II- Đồ dùng: Tranh đạo đức.
III- Các hoạt động dạy - học: 
HĐ1: Làm bài tập 3:
- GV giải thích yêu cầu bài tập 3:nối tranh với hình vẽ khuôn mặt cho phù hợp.
- HS làm bài tập.
- GV mời một số HS trình bày.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: Những tranh chỉ việc làm góp phần tạo môi trường trong lành là tranh 1, 2,3, 4.
HĐ2: Thảo luận và đóng vai theo tình huống bài tập 4:
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm HS.
- HS thảo luận chuẩn bị đóng vai dưới sự hướng dẫn của GV.
- Các nhóm lên đóng vai.
- Cả lớp nhận xét và bổ sung.
- GV chốt: Nên khuyên ngăn bạn hoặc mách người lớn khi không cản được bạn. 
Làm như vậy là góp phần bảo vệ môi trường trong lành, là thực hiện quyền được sống trong môi trường trong lành.
HĐ3: Thực hành xây dựng kế hoạch bảo vệ cây và hoa:
- Từng tổ HS thảo luận:
+ Nhận bảo vệ, chăm sóc cây và hoa ở đâu?
+ Vào thời gian nào?
+ Bằng những việc làm cụ thể nào?
- Đại diện các tổ lên đăng ký và trình bày kế hoạch hành động của mình.
- Cả lớp trao đổi, bổ sung. 
- GV chốt: Môi trường trong lành giúp các em khoẻ mạnh và phát triển. Các em cần có các hành động bảo vệ, chăm sóc cây và hoa.
* HĐ nối tiếp:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
-----------------------------------------------------------------------------
CHIỀU - THỨ HAI
MĨ THUẬT
GV bộ môn soạn và dạy
---------------------------------------------------------------------------
TIẾNG VIỆT – LT
Luyện tập đọc
I .Mục đích yêu cầu :
- HS đọc trơn thành thạo bài : Ngưỡng cửa
- Hiểu được nội dung của bài tập đọc
- Liên hệ bài học với những việc làm của các em
- Luyện tập làm đúng các bài tập
II. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Luyện đọc
 - GV hướng dẫn cho HS đọc nối tiếp từng câu của bài , đọc nối tiếp từng đoạn 
 - HS đọc trơn toàn bài
 - Thi đọc giữa các nhóm
 - GV sữa cách đọc cho các em
 - GV nêu câu hỏi để củng cố liên hệ bài học với thực tế.
 + Từ ngưỡng cửa bạn nhỏ đi đến đâu ? 
 + Ai đã dắt bạn nhỏ đi men ở cửa ?
Hoạt động 2 : Luyện tập
 - GV hướng dẫn HS Làm bài tập trong vở bài tập 
Bài 1: Viết tiếng trong bài có vần ăt:
 GV hướng dẫn HS tìm và viết 
 Gv chấm chữa bài
Bài 2 : Viết câu chứa tiếng có vần ăt hay ăc
 HS viết và đọc gv nhận xét ghi điểm
Bài 3 : Ai dắt em bé đi men ngưỡng cửa,đánh dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng 
 GV chấm bài nhận xét bài 
Bài 4 : Nối từ ngữ thích hợp ở cột a với từ ở cột b để đúng ý của bài
GV nhận xét ghi điểm
Hoạt động 4 : Dặn dò
Về nhà đọc lại bài 
Xem trước bài sau
- HS đọc theo cá nhân , nhóm lớp
- HS lắng nghe và trả lời
- HS nêu câu trả lời : Từ ngưỡng cửa bạn nhỏ đi đến trường và đi xa hơn
- Bà và mẹ
HS viết và đọc : dắt
HS viết và đọc 
Lớp nhận xét bổ sung
HS làm bài GV gọi HS đọc :
Bà và mẹ
HS nối và đọc
---------------------------------------------------------------------
TOÁN
Ôn luyện 
 I.Mục tiêu :
 	 - HS thực hiện cộng trừ không nhớ trong phạm vi 100 một cách thành thạo
 	 - Luyện tập giải toán thành thạo 
 II.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
Hoạt động 1. Bài mới :
GT trực tiếp : Ghi tựa “ôn luyện”
 Hoạt động 2: HD làm các bài tập :
Bài 1 : Tính nhẩm
 GV hướng dẫn HS làm bài
 GV nhận xét ghi điểm
Bài 2: Đặt tính rồi tính
GV hướng dẫn HS làm bài 
GV nhận xét chữa bài.
Bài 3 : HS đọc và giải bài toán
 a.Gv hướng dẫn HS làm bài 
 GV nhận xét ghi điểm
b. Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi
Hoạt động 3: Củng cố: 
Làm lại bài ở VBT, xem bài mới.
HS làm bài và đọc két quả
 Lớp nhận xét bổ sung 
HS làm bài 2 em chữa bài
Lớp nhận xét bổ sung
 HS làm bài và chữa bài 
 Bài giải
 Số HS cả hai lớp có là :
 23 + 25 = 48 ( học sinh )
 Đáp số : 48 học sinh
-Cô giáo có đủ vé cho hai lớp đi xem xiếc và cô còn dư 2 vé
HS về nhà xem lại bài tập
	Ngày soạn: 02/4/2012.
	Ngày dạy: Sáng - Thứ tư ngày 4 tháng 4 năm 2012.
TẬP ĐỌC
Kể cho bé nghe
I- Mục tiêu: 
1- Đọc: HS đọc trơn được cả bài Kể cho bé nghe.
- Đọc đúng các từ ngữ: ầm ĩ, chó vện. Chăng dây, ăn no, quay tròn, nấu cơm, trâu sắt.
- Ngắt nghỉ hơi đúng cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
2- Ôn lại các vần ươc, ươt.
- HS tìm được tiếng có vần ươc trong bài.
- Tìm được tiếng ngoài bài có vần ươc, ươt.
3- Hiểu: HS hiểu được nội dung bài: Đặc điểm ngộ nghĩnh của các con vật, đồ vật trong nhà, ngoài đồng.
II- Đồ dùng: Tranh minh hoạ.
III- Các hoạt động dạy - học: 
Tiết 1
1- Bài cũ: - Gọi 2 HS đọc bài Ngưỡng cửa và trả lời câu hỏi: Em bé qua ngưỡng cửa để đi đến những đâu?
- GV cùng HS nhận xét cho điểm.
2- Bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: 
2.2- Hướng dẫn HS luyện đọc.
a- Đọc mẫu: Giọng đọc vui, tinh nghịch, nghỉ hơi sau các câu chẵn 2, 4, 6.
b- Luyện đọc:
* Luyện đọc tiếng, từ ngữ: ầm ĩ, chó vện, chăng dây, ăn no, quay tròn, nấu cơm, trâu sắt.
- HS đọc cá nhân, cả lớp đọc đồng thanh.
- GV yêu cầu HS phân tích tiếng khó. GV cùng HS giải nghĩa các từ trên.
* Luyện đọc câu.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài. HS đọc các câu theo nhóm.
* Luyện đọc đoạn, bài thơ.
- GV cho HS nối tiếp nhau đọc trơn từng khổ thơ.
- HS đọc từng khổ thơ theo nhóm, theo cá nhân, lớp đồng thanh. HS đọc, cá nhân cả bài thơ. Lớp đồng thanh cả bài thơ.
2.3- Ôn các vần ươc, ươt.
- GV: Hãy tìm tiếng trong bài có vần ươc. HS đó là tiếng nước
- GV: Ngoài tiếng trên em còn tìm được tiếng nào có chứa vần ươc hãy đọc to tiếng đó?
- HS nối tiếp nhau đọc các tiếng có vần ươc. 
- GV: Hãy tìm cho cô những tiếng có vần ươt.
- HS nối tiếp nhau đọc các tiếng có vần ươc. 
-----------------------------------------------------
Tiết 2
2.4- Tìm hiểu bài và luyện nói.
a- Tìm hiểu bài đọc, luyện đọc.
- GV đọc mẫu cả bài một lần nữa và hỏi :
- Em đã nhìn thấy cái cối xay lúa chưa?(GV giải thích cho HS hiểu).
- Em hiểu con trâu sắt trong bài là gì?
GV chia lớp thành 2 đội luân phiên nhau hỏi đáp theo mẫu câu hỏi 2.
b- Luyện đọc
- GV treo bảng phụ có nội dung bài .HS nhẩm đọc từng câu.
- Gv gọi 2 HS đọc bài theo kiểu đối đáp .
c- Luyện nói: Đề tài: Hỏi đáp về những con vật mà em biết.
- GV: Hãy nêu chủ đề của bài luyện nói.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và đọc câu mẫu trong SGK.
- HS quan sát và hỏi: Con gì sáng sớm gáy ò... ó... o gọi người thức giấc.
- GV gọi nhiều học sinh thực hành luyện nói. Nhận xét cho điểm những em nói tốt.
3- Củng cố - dặn dò:
- 1HS đọc lại toàn bài.
- Về nhà học thuộc bài.
- Chuẩn bị bài sau.
----------------------------------------------------------
TOÁN
Đồng hồ thời gian
I- Mục tiêu: 
- HS làm quen mặt đồng hồ. Biết đọc giờ đúng trên đồng hồ.
- Có biểu tượng ban đầu về thời gian.
- GDKNS: HS có thói quen thực hiện theo giờ giấc
II- Đồ dùng: mô hình đòng hồ. 
III- Các hoạt động dạy - học: 
1- Bài mới:
* Giới thiệu bài: 
* HĐ1: Giới thiệu mặt đồng hồ và vị trí các kim chỉ giờ đúng trên mặt đồng hồ.
- GV cho HS quan sát đồng hồ để bàn, hỏi: 
+ Trên mặt đồng hồ có những gì?
- GV giới thiệu: Đồng hồ giúp ta luôn biết được thời gian để làm việc và học tập. Đây là mặt đồng hồ (chỉ tay). Mặt đồng hồ có kim ngắn chỉ giờ và kim dài chỉ phút và có các số ghi từ 1 đến 12. Kim ngắn và kim dài đều quay được và quay theo chiều từ số bé đến số lớn.Khi xem giờ đúng thì kim dài luôn luôn chỉ đúng số 12,kim ngắn chỉ vào số nào thì ta biết được đó là mấy giờ.
-Gắn mô hình 1:Đồng hồ chỉ mấy giờ?(9 giờ)
- đồng hồ chỉ 9 giờ thì kim ngắn chỉ số mấy? Kim dài chỉ số mấy? 
Cho HS đọc số giờ của 3 tranh và hỏi tương tự như trên đồng thời hỏi việc làm của mỗi tranh.
* HĐ2- HS thực hành xem đồng hồ, ghi số giờ ứng với từng mặt đồng hồ.
- Hướng dẫn HS:
+ Đồng hồ đầu tiên có kim ngắn chỉ số mấy? (số 8).
+ Còn kim dài? (chỉ số 12).
+ Lúc đó là mấy giờ (8 giờ).
- Vậy chúng ta sẽ viết 8 giờ vào dòng kẻ chấm ở dưới.
- HS viết số giờ tương ứng.
- Cho HS đọc cá nhân lần lượt số giờ ứng với mặt đồng hồ.
- HS khác nhận xét.
* Giới thiệu các khoảng giờ ứng với sáng, chiều, tối.
* HĐ nối tiếp:
Trò chơi "Ai xem đồng hồ đúng và nhanh".
- GV sử dụng mô hình mặt đồng hồ xoay kim để chỉ giờ đúng rồi đưa cho cả lớp xem và hỏi: "Đồng hồ chỉ mấy giờ?"
- Ai nói đúng và nhanh nhất được khen ngợi, biểu dương.
------------------------------------------------------
MĨ THUẬT – LT
GV bộ môn soạn và dạy
------------------------------------------------------
CHIỀU - THỨ TƯ
THỂ DỤC
GV bộ môn soạn và dạy
---------------------------------------------------
TIẾNG VIỆT – LT
Luyện tập viết
I .Mục đích yêu cầu :
- HS viết được các chữ cái viết hoa : Q , R
- Rèn tính cẩn thận chịu khó
 II. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Luyện đọc
 - GV hướng dẫn cho HS đọc các chữ cái cần viết
 - HS nêu mẫu cỡ chữ
 - HS nêu sự giống và khác nhau của các côn chữ
 Hoạt động 2 : Luyện viết
GV hướng dẫn HS vào bảng con
GV nhận xét chữa lỗi
Chú ý chép đúng , đẹp 
Mỗi chữ theo một hàng
 - GV theo dỏi chấm chữa bài nhận xét bài viết đẹp tuyên dương trước lớp 
 Hoạt động 4 : Dặn dò
Về nhà đọc lại bài 
Xem trước bài sau
- HS đọc theo cá nhân , nhóm , lớp
HS nêu
- HS bảng con
- HS viết bài vào vở
HS quan sát bài viết đẹp của bạn
Về nhà luyện viết vào vở
GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
H¸t mõng ngµy chiÕn th¾ng 30/4
A.Môc tiªu:
- HiÓu ®­îc ý nghÜa to lín cña ngµy gi¶i phãng miÒn nam thèng nhÊt ®Êt n­íc .
- Cã lßng tù hµo d©n téc ,th¸i ®é t«n träng vµ biÕt ¬n c¸c anh hïng liÖt sÜ ®· hi sinh v× sù nghiÖp thèng nhÊt ®Êt n­íc.
- LuyÖn tËp c¸c kÜ n¨ng tham gia ho¹t ®éng cña tËp thÓ.
B.Néi dung vµ h×nh thøc ho¹t ®éng:
1.Néi dung:
-Nh÷ng tÊm g­¬ng hi sinh v× sù nghiÖp gi¶i phãng ®Êt n­íc.
-TruyÒn thèng ®Êu tranh,chÞu ®ùng gian khæ cña d©n téc.
-ý nghÜa lÞch sö ngµy gi¶i phãng miÒn nam thèng nhÊt ®Êt n­íc.
2.H×nh thøc:
H¸t ,móa ,ng©m th¬.
3.ChuÈn bÞ:
a/Ph­¬ng tiÖn :C¸c bµi h¸t,®iÖu móa ,c©u chuyÖn ,bµi th¬ vÒ ngµy gi¶i phãng miÒn nam thèng nhÊt ®Êt n­íc.
-Trang phôc biÓu diÔn .
b/Tæ chøc :Mçi tæ chuÈn bÞ hai tiÕt môc v¨n nghÖ cña c¸c tæ vµ x©y dùng ch­¬ng tr×nh biÓu diÔn .
-Cö ng­êi ®iÒu khiÓn ch­¬ng tr×nh 
-Ph©n c«ng trang trÝ líp .
4. TiÕn hµnh ho¹t ®éng:
Ng­êi ®iÒu khiÓn ch­¬ng tr×nh nªu lÝ do ,giíi thiÖu ®¹i biÓu ..
Tr×nh diÔn c¸c tiÕt môc v¨n nghÖ .CÇn ¨n m¹c gän gµng,s¹ch sÏ,nÕu ®Ñp cµng tèt.
Sau mçi tiÕt môc cã sù cæ vò cña kh¸n gi¶.
NÕu cã cùu chiÕn binh tham dù yªu cÇu hä ph¸t biÓu ý kiÕn ng¾n gän.
kÕt thóc h¸t bµi: “Nh­ cã B¸c trong ngµy ®¹i th¾ng”
5.KÕt thóc ho¹t ®éng:
-NhËn xÐt ý thøc chuÈn bÞ cña HS,vÒ tinh thÇn tham gia trong ho¹t ®éng nµy.
-Rót kinh nghiÖm ®Ó lÇn sau tæ chøc tèt h¬n.
----------------------------------------------------------------------------------------------------
	Ngày soạn: 3/4/2012.
	Ngày dạy: Sáng - Thứ năm ngày 5 tháng 4 năm 2012.
THỂ DỤC
GV bộ môn soạn và dạy
--------------------------------------------------
TẬP ĐỌC
Hai chÞ em
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. HS đọc trơn cả bài Hai chị em. Luyện đọc các từ ngữ: vui vẻ, trước, sau, dây cót, buồn. Luyện đọc các đoạn văn có ghi lời nói.
2.Ôn các vần et, oet : Tìm được tiếng trong bài có vần et.
Tìm tiếng ngoài bài có vần et, oet.
3. Hiểu nội dung bài: 
- Cậu em không cho chị chơi đồ chơi của mình. Chị giận bỏ đi học bài. Cậu em thấy buồn chán vì không có người cùng chơi. 
- Câu chuyện khuyên em không nên ích kỉ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK và phần luyện nói.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Bài cũ: - Gọi 2 HS lên đọc thuộc lòng bài “Kể cho bé nghe” và trả lời câu hỏi 2 trong SGK. 
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới: 
* Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài qua tranh.
* Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
a. GV đọc mẫu bài văn: Giọng cậu em: khó chịu, đành hanh. 
b. HS luyện đọc.
- Luyện đọc tiếng, từ ngữ.
+ GV yêu cầu HS đọc các tiếng, từ ngữ ở mục T cuối bài tập đọc. GV ghi bảng các từ: vui vẻ, trước, sau, dây cót, buồn.
+ GV cho HS đọc kết hợp phân tích âm vần. HS đọc đồng thanh lại từ, GV kết hợp chỉnh sửa lỗi phát âm.
- Luyện đọc câu:
+ HS luyện đọc câu của người em (cá nhân, đồng thanh).
+ GV yêu cầu HS tự đọc nhẩm từng câu. GV lưu ý giúp đỡ HS yếu đọc.
+ HS đọc nối tiếp từng câu.
- Luyện đọc đoạn, cả bài:
+ GV hướng dẫn HS chia đoạn 
 Đoạn 1: từ đầu đến ... gấu bông của em.
Đoạn 2: Một lát sau...của chị ấy.
Đoạn 3: phần còn lại.
 + HS luyện đọc đoạn theo nhóm 3.
+ GV gọi đại diện các nhóm thi đọc từng đoạn.
+ GV, HS nhận xét và đánh giá.
+ Cả lớp đọc đồng thanh 1 lần.
* Ôn các vần: et, oet
a. GV nêu yêu cầu 1 SGK: Tìm tiếng trong bài có vần et? (hét)
 B¸nh tÐt	Chim gõ kiÕn khoÐt th©n c©y tìm tæ kiÕn.
b. HS nêu yêu cầu 2 SGK: Tìm tiếng ngoài bài có vần et hoặc oet?
- Tổ chức HS thi tìm và nói nhanh các từ đó.
- GV cho HS nhận xét và đánh giá
TIẾT 2
* Luyện đọc kết hợp tìm hiểu bài đọc và luyện nói.
a. Tìm hiểu bài kết hợp luyện đọc:
- Gọi 2 HS đọc đoạn 1	
H: Cậu em làm gì khi chị đụng vào con gấu bông? (HS: Cậu nói chị đừng động vào con gấu bông của mình) .
- 2 HS đọc đoạn 2
H: Cậu em làm gì khi chị lên dây cót chiếc ô tô nhỏ? (HS: Cậu nói: chị hãy chơi đồ chơi của chị. Cậu không muốn chị chơi đồ chơi của mình). 
- 3 HS đọc đoạn 3
H: Vì sao cậu em thấy buồn khi ngồi chwoi một mình? (H/s: Cậu em thấy buồn chán vì không có người cùng chơi. Đó là hậu quả của thói ích kỉ).
- Gọi 2 HS đọc toàn bài
H: Bài văn nhắc nhở chúng ta điều gì? (H/s: nhắc chúng ta không nên ích kỉ. Cần có bạn cùng chơi, cùng làm). 
- HS đọc đồng thanh cả bài.
b. Luyện nói: 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài: Em thường chơi với (anh, chị) những trò chơi gì?
- GV cho HS luyện nói trong cặp. GV giúp đỡ các nhóm .
 - Cho hs luyện kể trước lớp. HS, GV nhận xét.
3. Củng cố dặn dò :
- Gọi 2 HS khá đọc theo vai (người dẫn chuyện và cậu em). 
- GV nhận xét tiết học. 
- Về nhà đọc trước bài “Hồ Gươm”.
---------------------------------------------------------
To¸n
TiÕt 119: Thùc hµnh
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Củng cố về xem giờ đúng trên đồng hồ.
- Bước đầu có hiểu biết về sử dụng thời gian trong đời sống thực tế của HS.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
GV, HS: Mô hình mặt đồng hồ.	 	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1. Bài cũ: - GV quay kim đồng hồ chỉ giờ đúng và yêu cầu HS đọc giờ.
 - GV nhận xét cho điểm. 	
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp
b. Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong vở bài tập
Bài 1: Viết vào chỗ chấm theo mẫu - HS nêu yêu cầu. 
- Gọi 1 HS khá giải thích mẫu. GV nhận xét.
- Các bài khác tương tự HS tự làm vào vở. GV quan sát giúp đỡ HS yếu.
- Gọi HS đọc chữa bài. HS, GV nhận xét.
Bài 2: Vẽ thêm kim ngắn để đồng hồ chỉ giờ đúng (theo mẫu).
- HS nêu yêu cầu. 
- HS nhìn mẫu và tự làm bài. GV giúp đỡ HS yếu vẽ. 
- HS đổi chéo vở kiểm tra lẫn nhau.
Bài 3: Viết giờ thích hợp vào mỗi bức tranh
- HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn cách làm: Yêu cầu HS quan sát tranh 1 trong vở BT
H: + Em đi học buổi sáng lúc mấy giờ? (HS: 7 giờ)
 + Vậy ta viết mấy giờ vào chỗ chấm dưới tranh 1? (HS: 7 giờ)
- Tương tự HS tự điền các giờ vào trong từng tranh còn lại cho thích hợp 
- HS đọc chữa bài. GV, HS nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò. 
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà tập xem giờ. 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 31 Ngoc Giang THTT An Chau SD BG.doc