Giáo án tổng hợp môn học lớp 1 - Tuần dạy 24

Chính tả: ( Nghe - Viết ) Tiết 47

Đối đáp với vua

Sgk/51 - Thời gian dự kiến: 35 phút

I/Mục tiêu:

 - Nghe – viết đúng bài chính tả; Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi, không

 mắc quá 5 lỗi trong bài.

- Làm đúng BT (2) a

II/ Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ, phiếu BT

III/ Các hoạt động dạy học :

1/ Bài cũ: Cho HS viết lại những chữ viết sai phổ biến của tiết trước.

2/ Bài mới : GV giới thiệu bài

a/Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe - viết.

 MT: Nghe - viết chính xác trình bày đúng một đoạn trong truyện Đối đáp với vua.

- GV đọc một lần đoạn văn Đối đáp với vua.

- Hai HS đọc lại, cả lớp đọc thầm theo.

- GV hướng dẫn HS nhận xét chính tả:

+ Hai vế đối trong đoạn chính tả viết thế nào?(Viết giữa trang vở, cách lề vở 2 ô li)

- Giáo viên đọc HS viết vào bảng con các từ các em dễ viết sai.

- GV đọc lần 2 bài viết.

- Đọc cho HS viết vào vở.

- GV đọc thong thả để HS viết, mỗi câu đọc 3 lần kết hợp với theo dõi, uốn nắn tư thế ngồi viết, chữ viết của HS.

 

doc 18 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 874Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tổng hợp môn học lớp 1 - Tuần dạy 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
_______________________________________________
TOÁN Tiết 118
 	Làm quen số La Mã (SGK / 121) 
 Thời gian dự kiến: 35 phút
I. Mục tiêu : 
- Bước đầu làm quen với chữ số La Mã.
- Nhận biết các số từ I đến XII (để xem được đồng hồ); số XX, XXI (đọc và viết "thế kỉ XX, thế kỉ XXI"). Làm được bài 1, bài 2, bài 3 (a), bài 4.
HSKT : Làm được 3 bài tập.
- Cẩn thận trong khi làm bài. 
II. Đồ dùng dạy – học : Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài 2 tiết trước.
- GV nhận xét, sửa sai.
2. Bài mới : Giới thiệu bài 
a. Hoạt động 1 : Giới thiệu về chữ số La Mã . 
- GV viết lên bảng các chữ số La Mã I , V , X và giới thiệu cho HS quan sát và đọc theo lời GV : một, năm, mười.
- GV ghép hai chữ số I với nhau ta được chữ số II đọc là hai. 
- GV ghép ba chữ số I với nhau ta được chữ số III đọc là ba.
- GV tiếp tục giới thiệu: Đây là chữ số V (năm) ghép vào bên trái số chữ V một chữ số I, ta được số nhỏ hơn V một đơn vị, đó là số bốn, đọc là bốn viết là IV 
- GV: cùng chữ số V, viết thêm I vào bên phải chữ số V, ta được số lớn hơn V một đơn vị, đó là số sáu, đọc là sáu, viết là VI.
- GV giới thiệu các chữ số VII, VIII, IX, X, XI, XII tương tự như giới thiệu số IV. 
- GV giới thiệu tiếp số XX (hai mươi): Viết hai chữ số X liền nhau ta được chữ số XX HS đọc là hai mươi 
- Viết vào bên phải số XX một chữ số I, ta được số lớn hơn XX một đơn vị đó là số XI HS viết XXI và đọc là hai mươi mốt.
b. Hoạt động 2: Thực hành 
Bài 1: Nối (theo mẫu)
- HS đọc yêu cầu. Cả lớp làm vở bài tập. HS sửa miệng. 
Bài 2: a) Các số III , VII, V, XX, XII, IX, XXI.
- HS đọc yêu cầu. GV hướng dẫn. Cả lớp làm vở bài tập, 1 em làm bảng phụ. GV chấm, nhận xét, sửa sai.
a) Viết theo thứ tự từ lớn đến bé: XXI ; XX ; XII ; IX ; VII ; V ; III.
b) Các số 3, 8, 10, 12, 20, 21 viết bằng số La Mã : III, VIII, X, XII, XX, XXI.
Bài 3: HS đọc yêu cầu bài. GV hướng dẫn nhìn vào đồng hồ để ghi giờ vào chỗ chấm.
- Cả lớp làm vào vở bài tập. HS nêu miệng bài làm.
Bài 4 (SGK). Viết các số từ 1 đến 12 bằng chữ số La Mã.
- GV hướng dẫn HS nhớ lại bài học để làm bài. Một HS làm bảng phụ. Cả lớp làm vào vở . GV và HS nhận xét, sửa sai.
- Các số từ 1 đến 12 : I, II, III, IV, V, VI, VII, VIII, IX, X, XI, XII.
3. Củng cố : HS nêu lại các chữ số La Mã từ I – XII.
4. Nhận xét - Dặn dò: Xem lại bài học và chuẩn bị bài “Luyện tập”.
- GV nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
__________________________________________________
LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 24
Từ ngữ về nghệ thuật. Dấu phẩy
(SGK / 53,54)
Thời gian dự kiến :35 phút
I. Mục tiêu :
- Nêu được một số từ ngữ về nghệ thuật (BT1).
- Biết đặt đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn ngắn (BT2).
- HS làm bài cẩn thận, trình bày bài sạch, đẹp.
II. Đồ dùng dạy – học : Bảng phụ làm bài tập 1, 2. 
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi HS tìm phép nhân hóa trong khổ thơ BT1SGK/44. GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới : Giới thiệu bài 
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn làm bài tập.
Bài tập 1:
- Một HS đọc yêu cầu. Cả lớp theo dõi. GV hướng dẫn.
- HS thảo luận nhón đôi. Đại diện nhóm phát biểu. Cả lớp và GV nhận xét, sửa sai. GV ghi bảng. Cả lớp đọc bảng từ đã làm hoàn chỉnh. 
- Cả lớp viết bài vào vở theo lời giải đúng.
Ý a : Chỉ những người lao động nghệ thuật : ca sĩ, nhạc sĩ, diễn viên, đạo diễn, hoạ sĩ, nhà điêu khắc, nhà thiết kế thời trang, nhà văn hóa, nhà thơ, nhà quay phim . . . 
Ý b : Chỉ các hoạt động nghệ thuật: ca hát, múa, biểu diễn, đóng phim, vẽ nặn tượng, khắc tượng, làm thơ, làm văn, viết kịch, thiết kê công trình . . . 
Ýc : Chỉ các môn nghệ thuật: hát, múa, âm nhạc, điêu khắc, hội họa, kiến trúc, điện ảnh, cải lương, hát bội . . .
Bài tập 2 : 
- HS đọc yêu cầu của bài. GV hướng dẫn. Một HS làm bảng phụ. Cả lớp làm vở bài tập. GV chấm, nhận xét, sửa sai.
- GV giải thích thế nào là nghệ sĩ và các hoạt động của họ.
3. Củng cố : Học sinh nhắc lại bài học.
- Gọi 2 – 3 HS nhắc lại thế nào là nhân hóa ?
4. Nhận xét - Dặn dò: Xem lại bài học. Chuẩn bị bài tiếp theo. 
- Nhận xét tiết học. 
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . __________________________________________
Buổi chiều:	Tiếng việt: ( Bổ sung )
Ôn tập
Thời gian dự kiến 35 phút
I/Mục tiêu:
- Nêu được một số từ ngữ về nghệ thuật (BT1).
- Biết đặt đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn ngắn (BT2).
II/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ 
III/Các hoạt động dạy học : 
1/ Bài cũ: GV chấm bài làm ở nhà bìa 2 của HS nhận xét 
2/ Bài mới: GV giới thiệu bài.
 MT: Củng cố , hệ thống hoá và mở rộng vốn từ ngữ về nghệ thuật ( người hoạt động nghệ thuật, các hoạt động nghệ thuật, các môn nghệ thuật ).
Ôn luyện về dấu phẩy ( với chức năng ngăn cách các bộ phận đồng chức )
a/Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
* Bài tập 1: Em hãy tìm và ghi vào vở những từ ngữ:
+ 1 học sinh đọc yêu cầu của bài. Cả lớp theo dõi trong sách giáo khoa
Làm bài cá nhân. 2 học sinh làm bài trên phiếu, trình bày kết quả. Cả lớp và giáo viên trao đổi, nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Cả lớp làm vào vở bài tập theo lời giải đúng.
a/ Chỉ những người hoạt động nghệ thuật
diễn viên, ca sĩ, nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch, biên đạo múa, nhà ảo thuật, đạo diễn, hoạ sĩ, nhạc sĩ, nhà quay phim, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhà tạo mốt,...
b/ Chỉ các hoạt động nghệ thuật
đóng phim, ca hát, múa, vẽ, biểu diễn, ứng tác, làm thơ, làm văn, viết kịch, nặn tượng, quay phim. thiết kế công trình kiến trúc,...
c/ Chỉ các môn nghệ thuật
điện ảnh, kịch nói, chèo tuồng, cải lương, ca vọng cổ, hát, xiết, ảo thuật, múa rối, âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc, múa, thơ, văn,...
* Bài tập 2: Em đặt dâu phẩy vào những chỗ nào trong đoạn văn sau:
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập. 
- Học sinh suy nghĩ trao đổi, làm bài tập. 
- 3 học sinh lên bảng thi làm vào 3 tờ phiếu.
- Học sinh phát biểu ý kiến, nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
3 Củng cố: GV nhận xét tiết học, cho điểm và biểu dương những học sinh học tốt.
4/ Dặn dò: - Về nhà học bài tiếp theo.
_____________________________________________
Toán: ( Bổ sung )
Ôn tập
Thời gian dự kiến: 35 phút
I. Mục tiêu : 
- Có kĩ năng thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có chữ số 0 ở thương).
- Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán. 
II. Đồ dùng dạy – học :	Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ : 
- GV kiểm tra bài tập ở nhà. Gọi 2 HS lên bảng làm bài 1. Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới : Giới thiệu bài 
a. Hoạt động 1 : Luyện tập 
Bài 1 : Đặt tính rồi tính : 
- HS đọc yêu cầu và nhắc lại cách đặt tính rồi tính.	4965 4 
- GV hướng dẫn. 	 	09 1241
- Cả lớp làm vở bài tập. 1HS làm bảng phụ. 	 16	 
- GV chấm, nhận xét, sửa sai. 	 	 05	 
Đáp án : 2388 ; 103 (dư 3) ; 306 (dư 3)	 1 
Bài 2 : - HS đọc yêu cầu. Tìm x : 
GV yêu cầu HS nhắc lại cách tìm thừa số. HS làm vào vở bài tập.
- 2 HS làm bảng phụ. GV và HS nhận xét, sửa sai. 
 x x 4 = 1232 	 	 x x 9 = 5544 
 x = 1232 : 4 	 x = 5544 : 9 
 x = 308 x = 616 
Bài 3 : Giải toán. 
- HS đọc bài toán. GV hướng dẫn : Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ?
+ Muốn biết số động viên xếp trong mỗi hàng chúng ta làm thế nào ? 
- Cả lớp làm vào vở bài tập. Một HS làm bảng phụ. GV chấm, nhận xét sửa sai.
 	 	Giải: 
Số vận động viên xếp trong mỗi hàng là :
 1632 : 8 = 204 (vận động viên)
 Đáp số : 204 vận động viên 
3. Củng cố : Nhắc lại cách chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.
4. Dặn dò : Xem lại bài và chuẩn bị trước bài “Luyện tập chung”.
- GV nhận xét tiết học.	
______________________________________________
Toán ( Bổ sung )
Ôn tập
Thời gian dự kiến : 35 phút
I.Mục tiêu : 
- Có kĩ năng thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có chữ số 0 ở thương).
II.Đồ dùng dạy – học :	Bảng phụ 
III.Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động 1 : Luyện tập 
Bài 1 : Đặt tính rồi tính : 
- HS đọc yêu cầu và nhắc lại cách đặt tính rồi tính.	 
- GV hướng dẫn. 	 	 
- Cả lớp làm vở bài tập. 1HS làm bảng phụ. 	 
- GV chấm, nhận xét, sửa sai. 	 	 	 
Đáp án : 504 (dư 4) ; 401 (dư 3) ; 603 (dư 3)	 
Bài 2 : Tìm x : 
- HS đọc yêu cầu. GV yêu cầu HS nhắc lại cách tìm thừa số. HS làm vào vở bài tập.
- 2 HS làm bảng phụ. GV và HS nhận xét, sửa sai. 
 x x 4 = 1608 	 	 x x 9 = 4554 
 x = 1608 : 4 	 x = 4554 : 9 
 x = 402 x = 506 
Bài 3 : Giải toán. 
- HS đọc bài toán. GV hướng dẫn : Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ?
+ Muốn biết số động viên xếp trong mỗi hàng chúng ta làm thế nào ? 
- Cả lớp làm vào vở bài tập. Một HS làm bảng phụ. GV chấm, nhận xét sửa sai.
Giải:
Số vận động viên xếp trong mỗi hàng là :
 1024 : 8 = 128 (vận động viên)
 Đáp số : 128 vận động viên 
3.Củng cố : Nhắc lại cách chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.
4.Dặn dò : Xem lại bài và chuẩn bị bài “Luyện tập chung”.
- GV nhận xét tiết học.
 Tự nhiên và Xã hội Tiết: 47
 Hoa 
Sgk / 86 – 87 - Thời gian dự kiến: 35 phút
I.Mục tiêu: 
- Nêu được chức năng của hoa đối với đời sống của thực vật và ích lợi của hoa đối với đời sống con người.
- Kể tên các bộ phận của hoa.
Kể tên một số loài hoa có màu sắc, hương thơm khác nhau.
* GDKNS: -Kĩ năng quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về đặc điểm bên ngoài của một số loài hoa.
 -Tổng hợp, phân tích thông tin để biết vai trò, ích lợi đối với đời sống thực vật, đời sống con người của các loài hoa. 
II.Đồ dùng dạy học: 
Các hình trang 90 - 91 SGK.
III.Các hoạt động dạy học: 
1.Bài cũ : Kể tên một số ích lợi của lá cây.
2.Bài mới :GV giới thiệu bài
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
GDKNS: - Kĩ năng quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về đặc điểm bên ngoài của một số loài hoa.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
	Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi ý:
 Quan sát và nói về màu sắc của những bông hoa trong các hình ở trang 90, 91 sách giáo khoa và những bông hoa được mang đến lớp. 
 Hãy chỉ đâu là cuống hoa, cánh hoa, nhị hoa của bông hoa đang quan sát.
Bước 2: Làm việc cả lớp
	Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Kết luận: Các loài hoa thường khác nhau về hình dạng, màu sắc và mùi hương.
Mỗi bông hoa thường có cuống hoa, đài hoa, cánh hoa và nhị hoa.
Hoạt động 2: Làm việc với vật thật
 Giáo viên phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0 , nhóm trưởng điều khiển các bạn sắp xếp các bông hoa và đính vào giấy theo từng nhóm tuỳ theo tiêu chí phân loại do các nhóm đặt ra.
Các nhóm giới thiệu bộ sưu tập bông hoa của mình trước lớp.
Bình chọn nhóm sưu tầm được nhiều, trình bày đẹp và nhanh.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
* Mục tiêu: Nêu được chức năng và ích lợi của hoa.
GDKNS: Tổng hợp, phân tích thông tin để biết vai trò, ích lợi đối với đời sống thực vật, đời sống con người của các loài hoa. 
* Cách tiến hành: Giáo viên nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận:
 - Hoa có chức năng gì? Hoa thường được dùng để làm gì: nêu ví dụ.
 - Quan sát các hình trang 91, những bông hoa nào được dùng để trang trí, những bông hoa nào được dùng để ăn?
* Kết luận: - Hoa là cơ quan sinh sản của cây. Hoa thường được dùng để trang trí, làm nước hoa và nhiều việc khác. 
3.Củng cố: Giáo viên hệ thống lại bài học
4.Dặn dò: Chuẩn bị bài sau. Nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung: 
___________________________________________________________________
Thứ năm ngày 1 tháng 3 năm 2012
Thể dục 
Thầy Đông dạy 
__________________________________________________
Toán Tiết 119
 Luyện tập 
SGK / 122 - Thời gian dự kiến : 35 phút
I.Mục tiêu :
- Biết đọc, viết và nhận biết giá trị của các số La Mã đã học.
- Làm nhanh, đúng các BT1, bài 2, bài 3, bài 4 (a, b)
- Học sinh cẩn thận trong khi làm bài.
II. Đồ dùng dạy – học : Bảng phụ , Que diêm để xếp số La Mã 
III.Các hoạt động dạy – học :
1.Kiểm tra bài cũ : 
- GV ghi bảng các số sau gọi HS đọc : IV, V, VII, IX, XV.
- Cả lớp ghi bảng con các số La Mã : tám, mười
- Nhận xét, sửa sai. 
2.Bài mới :	Giới thiệu bài 
Hoạt động 1 : Thực hành 
Bài 1: Viết (theo mẫu) GV hướng dẫn: II (hai)
- HS đọc yêu cầu. Cả lớp làm VBT. Gọi 2 HS làm bảng phụ. GV nhận xét, sửa sai. Gọi một số HS đọc lại bài tập1. 
Bài 2 : Vẽ thêm kim đồng hồ chỉ thời gian tương ứng. 
- HS đọc yêu cầu. Cả lớp làm vở bài tập. Một em làm trên mô hình đồng hồ. GV chấm, nhận xét, sửa sai. Gọi HS đọc lại bài làm. 
Bài 3 : HS đọc yêu cầu. Cả lớp làm bài vào vở. 2 em làm bảng phụ. GV chấm, nhận xét, sửa sai. 
Bài 4 : Trò chơi “Xếp số”
GV chia lớp thành 6 nhóm. Học sinh lấy que diêm xếp số La Mã.
GV và HS nhận xét, tuyên dưong nhóm xếp nhanh, đúng.
3.Củng cố: Nhắc lại bài học.
4.Dặn dò: xem lại bàivà chuẩn bị bài tiếp theo. 
- Nhận xét tiết học
IV. Phần bổ sung: 
.
______________________________________________
Anh văn
Cô Vy Anh dạy 
______________________________________________
TẬP VIẾT - Tiết 24
Ôn chữ hoa R
Thời gian dự kiến : 35 phút
I. Mục tiêu : 
- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa R (1 dòng), Ph, H (1 dòng); viết đúng tên riêng Phan Rang (1 dòng) và câu ứng dụng: Rủ nhau đi cấy  có ngày phong lưu (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. Chữ viết tương đối đều nét và thẳng hàng, biết nối nét giữa chữ viết hoa và chữ viết thường.
- HS cẩn thận trong khi viết bài, trình bày sạch sẽ, đúng mẫu chữ.
II. Đồ dùng dạy – học : Mẫu chữ viết hoa R 
- Các chữ Phan Rang và câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li.
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra bài viết ở nhà của HS.
3 HS lên bảng viết. Cả lớp viết bảng con tên riêng đã học ở bài trước. Nhận xét, sửa sai.
2. Bài mới : Giới thiệu bài 
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS viết trên bảng con.
– Luyện viết chữ hoa.
- HS tìm các chữ hoa có trong bài : R , Ph , H
- GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết.	
- HS tập viết các chữ trên bảng con. Gv và HS nhận xét, sửa sai. 
– Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng)
- HS đọc từ ứng dụng : Phan Rang.
- GV giới thiệu thêm tên riêng 
- HS tập viết trên bảng con : Phan Rang. GV nhận xét, sửa sai.
– Luyện viết câu ứng dụng.
- GV giúp HS hiểu nội dung câu tục ngữ. 
- Hướng dẫn HS luyện viết trên bảng con chữ Rủ, Bây. GV nhận xét, sửa sai.
b. Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết vào vở tập viết.
- GV nêu yêu cầu. HS viết vào vở. GV nhắc nhở cách cầm bút, cách ngồi viết.
- GV chấm 5 – 7 bài. Chữa bài và nhận xét.
3. Củng cố: Nhắc lại bài học. GV biểu dương những HS viết chữ đúng, đẹp.
4. Nhận xét - Dặn dò: Nhắc HS viết bài về nhà. Khuyến khích HS học thuộc lòng câu ứng dụng.
- GV nhận xét tiết học. 
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
__________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 2 tháng 3 năm 2012
Chính tả Tiết 48
 Tiếng đàn (nghe – viết) 
Thời gian dự kiến: 35 phút
I.Mục tiêu :
- Nghe - viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi, không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng BT (2) a.
- Cẩn thận trong khi viết bài, trình bày bài sạch, đẹp. 
II.Đồ dùng dạy – học : Bảng phụ viết bài tập 
III.Các hoạt động dạy – học :
1.Kiểm tra bài cũ: GV đọc cho HS viết bảng con các từ: sản xuất, xuất bản, xúng xính. GV nhận xét, sửa sai.
2.Bài mới : Giới thiệu bài
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS viết chính tả 
- GV đọc bài chính tả 1 lần. 1- 2 HS đọc lại.
- GV hướng dẫn chính tả :
+ Đoạn chính tả có nội dung gì ? 
+ Những chữ nào trong bài văn cần viết hoa ? 
- HS viết bảng con từ khó : mát rượi, thuyền, vũng nước, tung lưới. GV nhận xét, sửa sai. 
- GV đọc cho HS viết. Đọc thong thả từng câu, từng cụm từ cho HS viết vào vở 
- Chấm chữa bài : GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì.
- Chấm khoảng 5 đến 7 bài, nhận xét cụ thể từng bài. 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập.
Bài tập 2 : HS đọc yêu cầu của bài. Hướng dẫn làm theo nhóm 4 em vào bảng phụ. Sau đó gắn bảng phụ lên. GV cùng cả lớp nhận xét sửa sai. 
Lời giải : S: sung sướng, sục sạo, sạch sẽ, sẵn sàng, so sánh, sòng sọc . . .
 X: xào xạc, xôn xao, xốn xang, xao xuyến, xộc xệch, xinh xắn . . .
3.Củng cố: Nhắc lại bài học.
4.Dặn dò: Dặn về nhà viết lại những chữ viết sai.
- Nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung: 
.
_____________________________________________
Toán: Tiết 120
Thực hành xem đồng hồ 
 SGK / 123 - – Thời gian dự kiến : 35 phút
I. Mục tiêu :
- Nhận biết được về thời gian(chủ yếu là về thời điểm). 
- Biết xem đồng hồ chính xác đến từng phút.
- Cẩn thận trong khi làm bài. Bài 1, bài 2, bài 3
II. Đồ dùng dạy – học : Mô hình đồng hồ 
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Bài cũ : Gọi 2 HS đọc các số La Mã ở bài 2 SGK/122 
- Nhận xét, sửa sai. 
2. Bài mới : Giới thiệu bài 
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS cách xem đồng hồ.
- GV giới thiệu cấu tạo mặt đồng hồ (đặc biệt giới thiệu các vạch chia phút) 
- Yêu cầu HS nhìn vào mô hình đồng hồ GV quay đồng hồ như trong phần bài học rồi hỏi HS: Đồng hồ chỉ mấy giờ ? (6 giờ 10 phút)
 - Tương tự GV hướng dẫn HS quan sát đồng hồ chỉ thời gian (6 giờ 13 phút ; 6 giờ 56 phút hay 7 giờ kém 4 phút) 
 - Với cách đọc thứ hai, GV hướng dẫn HS xác định xem còn thiếu mấy phút nữa thì đến 7 giờ.
 - GV cho HS xem thêm các giờ khác trên đồng hồ và đọc giờ theo 2 cách.
b. Hoạt động 2 : Thực hành 
Bài 1 : Đồng hồ chỉ mấy giờ ? 
 - HS đọc yêu cầu. Cả lớp làm vào vở bài tập. HS sửa miệng. GV và HSnhận xét, sửa sai. Gọi 2, 3 HS đọc lại bài làm.
 Đáp án : 1 giờ 24 phút; 7 giờ 8 phút; 12 giờ 16 phút; 10 giờ 35 phút hoặc 11 giờ
kém 25 phút; 4 giờ 57 phút hoặc 5 giờ kém 3 phút; 2 giờ 50 phút hoặc 3 giờ kém 10 phút. 
Bài 2 : Vẽ thêm kim phút để đồng hồ chỉ thời gian tương ứng. 
 - HS đọc yêu cầu. GV hướng dẫn. Cả lớp làm vở. GV chấm, nhận xét, sửa sai.
Bài 3 : Nối (theo mẫu) 
 - HS đọc yêu cầu. GV hướng dẫn. Cả lớp làm bài vào vở. GV chấm, nhận xét, sửa sai. 
3. Củng cố : Gọi một số em xem một số đồng hồ và đọc giờ theo hai cách. 
4. Dặn dò : Về làm tập cách xem đồng hồ ở nhà. Chuẩn bị bài “Thực hành
 xem đồng hồ (tiếp theo)”.
- GV nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung: 
.
_____________________________________________
Tập làm văn: Tiết 24
Nghe - Kể :Người bán quạt may mắn 
SGK / 48 – Thời gian dự kiến: 35 phút
I. Mục tiêu : 
- Nghe – kể lại được câu chuyện Người bán quạt may mắn.
- GD HS viết đúng mẫu chữ, cẩn thận và học hỏi, sáng tạo nhiều kiểu chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy – học : Bảng phụ viết câu hỏi gợi ý cho bài kể.
 Tranh minh họa truyện.
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Bài cũ : 
- Gọi 2 HS đọc bài đã làm Kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem.
- GV nhận xét, đánh giá. 
2. Bài mới : Giới thiệu bài 
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn làm vở bài tập 
- Một HS đọc yêu cầu của bài. 
- GV kể câu chuyện kết hợp tranh trong SGK phóng to cho HS quan sát.
- GV kể lần một Người bán quạt may mắn. HS lắng nghe. 
- Hướng dẫn tìm hiểu câu chuyện
+ Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn điều gì ? 
+ Ông Vương Hi Chi viết chữ vào những chiếc quạt để làm gì ? 
+ Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt ? 
- GV kể lần 2 : 
+ HS thực hành kể chuyện, sau đó HS tập kể lại câu chuyện. 
+ HS kể trong nhóm. 
+ Cho HS thi kể giữa các nhóm. Đại diện các nhóm thi kể 
- GV và cả lớp nhận xét, tuyên dương.
GV hỏi : + Qua câu chuyện này, em biết gì về Vương Hi Chi ? 
+ Em biết thêm nghệ thuật gì qua câu chuyện này ? 
- GV chốt lại : Người viết chữ đẹp cũng là nghệ sĩ, có tên gọi là nhà thư pháp. 
 Nước trung Hoa có rất nhiều nhà thư pháp nổi tiếng. Người ta xin chữ hoặc mua chữ với giá ngàn vàng để trang trí nhà cửa, để lưu giữ như một tài sản quý  
3. Củng cố : Nhắc lại nội dung câu chuyện. 
4. Dặn dò : Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học. 
IV. Phần bổ sung: 
.
_________________________________________________
Sinh hoạt tập thể
I/Nhận xét tuần qua :
 - Các em lễ phép với thầy cô, hoà nhã với bạn bè: 
 - Các em ngoan, ăn mặc sạch sẽ , gọn gàng tóc cắt ngắn. 
 - Các em có ý thức trong học tập
Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp 
 - Đi học đầy đủ, đúng giờ..:
Có ý thức giữ vệ sinh trường lớp.
Lao động dọn vệ sinh cầu thang tương đối tốt .
II/ Phương hướng tuần tới :
Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
Tăng cường việc kiểm tra bài trên lớp.
Nhắc nhở các quy định trong nhà trường và trong lớp.
Cần bảo đảm an toàn giao thông trên đường đi học.
Chào hỏi lễ phép khi gặp người lớn 
Không ăn quà vặt ngoài đường .không đến những nơi có biển cấm .
Tham gia kế hoạch nhỏ nộp lon bia và giấy vụn.
_____________________________________________
Buổi chiều: Âm nhạc Tiết: 24
Ôn tập 2 bài hát: Em yêu trường em và Cùng múa hát dưới trăng 
 Tập nhận biết tên một số nốt nhạc trên khuông 
Thời gian dự kiến: 35 phút
I.Mục tiêu: 
Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của 2 bài hát.
- Tập biểu diễn bài hát.
- HS khá giỏi. Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca của 2 bài hát.
- Biết gọi tên nốt, kết hợp hình nốt trên khuông nhạc
II.Đồ dùng dạy học:
 Nhạc cụ quen dùng, máy nghe, băng nhạc. Khuông nhạc, các hình nốt bằng bìa.
III.Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: HS hát lại bài hát: Em yêu trường em - Nhận xét 
2.Bài mới: GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Em yêu trường em. 
- Cho học sinh luyện tập thuộc bài.
- Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
Hoạt động 2: Ôn tập bài hát Cùng múa hát dưới trăng.
 Cho học sinh luyện tập thuộc bài hát, sau đó kết hợp tập gõ đệ

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 1(13).doc