Chính tả (nghe – viết) Tiết 39
Ở lại với chiến khu
SGK / 15 – Thời gian dự kiến: 35 phút
I. Mục tiêu :
- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi, bài viết không mắc quá năm lỗi.
- Làm đúng BT (2) b.
II. Đồ dùng dạy – học : Bảng phụ viết bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ : GV đọc cho HS viết một số từ : liên lạc, biết tin, dự tiệc, tiêu diệt, chiếc cặp. Nhận xét, sửa sai.
2. Bài mới : Giới thiệu bài
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS viết chính tả
- GV đọc bài chính tả “Ở lại với chiến khu” 1 lần. 1- 2 HS đọc lại.
- GV hướng dẫn HS chuẩn bị :
+ Lời bài hát trong đoạn văn nói lên điều gì ?
+ Lời bài hát trong đoạn văn được viết như thế nào ?
- HS viết từ khó : bảo tồn, bay lượn, bùng lên, rực rỡ.
- GV đọc cho HS viết. Đọc thong thả từng câu, từng cụm từ cho HS viết vào vở
- Chấm chữa bài : GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì.
- Chấm khoảng 5 đến 7 bài, nhận xét.
Bác Hồ và những chiến sĩ hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc sẽ sống mãi trong lòng người dân Việt Nam. II. Đồ dùng dạy – học : - Bảng phụ viết nội dung để hướng dẫn HS luyện đọc và viết bài thơ hướng dẫn HS học thuộc lòng. III. Các hoạt động dạy – học : 1. Kiểm tra bài cũ : Ở lại với chiến khu. 2. Bài mới : Giới thiệu bài a. Hoạt động 1 : Luyện đọc. - GV đọc mẫu toàn bài. Hướng dẫn cách đọc. - Luyện đọc câu : HS đọc nối tiếp mỗi em 2 dòng thơ, GV rút từ HS đọc sai để luyện đọc cá nhân, đồng thanh. - Luyện đọc đoạn : HS đọc nối tiếp 3 khổ thơ. GV rút từ mới SGK ghi bảng giải nghĩa kết hợp đưa bản đồ lên chỉ cho HS biết địa danh của : Trường Sơn, Trường Sa, Kon Tum, Đắk Lắk. - Luyện đọc đoạn khó : GV đưa đoạn 2 lên hướng dẫn HS đọc đúng giọng các câu hỏi liên tiếp. HS đọc 3- 4 em. GV nhận xét, sửa sai. - HS đọc đoạn nối tiếp trong nhóm. - Thi đọc giữa các nhóm. GV và HS nhận xét, tuyên dương. - Cả lớp đồng thanh toàn bài. b. Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài - Một HS đọc câu hỏi 1. GV yêu cầu cả lớp đọc thầm khổ thơ 1, 2 trả lời. GV chốt ý: Câu 1 : Chú Nga đi bộ đội ; Sao lâu quá là lâu ! Nhớ chú, Nga thường nhắc : Chú bây giờ ở đâu ? Chú ở đâu, ở đâu ? Chú ở đâu, ở đâu ? Trường Sơn dài dằng dặc ? Trường Sa đảo nổi, chìm ? Hay Kon Tum, Đắk Lắk ? - Một HS đọc câu hỏi 2. GV yêu cầu HS đọc thầm khổ thơ 3 trả lời câu hỏi 2. GV chốt ý : Câu 2 : Mẹ thương chú, khóc đỏ hoe đôi mắt. Ba nhớ chú ngước lên bàn thờ, không muốn nói với Nga rằng chú đã hi sinh, không thể trở về. - Một HS đọc câu hỏi 3. GV yêu cầu HS trao đổi theo nhóm, trả lời. GV chốt ý : Câu 3 : Bác Hồ không còn nữa. Chú đã hi sinh và được ở bên Bác. - Một HS đọc câu hỏi 4. GV yêu cầu HS trao đổi theo cặp trả lời. GV chốt ý : Câu 4 : Vì những chiến sĩ đó đã hiến dâng cả cuộc đời cho hạnh phúc và sự bình yên của nhân dân, cho độc lập tự do của Tổ quốc. c. Hoạt động 3: Luyện đọc lại. - GV đọc mẫu, hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm. Học sinh đọc. - GV hướng dẫn HS học thuộc lòng tại lớp từng khổ thơ, cả bài thơ theo cách xoá dần chỉ giữ lại từ ngữ đầu dòng thơ. - HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ, bài thơ. - GV và cả lớp bình chọn HS đọc hay nhất tuyên dương. 3. Củng cố : Nhắc lại nội dung bài học. 4. Nhận xét - Dặn dò : Về nhà xem lại bài và chuẩn bị trước bài “Ông tổ nghề thêu”. - GV nhận xét tiết học. IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . TOÁN - Tiết 98 So sánh các số trong phạm vi 10 000 (SGK / 100 – Thời gian dự kiến : 35 phút) I. Mục tiêu : - Biết các dấu hiệu và cách so sánh các số trong phạm vi 10 000. - Biết so sánh các đại lượng cùng loại.Bài 1 (a), bài 2 - Học sinh KT : Nắm được cách so sánh các số trong phạm vi 10 000, và làm được 2, 3 bài tập. II. Đồ dùng dạy – học : Bảng phụ làm bài tập 1. III. Các hoạt động dạy – học : 1. Kiểm tra bài cũ : Gọi HS làm bài tập 2 SGK / 99. GV nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới : Giới thiệu bài a. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nhận biết dấu hiệu và cách so sánh hai số trong phạm vi 10.000. ▪ So sánh hai số có số chữ số khác nhau. - GV viết lên bảng 999 . . . 1000 và yêu cầu HS điền dấu ( > , < , = ) vào chỗ chấm rồi giải thích tại sao chọn dấu đó. HS chọn dấu “<” để có 999 < 1000. - GV hướng dẫn HS so sánh 9999 và 10.000 tương tự như trên. - Kết luận : Số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn ; số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn. ▪ So sánh hai số có số chữ số bằng nhau. - Khi hướng dẫn HS so sánh 9000 với 8999, GV nên cho HS tự nêu cách so sánh (vận dụng các kiến thức đã học ở lớp 2 để HS so sánh). So sánh 900 với 899 rồi suy ra cách so sánh 9000 với 8999 (so sánh chữ số ở hàng nghìn , vì 9 > 8 nên 9000 > 8999. Sau khi HS đã nêu cách so sánh ở các ví dụ trên nên cho HS nêu nhận xét chung. - Kết luận : Hai số có cùng số chữ số thì so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng, kể từ trái sang phải. b. Hoạt động 2 : Thực hành (GV theo dõi hướng dẫn HS Kt làm bài) Bài 1 : , = ? - HS đọc yêu cầu. GV hướng dẫn làm bài. 1HS làm bảng phụ. - GV và HS nhận xét, sửa sai. 999 2999 ; 8972 = 8972 ; 500 + 5 < 5005 Bài 2 : > , < , = ? - HS đọc yêu cầu. GV hướng dẫn tương tự như bài 1. HS làm vở. 2HS làm bảng phụ. GV và HS nhận xét, sửa sai. 1kg > 999g 59 phút < 1 giờ 690m 1 giờ 800cm < 8m 60 phút = 1 giờ 3. Củng cố : Yêu cầu HS nêu lại cách so sánh các số trong phạm vi 10.000 4. Nhận xét - Dặn dò : Dặn HS ôn lại các kiến thức đã học và chuẩn bị trước bài “Luyện tập”. GV nhận xét tiết học. IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ____________________________________________ LUYỆN TỪ VÀ CÂU - Tiết 20 Từ ngữ về Tổ quốc. Dấu phẩy (SGK / 17 – Thời gian dự kiến : 35 phút) I. Mục tiêu : - Nắm được nghĩa một số từ ngữ về Tổ quốc để xếp đúng các nhóm (BT1). - Bước đầu biết kể về một vị anh hùng (BT2). - Đặt thêm được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn (BT3). - Học sinh KT : Làm đươc 1 bài tập. II. Đồ dùng dạy – học : Bảng phụ viết sẵn bài tập 1, 3. III. Các hoạt động dạy – học : 1. Kiểm tra bài cũ : Gọi 2-3 HS nêu ví dụ những con vật được nhân hoá trong bài “Anh Đom Đóm”. GV nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới : Giới thiệu bài a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn làm bài tập. Bài tập 1 - HS đọc yêu cầu của bài – Cả lớp theo dõi.GV hướng dẫn. - HS làm bài vào vở bài tập, Gọi lần lượt HS nêu miệng – Cả lớp nhận xét, sửa sai theo lời giải đúng. a) Những từ cùng nghĩa với Tổ quốc : đất nước, nước nhà, giang sơn. b) Những từ cùng nghĩa với bảo vệ : giữ gìn, gìn giữ. c) Những từ cùng nghĩa với xây dựng : dựng xây, kiến thiết. Bài tập 2 : HS đọc y/ c của bài - Hướng dẫn làm vở – Sau đó từng em đọc kết quả Cả lớp và GV nhận xét, GV chốt lại lời giải đúng. - Trưng Trắc, Trưng Nhị, Triêu Thị Trinh, Lí Bí (Lí Nam Đế), Triệu Quang Phục , Phùng Hưng, Ngô Quyền, Lê Hoàn, Lí Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Hồ Chí Minh. Bài tập 3 : - HS nêu yêu cầu của bài, GV hướng dẫn, HS làm bài vào vở bài tập, 1 em làm bảng phụ. GV chấm điểm. Gọi 3 – 4 em đọc lại bài làm. 3. Củng cố : Gọi 2 – 3 HS nhắc lại những nội dung vừa học. 4. Nhận xét –Dặn dò: Về nhà xem trước bài “Nhân hoá. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu ?”. - GV nhận xét tiết học. IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . __________________________________________________ Buổi chiều: Tiếng việt(Bổ sung) Ôn tập Thời gian dự kiến :35 phút I.Mục tiêu : - Kể lại một trong 2 đoạn truyện: Trở thành vệ quốc quân theo lời của cậu bé Mừng. II.Đồ dùng dạy học: bảng phụ ghi nội dung bài tập. III.Hoạt động dạy học: Hoạt động 1 : Bài tập sách thực hành trang 13. Kể lại một trong 2 đoạn truyện: Trở thành vệ quốc quân theo lời của cậu bé Mừng. “Vệ quốc đoàn con nít” điểm danh. Bài tập nhảy cầu. HS đọc yêu cầu của bài - Hướng dẫn làm bài, một HS đọc phần bài làm của mình. - GV cùng cả lớp nhận xét sửa sai. 3.Củng cố : GV – HS hệ thống bài. 4.Dặn dò : Xem lại bài. GV nhận xét tiết học. IV. Phần bổ sung: ....................................................................................................... Toán ( Bổ sung ) Ôn tập Thời gian dự kiến: 35 phút I/Mục tiêu: Biết khái niệm và xác định được trung điểm của một đoạn thẳng cho trước. II/ĐDDH: Bảng phụ. II/Các hoạt động dạy học: 1/Bài mới: GTB Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1: GV yêu cầu HS :a, Để xác định P là trung điểm của đoạn thẳng MN ta dùng thước có vạch xăng ti mét đo độ dài đoạn thẳng MN, sau đó lấy độ dài đoạn thẳng MN vừa đo chia cho 2 ta sẽ tìm được vị trí của điểm P là trung điểm của đoạn thẳng MN. Câu b: Tương tự. Bài 2: Viết tiếp vào chỗ chấm: A, Điểm ở giũa hai điểm A và B là các điểm: I, O, E. B, Điểm O là trung điểm của các đoạn thẳng : IE, AB. C, Trung điểm của đoạn thẳng AO là điểm : I D, Trung điểm của đoạn thẳng OB là điểm: E. HS làm vào vở thực hành – 2 HS lên bảng làm lớp nhận xét , GV chốt kết quả đúng. Bài 3: : Viết tiếp vào chỗ chấm A, Trung điểm của đoạn thẳng AB là điểm: M B, Trung điểm của đoạn thẳng BC là điểm : N C, Trung điểm của đoạn thẳng DC là điểm: P D,Điểm Q là trung điểm của đoạn thẳng DA E, Điểm O là trung điểm của các đoạn thẳng : MP. QN. HS làm vào vở thực hành – 2 HS lên bảng làm lớp nhận xét , GV chốt kết quả đúng. 3/Củng cố : GV chốt lại nội dung bài. 4/Dặn dò: Về xem lại bài. Nhận xét tiết học. IV. Phần bổ sung: . ____________________________________________________ Toán ( Bổ sung ) Ôn tập Thời gian dự kiến: 35 phút I. Mục tiêu : - Biết các dấu hiệu và cách so sánh các số trong phạm vi 10 000. II. Đồ dùng dạy – học : Bảng phụ làm bài tập 1. III. Các hoạt động dạy – học : 1/Bài cũ : Gọi HS đọc kết luận: Hai số có cùng số chữ số thì so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng, kể từ trái sang phải. - GV nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới : Giới thiệu bài b. Hoạt động 2 : Thực hành Bài 1 : , = ? - HS đọc yêu cầu. GV hướng dẫn làm bài. 5869 < 5986 - HS tự làm các bài tương tự.1HS làm bảng phụ. - GV và HS nhận xét, sửa sai. Bài 2 Viết các số theo thứ tự. HS đọc yêu cầu. GV hướng dẫn tương tự như bài 1. HS làm vở. 2HS làm bảng phụ. GV và HS nhận xét, sửa sai. a) 9405; 9450; 9504 ; 9540 b) 9540; 9504; 9450 ; 9405. Bài 3. Tính: - HS tự làm chữa bài. Gv nhận xét sửa sai. 3. Củng cố : Yêu cầu HS nêu lại cách so sánh các số trong phạm vi 10.000 4. Dặn dò : Dặn HS ôn lại các kiến thức đã học. GV nhận xét tiết học. _________________________________________________ Tự nhiên và Xã hội Tiết : 39 Ôn tập : Xã hội SGK / 74 – Thời gian dự kiến: 35 phút I. Mục tiêu : - Kể tên một số kiến thức đã học về xã hội. - Biết kể với bạn về gia đình nhiều thế hệ, trường học và cuộc sống xung quanh. II. Đồ dùng dạy – học : Tranh SGK III. Các hoạt động dạy – học : 1. Kiểm tra bài cũ : HS trả lời bài “Vệ sinh môi trường” - GV nhận xét, đánh giá. GV nhận xét chung. 2. Bài mới : Giới thiệu bài a. Hoạt động 1 : Trò chơi “Hái hoa dân chủ” ▪ Mục tiêu: Củng cố lại các kiến thức đã học về xã hội. ▪ Cách tiến hành : - GV gọi HS lên bốc thăm và trả lời câu hỏi thăm yêu cầu. + Kể tên một số kiến thức đã học về xã hội. + Kể với bạn về gia đình nhiều thế hệ, trường học và cuộc sống xung quanh. - GV và HS nhận xét, bổ sung. GV đánh giá chung. 3. Củng cố : GV tuyên dương những HS trả lời tốt câu hỏi. 4. Dặn dò : Về nhà tiếp tục ôn tập và chuẩn bị bài “Thực vật”. GV nhận xét tiết học. IV. Phần bổ sung: . _________________________________________________ Thứ năm ngày 2 tháng 2 năm 2012 Thể dục (Thầy Đông dạy) _______________________________________________ Toán Tiết 99 Luyện tập SGK / 101 – Thơi gian dự kiến : 35 phút I. Mục tiêu : - Biết so sánh các số trong phạm vi 10000; viết bốn số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại. - Nhận biết được thứ tự các số tròn trăm (nghìn) trên tia số và cách xác định trung điểm của đoạn thẳng. II. Đồ dùng dạy – học : Bảng phụ III. Các hoạt động dạy – học : 1. Kiểm tra bài cũ : - Gọi 2 HS lên bảng giải bài tập 2. - Cả lớp làm bảng con điền dấu : 1942 . . . 998 , 1998 . . . 2000 - Nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới : Giới thiệu bài a. Hoạt động 1 : Luyện tập Bài 1 :- HS đọc yêu cầu. GV hướng dẫn: 8998 < 9898. Cả lớp làm vở bài tập - Gọi 2, 3 HS đọc lại bài làm. GV nhận xét, sửa sai. > < = 8998 < 9898 1000m = 1km ? 6574 > 6547 980g < 1kg 4320 = 4320 1m > 80cm 9009 > 900 + 9 1 giờ 15 phút < 80 phút Bài 2 : Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng : GV hướng dẫn - Cả lớp làm vở BT. Một em làm bảng phụ. Gọi HS nêu miệng. Cả lớp nhận xét, sửa sai. Đáp án : a) B. 6548 ; 6584 ; 6845 ; 6854 ; b) D. 2km Bài 3 : Viết số - HS đọc yêu cầu. Hướng dẫn HS cách làm : Số bé nhất có có ba chữ số là: 100. - Cả lớp làm vở bài tập. GV chấm sửa sai. a) Số bé nhất có ba chữ số là : 100 c) Số lớn nhất có ba chữ số là : 999 b) Số bé nhất có bốn chữ số là : 1000 d) Số lớn nhất có bốn chữ số là : 9999 Bài 4 (a) : HS đọc yêu cầu - Cả lớp làm vở bài tập – 1HS làm bảng phụ - GV sửa sai 3. Củng cố : Gọi một số em nêu lại cách so sánh các số rong phạm vi 10.000 4. Dặn dò : Dặn HS về làm bài tập ở nhà và chuẩn bị trước bài “Phép cộng các số trong phạm vi 10000”. GV nhận xét tiết học. IV. Phần bổ sung: . __________________________________________________ Tập viết TẬP VIẾT - Tiết 20 Ôn chữ hoa N (tiếp theo) (SGK / 18 – Thời gian dự kiến : 35 phút) I. Mục tiêu : - Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa N (1 dòng Ng), V, T (1 dòng); viết đúng tên riêng Nguyễn Văn Trỗi (1 dòng) và câu ứng dụng: Nhiễu điều thương nhau cùng (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng ; biết nối nét giữa chữ viết hoa và chữ viết thường. II. Đồ dùng dạy – học : Mẫu chữ viết hoa N ; Ng Các chữ Nguyễn văn trỗi và câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li. III. Các hoạt động dạy – học : 1. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra bài viết ở nhà của HS. - 3 HS lên bảng viết. Cả lớp viết bảng con chữ hoa và tên riêng đã học ở bài trước. Nhận xét, sửa sai. 2. Bài mới : Giới thiệu bài a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS viết trên bảng con. * Luyện viết chữ hoa. - HS tìm các chữ hoa có trong bài : N , Ng , V, T - GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết : - HS tập viết các chữ trên bảng con. GV và HS nhận xét bảng con. * Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng). - HS đọc từ ứng dụng : Nguyễn Văn Trỗi. - GV giới thiệu tên riêng - HS viết trên bảng con : Nguyễn Văn Trỗi - GV nhận xét, sửa sai. * Luyện viết câu ứng dụng. - GV giúp HS hiểu nội dung câu tục ngữ. - Hướng dẫn HS luyện viết trên bảng con Nhiễu, Người. - GV nhận xét, sửa sai. b. Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết vào vở tập viết. - GV nêu yêu cầu HS viết vào vở N (1 dòng Ng), V, T (1 dòng); viết đúng tên riêng Nguyễn Văn Trỗi (1 dòng) và câu ứng dụng: Nhiễu điều thương nhau cùng (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. GV nhắc nhở cách cầm bút, cách ngồi viết. - GV chấm 5 - 7 bài. Nhận xét. 3. Củng cố : Nhắc lại quy trình viết chữ N. 4. Củng cố -Dặn dò: Nhắc những HS về nhà phải luyện viết tiếp phần ở nhà. IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . __________________________________________________ Anh văn Cô Vi Anh dạy ( 2 tiết) __________________________________________________________________ Thứ sáu ngày 3 tháng 2 năm 2012 Chính tả (nghe – viết) Tiết 40 Trên đường mòn Hồ Chí Minh SGK / 19 – Thời gian dự kiến : 35 phút I. Mục tiêu : - Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi ; không mắc quá 5 lỗi trong bài. - Làm đúng BT (2) b. Điền vào chỗ trống uôt hay uôc. II. Đồ dùng dạy – học : Bảng phụ viết bài tập 2. III. Các hoạt động dạy – học : 1. Bài cũ : GV đọc cho cả lớp viết bảng con các từ : sấm, sét, sông, trắng muốt. GV nhận xét, sửa sai. 2. Bài mới : Giới thiệu bài a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS viết chính tả - GV đọc toàn bài chính tả. 2 HS đọc lại. + Bài chính tả có mấy câu ? + Những chữ nào trong bài phải viết hoa ? - HS viết từ khó : trơn, lầy, thung lũng, lù lù, lúp xúp, đỏ bừng. GV nhận xét, sửa sai. - GV đọc cho HS viết. Đọc thong thả từng cụm từ, câu cho HS viết. - Chấm chữa bài : GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì. - Chấm khoảng 5 đến 7 bài, nhận xét cụ thể từng bài. b. Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập. Bài tập 2b : HS đọc yêu cầu của bài. Hướng dẫn làm vào vở. Một HS làm bảng phụ. GV cùng cả lớp nhận xét, sửa sai. Lời giải : gầy guộc, chải chuốt, nhem nhuốc, nuột nà. 3. Củng cố : Nhắc lại bài học. 4. Dặn dò : Về nhà viết lại những chữ viết sai IV. Phần bổ sung: . _____________________________________________ Toán Tiết 100 Phép cộng các số trong phạm vi 10 000 SGK / 102 – Thời gian dự kiến : 35 phút I.Mục tiêu : - Biết cộng các số trong phạm vi 10 000 (bao gồm đặt tính rồi tính đúng). - Biết giải toán có lời văn (có phép cộng các số trong phạm vi 10 000). II.Đồ dùng dạy – học : Bảng phụ. III.Các hoạt động dạy – học : 1.Kiểm tra bài cũ : - Gọi 2 HS nêu lại cách so sánh các số trong phạm vi 10 000. - Cả lớp làm bảng con bài 1, SGK. GV nhận xét, chữa bài. 2.Bài mới : Giới thiệu bài Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tự thực hiện phép cộng 3526 + 2759 - GV nêu phép cộng 3526 + 2759 = ? - GV cho HS tự nêu cách thực hiện phép cộng - Gọi 1 em nêu cách đặt tính và tính. Cả lớp tính vào bảng con, nhận xét, sửa sai. - Gọi 2 – 3 em nêu lại cách tính như bài học rồi tự viết tổng của phép cộng. GV cho HS làm bảng con ví dụ : 5314 + 1488 ? GV nhận xét, sửa sai. Hoạt động 2 : Luyện tập Bài 1 : Tính. Một HS đọc yêu cầu bài. GV hướng dẫn dựa vào bài vừa học các em làm bài. HS làm vào vở. Một HS làm bảng phụ. GV và HS nhận xét, sửa sai. + + + + 4268 3845 6690 7331 3917 2625 1034 759 8185 6470 7724 8090 Bài 2 : Đặt tính rồi tính. - HS đọc yêu cầu. GV cho HS nhắc lại cách đặt tính rồi tính. HS làm vào vở. Một HS làm bảng phụ. GV và HS nhận xét, sửa sai. Bài 3: Giải toán - HS đọc yêu cầu. GV hướng dẫn : Tóm tắt: + Bài toán cho biết gì ? Thôn Đông : 2573 người + Bài toán hỏi gì ? Thôn Đoài : 2719 người + Muốn biết cả hai thôn có tất cả Cả hai thôn : . . . . người ? bao nhiêu người thì ta làm thế nào ? - HS làm vào vở. Một em làm bảng phụ. GV chấm điểm, sửa sai. Bài 4 : HS đọc yêu cầu bài. GV hướng dẫn : Bước 1 xác định trung điểm của mỗi cạnh hình chữ nhật. Bước 2 nối trung điểm hai cạnh liên tiếp của hình chữ nhật để được hình tứ giác MNPQ. - HS làm vào vở. GV chấm, nhận xét. 3.Củng cố : Gọi vài em nêu lại thứ tự thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 10000. 4.Dặn dò: Xem lại bài học và chuẩn bị bài “Luyện tập”. GV nhận xét tiết học. IV. Phần bổ sung: . ________________________________________________ TẬP LÀM VĂN - Tiết 20 Báo cáo hoạt động (SGK / 20 – Thời gian dự kiến : 35 phút) I. Mục tiêu : - Bước đầu biết báo cáo về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua dựa theo bài tập đã học (BT1) ; viết lại một phần nội dung báo cáo trên (về học tập, hoặc về lao động) theo mẫu (BT2). - HSKT: Biết viết báo cáo ngắn gọn gửi thầy, cô giáo theo mẫu đã cho. II. Đồ dùng dạy – học : Mẫu báo cáo để khoảng trống điền nội dung. III. Các hoạt động dạy – học : 1. Kiểm tra bài cũ : - Hai HS kể lại câu chuyện chàng trai làng Phù Ủng. - Một em đọc lại bài báo cáo kết quả tháng thi đua - Noi gương chú bộ đội. - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới : Giới thiệu bài a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn làm vở bài tập Bài 1 : HS đọc yêu cầu. Cả lớp đọc thầm. GV nhắc HS - Báo cáo hoạt động có 2 mục : 1 : Học tập ; 2 : Lao động. - Trước khi vào nội cần mở đầu : Thưa các bạn . . . - Báo cáo cần chân thực, đúng thực tế hoạt động của tổ mình. - Mỗi bạn đóng vai tổ trưởng cần báo cáo với lời lẽ rõ ràng, rành mạch. - Các tổ làm việc theo các bước. - Thống nhất kết quả học tập và lao động trong tổ. - Lần lượt HS đóng vai tổ trưởng báo cáo trước lớp. - GV và HS nhận xét, tuyên dương. Bài 2 : HS đọc yêu cầu. GV hướng dẫn. HS làm vở bài tập. - Cả lớp viết bài. GV theo dõi, giúp HS yếu làm bài. - GV chấm, nhận xét. 3. Củng cố : Nhắc lại bài học. 4. Nhận xét –Dặn dò: Xem lại bài học và chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ____________________________________________________ Sinh hoạt lớp Thời gian dự kiến : 25 phút I. Đánh giá hoạt động tuần qua : 1. Đạo đức, tác phong : - HS biết lễ phép với thầy giáo, cô giáo, hoà nhã với bạn bè ; các em ngoan, ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng tóc. Nhìn chung các em đi học đều. 2. Học lực: - Nhìn chung HS đã có tiến bộ hơn. - Các em đã có ý thức hơn trong học tập. đã phát biểu xây dựng bài. Học bài và làm bài ở nhà. Bên cạnh đó vẫn còn 1 số em tiếp thu bài một cách thụ động và chưa chịu học bài ở nhà như : Luân, Na 3. Lao động vệ sinh: HS làm vệ sinh lớp học và sân trường sạch sẽ. 4. Hoạt động khác:- Duy trì sinh hoạt đầu giờ, giữa giờ tương đối tốt. - Tham gia chải, ngậm Fluor nghiêm túc. II. Phương hướng tuần tới: Tiếp tục giáo dục theo Năm điều Bác hồ dạy. - Vận động học sinh đi học đều và đúng giờ. - Thường xuyên hệ thống ôn tập, chấm chữa bài cho HS. - Theo dõi, nhắc nhở kịp thời những HS có biểu hiện vi phạm. * Hoạt dộng ngoài giờ lên lớp. Chủ đề “ Mừng Đảng mừng xuân ” - GV nói cho HS hiểu về chủ đề của tháng. - GV cho HS múa, hát hoặc kể chuyện mà em biết về Đảng, Bác và về mùa mùa xuân.... ____________________________________________________ Buổi chiều: Âm nhạc Tiết 20 Học hát bài “Em yêu trường em” . Ôn tập nốt nhạc Thời gian dự kiến : 35 phút I.Mục tiêu : - Biết hát theo giai điệu và đúng lời 2. - Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ. - Tập biểu diễn bài hát. Đối với HS khá Biết hát đúng giai điệu. - Nhớ tên và vị trí các nốt nhạc qua trò chơi * THĐĐHCM: Chủ đề: Niềm vui, tình yêu đối với mái trường và thầy cô, bạn bè. II.Đồ dùng dạy – học : Kèn Melodion và các nhạc cụ gõ ; máy nghe. III.Các hoạt động dạy – học : 1.Kiểm tra bài cũ : HS hát bài Em yêu trường em lời 1 2.Bài mới : GV giới thiệu bài. Hoạt động 1: Ôn tập lời 1 và học lời 2 bài h
Tài liệu đính kèm: