Giáo án tổng hợp môn học lớp 1 - Tuần 30 - Trường Tiểu học Thạch Hòa

Tiết 2

 Tập đọc

Chuyện ở lớp

I- Mục tiêu:

1. HS đọc trơn cả bài, luyện đọc từ ngữ: ở lớp, đứng dậy, trêu, bôi bẩn, vuốt tóc. Biết ngắt nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ.

2. Ôn các vần uôt, uôc, tìm tiếng có vần uôc.

3. Hiểu ND bài: Mẹ chỉ muốn nghe chuyện ở lớp bé đã ngoan như thế nào.

- Kể lại cho bố mẹ nghe ở lớp em đã ngoan thế nào.

II- Đồ dùng dạy học:

- Tranh ảnh như sgk.

 

doc 26 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 534Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp môn học lớp 1 - Tuần 30 - Trường Tiểu học Thạch Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hs đọc thuộc lòng bài thơ, nhận xét.
- Nhận xét giờ học.
D - Dặn dò:
- Chuẩn bị bài giờ sau.
- Chuyện ở lớp .
- Hs đọc ...
- ...Mèo con đi học và con cừu cầm kéo .
- HS hình dung 
- Lớp đọc thầm cả bài.
- Hs tìm những từ ngữ khó luyện đọc: buồn bực, kiếm cớ, be toáng, cái đuôi, cừu. 
- Hs đọc dòng thơ nối tiếp.
+ Đọc cả bài: cá nhân, nhóm , lớp.
( Đọc theo vai: 
 1 em đọc lời dẫn
 1 em đọc lời cừu 
 1 em đọc lời Mèo.)
- Đọc yêu cầu ...
- Hs tìm: ...( phân tích)
- Đọc yêu cầu ...
- Hs thi tìm.
- Hs quan sát đọc câu mẫu trong bài.
Thi Nói câu chứa tiếng có vần ưu, ươu.
- HS đọc thầm ...
- 2 hs đọc 4 dòng thơ đầu, lớp đọc thầm.
( Mèo kêu đuôi ốm, xin nghỉ học)
- 1 hs đọc 6 dòng thơ cuối, lớp đọc thầm.
( Cừu nói muốn nghỉ học thì hãy cắt đuôi Mèo. Mèo vội xin đi học ngay). 
- 2 hs đọc cả bài.
- HS kể lại nội dung bài.( mèo lấy cớ đuôi ốm muốn nghỉ học. Cừu be toáng lên: sẽ chữa lành cho Mèo bằng cách " Cắt đuôi" Mèo thấy vậy xin đi học ngay)
- Hs đọc y/c của bài.
- Hs hoạt động nhóm đôi trao đổi về nội dung bức tranh
+ Đại diện nhóm trình bày.
 - HS luyện htl bài thơ.
- HS đọc yêu cầu ...
- HS thảo luận ...
- Trình bày ...
Tiết 3 
 Toán 
 Phép trừ trong phạm vi 100
 ( trừ không nhớ) ( 159 ) 
I- Mục tiêu: 
- Bước đầu giúp hs:
+ Biết đặt tính, làm tính trừ ( không nhớ ) trong phạm vi 100 
( dạng 65-30, 36- 4).
+ Củng cố về kĩ năng tính nhẩm.
+ Giáo dục hs ý thức cẩn thận khi học toán.
 II- Chuẩn bi:
- Sách giáo khoa.
IV-Hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy.
 A- Kiểm tra:(5')
- Gv nêu yêu cầu: 
+ Cho hs thực hiện phép cộng: 
 85-64 49-25 98-72 35-15 
- Nhận xét, đánh giá.
B- Bài mới: ( 25')
1 - Giới thiệu bài :...
2 - Giới thiệu cách làm tính trừ có dạng: 65-30.
- Gv hướng dẫn.
B1: Hướng dẫn hs thao tác trên que tính.
GV gài 65 que tính trên bảng và hỏi :
? Cô vừa lấy ra bao nhiêu que tính ? 
Bây giờ cô tách ra 3 bó que tính và hỏi :
? Cô vừa tách ra bao nhiêu que tính ? 
? Còn lại bao nhiêu que tính ?
? Vì sao em biết ? 
+ GV nói đúng .Nhưng cô có thể tìm ra số que tính còn lại bằng cách thực hiện phép tính trừ . 
? Bạn nào có thể nêu được đó là phép tính gì?
- Gv giúp hs nêu và điền vào bảng: 
 Ghi bảng: như sgk. 
Chục
Đơn vị
6
 - 
 3
5
 0
 3
 5
B2: Hướng dẫn kĩ thuật trừ :
( Cách đặt tính, cách trừ )
Đặt tính: 65
 -
 30
 35
Cách tính: Tính từ phải sang trái, từ trên xuống dưới.
3 - Giới thiệu cách làm tính trừ có dạng: 36- 4.
- GV giới thiệu như trên. 
4 - Thực hành: ( 159)
 Bài 1:Tính.
 - Cho hs nêu yêu cầu.
a. 82 75 48 69 98 55
 - 50 - 40 - 20 -50 - 30 - 55
 ------ ------- ----- ------ ------ -----
b. 68 37 88 33 79 54
 - 4 - 2 - 7 - 3 - 0 - 4
 ----- ----- ----- ----- ----- -----
 Bài 2: Đúng ghi đ, sai ghi s.
- Cho hs nêu yêu cầu.
? Muốn biết phép trừ đúng hay sai chúng ta phải kiểm tra những gì ? 
- Cho hs làm bài và chữa bài ...
? Vì sao các phần a, b , c lại điền s .
a. vì sai kết quả .
b. đặt tính sai .
c. cũng đặt tính sai .
d. điền đúng vì đặt tính đúng , kết quả đúng .
Bài 3: Tính nhẩm.
- Gv cho hs nêu yêu cầu, làm bài.
- Nhận xét 
C- Củng cố, tổng kết:( 4')
 + Cho hs nêu lại bài học.
 + Nhận xét tiết học.
D- Dặn dò:(1')
 - Xem trước bài sau.
 Hoạt động của trò.
- Hs thực hiện.
 - hs theo dõi ...
- ...65 que tính .
- ...30 que tính .
- ...Còn 35 que tính .
Còn lại 3 chục và 5 que tính rời nên còn 35 .
- ... 65 - 30 = 35 
- Hs thực hiện.( nêu cách đặt tính, và tính)
 + 5 trừ 0 bằng 5, viết 5
 + 6 trừ 3 bằng 3, viết 3
Vậy 65-30=35.
- Hs thực hiện tính.
- Tính bảng con:
Kết quả:
 a- 32, 35, 28, 19, 68, 0.
 b- 64, 35, 81, 30, 79, 50.
- ....cách đặt tính và kết quả .
- Hs thực hiện, giải thích:
a- s ; b- s ; c- s ; d- đ
- .... hs trả lời ...
- HS làm bài.
a-66-60=6 98-90=8 72-70=2
78-50=28 59-30=29 43-20=23
b-58-4=54 67-7=60 99-1=98
58-8=50 67-5=62 99-9=90 
----------------------------------------------------
 Tiết 4 
 Tự nhiên và xã hội 
 Trời nắng , trời mưa 
I- Mục tiêu:
- Giúp hs biết:
+ nhận biết và mô tả ở mức độ đơn giản của hiện tượng thời tiết: nắng, mưa.
+ Biết cách ăn mặc và giữ gìn sức khoẻ trong những ngày nắng, mưa.
+ Nêu được ích lợi hoặc tác hại của nắng, mưa đối với đời sống con người.
+ Có ý thức bảo vệ sức khỏe khi đi dưới trời nắng hoặc trời mưa.
II- Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh như Sgk.
III- Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
A - Kiểm tra bài cũ :( 5')
- Giờ trước chúng ta học bài gì ? 
- Kể tên 1 số cây rau , cây hoa , cây gỗ mà em biết ? 
 - Kể tên 1 số con vật có ích ? và 1 số con vật có hại ? 
B - Bài mới:( 25')
1- Giới thiệu bài: ( 3')Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về các dấu hiệu của trời nắng , trời mưa . 
2- Hoạt động 1: Quan sát tranh ảnh về trời nắng, trời mưa. 
- Chia lớp thành 4 nhóm.
- Cho hs nêu dấu hiệu về trời nắng, trời mưa? ( vừa nói vừa chỉ tranh )
- Khi trời nắng , khi trời mưa , bầu trời và những đám mây n t n ? 
- Đại diện các nhón lên trình bày ...
* Kết luận : Khi trời nắng, bầu trời trong xanh, có mây trắng, mặt trời sáng chói, nắng vàng, chiếu xuống mọi cảnh vật, đường phố khô ráo.
 Khi trời mưa, bầu trời u ám , mây đen xám phủ kín không thấy mặt trời , những giọt nước mưa rơi xuống làm ướt mọi vật . 
3- Hoạt động 2: Quan sát tranh sgk. ( bài 30)
+ Tại sao khi đi dưới trời nắng bạn phải đội mũ nón?
+ Để khỏi bị ướt khi đi dưới trời mưa bạn phải làm gì? 
- Cho hs trình bày ...
- GV nhận xét và kết luận : 
* Kết luận: Đi dưới trời nắng phải đội mũ nón để không bị ốm.
 Đi dưới trời mưa phải nhớ mặc áo mưa, đội nón hoặc che ô để không bị ướt.
C - Củng cố - tổng kết:
- Nhận xét giờ học.
D - Dặn dò: - Chuẩn bị bài giờ sau.
- ...Nhận biết cây cối và con vật . 
- HS thực hiện.
- Quan sát tranh.
+ Hoạt động nhóm, thảo luận.
+ Lên trình bày nội dung thảo luận.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- 2, 3 hs nhắc lại bài học 
----------------------------------------------------------
Tiết 5 
 Đạo đức 
Bảo vệ cây và hoa nơi công cộng ( Tiết 1)
I- Mục tiêu:
- HS hiểu: Lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với cuộc sống con người. Cách bảo vệ cây và hoa nơi công cộng. 
- Hs biết bảo vệ cây và hoa ở trường, ở đường làng ngõ xóm và những nơi công cộng khác
- Giáo dục hs yêu thiên nhiên, thích gần gũi với thiên nhiên.
II- Đồ dùng dạy học:
- Vở đạo đức( bài tập).
III- Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
A - Kiểm tra:( 5)
- Giờ trước chúng ta học bài gì ? 
- Khi nào cần phải chào hỏi, tam biệt?
B - Bài mới: ( 25")
1- giới thiệu bài : 
2 - Hoạt động 1: QS cây và hoa ở sân trường , vườn trường, vườn hoa, công viên ( hoặc qua tranh ảnh).
- Cho hs qs và đàm thoại theo các câu hỏi.
- Các em có biết những cây, hoa này có tên là gì không ? 
- Có thích những cây , hoa này không ? Vì sao ?
- Đối với chúng , các em cần làm những việc gì ? và không được làm những việc gì ? 
- Để sân trường, vườn trường, vườn hoa, công viên luôn đẹp, luôn mát em phải làm gì?
- GV nhận xét và kết luận : 
Kết luận: ở sân trường , vườn chúng ta có trồng nhiều loại cây xanh , hoa khác nhau ...Chúng làm cho môi trường thêm xanh , thêm đẹp , cho không khí trong lành, cho bóng mát để cho các em vui chơi ...Cô thấy tất cả các em điều yêu thích chúng . Vậy thì các em cần bảo vệ chúng như tưới cây , nhổ cỏ , bắt sâu ... mà không được trèo cây , bẻ cành , hái hoa , hái lá ... 
2- Hoạt động 2: HS làm bài tập 1:
- Gv cho hs trả lời câu hỏi:
 + Các bạn nhỏ đang làm gì?
 + Những việc làm đó có tác dụng gì?
 + Em có thể làm được như các bạn nhỏ đó không? Vì sao ? 
- Cho hs đại diện trình bày ...
* Kết luận: Các em biết tưới cây, rào cây, nhổ cỏ, bắt sâu. Đó là những việc làm nhằm bảo vệ, chăm sóc cây và hoa nơi công cộng, làm cho trường em, nơi em sống thêm đẹp, thêm trong lành.
3- Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận theo bài tập 2:
- Gv hướng dẫn.
 + Các bạn trong tranh đang làm gì?
+ Bạn nào có hành động sai ? Vì sao ? 
+ Bạn nào có hành động đúng ? Vì sao ? 
+ Em tô màu vào quần áo của bạn có hành động đúng ? 
-Cử đại diện trình bày ...
+ Gv nhận xét và kết luận : Trong 5 bạn thì 3 bạn đang trèo cây , vịn cành , hái lá , hai bạn khác đang khuyên nhủ , ngăn chặn việc làm trên của 3 bạn . Ba bạn đang phá haị cây là sai . Vì làm hỏng cây , làm xấu cây , mất bóng mát .Hai bạn biết khuyên nhủ người khác như vậy là biếtgóp phần bảo vệ cây 
xanh . 
- Cho hs liên hệ : 
C - Củng cố - tổng kết.
- 2, 3 hs nhắc lại bài học. 
- Nhận xét giờ học.
D - Dặn dò:
- Chuẩn bị bài giờ sau.
- Chào hỏi và tạm biệt ,
- Cần chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay. Chào hỏi, tạm biệt thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau.
- Hs thực hiện.
- Hs trả lời câu hỏi trong bài tập 1:
+ Một số hs lên trình bày, lớp nhận xét bổ sung. 
- Nhóm qs thảo luận nhóm đôi, trao đổi bổ sung.
- Vài em lên trình bày.
- Liên hệ cá nhân.
______________________________________________________________
Ngày soạn: 6 / 4 / 2010
Ngày dạy: 7 / 4 / 2010
Thứ tư ngày 7 tháng 4 năm 2010
Tiết 1 
 Toán 
Luyện tập
I- Mục tiêu: 
- Giúp hs : củng cố về làm tính trừ các số trong phạm vi 100 ( trừ không nhớ)
- Tập đặt tính rồi tính, tập tính nhẩm , với các phép tính đơn giản .
- Giáo dục hs ý thức cẩn thận khi giải toán.
 II- Chuẩn bi:
- Sách giáo khoa.
III-Hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy.
 A- Kiểm tra:(5')
- Gv nêu yêu cầu: 
+ Hs lên bảng làm: 82-50; 75-40; 68-4; 37-2.
- Nhận xét, đánh giá.
B- Bài mới: Luyện tập ( 25') trang 160.
1- Giới thiệu bài.
2- Thực hành: 
 Bài 1:Đặt tính rồi tính.
- Cho hs nêu yêu cầu.
45- 23 57- 31 72-60 70-40 66-25
 Bài 2: Tính nhẩm.
- Cho hs nêu cách trừ nhẩm, lần lượt ...
- Gv nhận xét và kiểm tra kết quả của lớp 
 Bài 3: Điền dấu >, <, = .
- Gv cho hs nêu yêu cầu, làm bài.
 Bài 4: Cho hs đọc bài toán 
 + Bài toán cho biết gì ? 
 + Bài toán hỏi gì ? 
+ Muốn biết lớp 1 B có bao nhiêu bạn nam ta làm phép tính gì ? 
- Cho hs tóm tắt rồi giải bài toán . 
 Tóm tắt
 Lớp 1B : 35 bạn
 Nữ : 20 bạn
 Nam :... bạn?
 - Nhận xét.
C- Củng cố, tổng kết:( 4')
 + Cho hs nêu lại bài học.
 + Nhận xét tiết học.
D- Dặn dò: (1')
 - Xem trước bài sau
 Hoạt động của trò.
- Hs thực hiện.
- Hs nêu yêu cầu 
- Hs làm bảng con.
Kết quả: 22, 26, 12, 30, 41.
- Hs làm bài:
65- 5=60 65-60=5 65-65=0
70-30=40 94-3=91 33-30=3
21-1= 20 21-20=1 32-10=22
- Hs điền đúng giơ tay ...
- Hs thực hiện tính ở vế trái trước rồi đến vế phải sau đó điền dấu thích hợp.
35-5 43- 3
30-20 = 40-30 31+42= 41+32
- HS trả lời ...
Bài giải
Số bạn nam có là:
 35 - 20 =15 ( bạn) 
 Đáp số: 15 bạn
 -----------------------------------------------------
Tiết 2 
 Chính tả ( tập chép ) 
 Chuyện ở lớp
I- Mục tiêu:
- HS chép lại chính xác, trình bày đúng khổ thơ cuối bài: Chuyện ở lớp.( Biết trình bày khổ thơ năm chữ ). Làm đúng bài tập điền vần uôt hay uôc, điền chữ c hay k.
- Rèn cho hs kĩ năng viết đúng chính tả.
- Hs có ý thức học tốt.
II- Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, bài tập chính tả.
III- Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
A - Kiểm tra:
Điền chữ ng hay ngh?
 nghề dệt vải nghe nhạc
 đường đông nghịt ngọn tháp 
 - Cho hs nêu quy tắc chính tả: ngh+ e, ê, i.
- Nhận xét.
B - Bài mới:
1 - Giới thiệu bài:
2 - Hướng dẫn viết bài.
- Đọc mẫu bài.
+ Trong khổ thơ này mẹ nói gì với bạn nhỏ ? 
- Cho hs tìm chữ viết khó : 
- GV nhận xét ...
+ Trong khổ thơ này những chữ nào được viết hoa ? 
+ Khoảng cách tiếng cách tiếng n t n ? 
+ Các chữ trong 1 tiếng phải viết n t n ? 
+ Hướng dẫn viết bài:
- Hướng dẫn tư thế ngồi viết và cho hs viết bài vào vở. 
- Gv đọc lần 1: đọc đúng để hs soát bài. 
Lần 2: đọc dừng lại ở các từ khó để đánh vần.
3 - Chấm bài.
4 - Luyện tập: 
Bài 1: Điền vần uôt hay uôc:
Buộc tóc chuột đồng
Bài 2: Điền chữ c hay k?
 Túi kẹo, quả cam.
 C - Củng cố - tổng kết:
- 2, 3 hs nhắc lại bài học, gv chữa 1 số lỗi phổ biến.
- Nhận xét giờ học.
D - Dặn dò:
- Chuẩn bị bài giờ sau.
- Hs thực hiện.
- HS đọc thầm ...
- 2, 3 hs đọc bài.
- ...mẹ không nhớ chuyện bạn kể , mà mẹ muốn nghe bạn kể về chuyện của mình và là chuyện ngoan ngoãn . 
- Hs viết bảng con: vuốt tóc, nổi, nghe, ngoan.
- Hs viết bài.
- ... chéo vở soát bài.
- Hs làm bài vào vở.
- Chữa bài.
----------------------------------------------------
Tiết 3 
 Thể dục 
 ( giáo viên bộ môn ) 
 ------------------------------------------------
 Tiết 4 
 Tập viết 
Tô chữ hoa O, Ô, Ơ, P.
I- Mục tiêu:
- HS biết tô chữ hoa O, Ô, Ơ, P.
 - Viết đúng các vần, từ ngữ: uôc, uôt, ưu, ươu, các từ ngữ : chải chuốt, thuộc bài, con cừu , ốc bươu .Viết theo chữ thường, cỡ chữ vừa, đúng kiểu và giãn đúng khoảng cách.
- Hs có ý thức cẩn thận khi viết.
II- Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, vở tập viết.
III- Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
A - Kiểm tra: 
- Viết từ: trong xanh, cải xoong.
B - Bài mới:
1 - Giới thiệu bài:
2 - Hướng dẫn tô chữ hoa.
- GV treo bảng phụ có viết sẵn các chữ hoa ...
+ Các chữ trên giống và khác nhau n t n ? 
+ Chữ hoa O gồm 1 nét cong kín và 1 nét móc nhỏ bên trong .
- GV nêu qui trình viết chữ hoa O:
Từ điểm đặt bút nằm trên đường kẻ ngang trên viết nét cong độ rộng 1 đơn vị chữ , lượn nét cong kín chạm vào điểm đặt bút rồi lượn cong vào bên trong . Điểm dừng bút thấp hơn đường kẻ ngang trên 1 chút . 
+ Tô chữ hoa Ô: Viết nét cong kín như chữ o , lia bút trên không rồi viết nét gấp khúc từ trái qua phải . Hai chân dấu mũ không chạm vào chữ o .
+ Tô chữ hoa Ơ : Viết nét cong kín như chữ o , lia bút viết thêm dấu hỏi nhỏ phía bên phải trên đầu chữ o , chân dấu chạm vào thân chữ o .
+ Viết chữ hoa P:...
- Hướng dẫn hs cách tô.
- Viết mẫu và hướng dẫn.
O O O
Ô Ô Ô
Ơ Ơ Ơ
P P P
3 - Hướng dẫn viết từ ứng dụng:
- Viết mẫu và hướng dẫn.
uôt chải chuốt
uôc thuộc bài
ưu con cừu 
ươu ốc bươu 
- Nhận xét.
4 - Hướng dẫn viết bài vào vở.
- Gv theo dõi giúp đỡ hs khi viết bài.
5 - Chấm bài, nhận xét.
C - Củng cố - tổng kết:
- 2, 3 hs nhắc lại bài học.
- Nhận xét giờ học.
D - Dặn dò:
- Chuẩn bị bài giờ sau.
- Hs viết bài: 
- HS theo dõi ...
- ...giống đều có 1 nét cong kín .
- ...khác nhau ở các dấu .
- Hs quan sát.
- HS tô trên không trung rồi Viết bảng con.
- HS viết bảng con ...
- Đọc từ ứng dụng.
- Hs viết bảng con.
_______________________________________________________________ 
Ngày soạn: 7 / 4 / 2010
Ngày dạy: 8 / 4 / 2010
 Thứ năm ngày 8 tháng 4 năm 2010 
Tiết 1 
 Tập đọc
 Người bạn tốt
I- Mục tiêu:
1. HS đọc trơn toàn bài,đọc đúng các các từ ngữ: liền, sửa lại, nằm, ngượng nghiụ, tập đọc đối thoại. 
2. Ôn vần uc, ut, tìm tiếng nói được câu chứa tiếng có vần ôn.
3. Hiểu được nội dung bài: Nụ và Hà là những người bạn tốt, luôn giúp đỡ bạn rất hồn nhiên chân thành.
4. HS chủ động nói theo chủ đề : Kể về người bạn tốt của em . 
II- Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh như sgk.
III- Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
A - Kiểm tra bài cũ :
- Giờ trước chúng ta học bài gì ? 
- Đọc bài: Mèo con đi học + trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét ...
B - Bài mới:
1 - Giới thiệu bài:
+ Bức tranh vẽ cảnh ở đâu gì ?
+ Các bạn hs đang làm gì ? 
+ Hôm nay các em sẽ gặp 3 người banh mới lạ đó là Hà , Nụ và Cúc . Các em hãy xem trong 3 bạn ai xứng đáng là người bạn tốt . 
2 - Hướng dẫn đọc:
- Đọc mẫu.
- Tìm câu trong bài, đánh dấu.
- Luyện đọc từ ngữ khó: liền sửa lại, nằm, ngượng nghiụ.
- Luyện đọc câu:
- Cho hs đọc câu nối tiếp ...
- Luyện đọc 2 câu hội thoại 
- Luyện đọc đoạn, cả bài:
 - Cho hs chia đoạn ... 
+ Đoạn 1 : Từ đầu ....cho Hà .
+ Đoạn 2 : Phần còn lại .
3 - Ôn vần uc, ut.
- Tìm tiếng trong bài có vần uc, ut?
 ( cúc , bút )
- Tìm tiếng ngoài bài có vần uc , ut : 
+ múc nước , thúc dục , húc , ...
+ mút tay ,hút thuốc , nút chai , ... 
- Nói câu chứa tiếng có vần uc, ut?
( Lưu ý hs: Nói thành câu là nói chọn nghĩa cho người khác hiểu)
 + Bông hoa cúc này rất đẹp . 
 Tiết 2.
4 - Tìm hiểu bài và luyện nói.
* Tìm hiểu bài:
- Gv đọc mẫu lần 2 : 
- Cho vài hs đọc đoạn 1: 
+Hà hỏi mượn bút, Cúc nói gì ?
+ Ai đã giúp Hà ? 
- Cho vài hs đọc đoạn 2 : 
 + Bạn nào giúp Cúc sửa lại dây đeo cặp?
- Em hiểu thế nào là người bạn tốt?
- GV đọc diễn cảm bài.( đọc mẫu lần 2)
* Nội dung bài: Nụ và Hà là những người bạn tốt, luôn giúp đỡ bạn rất hồn nhiên và chân thành. 
* Luyện nói:
- Cho hs đọc yêu cầu bài.
+ Các bạn nhỏ trong tranh đã làm được việc gì tốt ?
 Trời mưa Tùng rủ Tuấn cùng khoác áo mưa về nhà . 
 Có chuối ăn Nam mời bạn cùng ăn .
 Khi Hà ốm , Linh mang sách vở đến học cùng Hà . 
- Gọi vài hs lên trình bày ...
+ Gợi ý : 
- Bạn em tên là gì ? 
- Em và các bạn có hay cùng học với nhau không ? 
- Hãy kể lại 1 kỉ niệm giữa em và bạn ? 
- GV nhận xét ... 
C - Củng cố - tổng kết:
- 2, 3 hs đọc bài sgk, nhận xét.
- Nhận xét giờ học.
D - Dặn dò:
- Chuẩn bị bài giờ sau.Ngưỡng cửa 
- Mèo con đi học .
- HS thực hiện.
- ...ở trường 
-...các bạn đang đi học về . 
- Lớp đọc thầm cả bài.
- Hs tìm câu....
- Hs tìm những từ ngữ khó đọc luyện đọc.
- Hs đọc câu nối tiếp.
- Hs đọc xem ai đọc hay nhất ...
- Bài chia làm 2 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu ...đưa bút của mình cho Hà .( 1 em đóng vai người dẫn chuyện, 1 em đóng vai Hà, 1 em đóng vai Cúc, 1 em đóng vai Nụ)
+ Đoạn 2: Phần còn lại. 
- Đọc cả bài: cá nhân, nhóm , lớp.
- Đọc yâu cầu ...
- Hs tìm: Cúc, bút ( phân tích)
- Đọc yêu cầu ...
- HS thi tìm tiếng ...
- Hs quan sát tranh sgk đọc câu mẫu trong bài.
+ Hs thi nói câu chứa tiếng có vần uc, ut.
- Hs theo dõi ...
- 2 hs đọc đoạn 1, lớp đọc thầm.
+ Hà hỏi mượn bút, Cúc từ chối và nói tớ sắp cần đến nó .
- Nụ cho Hà mượn.
- 2 hs đọc đoạn 2, lớp đọc thầm.
+ Hà tự đến giúp Cúc sửa lại dây đeo cặp.
+ Là người luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn trong mọi lúc , ở mọi nơi . 
 - Vài Hs đọc bài.
- Hs thảo luận nhóm đôi về nội dung tranh.
- Hs liên hệ nói về người bạn tốt. 
 -----------------------------------------------------------
Tiết 3 
 Toán
Các ngày trong tuần lễ ( 161 )
 I- Mục tiêu: 
- Giúp hs : 
+ Nhận biết 1 tuần lễ có 7 ngày.
+ Biết gọi tên các ngày trong tuần: chủ nhật, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy.
+ Biết đọc thứ, ngày, tháng, trên 1 tờ lịch bóc hàng ngày. Bước đầu làm quen với lịch học tập trong tuần.
 II- Chuẩn bi:
- Sách giáo khoa.
III-Hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy.
 A- Kiểm tra:(5')
- Gv nêu yêu cầu: 
+ Hs lên bảng làm: 28-17; 30-10; 25-24; 50-40.
- Nhận xét, đánh giá.
B- Bài mới: ( 25') 
1- Giới thiệu bài : Hàng ngàyđi học các em có xem lịch không ? Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em xem lịch nhé ! 
2- Giới thiệu quyển lịch bóc hàng ngày.
- GV treo tờ lịch lên :
+ Hôm nay là ngày thứ mấy ? 
- Cho hs nhắc lại : Hôm nay là ngày thứ 5 
3- Giới thiệu về tuần lễ : 
- Cho hs quan sát hình vẽ sgk .
- GV giới thiệu tên các ngày trong tuần : chủ nhật , thứ hai , thứ ba , thứ tư , thứ năm , thứ sáu , thứ bảy . Đó là các ngày trong tuần.
- GV nhấn mạnh : 1 tuần lễ có 7 ngày là chủ nhật , ......
+ 1 tuần lễ có mấy ngày ? 
- Cho hs nhắc lại ...
4- Giới thiệu về ngày trong tháng : 
+ Hôm nay là ngày bao nhiêu?
- Cho vài hs nhắc lại ...
5 - Thực hành: trang 161.
Bài 1: 
- Cho hs nêu yêu cầu.
- HS phải trả lời được: Trong tuần lễ phải đi học vào những ngày nào: được nghỉ ngày nào?
 Bài 2: Đọc tờ lịch của ngày hôm nay rồi viết lần lượt tên ngày trong tuần , ngày trong tháng , tên tháng .
 Bài 3:Đọc thời khoá biểu của lớp em .
- Gv cho hs nêu yêu cầu, làm bài 
- Nhận xét.
C- Củng cố, tổng kết:( 4')
 + Cho hs nêu lại bài học.
 + Nhận xét tiết học.
D- Dặn dò:(1')
 - Xem trước bài sau
 Hoạt động của trò.
- Hs thực hiện.
- HS nghe ...
- ...hs trả lời ...
- HS nhắc lại : c n , n l.
- HS theo dõi ...
- ...có 7 ngày . 
- Vài hs nhắc lại: 1 tuần có 7 ngày: chủ nhật, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy. 
- Hs tự tìm và trả lời:
Hôm nay là ngày 9 .4 . 2009
- Hs nêu yêu cầu 
- Hs làm bài.
a- Em đi học vào các ngày thứ 2, 3, 4, 5, 6.
b- Em được nghỉ các ngày thứ 7, chủ nhật.
- Hs làm bài:
a- Hôm nay là thứ năm ngày 9 tháng 4.
b- Ngày mai là thứ sáu ngày 10 tháng 4.
- Hs tự ghi thời khóa biểu của lớp mình.
------------------------------------------------------------
Tiết 4 
 Thủ công
 ( gv bộ môn )
Ngày soạn: 8 / 4 / 2010
Ngày dạy: 9 / 4 / 2010
 Thứ sáu ngày 9 tháng 4 năm 2010
Tiết 1 
 Toán 
 Cộng, trừ ( không nhớ ) trong phạm vi 100. 
I- Mục tiêu: 
- Giúp hs củng cố kĩ năng làm tính cộng và tính trừ các số trong phạm vi 100 ( cộng trừ không nhớ )
+ Rèn kĩ năng làm tính nhẩm, bước đầu nhận biết về quan hệ giữa phép cộng và tính trừ. Củng cố về giải toán có lời văn trong phạm vi các phép tính đã học.
+ Giáo dục hs ý thức cẩn thận khi học toán.
 II- Chuẩn bi:
- Sách giáo khoa.
III-Hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy.
 A- Kiểm tra:(5')
- Gv nêu yêu cầu: 
Một tuần lễ có mấy ngày?
Em đi học vào những ngày nào trong tuần?
- Nhận xét, đánh giá.
B- Bài mới: ( 25')
1- Giới thiệu bài : 
2 - Luyện tập : 
 Gv hướng dẫn hs làm bài tập (162)
Bài 1:Tính nhẩm.
- Cho hs nêu yêu cầu.
- Học sinh làm bài và chữa bài ...
80 + 10 = 30 + 40 = 80 + 5 =
90 - 20 = 70 - 30 = 85 - 5 = 
90 - 10 = 70 - 40 = 85 - 80 = 
 Bài 2: Đặt tính rồi tính. ( bảng con)
- Cho hs thực hiện.
 36+12 65-22 
 48-36 87 - 65 
 48- 12 87-22
- Nhận xét.
 Bài 3: Đọc bài toán ...
- Gv cho hs nêu yêu cầu, làm bài.
- Chữa bài ...
 Tóm tắt
 Hà có : 35 que tính
 Lan có : 43 que tính
 Có tất cả : ... que tính?
 Bài 4: 
Tóm tắt
Tất cả có : 68 bông hoa
Hà có : 34 bông hoa
 Lan có :... bông hoa?
 - Nhận xét.
C- Củng cố, tổng kết:( 4')
 + Cho hs nêu lại bài học.
 + Nhận xét tiết học.
D- Dặn dò:(1')
 - Xem trước bài sau.
 Hoạt động của trò.
- Hs thực hiện.
- Hs thực hiện.
Kết quả: 90 , 70 , 85
 10 , 40, 80
 80 , 30, 5 
- Hs thực hiện.
Kết quả: 48, 36, 22
 12, 43, 65
- HS nêu bài toán, làm bài.
 Bài giải
Số que tính có tất cả là:
 35 + 43= 78 ( que tính )
 Đáp số: 78 que tính.
 Bài giải
Số bông hoa của bạn Lan là:
 68 - 34= 34 ( bông hoa)
 Đáp số: 34 bông hoa
 -------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuÇn 303.doc