Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 3 (Buổi sáng) - Năm học 2015-2016

CHÍNH TẢ (NHỚ - VIẾT)

THƯ GỬI CÁC HỌC SINH

I- MỤC TIÊU

- HS nhớ và viết lại đoạn "Sau 80 năm giời nô lệ.nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”; Biết được cách đặt dấu thanh ở âm chính.

- Nhớ, viết đúng chính tả. Trình bày bài viết đúng theo hình thức đoạn văn xuôi. Chép đúng vần của từng tiếng trong hai dòng thơ vào mô hình cấu tạo vần. Đặt đúng dấu thanh ở âm chính.+ HS chú ý viết đúng tiếng có âm đầu l/n: 80 năm, nô lệ, nước, Việt Nam, lại, non sông, trở nên, năm châu, lớn.

- HS có ý thức rèn chữ viết thường xuyên.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần .

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A-Kiểm bài cũ:

- GV yêu cầu HS xác định phần vần của các tiếng: quang, mưu, luồn và ghi lại cấu tạo vần của các tiếng: quang, mưu, luồn.- Lớp làm vào vở nháp.- GV nhận xét.

B-Dạy bài mới :

1- Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu, nhiệm vụ giờ học.

2-Hướng dẫn HS nhớ, viết:

a. Trao đổi nội dung đoạn viết

- 2 HS đọc thuộc lòng đoạn thư cần nhớ viết trong bài.

- Lớp theo dõi SGK, nhận xét, bổ sung.

- GV hỏi: Câu nói của Bác thể hiện điều gì?

b. Hướng dẫn HS viết từ khó:

- GV yêu cầu HS tìm từ khó viết dễ lẫn và cho HS đọc, viết lại các từ vừa tìm.

- GV lưu ý HS những chữ dễ viết sai chính tả: 80 năm, giời, nô lệ, nước, Việt Nam, lại, non sông, trở nên, năm châu, lớn.

c. HS nhớ viết:

- HS nhớ và viết bài vào vở.

- Hết thời gian quy định, GV yêu cầu HS tự soát lại bài và sửa lỗi.

d.Chấm, chữa bài chính tả

- GV thu chấm, nhận xét một số bài chính tả.

- HS đổi vở, soát lỗi báo cáo kết quả.

- GV nêu nhận xét chung.

3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.

Bài 2:- 1 HS đọc yêu cầu bài tập - Lớp theo dõi SGK.

- GV treo bảng phụ mô hình cấu tạo vần.

- HS nối tiếp nhau lên bảng chép vần của từng tiếng vào mô hình cấu tạo.

- Lớp làm vở - Nhận xét.

- GV củng cố về cấu tạo của tiếng. Chú cho HS những vần có nguyên âm đôi.

Bài 3: - HS quan sát lại mô hình cấu tạo phần vần trong bảng vừa lập.

- Dấu thanh được đánh ở vị trí nào của phần vần?(Âm chính)

- GV cho HS lấy ví dụ một tiếng cụ thể về cách ghi dấu thanh trong tiếng đó.

- GV củng cố cho HS quy tắc đánh dấu thanh.

C. Củng cố, dặn dò:

- GV củng cố về cấu tạo của tiếng và quy tắc đánh dấu thanh.

- Nhận xét, đánh giá giờ học.

 

doc 17 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 520Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 3 (Buổi sáng) - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
từ và câu
Mở rộng vốn từ : nhân dân
I- Mục TIÊU
- Biết thêm một số từ ngữ thuộc chủ đề Nhân dân. Hiểu nghĩa từ đồng bào. 
- Xếp được từ ngữ cho trước về chủ điểm nhân dân vào nhóm thích hợp; tìm được 1 số từ bắt đầu bằng tiếng đồng; đặt được câu với 1 từ có tiếng đồng vừa tìm được. HSKG đặt câu với các từ tìm được ở bài tập 3.
- Giáo dục lòng yêu thương đồng bào, tôn trọng người lao động.
II- Đồ dùng dạy học
- Bảng nhóm.
III- Các hoạt động dạy học:
A-Bài cũ: 
- GV yêu cầu HS tìm từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc. Đặt câu với một từ trong số các từ vừa tìm.- GV nhận xét.
B-Bài mới :
1- Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu, nhiệm vụ giờ học.
2- Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bài 1: - HS đọc, xác định yêu cầu.
- HS nêu nghĩa của các nhóm từ: công nhân, nông dân, doanh nhân, quân nhân, trí thức.
- HS thảo luận cặp đôi làm bài trên vở nháp, bảng nhóm.
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả - Lớp nhận xét.
- HS đọc lại các nhóm từ ngữ vừa xếp.
- HS ghi lại vào vở.
Bài 3: - 1 HS đọc nội dung câu chuyện Con Rồng cháu Tiên
Phần a: HS đọc thầm lại nội dung truyện trả lời câu hỏi (SGK).
- GV giúp HS hiểu nghĩa từ đồng bào và liên hệ đến tinh thần đoàn kết của người Việt Nam.Phần b: HS đọc yêu cầu GV ghi mẫu lên bảng.
- HS thảo luận cặp đôi dựa trên vốn hiểu biết của mình và từ điển tìm từ theo yêu cầu và ghi lại kết quả vào vơe, Một số em ghi lết quả trên bảng nhóm.
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Phần c: HS đọc yêu cầu. HS tự làm vào vở. Hs đặt câu với các từ tìm được.
- 2 HS lên bảng đặt câu.
- Nhận xét, sửa chữa bài bảng lớp.
- HS dưới lớp nối tiếp nhau đọc câu mình vừa đặt.
- GV sửa cách dùng từ đặt câu cho HS.
C. Củng cố, dặn dò:
- GV củng cố các từ ngữ thuộc chủ đề Nhân dân vừa học. 
- Giáo dục lòng yêu thương đồng bào, tôn trọng người lao động.
- Nhận xét, đánh giá giờ học. Dặn chuẩn bị bài sau: Luyện tập về từ đồng nghĩa.
toán
Tiết 12: Luyện tập chung
I. Mục tiêu
- Củng cố cho HS về: Chuyển đổi phân số thành phân số thập phân; hỗn số thành phân số; số đo từ đơn vị bé ra đơn vị lớn, số đo có tên 2 đơn vị đo thành số đo có tên một đơn vị đo.
- HS có kĩ năng chuyển đổi phân số thành phân số thập phân; hỗn số thành phân số; số đo từ đơn vị bé ra đơn vị lớn, số đo có tên 2 đơn vị đo thành số đo có tên một đơn vị đo.
- HS có ý thức chăm chỉ học Toán.
II. Đồ dùng dạy học: 
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: 
- GV hỏi: + Thế nào là phân số thập phân? Lấy VD minh hoạ? 
+ Lấy VD về một hỗn số và chuyển thành phân số?- GV nhận xét.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu, nhiệm vụ giờ học.
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: - HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV yêu cầu HS tự làm vào vở.
- 4 HS lên bảng làm bài - Lớp làm nhận xét.
- GV hỏi: Nêu cách chuyển một phân số thành phân số thập phân? Có phải tất cả các phân số đều có thể chuyển thành phân số thập phân được không?
Bài 2: - HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài vào vở 
- 2 HS lên bảng làm 2 hỗn số đầu, 2HS nêu kết quả và giải thích kết quả của 2 hỗn số cuối.
- GV củng cố cho HS cách chuyển đổi hỗn số về phân số.
Bài 3: HS nêu yêu cầu. GV cho HS nêu mối quan hệ giữa m-dm; giờ- phút; g-kg.
- GV hướng dẫn HS cách làm như mẫu SGK.
- HS tự làm bài các phần a,b,c vào vở.
- 3 HS lên bảng làm - Lớp nhận xét.
- Dưới lớp đổi bài kiểm tra cho nhau.
- GV củng cố cho HS cách chuyển đổi số đo đại lượng từ đơn vị bé ra đơn vị lớn.
Bài 4: HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn HS phân tích mẫu.
- HS nêu cách làm.
- GV yêu cầu HS cả lớp tự thực hiện các phần còn lại.
- 3 HS lên bảng làm bài. Lớp nhận xét.
- HS đổi vở kiểm tra chéo báo cáo kết quả.
- GV củng cố cho HS cách chuyển số đo có 2 tên đơn vị đo thành số đo có 1 tên đơn vị đo dưới dạng hỗn số.
C. Củng cố, dặn dò: 
- GV củng cố cho HS cách chuyển đổi phân số thành phân số thập phân; hỗn số thành phân số; số đo từ đơn vị bé ra đơn vị lớn, số đo có tên 2 đơn vị đo thành số đo có tên một đơn vị đo.
- Nhận xét, đánh giá giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài sau: Tiết 13: Luyện tập chung.
Lịch sử
Cuộc phản công ở kinh thành huế
I- Mục tiêu 
- Biết một số sự kiện về cuộc phản công ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và một số quan lại yêu nước tổ chức. Biết tên một số người lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa lớn của phong trào Cần Vương: Phạm Bành, Đinh Công Tráng, Nguyễn Thiện Thuật, Phan Đình Phùng.. Biết tên 1 số đường phố, trường học, liên đội TNTP... ở địa phương mang tên những nhân vật nói trên.
- Kể một số sự kiện về cuộc phản công ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết chỉ huy. 
- Trân trọng, tự hào về truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc. 
II- Đồ dùng dạy học ảnh chụp SGK.
III- Các hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ :
- GV hỏi: Nêu một vài đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ?
+ Vì sao vua quan nhà Nguyễn lại không đồng tình thực hiện theo lời đề nghị của ông?
- GV nhận xét.
B- Dạy bài mới :
1- Giới thiệu bài: GV trình bày một số nét chính về tình hình nước ta sau khi triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp trên toàn nước ta.Tuy triều đình đầu hàng nhưng nhân dân ta không chịu khuất phục. Lúc này, các quan lại, trí thức nhà Nguyễn đã chia thành 2 phái: phái chủ chiến và phái chủ hoà. Phái chủ chiến do Tôn Thất Thuyết do Tôn Thất Thuyết chỉ trương lãnhđạo cùng nhân dân tiếp tục chiến đấu chống Pháp giành lại độc lập dân tộc.
- GV cho HS quan sát ảnh chụp Tôn Thất Thuyết
- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học:
+ Nguyên nhân cuộc phẩn công ở kinh thành Huế.
+Diễn biến cuộc phẩn công ở kinh thành Huế.
+ Kết quả và ý nghĩa cuộc phẩn công ở kinh thành Huế.
2- Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
1. Nguyên nhân cuộc phản công ở kinh thành Huế
- Cho HS làm việc cá nhân: đọc SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Quan lại triều đình nhà Nguyễn có thái độ đối với thực dân Pháp như thế nào?
+ Nhân dân ta phản ứng như thế nào trước sự việc triều đình kí hiệp ước với thực dân Pháp?
+Tôn Thất Thuyết đã làm gì để chuẩn bị chống Pháp?
+ Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc phản công ở Kinh thành Huế?
+ Vì sao Tôn Thất Thuyết lại chủ động cho nổ súng trước?
- GV chốt lại: Trước sự uy hiếp của kẻ thù, Tôn Thất Thuyết đã quyết định nổ súng trước để giành thế chủ động.
2. Diễn biến cuộc phẩn công ở kinh thành Huế.
- HS theo dõi SGK. 
- GV giảng nghĩa một số từ ngữ:, đồn Mang Cá, Toà Khâm Sứ, Cần vương.
- GV cho HS quan sát súng thần công SGK và giảng nghĩa súng thần công.
- GV hỏi: 
+ Cuộc phản công bắt đầu nổ ra vào thời gian nào? Tại đâu? Ai là người lãnh đạo?
+ Tinh thần phản công của quân ta như thế nào?
- GV thuật lại sơ lược toàn bộ diễn biến của cuộc phản công.
- GV yêu cầu HS kể lại một số sự kiện về cuộc phản công ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết chỉ huy. 
3. Kết quả ý nghĩa của cuộc phẩn công ở kinh thành Huế.
- HS theo dõi SGK và trả lời câu hỏi:
+ Vì sao cuộc phản công thất bại?
+ Sau khi cuộc phản công ở kinh thành Huế thất bại Tôn Thất Thuyết đã làm gì?
+ Việc làm đó có ý nghĩa như thế nào với phong trào chống Pháp của nhân dân ta?
+ Phong trào đứng lên đấu tranh chống Pháp theo lời kêu gọi của ông được gọi là phong trào gì?
+ Chiếu Cần vương có tác dụng gì?
+ Hãy kể tên một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu và người lãnh đạo các phong trào hưởng ứng chiếu Cần Vương. 
+ Hãy kể tên một số tên trường, đường phố, ...mang tên những người lãnh đạo các phong trào tiêu biểu ấy.
- GV cho HS quan sát ảnh chụp vua Hàm Nghi và giới thiệu cho HS thêm về vua Hàm Nghi.
- GV nhấn mạnh: Tôn Thất Thuyết quyết định đưa vua Hàm Nghi và đoàn tùy tùng lên vùng núi rừmg Quảng Trị...là một sự kiện hết sức hệ trọng.
- GV cho HS rút ra bài học SGK.
C- Củng cố, dặn dò:
- GV cho HS đọc nội dung bài học SGK; G.V nhấn mạnh những kiến thức cơ bản của bài.
+ Theo em vì sao cuộc phản công lại thất bại?
- Đọc thông tin tham khảo SGV trang 16.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
*********************************************
Thứ tư ngày 9 tháng 9 năm 2015
Tập đọc
Lòng dân (tiếp theo)
I Mục tiêu
- Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, hỏi, cảm, khiến; biết đọc ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách nhân vật và tình huống trong đoạn kịch.Phát âm đúng những tiếng có âm đầu l/n: nói, là, lấy, này, (dì) Năm, nổi, lại, lính, nè, làng, Lâm Văn Nên.
- HS hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.
- Giáo dục HS lòng yêu nước, tự hào về truyền thống cách mạng.
II Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ bài đọc SGK. Bảng phụ đoạn 1 để luyện đọc diễn cảm.
III.Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ : 
- GV gọi 1 số HS đọc phân vai đoạn kịch Lòng dân học ở giờ trước và trả lời câu hỏi cuối bài. 1 HS nêu nội dung chính của bài.- GV nhận xét.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: - GV cho HS quan sát tranh minh hoạ và giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc
- 1 HS đọc toàn bài cả lớp theo dõi.
- GV nêu cách chia đoạn như sau:
+ Đoạn 1: từ đầu đến Chú toan đi, cai cản lại.
+ Đoạn 2: Để chị này... chưa thấy.
+ Đoạn 3: Còn lại.
- 3 HS tiếp nối đọc 3 đoạn của bài (3 lượt).
- GV kết hợp sửa chữa lỗi phát âm đặc biệt phát âm đúng những tiếng có âm đầu l/n:nói, là, lấy, này, (dì)Năm, nổi, lại, lính, nè, làng, Lâm Văn Nên. GV chú ý ngắt hơi, nghỉ hơi cách đọc câu hỏi, câu khiến.
- GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa 1 số từ phần chú giải.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc toàn bài cả lớp theo dõi.
- GV đọc mẫu. Chú ý thể hiện giọng đọc rõ ràng rành mạch, thể hiện giọng đọc của từng nhân vật và nhấn giọng ở những từ ngữ biểu cảm..
b/ Tìm hiểu bài:
- Tổ chức cho HS thảo luận trả lời các câu hỏi trong SGK (1, 2, 3) theo nhóm.
- 1 HS điều khiển các bạn trong lớp trao đổi về nội dung bài. GV theo dõi và nêu thêm các câu hỏi để tìm hiểu bài.
+ Em có nhận xét gì về từng nhân vật trong đoạn kịch?
 (GV nhấn mạnh tính cách của bé An, dì Năm, chú cán bộ, cai – lính, qua đó làm nổi bật sự mưu trí, dũng cảm lừa giặc cứu cán bộ của dì Năm).
- GV hỏi: Vì sao vở kịch lại được gọi là Lòng dân ?
HS: - Nội dung chính của vở kịch là gì? 
Nội dung: Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.
c/ Hướng dẫn đọc diễn cảm: 
- 3 HS nối tiếp đọc bài và nêu cách đọc. GV chốt giọng đọc của từng nhân vật trong đoạn kịch. và giọng điệu của từng nhân vật.
- Tổ chức HS luyện đọc.
- Treo bảng phụ - HS đọc mẫu.
- Tổ chức HS nhận xét đánh giá .
* GV hướng dẫn đọc phân vai đoạn kịch trên (5 HS đọc phân vai một nhóm).
- Các nhóm luyện đọc phân vai - Các nhóm thi đọc phân vai.
- GV uốn nắn sửa chữa cho những nhóm khác đọc phân vai.
- GV và HS cùng nhận xét đánh giá về từng vai, từng nhóm.
- Tổ chức cho HS thi đóng kịch trước lớp. Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn đóng kịch đạt nhất.
C- Củng cố dặn dò.
- GV cho HS nhắc lại nội dung đoạn kịch.
- GV hỏi HS: Em thích nhất chi tiết nào trong đoạn kịch? Vì sao?
- Giáo dục HS lòng yêu nước, tự hào về truyền thống cách mạng.
- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Những con sếu bằng giấy.
Toán
Tiết 13: Luyện tập chung
I. Mục tiêu
- Củng cố cho HS biết: cộng trừ phân số, hỗn số; chuyển các số đo có tên hai đơn vị thành số đo có tên một đơn vị đo; giải bài toán tìm một số biết giá trị 1 phân số của số đó.
- HS có kĩ năng cộng trừ phân số, hỗn số; chuyển đổi số đo có tên 2 đơn vị đo thành số đo có tên một đơn vị đo; giải bài toán tìm một số biết giá trị 1 phân số của số đó.
- HS có ý thức chăm chỉ học Toán.
II. Đồ dùng: 
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: 
- GV yêu cầu 1 HS lên bảng làm bài tập sau:
Viết các phân số vào chỗ chấm: 1cm =......dm; 2 kg=....tạ; 1 giây =....phút.
- Nêu cách chuyển đổi hỗn số thành phân số.- GV nhận xét.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu, nhiệm vụ giờ học.
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1a,b: - HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV yêu cầu HS tự làm vào vở phần a,b. 
- 2 HS lên bảng làm bài - Lớp làm nhận xét.
- 1HS nêu kết quả của phép tính còn lại.
- GV củng cố cách cộng phân số.
Bài 2a,b: - HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV yêu cầu HS tự làm vào vở phần a,b.
- 2 HS lên bảng làm bài - Lớp làm nhận xét.
- 1HS nêu kết quả của phép tính còn lại.
- GV củng cố cách trừ phân số.
Bài 4: HS nêu yêu cầu. 
- GV hướng dẫn HS cách làm như mẫu SGK.
- HS tự làm bài 3 số đo đầu vào vở. HS xong làm cả bài.
- 3 HS lên bảng làm - Lớp nhận xét.
- 1 HS nêu kết quả chuyển đổi của số đo còn lại.
- Dưới lớp đổi bài kiểm tra cho nhau.
- GV củng cố cho HS cách chuyển đổi số đo đại lượng từ đơn vị bé ra đơn vị lớn.
Bài 5: HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn HS phân tích bài toán.
- GV hướng dẫn HS giải:
+ Tìm 1 phần 10 của quãng đường.
+ Tìm 10 phần của quãng đường.
- HS giải bài toán vào vở.
- 1HS lên bảng làm bài. Lớp nhận xét.
- HS đổi vở kiểm tra chéo báo cáo kết quả.
- GV củng cố cách giải bài toán hợp tìm một số biết giá trị 1 phân số của số đó.
C. Củng cố, dặn dò: 
- GV củng cố cộng trừ phân số, cách chuyển đổi số đo có tên 2 đơn vị đo thành số đo có tên một đơn vị đo; giải bài toán hợp tìm một số biết giá trị 1 phân số của số đó.
- Nhận xét, đánh giá giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài sau: Tiết 14: Luyện tập chung.
Thứ năm ngày 10 tháng 9 năm 2015
Tập làm văn
Luyện tập tả cảnh
I- Mục tiêu
- Biết cách quan sát và chọn lọc chi tiết trong bài văn tả cảnh. Biết cách lập dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa.
- Tìm được những dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến, những từ ngữ tả tiếng mưa, hạt mưa, tả cây cối, con vật, bầu trời trong bài Mưa rào. Lập được dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa.
- Yêu thiên nhiên, ý thức chịu khó quan sát, tự giác làm bài. 
iI- Đồ dùng dạy học- Bảng nhóm
III- Các hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ
- GV cho HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả cảnh.
- GV nhận xét.
B- Dạy bài mới
1- Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu, nhiêm vụ tiết học.
2- Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bài 1: HS đọc bài Mưa rào, lớp đọc thầm.
- HS làm việc cá nhân đọc bài Mưa rào và trả lời các câu hỏi SGK.
- Một số HS nêu đáp án.
- GV hỏi thêm:
+ Em có nhận xét gì về cách quan sát của tác giả?
+ Cách dùng từ trong khi miêu tả của tác giả có gì hay?
- GV nhận xét, tuyên dương các em trả lời tốt và ghi tóm tắt các ý chính.
- GV nhấn mạnh: Tác giả miêu tả cơn mưa theo trình tự thời gian: từ lúc có dấu hiệu mưa đến khi tạnh mưa. Nhờ sự miêu tả tinh tế bằng cách phối hợp nhiều giác quan, dùng từ ngữ miêu tả chính xác, độc đáo như vậy nên tác giả đã mang đến cho người đọc ấn tượng hết sức sinh động, xác thực về một cơn mưa đầu mùa.
Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài tập.
- GV trình bày phần chuẩn bị quan sát cơn mưa ở nhà.
- GV nhận xét và nêu nhiệm vụ cho HS.
- HS làm việc cá nhân lập dàn ý cho bài văn tả cảnh một cơn mưa. 
- 2 HS viết trên bảng nhóm.
- Một số HS trình bày dàn ý của mình. 
- Hướng dẫn HS nhận xét bổ sung. 
- Nhận xét phân tích kĩ để HS học tập rút kinh nghiệm trong 2 dàn bài viết trên bảng nhóm. 
C- Củng cố dặn dò 
- GV nhấn mạnh tác dụng của việc quan sát trong bài văn tả cảnh và chọn lọc các chi tiết trong bài văn tả cảnh.
- Nhận xét giờ học - Dặn dò HS về nhà hoàn thành bài và chọn 1 phần trong bài để chuyển thành đoạn văn trong tiết tới.
Luyện từ và câu
Luyện tập về từ đồng nghĩa
I. Mục tiêu
- Hiểu ý nghĩa chung của một số câu tục ngữ (BT2).
- Sử dụng từ đồng nghĩa một cách thích hợp (BT1) ; dựa theo ý một khổ thơ trong bài Sắc màu em yêu, viết được đoạn văn miêu tả sự vật có sử nhiều từ đồng nghĩa(BT3). 
- Có ý thức trong việc sử dụng từ đồng nghĩa sao cho phù hợp với ngữ cảnh và viết văn. 
II. Đồ dùng dạy- học 
III. Các hoạt động dạy- học 
1. Kiểm tra bài cũ.
- HS1 : đọc thuộc lòng các câu tục ngữ ở bài 2 ở tiết trước.
- HS2 : nêu ý nghĩa của các câu tục ngữ đó. 
2. Bài mới.
a.Giới thiệu bài.
 - GV nêu mục đích ,yêu cầu của giờ học
b.Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1. HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
- HS cả lớp đọc thầm ND bài tập, qs tranh minh hoạ trong SGK, làm bài vào vở bài tập. 
- Lần lượt từng HS nêu từ đã điền vò chỗ trống. 
- GVvà HS cùng chữa bài, chốt lời giải đúng.
- 1 HS đọc lại đoạn văn.
Bài tập 2. HS đọc đề bài.
- GV giải nghĩa từ cội HD HS cách làm.
- HS trao đổi theo cặp để giải thích ý nghĩa chung của các câu tục ngữ.
- 1 HS trả lời trước lớp. 
- GV và HS cùng nhận xét kết luận.
- HS đọc thuộc lòng 3 câu tục ngữ.
Bài tập 3. HS đọc nội dung bài. GV nêu yêu cầu HS phải dùng được nhiều từ đồng nghĩa để viết đoạn văn. 
- GV nhắc nhở HS có thể viết về sự vật có trong bài hoặc không có trong bài và chú ý sử dụng nhiều từ đồng nghĩa. 
- HS tự làm bài vào vở
- GV giúp HS viết được đoạn văn theo yêu cầu.
- Chọn 1 - 2 đoạn văn hay để cả lớp cùng học tập.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt.
- HS về nhà tự tìm từ đồng nghĩa và tự viết thành đoạn văn ngắn, học thuộc các câu tục ngữ của bài 2.
Toán
Tiết 14: Luyện tập chung
I. Mục tiêu
- HS được củng cố về :
+ Nhân chia hai phân số. Tìm thành phần chưa biết của phép tính với phân số. 
+ Chuyển số đo có hai tên đơn vị đo thành hỗn số kèm theo một tên đơn vị đo.
+ Củng cố cách tính diện tích hình vuông, hình chữ nhật 
- Thực hiện đúng các phép tính về nhân chia hai phân số, chuyển đổi chính xác và vận dụng tìm thành phần chưa biết của phép tính với phân số.
- HS có ý thức học và làm bài.
II. Đồ dùng dạy- học
- GV chuẩn bị cho HS phiếu học tập bài 4 trang 17. (2 phiếu to để chữa bài.)
III. Các hoạt động dạy -học
1/ Kiểm tra bài cũ
- Lồng ghép trong quá trình chữa bài tập.
2/ Bài mới
a. GV giới thiệu bài.
GV nêu trực tiếp.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1. HS làm vào vở .
- GV giúp HS làm tốt phần b và d ( chuyển hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép nhân..
- HS lên bảng chữa bài.
- Củng cố lại cách nhân, chia phân số .
Bài 2. GV ? Bài 2 yêu cầu chúng ta làm gì ? 
- HS làm vở .GV giúp đỡ HS
- GV thu vở chấm chữa bài.
- HS nêu lại cách tìm số hạng, số bị trừ, thừa số, số bị chia trong phép tính.
Bài 3. HS xác định yêu cầu của bài. 
- 1HS giải thích phần mẫu trong SGK.
- GV giúp HS nhớ lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài.
- HS làm bài vào vở.
Bài 4 :
- Gv giao phiếu cho HS và Y/c HS đọc kĩ bài và nháp kết quả, sau đó khoanh vào kết quả đúng.
- 2 bài viết phiếu to treo bảng để chữa.
- HS nhắc lại cách tính diện tích của HV và HCN.
3. Củng cố, dặn dò.
- 1 HS nhắc lại cách nhân, chia 2 ps.
- HS nhắc lại cách tìm thành phần chưa biết trong biểu thức.
- GVnhận xét chung tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 11 tháng 9 năm 2015
Tập làm văn
Luyện tập tả cảnh
I- Mục TIÊU
- HS nắm được ý chính của 4 đoạn văn, biết chọn 1 đoạn để hoàn chỉnh theo yêu cầu của bài tập.
- Dựa vào dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa đã lập trong tiết trước, viết được 1 đoạn văn có chi tiết và hình ảnh hợp lí.
- HS yêu thích cảnh vật thiên nhiên.
ii. đồ dùng dạy học- GV: Bảng nhóm 
III- Các hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ
- GV cho 2 HS đọc dàn ý miêu tả cơn mưa.
- GV nhận xét.
B- Dạy bài mới
1- Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu, nhiệm vụ giờ học.
2- Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài 1: - Một HS đọc nội dung yêu cầu - Cả lớp theo dõi trong SGK.
- Đề bài mà bạn Quỳnh Liên làm là gì? (Tả quang cảnh sau cơn mưa)
- Cả lớp đọc thầm lại 4 đoạn văn, thảo luận cặp đôi, xác định nội dung chính của mỗi đoạn. 
- HS nối tiếp nhau nêu nội dung chính của 4 đoạn văn - Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại nội dung chính của 4 đoạn văn:
+ Đoạn 1: Giới thiệu cơn mưa rào - ào ạt tới rồi tạnh ngay.
+ Đoạn 2: ánh trăng và các con vật sau cơn mưa.
+ Đoạn 3: Cây cối sau cơn mưa.
+ Đoạn 4: Đường phố và con người sau cơn mưa.
- GV yêu cầu mỗi HS chọn hoàn chỉnh 1 đoạn bằng cách viết thêm vào những chỗ có dấu ()
- HS nối tiếp nhau nêu đoạn mình chọn viết.
- 4 HS viết 4 đoạn khác nhau trên bảng nhóm GV đã chuẩn bị.
- Lớp làm bài vào vở.
- HS gắn kết quả lên bảng, lớp nhận xét, bổ sung.
- Một số HS tiếp nối nhau đọc bài làm của mình.
- Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá điểm.
- GV chú ý sửa cácg dùng từ đặt câu, diễn đạt.
Bài 2: - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV gợi ý HS đọc lại dàn ý bài văn tả cơn mưa của mình đã lập để làm bài.
- GV kiểm tra dàn ý của một số HS.
- HS cả lớp viết bài vào vở - GV giúp HS lựa chọn đoạn trong phần dàn ý để chuyển thành đoạn văn.
- Một số HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn đã viết. Cả lớp và GV nhận xét, GV chấm một số đoạn viết hay, thể hiện sự quan sát riêng, lời văn chân thực sinh động.
C. Củng cố, dặn dò 
- GV củng cố cho HS về dàn ý của bài văn tả cảnh và dựa vào dàn ý để xây dựng đoạn văn.- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS quan sát trường học để chuẩn bị cho giờ sau.
Khoa học
Bài 6: Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì
I/ Mục tiêu
- Sau bài học :
 + HS biết nêu một số đặc điểm chung của trẻ em ở từng giai đoạn: dưới 3 tuổi, từ 3 đến 6 tuổi, từ 6 đến 10 tuổi.
 + Nêu đặc điểm và tầm quan trọng của tuổi dậy thì đối với cuộc đời của mỗi con người.
- Nhận biết nhanh tuổi ở từng giai đoạn thông qua các đặc điểm.
- Có ý thức ăn uống tốt và vệ sinh tốt để cơ thể phát triển cân đối.
II/ Đồ dùng dạy học.
-Hình trang 14,15 SGK.
-HS sưu tầm ảnh bản thân lúc còn nhỏ hoặc ảnh của trẻ em ở lứa tuổi khác nhau.
III/ Các hoạt động dạy- học.
 1. Kiểm tra bài cũ.
-Phụ nữ có thai nên và không nên làm gì?
- Em có thể làm gì để giúp phụ nữ có thai.
 2. Bài mới.
HĐ. Giới thiệu bài. Nêu mục đích yêu cầu của giờ học.
HĐ2. Thảo luận cả lớp.
* Mục tiêu: HS nêu được tuổi và đặc điểm của em bé trong ảnh đã sưu tầm được.
 * Cách tiến hành.
Bước 1: Y/c HS làm việc cá nhân mang ảnh đã sưu tầm được để giới thiệu ; Em bé mấy tuổi và đã biết làm gì?
Bước 2: HS làm việc theo hướng dẫn của GV.
HĐ3: Trò chơi "Ai nhanh ai đúng ".
* MT: HS nêu được một số đặc điểm chung của trẻ em ở từng giai đoạn: Dưới 3 tuổi, từ 3 đến 6 tuổi, từ 6 đến 10 tuổi.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: -Y/c HS quan sát từng bức ảnh GV đã phát cho và đọc thông tin rồi xem thông tin đó ứng với bức ảnh nào?
Bước 2: Y/c làm việc theo nhóm.( 3 nhóm)- HS cùng quan sát hình SGK thảo luận theo nhóm và tìm lời giải đá

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 3.LOP 5.SANG.doc