Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 27 - Năm học 2016-2017

TOÁN

LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU:

- Biết tính vận tốc, quãng đường, thời gian.

- Biết đổi đơn vị đo thời gian.

- HS làm được BT1, BT2. HS khá giỏi làm được cả BT3, BT4.

- Giáo dục HS ý thức tích cực làm bài tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng nhóm.

- Định hướng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: Vấn đáp, gợi mở; thực hành, thảo luận, nhóm, cá nhân.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Kiểm tra bài cũ:

- Cho HS nêu quy tắc và công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian.

- GV nhận xét.

2. Bài mới:

a.Giới thiệu bài:

- GV nêu mục tiêu và yêu cầu tiết học

- Ghi bảng tựa bài.

b. Bài mới:

* Mục tiêu: HS hiểu và giải được các bài toán về tìm vận tốc, quãng đường và thời gian.

* Phương pháp: Hỏi - đáp, thảo luận nhóm, thực hành.

* Hướng dẫn HS làm bài tập.

Bài tập 1 (144):

- Mời 1 HS nêu yêu cầu.

- GV hướng dẫn HS làm bài.

- Cho HS làm vào vở.

- Mời 1 HS làm bài vào bảng phụ.

- Cả lớp và GV nhận xét bài lm vào bảng phụ của HS.

Bài tập 2 (144):

- Mời 1 HS nêu yêu cầu.

- Cho HS làm bằng bút chì vào nháp. 1 HS làm trên bảng

- Cả lớp và GV nhận xét.

*Bài tập 3(KG) (144):

- Mời 1 HS nêu yêu cầu.

- GV hướng dẫn HS làm bài.

- Cho HS làm bài vào nháp.

- Mời 1 HS khá làm bài vào bảng phụ.

- Cả lớp và GV nhận xét.

*Bài tập 4(KG) (144):

- Mời 1 HS nêu yêu cầu.

- Mời HS nêu cách làm.

- Cho HS làm vào nháp.

- Mời 1 HS khá làm vào bảng nhóm, sau đó treo bảng nhóm.

- Cả lớp và GV nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò:

- GV củng cố nội dung bài.

- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.

- 3 HS lần lượt nêu.

- HS lắng nghe.

Bài tập 1

- HS đọc yêu cầu

- Lắng nghe giáo viên hướng dẫn.

- Cả lớp làm bài vào vở

- 1 HS làm vào bảng phụ.

- HS nhận xét.

Bài giải:

 Đổi: 4giờ 30phút = 4,5giờ

 Mỗi giờ ô tô đi được là:

 135 : 3 = 45(km)

 Mỗi giờ xe máy đi được là:

 135 : 4,5 = 30(km)

 Mỗi giờ ô tô đi được nhiều hơn xe máy là:

 45 – 30 = 15(km)

 Đáp số: 15km.

Bài tập 2

- HS đọc yêu cầu

- HS làm bằng bút chì vào nháp. 1 HS lên bảng làm bài.

- Nhận xét bài làm của HS trên bảng.

Bài giải:

Vận tốc của xe máy với đơn vị đo m/phút là:

 1250 : 2 = 625(m/phút)

 1giờ = 60phút.

Một giờ xe máy đi được:

 625 60 = 37500(m);

 37500m = 37,5km/giờ.

 Đáp số: 37,5km/ giờ.

*Bài tập 3(KG)

- HS đọc yêu cầu

- Lắng nghe giáo viên hướng dẫn.

- HS làm bài vào nháp

- HS khá lm bài vào bảng phụ.

- Nhận xét bài làm của bạn.

*Bài giải:

 Đổi: 15,75km = 15750 m

 1giờ 45phút = 105phút

Vận tốc của xe máy với đơn vị đo m/phút là:

 15750 : 105 = 150(m/phút)

 Đáp số: 150m/phút.

*Bài tập 4(KG)

- HS đọc yêu cầu

- HS suy nghĩ nêu cách làm.

- HS làm vào nháp.

- HS khá làm vào bảng nhóm

- Nhận xét bài làm của HS.

*Bài giải:

 72km/giờ = 72000m/giờ

 Thời gian để cá heo bơi 2400m là:

 2400 : 72000 = (giờ)

 giờ = 60phút = 2phút.

 Đáp số: 2phút.

- HS nhắc lại cách tính vận tốc, quãng đường, thời gian.

 

docx 64 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 523Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 27 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KHOA HỌC
CÂY CON CÓ THỂ MỌC LÊN TỪ MỘT SỐ BỘ PHẬN CỦA CÂY MẸ
I. MỤC TIÊU
- Kể được tên một số cây có thể mọc từ thân, cành, lá, rễ của cây mẹ
II. CHUẨN BỊ
- Hình vẽ trong SGK trang 110, 111, ngọn mía, vài củ khoai tây, lá bỏng, gừng, riềng, hành, tỏi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt dộng học
1-Ổn định 
2-Kiểm tra bài cũ
-Câu hỏi: Thực hành nói về sự phát triển của hạt mướp từ lúc gieo đến lúc mọc thành cây, ra hoa, kết quả
-GV nhận xét, đánh giá
3-Bài mới
v	Hoạt động 1: Tìm hiểu sự mọc chồi của cây mía 
* Mục tiêu: HS biết được cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ.
* Phương pháp: Hỏi - đáp, thảo luận nhóm.
- Yêu cầu HS quan sát hình 1 SGK trang110 và thực hiện yêu cầu sau:
+ Chỉ vào chồi trên hình 1a, cho biết chồi mọc ra từ vị trí nào trên thân cây?
+ Người ta sử dụng phần nào của cây mía để trồng?
- GV nhận xét thống nhất các ý kiến
vHoạt động 2: Tìm vị trí mọc chồi trên một số cây khác
- Yêu cầu HS quan sát hình 2, 3, 4, 5, 6 SGK trang 110 và thực hiện yêu cầu sau:
+ Tìm vị trí mọc chồi trên củ khoai tây, gừng, hành, tỏi, lá bỏng.
+ Kể tên một số cây khác có thể trồng bằng một bộ phận của cây mẹ?
- GV kết luận:
+ Cây trong bằng thân, đoạn thân: xương rồng, hoa hồng, mía, khoai tây.
+ Cây con mọc ra từ thân rễ (gừng, nghệ,) thân giò (hành, tỏi,).
+ Cây con mọc ra từ lá (lá bỏng).
- GV chốt lại: Ở thực vật, cây con có thể mọc lên từ hạt hoặc mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ 
4. Củng cố - dặn dò
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: “Sự sinh sản của động vật”.
- 2 HS trình bày
- Lớp nhận xét
HS quan sát nhóm đôi thực hiện yêu cầu. 
HS trả lời các câu hỏi:
+ Chồi mọc ra từ nách lá (hình 1a).
+ Trồng mía bằng cách đặt ngọn nằm dọc rãnh sâu bên luống. Dùng tro, trấu để lấp ngọn lại (hình 1b).
+ Một thời gian thành những khóm mía (hình 1c).
HS thảo luận nhóm 4 thực hiện yêu cầu. 
Đại diện các nhóm trả lời các câu hỏi:
+ Trên củ khoai tây có nhiều chỗ lõm vào, mỗi chỗ lõm có một chồi.
+ Trên củ gừng cũng có những chỗ lõm vào, mỗi chỗ lõm có một chồi.
+ Trên đầu củ hành hoặc củ tỏi có chồi mọc nhô lên.
+ Lá bỏng: chồi mọc ra từ mép lá.
Các nhóm về nhà chọn và trồng thử một cây bằng thân, rễ hoặc lá của cây mẹ
IV. RÚT KINH NGHIỆM
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư, ngày 22 tháng 3 năm 2017
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I.MỤC TIÊU
- Làm quen với bài toán chuyển động cùng chiều đuổi nhau.
- Rèn luyện kỹ năng giải toán liên quan đến tính vận tốc, quãng đường, thời gian; chuyển đổi các đơn vị trong toán chuyển động.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- 1 bảng giấy ghi sẵn đề bài của bài tập 1a.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
KIỂM TRA BÀI CŨ
- GV mời 2 HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV chữa bài, nhận xét HS.
DẠY - HỌC BÀI MỚI
2.1.Giới thiệu bài
- GV: trong tiết học toán này chúng ta làm quen với bài toán về chuyển động cùng chiều đuổi nhau và làm các bài toán luyện tập về tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
2.2.Hướng dẫn giải bài toán về chuyển động cùng chiều đuổi nhau
Bài 1a:
- GV dán băng giấy có ghi sẵn đề bài ở bài tập 1a, yêu cầu HS đọc.
- GV vẽ sơ đồ bài toán trên bảng và hướng dẫn HS tìm lời giải:
+ Người đi xe đạp bắt đầu đi từ đâu đến đâu với vận tốc là bao nhiêu?
+ Người đi xe máy bắt đầu đi từ đâu đến đâu với vận tốc là bao nhiêu?
+ Như vậy theo bài toán, vào cùng thời gian đó, trên quãng đường từ A đến C có mấy xe cùng chuyển động? Chuyển động cùng chiều hay ngược chiều so với nhau?
- GV giảng: Trên quãng đường từ A đến C có hai xe cùng chuyển động về phía C. Xe máy chạy nhanh hơn xe đạp nên sẽ đến lúc nó đuổi kịp xe đạp.
+ Khoảng cách ban đầu giữa hai xe là bao nhiêu ki-lô-mét?
+ Khi xe máy đuổi kịp xe đạp thì khoảng cách giữa hai xe là bao nhiêu ki-lô-mét?
- GV giảng: Như vậy thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp chính là thời gian để khoảng cách hai xe rút ngắn từ 48km xuống còn 0km.
+ Sau mỗi giờ xe máy gần hơn xe đạp được bao nhiêu km?
- GV vừa chỉ sơ đồ vừa giảng : Vì xe máy mỗi giờ đi được 36km mà xe đạp chỉ đi được 12km nên cứ sau 1 giờ thì xe máy sẽ gần hơn xe đạp được 36 - 12 = 24 (km/giờ)
+ Lúc đầu xe máy cách xe đạp 48km, biết sau mỗi giờ xe máy gần xe đạp 24km hảy tính thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp?
+ Vậy để tính được thời gian xe máy đuổi kịp xe đạp chúng ta phải làm qua mấy bước, nêu rõ cách làm của từng bước.
- GV yêu cầu HS trình bày lời giải bài toán.
Bài 1b
- Yêu cầu 1 HS đọc đề bài.
- GV hướng dẫn HS tìm lời giải bài bài toán:
+ Xe đạp đi như thế nào?
+ Xe máy đi như thế nào?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Lúc xe máy bắt đầu đi thì xe đạp đã cách A bao nhiêu km?
+ Sau mỗi giờ xe máy gần xe đạp bao nhiêu km?
+ Tính thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp.
- GV yêu cầu HS trình bày lời giải và giải vào vở bài tập.
- GV cho HS nhận xét bài làm của HS trên bảng.
- GV nhận xét và chốt đáp án.
Bài 2
- Yêu cầu 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự giải bài tập vào vở, 1 HS làm bảng phụ.
- GV nhận xét bài là của HS trên bảng phụ
- giờ là bao nhiêu phút?
- GV : Trong 2,4 phút bào gấm chạy được 4,8 km. Báo gấm là một trong những loài động vật chạy nhanh nhất.
Bài 3
- Yêu cầu 1 HS đọc đề bài toán.
- GV hướng dẫn HS tìm lời giải:
+ Đến khi ô tô khởi hành thì xe máy đã đi được bao lâu?
+ Khi ô tô bắt đàu khởi hành thì xe máy đã đi được bao nhiêu km?
+ Khi bắt đầu khởi hành ô tô cách xe máy bao nhiêu km?
- GV vẽ sơ đồ bài toán và giải thích về 2 chuyển động cho HS hiểu: lúc 11 giờ 7 phút ô tô đi từ A và xe máy đi từ B, ô tô đuổi theo xe máy.
- Yêu cầu HS giải bài toán vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét, sửa bài trên bảng.
CỦNG CỐ DẶN DÒ
- GV nhận xét tiết học
- Tuyên dương những HS tích cực trong giờ học.
- Dặn chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.
- 1 HS đọc đề bài cho HS cả lớp cùng nghe.
- Quan sát sơ đồ, trả lời câu hỏi của GV để tìm lời giải:
+ Người di xe đạp bắt đầu đi từ B đến C với vận tốc 12km/giờ.
+ Người di xe máy bắt đầu đi từ A đến C với vận tốc 36km/giờ.
+ Như vậy, theo bài toán vào cùng thời gian đó có hai xe cùng chuyển động và cùng chiều với nhau (cùng đi về C)
+ Khoảng cách ban đầu giữa hai xe là 48km.
+ Khi xe máy đuổi kịp xe đạp thì khoảng cách giữa hai xe là 0km.
+ Một số HS nêu ý kiến theo cách hiểu của mình.
- HS nêu lại : Sau mỗi giờ xe máy gần xe đạp là :
36 - 12 = 24 (km/giờ)
+ Thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp là:
48 : 2 = 2 (giờ)
+ Để tính được thời gian xe máy đuổi kịp xe đạp ta làm qua 2 bước:
Bước 1 : tính xem sau mỗi giờ xe máy gần xe đạp được bao nhiêu (tính hiệu vận tốc của hai xe)
Bước 2 : tính thời gian xe máy đuổi kịp xe đạp (lấy khoảng cách ban đầu giữa hai xe chia cho hiệu vận tốc).
- 1 HS lên bảng trình bày, HS cả lớp trình bày bài vào vở bài tập
Bài giải
Sau mỗi giờ xe máy gận xe đạp là:
36 - 12 = 24 (km)
Thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp là:
48 : 24 = 2 (giờ)
Đáp số: 2 giờ
Bài 1b
- 1 HS đọc đề bài. Lớp đọc thầm theo
- HS trả lời:
+ Xe đạp đi từ A đến B với vận tốc 12 km/giờ
+ Xe máy khỏi hành sau xe đạp 3 giờ và cũng đi từ A đến B với vận tốc 36km/giờ.
+ Kể từ lúc bắt đầu đi, sau bao lâu thì xe máy đuổi kịp xe đạp?
+ Lúc xe máy bắt đầu đi thì xe đạp đã cách A : 12 × 3 = 36 (km)
+ Sau mỗi giờ xe máy gần xe đạp
36 - 12 = 24 (km)
+ Thời gian để xe máy đuổi kip xe đạp là:
36 : 24 = 1,5 (giờ)
- 1 HS lên bảng giải bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Khi bắt đầu đi, xe máy cách xe đạp là:
12 × 3 = 36 (km)
Sau mỗi giờ, xe máy gần xe đạp là:
36 - 12 = 24 (km)
Thời gian xe máy đuổi kịp xe đạp là:
36 : 24 = 1,5 (giờ)
1,5 giờ = 1 giờ 30 phút
Đáp số : 1 giờ 30 phút
- HS nhận xét.
Bài 2
- 1 HS đọc đề bài. Lớp đọc thầm theo
- HS tự giải bài tập vào vở, 1 HS làm bảng phụ.
Bài giải
Quãng đường báo gấm chạy được là:
120 × = 4,8 (km)
Đáp số : 4,8 km
- giờ = 2,4 phút
Bài 3
- 1 HS đọc đề bài, lớp đọc thầm theo.
+ Đến khi ô tô khởi hành thì xe máy đã đi được : 11 giờ 7 phút - 8 giờ 37 phút = 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ
+ Khi ô tô bắt đầu khởi hành thì xe máy đã đi được : 36 × 2,5 = 90 km
+ Khi bắt đầu khởi hành ô tô cách xe máy đúng bằng quãng đường xe máy đi được là 90 km
- HS quan sát sơ đồ và lắng nghe giáo viên giảng
- HS giải bài toán vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
Bài giải:
Thời gian xe máy đi trước ô tô là:
11 giờ 7 phút - 8 giờ 37 phút = 2 giờ 30 phút
2 giờ 30 phút = 2,5 giờ
Khi ô tô bắt đầu khởi hành thì xe máy đã đi được : 
36 × 2,5 = 90 (km)
Sau mỗi giờ ô tô gần xe máy là:
54 - 36 = 18 (km)
Thời gian để ô tô đuổi kịp xe máy là:
90 : 18 = 5 (giờ)
Ô tô đuổi kịp xe máy lúc:
11 giờ 7 phút + 5 giờ = 16 giờ 7 phút
Đáp số : 16 giờ 7 phút
- HS quan sát để sửa bài nếu làm sai.
- HS lắng nghe và làm theo.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TẬP ĐỌC
ĐẤT NƯỚC
NGUYỄ ĐÌNH THI
I. MỤC TIÊU
1. Đọc thành tiếng
* Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ:
- PB: năm xưa, chớm lạnh, xao xác, nắng lá, phù sa, rì rầm,
- PN: ngoảnh, ngả, đỏ, khuất, buổi, 
* Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng các dấu câu, giữa các cụm từ, dòng thơ, khổ thơ, nhấn giọng ở những từ ngữ tả.
* Đọc diễn cảm toàn thơ.
2. Đọc hiểu
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: đất nước, hơi may, chưa bao giờ khuất,
- Hiểu nội dung bài: Bài thơ thể hiện niềm vui, niềm tự hào về đất nước tư do, tình yêu tha thiết của tác giả đối với đất nước, với truyền thống bất khuất của dân tộc.
3. Học thuộc lòng bài thơ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh họa trang 94, SGK.
- Bảng phụ ghi sẵn dòng thơ, đoạn thơ cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn bài Tranh làng Hồ và trả lời câu hỏi nội dung bài.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc và trả lời câu hỏi
- Nhận xét từng HS
2. DẠY HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- Cho HS quan sát tranh minh họa và hỏi: Em có nhận xét gì về cảnh vật và màu sắc trong tranh?
- Giới thiệu: Bức tranh gợi cho ta nghĩ đến cuộc sống vui vẽ, tự do, ấm no, hạnh phúc. Đó cũng chính là niềm vui, cảm xúc của nhà thơ Nguyễn Đình Thi khi đất nước toàn thắng. Trong giờ học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu hơn về cảm xúc này của tác giả.
2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc
- Yêu cầu 5 HS đọc nối tiếp từng khổ thơ trong bài (2 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng (nếu có) của từng HS.
- Chú ý cách ngắt nhịp các câu thơ sau:
+ Gió thổi / mùa thu / hương cốm mới.
Tôi nhớ / những ngày thu đã xa.
+ Sau lung / thềm nắng / lá rơi đầy.
+ Mùa thu nay / khác rồi.
+ Gió thổi / rừng tre phấp phới.
- Gọi HS đọc phần Chú giải.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Yêu cầu HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu. Chú ý cách đọc như sau:
+ Toàn bài đọc với giọng trầm lắng, cảm hứng ca ngợi, tự hào về đất nước. Khổ thơ 1, 2 giọng thiết tha, bang khuân, khổ 3, 4 nhịp nhanh hơn, giọng vui, khỏa khoắn, tràn đầy tự hào, khổ 5 giọng chậm rãi, trầm lắng, chứa chan tình cảm, sự thành kính.
+ Nhấn giọng ở những từ ngữ: năm xưa, mới, đã xa, xao xác, không nắng, khác, vui vẻ, phấp phới, thay áo mới, trong biếc, thiết tha, đây, của chúng ta, thơm mát, bát ngát, đỏ nặng, chưa bao giờ khuất, rì rầm,
b. Tìm hiểu bài
- Tổ chức cho HS trao đổi, trả lời câu hỏi trong SGK theo nhóm.
- Tổ chức cho HS trao đổi, tìm hiểu bài trước lớp dưới sự điều khiển của 1 HS. GV chỉ kết luận hoặc bổ sung thêm câu hỏi.
- Các câu hỏi tìm hiểu bài và phần GV giảng thêm.
+ “Những ngày thu đã xa” được tả trong 2 khổ thơ đầu đẹp mà buồn. Em hãy tìm những từ ngữ nói lên điều đó.
- Giảng: Đây là những câu thơ viết về mua Hà Nội năm 1946. Năm những người con của Thủ đơ từ biệt Hà Nội đi kháng chiến, để lại phố phường trong tay giặc, tâm trạng của họ rất lưu luyến, ngậm ngùi. Họ ra đi đầu không ngoảnh lại mà vẫn thấy thềm nắng phía sau lung lá rơi đầy.
+ Cảnh đất nước trong mùa thu mới được tả ở khổ thơ thứ 3 như thế nào?
+ Tác giả đã sử dụng biện pháp gì để tả thiên nhiên, đất trời trong mùa thu thắng lợi của kháng chiến.
+ Lòng tự hào về đất nước tự do, về truyền thống bất khuất của dân tộc được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào ở hai khổ thơ cuối?
- Giảng: Lòng tự hào về đất nước tự do được thể hiện qua những từ ngữ: trời xanh đây, núi rừng đây, của chúng ta, của chúng ta→ Các từ ngữ đây, của chúng ta được lặp đi lặp lại có tác dụng nêu bật niềm tự hào, niềm hạnh phúc về đất nước giờ đây đã tự do, đã thuộc về chúng ta. Những hình ảnh: những cách đồng thơm mát, những ngả đường bát ngát, những dòng suối đỏ nặng phù sa được miêu tả theo cách liệt kê như vẽ ra trước mắt cảnh đất nước tự do bao la.
- Lòng tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc được thể hiện qua những từ ngữ: nước của những người chưa bao giờ khuất (những người dũng cảm, chưa bao giờ biết khuất phục, những người chưa bao giờ mất, những người sống mãi với thời gian); qua hình ảnh: đêm đêm rì rầm trong tiếng đất. Những buổi ngày xưa vọng nói về (tiếng của ông cha từ nghìn năm lịch sử vọng về nhắn nhủ cháu con).
+ Em hãy nêu nội dung chính của bài.
- Ghi nội dung chính của bài lên bảng.
c. Đọc diễn cảm và học thuộc lòng.
- Yêu cầu 5 HS nối tiếp nhau đọc bài thơ, HS cả lớp theo dõi, tìm cách đọc hay.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm khổ 3,4:
+ Treo bảng phụ có viết đoạn thơ.
+ Đọc mẫu và yêu cầu HS theo dõi để tìm cách đọc.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
Mùa thu nay / khác rồi
Tôi đứng vui nghe / giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre / phấp phới
Trời thu / thay áo mới
Trong biếc / nói cười thiết tha.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét từng HS.
- Yêu cầu HS học thuộc lòng bài thơ.
- Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng bài thơ theo hình thức nối tiếp.
- Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng bài thơ.
- Nhận xét từng HS.
3. CỦNG CỐ DẶN DÒ
- GV yêu cầu: Dựa vào tranh minh họa và bài thơ, em hãy tả lại cảnh đất nước tự do bằng lời của mình.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc lòng bài thơ và luyện đọc các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 27.
- 3 HS đọc bài nối tiếp và lần lượt trả lời các câu hỏi theo SGK.
- Quan sát và trả lời: Cảnh vật trong trang rất sống động, vui tươi. Màu vàng, xanh của bức tranh tạo nên sự giàu có, ấm cúng.
- Mỗi HS đọc 1 khổ thơ. HS lần lượt đọc từ đầu cho đến hết bài.
Trời thu / thay áo mới
Trong biếc / nói cười thiết tha
Những cánh đồng / thơm mát
Những ngả đường / bát ngát
Đêm đêm / rì rầm trong tiếng đất.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc từng khổ thơ.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Theo dõi.
- 4 HS tạo thành 1 nhóm cùng nhau trao đổi, đọc thầm, trả lời câu hỏi.
- 1 HS khá lên điều khiển cả lớp tham gia trao đổi, trả lời câu hỏi.
- Câu trả lời HS cần đạt:
+ Những ngày thu đã xa đẹp: sáng mát trong, gió thổi mùa thu hương cốm mới. Những ngày thu đã xa, sáng chớm lạnh, những phố dài xao xác hơi may, thềm nắng, lá rơi đầy, người ra đi đầu không ngoảnh lại.
- Lắng nghe.
+ Cảnh đất nước trong mùa thu mới rất đẹp: rừng tre phấp phới, trời thu thay áo mới, trời thu trong biếc. Cảnh đất nước trong mùa thu mới còn rất vui: rừng tre phấp phới, trời thu nói cưới thiết tha.
+ Tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa làm cho đất trời cũng thay áo, cũng nói cười như con người để thể hiện niềm vui phơi phới, rộn ràng của thiên nhiên, đất trời trong mùa thu thắng lợi của cuộc kháng chiến.
+ Lòng tự hào về đất nước tự do được thể hiện qua các điệp từ, điệp ngữ: đây, những, của chúng ta. Lòng tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc được thể hiện qua các từ ngữ: chưa bao giờ khuất, rì rầm trong tiếng đất, vọng nói về.
+ Bài thơ thể hiện niềm vui, niềm tự hào về đất nước tự do, tình yêu tha thiết của đất nước, với truyền thống bất khuất của dân tộc.
- 2 HS nhắc lại nội dung chính. HS cả lớp ghi vào vở.
- 5 HS nối tiếp đọc thành tiếng. HS cả lớp theo dõi, sau đó cùng trao đổi để tìm cách đọc.
+ Theo dõi và tìm chổ ngắt giọng, nhấn giọng.
Trời xanh đây / là của chúng ta
Núi rừng đây / là của chúng ta.
Những cánh đồng / thơm mát
Những ngả đường / bát ngát
Những dòng sông / đỏ nặng phù sa.
- 3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm.
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Mỗi HS đọc thuộc lòng một khổ thơ, nối tiếp nhau đọc từ đầu cho đến hết.
- 3 HS đọc thuộc lòng toàn bài thơ.
- HS tự do phát biểu í kiến.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TẬP LÀM VĂN
ÔN TẬP VỀ TẢ CÂY CỐI
I. MỤC TIÊU 
- Biết được trình tự tả,tìm được các hình ảnh so sánh,nhân hoá tác giả đã sử dụng để tả cây chuối trong bài văn
- Viết được đoạn văn ngắn tả một bộ phận của một cây quen thuộc.
- GD ý thức học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Bảng phụ.
- Vở bài tập.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài cũ : 
+Gọi một số HS đọc lại đoạn văn viết lại tiết trước
+Nhận xét từng HS.
2 . Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:Giới thiệu,nêu yêu cầu của tiết học.
Hoạt động2: Hướng dẫn luyện tập
Bài 1:Yêu cầu HS đọc nội dung bài 1.Thảo luận theo cặp lần lượt trả lời từng câu hỏi.Nhận xét,bổ sung,GV mở bảng phụ ghi lời giải đúng.
Lời giải:
a)Cây chuối trong bài được tả theo trình tự:Tả từng thời kì phát triển của cây
-Còn có thể tả cây cối theo trình tự :tả từ bao quát đến chi tiết.
b)+Cây chuối đã được tả theo cảm nhận của các giác quan: Thị giác-thấy hình dáng của cây,lá,hoa,..
+Còn có thể quan sát cây cối bằng những giác quan: xúc giác,thính giác,vị giác,khứu giác.
c)Hình ảnh so sánh:tàu lá xanh lơ,dài như lưỡi mác,các ytàu lá ngả ranhư những cái quạt lớn;Cái hoa...đỏ như một mầm lửa non.
+Hình ảnh nhân hoá:đĩnh đạc,nhanh chóng thành mẹ,cổ cây,rụt lại,đánh động cho mọi người biết,lớn nhanh hơn hớn;bận đơn hoa,đành để mặc,đứng sát nách,khẽ khàng.
-GV chốt những ghi nhớ về văn tả đồ vật.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu của đề bài.
+Yêu cầu HS viết vào vở.
+ HS làm xong xung phong đọc bài cho cả lớp nghe.
- Cho HS nhận xét,bổ sung.
3. Cũng cố dặn dò	
- Hệ thống bài.
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau.
- Nhận xét tiết học.
+ Một số HS đọc.Lớp nhận xét,bổ sung.
-HS đọc bài thảo luận trả lời.Thống nhất ý kiến.
-HS đọc đề bài.
+ HS viết bài vào vở.
+ Đọc bài
+
 Nhận xét,bổ sung.
-Nhắc lại cấu tạo bài văn tả cây cối.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm, ngày 23 tháng 3 năm 2017
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG TỪ NGỮ NỐI
I.MỤC TIÊU:(lưu ý bài tập 1 làm 3 đoạn đầu)
- Hiểu thế nào là liên kết câu bằng phép nối,tác dụng của phép nối.Nhận biết được những từ ngữ dùng để nối câu.Bước đầu biết sử dụng các từu ngữ để liên kết câu.
- Vận dụng làm các bài tập luyện tập.
- GD ý thức tích cực trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 -Bảng phụ
- Bảng nhóm.Vở bài tập Tiếng Việt.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài cũ : 
- Đọc thuộc 1 số câu ca dao,tục ngữ bài 2 tiết trước?
- HS dưới lớp nhận xét
-GV nhận xét .
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:Giới thiệu,nêu yêu cầu tiết học
Hoạt động2: Hướng dẫn HS làm bài tập nhận xét:
*

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tuan_27.docx