Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 2 - Năm học 2017-2018 - Võ Thị Cầm Thi

Tiết 3: TẬP ĐỌC: NGHÌN NĂM VĂN HIẾN

I. MỤC TIÊU

- Biết đọc đúng một văn bản khoa học thư¬ờng thức có bảng thống kê

- Hiểu nội dung: Việt Nam có truyền thống khoa cử thể hiện nền văn hoá lâu đời. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ trong SGK

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

- Gọi HS lên bảng đọc bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa và trả lời các câu hỏi về nội dung bài.

+ Hãy nêu nội dung chính của bài?

- Nhận xét lại, đánh giá.

2. Bài mới

- Giới thiệu bài, ghi đề.

* Luyện đọc

- Gọi HS đọc toàn bài

- GV chia đoạn: 3 đoạn

+ Đ1: Từ đầu . cụ thể như sau.

+ Đ2: bảng thống kê

+ Đ3: Còn lại

- Yêu cầu HS đọc bài nối tiếp. HS đọc, GV sửa lỗi phát âm.

- Gọi HS đọc chú giải.

- HS đọc, tìm hiểu từ khó.

+ Em hiểu từ “ngót” nghĩa là gì?

+ Thế nào là ngạc nhiên?

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp

- Tổ chức HS luyện đọc theo cặp

- Nhận xét HS

- Gọi HS đọc toàn bài.

- GV đọc mẫu.

* Tìm hiểu bài

+ Đến thăm Văn Miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì?

- Đoạn 1 cho chúng ta biết điều gì?

+ Triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi nhất?

+ Triều đại nào có nhiều tiến sĩ nhất?

+ Bài văn giúp em hiểu điều gì về truyền thống văn hoá VN?

- Đoạn còn lại của bài văn cho em biết điều gì?

+ Bài văn nói lên điều gì?

- GV chốt lại nội dung và ghi bảng: Việt Nam có truyền thống khoa cử thể hiện nền văn hoá lâu đời.

* Đọc diễn cảm

- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc bài, nêu giọng đọc.

- Treo bảng phụ viết sẵn đoạn Đ2: bảng thống kê và tổ chức cho HS đọc.

- GV đọc mẫu

- Yêu cầu học sinh tìm cho nhấn giọng ngắt nghỉ.

- Gọi HS đọc thể hiện.

- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.

- Tổ chức cho HS thi đọc

- Nhận xét đánh giá từng HS.

3. Củng cố, dặn dò

+ Nêu nội dung của bài Nghìn năm văn hiến?

- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tốt.

- Dặn dò HS.

- HS lên bảng thực hiện yêu cầu.

- Lớp nhận xét.

- Lắng nghe, nhắc lại.

- 1 HS đọc toàn bài

- HS nối tiếp nhau đọc bài, sửa phát âm

- 1 HS đọc chú giải

+ Ngót nghĩa là gần hết, gần đủ.

+ Ngạc nhiên là không ngờ đến.

- HS nối tiếp nhau đọc bài

- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc theo cặp.

- 1 HS đọc thành tiếng.

- Lắng nghe tìm cách đọc đúng.

+ Đến thăm Văn Miếu khách nước ngoài ngạc nhiên khi biết rằng ngay từ năm 1075 nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ. Ngót 10 thế kỉ, tính từ khoa thi năm 1075 đến khoa thi cuối cùng vào năm 1919, các triều vua VN đã tổ chức được 185 khoa thi, lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ.

- Đoạn 1: VN có truyền thống khoa cử lâu đời.

+ Triều đại Lê: 104 khoa thi

+ Triều đại Lê: có 1780 tiến sĩ.

- HS nêu.

- Đoạn 2, 3: Chứng tích về một nền văn hiến lâu đời ở VN.

- Việt Nam có truyền thống khoa cử thể hiện nền văn hoá lâu đời.

- 3 HS nối tiếp nhau đọc, cả lớp theo dõi.

- HS lắng nghe.

- Đánh dấu chỗ GV đọc nhấn giọng, ngắt giọng.

- 1 HS đọc thể hiện

- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc.

- HS thi đọc, cả lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất.

- Việt Nam có truyền thống khoa cử thể hiện nền văn hoá lâu đời.

- Lắng nghe.

 

doc 34 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 513Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 2 - Năm học 2017-2018 - Võ Thị Cầm Thi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nói về Tổ quốc, quê hương (BT4).
- HS trên chuẩn đặt câu được với các từ ngữ nêu ở BT4.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng tìm từ đồng nghĩa chỉ màu đỏ, màu xanh, màu trắng, màu đen và đặt câu với từ đó.
- Gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi:
+ Thế nào là từ đồng nghĩa?
+ Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn?
+ Thế nào là từ đồng nghĩa không hoàn toàn?
- Nhận xét, đánh giá
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề.
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu 1/2 lớp đọc bài Thư gửi các HS; 1/2 lớp đọc bài VN thân yêu, viết ra những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc.
- Gọi HS phát biểu, GV ghi nhanh lên bảng các từ HS nêu.
- GV nhận xét kết luận lời giải đúng
+ Em hiểu Tổ Quốc có nghĩa là gì?
- Tổ quốc là đất nước gắn bó với những người dân của nước đó.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp.
- Gọi HS phát biểu, GV ghi nhanh lên bảng.
- Nhận xét, kết luận các từ đúng.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả.
- Nhận xét, kết luận
- Hỏi HS về nghĩa của một số từ có tiếng quốc và đặt câu.
Bài 4
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Gọi HS đọc câu mình đặt, GV nhận xét sửa chữa cho HS.
- Yêu cầu HS giải thích nghĩa của các từ ngữ: quê mẹ, quê hương, quê cha đất tổ.
3. Củng cố, dặn dò
+ Tổ quốc là gì? 
+ Hãy nêu các từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- HS trả lời.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe, nhắc lại.
- Tìm trong bài “Thư gửi các HS” hoặc “Việt Nam thân yêu” những từ đồng nghĩa với từ “Tổ quốc”.
- Cả lớp thực hiện theo yêu cầu của GV
+ Bài Thư gửi các HS có từ: nước nhà, non sông.
+ Bài Việt Nam thân yêu có từ: đất nước, quê hương.
- Tổ quốc là đất nước được bao đời trước xây dựng để dựng để lại trong quan hệ với những người dân có tình cảm gắn bó với nhau.
- HS lắng nghe.
- Tìm thêm những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận.
- HS tiếp nối nhau phát biểu, mỗi HS chỉ nói 1 từ.
+ đất nước, quê hương, quốc gia, giang sơn, non sông, nước nhà.
- 2 HS nhắc lại các từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc.
- Trong từ Tổ quốc, tiếng “quốc” có nghĩa là nước. Tìm thêm những từ chứa tiếng “quốc”
- 2 bàn HS tạo thành 1 nhóm cùng trao đổi, tìm từ viết vào bảng nhóm.
- 1 nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác bổ sung.
- HS đọc lại các từ trên bảng.
VD: quốc ca, quốc tế, quốc doanh, quốc hiệu, quốc huy, quốc kì, quốc học, quốc phòng... 
- HS đặt câu với các từ đó.
VD: Chúng em đang hát quốc ca.
+ Em đã từng đến thăm trường quốc học Huế.
- Đặt câu với một trong những từ ngữ. Quê hương; quê mẹ; quê cha đất tổ; nơi chôn rau cắt rốn.
- 4 HS đặt câu trên bảng. Mỗi HS đặt câu với 1 từ đó. HS dưới lớp viết câu mình đặt vào vở.
- HS tiếp nối nhau đọc câu mình đặt.
+ Em yêu Hà Giang quê hương em
+ Quảng Ninh là quê mẹ của tôi
+ Ai đi dâu xa cũng luôn nhớ về quê cha đất tổ của mình
+ Bà tôi luôn mong muốn đuẹoc về nơi chôn rau cắt rốn của mình.
- 2 HS nêu
+ Quê mẹ: quê hương của người mẹ sinh ra mình.
+ Quê hương: Quê của mình.
+ Quê cha đất tổ: nơi gia đình dòng họ đã qua nhiều đời sinh sống làm ăn.
+ Nơi chôn rau cắt rốn: nơi mình sinh ra, nơi mình ra đời.
- Tổ quốc là đất nước được bao đời trước xây dựng để dựng để lại trong quan hệ với những người dân có tình cảm gắn bó với nhau.
+ Đồng nghĩa với từ Tổ quốc: đất nước, quê hương, quốc gia, giang sơn, non sông, nước nhà.
- Lắng nghe.
Tiết 4: TẬP ĐỌC: SẮC MÀU EM YÊU
I. MỤC TIÊU 
- Đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tha thiết.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa bài thơ : Tình yêu quê hương đất nước với những sắc màu, những con người và sự vật đáng yêu của bạn nhỏ. (TL được các câu hỏi trong SGK).
- Học thuộc lòng khổ thơ em thích.
- HS trên chuẩn học thuộc toàn bộ bài thơ.
GDBVMT: Học sinh có ý thức yêu quý những vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên đất nước. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Tranh minh hoạ- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc bài Nghìn năm văn hiến và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
+ Hãy nêu nội dung chính của bài? 
- Nhận xét lại.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề.
* Luyện đọc
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV chia đoạn:
+ Đ1: 4 khổ thơ đầu
+ Đ2: 4 khổ thơ cuối.
+ Lần 1: GV sửa lỗi phát âm cho HS.
- Gọi HS đọc chú giải trong SGK
+ Lần 2: GV sửa lỗi ngắt nhịp cho HS, giải nghĩa từ khó.
- Cần cù nghĩa là gì? 
- Em hiểu thế nào là yên tĩnh?
- Nhận xét chốt lại.
- Luyện đọc theo cặp
- 1 HS đọc toàn bài
- GV đọc mẫu toàn bài.
* Tìm hiểu bài
+ Bạn nhỏ yêu thương sắc màu nào?
+ Mỗi sắc màu gợi ra những hình ảnh nào?
+ Mỗi sắc màu đều gắn với những hình ảnh rất đỗi quen thuộc đối với bạn nhỏ. Tại sao với mỗi màu sắc ấy, bạn nhỏ bạn nhỏ lại liên tưởng đến những hình ảnh ấy?
+ Vì sao bạn nhỏ lại nói rằng: Em yêu tất cả - Sắc màu Việt Nam?
+ Bài thơ nói lên điều gì về tình cảm của bạn nhỏ đối với quê hương đất nước?
+ Em có yêu quý quê hương đất nước như bạn nhỏ không?
- Liên hệ giáo dục ý thức bảo vệ yêu quý vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên đất nước.
+ Em hãy nêu nội dung bài thơ.
- Chốt lại và ghi nội dung: Tình yêu quê hương, đất nước với những sắc màu, những con người và sự vật đáng yêu của bạn nhỏ.
* Đọc diễn cảm - học thuộc lòng
- Gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn bài thơ và nêu giọng đọc đoạn mình đọc.
- GV HD HS đọc diễn cảm đoạn 2
+ GV treo bảng phụ và đọc mẫu.
+ Yêu cầu học sinh nêu các từ nhấn giọng, các chỗ cần chú ý nghỉ hơi, sau đó sửa chữa ý kiến cho HS.
+ Gọi HS đọc thể hiện.
- Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Yêu cầu HS học thuộc lòng bài thơ.
- Gọi HS đọc thuộc lòng trước lớp.
- Nhận xét lại, đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò
+ Nêu nội dung chính của bài?
- Nhận xét tiết học. Dặn dò HS
- 3 HS lần lượt đọc và trả lời câu hỏi.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe, nhắc lại.
- 1 HS đọc
- HS đọc nối tiếp theo đoạn 
- HS đọc kết hợp sửa lỗi phát âm 
- 1 HS đọc chú giải
- HS đọc nối tiếp theo đoạn kết hợp giải nghĩa từ 
- Cần cù: chịu khó, siêng năng.
- Yên tĩnh: không có tiếng động, tĩnh mịch.
- 2 HS ngồi cạnh nhau luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc
- Bạn nhỏ yêu thương tất cả những màu sắc Việt Nam: đỏ, xanh, vàng, trắng, đen, tím, nâu.
+ Màu đỏ: Màu máu, màu cờ Tổ quốc, màu khăn quàng đội viên
+ Màu xanh: Màu của đồng bằng, rừng núi, bầu trời.
+ Màu vàng: màu của lúa chín, của hoa cúc mùa thu, của nắng.
+ Mầu trắng : màu của trang giáng của đóa hoa hồng bạch 
+ Màu đen : Màu cảu hòn than , đôi mắt, màn đêm 
+ Màu tím : màu hoa cà , hoa sim, chiếc khăn nét mục 
+ Màu nâu: màu chiếc áo, đất đai, gỗ rừng.
- Vì mỗi màu sắc đều gắn với cảnh vật, sự vật, con người, con người gần gũi thân quen với bạn nhỏ.
- Bạn nhỏ yêu mọi màu sắc trên đất nước. Bạn yêu quê hương, đất nước 
- Tình yêu quê hương đất nước của bạn nhỏ.
- HS nối tiếp nhau trả lời.
- Tình cảm của bạn nhỏ với những sắc màu, những con người và sự vật xung quanh.
- 2 HS đọc nối tiếp theo đoạn
- HS theo dõi GV đọc mẫu
- HS thực hiện, HS khác bổ sung.
Em yêu màu xanh: / 
Đồng bằng rừng núi,/
Biển đầy cá tôm,/
Bầu trời cao vợi.//
- 1 HS đọc thể hiện.
- 2 HS ngồi cạnh nhau đọc cho nhau nghe.
- 3 HS tham gia cuộc thi lần lượt đọc, 
- HS cả lớp theo dõi NX
- HS tự học thuộc, sau đó 2 bạn ngồi cạnh kiểm tra lẫn nhau.
- HS lần lượt đọc, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nêu.
- Lắng nghe.
Tiết 5: KĨ THUẬT (GV Bộ môn)
-----------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 06 tháng 09 năm 2017
Tiết 1: TOÁN: ÔN TẬP PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA 2 PHÂN SỐ
I. MỤC TIÊU 
- Biết thực hiện phép nhân, phép chia hai phân số.
- BTCL: 1 (cột 1, 2); 2 (a, b, c); 3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng chữa bài tập
- Gọi HS đứng tại chỗ nêu quy tắc cộng, trừ 2 phân số.
- Nhận xét lại.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề.
a. Phép nhân hai phân số
- GV viết lên bảng phép nhân và yêu cầu HS thực hiện phép tính.
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
+ Muốn nhân hai phân số với nhau ta làm thế nào?
b. Phép chia hai phân số
- GV viết lên bảng phép chia và yêu cầu HS thực hiện tính.
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
+ Muốn thực hiện phép chia một phân số cho một phân số ta làm thế nào?
3. Luyện tập thực hành 
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS tự làm bài và chữa bài.
+ Lưu ý: HS có thể tính ra kết quả rồi mới rút gọn, cũng có thể rút gọn ngay trong khi tính đều được.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn
- Nhận xét chốt lại kết quả đúng.
Bài 2
+ Yêu cầu của bài tập 2 là gì ?
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm.
- Phát bảng nhóm cho các nhóm
- Yêu cầu thảo luận làm bài.
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 3
- Gọi HS đọc đề bài toán
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài, chữa bài.
4. Củng cố, dặn dò
+ Muốn nhân (chia) 2 phân số ta làm như thế nào?
- Tổng kết tiết học.
- Dặn dò HS.
- HS lên bảng.
- HS nêu quy tắc.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe, nhắc lại.
- 1 HS làm bài vào bảng phụ, cả lớp làm bài vào vở. = 
- HS nhận xét đúng/sai.
- Ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số.
- 1 HS làm bài vào bảng phụ, cả lớp làm bài vào vở: = 
- HS nhận xét đúng/sai.
- Ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược.
- Tính
- 2 HS làm bài trên bảng phụ, lớp làm vào VBT.
- Lớp nhận xét.
; 
4 × ; 3 : 
- Tính theo mẫu
- HS làm việc nhóm, trao đổi làm bài.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
- 1 HS đọc
- Một tấm bìa hình chữ nhật có chiều dài ½ m, chiều rộng 1/3 m . chia tấm bìa đõ thành 3 phần bằng nhau.
- Tính diện tích mỗi phần tấm bìa đó? 
Bài giải
Diện tích của tấm bìa HCN là:
(m)
Diện tích của mỗi phần là:
(m)
 Đáp số:
- HS nêu.
- Lắng nghe.
Tiết 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. MỤC TIÊU 
- Tìm được các từ đồng nghĩa trong đoạn văn (BT1) ; xếp được các từ vào nhóm từ đồng nghĩa (BT2).
- Viết được đoạn văn tả cảnh khoảng 5 câu có sử dụng một số từ đồng nghĩa (BT3).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Bài tập 1 viết sẵn vào bảng phụ.
- Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng tìm từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc và đặt câu với từ đó.
- Gọi HS đứng tại chỗ đọc các từ có tiếng quốc mà mình tìm được.
- Nhận xét lại, đánh giá
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề.
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân, nhắc HS chỉ cần ghi các từ đồng nghĩa vào vở.
- Gọi HS phát biểu.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng phụ.
- Nhận xét chốt lại.
- Các từ đồng nghĩa các em vừa tìm được là từ đồng nghĩa hoàn toàn hay không hoàn toàn? Vì sao?
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Phát bảng nhóm cho từng nhóm và yêu cầu hoạt động nhóm.
+ Chia bảng thành các cột, mỗi cột là một nhóm từ đồng nghĩa.
+ Đọc các từ đã cho sẵn, tìm hiểu nghĩa của các từ đó.
+ Xếp các từ đồng nghĩa với nhau vào 1 cột trong phiếu. 
- Gọi nhóm làm xong trước dán phiếu lên bảng, đọc phiếu, yêu cầu các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét kết luận lời giải đúng.
+ Các từ ở cùng nhóm có nghĩa chung là gì?
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi 2 HS đã viết bài vào bảng phụ dán lên bảng đọc đoạn văn cho cả lớp nghe. Nhận xét sửa lỗi dùng từ, đặt câu cho HS. Khen những HS viết đạt yêu cầu.
- Gọi HS đọc bài của mình.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò
+ Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho ví dụ? 
- GV nhận xét tiết học. Dặn dò HS.
- 4 HS lên bảng thực hiện yêu cầu
+ Đồng nghĩa với từ Tổ quốc: đất nước, quê hương, quốc gia, giang sơn, non sông, nước nhà.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc, HS nhận xét.
VD: quốc ca, quốc tế, quốc doanh, quốc hiệu, quốc huy, quốc kì, quốc học, quốc phòng... 
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe, nhắc lại.
- Tìm những từ đồng nghĩa trong đoạn văn sau.
- Cả lớp thực hiện theo yêu cầu của GV vào VBT, 1 HS làm bài trên bảng phụ.
- 2 HS đọc kết quả bài của mình, HS nhận xét.
- 1 HS nhận xét đúng/sai.
- Mẹ, má, u, bu, bầm, mạ là các từ đồng nghĩa.
- Mẹ, mạ, u, bầm ... là các từ đồng nghĩa hoàn toàn vì chúng có thể thay thế cho nhau.
- Xếp các từ dưới đây thành nhóm từ đồng nghĩa.
- 2 bàn HS tạo thành 1 nhóm cùng trao đổi, tìm từ viết vào bảng nhóm.
Các nhóm từ đồng nghĩa
1
2
3
Bao la
Mênh mông
Bát ngát
Thênh thang
Lung linh
Long lanh
Lóng lánh
Lấp loáng
Lấp lánh
Vắng ve
Hiu quạnh
Vắng teo
Vắng ngắt
Hiu hắt
- 1 nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác bổ sung.
- HS nối tiếp nhau giải thích:
+ Nhóm 1: Đều chỉ một không gian rộng lớn đến mức như vô cùng, vô tận.
+ Nhóm 2: Đều gợi tả vẻ lay động rung rinh của vật có ánh sáng phản chiếu vào.
+ Nhóm 3: Đều gợi tả sự vắng vẻ, không có người, không có biểu hiện hoạt động của con người.
- Viết một đoạn văn tả cảnh khoảng 5 câu, trong đó có dùng một số từ đã nêu ở BT 2.
- HS cả lớp làm bài vào vở, 2 HS làm bài vào bảng phụ.
- 2 HS lần lượt đọc bài trước lớp, cả lớp nghe, nhận xét.
- HS đọc đoạn văn miêu tả.
VD: Cánh đồng lúa quê em rộng mênh mông, bát ngát. Đứng ở đầu làng nhìn xa tít tắp, ngút tầm mắt. Những làn gió nhẹ thổi qua làn sóng lúa dập dờn. Đàn trâu thung thăng gặm cỏ bên bờ sông. ánh nắng chiều vàng chiếu xuống mặt sông lấp lánh.
- Từ đồng nghĩa là từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. 
- Lắng nghe.
Tiết 3: TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. MỤC TIÊU 
- Biết phát hiện những hình ảnh đẹp trong bài Rừng trưa và bài Chiều tối (BT1).
- Dựa vào dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày đã lập trong tiết học trước, viết được một đoạn văn có các chi tiết và hình ảnh hợp lí (BT2).
GDBVMT: Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên trong bài văn Rừng trưa và Chiều tối từ đó có ý thức bảo vệ môi trường. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Bài tập 1 viết sẵn vào bảng phụ.
- Tranh rừng tràm (nếu có).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đứng tại chỗ đọc dàn ý bài văn tả một buổi chiều trong ngày.
- GV nhận xét lại, đánh giá
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề.
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp.
+ Đọc kĩ bài văn
+ Gạch chân dưới những hình ảnh em thích.
+ Giải thích tại sao em thích hình ảnh đó.
- Gọi HS phát biểu trình bày theo câu hỏi đã gợi ý.
- Nhận xét khen ngợi những HS có hình ảnh đẹp, giải thích lí do rõ ràng.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS giới thiệu cảnh mình định tả.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS làm bài vào bảng phụ dán bài lên bảng lớp, đọc bài. GV sửa chữa thật kĩ về lỗi dùng từ diễn đạt cho từng HS.
- Gọi HS đọc đoạn văn mình viết, sửa lỗi cho từng HS.
- Nhận xét, đánh giá HS 
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò HS.
- 2 HS đứng tại chỗ đọc dàn ý, cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Lắng nghe, nhắc lại.
- Tìm những hình ảnh em thích trong mỗi bài văn dưới đây.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc bài văn.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận, làm bài theo hướng dẫn.
- HS tiếp nối nhau phát biểu, mỗi HS nêu một hình ảnh mà mình thích.
VD: Những thân cây tràm vỏ trắng vươn lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rủ phất phơ. Tác giả đã quan sát kĩ để so sánh thân cây tràm như cây nến.
+ Hình ảnh : bóng tối như một bức màn mỏng... mọi vật. Tác giả bóng tối với bức màn mỏng, thứ bụi xốp.
- Dựa vào dàn ý đã lập ở tuần 1, em hãy viết một đoạn văn tả cảnh một buổi sáng (trưa, chiều) trong vườn cây, cánh đồng,...
- HS tiếp nối nhau giới thiệu cảnh mình định tả.
+ Em tả cảnh buổi chiều ở xóm nhà em.
+ Em tả cảnh trong khu vườn nhà bà em.
+ Em tả cảnh buổi chiều ở quê em.
- Cả lớp làm bài vào VBT, 1 HS làm bài vào bảng phụ.
- 1 HS dán bài lên bảng lớp, đọc bài trước lớp. Cả lớp theo dõi sửa chữa bài cho bạn.
- HS đọc đoạn văn mình viết.
VD: Mặt trời đã dần lui xuống sau rặng tre. Những ta nắng vàng nhạt dần rồi tắt hẳn. Đàn trâu lững thững đi về. Cánh đồng chỉ còn là một khoảng trống không mờ, xanh xám. Bóng tối trùm lên cảnh vật như một lớp màng mỏng. Trong nhà điện đã bật sáng.Trong lùm cây chỉ còn lại từng khoảng ánh sáng mờ. Tiếng chó sủa gâu gâu khi chưa kịp nhận ra người nhà. Tất cả nhơ muốn nghỉ ngơi sau một ngày làm việc. Làn gió nhẹ mơn man, đùa nghịch trên cây, gọi chị sao thức dậy...
- Lắng nghe.
Tiết 4: ĐẠO ĐỨC: EM LÀ HỌC SINH LỚP 5 (tiết 2)
I. MỤC TIÊU
- HS lớp 5 có một vị thế mới so với HS các lớp dưới nên cần cố gắng học tập, rèn luyện, cần khắc phục những điểm yếu của mỗi cá nhân trở thành điểm mạnh để xứng đáng là lớp đàn anh trong trường cho các em HS lớp dưới noi theo.
- Có kĩ năng tự nhận thức những mặt manh, những mặt yếu của bản thân mình để có biện pháp khắc phục.
- Biết đặt mục tiêu và đặt kế hoạch phấn đấu trong năm học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- HS chuẩn bị bảng kế hoạch (hoạt động 1 - tiết 2)
- HS chuẩn bị tranh vẽ theo chủ đề trường lớp em.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
+ Để xứng đáng là học sinh lớp 5 em cầm phải làm những gì?
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề.
Hoạt động 1: Lập kế hoạch phấn đấu trong năm học
MT: Rèn cho HS kĩ năng đặt mục tiêu và động viên HS có ý thức phấn đấu vươn lên về mọi mặt để xứng đáng là học sinh lớp 5.
Cách tiến hành
- Tổ chức cho cả lớp làm việc.
+ Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc bản kế hoạch trong năm học (đã được chuẩn bị ở nhà).
+ Sau mỗi lần đọc GV yêu cầu HS khác chất vấn và nhận xét bảng kế hoạch phấn đấu của bạn.
- Nhận xét chung, kết luận: Cả lớp ta ai cũng có một bảng phấn đấu trong năm học này. Để xứng đáng là HS lớp 5 các em phải cố gắng quyết tâm thực hiện được các kế hoạch mà mình đề ra.
Hoạt động 2: Triển lãm tranh
MT: Giáo dục HS tình yêu và trách nhiệm đối với trường, lớp.
Cách tiến hành
- Tổ chức cho HS làm việc cả lớp.
- Yêu cầu HS treo tranh đã vẽ ở nhà lên dây đã căng sẵn ở 2 bên tường.
- Cho HS giới thiệu về bức tranh của mình.
- Khen những bạn vẽ tranh đẹp, đúng chủ đề, và động viên những bạn vẽ tranh chưa đẹp, chưa đúng chủ đề lần sau cố gắng hơn.
- Bắt nhịp cho cả lớp hát 1 bài hát về trường lớp mà tấ cả HS đều thuộc.
3. Củng cố, dặn dò
- Là HS lớp 5, HS lớp đàn anh, đàn chị trong trường, được tất cả các em trông và noi theo. Vì thế cô mong các em gương mẫu luôn nghe lời thầy cô, đoàn kết với bạn bè, thực hiện tốt kế hoạch năm học đã đề ra, xứng đáng là HS lớp 5.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS tích cực trong học tập.
- Dặn dò về nhà: Phấn đấu theo bản kế hoạch, chuẩn bị giờ sau.
- 2 HS nối tiếp trả lời.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe, nhắc lại.
- HS tiến hành làm việc
+ Một số HS đọc bảng kế hoạch trước lớp cho các bạn cùng nghe.
+ HS khác chất vấn hỏi lại về bản kế hoạch của bạn và nhận xét - HS có bản kế hoạch trả lời các bạn.
- HS lắng nghe
- Lần lượt từng HS giới thiệu tranh cho GV và các bạn cùng nghe.
- HS lắng nghe.
- Cả lớp hát bài: Lớp chúng ta đoàn kết, Em yêu trường em ...
- HS lắng nghe.
Tiết 5: KHOA HỌC
CƠ THỂ CHÚNG TA ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
I. MỤC TIÊU 
- Biết được cơ thể chúng ta được hình thành từ sự kết hợp giữa tinh trùng của bố và trứng của mẹ.
- Nhận biết được quá trình hình thành của cơ thể người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Các hình ảnh trong SGK.
- Các miếng giấy ghi từng chú thích của quá trình thụ tinh và các thẻ ghi:
Khoảng 9 tháng
3 tháng
8 tuần
5 tuần
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi:
+ Hãy nêu những điểm khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học?
+ Hãy nói về vai trò của người phụ nữ?
+ Tại sao không nên phân biệt đối xử giữa nam và nữ?
- Nhận xét lại.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề.
* Sự hình thành cơ thể người
+ Cơ quan nào trong cơ thể quyết định giới tính của mỗi người?
+ Cơ quan sinh dục nam có chức năng gì?
+ Cơ quan sinh dục nữ có chức năng gì?
+ Bào thai được hình thành từ đâu?
+ Em có biết sau bao lâu mẹ mang thai thì em bé được sinh ra?
- Quá trình trứng kết hợp với tinh trùng gọi là quá trình thụ tinh. Trứng đã được thụ tinh gọi là hợp tử. Hợp tử phát triển thành bào thai, sau khoảng 9 tháng trong bụng mẹ, em bé được sinh ra.
* Mô tả khái quát quá trình thụ thai.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp, cùng quan sát hình minh hoạ sơ đồ quá trình thụ tinh và đọc các chú thích để tìm xem mỗi chú thích phù hợp với hình nào.
- Gọi 1 HS lên bảng gắn giấy chú thích dưới mỗi hình minh hoạ và mô tả khái quát quá trình thụ tinh theo bài mình làm.
- Gọi HS dưới lớp nhận xét.
- Gọi HS mô tả lại
- Kết luận: Khi trứng rụng, có rất nhiều tinh trùng muốn vào gặp trứng nhưng trứng chỉ tiếp nhận 1 tinh trùng. Khi tinh trùng và trứng kết hợp với nhau sẽ tạo thành hợp tử. Đó là sự thụ tinh.
* Các giai đoạn phát triển của thai nhi
- Giới thiệu hoạt động: trứng của người mẹ và tinh trùng của người bố kết hợp với nhau để tạo thành hợp tử. Hợp tử phát triển thành phôi rồi thành bào thai. Vởy bào thai phát triển như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu.
- Nêu yêu cầu: Hãy đọc mục Bạn cần biết SGK/11 và quan sát các hình minh hoạ 2, 3, 4, 5 cho biết hình nào chụp thai được 5 tuần, 8 tuần, 3 tháng, khoảng 9 tháng.
- Gọi HS nêu ý kiến.
- Yêu cầu HS mô tả đặc điểm của thai nhi, em bé ở từng thời điểm được chụp trong ảnh.
- Kết luận.
3. Củng cố, dặn dò
+ Quá trình thụ tinh diễn ra như thế nào?
+ Hãy mô tả 1 số giai đoạn phát triển của thai nhi mà em biết?
- Nhận xét tiết học.
- Dăn dò HS.
- 3 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe, nhắc lại.
+ Cơ quan sinh dục của cơ thể quyết điịnh giới tính của mỗi người.
+ Cơ quan sinh dục nam tạo ra tinh trùng.
+ Cơ quan sinh dục nữ tạo ra trứng.
+ Bào thai được hình thành từ trứng gặp tinh trùng.
+ Em bé được sinh ra sau khoảng 9 tháng trong bụng mẹ.
- HS lắng nghe.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận dùng bút chì nói các hình với chú thíchthích hợp trong SGK.
- 1 HS lên bảng làm bài và mô tả.
- HS nhận xét
- 2 HS mô tả lại: 
+ Hình 1a: Các tinh trùng gặp trứng.
+ Hình 1b: 1 tinh trùng đã chui vào trứng.
+ Hình 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_Tuan_2_Lop_5.doc