Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 17 (Buổi sáng) - Năm học 2015-2016

CHÍNH TẢ ( NGHE- VIẾT )

NGƯỜI MẸ CỦA 51 ĐỨA CON

I. MỤC TIÊU

- Nghe, viết bài chính tả Người mẹ của 51 đứa con. Củng cố mô hình cấu tạo vần và tiếng bắt vần.

- HS nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi. HS làm được bài tập 2.

+ Luyện viết đúng: Lý Sơn; Quảng Ngãi, nuôi dưỡng, cưu mang, .

- HS có ý thức rèn chữ viết thường xuyên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ:

- HS tìm từ ngữ chứa tiếng: rẻ, dẻ; giẻ; dây; rây; giây.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu, nhiệm vụ giờ học.

2. Hướng dẫn nghe- viết chính tả:

a. Hướng dẫn chính tả

- GV đọc bài viết.

- HS đọc thầm bài viết.

+ Bài viết nói về ai?

+ Việc làm của bà thể hiện bà là người mẹ như thế nào?

- HS đọc thầm, xác định những hiện tượng chính tả đặc biệt.

+ Chữ viết hoa: các danh từ riêng trong bài.

+ Các chữ số

- HS luyện viết tiếng khó trên bảng lớp, vở nháp: Lý Sơn; Quảng Ngãi, nuôi dưỡng, cưu mang, .

b. Viết chính tả

- GV đọc - HS lắng nghe, viết bài.

- GV đọc - HS soát lỗi, dùng bút chì gạch chân chữ viết sai chính tả.

c. Chấm, chữa bài chính tả

- GV thu chấm, nhận xét một số bài chính tả.

- HS dưới lớp đổi vở kiểm tra chéo, báo cáo kết quả.

3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả

Bài 2a: HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS nêu mô hình cấu tạo vần.

- GV treo bảng phụ mô hình cấu tạo vần.

- 1 HS lên bảng làm bài - Lớp làm bài vào vở - Nhận xét.

Bài 2b: - HS tìm tiếng bắt vần với nhau trong câu thơ và trả lời trước lớp.

- GV giới thiệu thêm cho HS về cách bắt vần trong thơ lục bát.

C. Củng cố, dặn dò:

- GV củng cố mô hình cấu tạo vần

- Nhắc nhở HS lưu ý viết đúng chính tả và rèn chữ viết cho đẹp.

- Nhận xét, đánh giá giờ học. Chuẩn bị ôn tập học kì I.

 

doc 14 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 505Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 17 (Buổi sáng) - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 1. HS luyện đọc diễn cảm theo cặp đoạn 1.
- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn 1- Lớp, GV nhận xét.
C. Củng cố, dặn dò:
- GV hỏi: Bài văn có ý nghĩa như thế nào? Em thấy bác Phàn Phù Lìn là người thế nào? Em cần học tập đức tính gì ở bác?
- GV giáo dục HS lòng kiên trì, ý chí vượt khó.
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
- Dặn chuẩn bị cho tiết sau: Ca dao về lao động sản xuất.
TOÁN
Tiết 81: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU
- HS biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
- HS tính toán các phép tính với số thập phân và giải các bài toán về tỉ số phần trăm đúng.
- HS say mê học toán và cẩn thận trong tính toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Kiểm tra bài cũ: - HS nêu quy tắc cộng, trừ, nhân và các quy tắc chia liên quan đến số thập phân.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu, nhiệm vụ giờ học.
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1a: GV ghi bảng phần a
- 1 HS lên bảng thực hiện - Lớp làm bài vào vở - Nhận xét.
- HS làm xong trước làm 2 phần còn lại và nêu kết quả.
- GV củng cố cho HS cách thực hiện phép chia đối với số thập phân.
Bài 2a: HS nêu yêu cầu bài tập, GV ghi bảng phần a.
- HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức.
- 1 HS lên bảng làm bài - Lớp làm bài vào vở - Nhận xét.
- HS làm xong trước làm 2 phần còn lại và nêu kết quả.
- HS dưới lớp đổi vở kiểm tra chéo, báo cáo kết quả.
- GV củng cố tính giá trị của biểu thức đối với các phép tính về số TP.
Bài 3: - HS đọc, xác định yêu cầu bài.
- Phần a vận dụng dạng toán nào về tỉ số phần trăm? 
- HS nêu cách giải phần a.
- 1 HS lên bảng làm bài - Lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét, sửa chữa bài bảng lớp - HS đổi vở kiểm tra chéo, báo cáo kết quả.
- Tương tự GV yêu cầu HS thực hiện phần b.
- 1 HS lên bảng chữa bài - Lớp nhận xét.
- GV thu chấm 1 số bài của HS.
C. Củng cố, dặn dò: 
- GV củng cố cách thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
Dặn chuẩn bị tiết học sau: Luyện tập chung.
CHÍNH TẢ ( NGHE- VIẾT )
NGƯỜI MẸ CỦA 51 ĐỨA CON
I. MỤC TIÊU
- Nghe, viết bài chính tả Người mẹ của 51 đứa con. Củng cố mô hình cấu tạo vần và tiếng bắt vần.
- HS nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi. HS làm được bài tập 2.
+ Luyện viết đúng: Lý Sơn; Quảng Ngãi, nuôi dưỡng, cưu mang, ...
- HS có ý thức rèn chữ viết thường xuyên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Kiểm tra bài cũ: 
- HS tìm từ ngữ chứa tiếng: rẻ, dẻ; giẻ; dây; rây; giây.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu, nhiệm vụ giờ học.
2. Hướng dẫn nghe- viết chính tả:
a. Hướng dẫn chính tả
- GV đọc bài viết.
- HS đọc thầm bài viết.
+ Bài viết nói về ai?
+ Việc làm của bà thể hiện bà là người mẹ như thế nào?
- HS đọc thầm, xác định những hiện tượng chính tả đặc biệt.
+ Chữ viết hoa: các danh từ riêng trong bài.
+ Các chữ số
- HS luyện viết tiếng khó trên bảng lớp, vở nháp: Lý Sơn; Quảng Ngãi, nuôi dưỡng, cưu mang, ...
b. Viết chính tả
- GV đọc - HS lắng nghe, viết bài.
- GV đọc - HS soát lỗi, dùng bút chì gạch chân chữ viết sai chính tả.
c. Chấm, chữa bài chính tả
- GV thu chấm, nhận xét một số bài chính tả.
- HS dưới lớp đổi vở kiểm tra chéo, báo cáo kết quả.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2a: HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS nêu mô hình cấu tạo vần.
- GV treo bảng phụ mô hình cấu tạo vần.
- 1 HS lên bảng làm bài - Lớp làm bài vào vở - Nhận xét.
Bài 2b: - HS tìm tiếng bắt vần với nhau trong câu thơ và trả lời trước lớp.
- GV giới thiệu thêm cho HS về cách bắt vần trong thơ lục bát.
C. Củng cố, dặn dò: 
- GV củng cố mô hình cấu tạo vần
- Nhắc nhở HS lưu ý viết đúng chính tả và rèn chữ viết cho đẹp.
- Nhận xét, đánh giá giờ học. Chuẩn bị ôn tập học kì I.
Thứ ba ngày 15 tháng 12 năm 2015
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN TẬP VỀ TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ
I. MỤC TIÊU
- Củng cố kiến thức về cấu tạo từ, từ đồng nghiã, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.
- HS tìm và phân loại được từ đơn, từ phức; từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa; từ đồng âm, từ nhiều nghĩa theo yêu cầu của các bài tập trong SGK.
- HS tích cực, tự giác ôn tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỘNG DẠY HỌC
A. Kiểm tra bài cũ: 
- HS đặt câu miêu tả một dòng sông, một dáng đi; đôi mắt em bé trong đó có sử dụng hình ảnh so sánh.
b. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu, nhiệm vụ giờ học.
2. Hướn dẫn luyện tập
Bài 1: - 1HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
- Nêu các kiểu từ trong Tiếng Việt xét về mặt cấu tạo? (từ đơn, từ phức)
+ Thế nào là từ đơn? Thế nào là từ phức? Từ phức gồm những loại từ nào? 
- 1 HS lên bảng làm bài (phân loại các từ theo 3 nhóm: từ đơn, từ ghép, từ láy)
- Lớp làm bài vào vở - Nhận xét.
- GV chốt lời giải đúng: Từ đơn: hai, bước, đi, trên, cát, ánh, biển, xanh, bóng, cha, dài, bóng, con, tròn.
+ Từ ghép: cha con, mặt trời, chắc nịch. Từ láy: rực rỡ, lênh khênh
- HS nối tiếp nhau nêu thêm ví dụ minh hoạ cho các kiểu cấu tạo từ - Lớp nhận xét.
- GV đưa khái niệm từ đơn, từ phức - HS đọc.
Bài 2:- HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- HS nêu khái niệm từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa.
- HS thảo luận cặp đôi làm bài, nêu kết quả - Lớp, GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
( a: từ nhiều nghĩa; b: từ đồng nghĩa; c: từ đồng âm)
- GV đưa nội dung về từ loại phân theo nghĩa của từ - HS đọc.
=> Củng cố cho HS kiến thức về nghĩa của từ.
Bài 3: - 1 HS đọc yêu cầu bài tập - 1 HS đọc bài văn - Lớp đọc thầm theo.
- HS nêu các từ in đậm trong bài.
- HS tìm các từ đồng nghĩa với những từ in đậm; nêu kết quả - Lớp nhận xét, GV chốt kết quả đúng. HS thử thay từ in đậm bằng một trong các từ đồng nghĩa.
- HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi: Vì sao nhà văn lại chọn những từ in đậm mà không chọn từ đồng nghĩa với nó?
 Đại diện các cặp trình bày kết quả - Lớp nhận xét, bổ sung.
Bài 4: - HS đọc yêu cầu bài tập. 1 HS lên bảng làm bài - Lớp làm bài vào vở - Nhận xét.
- HS nêu ý nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ đó.
=> GV củng cố cho HS về từ trái nghĩa.
C. Củng cố, dặn dò:
- GV tóm tắt lại kiến thức vừa ôn tập về: cấu tạo từ, từ đồng nghiã, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. Nhận xét, đánh giá giờ học.
- Dặn về nhà học bài chuẩn bị bài sau: Ôn tập về câu.
TOÁN
Tiết 82: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU
- HS biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán có liên quan đến tỉ số phần trăm.
- HS có kĩ năng thực hiện các phép tính với số thập phân và thực hành giải đúng các bài toán có liên quan đến tỉ số phần trăm.
- HS cẩn thận trong tính toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Kiểm tra bài cũ: 
- HS đặt tính và tính: 3 HS lên bảng, lớp làm vở nháp
	216,72 : 21 54,99 : 21,15 108 : 1,25
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu, nhiệm vụ giờ học.
2. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: HS đọc, xác định yêu cầu bài.
- HS làm bài vào vở.
- 2 HS lên bảng làm bài - Lớp nhận xét, sửa chữa bài bảng lớp.
- HS nêu cách làm.
- GV nhấn mạnh cho HS 2 cách chuyển đổi phân số thành hỗn số:
Cách 1: VD: 4 = 4 = 4,5
Cách 2: Vì 1 : 2 = 0,5 nên 4 = 4,5
Bài 2: GV ghi bảng các biểu thức.
- HS xác định tên gọi các thành phần của biểu thức và thành phần cần tìm.
- 2 HS lên bảng làm bài - Lớp làm bài vào vở.
- GV nhấn mạnh cho HS cách tìm số chia, tìm thừa số chưa biết.
Bài 3: - HS đọc, xác định yêu cầu và tóm tắt bài toán.
- 1 HS lên bảng giải bài toán - Lớp làm bài vào vở - Nhận xét.
- Lớp đổi vở kiểm tra chéo, báo cáo kết quả.
- GV tuyên dương HS phát hiện ra các cách giải khác nhau.
C. Củng cố, dặn dò 
- GV củng cố cách thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán có liên quan đến tỉ số phần trăm.
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị máy tính bỏ túi cho giờ học sau.
***********************************
LỊCH SỬ
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU
- Hệ thống hoá, củng cố cho HS những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến trước chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
- HS vận dụng các kiến thức đã học để làm đúng các bài tập.
- Giáo dục HS truyền thống yêu nước của nhân dân ta.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
III. CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC
A. Kiểm tra bài cũ: 
+ Đại hội đã đề ra nhiệm vụ gì cho cách mạng Việt Nam? 
+ Kể tên 7 anh hùng được tuyên dương trong Đại hội Chiến sĩ thi đua và thành tích tiêu biểu của họ?
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu, nhiệm vụ giờ học.
2. Nội dung ôn tập: 
- GV cho HS ôn tập theo hệ thống bài tập sau:
* Phần trắc nghiệm: Chọn câu trả lời đúng:
Câu 1: Năm 1862, ai được nhân dân suy tôn là “Bình Tây Đại nguyên soái”?
A. Tôn Thất Thuyết	B. Phân Đình Phùng	C. Trương Định.	D. Hàm Nghi
Câu 2: Người tổ chức phong trào Đông du là :
A. Phan Châu Trinh	B. Nguyễn Trường Tộ	
C. Phan Bội Châu	D. Nguyễn Tất Thành
Câu 3 : Hãy nối têncác sự kiện ở cột A với các mócc thời gian ở cột B sao cho đúng.
A
B
a. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
1. Thu- đông 1950
b.Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước
2. Ngày 2-9-1945
c. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội thắng lợi
3. Thu- đông 1947
d. Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập
4. Ngày 19 -8 - 1945
e. Chiến thắng Việt Bắc.
5. Ngày 5-6-1911
g. Chiến thắng Biên giới.
6. Ngày 3-2-1930
Câu 4 : Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XĨ đầu thế kỉ XX có những thay đổi về inh tế nên đã tạo ra những giai cấp, tầng lớp mới nào ?
A. Công nhân, chủ xưởng, nhà buôn, viên chức....
B. Nông dân	C. Địa chủ
Câu 5 : Em hãy điền nội dung cần thiết vào chỗ chấm cho phù hợp về hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
a/ Địa điểm : ..........b/ Người chủ trì:..........c/ Kết quả hội nghị
Câu 6: Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước từ bến cảng nào?
A. Cảng Cam Ranh B. Cảng đà Nẵng C. Cảng Hải Phòng	D. Cảng Nhà Rồng.
Câu 7: Tình thế hiểm nghèo của đất nước ta sau cách mạng tháng 8 được diễn tả bằng cụm từ nào?
A. Khó khăn	B.Nghìn cân treo sợi tóc	C. Nguy hiểm
Câu 8: Hãy điền các sự kiện lịch sử tương ứng với các mốc thời gian sau:
a/ Ngày 3-2-1930 là ngày.................b/ Ngày 2-9-1945 là ngày..................
- GV đưa từng bài tập lên bảng, HS suy nghĩ và đưa phương án mình chọn.
- Cả lớp nhận xét. GV chốt lại phương án đúng.
*Phần tự luận: 
Câu 1: Cuối bản Tuyên ngôn Độc lập, Bác Hồ thay mặt cho nhân dân Việt Nam khẳng định điều gì ?
Câu 2: Hãy nêu biện pháp để đẩy lùi giặc đói và giặc dốt sau Cách mạng tháng 8?
- GV cho HS làm bài vào vở. GV thu chấm một số bài.
- HS đứng tại chỗ trình bày câu trả lời của mình. Lớp nhận xét.
 GV chốt lại câu trả lời đúng.
C. Củng cố, dặn dò: 
- GV tóm lược các mạch nội dung kiến thức vừa ôn.
- Nhận xét, đánh giá giờ học. Dặn HS ôn tập tốt chuẩn bị cho kiểm tra cuối kì.
****************************************
Thứ tư ngày 16 tháng 12 năm 2015
TẬP ĐỌC
CA DAO VỀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- HS đọc ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ lục bát.
+ Luyện phát âm đúng: lao động, công lênh...
- HS hiểu được ý nghĩa của các bài ca dao: Lao động vất vả trên ruộng đồng của người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người. Học thuộc lòng 2- 3 bài ca dao.
- Giáo dục HS yêu quý người lao động.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh họa. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Kiểm tra bài cũ: 
- HS đọc bài "Ngu Công xã Trịnh Tường", kết hợp trả lời câu hỏi về nội dung bài.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Giới thiệu tranh- giới thiệu bài học.
2. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS nối tiếp nhau đọc từng bài ca dao.
+ GV kết hợp giúp HS luyện phát âm đúng: lao động, công lênh...
+ Giúp HS hiểu nghĩa từ mới, từ khó trong bài.
- HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài
- HS đọc lướt 3 bài ca dao; trả lời câu hỏi 1- SGK- Trang 169.
Ý 1: Nỗi vất vả, lo lắng của người nông dân trong lao động sản xuất.
- HS tìm, đọc những câu thơ thể hiện tinh thần lạc quan của người nông dân ? 
- HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi 3 - SGK- Trang 169.
Ý2: Tinh thần lạc quan của người nông dân.
- HS đọc lướt 3 bài ca dao và nêu nội dung bài.
Nội dung: Lao động vất vả trên ruộng đồng của người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người.
c. Luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng:
- 3 HS nối tiếp đọc 3 bài ca dao. HS tìm giọng đọc, cách ngắt nhịp trong mỗi bài.
- HS luyện đọc diễn cảm bài thứ 3. Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm bài ca dao thứ 3.
- HS luyện học thuộc lòng từng bài ca dao.
- GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng 2 trong 3 bài.
C. Củng cố, dặn dò: 
- GV hỏi: Nội dung cả 3 bài ca dao trên đều nói về điều gì? 
- Giáo dục HS yêu quý người lao động.
- Nhận xét, đánh giá giờ học. Dặn chuẩn bị giờ sau ôn tập cuối học kì I.
TOÁN
Tiết 83: GIỚI THIỆU MÁY TÍNH BỎ TÚI
I. MỤC TIÊU
- HS bước đầu biết dùng máy tính bỏ túi để thực hiện cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân.
- HS sử dụng máy tính bỏ túi để thực hành cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân đúng.
- HS say mê học toán.
II. ĐỒ DÙNG: Máy tính bỏ túi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Kiểm tra bài cũ: 
- HS lấy ví dụ 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân, yêu cầu thực hiện 1 phép tính.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu, nhiệm vụ giờ học.
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
a. Làm quen với máy tính bỏ túi.
- HS để máy tính trên bàn.
- HS quan sát, xác định các phần của máy tính.
+ Máy tính bỏ túi có tác dụng gì trong thực tiễn?
+ Máy tính bỏ túi gồm những bộ phận chính nào? (màn hình và bàn phím)
+ Kể tên các phím.
- GV giới thiệu cho HS các phím chức năng của từng phím trên máy tính bỏ túi.
- Cho HS thử làm quen qua việc kiểm tra lại ví dụ phần KTBC.
b. Thực hiện các phép tính trên máy tính bỏ túi.
+ Thực hành phép cộng
- GV ghi bảng phép cộng 25,3 + 7,09.
- GV hướng dẫn ấn nút trên máy theo lần lượt các phím: 2 5 . 3 + 7 . 0 9 =
- Yêu cầu HS ấn nút bật máy.
- 1 HS nêu cách thực hiện.
- Lớp thực hiện trên máy, nêu kết quả của phép cộng.
- HS tự lấy ví dụ và thực hành theo cặp: 1 em đưa ví dụ, 1 em thực hành trên máy và ngược lại.
- Tương tự, GV hướng dẫn HS thực hiện các phép tính trừ, nhân, chia.
- GV lưu ý HS: khi dùng xong máy ấn phím OFF.
3. Thực hành:
Bài 1:- GV nêu yêu cầu.
- HS thực hiện đặt tính và tính sau đó dùng máy tính để kiểm tra lại.
- GV yêu cầu HS nêu các phím bấm để thực hiện mỗi phép tính trong bài.
+ Tính theo cách nào nhanh? 
C. Củng cố, dặn dò:
- HS chơi trò chơi " Ai nhanh hơn". 
+ GV chọn 3 đội chơi: mỗi đội 4 HS lực học ngang nhau.
+ GV ghi bảng 3 phép tính 
a. 375,84 – 95,69 + 36,78	b. 7,3 7,4 + 4,5	 c. 17,55: 39 + 3,55
- 3 đội dùng máy tính để tính rồi ghi kết quả ra giấy - Lớp kiểm tra, nhận xét.
- Nhận xét, đánh giá giờ học. 
- Chuẩn bị bài sau: Sử dụng máy tính bỏ túi để giải toán về tỉ số phần trăm.
Thứ năm ngày 17 tháng 12 năm 2015
TẬP LÀM VĂN
ÔN TẬP VỀ VIẾT ĐƠN
I. MỤC TIÊU
- HS biết điền đúng nội dung vào một lá đơn in sẵn.
- Thực hành viết được một lá đơn xin học môn tự chọn Tin học theo đúng nội dung và hình thức trình bày.
+ HS có KNS: Ra quyết định, giải quyết vấn đề; hợp tác làm việc nhóm, hoàn thành lá đơn.
- HS vận dụng linh hoạt trong mội số tình huống thực tiễn liên quan.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : BP
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KTBC: 
- Cho HS nhắc lại các yêu cầu cơ bản của một lá đơn.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu, nhiệm vụ giờ học.
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV treo bảng phụ ghi mẫu đơn xin học.
+ Em cần điền những mục nào trong mẫu đơn?
- 1HS làm bài trên bảng phụ - Lớp làm vở bài tập .
- GV lưu ý HS cần viết chính xác và đầy đủ những thông tin về bản thân. Phần ý kiến của cha mẹ, theo các em, cha mẹ cần ghi gì và em có thể ghi để hoàn thiện đơn. 
- GV tổ chức cho học sinh nhận xét bài làm trên bảng lớp.
- Yêu cầu một số HS dưới lớp trình bày bài làm của mình - Lớp nhận xét.
- GV tuyên dương những HS viết đơn đúng nội dung, trình bày sạch, đẹp, rõ ràng.
Bài 2: - HS đọc yêu cầu bài.
+ Đơn ở bài 2 có phần nào có thể giữ nguyên theo mẫu đơn ở bài 1? 
- HS làm bài vào vở - GV lưu ý HS nội dung đơn bám sát yêu cầu đề và chú ý viết hoa đúng quy định. 
- Yêu cầu một số HS trình bày - GV nhận xét, đánh giá. 
C. Củng cố, dặn dò: 
- HS nhắc lại các yêu cầu cơ bản của một lá đơn. 
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
- Dặn về ôn tập chuẩn bị kiểm tra cuối học kì I.
**************************************
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN TẬP VỀ CÂU
I. MỤC TIÊU
- Củng cố cho HS kiến thức về câu hỏi, câu kể, câu cảm, câu khiến; các kiểu câu kể.
- HS phân loại và xác định kiểu câu, xác định các thành phần của từng câu đúng.
- HS có ý thức sử dụng các kiểu câu phù hợp trong nói, viết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Kiểm tra bài cũ: 
+ Nêu các kiểu câu theo mục đích nói đã học?
+ Câu hỏi dùng để làm gì?
+ Có thể nhận ra câu hỏi bằng các dấu hiệu gì?
- GV hỏi tương tự đối với kiểu câu kể, câu khiến, câu cảm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu, nhiệm vụ giờ học.
2. Nội dung ôn tập
Bài 1: - HS đọc nội dung yêu cầu bài tập.
- HS đọc thầm lại mẩu chuyện vui; ghi lại các kiểu câu theo yêu cầu có trong mẩu chuyện vào vở.
- 1 số HS trình bày bài - Lớp nhận xét, bổ sung.
=> GV củng cố, nhấn mạnh cho HS về dấu hiệu và tác dụng của của mỗi kiểu câu: câu hỏi, câu kể, câu cảm, câu khiến.
Bài 2: HS đọc, xác định yêu cầu bài.
+ Có những kiểu câu kể nào?
- GV hệ thống về các kiểu câu kể lên bảng - HS đọc.
- HS thảo luận cặp đôi, phân loại các kiểu câu kể; Dùng dấu / ngăn cách giữa TN và bộ phận chính của câu, dùng dấu // ngăn giữa CN và VN.
- Đại diện một số HS làm bài trên bảng nhóm trình bày bài trước lớp - Lớp nhận xét.
=> Củng cố cho HS về các thành phần của câu.
C. Củng cố, dặn dò: 
- GV hệ thống lại các kiến thức vừa ôn tập. 
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
- Dặn chuẩn bị tiết sau ôn tập học kì I.
TO¸N
Sö dông m¸y tÝnh bá tói ®Ó gi¶i to¸n vÒ tØ sè phÇn tr¨m
I. Môc tiªu
- HS biÕt sö dông m¸y tÝnh bá tói ®Ó hç trî gi¶i c¸c bµi to¸n vÒ tØ sè phÇn tr¨m.
- HS sö dông m¸y tÝnh bá tói ®Ó hç trî gi¶i to¸n vÒ tØ sè phÇn tr¨m ®óng.
- HS høng thó, say mª häc to¸n.
II. §å dïng d¹y häc: M¸y tÝnh bá tói
III. C¸c ho¹t ®éng d¹y häc
A. KiÓm tra bµi cò: HS dïng m¸y tÝnh kÕt qu¶: 308,85 : 14,5 x 3
B. Bµi míi
1. Giíi thiÖu bµi: Nªu yªu cÇu, nhiÖm vô giê häc.
2. Néi dung
a. H­íng dÉn sö dông m¸y tÝnh bá tói thùc hiÖn c¸c phÐp tÝnh liªn quan ®Õn tØ sè 
phÇn tr¨m.
 +VD1: HS ®äc yªu cÇu.
- HS thùc hiÖn tÝnh: 7 : 40 = 0,175 = 17,5%
- GV h­íng dÉn HS c¸ch sö dông m¸y tÝnh thùc hiÖn c¶ 2 b­íc( theo phÇn chó ý SGK).
=> Thùc hiÖn phÐp chia 2 sè vµ nhÊn phÝm %.
- HS thùc hiÖn tÝnh tØ sè phÇn tr¨m cña 25 vµ 12.
+ VD2: GV ghi b¶ng: TÝnh 34% cña 56
- HS tr×nh bµy c¸c b­íc theo quy t¾c vµ lËp biÓu thøc tÝnh: 56 x 34 : 100 
- HS dïng m¸y tÝnh kÕt qu¶.
- GV giíi thiÖu c¸ch tÝnh dïng phÝm %( SGK) - HS ®èi chiÕu kÕt qu¶, so s¸nh c¸ch thùc hiÖn.
=> Thùc hiÖn phÐp nh©n 2 sè vµ nhÊn phÝm%.
+ VD3: H­íng dÉn HS theo quy tr×nh nh­ VD2
=> C¸ch lµm: Thùc hiÖn phÐp chia 2 sè vµ nhÊn phÝm %.
b. Thùc hµnh
Bµi tËp1, 2( dßng 1; 2):- HS ®äc, x¸c ®Þnh yªu cÇu bµi.
- HS lµm bµi theo nhãm 4( mçi em Ên m¸y 1 lÇn, ghi kÕt qu¶)
- §¹i diÖn c¸c nhãm tr×nh bµy kÕt qu¶, c¸c nhãm kh¸c nhËn xÐt, chèt kÕt qu¶ ®óng.
- HS nªu kÕt qu¶ c¸c phÇn cßn l¹i - GV nhËn xÐt.
Bµi tËp 2(dßng 1,2)
- HS ®äc yªu cÇu cña bµi.
- Bµi yªu cÇu tÝnh g×?
- HS sö dông m¸y tÝnh bá tói ®Ó tÝnh råi ghi kÕt qu¶ vµo vë.
- HS ®æi chÐo vë kiÓm tra kÕt qu¶ cho nhau.
C. Cñng cè, dÆn dß: 
- HÖ thèng l¹i 3 c¸ch thùc hiÖn dïng m¸y tÝnh ®Ó gi¶i 3 d¹ng to¸n t­¬ng øng vÒ tØ sè phÇn tr¨m.
- NhËn xÐt, ®¸nh gi¸ giê häc.
Thứ sáu ngày 18 tháng 12 năm 2015
TẬP LÀM VĂN
TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I. MỤC TIÊU
- HS biết rút kinh nghiệm để làm tốt bài văn tả người( bố cục, trình tự miêu tả, chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày).
- HS nhận biết được lỗi trong bài văn, biết sửa lỗi, viết lại một đoạn văn cho đúng.
- HS có ý thức lựa chọn từ ngữ, hình ảnh khi tả người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ ghi 4 đề kiểm tra giờ trước.
III. CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC
A. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra một số bài viết đơn của HS.
B. Bài mới1. Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu, nhiệm vụ giờ học.
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
a. GV nhận xét chung về kết quả làm bài của HS.
- GV treo bảng phụ 4 đề tiết trước đã kiểm tra; nhận xét chung về kết quả bài làm của HS.
+ Ưu điểm: Nhìn chung các em đã xác định đúng yêu cầu của mỗi đề, bài đã trình bày rõ bố cục theo cấu tạo 3 phần của bài văn tả người. Một số em biết chọn lọc chi tiết nổi bật để tả, sử dụng một số hình ảnh trog miêu tả làm cho bài văn thêm sinh động. 
+ Nhược điểm: Một số em chưa xác định đúng trọng tâm, bài còn thiên về tả hoạt động mà chỉ sơ lược về hình dáng hoặc ngược lại có em chỉ tập trung miêu tả hình dáng. Một số em diễn đạt chưa tốt, bài văn còn mang hình thức kể lể... Hiện tượng mắc lỗi chính tả còn tồn tại, cách dùng từ ngữ thiếu chọn lọc, câu văn chưa sinh động tiêu biểu.
b. Hướng dẫn HS chữa bài
- GV trả bài cho từng HS. GV ghi bảng một số lỗi điển hình.
- HS đọc và xác định từng lỗi và nêu cách sửa - Lớp nhận xét.
- GV nhận xét, lựa chọn, tuyên dương những HS có cách sửa hay nhất.
- HS tự sửa lỗi trong bài viết của mình. HS đổi vở kiểm tra, rà soát lại việc sửa lỗi.
- GV đọc cho HS nghe một số bài văn, đoạn văn hay để HS học tập.
- HS chọn, viết sửa lại 1 đoạn văn trong bài cho hay hơn.
C. Củng cố, dặn dò: 
- Nhắc nhở HS những điểm quan trọng cần lưu ý khi viết bài văn tả người.
- Nhận xét, đánh giá giờ học. Nhắc HS đạt điểm dưới 5 về nhà viết lại bài.
- Dặn chuẩn bị tiết sau ông tập cuối học kì I.
 **************************************
Khoa häc
KiÓm tra ®Þnh k× cuèi häc k× I
TOÁN
Tiết 85: HÌNH TAM GIÁC
I. MỤC TIÊU
- HS nhận biết được một số đặc điểm của tam giác có: 3 cạnh, 3 đỉnh, 3 góc.
- HS phân biệt được 3 dạng hình tam giác(phân loại theo góc); nhận biết đáy và đường cao (tương ứng) của hình tam giác.
- HS yêu thích học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: mô hình tam giác.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Kiểm tra bài cũ: 
- HS kể lại các loại hình đã học và đặc điểm từ

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 17.LOP 5.SANG.doc