Giáo án tổng hợp Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2015-2016 - Trường Tiểu học Yên Mỹ I

Buổi chiều Chính tả (nghe-viết)

ĐƯỜNG ĐI SA PA

I. Mục đích, yêu cầu.

- Nhớ và viết lại đúng chính tả đoạn văn đường đí Pa.

-Làm đúng các bài tập.Phân biệt các tiếng có âm đầu dễ lẫn( r/d/gi).

II. Đồ dùng dạy học.

- Phiếu học tập.

III. Các hoạt động dạy học.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ:

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài. Nêu MĐ, YC.

2. Hướng dẫn học sinh Nhớ - viết.

- Đọc bài chính tả:

- 1 Hs đọc to.

- Đọc thầm đoạn văn: - Cả lớp đọc thầm.

? Đoạn văn có nội dung gì? - Vẻ đẹp phong cảnh Sa Pa.

? Tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết bài? - Hs tìm và nêu, lớp viết :Chênh vênh,.

 Viết chính tả: Hs viết - Hs viết bài

. - Hs soát lỗi.

- Gv thu chấm một số bài: - Hs đổi chéo vở soát lỗi.

- Gv cùng Hs nx chung

3. Bài tập.

Bài 2a. ( Lựa chọn theo giảm tải) - Hs đọc yêu cầu bài.

- Tổ chức Hs thi làm bài tập nhanh theo nhóm 4: - Các nhóm thi làm bài vào phiếu.

- Trình bày: - Đại diện các nhóm lên dán phiếu và trình bày. Lớp nx bổ sung, trao đổi.

- Gv nx chung, khen nhóm làm bài tốt. - VD: r : ra lệnh, ra vào,rong chơi, rồng rồng.

d : da thịt,da trời, cơn dông ,dưa ,dừa dứa,.

gi : gia đình, tham gia,.

4. Củng cố, dặn dò.

Nx tiết học, ghi nhớ các từ khó viết để viết đúng chính tả

 

doc 25 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 512Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2015-2016 - Trường Tiểu học Yên Mỹ I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ũ:
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài. Nêu MĐ, YC.
2. Bài tập.
Bài 1. Tổ chức Hs làm nhóm
a. đồ dùng cần cho chuyến du lịch?.
b. Phương tiện giao thông?
c. Tổ chức nhân viên phục vụ du lịch?
d. Địa điểm tham quan?
- Hs đọc yêu cầu bài. Lớp suy nghĩ và trả lời, cùng trao đổi nx, bổ sung
Va li, lều trại ,cần câu, giày,
 - tàu thuỷ, bến tàu ,tàu hoả........
-Khách sạn , hướng dẫn viên, nhà nghỉ....
-Phố cổ, bãi biển, công viên,......
- Gv nx chung chốt ý đúng:
- Du lịch là đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh.
Bài 2. Làm tương tự bài 1
a. Đồ dùng cần cho cuộc thám hiểm?
b. Những khó khăn nguy hiểm cần vượt qua?
c. Những đức tính Cần thiếtcủa người tham gia?
-Hs thi tìm từ theo nhóm
.La bàn, lều trại, quần áo.......
-Bão, thú dữ, núi cao, vực sâu ,rừng rậm ,sa mạc, mưa gió.......
-Kiên trì, dũng cảm, can đảm....
Bài 3. Tổ chức Hs trao đổi nêu miệng cả lớp và làm vào vở.
- Gv cùng Hs nx, chốt ý đúng.Chọn bài 
viết hay
- Hs viết bài
 -Hs nối tiếp nhau trình bày kết quả. Nhiều Hs trả lời, lớp nx, bổ sung:
VD: Tuần vừa qua lớp em trao đổi, thảo luận nên tổ chức đi tham quan, du lịch......
3. Củng cố, dặn dò:
- Nx tiết học, chuẩn bị bài sau
------------------------------------------------------------------
Toán
TỈ LỆ BẢN ĐỒ
I. Mục tiêu: 
Giúp học sinh bước đầu nhận biết ý nghĩa và hiểu được tỉ lệ bản đồ là gì?
_Cho biết một đơn vị độ dài thu nhỏ trên bản đồ ứng với độ dài thât trên mặt đất là bao nhiêu?
II. Đồ dùng dạy học:
Bản đồ thế giới , bản đồ Việt Nam,....
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A, Kiểm tra bài cũ.
- Nêu bài giải bài 5/149.
- Một số Hs nêu miệng, lớp nx, bổ sung.
- Gv nx chữa bài.
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Bài mới.
Gv treo bản đồ
Gv Hd Hs các tỉ lệ ghi trên bản đồ.
ở góc phía dưới của bản đồ nước Việt Nam có ghi: tỉ lệ 1 : 10 000 000. Tỉ lệ đó là tỉ lệ bản đồ.
- Tỉ lệ 1 : 10 000 000 hay cho biết hình nước Việt Nam được vẽ thu nhỏ lại 10 000 000 lần. Chẳng hạn :Độ dài 1cm trên bản đồ ứng với độ dài thật la10 000 000cm hay 100km.
-Tỉ lệ bản đồ có thể viết dưới dạng một phân số có tử số là 1.
VD: ; , 
- 
Hs Qs nghe theo dõi.
Bài 1: nhóm2
.
 Gọi Hs đọc yêu cầu bài
-Hs báo cáo kết quả.
- Hs thảo luận nhóm nêu:
Trên bản đồ tỉ lệ 1 :1000 ; độ dài 1mm ứng với độ dài thật là 1000 mm.
 1cm ứng với độ dài thật là 1000cm
 1 dm ứng với độ dài thật là 1000dm.
.
Bài 2: Miệng 
1000cm, 300dm, 10 000mm ,500m.
Bài 3:nhóm
Gọi Hs đọc yêu cầu
1 em đọc cả lớp đọc thầm
Hs báo cáo kết quả.
a. S b. Đ c.S d. Đ
3. Củng cố, dặn dò
- Nx tiết học.
-------------------------------------------------------
Mĩ thuật
GV chuyên soạn giảng
------------------------------------------------------
Khoa học
NHU CẦU CHẤT KHOÁNG CỦA THỰC
I. Mục tiêu:
Sau bài học, Hs biết:
- Kể ra vai trò của chất khoáng đối với đời sống thực vật
 -Trinh bày nhu cầu về chât khoáng của thực vật và ứng dụng thực tế của kiến thức đó trong trồng trọt.
.II. Đồ dùng dạy học.
- Chuẩn bị theo dặn tiết trước, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A, Kiểm tra bài cũ.
? Trình bày nhu cầu về nước của thực vật và ứng dụng thực tế của kĩ thuật đó trong trồng trọt?
- 2,3 Hs nêu, lớp nx, bổ sung.
- Gv nx chung.
Củng cố bài cũ
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2.HĐ1: Tìm hiểu vai trò của các chất khoáng:
- Bước1: Y/c thảo luận.
- Các nhóm thảo luận báo cáo KQ .
?Các cây cà chua ở hình b,c,d thiếu các chất khoáng gì? 
- Hoạt động N4.
Cây thiếu ni- tơ, cây thiếu ka-li, cây thiếu phốt pho.
?Trong số các cây cà chua đó thì cây nào phát triển tốt nhất?hãy giải thích tại sao? điều đó giúp em kết luận gì?
-Cây a, vì cây có đầy đủ các yếu tố cần thiết của một cây.
Trong quá trinh sống, nếu không được cung cấp đầy đủ các chất khoáng, cây sẽ kém phat triển, không ra hoa kết quả được, hoặc nếu có sẽ làm năng suất thấp...
3. Hoạt động 2: Tìm hiểu nhu cầu các chất khoáng của thực vật.
- Gv phát phiếu học tập cho các nhóm đánh dấu vào các cây có thiếu những điều kiện sống khác nhau và ghi kết quả mà Hs nhận biết được.
- Gv cùng Hs nx chung khen nhóm có sản phẩm theo đúng yêu cầu.
- Các nhóm tiến hành trao đổi theo sự chuẩn bị cây thí nghiệm của các nhóm và nêu kết quả trên phiếu.
* KL:Qua bài em có nhận xét gì về nhu cầu chất khoáng của thực vật?
- Các loài cây khác nhau nhu cầu chất khoáng cũng khác nhau.
Biết nhu cầu chất khoáng của từng loại cây của từng giai đoạn phát triển của cây sẽ giúp nhà nông bón phân đúng liều lượng, đúng cách để được thu hoạch cao. 
? Các cây khác như thế nào và vì sao cây đó phát triển không bình thường và chết nhanh?
- Vì các cây không có đủ điều kiện sống như cây b: thiếu ni-tơ, cây c: Thiếu ka-li Cây d thiếu phốt- pho; 
? Để cây sống và phát triển bình thường cần đủ những điều kiện nào?
* Kết luận: Mục bạn cần biết.
...cần phải có đủ điều kiện về nước, không khí, ánh sáng, chất khoáng, 
4. Củng cố, dặn dò:
- Nx tiết học.
- Ghi nhớ điều học vào thực tế cuộc sống trồng cây và chăm sóc cây.
-------------------------------------------------------
Buổi chiều Thể dục
GV chuyên soạn giảng
-------------------------------------------------------
Kĩ thuật
LẮP XE NÔI ( Tiết 2)
Mục tiêu: 
Chọn đúng đủ số lượng các chi tiết để lắp xe nôi.
Lắp được xe nôi theo mẫu. Xe chuyển động được.
 * Với HS khéo tay: Lắp được xe nôi theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn, chuyển động được.
 - GD HS tính kiên trì, khéo léo trong môn học.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - Mẫu xe nôi đã lắp sẵn. 
 - Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp:
2. KTBC: Kiểm tra dụng cụ của HS.
3. Dạy bài mới:
 a) Giới thiệu bài: Lắp xe nôi. 
 b) HS thực hành:
 * Hoạt động 3: HS thực hành lắp xe nôi.
 a/ HS chọn chi tiết
 - GV cho HS chọn đúng và đủ chi tiết để riêng từng loại vào nắp hộp.
 - GV kiểm tra giúp đỡ HS chọn đúng đủ chi tiết để lắp xe nôi.
 b/ Lắp từng bộ phận 
 - Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ.
 - Cho HS quan sát hình như lắp xe nôi.
 - Khi HS thực hành lắp từng bộ phận, GV lưu ý:
 +Vị trí trong, ngoài của các thanh. 
 +Lắp các thanh chữ U dài vào đúng hàng lỗ trên tấm lớn.
 +Vị trí tấm nhỏ với tấm chũ U khi lắp thành xe và mui xe.
 c/ Lắp ráp xe nôi
 - GV nhắc nhở HS phải lắp theo quy trình trong SGK, chú ý văn chặt các mối ghép để xe không bị xộc xệch.
 - GV yêu cầu HS khi ráp xong phải kiểm tra sự chuyển động của xe. 
 - GV quan sát theo dõi, các nhóm để uốn nắn và chỉnh sửa.
 * Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.
 - GV tổ chức HS trưng bày sản phẩm thực hành.
 - GV nêu những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm thực hành:
 + Lắp xe nôi đúng mẫu và đúng quy trình.
 + Xe nôi lắp chắc chắn, không bị xộc xệch.
 + Xe nôi chuyển động được.
 - GV nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS. 
 - Nhắc nhở HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
 3. Nhận xét- dặn dò:
 - Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần học tập và kết quả thực hành của HS.
- Chuẩn bị dụng cụ học tập.
- HS chọn chi tiết để ráp. 
- HS đọc.
- HS làm cá nhân, nhóm.
- HS trưng bày sản phẩm. 
- HS dựa vào tiêu chuẩn trên để đánh giá sản phẩm. 
- HS cả lớp.
--------------------------------------------- Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC
I. Mục đích, yêu cầu.
- Rèn kĩ năng nói:
- Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu truyện, đoạn truyện đã nghe, đã đọc về du lịch hay thám hiểm, có nhân vật hay ý nghĩa.
- Hiểu cốt truyện, trao đổi được với các bạn về nội dung câu truyện.
.Rèn kĩ năng nghe: Nghe thầy cô kể, nhớ chuyện, nghe bạn kể những đúng lời kể của bạn, kể tiếp lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học
- Sưu tầm truyện .
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.KTBC
Gọi Hs kể lại truyện ( Đôi cánh của Ngựa Trắng)
GVNx 
- 1 Học sinh kể 
B. Dạy bài mới
1. giới thiệu bài:
2. HDHS kể chuyện
HDHs hiểu yêu cầu của bài
Theo gợi ý có mấy truyện các em đã được học trong SGK-TV?
Ngoài ra chúng ta còn có thể kể những câu chuyện ngoài sách.
- 
Học sinh theo dõi
1Hs đọc đề bài: Em hãy kể lại một câu chuyện đã nghe, đã đọc về du lịch, thám hiểm.
2 Hs nối tiếp đọc gợi ý
Có 3 truyện: (Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất, Gu-li- vơ ở xứ sở tí hon; đất quý đất yêu)
Hs nối tiếp nhau giới thiệu tên câu truyện mình định kể
3Hs kể và trao đổi ý nghĩa truyện.
- Đọc yêu cầu bài tập 1,2.
- 1,2 Học sinh đọc.
- Tổ chức kể chuyện theo N 3:
- N3 kể nối tiếp và kể toàn bộ câu chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Thi kể:
- Cá nhân, nhóm,
- Trao đổi nội dung câu chuyện:
Cả lớp.
VD: Bạn hãy nói ý nghĩa câu truyện bạn vừa kể?
Bạn có thích nhân vật trong câu truyện bạn vừa kể không? vì sao?
- Gv cùng học sinh nx, khen học sinh kể tốt.
- Lớp nx bạn kể theo tiêu chí: Nội dung, cách kể, cách dùng từ.
4.Củng cố, dặn dò.	
VN kể lại truyện cho người thân nghe
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 6 tháng 4 năm 2016
Tập đọc
DÒNG SÔNG MẶC ÁO
 - Nguyễn Trọng Tạo -
I. Mục dích, yêu cầu.
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ. Biết ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ, cuối mỗi dòng thơ.
- Biết đọc diễn cảm bài thơ giọng tha thiết, dịu dàng và dí dỏm thể hiện niềm vui, sự bất ngờ của tác giả khi phát hiện ra sự đổi sắc muôn màu của dòng sông quê hương.
- Hiểu từ ngữ trong bài.
- Ý nghĩa: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương. 
-HTL bài thơ.
GDBVMT: Yêu quê hương đất nước, yêu vẻ đẹp thiên nhiên. Làm và tuyên truyền, nhắc nhở mọi người cùng làm để góp phần bảo vệ MT, bảo vvej quê hương đất nước.
II. Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh hoạ bài đọc sgk.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A, Kiểm tra bài cũ.
? Đọc bài Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất và trả lời các câu hỏi SGK .?
- 2 Học sinh đọc, trả lời câu hỏi.
- Gv cùng hs nx, bổ sung
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài.
a, Luyện đọc.
- Đọc toàn bài thơ:
- 1 Học sinh khá đọc.
- Chia đoạn:
-Bài thơ chia làm 2 đoạn; đoạn 1: 8 dòng đầu; Đoạn2: 6 dòng còn lại.
- Đọc nối tiếp: 2 Lần.
+ Đọc nối tiếp lần 1: Kết hợp sửa phát âm.
- 2 Học sinh đọc.
+ Đọc nối tiếp lần 2: Kết hợp giải nghĩa từ.
- 2Học sinh khác đọc.
- Luyện đọc theo cặp: 
- Đọc toàn bài thơ:
- Từng cặp đọc bài.
- 1 Học sinh đọc.
- Nx đọc đúng và gv đọc mẫu bài thơ.
- Học sinh nghe.
b. Tìm hiểu bài.
- Đọc thầm đoạn1:
?Vì sao tác giả nói dòng sông điệu?
Đọc thầm đ2:
- Vì dòng sông luôn thay đổi màu sắc giống như con người đổi màu áo.
HS đọc thầm
Màu sắc của dòng sông thay đổi như thế nào trong một ngày? 
-Lụa đào áo xanh, hây hây,ráng vàng, nhung tím, áo đen, áo hoa ứng với mỗi thừi gian trong ngày... 
Cách nói dòng sông mặc áo có gì hay?Đọc lướt 4 khổ thơ còn lại, trả lời:
?Em thích hình ảnh nào trong bài? vì sao?
-Đây là hình ảnh nhân hoá làm cho con sông trở nên gần gũi với con người 
HS tự trả lời
? Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với dòng sông quê hương đất nước ntn?
- Tác giả ca ngợi vẻ đẹp dòng sông quê hương yêu mến, tự hào về quê hương đất nước, 
? Nêu ý chính bài thơ?
- ý chính: MĐ, YC.
c. Đọc diễn cảm và HTL bài thơ.
- Đọc nối tiếp bài thơ:
-2 Học sinh đọc.
? Tìm giọng đọc bài thơ:
- Đọc diễn cảm giọng tha thiết,dịu dàng, vui dí dỏm... 
- Luyện đọc diễn cảm 6 dòng cuối bài.
Gv đọc mẫu:
- Học sinh nêu cách đọc đoạn và luyện đọc theo nhóm 5.
d, Thi đọc diễn cảm:
- Cá nhân, nhóm.
Gv cùng học sinh nx khen nhóm, cá nhân đọc tốt.
- Cả lớp nhẩm HTL bài thơ.
Đọc thuộc lòng bài thơ:
- Cá nhân thi đọc khổ thơ, cả bài thơ.
- Gv cùng lớp, khen học sinh đọc thuộc bài thơ tại lớp.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nx tiết học,
--------------------------------------------------------------
Toán
ỨNG DỤNG CỦA TỈ LỆ BẢN ĐỒ
I. Mục tiêu: - Giúp hs từ độ dài thu nhỏ và tỉ lệ bản đồ cho trước biết cách tính độ dài thật trên mặt đất.
II. Đồ dùng dạy học:
Bản đồ Việt Nam,....
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A, Kiểm tra bài cũ.
? Đọc các số liệu chỉ tỉ lệ bản đồ và cho biết đâu là độ dài thật đâu là độ dài thu nhỏ trên bản đồ?
2, 3 Hs nêu, lớp nx, trao đổi, bổ sung.
- Gv nx chung
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Bài tập.
Bài toán 1.
- Hs đọc bài toán.
- Phân tích và nêu cách giải bài:
-? Độ dài thu nhỏ trên bản đồ đoạn AB dài mấy cm? 
Dài 2cm
Bản đồ trường mần non xã Thắng Lợi vẽ theo tỉ lệ nào?
1: 300
1cm ứng với độ dài thật là bao nhiêu cm?
-2 cm x 300
- Gọi HS giải:
- 1 Hs lên bảng chữa bài.
Bài giải
Chiều rộng thật của cổng trường là:
 2 x 300 = 600( cm)
 600 cm = 6m
 Đáp số: 6m
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
Bài 2
HDHS xác định Y/C bài
Gọi Hs giải.
- Hs đọc đề toán, 
Bài giải
Quãng đường từ Hà Nội đến Hải Phòng là:
102 x 1000 000 = 102 000 000 mm
102 000 000 mm =102 km
 Đáp số: 102 km
Thực hành:
.
Bài 1: HD xác định yêu cầu bài.
 Gọi Hs chữa bài. 
- Gv nx chữa bài.
Bài 2: (vở)
?Bản đồ vẽ theo tỉ lệ nào?
? Chiều dài là bao nhiêu?
? Bài toán hỏi gì? 
1 000 000 cm, 45 000dm, 
100 000mm
- Hd xác định y/c bài
1 : 200
4 cm
Tìm chiều dài phòng học
 Bài giải
Chiều dài thật phòng học là:
 4 x 200 = 800 ( cm)
 800 cm = 8m
 Đáp số: 8m 
Bài 3: ( vở )
 Gọi Hs đọc y/c bài
 Bài giải
Quãng đường từ thành phố HCM đến Quy Nhơn là:
 27 x 2 500 000 = 67 500 000 ( cm )
 67 500 000 cm = 675 km
3. Củng cố, dặn dò.
- Nx tiết học
----------------------------------------------------
Tiếng Anh
GV chuyên soạn giảng
---------------------------------------------- 
Tin học
GV chuyên soạn giảng
----------------------------------------------------
Buổi chiều Âm nhạc
GV chuyên soạn giảng
------------------------------------------------------
Tập làm văn
LUYỆN TẬP QUAN SÁT CON VẬT
I. Mục đích, yêu cầu.
Biết quan sát con vật, chọn lọc các chi tiết để miêu tả.
Biết tìm các từ ngữ miêu tả phù hợp làm nổi bật ngoại hình, hành động của con vât. 
II. Đồ dùng dạy học.
Sưu tầm tranh ảnh các con vật chó mèo, lợn , gà...
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
B. Bài mới
1. GTB
2. Bài học
- Bài 1,2 Quan sát tranh minh hoạ:
- Cả lớp quan sát tranh sgk.và đọc thầm.( THảo luận nhóm )
- Để miêu tả đàn ngan tác giả bài văn trên đã quan sát những bộ phận nào của chúng?
- ............to hơn cái trứng một tí. Bộ lông......., đôi mắt,....... cái mỏ,.......cái đầu,...... hai cái chân,....
- Trình bày:
- Học sinh tiếp nối nhau đọc ,Lớp nx, trao đổi, bổ sung.
- Những câu nào em cho là hay?
- Hs tự trả lời
.
Bài 3.
- Hs đọc yêu cầu.
- Tổ chức hs làm bài:
- Hs làm bài vào vở.
- Gv gợi ý hs tả các bộ phận
- Hs thực hiện.
- Trình bày:
Bài 4.( Vở )
 Gọi Hs đọc y/c bài
Hd Hs x/đ y/c bài.
-VD : bộ lông, cái đầu, hai tai, đôi mắt, bộ ria, bốn chân, cái đuôi,...
Cả lớp làm vào vở , rồi trình bày
Hs Nx - bổ sung
- Gv nx chung
3. Củng cố, dặn dò.
- Nx tiết học, vn hoàn thành bài tập chưa xong vào vở.
 -Tiếp tục quan sát con vật em yêu thích.
------------------------------------------------------------
Khoa học
NHU CẦU KHÔNG KHÍ CỦA THỰC VẬT
I. Mục tiêu:
	 Sau bài học, Hs biết: trình bày vai trò của không khí đối với đời sống thực vật.
 ứng dụng thực tế của kiến thức đó trong trồng trọt.
II. Đồ dùng dạy học.
- Sưu tầm tranh ảnh hoặc cây , phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A, Kiểm tra bài cũ.
? Để cây sống và phát triển bình thường cần phải có điều kiện nào?
- 2, 3 Hs nêu, lớp nx, bổ sung.
- Gv nx chung.
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
	2. Hoạt động 1:Tìm hiểu về sự trao đổi khí đối với đời sống của thực vật.
- Tổ chức kiểm tra KT bài cũ.
-Không khí gồm những thành phần nào?
? kể tên những khí quan trọng đối với đời sống thực vật?
Ô xi, các bô níc, ni tơ.
Ô xi và khí các bô níc
- Tổ chức hoạt động N4:
- N4 hoạt động.
Trong quang hợp thực vât hút khí gì? và thải khí gì?
- Cử thư kí ghi kết quả vào phiếu.
Thực vật hút khí các bô níc và thải khí ô xi
-? Trong hô hấp TV hút khí gì và thải ra khí gì? 
? Quá trình quang hợp xảy ra khi nào?
? Quá trình hô hấp xảy ra khi nào? - Trình bày:
Hút khi ô xi và thải khí các bô níc.
Khi mặt trời mọc.
Xảy ra buổi tối.
 - Đại diện các nhóm trình bày, 2 nhóm dán phiếu. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
	* Kết luận: Thực vật cần không khí để quang hợp và hô hấp. Cây dù được cung cấp đầy đủ nước và chất khoáng, ánh sáng nhưng thiếu không khí cây cũng chết.
	3. Hoạt động 2: Tìm hiểu một số ứng dụng thực tế về nhu cầu không khí của thực vật.
?Thực vật ăn gì để sống? 
- Thực vật không có cơ quan tiêu hoá như con người.
? Nhờ đâu TV thực hiện được điều đó?
-Nhờ chất diệp lục màu xanh có trong lá cây..
? Nêu ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu không khí? 
* Kết luận: Mục bạn cần biết sgk/117.
- Cây ngô, rau cải, các loại cây ăn quả, Người ta thường trồng cây ở những nơi có ánh sáng thì cây mới phát triển được và đem lại năng suất cao.....
4. Củng cố, dặn dò:
- Nx tiết học. 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 7 tháng 4 năm 2016
Toán
ỨNG DỤNG CỦA TỈ LỆ BẢN ĐỒ (Tiếp theo)
I. Mục tiêu:
- Giúp hs biết từ độ dài thật và tỉ lệ bản đồ cho trước, biết cách tính độ dài thu nhỏ trên bản đồ.
II. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A, Kiểm tra bài cũ.
? Nêu cách giải tìm độ dài thật? 
Gọi Hs giải bài tập 4
- 2, 3 Hs nêu, lớp nx, bổ sung.
1Hs giải.
- Gv nx chung
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2.Bài toán.
- Hs đọc bài toán.
Bài 1
- Gv trao đổi cùng hs để giải miệng bài.
?độ dài thật là bao nhiêu?
?Tỉ lệ cho trước của bản đồ là bao nhiêu?
?Phải tính độ dài nào?
- Gọi Hs nêu cách giải
Gvnx
- Hs trao đổi, trả lời
20m
1 : 500
Tính độ dài thu nhỏ, tương ứng trên bản đồ theo đơn vị cm.
 Bài giải
Khoảng cách giữa hai điểm A và B trên bản đồ là:
 2000 : 500 = 4 ( cm)
 Đáp số: 4 cm
Bài 2.
Tương tự bài 1
- Hs đọc yêu cầu bài, trao đổi cách giải bài toán.
- Làm bài vào nháp:
- Hs đọc đề toán, nêu các bước giải bài.
3.Thực hành:
- Cả lớp làm bài, 1 Hs lên bảng chữa bài. 
 Bài giải
Bài 1: ( phiếu)
Hd Hs giải - chữa
Hsnx - Gvnx
Đổi 41 km = 41 000 000 mm
Quãng đường từ Hà Nội Đến Sơn Tây trên bản đồ dài là: 
 41 000 000 : 1 000 000 = 4(mm)
 Đáp số: 4 mm. 
50 cm, 5 mm, 1 dm.
Bài 2 : Làm bài vào vở:
-Gv thu vở kiểm tra , đánh giá.
 Cả lớp làm bài, 1 Hs lên bảng chữa bài.
 Bài giải
Đổi 12 km = 1 200 000 cm
Quãng đường từ bản A đến bản B trên bản đồ dài là:
 1 200 000 : 100 000 =12 ( cm)
Đáp số:12 cm.
 Bài 3: (Vở)
GvHd Hs giải- Vn hoàn thành vào vở.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nx tiết học
--------------------------------------------
Luyện từ và câu
CÂU CẢM
I. Mục đích, yêu cầu.
	- Hs hiểu thế nào là câu cảm, nắm được cấu tạo và tác dụng của câu cảm, nhận diện được câu cảm. 
 -Biết đặt và sử dụng câu cảm.
II. Đồ dùng dạy học.
- Giấy, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A, Kiểm tra bài cũ.
- KT bài 3 " du lịch, thám hiểm "
- 1,2 Hs đại diện đố, lớp giải đố và hs đố chốt ý đúng.
- Gv nx chung.
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài. 
2. Phần nhận xét.
Bài 1,2,3,4.
VD: - Chà con mèo này khôn thât?
A! con mèo này khôn thật! 
- Hs đọc nối tiếp các yêu cầu bài.
Dùng để thể hiện cảm súc ngạc nhiên vui mừng trước vẻ đẹp của bộ lông con mèo.
Dùng để thể hiện cảm xúc thán phục
3. Phần ghi nhớ: 
 Vậy thế nào là câu cảm?
- 3,4 Hs đọc.
4. Phần luyện tập.
Bài 1.(Vở)
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Trình bày:
- Ôi, con mèo này đep quá! 
- Ôi chao, trời rét quá! 
- Bạn Ngân chăm chỉ quá!
- Chà, bạn Giang giỏi ghê!
Nhiều hs nêu, lớp nx, trao đổi và bổ sung.
Bài 2. Thảo luận nhóm đôi
Báo cáo kết quả Nx
 Trời, bạn Ngân giỏi quá!
- Ôi, Bạn Ngân đến kìa!
Bài 3. Nhóm đôi
- Hs đọc yêu cầu bài.
Hs Đọc nối tiếp các câu 
- Từng cặp hs đọc.
-Đại diện các nhóm báo cáo. 
- C1: Bộc lộ cảm xúc mừng rỡ.
- C2: Bộc lộ cảm xúc thán phục.
- C3: Bộc lộ cảm xúc ghê sợ. 
- Gv nx chốt ý đúng:
5. Củng cố, dặn dò.
-? Thế nào là câu cảm?
 - Nx tiết học.
---------------------------------------------------------
Địa lí
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
I.Mục tiêu 
 Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Nẳng:
Vị trí ven biển đồng bằng duyên Hải miền trung .
Đà Nẳng là thành phố cảng lớn đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông .
Đà Nẳng là trung tâm công nghiệp địa điểm du lịch .
Chỉ được thành phố Đà Nẳng trên bản đồ ( lược đồ)
II.Chuẩn bị 
 -Bản đồ hành chính VN.
 -Một số ảnh về TP Đà Nẵng.
III.Hoạt động trên lớp 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định
2.KTBC 
 +Vì sao Huế được gọi là TP du lịch.
 +Nêu bài học
 GV nhận xét, ghi điểm.
3.Bài mới 
 a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
 b.Phát triển bài 
 -GV đề nghị HS quan sát lược đồ hình 1 của bài 24 và nêu tên TP ở phía nam của đèo Hải Vân
 1.Đà Nẵng- TP cảng 
 -GV yêu cầu từng HS quan sát lược đồ và nêu: 
+Đà Nẵng nằm ở vị trí nào?
 +Giải thích vì sao Đà Nẵng là đầu mối giao thông lớn ở duyên hải miền Trung?
 -GV yêu cầu HS quan sát hình 1 của bài để nêu các đầu mối giao thông có ở Đà Nẵng?
 -GV nhận xét và rút ra kết luận: Đà Nẵng là đầu mối giao thông lớn ở duyên hải miền Trung vì TP là nơi đến và nơi xuất phát của nhiều tuyến đường giao thông: đường sắt, bộ, thủy, hàng không.
 2.Đà Nẵng- Trung tâm công nghiệp 
 -GV cho các nhóm dựa vào bảng kê tên các mặt hàng chuyên chở bằng đường biển để trả lời câu hỏi sau:
 +Em hãy kể tên một số loại hàng hóa được đưa đến Đà Nẵng và hàng từ Đà Nẵng đưa đi các nơi khác bằng tàu biển.
 -GV giải thích: Hàng từ nơi khác được đưa đến ĐN chủ yếu là sản phẩm của ngành công nghiệp và hàng do ĐN làm ra được chở đi các địa phương trong cả nước hoặc xuất khẩu ra nước ngoài chủ yếu là nguyên vật liệu, chế biến thủy hải sản.
 3.Đà Nẵng- Dịa điểm du lịch 
 -Cho HS đọc đoạn văn trong SGK để bổ sung thêm một số địa điểm du lịch khác như Ngũ hành sơn, Bảo tàng Chăm. Đề nghị HS kể thêm những địa điểm khác mà HS biết.
 - GV nói ĐN nằm trên bờ biển có cảnh đẹp, có nhiều bãi tắm thuận lợi cho du khách nghỉ ngơi. Do ĐN là đầu mối giao thông thuận

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 4Tuan 30-HKII 2015-2016.doc