Giáo án tổng hợp Lớp 4 - Tuần 23 - Năm học 2012-2013

Tập đọc

HOA HỌC TRÒ

I MỤC TIU:

- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.

-Hiểu ND: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò (trả lời các CH SGK)

II ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- Các tranh , ảnh về hoa phượng, sân trường có hoa phượng.

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1/ Bài cũ : Chợ Tết

Gọi HS lên đọc bàiHTL và trả lời câu hỏi theo khổ thơ.

2/ Bài mới

a – Hoạt động 1 : Giới thiệu bài

- Hôm nay các em sẽ được học một bài văn tả vẻ đẹp của một loài hoa thường được trồng trên sân các trường học, gắn với kỉ niệm của nhiều HS về mái trường. Nhà thơ Xuân Diệu đã gọi tên loài hoa đó bằng một cái tên rất đặc biệt – hoa học trò. Hoa học trò chính là hoa phượng. Các em hãy cùng đọc, cùng tìm hiểu bài văn để thấy vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng dưới ngòi bút miêu tả rất tài tình của tác giả.

b – Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS luyện đọc

 GV nghe và nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho HS.

- Đọc diễn cảm cả bài.

c – Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài

- Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là hoa học trò ?

- Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đạc biệt ?

-Màu hoa phượng thay đổi như thế nào theo thời gian?

- Nêu cảm nhận của em khi đọc bài văn ?

d – Hoạt động 4 : Đọc diễn cảm

- GV đọc diễn cảm toàn bài với giọng tả ngạc nhiên phù hợp với phát hiện của tác giả về vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng , sự thay đổi bất ngờ của màu hoa theo thời gian.

3/ Củng cố – Dặn dò

- GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt.

- Chuẩn bị: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.

-4em ln thực hiện theo yu cầu của GV.

-Lắng nghe.

- Quan sát tranh minh hoạ trong SGK.

- HS khá giỏi đọc toàn bài .

- 3 HS nối tiếp nhau đọc trơn từng đoạn.

- 1,2 HS đọc cả bài .

- HS đọc thầm phần chú giải từ mới.

- HS đọc thầm – thảo luận nhóm trả lời câu hỏi .

- Vì phượng là loài cây rất gần gũi, quen thuộc với học trò. Phượng thường được trồng trên các sân trường và nở vào mùa thi của học trò. Thấy màu hoa phượng học trò nghĩ đến kì thi và những ngày nghỉ hè. Hoa phượng gắn với kỉ niệm của nhiều học trò về mái trường .

+ Hoa phượng đỏ rực, đẹp không phải ở một đoá màcả loạt, cả một vùng, cả một góc trời ; màu sắc như cả ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.

+ Hoa phượng gợi cảm giác vừa buồn lại vừa vui ; buồn vì báo hiệu sáp kết thúc năm học, sáp xa mái trường ; vui vì báo hiệu được nghỉ hè.

+ Hoa phượng nở nhanh đến bất ngờ , màu phượng mạnh mẽ làm làm khắp thành phố rực lên như đến Tết nhà nhà dán câu đối đỏ.

- Lúc đầu , hoa phượng có màu đỏ nhạt . Găp mưa, hoa càng tươi. Dần dần số hoa sẽ tăng, màu hoa sẽ đỏ đậm dần theo thời gian.

+ Hoa phượng có vẻ đẹp rất độc đáo dưới ngòi bút miêu tả tài tình của tác giả.

+ Hoa phượng là loài hoa rất gần gũi, thân thiết với học trò.

+ Nhờ bài văn, em mới hiểu vẻ đẹp lộng lẫy, đặc sác của hoa phượng.

- HS luyện đọc diễn cảm.

- Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm.

 

doc 33 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 522Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp Lớp 4 - Tuần 23 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thiệu: Luyện tập chung. 
Bài 1: Cho HS làm bài. Khi chữa bài GV cho HS nêu lại dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9.
Bài 2: HS tự làm rồi chữa bài.
Số HS của cả lớp là: 14 + 17 = 31 (HS)
 a) ; b) 
Bài 3: HS tự làm bài và chữa bài
HS phải rút gọn phân số đến tối giản sau đó mới kết luận. 
Bài 4: Viết các phân số theo thứ tự từ lớn đến bé. 
Yêu cầu HS phải quy đồng mẫu số sau đó mới xếp thứ tự
Bài 5: HS quan sát hình trong SGK và làm bài
 a) Khi làm bài HS cần giải thích đầy đủ. 
 b) HS đo và nhận xét.
 c) Tính S hình bình hành. 
HS làm bài và chữa bài. 
HS làm bài và chữa bài.
HS làm bài và chữa bài.
HS làm bài và chữa bài.
Củng cố – dặn dò
Nhận xét tiết học
Chuẩn bị: LƯU Ý BÀI NÀY ĐÃ GHÉP VỚI BÀI TRÊN
Môn: Chính tả-Tuần: 23
Bài: CHỢ TẾT
I.MỤC TIÊU:
-Nhớ viết đúng bài chính tả sạch sẽ; biết trình bày đúng đoạn thơ trích..
-Làm đúng bài tập chính tả phân biệt âm đầu, vần dễ lẫn (BT2).
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Bài tập 2 viết sẵn trên bảng phụ.
-Phiếu nhĩm.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY:
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
1/Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS lên bảng viết lại những chữ đã viết sai tiết trước
- Nhận xét 
2/Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Giờ chính tả hôm nay các em nghe, viết bài thơ Chợ Tết và bà i tập chính tả phân biệt âm, vàn ở BT 2
+ Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả:
* Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó dễ lẫn.
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
HD HS cách trình bày bài viết.
c) Viết chính tả
- Lưu ý HS trình bày các dịng thơ.
-HD chữa lỗi
d) Thu và chấm bài:
-Nhận xét và chữa một số lỗi mà HS viết những chữ sai phổ biến.
+Hoạt động 2: H d làm bài tập chính tả
*Bài 3
– Gọi HS đọc yêu cầu, đính bảng phụ lên .
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét
3/Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại bài tập 2 vào vở và chuẩn bị bài sau: Hoạ sĩ Tơ Ngọc Vân.
-3HS thực hiện
-Lắng nghe
- 3 - 4 HS đọc thuộc lòng bài thơ( từ khổ thứ 2 đến khổ thứ 5)
-Lớp nhẩm thầm đoạn viết, tìm các từ khĩ viết, viết vào bảng con, các từ: ơm ấp, viền, mép, lom khom, yếm thắm, nép đầu, ngộ nghĩnh,
-Đọc lại các từ vừa viết- 3em.
-Lắng nghe.
-HS đọc bài lại lần nữa.
-Tự viết bài vào vở theo HD của GV.
-Tự chữa lỗi trong vở viết. trao đổi bạn KT.
-HS chú ý sửa sai.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu.
- Dùng bút chì viết vào SGK điền các âm, vần thích hợp vào chỗ chấm. 2 HS làm xong trước lên làm trên bảng.
- Nhận xét, bổ sung bài của bạn.
-Lắng nghe.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 45: DẤU GẠCH NGANG.
I - MỤC TIÊU:
- Nắm được tác dụng của dấu gạch ngang (NDGN).
- Nhận biết và nêu được tác dụng dấu gạch ngang trong bài văn (BT1,MIII), viết được đoạn văn có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu lời đối thoại và đánh dấu phần chú thích (BT2).
-HSKG: viết được doạn văn ít nhất 5 câu, đúng yc( bài tập 2 MIII)
II Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết sẵn : 
+ Các đoạn văn trong bài tập 1 ( a, b ) , phần Nhận xét.
+ Nội dung cần ghi nhớ trong SGK.
III Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Bài cũ : MRVT: Cái đẹp. 
 Gọi HS nêu kq bt 4.
Nhận xét.
2/ Bài mới:
a – Hoạt động 1 : Giới thiệu
- Từ năm lớp 1 đến nay , các em đã học được những dấu câu nào ?
- Hôm nay các em sẽ học thêm một dấu câu mới : Dấu gạch ngang.
b – Hoạt động 2 : Phần nhận xét
* Bài 1,2 , 3 :
- Những câu có chứa dấu gạch ngang : 
Đoạn a ) 
- Cháu con ai ?
- Thưa ông , cháu là con ông Thư ?
Đoạn b ) Cái đuôi dài – bộ phận khoẻ nhất của con vật kinh khủng dùng để tấn công – đã bị trói xếp vào bên mạn sườn.
+ Dấu gạch ngang trong đoạn (a) dùng để đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại. Dấu gạch ngang trong đoạn (b) để đánh dấu phần chú thích trong câu.
c – Hoạt động 3 : Phần ghi nhớ
- GV giải thích lại rõ nội dung này.
d – Hoạt động 4 : Phần luyện tập
* Bài tập 1: 
- GV chốt lại.
Câu có dấu gạch ngang
Tác dụng 
Pa – xcan thấy bố mình – một viên chức tài chính – vẫn cặm cụi trước bàn làm việc. 
Đánh dấu phần chú thích trong câu
Những dãy tính cộng hàng ngàn con số, một công việc buồn tẻ làm sao! – Pa-xcan nghĩ thầm. 
Đánh dấu phần chú thích trong câu (đây là ý nghĩ của Pa-xcan.)
- Con hy vọng món quà nhỏ này có thể làm bố bớt nhức đầu vì những con tính – Pa-xcan nói. 
Dấu gạch ngang thứ nhất: đánh dấu chỗ bắt đầu câu nói của Pa-xcan.
Dấu gạch ngang thứ hai: dánh dấu phần chú thích (đây là lời Pa-xcan nói với bố )
* Bài tập 2 
- GV nhắc lại yêu cầu của đề bài.
Lưu ý: đoạn văn các HS viết cần sử dụng dấu gạch ngang với hai tác dụng (đánh dấu các câu đối thoại, đánh dấu phần chú thích)
- GV kiểm tra , nhận xét, tính điểm.
3/ Củng cố- Dặn dị: 
Nhận xét tiết học
Chuẩn bị bài: MRNT: Cái đẹp
-3HS nêu, lớp nhận xét.
-Lắng nghe.
- 3 HS đọc toàn văn yêu cầu bài. 
- Cả lớp đọc thầm lại yêu cầu của bài tập 1, 2, 3 ; trao đổi theo cặp. 
- HS phát biểu ý kiến.
- Cả lớp nhận xét. - HS trao đổi nhóm – ghi vào phiếu.
- Đại diện nhóm trình bày. Cả lớp nhận xét.
- HS đọc ghi nhớ trong SGK
- HS đọc thầm
- 1 HS đọc yêu cầu bài và mẫu chuyện “Quà tặng cha” ở bài tập 1. 
- Cả lớp đọc thầm lại. 
- Từng cặp HS trao đổi, tìm dấu gạch ngang trong câu chuyện, nói rõ tác dụng của từng câu.
- HS phát biểu ý kiến.
- Cả lớp nhận xét.
HS đọc yêu cầu của đề
- HS khá giỏi kể lại câu chuyện và giải thích rõ dùng dấu gạch ngang ở chỗ naò trong đoạn văn.
- HS làm việc cá nhân vào vở nháp.
- Đọc bài viết của mình trước lớp.
-Lắng nghe.
MÔN: KHOA HỌC
BÀI 45: ÁNH SÁNG 
I-MỤC TIÊU:
-Nêu được vd về các vật tự phát sáng vá các vật được chiếu sáng:
+ Vật tự phát sáng: mặt trời .ngọn lừa,
+ Vật được chiếu sáng: mặt trăng, bàn nghế,
-Nêu được một số vật cho ánh sáng truyền qua và một số vật không cho ánh sáng truyền qua.
-Nhận biết được ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật truyền tới mắt.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Chuẩn bị theo nhóm: hộp kín ( có thể bằng giấy cuộn lại); tấm kính; nhựa trong; kính mờ; tấm gỗ
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
1/Bài cũ: Âm thanh trong cuộc sống (TT)
-Tiếng ồn có tác hại như thế nào?
-Có những biện pháp nào chống tiếng ồn?
Nhận xét.
2/Bài mới:
Giới thiệu: Bài “Aùnh sáng”
*Phát triển:
*Hoạt động 1:Tìm hiểu các vật tự phát ra ánh sáng và các vật được chiếu sáng 
-Cho hs thảo luận nhóm.
-Nhận xét bổ sung.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu về đường truyền của ánh sáng 
-Trò chơi “Dự đoán đường truyền của ánh sáng”, Gv hướng đèn vào một hs chưa bật đèn. Yêu cầu hs đoán ánh sáng sẽ đi tới đâu.
-Yêu cầu hs làm thí nghiệm trang 90 SGK và dự đoán đường truyền ánh sáng qua khe.
*Hoạt động 3:Tìm hiểu sự truyền ánh sáng qua các vật. 
-Yêu cầu hs tiến hành thí nghiệm trang 91 SGK theo nhóm.
-Người ta đã ứng dụng kiến thức này vào việc gì?
*Hoạt động 4:Tìm hiểu mắt nhìn thấy vật khi nào? 
-Mắt ta nhìn thấy vật khi nào?
-Cho hs tiến hành thí nghiệm như trang 91 SGK.
-Em tìm những VD về điều kiện nhìn thấy của mắt.
Kết luận:
Ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật truyền đến mắt.
3/Củng cố:
-Tại sao ta nhìn thấy một vật?
4/Dặn dò:
Chuẩn bị bài sau,: Bĩng tối.
Nhận xét tiết học.
-2HS trả lời:
+Ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, cĩ thể gây mất ngủ, đau đầu, suy nhược thần kinh, cĩ hại cho tai,
+Cĩ những quy định chung về khơng gây tiếng ồn ở nơi cơng cộng.
+Sử dụng các vật ngăn cách làm giảm tiếng ồn.
-Thảo luận, dựa vào hình 1 và 2 trangb 90 SGk và kinh nghiệm bản thân:
+Hình 1:ban ngày
*Vật tự phát sáng:Mặt trời
*Vật được chiếu sáng: Gương, bàn ghế
+Hình 2:Ban đêm
*Vật tự phát sáng:ngọn đèn điện (khi có dòng điện chạy qua)
*Vật được chiếu sáng: Mặt trăng sáng là do mặt trời chiếu, cái gương, bàn ghế
-Dự đoán hướng ánh sáng.
-Các nhóm làm thí nghiệm. Rút ra nhận xét ánh sáng truyền theo đường thẳng.
-Tiến hành thí nghiệm và ghi lại kết quả vào bảng:
Các vật cho gần như toàn bộ ánh sáng đi qua
Các vật chỉ cho một phần ánh sáng đi qua
Các vật không cho ánh sáng đi qua
-Các nhóm tiến hành thí nghiệm và đưa ra kết luận như SGK.
-Nêu VD
-2HS nhắc lại.
-3HS trả lời
-Lắng nghe
Tập đọc
KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ
I. MỤC TIÊU:
 - Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ trong bài với giọng nhẹ nhàng, có cảm xúc. 
- Hiểu ND : Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tà- ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.(trả lơi các câu hỏi, thuộc một khổ thơ trong bài ).
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
 - Bảng phụ viết sẵn các câu thơ, đoạn thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/Bài cũ : Hoa học trò 
-Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi.
-Nhận xét.
2/ Bài mới 
a – Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
- Hôm nay các em sẽ được học bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. Với bài thơ này các em sẽ thấy, một vẻ đẹp trong thế giới của những vẻ đẹp muôn màu – vẻ đẹp của tình yêu con, tình yêu đất nước. Người mẹ trong bài thơ là người miền núi. Người miền núi sống trên núi cao nên khi đi đâu, họ thường không bế mà địu con trên lưng. Người mẹ trong bài thơ này cả trong lúc giã gạo, tỉa bắp trên nương vẫn địu con trên lưng. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm xúc động trước cảnh tượng đó đã viết nên bài thơ này.
b – Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS luyện đọc
- GV nghe và nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho HS. 
- Đọc diễn cảm cả bài. 
c – Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài 
-Em hiểu thế nào là “ những em bé lớn lên trên lưng mẹ “ 
- Người làm mẹ làm những công việc gì ? Những công việc đó có ý nghĩa như thế nào ? 
- Tìm những từ ngữ, hình ảnh nói lên tình yêu thương và niềm hi vọng của người mẹ đối với con ?
d – Hoạt động 4 : Đọc diễn cảm khỗ thơ 1
- GV đọc diễn cảm , giọng âu yếm, dịu dàng, đầy tình cảm. Chú ý ngắt giọng, nhấn giọng.
3/Củng cố – Dặn dò 
- GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. 
- Về nhà học thuộc lòng bài thơ. 
- Chuẩn bị : Vẽ về cuộc sống an toàn.
-3 HS đọc và trả lời câu hỏi.
-Lớp lắng nghe.
- HS khá giỏi đọc toàn bài .
- HS nối tiếp nhau đọc trơn từng khổ thơ. 
- 1,2 HS đọc cả bài . 
- HS đọc thầm phần chú giải từ mới. 
- HS đọc thầm – thảo luận nhóm trả lời câu hỏi . 
- HS phát biểu. 
+ Đây là bài thơ viết trong thời kì đất nước có chiến tranh. Trong chiến tranh , đàn ông đi chiến đấu, phụ nữ và trẻ em ở nhà. Những người mẹ miền núi bận trăm công nghìn việc, đi đâu, làm gì cũng phải địu con đi theo. Những em bé cả lúc ngủ cũng không nằm trên giường mà nằm trên lưng mẹ. Có thể nói các em lớn lên trên lưng mẹ.
- Người mẹ giã gạo nuôi bộ đội, tỉa bắp trên nương. Những công việc này góp phần vào công cuộc chống Mĩ cứu nước của toàn dân tộc . 
+ Tình yêu của mẹ đối với con : lưng đưa nôi, tim hát thành lời, mẹ thương a-kay, mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
+ Hy vọng của mẹ đối với con : Mai sau con lớn vung chày lún sân. 
- HS luyện đọc diễn cảm. 
- Đại diện nhóm thi đọc thuộc lòng 1 khổ thơ hoặc bài thơ.
TOÁN 
TIẾT 113: LUYỆN TẬP CHUNG
I - MỤC TIÊU :
 - Biết tính chất cơ bản của phân số, phân số bằng nhau, so sánh phân số.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Bảng nhĩm
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Khởi động 
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Giới thiệu: Luyện tập chung
Bài2 cuối tr 123: HS đọc kĩ yêu cầu và làm bài. 
Bài 2:HS tự đặt tính và giải. 
Bài 3 tr124: HS nhìn hình vẽ trong SGK và trả lời câu hỏi từng bài tập. Yêu cầu HS khi làm bài phải giải thích. 
a) Các đoạn thẳng AN và MC là hai cạnh đối diện của hình bình hành AMCN nên chúng song song và bằng nhau.
b) HS tính (có thể giải bằng lặp luận
 Bài 2c,d tr 125
- .Các bài tập còn lại dành cho Hskhá, giỏi. 
HS làm bài và chữa bài
HS làm bài và chữa bài.
HS làm bài và chữa bài.
HSlàm rồi chữa bài
Củng cố – dặn dò
Nhận xét tiết học
Chuẩn bị: 
ĐỊA LÍ 
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ (TIẾT 2)
I.Mục tiêu:
-Nêu dược một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở ĐB Nam Bộ: 
+ SX CN phát triển mạnh nhất trong cả nước.
+Những nghành công nghiệp nổi tiếng là khai yhác dầu khí, chế biến long thực, thực phẩm, dệt may.
-HSKG: giải thích ví sao đb Nam Bộ là nơi có nghành CN phát triển mạnh nhất nước ta: do có nguồn nguyên liệu và LĐ dồi dào, được đầu tư phát triển.
II.Đồ dùng dạy học:
-Bản đồ công nghiệp Việt Nam.
-Tranh ảnh về sản xuất công nghiệp, chợ nổi tiếng trên sông ở đồng bằng Nam Bộ.
Các hoạt động dạy học chủ yếu:
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Giáo viên
Họat động của Học sinh
1/Kiểm tra bài cũ: 
-Điều kiện nào làm cho đồng bằng Nam bộ đánh bắt được nhiều thuỷ sản? 
-Kể tên một số thuỷ sản được nuôi nhiều ở đây?
-Thuỷ sản ở đồng bằng được tiêu thụ ở những đâu?
2/Bài mới:
Giới thiệu bài: HĐSX ở ĐB Nam Bộ
*Hoạt động 1: Hoạt động theo nhóm
Nguyên nhân nào làm cho đồng bằng Nam Bộ có công nghiệp phát triển mạnh?
Nêu dẫn chứng thể hiện đồng bằng Nam Bộ có công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta ?
Kể những ngành công nghiệp nổi tiếng của đồng bằng Nam Bộ?
*Hoạt động 2: Hoạt động theo nhóm 
-Mô tả về chợ nổi trên sông (Chợ họp ở đâu? Người dân đến chợ bằng phương tiện gì? Hàng hoá ở chợ gồm những gì? Loại hàng nào có nhiều hơn?)
-Kể tên các chợ nổi tiếng của đồng bằng Nam Bộ?
3/Củng cố: 
-GV tổ chức cho học sinh thi kể chuyện (mô tả ) về chợ nổi ở đồng bằng Nam Bộ?
4/Dặn dò : Chuẩn bị bài: Thành phố Hồ Chí Minh. 
-3HS trả lời:
+Mạng lưới sơng ngịi dày đặc.
+ Cá tra, cá ba sa, tơm, ba ba,.
+Nhiều nơi trong nước và trên thế giới.
HS dựa vào SGK , bản đồ và thảo luận theo câu hỏi của giáo viên.
HS trao đổi kết quả trước lớp.
HS dựa vào tranh ảnh, vốn hiểu biết của bản thân để trả lời.
-3HS kể.
TẬP LÀM VĂN – tuần 23
TIẾT1: LT MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY CỐI .
I - MỤC TIÊU:
-Nhận biết được một số điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối ( hoa , quả ) trong đoạn văn mẫu(BT1) ; viết được một đoạn văn ngắn tả một loài hoa (hoặc một thứ quả) mà em yêu thíchû (BT2).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	-Bảng phụ viết lời giải BT1
	a/ Đoạn tả hoa sầu đâu: 
	-Tả chùm hoa, khơng tả từng bơng, vì hoa sầu dâu nhỉ, mịc thành chùm, cĩ cái đẹp của cả chùm.
	-Tả mùi thơm đặc biệt của hoa bằng cách so sánh (mùi thơm mát hơn cả hương cau, dịu dành hơn cả hương hoa mộc); cho mùi thơm huyền dịêu đĩ hồ với các hương vị khác của đồng quê (mùi đâấ ruộng, mùi đậu già, mùi mạ nin, khoai sắn, rau cần).
	-Dùng từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của tác giả: hoa nở như cười; bao nhiêu thứ đĩ, bấy nhiêu thương yêu, khiến người ta cảm thấynhư ngây ngâấ, như say say mơộ thứ men gì.
	b/ Đoạn tả quả cà chua:
	-Tả cây cà chua từ khi hoa rụng đến khi kết trái, từ khi quả cịn xanh đến khi quả chín.
	-Tả cà chua ra quả, xum xuê, chít với những hình ảnh so sánh (quả lớn, quả bé vui mắt như đàn gà mẹ đơng con- mỗi quả cà chua chín là một mặt trời nhỏ hiền dịu), hình ảnh nhân hố (quả leo nghịch ngợm lên ngọc- cà chua thắp đèn lồng trong lùm cây.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: 
Gọi HS đọc lại bài viết tả là, thân hay gốc cây mà em thích. 
Nhận xét. 
2.Bài mới
Giới thiệu: 
 Hướng dẫn HS luyện tập. 
*Bài tập 1:
Gọi HS đọc đoạn văn: Hoa sầu đâu và Quả cà chua . 
GV chốt lại: Đính bảng phụ.
-Đoạn tả hoa sầu đâu: Tả cả chùm hoa, không tả từng bôngTả mùi thơm của hoa bằng cách so sánh. Dùng từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của tác giả: hoa nở như cười...
-Đoạn tả quả cà chua: Tả cây cà chua từ khi hoa rụng đến khi kết quả, từ khi quả còn xanh đến khi quả chín. 
Tả cà chua ra quả xum xuê, chi chít
*Bài tập 2: 
- GV nhận xét. 
3/ Củng cố – dặn dò:
Về nhà hồn chỉnh bài tập 2.
Chuẩn bị: Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối.
-2HS đọc,lớp NX.
-Lắng nghe.
-2HS đọc Cả lớp đọc thầm hai đoạn văn, suy nghĩ, trao đổi cùng bạn, phát hiện cách tả của tác giả trong mỗi đoạn có gì đáng chú ý. 
HS phát biểu ý kiến, cả lớp nhận xét. 
-3HS đọc nội dung trong bảng.
HS đọc yêu cầu bài tập, suy nghĩ, chọn tả một loài hoa hay thứ quả mà em yêu thích.
Một vài HS phát biểu: Các em chọn cây hoa nào hoặc cây quả nào.
HS viết đoạn văn. HS đọc trước lơip.
Lớp NX. chỉnh sửa.
-Lắng nghe.
MÔN : KĨ THUẬT - TIẾT: 23
BÀI: TRỒNG CÂY RAU, HOA
A. MỤC TIÊU :
	-HS biết cách chọn cây con rau hoặc hoa đem trồng (ở những nơi có điều kiện về đất, có thể XD một mảnh vườn nhỏ để HSthực hiện tròng rau, hoa phù hợp; ở những nơi không có đk thực hành, không bắt buộc HS thực hành trồng cây rau, hoa). -Biết cách trồng cây rau hoa trên luống và cách trồng rau hoa trong chậu.
	- Trồng được rau, hoa trên luống hoặc trong chậu . 
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
	Giáo viên : 
Vật liệu và dụng cụ : 1 số cây con rau, hoa để trồng ; túi bầu có chứa đầy đất ; cuốc dầm xới , bình tưới nước có vòi hoa sen .
	Học sinh :
 Một số vật liệu và dụng cụ như GV .
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
1/ Bài cũ:
Yêu cầu hs nêu lại các bước thực hiện quy trình kĩ thuật trồng cây con.
2/ Bài mới:
*Giới thiệu bài: “Trồng cây rau và hoa”
*Phát triển:
*Hoạt động 1:Hs thực hành trồng cây rau và hoa 
-Nhắc lại các bước thực hiện:
-Chia nhóm và yêu cầu các nhóm lấy dụng cụ vật liệu ra thực hành.
-Nhắc nhở những điểm cần lưu ý.
*Hoạt động 2:Đánh giá kết quả học tập của hs 
-Gợi ý các chuẩn để hs tự đánh giá kết quả: đủ vật liệu dụng cụ; khoảng cách hợp lí thẳng hàng; cây con đứng thẳng, không nghiêng ngả và trồi lên; đúng thời gian quy định.
-Tổ chức cho hs tự trưng bày sản phẩm và đánh gía lẫn nhau.
3/Củng cố:
Nhận xét chung các sản phẩm và tuyên dương nhóm thực hiện tốt.
4/ Dặn dò:
Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau.
-3 HS nêu.
-Lắng nghe.
-Nêu lại 3-4 lần.
+Xác định vị trí trồng.
+Đào hốc trồng cây theo vị trí đã định.
+Đặt cây vào hốc và vun đất, ấn chặt đất quanh gốc cây.
+Tưới nhẹ nước quanh gốc cây.
-Các nhóm phân công thực hành trên hộp đất.
-Trưng bày sản phẩm và đánh giá lẫn nhau.
-Lắng nghe.
KỂ CHUYỆN( Tiết 23)
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I – MỤC TIÊU:
-Dựa vào gợi ý trong sgk, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn tryuện) đã nghe, đã đọc ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện vá cái ác.
-Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể.
II – ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
Một số truyện thuộc đề tài của bài KC (sưu tầm )
Bảng lớp viết Đề bài.
III – HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
1/ Bài cũ:
Gọi HS lên kể lại truyện: Con vịt xấu xí.
Nhận xét.
2/ Bài mới
*Giới thiệu bài:
Hướng dẫn hs kể chuyện:
*Hoạt động 1:Hướng dẫn hs hiểu yêu cầu đề bài
-Yêu cầu hs đọc đề bài và gạch dưới các từ quan trọng.
-Yêu cầu 2 hs nối tiếp đọc các gợi ý.
-Cho hs quan sát tranh minh hoạ truyện: Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn, Cây tre trăm đốt trong SGK.
-Nhắc hs những truyện ngoài sách hs phải tự tìm đọc, nếu không tìm truyện ở ngoài hs có thể kể những truyện trong SGK đã học.
-Yêu cầu hs tự giới thiệu câu chuyện của mình.
*Hoạt động 2: Hs thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
-Nhắc hs kể phải có đầu có cuối. Có thể kết thúc theo lối mở rộng: nói thêm về tính cách của nhân vật và ý nghĩa truyện để các bạn cùng trao đổi.
-Cho hs kể chuyện theo cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
-Cho hs thi kể trước lớp.
-Cho hs bình chọn bạn kể tốt và nêu được ý nghĩa câu chuyện.
3./Củng cố, dặn dò:
-Gv nhận xét tiết học, khen ngợi những hs kể tốt và cả những hs chăm chú n

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 23.doc