Giáo án tổng hợp Lớp 4 - Tuần 20 - Năm học 2015-2016

TOÁN (Tiết 96)

PHÂN SỐ

I. MỤC TIÊU:

Bước đầu nhận biết về phân số; biết phân số có tử số, mẫu số; biết đọc, viết phân số.

* Bài 1, bài 2

II. CHUẨN BỊ:

- Các hình minh hoạ như SGK tr.106, 107.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

1.Khởi động: 1’

2. Bài cũ: 3’ Luyện tập

 Gọi 2 HS lên bảng tính diện tích HBH khi biết chiều cao và cạnh đáy lần lượt là:

a) 3cm,8cm b) 5dm, 10dm

=> GV nhận xét, ghi điểm.

3. Bài mới

a) Giới thiệu bài:

Hôm nay cùng tìm hiểu để nhận biết về phân số; biết phân số có tử số, mẫu số; biết đọc, viết phân số như thế nào? Qua bài: “Phân số”

b) Tìm hiểu bài:

HĐ1: Cả lớp: 15’

1. Giới thiệu phân số

- GV treo lên bảng hình tròn (như SGK) hướng dẫn HS quan sát một hình tròn:

- Hình tròn đã được chia thành mấy phần bằng nhau?

- Có mấy phần được tô màu?

- GV: Chia hình tròn thành 6 phần bằng nhau, tô màu 5 phần. Ta nói: Đã tô màu năm phần sáu hình tròn.

 + Năm phần sáu viết thành (viết số 5, viết gạch ngang, viết số 6 dưới gạch ngang và thẳng cột với số 5.

- GV yêu cầu HS đọc và viết .

- GV giới thiệu tiếp: Ta gọi là phân số, 5 là tử số, 6 là mẫu số.

- Khi viết phân số thì mẫu số được viết ở đâu?

- Mẫu số của phân số cho em biết điều gì?

=> GV nêu: Ta nói mẫu số là tổng số phần bằng nhau được chia ra. Mẫu số luôn phải khác 0.

- Khi viết phân số thì tử số được viết ở đâu?

- Tử số cho em biết điều gì?

=> Gv nêu: Ta nói tử số là số phần bằng nhau được tô màu.

- GV đưa ra hình tròn (như SGK) và hỏi:

- Đã tô bao nhiêu phần của hình tròn? Hãy giải thích?

- Nêu tử số và mẫu số của phân số ?

- GV tiến hành tương tự với các phân số: rồi cho HS tự nêu nhận xét.

=> GV nhận xét: ; ;. là những phân số. Mỗi phân số có tử số và mẫu số. Tử số là số tự nhiên viết trên vạch ngang. Mẫu số là số tự nhiên khác 0 viết dưới vạch ngang.

Luyện tập – Thực hành:

HĐ2: Cá nhân: 16’

Bài 1:

- Gọi HS đọc, viết và giải thích về phân số ở từng hình.

- => GV nhận xét

Bài 2:

- GV treo bảng phụ có kẻ sẵn bảng số như trong bài tập. Gọi 2HS lên bảng làm bài.

Phân số Tử số Mẫu số

6 11

8 10

5 12

=> Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng.

=> GV nhận xét, ghi điểm.

 4. Củng cố, dặn dò: 3’

- GV tóm tắt nội dung kiến thức vừa học.

Gọi HS nêu 1 phân số và cho biết tử số và mẫu số của phân số đó.

- Dặn HS về làm lại bài vào vở (nếu chưa xong), làm bài trong VBT. Chuẩn bị bài sau.

- Nhận xét tiết học. - Hát

a. S = 3 x8 = 24 (cm2)

b. S = 5 x 10 = 50 (dm2)

- Nhận xét bài làm của bạn.

- HS quan sát hình.

+ 6 phần bằng nhau.

+ 5 phần.

- HS lắng nghe.

- HS viết và đọc năm phần sáu.

- 2- 3 HS nhắc lại.

+ Viết ở dưới vạch ngang.

+ Hình tròn được chia thành 6 phần bằng nhau.

- HS lắng nghe.

+ Viết ở trên vạch ngang.

+ Có 5 phần bằng nhau được tô màu.

- HS lắng nghe.

+ Đã tô hình tròn. Vì hình tròn được chia thành 2 phần bằng nhau và tô màu 1 phần.

+ Phân số có tử số là 1 và mẫu số là 2.

- HS cũng nêu và giải thích.

- HS lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu đề bài.

- HS lần lượt báo cáo trước lớp các phân số: .

- Lớp làm bài vào SGK (dùng bút chì)

Phân số Tử số Mẫu số

3 18

18 25

12 55

- Lớp nhận xét, sửa sai.

 

doc 31 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 682Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp Lớp 4 - Tuần 20 - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đạp”.
 b) Tìm hiểu bài: 
HĐ1: Hướng dẫn viết chính tả: 20’
GV đọc bài viết.
+ Nêu nội dung của bài viết?
* Hướng dẫn viết từ khó: 
- Yêu cầu HS tìm, luyện viết các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
* Viết chính tả: 
- GV đọc bài cho HS viết.
- GV đọc cho HS soát bài.
- GV thu vở, chấm bài.
- Nhận xét và sửa sai những lỗi cơ bản.
HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả: 10’
Bài 2: Điền vào chỗ trống.
b) uốt hay uốc.
+ Nêu yêu cầu BT.
+ GV chốt lại lời giải đúng.
Cuốc, buộc, thuốc, chuột.
Bài 3: Tìm tiếng thích hợp với mỗi ô trống
a) Tiếng có âm đầu tr hay ch.
+ Nêu yêu cầu BT, hướng dẫn quan sát tranh minh họa để hiểu thêm nội dung mẩu chuyện.
GV chốt lại lời giải đúng
+ Chuyện có tính khôi hài chỗ nào?
4. Củng cố- Dặn dò: 3’
- Giáo dục HS có ý thức viết đúng, viết đẹp tiếng Việt.
	- Yêu cầu HS nhớ 2 truyện để kể lại cho người thân nghe; nhắc những em hay viết sai chính tả về nhà viết lại lần nữa những từ ngữ đã được ôn luyện.- Nhận xét tiết học.
- Hát 
- HS lên bảng.
1. Nghe – viết: Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp
+ Nói lên sự ra đời của chiế lớp xe đạp.
+ Luyện viết từ khó: nẹp sắt, Đân – lớp, suýt ngã, 
- HS viết bài.
- Trao vở soát bài.
- Nộp vở cho HS chấm.
- HS sửa sai trong bài của mình.
- Đọc thầm khổ thơ, làm bài vào vở.
- Từng em đọc kết quả.
- Cả lớp nhận xét.
- Vài em thi đọc thuộc lòng khổ thơ.
- Làm bài vào vở.
- Từng em đọc kết quả.
- Cả lớp nhận xét,.
- Đọc lại truyện, nói về tính khôi hài của truyện: Nhà bác học đãng trí tới mức phải đi tìm vé đến toát mồ hôi, không phải để trình cho người soát vé mà để nhớ mình định xuống ga nào.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU (Tiết 39)
LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ AI LÀM GÌ?
I. MỤC TIÊU: 
- Nắm vững kiến thức và kĩ năng sử dụng câu kể Ai làm gì? Để nhận biết được câu kể đó trong đoạn văn (BT1), xác định được bộ phận CN, VN trong câu kể tìm được (BT2).
- Viết được đoạn văn có dùng kiểu câu Ai làm gì? (BT3).
* HS khá, giỏi viết được đoạn văn (ít nhất 5 câu) có 2, 3 câu kể đã học (BT3).
II. CHUẨN BỊ: 
GV: Kế hoạch bài học – SGK
HS: Bài cũ – bài mới
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 1’ 
2. Bài cũ: 5’- 1 em làm lại BT1, tiết trước.
- 1 em đọc thuộc lòng 3 câu tục ngữ ở BT3 
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 1’
Để nhận biết được câu kể đó trong đoạn văn, xác định được bộ phận CN, VN trong câu kể. Chúng ta cùng tìm hiểu bài: “Luyện tập về câu kể Ai làm gì?”
b) Tìm hiểu bài: 
HĐ1: Cả lớp: 15’
Bài 1: Tìm câu kể trong đoạn văn sau 
+ Tìm câu kể trong bài tập?
Bài 2: Tìm chủ ngữ và vị ngữ trong từng câu trên.
- Gọi từng hs tự đặt câu hỏi tìm chủ ngữ, vị ngữ rồi gạch chéo giữa chủ ngữ và vị ngữ vừa tìm được.
- Hát
- Lớp theo dõi và nhận xét.
- HS đọc nội dung BT. 
- Thảo luận nhóm đôi và nêu kết quả.
- Các câu kể trong bài tập: Câu 3,4,5,7.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS lên bảng.
C3: Tàu chúng tôi / buông neo trong vùng đảo Trường Sa
C4: Một số chiến sĩ / thả câu.
C5: Một số khác / quây quần trên boong sau ca hát, thổi sáo.
C7: Cá heo / gọi nhau quây đến quanh tàu như để chia vui.
HĐ2: Cá nhân: 15’
- Bài 3: Viết đoạn văn có khoảng 5 câu kể Ai- làm gì? Để kể lại việc trực nhật của lớp em.
+ Đề bài yêu cầu các em viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu kể về công việc trực nhật lớp của tổ em. Em cần viết ngay vào thân bài, kể công việc cụ thể của từng người; không cần viết hoàn chỉnh cả bài.Đoạn văn phải có một số câu kể Ai làm gì?.
 4. Củng cố- Dặn dò: 3’
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài.
- Giáo dục HS có ý thức viết đúng câu tiếng Việt.
	- HS về nhà viết đoạn văn chưa đạt hoàn chỉnh lại vào vở. Nhận xét tiết học.
- Đọc yêu cầu BT.
+ Cả lớp viết đoạn văn.
- Tiếp nối nhau đọc đoạn văn đã viết, nói rõ câu nào là câu kể Ai làm gì?.
- Cả lớp nhận xét.
- Những em làm bài trên giấy có đoạn văn viết tốt đọc mẫu – khen 
- HS nêu lại ghi nhớ SGK.
Thứ tư, ngày 8 tháng 1 năm 2014
LỊCH SỬ (Tiết 20)
CHIẾN THẮNG CHI LĂNG
I. MỤC TIÊU: 
- Nắm được một số sự kiện về khởi nghĩa Lam Sơn (tập trung vào trận Chi Lăng):
+ Lê Lợi chiêu tập binh sĩ xây dựng lực lượng tiến hành khởi nghĩa chống quân xâm lược Minh (khởi nghĩa Lam Sơn). Trận Chi Lăng là một trong những trận quyết định thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn.
+ Diễn biến trận Chi Lăng: quân địch do Liễu Thăng chỉ huy đến ải Chi Lăng; kị binh ta nghênh chiến, nhử Liễu Thăng và kị binh giặc vào ải. Khi kị binh của giặc vào ải, quân ta tấn công, Liễu Thăng bị giết, quân giặc hoảng loạn và rút chạy.
+ Ý nghĩa: Đập tan mưu đồ cứu viện thành Đông Quan của quân Minh, quân Minh phải xin hàng và rút về nước.
- Nắm được việc nhà Hậu Lê được thành lập: Thua trận ở Chi Lăng và một số trận khác, quân Minh phải đầu hàng, rút về nước. Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế (năm 1428), mở đầu thời Hậu Lê.
- Nêu các mẩu chuyện về Lê Lợi (kể chuyện Lê Lợi trả gươm cho Rùa thần,...).
* HS khá, giỏi:
Nắm được lí do vì sao quân ta lựa chọn ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch và mưu kế của quân ta trong trận Chi Lăng: Ải là vùng núi hiểm trở, đường nhỏ hẹp, khe sâu, rừng cây um tùm; giả vờ thua để nhử địch vào ải, khi giặc vào đầm lầy thì quân ta phục sẵn ở hai bên sườn núi đồng loạt tấn công.
II. CHUẨN BỊ: 
+ Hình SGK phóng to(nếu có)
+ Bài cũ – bài mới.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 1’ 
2. Bài cũ: 3’ Nước ta cuối thời Trần.
- Nêu lại ghi nhớ bài học trước.
3. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 1’ 
Ai đập tan mưu đồ cứu viện thành Đông Quan của quân Minh, quân Minh phải xin hàng và rút về nước? Bài hôm nay giúp các em hiểu là bài: “Chiến thắng Chi Lăng”
b) Tìm hiểu bài: 
HĐ1: Cả lớp: 5’
- Trình bày bối cảnh dẫn tới trận Chi Lăng: Cuối năm 1406, quân Minh xâm lược nước ta. Nhà Hồ không đoàn kết được toàn dân nên cuộc kháng chiến thất bại(1407). Dưới ách đô hộ của nhà Minh, nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta đã nổ ra, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi khởi xướng.Năm 1418, từ vùng núi Lam Sơn(Thanh Hóa), cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ngày càng lan rộng ra cả nước. Năm 1426, quân Minh bị quân khởi nghĩa Lam Sơn bao vây ở Đông Quan (Thăng Long).Vương Thông, tướng chỉ huy quân Minh hoảng sợ, một mặt xin hòa, mặt khác bí mật sai người về nước xin quân cứu viện. Liễu Thăng chỉ huy 10 vạn quân kéo vào nước ta theo đường Lạng Sơn (đây là nguyên nhân dẫn đến trận chiến Chi lăng)
HĐ2: Cá nhân: 10’
- Cho hs quan sát ải Chi Lăng 
- Tại sao chọn ải Chi Lăng làm trận địa?
- Khi quân Minh đến trước ải Chi Lăng, kị binh ta đã hành động như thế nào?
- Kị binh của nhà Minh đã phản ứng thế nào trước hành động của quân ta?
- Kị binh của nhà Minh đã bị thua trận ra sao?
- Bộ binh của nhà Minh bị thua trận như thế nào?
HĐ3: Nhóm: 5’
- Nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận để nắm được tài thao lược của quân ta và kết quả, ý nghĩa của trận Chi Lăng: 
+ Trong trận Chi Lăng, nghĩa quân Lam Sơn đã thể hiện sự thông minh như thế nào?
+ Trận Chi Lăng đã mạng lại kết quả và ý nghĩa như thế nào?
 4. Củng cố - Dặn dò: 3’
- Nêu ghi nhớ SGK.
- Giáo dục HS cảm phục sự thông minh, sáng tạo trong cách đánh giặc của ông cha ta qua trận Chi Lăng.
- Nhận xét tiết học.	
- Hát
+ HS lên bảng nêu bài học
1. Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa
- HS đọc mục chữ nhỏ 
- Theo dõi. GV trình bày 
+ HS nêu lại ý chính về nguyên nhân dẫn đến trận chiến Chi Lăng.
2. Diễn biến của cuộc khỡi nghĩa
- Các nhóm thảo luận: 
+ Địa hình hiểm trở, 2 bên là núi cao đường hẹp, giữa khe sâu, cây cối um tùm 
+ Kị binh của ta ra nghênh chiến rồi bỏ chạy. 
+ Kị binh của Liễu Thăng ham đuổi nên đã bỏ xa hàng vạn quân bộ chạy theo sau.
+ Khi ngựa của chúng lội bì bõm giữa đầm lầy, lúc đó quân từ 2 bên ải bắn tên xuống như mưa không có đường tháo chạy. Liễu Thăng và đám kị binh tối tăm mặt mũi. Liễu Thăng bị giết 
+ Quân bộ theo sau cũng bị phục kích 2 bên sườn núi và lòng khe nhất tề xông ra tấn công, quân địch hoãng loạn hàng vạn quân Minh bị chết số còn lại tháo chạy 
+ HS thuật lại toàn bộ diễn biến của trận đánh.
3. Kết quả và ý nghĩa: 
+ Chọn địa hình hiểm trở, khiêu chiến, đánh úp. 
+ Âm mưu chi viện cho Đông Quan của nhà Minh bị tan vỡ. Quân Minh đầu hàng rút về nước. Lê Lợi lên ngôi hoàng đế 1428. Nhà Hậu Lê bắt đầu từ đây.
- Vài em đọc bài học.
KĨ THUẬT (Tiết 20)
VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ TRỒNG RAU, HOA
I. MỤC TIÊU: 
- Biết đặc điểm, tác dụng của một số vật liệu, dụng cụ thường dùng để gieo trồng, chăm sóc rau, hoa.
- Biết cách sử dụng một số dụng cụ trồng rau, hoa đơn giản.
II. CHUẨN BỊ: 
GV: Kế hoạch bài học – SGK
HS: Bài cũ – bài mới.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 1’
2. Bài cũ: 3’
+ Nêu lợi ích của việc trồng rau, hoa?
- HS đọc bài học
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 1’ 
Hôm nay chúng ta học bài: “Vật liệu và dụng cụ trồng rau, hoa”
b. Tìm hiểu bài: 
HĐ1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu những vật liệu chủ yếu được sử dụng khi gieo trồng: 8’
- Kể tên một số hạt giống rau, hoa mà em biết?
- Ở gia đình em thường bón phân nào cho rau và hoa? Theo em dùng loại phân nào tốt nhất?
+ Chúng ta nên trồng rau, hoa vào những nơi đất như thế nào thì cây phát triển tốt?
GV kết luận theo nội dung SGK
HĐ2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu những dụng cụ chủ yếu được sử dụng khi gieo trồng: 10’
+ Em hãy cho biết lưỡi và cán cuốc được bằng gì?
+ Dầm xới nó có mấy bộ phận, được dùng để làm gì?
+ Theo em cào được dùng để làm gì?
+ Quan sát hình 4b, em hãy nêu cách cầm vồ?
+ Quan sát hình 5,em hãy gọi tên từng loại bình tưới nước?
GV kết luận theo SGK
4.Củng cố và dặn dò: 3’
+ GV củng cố bài học – gọi HS đọc bài học SGK.
+ HS về nhà học bài và Chuẩn bị bài “Điều kiện”
- Nhận xét tiết học.
Hát
+ Vì rau dùng làm thực phẩm cho con người,
+ HS đọc bài học.
1. Vật liệu: 
a. Hạt giống: 
- HS đọc nội dung mục 1 - SGK
+ Hạt rau: Cải, muống, mồng tơi,
+ Hạt hoa: Cúc vạn thọ, cúc đại đoá,
b. Bón phân: 
+ Phân chuồng, phân xanh, vi sinh,..
+ Tuỳ thuộc vào các loại cây rau, hoa mà chúng ta bón phân cho chúng
c. Đất trồng: 
+ Nên chọn đất trồng thích hợp với các loại rau, hoa.
2. Dụng cụ trồng rau, hoa.
+ HS đọc nội dung phần 2 – SGK
a. Cuốc: 
+ Lưỡi cuốc được làm bằng sắt, cán cuốc được làm tre hoặc gỗ.
b. Dầm xới: 
+ Nó có hai bộ phận là lưỡi và cán, thường dùng để xới đất và đào hốc cây.
c. Cào: 
+ Cào cho đất được bằng
d. Vồ đập đất: 
+ Một tay cầm gần giữa cán, tay kia cầm gần phía đuôi cán (tương tự cầm cuốc)
e. Bình tưới nước: 
+ Hình 5a: Bình có vòi hoa sen. Hình 5b: Bình xịt nước.
+ HS đọc bài học
TOÁN (Tiết 98)
PHÂN SỐ VÀ PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN (TT)
I. MỤC TIÊU: 
- Biết được thương của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành một phân số.
- Bước đầu biết so sánh phân số với 1.
* Bài 1, bài 3
II. CHUẨN BỊ: 
- Hình vẽ minh hoạ SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 1’
2. Bài cũ: 5’
+ Gọi 2HS lên bảng làm lại bài tập 1 
=> GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
Hôm nay chúng ta học tiếp bài: “Phân số và phép chia số tự nhiên”
b) Tìm hiểu bài: 
HĐ1: Cả lớp: 
1. Phép chia 1 số tự nhiên cho 1 số tự nhiên khác 0: 
a) Ví dụ 1: 
- Gv nêu ví dụ 1 và vẽ hình lên bảng.
- Vân đã ăn 1 quả cam tức là ăn được mấy phần?
- GV nêu: ta nói Vân ăn 4 phần hay quả cam.
- Vân ăn thêm quả cam tức là ăn thêm mấy phần nữa?
- Như vậy Vân đã ăn tất cả mấy phần?
- GV nêuTa nói Vân ăn 5 phần hay quả cam.
=>KL: Mỗi quả cam được chia thành 4 phàn bằng nhau, Vân ăn 5 phần, vậy số cam Vân đã ăn là quả cam.
b) Ví dụ 2: Gv nêu ví dụ 2 và vẽ hình như SGK.
- YC HS tìm cách thực hiện chia 5 quả cam cho 4 người.
- Vậy sau khi chia thì phần cam của mỗi người là bao nhiêu?
=> GV nhắc lại: Chia đều 5 quả cam cho 4 người thì mỗi người được quả cam. Vậy 
5: 4 =?
c) Nhận xét: quả cam và 1 quả cam thì bên nào có nhiều cam hơn? Vì sao?
- So sánh và 1.
- Hãy so sánh mẫu số và tử số của phân số ?
=> GV kết luận 1: Những phân số có tử số lớn hơn mẫu số thì lớn hơn 1.
- Hãy viết thuơng của phép chia 4: 4 dưới dạng phân số, dưới dạng số tự nhiên?
- GV: Vậy = 1.
- Hãy so sánh tử số và mẫu số của phân số ?
=> GV kết luận 2: Các phân số có tử số và mẫu số bằng nhau thì bằng 1.
+ Hãy so sánh 1 quả cam và quả quả cam?
- Hãy so sánh và 1?
+ Em có nhận xét gì về tử số và mẫu số của phân số ?
=> GV kết luận 3: Những phân số có tử số nhỏ hơn mẫu số thì nhỏ hơn 1.
- Gọi HS nêu lại: Thế nào là phân số lớn hơn 1, nhỏ hơn 1, bằng 1?
2. Luyện tập - Thực hành: 
HĐ2: Cá nhân: 
 Bài 1: Viết thương của phép chia dưới dạng phân số. 
- BT yêu cầu chúng ta làm gì?
- Gọi 2HS lên bảng làm bài.
=> GV nhận xét, sửa bài và ghi điểm.
 Bài 3: Trong các phân số 
a) Phân số nào bé hơn 1 
b) Phân số nào bằng 1.
c) Phân số nào lớn hơn 1 
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài 3 câu.
4. Củng cố, dặn dò: 3’
	- GV yêu cầu HS nêu lại nhận xét về thương trong phép chia 1 số tự nhiên cho 1 số tự nhiên khác 0 và về phân số lớn hơn 1, nhỏ hơn 1, bằng 1.
 - Dặn HS về học thuộc các kết luận, làm bài trong VBT. Chuẩn bị bài sau.Nhận xét tiết học.
- Hát 
+ HS lên bảng.
 1HS đọc ví dụ và quan sát hình minh hoạ cho ví dụ.
+ 4 phần.
+ 1 phần.
+ 5 phần.
- HS lắng nghe.
- 1HS đọc lại ví dụ và quan sát hình minh hoạ cho ví dụ- nêu cách chia.
+ Mỗi người được quả cam.
 5: 4 = 
=> quả cam nhiều hơn 1 quả cam vì quả cam là 1 quả cam thêm quả cam.
 > 1
+ Phân số có tử số lớn hơn mẫu số.
- HS nhắc lại.
+ 4: 4 = ; 4: 4 = 1
+ Phân số có tử số và mẫu số bằng nhau.
- HS lắng nghe.
+ 1 quả cam nhiều hơn quả cam.
 < 1
+ Phân số có tử số nhỏ hơn mẫu số.
- 3 HS nêu trước lớp.
+ Viết thương của mỗi phép chia dưới dạng phân số.
- Lớp làm vào vở. Sau đó nhận xét, bổ sung.
 9: 7 = 8: 5 = 19: 11 = 
 3: 3 = 2: 15 = 
- 1HS đọc 
- Lớp làm bài vào vở. Sau đó nhận xét, sửa bài- giải thích.
a) < 1 ; < 1 ; < 1
b) = 1 ; 
 c) > 1 ; > 1
TẬP LÀM VĂN (Tiết 39)
MIÊU TẢ ĐỒ VẬT: KIỂM TRA VIẾT
I. MỤC TIÊU: 
Biết viết hoàn chỉnh bài văn tả đồ vật đúng yêu cầu của đề bài, có đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), diễn đạt thành câu rõ ý.
II. CHUẨN BỊ: 
- Tranh minh họa một số đồ vật trong SGK ; một số ảnh đồ vật, đồ chơi khác.
- Giấy, bút làm kiểm tra.
- Bảng lớp viết đề bài, dàn ý của bài văn tả đồ vật.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 1’ 
2. Bài cũ: 3’ 
- Nêu lại ghi nhớ SGK.
3. Bài mới: Miêu tả đồ vật: Kiểm tra viết.
a) Giới thiệu bài: 
Hôm nay chúng talamf kiểm tra: “Miêu tả đồ vật” 
b) Tìm hiểu bài: 
HĐ1: Cả lớp: 3’
Hướng dẫn chọn đề bài.
- Giới thiệu các đề bài để HS chọn lựa: 
GV ghi 4 đề bài lên bảng.
+ Trong 4 đề bài trên, em chỉ chọn một đề để làm, 
HĐ2: Cá nhân: 30’
Nhắc HS nên lập dàn ý trước khi viết, viết nháp trước, tham khảo những bài viết mình đã viết trước đó  
+ Gv theo dõi và nhắc nhở HS khi làm bài.
4. Củng cố - Dặn dò: 3’
 - Thu bài, nhận xét.
 - Giáo dục HS yêu thích viết văn.
- Nhận xét tiết học.
 - Dặn HS đọc trước nội dung tiết TLV kì sau.
- Hát 
- HS nêu – lớp nhận xét 
- HS đọc đề.
- HS nêu đề bài mình chọn.
- 1 em đọc lại dàn ý ở bảng.
- Cả lớp làm bài.
KỂ CHUYỆN (Tiết 20)
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU: 
- Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một người có tài.
- Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể.
II. CHUẨN BỊ: 
- Một số truyện viết về người có tài (GV và HS sưu tầm).
- Sách truyện đọc lớp 4.
- Giấy khổ to viết dàn ý kể chuyện.
- Bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Khởi động: 1’
2 Kiểm tra bài cũ: 5’
- Kiểm tra 1 HS: Kể chuyện và nêu ý nghĩa của câu chuyện.
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 1’
- Các em về nhà chuẩn bị trước những câu chuyện ca ngợi tài năng, trí tuệ, sức khỏe của con người. Trong tiết học hôm nay, mỗi em sẽ kể một câu chuyện mình đã chuẩn bị cho GV và các bạn trong lớp cùng nghe.
b. Tìm hiểu bài: 
HĐ1: Hướng dẫn HS kể chuyện: 5’
- Cho HS đọc đề bài và gợi ý.
- GV giao việc: Mỗi em sẽ kể lại cho lớp nghe một câu chuyện mình đã chuẩn bị về một người có tài năng ở các lĩnh vực khác nhau, ở một mặt nào đó như người đó có trí tuệ, có sức khỏe. Em nào kể chuyện không có trong SGK mà kể hay, các em sẽ được điểm cao.
- Cho HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể.
HĐ2: HS thực hành KC và trao đổi ý nghĩa câu truyện: 25’
**HS kể chuyện: 
 a). Đọc dàn ý bài kể chuyện (GV đã viết trên bảng phụ).
- Cho HS đọc dàn ý.
- GV lưu ý HS: Khi kể các em cần kể có đầu, có đuôi, biết kết hợp lời kể với động tác, điệu bộ, cử chỉ.
 a.Cho kể theo nhóm.
- GV theo dõi các nhóm kể chuyện.
 b.Cho HS thi kể: 
GV mở bảng phụ đã viết sẵn tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.
- GV nhận xét, bình chọn HS chọn được câu chuyện hay, kể hay.
3. Củng cố, dặn dò: 3’
- GV củng cố bài học.
- Yêu cầu các em về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Chuẩn bị bài cho tiết kể chuyện tuần 21 (các em về nhà chuẩn bị trước câu chuyện về người có khả năng hoặc sức khỏe đặt biệt).
- GV nhận xét tiết học, 
- 1 HS kể 2 đoạn Bác đánh cá và gã hung thần và nêu ý nghĩa của câu chuyện.
- 1 HS đọc to, lớp theo dõi trong SGK.
- Một số HS nối tiếp nhau giới thiệu tên câu chuyện mình kể, nói rõ câu chuyện kể về ai, tài năng đặc biệt của nhân vật, em đã đọc ở đâu hoặc nghe ai kể  
- 1 HS đọc, lớp theo dõi.
- Từng cặp HS kể.
- Trao đổi với nhau về ý nghĩa của câu chuyện.
- Có thể HS xung phong lên kể.
- Có thể đại diện các nhóm lên thi kể và nói về ý nghĩa của câu chuyện.
- Lớp nhận xét.
Thứ năm, ngày 9 tháng 1 năm 2014
TẬP ĐỌC (Tiết 40)
TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN
 (Nguyễn Văn Huyên)
I. MỤC TIÊU: 
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào, ca ngợi.
- Hiểu ND: Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú, độc đáo, là niềm tự hào của người Việt Nam (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. CHUẨN BỊ: 
- Ảnh trống đồng SGK phóng to.
- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 1’ 
2. Bài cũ: 5’ Bốn anh tài (tt).
+ Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây gặp ai và đã được giúp đỡ như thế nào?
+ Nhận xét, ghi điểm.	
3. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 1’ 
Trống đồng Đông Sơn rất phong phú, độc đáo như thế nào? Tại sao Trống đồng Đông Sơn là niềm tự hào của người Việt Nam? Hôm nay chúng ta sẽ hiểu rõ qua bài: “Trống đồng Đông Sơn”
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: 
HĐ1: Luyện đọc: 8’
GV hoặc HS chia đoạn: 2 đoạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu  hươu nai có gạc.
+ Đoạn 2: Phần còn lại.
* Toàn bài đọc với cảm hứng tự hào, ca ngợi.
- GV ghi từ khó sau khi HS đọc lần 1. Kết hợp luyện đọc câu văn dài khó: 
- GV giải nghĩa một số từ khó: 
+ GV đọc mẫu.
- Hát – Báo cáo sĩ số
+ Anh em Cẩu Khây gặp một bà cụ và được bà cụ nấu cơm cho ăn
+ HS nêu nội dung bài học.
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn. 
- HS đọc từ khó.
+ HS luyện đọc câu văn dài
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn lần 2.
- HS đọc chú giải.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc toàn bài.
HĐ2: Tìm hiểu bài. 13’
- Trống đồng Đông Sơn đa dạng như thế nà?
- Hoa văn trên mặt trống đồng được tả như thế nào?
- Những hoạt động nào của con người được miêu tả trên trống đồng?
- Vì sao có thể nói hình ảnh con người chiếm vị trí nổi bật trên hoa văn trống đồng?
- Vì sao trống đồng là niềm tự hào chính đáng của người VN ta?
+ HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi.
+ Đa dạng cả về hình dáng, kích cỡ lẫn phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn  
+ Giữa mặt trống là hình ngôi sao nhiều cánh, hình tròn đồng tâm, hình vũ cong nhảy múa, chèo thuyền, hình chim bay, hươu nai có gạc  
- Đọc đoạn còn lại.
+ Lao động, đánh cá, săn bắn, đánh trống, thổi kèn, cầm vũ khí bảo vệ quê hương, tưng bừng nhảy múa mừng chiến công, cảm tạ thần linh, ghép đôi nam nữ  
+ Vì những hình ảnh về hoạt động của con người là những hình ảnh nổi rõ nhất trên hoa văn. Những hình ảnh khác chỉ góp phần thể hiện con người – con người lao động làm chủ, hòa mình với thiên nhiên; con người nhân hậu; con người khao khát cuộc sống hạnh phúc, ấm no.
+ Trống đồng Đông Sơn đa dạng, hoa văn trang trí đẹp, là một cổ vật quý giá phản ánh trình độ văn minh của người Việt cổ xưa, là một bằng chứng nói lên rằng dân tộc VN là một dân tộc có một nền văn hóa lâu đời, bền vững. 
HĐ3: Luyện đọc diễn cảm: 5’
Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn tiêu biểu trong bài: đoạn 1.
+ Đọc mẫu đoạn văn.
+ Theo dõi, uốn nắn 
+ Nhận xét, ghi điểm.
4. Củng cố: 5’
Qua bài học em hãy rút ra nội dung của bài học?
5. Dặn dò: 1’
	- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, kể về những nét đặc sắc của trống đồng Đông Sơn cho người thân nghe 
- Nhận xét tiết học.
- 2 em đọc tiếp nối nhau 2 đoạn của bài.
+ Luyện đọc nhóm đôi
+ Vài em thi đọc diễn cảm trước lớp.
+ Bình chọn người đọc hay.
Nội dung: Bài văn ca ngợi bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú, đa dạng với hoa văn đặc sắc, là niềm tự hòa chính đáng của người Việt Nam.
- Nêu ý chính của bài 
TOÁN (Tiết 99)
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
- Biết đọc, viết phân số.
- Biết quan hệ giữa phép chia số tự nhiên và phân số.
* Bài 1, bài 2, bài 3 
II. CHUẨN BỊ: 
- GV: Kế hoạch bài học – SGK
- HS: Bài cũ – bài mới
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 1’ 
2. Bài cũ: 5’ 
	 Gọi 2HS lên bảng viết thương của một số phép chia dưới dạng phân số.
=> GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: Luyện tập.
a) Giới thiệu bài: 1’ 
Để nắm vững hơn về quan hệ giữa phép chia số tự nhiên và phân số. Hôm nay chúng ta học bài: “Luyện tập”
b) Tìm hiểu bài: 
HĐ1: Cả lớp: 
 Bài 1: Đọc các số đo đại lượng 
- GV viết các số đo đại lượng lên bảng và yêu cầu HS đọc.
- GV nhận xét, ghi điểm.
Bài 2: Viết các phân số 
- GV gọi 2HS lên bảng, 1 HS đọc cho 1 HS viết.
+ Nhận xét và sủa sai.
HĐ2: Cá nhân: 
Bài 3: Viết các s

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LOP 4 TUAN 20.doc