Giáo án Tổng hợp lớp 4 - Tuần 2

I. Mục tiêu :

1.Kiến thức :

- Nắm tên tác giả và nội dung bài hát Em yêu hoà bình .

2.Kỹ năng :

- HS hát đúng giai điệu và thuộc lời bài hát Em yêu hoà bình .

 3.Thái độ :

 _ Giáo dục các em lòng yêu hoà bình , yêu quê hương , đất nước .

II. Chuẩn bị :

1. Giáo viên:

- Nhạc cụ , băng nhạc , máy nghe , bảng phụ .

- Tranh ảnh phong cảnh quê hương đất nước

2. Học sinh:

- Nhạc cụ gõ.

- SGK âm nhạc 4, vở viết .

III. Các hoạt động :

1. Khởi động (1)

2. Bài cũ (3) On tập 3 bài hát và ký hiệu ghi nhạc đã học .

 - Yêu cầu Hs lắng nghe âm điệu và đoán tên bài hát .

- Yêu cầu HS hát lại bài hát đã học .

- Nhắc lại một số ký hiệu ghi nhạc .

- Nhận xét .

 

doc 47 trang Người đăng phuquy Lượt xem 1351Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp lớp 4 - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có 6 chữ số.
 - Sửa các BT về nhà .
GV nhận xét.
3. Giới thiệu – nêu vấn đề:(1’) 
Luyện tập
Gv ghi tựa 
4.Phát triển các hoạt động (28’)
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Oân lại hàng.
Ÿ Phương pháp: Ôn tập, trực quan , động não , đàm thoại.
Ÿ Đồ dùng : Bảng phụ, nháp
 - Cho HS ôn lại các hàng đã học ; quan hệ giữa đơn vị hai hàng liền kề .
 - Viết số : 825 713 , cho HS xác định các hàng và chữ số thuộc hàng đó là chữ số nào ?
v Hoạt động 2: Thực hành
 Ÿ Phương pháp: Thực hành, thi đua.
Ÿ Đồ dùng : Bảng phụ.
Bài 1:
- Yêu cầu HS nêu đề bài
GV hướng dẫn HS tự nêu cách làm.
GV yêu cầu HS làm VBT. 
GV hướng dẫn HS sửa.
GV nhận xét.
 Bài 2: 
Yêu cầu HS nêu đề bài.
GV yêu cầu HS nhắc lại cách đọc số và viết số có nhiều chữ số.
GV yêu cầu HS tự làm VBT. 
- GV nhận xét – tuyên dương.
Bài 3:
GV yêu cầu HS đọc đề.
Yêu cầu HS tự làm VBT.
GV nhận xét.
 Bài 4:
GV yêu cầu HS đọc đề.
GV hướng dẫn HS tự nêu cách làm bài.
Yêu cầu HS tự làm VBT.
GV nhận xét.
v Hoạt động 4: Củng cố. 
Trò chơi:“Ai nhanh,ai đúng”.
 - GV thi đua viết các số theo yêu cầu của GV.
GV nhậnxét- tuyên dương.
- Đọc các số : 850 203 , 820 004 , 800 007 , 832 100 , 832 010 .
-HS nêu :Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- HS nêu nhận xét , tìm ra quy luật viết các số trong dãy số này ; cho biết số cần viết tiếp theo 14000 là số nào , sau đó nữa là số nào 
-HS làm VBT.
- HS thi đua sửa bài.
- HS nêu :Viết số hoặc chữ thích hợp vào ô trống .
- HS nêu.
- HS làm bài.
- HS đọc đề :Nối( theo mẫu).
- HS làm bài, thi đua sửa bài .
- HS đọc:Viết bốn số có 6 chữ số.
- HS nêu nhận xét quy luật viết tiếp các dố trong từng dãy số , tự viết các số.
- HS làm bài, thi đua sửa bài .
- HS thi đua làm nhanh.
5.Tổng kết– Dặn dò (1’)
Xem lại bài
Chuẩn bị: Hàng và lớp.
Nhận xét tiết học.
TOÁN
Tiết 8 :HÀNG VÀ LỚP .
I. Mục tiêu
1.Kiến thức: Giúp HS nhận biết được :
 - Lớp đơn vị gồm 3 hàng : đơn vị , chục , trăm ; lớp nghìn gồm 3 hàng : nghìn , chục nghìn , trăm nghìn . 
 - Vị trí của từng chữ số theo hàng và lớp . Giá trị của từng chữ số theo vị trí của chữ số đó ở từng hàng , từng lớp .
 2.Kỹ năng: Nêu được tên hàng , lớp của các số .
3.Thái độ: Tính cẩn thận.
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ.
HS: Vở – SGK.
III. Các hoạt động
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (2’)Luyện tập.
 - Sửa các BT về nhà .
GV nhận xét.
3. Giới thiệu – nêu vấn đề:(1’) 
Hàng và lớp
Gv ghi tựa 
4.Phát triển các hoạt động (28’)
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Giới thiệu lớp đơn vị , lớp nghìn .
Ÿ Phương pháp: Trực quan , động não , đàm thoại,thực hành.
Ÿ Đồ dùng : Bảng phụ, các thẻ số.
- Giới thiệu : Hàng đơn vị , hàng chục , hàng trăm hợp thành lớp đơn vị ; hàng nghìn , hàng chục nghìn , hàng trăm nghìn hợp thành lớp nghìn .
- Đưa bảng phụ đã kẻ sẵn rồi cho HS nêu như đã giới thiệu ở trên .
- Viết số 321 vào cột “Số” trong bảng phụ rồi cho HS lên bảng viết từng chữ số vào các cột ghi hàng .
- Tiến hành tương tự như vậy với các số : 654 000 và 654 321 .
- Lưu ý : Khi viết các chữ số vào cột ghi hàng nên viết theo các hàng từ nhỏ đến lớn ( từ phải sang trái ) . Khi viết các số có nhiều chữ số nên viết sao cho khoảng cách giữa hai lớp hơi rộng hơn một chút .
-Yêu cầu HS đọc thứ tự các hàng từ đơn vị đến trăm nghìn
v Hoạt động 2: Thực hành
 Ÿ Phương pháp: Thực hành, thi đua.
Ÿ Đồ dùng : Bảng phụ.
Bài 1:
- Yêu cầu HS nêu đề bài
GV hướng dẫn cả lớp phân tích mẫu.
GV yêu cầu HS làm VBT. 
GV hướng dẫn HS sửa.
GV nhận xét.
 Bài 2: 
Yêu cầu HS nêu đề bài.
GV hướng dẫn cả lớp nêu cách làm.
+ GV viết số : 876325 lên bảng . Chỉ lần lượt vào các chữ số 5,2,3,6,7,8 yêu cầu HS nêu tên các hàng tương ứng .
+ Trong số 876325 chữ số 3 thuộc hàng nào ?lớp nào?
GV yêu cầu HS tự làm VBT. 
- GV nhận xét – tuyên dương.
Bài 3:
GV yêu cầu HS đọc đề.
GV hướng dẫn HS nêu giá trị chữ số của các số.
Yêu cầu HS tự làm VBT.
GV nhận xét.
 Bài 4:
GV yêu cầu HS đọc đề.
GV hướng dẫn HS viết các số theo mẫu.
65763= 60000 + 5000 + 700 + 60 +3
Yêu cầu HS tự làm VBT.
GV nhận xét.
v Hoạt động3: Củng cố. 
Trò chơi:“Ai đúng ,ai sai”. 
 - GV nêu một số rồi đưa cách đọc số và ngược lại.
GV nhậnxét- tuyên dương.
- Nêu tên các hàng đã học rồi sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn .
-HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
-HS đọc.
-HS nêu :Viết số hoặc chữ số thích hợp vào ô trống.
-HS làm VBT.
- HS thi đua sửa bài.
-HS nêu :Viết vào chỗ chấm (theo mẫu).
-HS nêu.
-HS nêu : Trong số 876325 , chữ số 3 thuộc hàng trăm , lớp đơn vị .
-HS làm VBT.
- HS thi đua sửa bài.
-HS nêu :Viết số thích hợp vào ô trống (theo mẫu).
-HS làm VBT.
- HS thi đua sửa bài.
-HS nêu :Viết số thành tổng (theo mẫu).
-HS làm VBT.
- HS thi đua sửa bài.
-HS giơ bảng Đ/S
5.Tổng kết– Dặn dò (1’)
Xem lại bài
Chuẩn bị: So sánh các số có nhiều chữ số.
Nhận xét tiết học.
TOÁN
Tiết 9 :SO SÁNH CÁC SỐ CÓ NHIỀU CHỮ SỐ .
I. Mục tiêu
1.Kiến thức: Giúp HS nhận biết được :
 - Nhận biết các dấu hiệu và cách so sánh các số có nhiều chữ số . Củng cố cách tìm số lớn nhất , bé nhất trong một nhóm các số .
 2.Kỹ năng: Xác định được số lớn nhất , số bé nhất có 3 chữ số ; số lớn nhất , số bé nhất có 6 chữ số .
3.Thái độ: Tính cẩn thận.
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ.
HS: Vở – SGK.
III. Các hoạt động
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (2’Hàng và lớp.
 - Sửa các BT về nhà .
GV nhận xét.
3. Giới thiệu – nêu vấn đề:(1’) 
So sánh các số có nhiều chữ số.
Gv ghi tựa 
4.Phát triển các hoạt động (28’)
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: So sánh các số có nhiều chữ số .
Ÿ Phương pháp: Trực quan , động não , đàm thoại,thực hành.
Ÿ Đồ dùng : Bảng phụ, các thẻ số.
a) So sánh 99 578 và 100 000 :
- Viết lên bảng : 99 578  100 000 , yêu cầu HS viết dấu thích hợp vào chỗ chấm rồi giải thích vì sao lại chọn dấu đó .
- Nhắc nhở : Để chọn dấu hiệu dễ nhận biết nhất , ta căn cứ vào số chữ số ở mỗi số .
b) So sánh : 693 251 và 693 500 :
- Viết lên bảng : 693 251  693 500 , yêu cầu HS viết dấu thích hợp vào chỗ chấm rồi giải thích vì sao lại chọn dấu đó .
-GV chốt:Ta so sánh các chữ số ở cùng hàng với nhau,vì cặp chữ số ở hàng trăm nghìn bằng nhau(đều là 6) nên ta so sánh đến cặp chữ số ở hàng chục nghìn,cặp số này cũng bằng nhau(đều là 9), ta so sánh tiếp đến cặp chữ số ở hàng nghìn, cặp số này cũng bằng nhau (đều là 3),ta so sánh đến cặp chữ số ở hàng trăm, vì 2693251.
v Hoạt động 2: Thực hành
 Ÿ Phương pháp: Thực hành, thi đua.
Ÿ Đồ dùng : Bảng phụ.
Bài 1:
- Yêu cầu HS nêu đề bài
Khi so sánh hai số bất kỳ , em cần chú ý gì?
GV yêu cầu HS làm VBT. 
GV hướng dẫn HS sửa.
GV nhận xét.
 Bài 2: 
Yêu cầu HS nêu đề bài.
GV hướng dẫn cả lớp nêu cách làm.
GV yêu cầu HS tự làm VBT. 
- GV nhận xét – tuyên dương.
Bài 3:
GV yêu cầu HS đọc đề.
GV hướng dẫn HS nêu cách làm.
Yêu cầu HS tự làm VBT.
GV nhận xét.
 Bài 4:
GV yêu cầu HS đọc đề.
Yêu cầu HS tự làm VBT.
GV nhận xét.
 Bài 5:
GV yêu cầu HS đọc đề.
Yêu cầu HS tự làm VBT.
GV nhận xét.
v Hoạt động3: Củng cố. 
Trò chơi:“Ai nhanh, ai đúng”. 
 - GV nêu 2 số rồi yêu cầu HS so sánh, nêu cách làm.
GV nhậnxét- tuyên dương.
-HS trao đổi, giải thích.
- Nêu lại nhận xét : Trong hai số , số nào có số chữ số ít hơn thì số đó bé hơn .
-HS trao đổi, giải thích.
- Nêu nhận xét chung : Khi so sánh hai số có cùng số chữ số , bao giờ cũng bắt đầu từ cặp chữ số đầu tiên ở bên trái , nếu chữ số nào lớn hơn thì số tương ứng sẽ lớn hơn , nếu chúng bằng nhau thì ta so sánh đến cặp chữ số ở hàng tiếp theo  
-HS nêu :Điền dấu ,=
- HS nêu 
-HS làm VBT.
-Thống nhất dấu cần viết vào chỗ chấm , giải thích vì sao chọn dấu đó .
- HS thi đua sửa bài.
-HS nêu.
-HS làm VBT.
- HS thi đua sửa bài.
-HS nêu .
-HS nêu : Để xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn , ta tìm số bé nhất , viết riêng ra , sau đó lại tìm số bé nhất trong các số còn lại , cứ như thế tiếp tục cho đến số cuối cùng .
-HS làm VBT.
- HS thi đua sửa bài.
-HS nêu.Viết tiếp vào chỗ chấm
-HS làm VBT.
- HS thi đua sửa bài.
-HS nêu.
-HS làm VBT.
- HS thi đua sửa bài.
-HS thi đua làm.
5.Tổng kết– Dặn dò (1’)
Xem lại bài
Chuẩn bị: Triệu và lớp triệu
Nhận xét tiết học.
TOÁN
Tiết 10 :TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU .
I. Mục tiêu
1.Kiến thức: Giúp HS nhận biết được :
 - Nhận biết về hàng triệu , chục triệu , trăm triệu và lớp triệu .
 - Nhận biết được thứ tự các số có nhiều chữ số đến lớp triệu . 
 - Củng cố thêm về lớp đơn vị , lớp nghìn , lớp triệu .
 2.Kỹ năng: Nêu được tên các hàng trong lớp triệu và các lớp khác .
3.Thái độ: Tính cẩn thận.
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ.
HS: Vở – SGK.
III. Các hoạt động
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (2’So sánh các số có nhiều chữ số.
 - Sửa các BT về nhà .
GV nhận xét.
3. Giới thiệu – nêu vấn đề:(1’) 
Triệu và lớp triệu.
GV ghi tựa 
4.Phát triển các hoạt động (28’)
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Giới thiệu lớp triệu gồm các hàng : triệu , chục triệu , trăm triệu .
Ÿ Phương pháp: Trực quan , động não , đàm thoại,thực hành.
Ÿ Đồ dùng : Bảng phụ, các thẻ số.
- Viết số 653 720 , yêu cầu HS nêu rõ từng chữ số thuộc hàng nào , lớp nào .
- Yêu cầu 1 em lên bảng lần lượt viết số : một nghìn, mười nghìn, một trăm nghìn,; rồi viết tiếp số mười trăm nghìn .
- Giới thiệu : Mười trăm nghìn gọi là một triệu , một triệu viết là 1 000 000 .
- Yêu cầu HS đếm số 1 triệu có tất cả bao nhiêu chữ số 0 .
- Giới thiệu tiếp : Mười triệu còn gọi là một chục triệu –yêu cầu Hs viết bảng.
- GV giới thiệu : Mười chục triệu còn gọi là một trăm triệu , yêu cầu Hs viết bảng.
- Giới thiệu tiếp : Hàng triệu , chục triệu , trăm triệu hợp thành lớp triệu .
-Yêu cầu HS nhắc lại các hàng , các lớp từ bé đến lớn.
v Hoạt động 2: Thực hành
 Ÿ Phương pháp: Thực hành, thi đua.
Ÿ Đồ dùng : Bảng phụ.
Bài 1:
- Yêu cầu HS nêu đề bài.
Yêu cầu HS đếm:
- Đếm thêm 1 triệu từ 1 triệu đến 10 triệu 
- Đếm thêm 10 triệu từ 10 triệu đến 100 triệu .
- Đếm thêm 100 triệu từ 100 triệu đến 900 triệu .
GV yêu cầu HS làm VBT. 
GV hướng dẫn HS sửa.
GV nhận xét.
 Bài 2: 
Yêu cầu HS nêu đề bài.
GV hướng dẫn cả lớp nêu cách làm.
GV yêu cầu HS tự làm VBT. 
- GV nhận xét – tuyên dương.
Bài 3:
GV yêu cầu HS đọc đề.
GV hướng dẫn HS nêu cách làm.
Yêu cầu HS tự làm VBT.
GV nhận xét.
 Bài 4:
GV yêu cầu HS đọc đề.
Yêu cầu HS tự làm VBT.
GV nhận xét.
v Hoạt động3: Củng cố. 
 - Nêu lại tên các hàng trong lớp triệu .
GV nhậnxét- tuyên dương.
- Nêu tổng quát : Lớp đơn vị gồm những hàng nào ? Lớp nghìn gồm những hàng nào ?
-HS viết bảng:1000,10000, 100000,1000000.
-HS đếm:có 6 chữ số 0.
-HS tự ghi lần lượt ở bảng : 10 000 000 , 100 000 000 .
- Nêu lại : Lớp triệu gồm các hàng : triệu , chục triệu , trăm triệu .
- Nêu lại các hàng , các lớp từ bé đến lớn
-HS nêu :Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- HS đếm.
-HS làm VBT.
- HS thi đua sửa bài.
-HS nêu: Nối ( theo mẫu)
-HS làm VBT.
- HS thi đua sửa bài.
-HS nêu : Viết số thích hợp vào ô trống ( theo mẫu)
-HS nêu giá trị các chữ số.
-HS làm VBT.
- HS thi đua sửa bài.
-HS nêu.Vẽ tiếp để có một hình vuông.
-HS làm VBT.
- HS thi đua sửa bài.
-HS thi đua nêu.
5.Tổng kết– Dặn dò (1’)
Xem lại bài
Chuẩn bị: Triệu và lớp triệu
Nhận xét tiết học.
MÔN: TẬP ĐỌC
Tiết 3: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU (tt)
I. Mục tiêu
 1.Kiến thức: 
 - Hiểu được nội dung bài : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp , ghét áp bức , bất công , bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối , bất hạnh .
 2.Kỹ năng: 
Đọc lưu loát toàn bài , biết ngắt nghỉ đúng , biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với cảnh tượng , tình huống biến chuyển của truyện phù hợp với lời nói và suy nghĩ của nhân vật
3.Thái độ: 
Biết bênh vực em nhỏ , lên án sự bất công .
II. Chuẩn bị
GV: Tranh, Giấy khổ to viết sẵn câu , đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc .
HS: SGK.
III. Các hoạt động
1. Khởi động (1’)Hát
2. Bài cũ (5’) ) Mẹ ốm .
	- 1 em đọc thuộc lòng bài thơ “ Mẹ ốm ” .
	- 1 em đọc truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ( phần 1 ) và nêu ý nghĩa truyện .
 - GV nhận xét- chấm điểm.
3. Giới thiệu – nêu vấn đề:(1’) 
Trong bài đọc lần trước , các em đã biết cuộc gặp gỡ giữa Dế Mèn và Nhà Trò . Nhà Trò đã kể cho Dế Mèn nghe về sự ức hiếp của bọn nhện và tình cảnh khốn khó của mình . Dế Mèn hứa sẽ bảo vệ Nhà Trò . Bài đọc các em học tiếp hôm nay sẽ cho chúng ta thấy cách Dế Mèn hành động để trấn áp bọn nhện , giúp Nhà Trò .
Ghi tên bài lên bảng.
4.Phát triển các hoạt động (27’)
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Luyện đọc.
Ÿ Phương pháp: Thực hành, giảng giải. 
 Ÿ Đồ dùng : SGK, bảng ghi từ khó, câu khó.
a/ Đọc mẫu
GV đọc mẫu. 
b/ Luyện đọc câu.
 - Gọi HS đọc từng câu theo hình thức nối tiếp.
Gọi HS tìm từ khó đọc trong câu vừa đọc.
 - Ghi bảng các từ khó HS vừa nêu. 
Yêu cầu HS luyện đọc 
c/ Luyện đọc đoạn :
Chia làm 3 đoạn :
+ Đoạn 1 : Bốn dòng đầu ( Trận địa mai phục của bọn nhện ) .
+ Đoạn 2 : Sáu dòng tiếp theo ( Dế Mèn ra oai với bọn nhện ) .
+ Đoạn 3 : Phần còn lại ( Kết cục câu chuyện ) . 
- Yêu cầu HS nêu nghĩa các từ và GV giải thích thêm một số từ khó hiểu 
- GV hướng dẫn ngắt giọng.
Treo bảng phụ có các câu cần luyện đọc.
Yêu cầu HS tìm cách ngắt giọng và đọc.
d/ Đọc cả bài.
Yêu cầu HS đọc cả bài trước lớp.
Yêu cầu HS chia nhóm và đọc bài theo nhóm.
e/ Thi đọc giữa các nhóm.
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Ÿ Phương pháp: Hỏi đáp, thực hành.
 Ÿ Đồ dùng: SGK.
Yêu cầu HS đọc đoạn 1 , cả lớp theo dõi ,đọc thầm 
Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào?
 - Yêu cầu HS đọc đoạn 2 , cả lớp theo dõi ,đọc thầm 
Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ ?
Yêu cầu HS đọc đoạn 3, cả lớp theo dõi ,đọc thầm .
Dế Mèn đã nói thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải ?
Bọn nhện sau đó đã hành động như thế nào ?
GV hướng dẫn HS đi tới kết luận : Các danh hiệu đều ghi nhận những phẩm chất đáng ca ngợi nhưng mỗi danh hiệu vẫn có nét nghĩa riêng . Thích hợp nhất là danh hiệu “hiệp sĩ ” .
v Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm . (6’)
Ÿ Phương pháp: Hỏi đáp, thực hành.
Ÿ Đồ dùng : Bảng phụ.
Yêu cầu HS đọc lại bài .
Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm 1 đoạn tiêu biểu trong bài : Từ trong hốc đá  vòng vây đi không ?
 + Đọc mẫu đoạn văn .
 + Sửa chữa , uốn nắn .
GV nhận xét , tuyên dương .
v Hoạt động 4 :Củng cố
Bài tập đọc muốn nói với chúng ta điều gì?
GV nhận xét
- Hát
- HS lắng nghe.
- Nối tiếp nhau đọc. Mỗi HS đọc 1 câu.
- Luyện đọc các từ khó.
- Đọc và gạch chân các từ
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn . Đọc 2 – 3 lượt .
- Đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc , giải nghĩa các từ đó . 
- HS lắng nghe.Tìm cách đọc và luyện đọc các câu.
- Luyện đọc theo cặp .
- 3 HS đọc bài thành tiếng, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Lần lượt từng HS đọc bài trong nhóm, các bạn trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- Thi đua đọc.
- 1 HS đọc bài: Cả lớp theo dõi đọc thầm.
- Bọn nhện chăng tơ kín ngang đường , bố trí nhện gộc canh gác , tất cả nhà nhện núp kín trong các hang đá với dáng vẻ hung dữ .
- HS đọc, cả lớp theo dõi ,đọc thầm 
- Đầu tiên , Dế Mèn chủ động hỏi , lời lẽ rất oai , giọng thách thức của một kẻ mạnh . Thấy nhện xuất hiện , vẻ đanh đá , nặc nô ; Dế Mèn ra oai bằng hành động tỏ rõ sức mạnh .
- HS đọc, cả lớp theo dõi ,đọc thầm 
- Dế Mèn phân tích theo cách so sánh để bọn nhện nhận thấy chúng hành động hèn hạ , không quân tử , rất đáng xấu hổ , đồng thời đe dọa chúng .
- Chúng sợ hãi , cùng dạ ran , cuống cuồng chạy dọc , ngang , phá hết các dây tơ chăng lối .
- Đọc câu hỏi 4 , trao đổi , thảo luận , chọn danh hiệu thích hợp cho Dế Mèn .
- HS đọc 
- 3 em đọc tiếp nối nhau 3 đoạn của bài .
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
+ Vài em thi đọc diễn cảm trước lớp .
-HS nêu : Biết bênh vực em nhỏ , lên án sự bất công trong cuộc sống .
5.Tổng kết– Dặn dò (1’)
Đọc lại bài nhiều lần .
Chuẩn bị: Truyện cổ nước mình.
 Nhận xét tiết học.
MÔN: TẬP ĐỌC
TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH
I. Mục tiêu
 1.Kiến thức: 
 - Hiểu được nội dung bài và ý nghĩa của bài thơ : Ca ngợi kho tàng truyện cổ của đất nước . Đó là những câu chuyện vừa nhân hậu , vừa thông minh , chứa đựng kinh nghiệm sống quý báu của cha ông .
 2.Kỹ năng: 
Đọc lưu loát toàn bài , biết ngắt nghỉ đúng , phù hợp với âm điệu , vần nhịp của từng câu thơ lục bát . 
Đọc bài với giọng tự hào , trầm lắng . 
Học thuộc bài thơ .
3.Thái độ: 
Biết yêu thích những câu chuyện cổ tích VN .
II. Chuẩn bị
GV: Tranh, Giấy khổ to viết sẵn câu , đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc . Sưu tầm thêm các tranh minh họa về các truyện cổ .
HS: SGK.
III. Các hoạt động
1. Khởi động (1’)Hát
2. Bài cũ (5’) ) Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tt) .
	- Kiểm tra 3 em nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của truyện “ Dế Mèn bênh vực kể yếu ” (tt) . Sau đó , có thể đặt câu hỏi :	+ Sau khi học xong toàn bài , em nhớ nhất những hình ảnh nào về Dế Mèn ? Vì sao ?
 - GV nhận xét- chấm điểm.
3. Giới thiệu – nêu vấn đề:(1’) 
Hướng dẫn quan sát tranh minh họa bài thơ , giới thiệu : Với bài thơ “ Truyện cổ nước mình ” , các em sẽ hiểu vì sao tác giả rất yêu những truyện cổ được lưu truyền từ bao đời nay của đất nước , của cha ông .
Ghi tên bài lên bảng.
4.Phát triển các hoạt động (27’)
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Luyện đọc.
Ÿ Phương pháp: Thực hành, giảng giải. 
 Ÿ Đồ dùng : SGK, bảng ghi từ khó, câu khó.
a/ Đọc mẫu
GV đọc mẫu. 
b/ Luyện đọc câu.
 - Gọi HS đọc từng câu thơ theo hình thức nối tiếp.
Gọi HS tìm từ khó đọc trong câu vừa đọc.
 - Ghi bảng các từ khó HS vừa nêu. 
Yêu cầu HS luyện đọc 
c/ Luyện đọc đoạn :
Chia làm 5 đoạn :
+ Đoạn 1 : Từ đầu  độ trì .
+ Đoạn 2 : Tiếp theo  nghiêng soi .
+ Đoạn 3 : Tiếp theo  của mình .
+ Đoạn 4 : Tiếp theo  việc gì .
+ Đoạn 5 : Phần còn lại .
 - Yêu cầu HS nêu nghĩa các từ và GV giải thích thêm một số từ khó hiểu :
+ Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa : đã trải qua bao nhiêu thời gian ,bao nhiêu nắng mưa.
+ Nhận mặt :truyện cố giúp cho ta nhận ra bản sắc dân tộc, những truyền thống tốt đẹp của ông cha.
- GV hướng dẫn ngắt nhịp đúng với nội dung từng dòng thơ.
Treo bảng phụ có các câu cần luyện đọc.
Yêu cầu HS tìm cách ngắt giọng và đọc.
d/ Đọc cả bài.
Yêu cầu HS đọc cả bài trước lớp.
Yêu cầu HS chia nhóm và đọc bài theo nhóm.
e/ Thi đọc giữa các nhóm.
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Ÿ Phương pháp: Hỏi đáp, thực hành.
 Ÿ Đồ dùng: SGK.
 - Hướng dẫn đọc thầm , đọc lướt ; suy nghĩ , trả lời các câu hỏi tìm hiểu nội dung bài đọc :
+ Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước nhà ?
+ Bài thơ gợi cho em nhớ đến những truyện cổ nào ?
+ Kể tóm tắt nội dung 2 truyện và nói về ý nghĩa của 2 truyện .
+ Tìm thêm những truyện cổ khác thể hiện sự nhân hậu của người VN ta .
+ Em hiểu ý 2 dòng thơ cuối bài như thế nào ?
v Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm và học thuộc lòng . (6’)
Ÿ Phương pháp: Hỏi đáp, thực hành.
Ÿ Đồ dùng : Bảng phụ.
Yêu cầu HS đọc lại bài .
 - Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm 1 , 2 khổ thơ tiêu biểu trong bài : “ Tôi yêu  nghiêng soi ” .
 + Đọc mẫu khổ thơ .
+ Theo dõi , uốn nắn .
GV nhận xét , tuyên dương .
Yêu cầu HS nhẩm học thuộc lòng bài thơ.
v Hoạt động 4 :Củng cố
Bài tập đọc muốn nói với chúng ta điều gì?
GV nhận xét
- Hát
- HS lắng nghe.
- Nối tiếp nhau đọc. Mỗi HS đọc 1 câu.
- Luyện 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 2.doc