Giáo án tổng hợp Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2015-2016

ĐẠO ĐỨC (Tiết 13)

HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ (tiết 2)

I. MỤC TIÊU:

- Biết được: Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.

- Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.

* Hiểu được: Con cháu có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.

II. CHUẨN BỊ:

- SGK Đạo đức lớp 4

- HS: Bài cũ – bài mới.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

1. Khởi động: 1’

2. Bài cũ: 5’

Bài “Ôn tập”

- Qua câu chuyện “Phần thưởng” em có nhận xét gì về việc làm của bạn Hưng?

- Nhận xét.

3. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: 1’

Để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình, trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình chúng ta làm đối với cha mẹ? Chúng ta sẽ hiểu rõ qua bài học: “Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ (t2)”. GV ghi đề.

b. Hướng dẫn thực hành:

HĐ1: Đóng vai bài tập 3- SGK/19: 15’

- GV chia 2 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm

Nhóm 1: Thảo luận, đóng vai theo tình huống tranh 1.

Nhóm 2: Thảo luận và đóng vai theo tình huống tranh 2.

- GV phỏng vấn HS đóng vai cháu về cách ứng xử, HS đóng vai ông bà về cảm xúc khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc của con cháu.

- GV kết luận:

 Con cháu hiếu thảo cần phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, nhất là khi ông bà già yếu, ốm đau.

HĐ2: Thảo luận theo nhóm đôi: 7’

(BT4- T/20)

- GV nêu yêu cầu bài tập 4.

+ Hãy trao đổi với các bạn trong nhóm về những việc đã làm và sẽ làm để thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

- GV mời 1 số HS trình bày.

- GV khen những HS đã biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ và nhắc nhở các HS khác học tập các bạn.

HĐ3: Trình bày, giới thiệu các sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm được: 8’

(Bài tập 5 và 6 - T/20)

- GV mời HS trình bày trước lớp.

- GV kết luận chung:

 + Ông bà, cha mẹ đã có công sinh thành, nuôi dạy chúng ta nên người.

 + Con cháu phải có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

 4. Củng cố - Dặn dò: 3’

- Gọi HS đọc ghi nhớ bài học.

- Thực hiện những việc cụ thể hằng ngày để bày tỏ lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ.

- Về xem lại bài và chuẩn bị bài tiết sau.

+ Bạn Hưng là một người cháu hiếu thảo,. . .

- HS đọc bài học.

- Nhận xét, bổ sung.

- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.

- Các nhóm lên đóng vai.

- Thảo luận và nhận xét về cách ứng xử (Cả lớp).

- HS tham gia đóng vai trả lời câu hỏi.

- Lớp nhận xét về cách ứng xử.

- HS thảo luận theo nhóm đôi.

- HS trình bày, cả lớp trao đổi.

- HS trình bày.

- Lớp nhận xét.

- 3 HS đọc.

 

doc 29 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 687Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gì?
+ Bằng cách nào em biết được người đó?
- Hãy đọc lại các câu tục ngữ, thành ngữ đã học hoặc đã viết có nội dung Có chí thì nên. 
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Gọi HS trình bày đoạn văn. 
+ GV nhận xét, chữa lỗi dùng từ, đặt câu (nếu có) cho từng HS. 
- Ghi điểm những đoạn văn hay. 
4. Củng cố – dặn dò: 3’
- GV gọi HS nhắc lại nội dung bài học.
- Dặn HS về nhà viết lại các từ ngữ ở bài tập1 và viết lại đoạn văn (nếu chưa đạt) và chuẩn bị bài Câu hỏi và dấu chấm hỏi. 
+ Nhận xét tiết học. 
- HS hát. 
- Có ba cách: Tạo từ ghép hoặc từ láy với. . . 
- Nhận xét câu trả lời và bài làm của bạn. 
+ HS đọc thành tiếng. 
- Hoạt động trong nhóm. 
- Báo cáo kết quả. Nhận xét, bổ sung. 
a. Nói lên ý chí, nghị lực của con người: 
Quyết chí, quyết tâm, bền gan, bền chí, bền lòng, kiên nhẫn, kiên trì, kiên nghị, kiên tâm, kiên cường, kiên quyết, vững tâm, vững chí, vững dạ, vững lòng,
b. Các từ nói lên những thử thách đối với ý chí, nghị lực của con người. 
Khó khăn, gian khó, gian khổ, gian nan, gian lao, gian truân, thử thách, thách thức, chông gai,
- HS đọc thành tiếng. 
- HS tự làm bài tập vào vở. 
+ Người thành đạt đều là người rất biết bền chí trong sự nghiệp của mình. 
+ Mỗi lần vượt qua được gian khó là mỗi lần con người được trưởng thành. 
- HS đọc thành tiếng. 
+ Viết về một người do có ý chí nghị lực vươn lên để vượt qua nhiều thử thách, đạt được thành công. 
+ Đó là bác hàng xóm nhà em. 
*Đó chính là ông nội em. 
*Em biết khi xem ti vi. 
*Em biết ở báo Thiếu niên Tiền phong. 
- Có câu mài sắt có ngày nên kim. 
- Có chí thì nên. 
- Nhà có nền thì vững. 
- Thất bại là mẹ thành công. 
- Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo. 
- Làm bài vào vở. 
- HS đọc đoạn văn tham khảo của mình. 
Thứ tư, ngày 13 tháng 11 năm 2013
LỊCH SỬ
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG
XÂM LƯỢC LẦN THỨ HAI (1075 – 1077)
I. MỤC TIÊU: 
- Biết những nét chính về trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt (có thể sử dụng lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt và bài thơ tương truyền của Lý Thường Kiệt):
+ Lý Thường Kiệt chủ động xây dựng phòng tuyến trên bờ nam sông Như Nguyệt.
+ Quân địch do Quách Quý chỉ huy từ bờ bắc tổ chức tiến công.
+ Lý Thường Kiệt chỉ huy quân ta bất ngờ đánh thẳng vào doanh trại giặc.
+ Quân địch không chống cự nổi, tìm đường tháo chạy.
- Vài nét về công lao Lý Thường Kiệt: người chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai thắng lợi.
* HS khá giỏi:
- Nắm được nội dung cuộc chiến đấu của quân Đại Việt trên đất Tống.
- Biết nguyên nhân dẫn tới thắng lợi của cuộc kháng chiến: trí thông minh, lòng dũng cảm của nhân dân ta, sự tài giỏi của Lý Thường Kiệt.
II. CHUẨN BỊ: 
- Phiếu học tập của HS.
- Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân tống lần thứ hai.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Vì sao đến thời Lý đạo Phật trở nên thịnh đạt nhất?
- Thời Lý chùa được sử dụng vào việc gì. 
 GV nhận xét, ghi điểm. 
3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 1’ Sau lần thất bại đầu tiên của cuộc tiến công xâm lược nước ta lần thứ nhất năm 981, nhà Tống luôn ấp ủ âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa. Năm 1072, vua Lý Thánh Tông từ trần, vua Lý Nhân Tông lên ngôi khi mới 7 tuổi, nhà Tống coi đó là cơ hội tốt, liền xúc tiến việc chuẩn bị xâm lược nước ta. Trong hoàn cảnh đó ai sẽ là người lãnh đạo nhân dân kháng chiến. Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ 2 diễn ra thế nào? Các em sẽ được biết qua bài học hôm nay: GV ghi đề. 
 b. Tìm hiểu bài: 
HĐ1: Nhóm đôi: 
- GV đặt vấn đề cho HS thảo luận: Việc Lý Thường Kiệt cho quân sang đất Tống có hai ý kiến khác nhau: 
+ Để xâm lược nước Tống. 
+ Để phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống. 
- Căn cứ vào đoạn vừa đọc, theo em ý kiến nào đúng? Vì sao?
GV kết luận: 
Hoạt động2: Cá nhân: 
 - GV treo lược đồ lên bảng và trình bày diễn biến. 
- Khắc sâu ý chính của diễn biến kháng chiến chống quân xâm lược Tống: 
+ Lý Thường Kiệt đã làm gì để chuẩn bị chiến đấu với giặc?
+ Quân Tống kéo sang xâm lược nước ta vào thời gian nào? Lực lượng của quân Tống khi sang xâm lược nước ta như thế nào? Do ai chỉ huy?
+ Trận quyết chiến giữa ta và giặc diễn ra ở đâu? Nêu vị trí quân giặc và quân ta trong trận này?
+ Kể lại trận quyết chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt?
- GV nhận xét, kết luận
Hoạt động 3: Nhóm: 
- GV cho HS đọc SGK từ sau hơn 3 tháng . được giữ vững. 
+ Nêu kết quả của cuộc kháng chiến?
- GV đặt vấn đề: Nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến?
- GV kết luận: Nguyên nhân thắng lợi là do quân dân ta rất dũng cảm. Lý Thường Kiệt là một tướng tài (chủ động tấn công sang đất Tống; Lập phòng tuyến sông Như Nguyệt). 
+ Nêu ý nghĩa của cuộc kháng chiến?
GV: Có được thắng lợi ấy là vì nhân dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần dũng cảm, ý chí quyết tâm đánh giặc, bên cạnh đó lại có sự lãnh đạo tài giỏi của Lý Thường Kiệt. 
4. Củng cố - Dặn dò: 3’
* Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ 2 thắng lợi đánh dấu trình độ quân sự cao của quân và dân ta. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tống đã góp phần giữ trọn nền độc lập của dân tộc. 
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài: “Nhà Trần thành lập”. Nhận xét tiết học. 
- HS hát. 
- Đạo Phật dạy người ta phải biết thương yêu đồng loại, biết nhường nhịn nhau,. . . Những điều này phù hợp với lối sống và cách nghĩ của người Việt,. . . 
+ Chùa thời Lý là nơi tu hành của các nhà sư, là nơi tế lễ. . . 
- Nhận xét, bổ sung. 
- HS lắng nghe. 
1. Nguyên nhân của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống
SGK đoạn: “Năm 1072  rồi rút về”. 
+ Ý kiến thứ hai đúng: Vì, trước đó lợi dụng việc vua Lý mới lên ngôi còn nhỏ quá, quân Tống đã chuẩn bị xâm lược: Lý Thường Kiệt cho quân đánh sang đất Tống, triệt phá nơi tập trung quân lương của giặc rồi kéo về nước. 
2. Diễn biến của của cuọc kháng chiến. 
+ Ông chủ động cho xây dựng phòng tuyến trên bờ phía nam sông Như Nguyệt (một khúc sông Cầu)
+ Cuối năm 1076, nhà Tống cho 10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa, 20 vạn dân phụ, dưới sự chỉ huy của tướng Quách Quỳ. . . 
+ Trận quyết chiến giữa ta và giặc diễn ra ở phòng tuyến sông Như Nguyệt. Quân giặc ở bờ Bắc, quân ta ở phía Nam. 
 + HS thuật lại. 
- HS lên bảng chỉ lược đồ và trình bày. 
3. Kết quả và ý nghĩa: 
- HS đọc. 
+ Quân tống bị chết quá nửa,. . . 
+ Ta thắng lợi hoàn toàn. 
- HS các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả. 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
+ Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ 2 đã kết thúc thắng lợi vẻ vang, nền độc lập của nước nhà được giữ vững. 
KĨ THUẬT (Tiết 13)
THÊU MÓC XÍCH (2 tiết)
I. MỤC TIÊU: 
- Biết cách thêu móc xích.
- Thêu được mũi thêu móc xích. Các mũi thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất năm vòng móc xích. Đường thêu có thể bị dúm.
* - Không bắt buộc HS nam thực hành thêu để tạo ra sản phẩm thêu. HS nam có thể thực hành khâu.
- Với HS khéo tay:
+ Thêu được mũi thêu móc xích. Các mũi thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất tám vòng móc xích và đường thêu ít bị dúm.
+ Có thể ứng dụng thêu móc xích để tạo thành sản phẩm đơn giản.
II. CHUẨN BỊ: 
- Tranh quy trình thêu móc xích.
- Mẫu thêu móc xích được thêu bằng len (hoặc sợi) trên bìa, vải khác màu có kích thước đủ lớn (chiều dài đủ thêu khoảng 2 cm) và một số sản phẩm được thêu trang trí bằng mũi thêu móc xích.
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
+ Một mảnh vải sợi bông trắng hoặc màu, có kích thước 20 cm x 30cm.
+ Len, chỉ thêu khác màu vải.
+ Kim khâu len và kim thêu.
+ Phấn vạch, thước, kéo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Tiết 1
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 1’
2. Bài cũ: 3’ Kiểm tra dụng cụ học tập. 
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 1’
Hôm nay chúng ta tiếp tục học bài: “Thêu móc xích”. GV ghi đề. 
b. Tìm hiểu bài: 
HĐ1: Quan sát và nhận xét mẫu. 5’
- GV giới thiệu mẫu thêu, hướng dẫn HS quan sát hai mặt của đường thêu móc xích mẫu với quan sát H. 1 SGK để nêu nhận xét và trả lời câu hỏi: 
- Nhận xét đặc điểm của đường thêu móc xích?
GV: Thêu móc xích hay còn gọi thêu dây chuyền là cách thêu để tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp nhau giống như chuỗi mắt xích. 
- GV giới thiệu một số sản phẩm thêu móc xích và hỏi: 
+ Thêu móc xích được ứng dụng vào đâu?
- GV nhận xét và kết luận (dùng thêu trang trí hoa, lá, cảnh vật, lên cổ áo, ngực áo, vỏ gối, khăn ). Thêu móc xích thường được kết hợp với thêu lướt vặn và 1 số kiểu thêu khác. 
HĐ2: GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật. 12’
- GV treo tranh quy trình thêu móc xích hướng dẫn HS quan sát của H2, SGK. 
- Em hãy nêu cách bắt đầu thêu?
- Nêu cách thêu mũi móc xích thứ nhất, thứ hai,
- GV hướng dẫn cách thêu SGK. 
- GV hướng dẫn HS quan sát H. 4a, b, SGK. 
 + Cách kết thúc đường thêu móc xích?
- Hướng dẫn HS các thao tác kết thúc đường thêu móc xích theo SGK. 
*GV lưu ý một số điểm: 
+ Theo từ phải sang trái. 
+ Mỗi mũi thêu được bắt đầu bằng cách đánh thành vòng chỉ qua đường dấu. 
+ Lên kim xuống kim đúng vào các điểm trên đường dấu. 
+ Không rút chỉ chặt quá, lỏng quá. 
+ Kết thúc đường thêu móc xích bắng cách đưa mũi kim ra ngoài mũi thêu để xuống kim chặn vòng chỉ rút kim mặt sau của vải. . . 
+ Có thể sử dụng khung thêu để thêu cho phẳng. 
- Hướng dẫn HS thực hiện các thao tác thêu và kết thúc đường thêu móc xích. 
- GV tổ chức HS tập thêu móc xích. 
 3. Củng cố - dặn dò: 3’
- GV gọi HS đọc ghi nhớ
- HS học bài và chuẩn bị tiết sau. 
- Nhận xét tiết học. 
- HS hát
- Chuẩn bị đồ dùng học tập
- HS quan sát mẫu và H. 1 SGK. 
+ Mặt phải của đường thêu là những vòng chỉ nhỏ nhỏ móc nối tiếp nhau giống như chuỗi mắt xích (của sợi dây chuyền). 
+ Mặt trái đường thêu là những mũi chỉ bằng nhau, nối tiếp nhau gần giống các mũi khâu đột mau. 
+ Dùng thêu trang trí hoa, lá, cảnh vật, lên cổ áo, ngực áo, vỏ gối, khăn 
+ Thêu từ phải sang trái. . . . 
+ Vòng sợi chỉ qua đường dấu để tạo thành vòng chỉ. Xuống kim tại điểm 1, lên kim tại điểm 2,. . . 
+ Đưa mũi kim ra ngoài mũi thêu và xuống kim, rút chỉ ra mặt sau. . . 
+ HS đọc ghi nhớ. 
TOÁN (Tiết 63)
NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU: 
Biết cách nhân với số có ba chữ số mà chữ số hàng chục là 0.
* Bài 1, bài 2
II. CHUẨN BỊ: 
GV: Kế hoạch dạy học – SGK
HS: Bài cũ – bài mới. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
Hoạt động củ trò
1. Khởi động: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
+ GV gọi HS lên bảng. 
- GV chữa bài nhận xét ghi điểm HS. 
3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 1’
- Giờ học toán các em sẽ tiếp tục học cách thực hiện nhân với số có ba chữ số. 
 b. Tìm hiểu bài: 
HĐ1: Cả lớp: 15’
 - GV viết lại phép nhân ở phần bài cũ lên bảng. (giữ kết quả HS thực hiện) 
 258 x 203 =
- Em có nhận xét gì về tích riêng thứ hai của phép nhân 258 x 203 
- Vậy nó có ảnh hưởng đến việc cộng các tích riêng không? 
- Vì tích riêng thứ hai gồm toàn chữ số 0 nên khi thực hiện đặt tính 258 x 203 chúng ta không thể viết tích riêng này. Khi đó ta viết như sau: 
 258
 x 203
 774
 1516 
 152374
- Các em cần lưu ý khi viết tích riêng thứ ba 1516 phải lùi sang trái hai cột so với tích riêng thứ nhất. 
- Cho HS thực hiện đặt tính và tính lại phép nhân 258 x 203 theo cách viết gọn. 
 4. Luyện tập, thực hành: 
HĐ2: Cá nhân: 15’
 Bài 1: Đặt tính rồi tính. 
- Yêu cầu HS tự đặt tính và tính 
- GV nhận xét cho điểm HS 
 Bài 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S 
+ GV yêu cầu HS thực hiện phép tính. 
- GV nhận xét và cho điểm HS
4. Củng cố, dặn dò: 3’
+ GV củng cố bài học.
- GV gọi HS nhắc lại cách thực hiện phép nhân với số có ba chữ số mà chữ số hàng chục là 0.
- Dặn dò HS làm bài tập và chuẩn bị bài sau. 
- Nhận xét tiết học. 
 Đặt tính rồi tính. 
 258 x 203 = 52374
 258
 x 203
 774
 5160
 52374
- Nhận xét, bổ sung. 
- Tích riêng thứ hai toàn gồm những chữ số 0. 
- Không, vì bất cứ số nào cộng với 0 cũngbằng chính số đó. 
- HS làm vào nháp. 
- HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở
+ HS đọc yêu cầu bài tập. 
- HS lên bảng. 
x
x
x
 523 308 1309
 305 563 202 
 2615 924 2612
 15690 1848 26120
 159515 1540 264618
 173404 
+ Nhận xét, bổ sung. 
- HS thực hiện phép tính và báo cáo kết quả. 
+ Hai cách thực hiện đều là sai, cách thực hiện thứ ba là đúng. 
- HS đọc đề toán. 
TẬP LÀM VĂN (Tiết 25)
TRẢ BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU: 
Biết rút kinh nghiệm về bài TLV kể chuyện (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,); tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV.
* HS khá, giỏi biết nhận xét và sửa lỗi để có các câu văn hay.
II. CHUẨN BỊ: 
Bảng phụ ghi sẵn nột số lỗi về: Chính tả, cách dùng từ, cách diễn đạt, ngữ pháp cần chữa chung cho cả lớp. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 1’
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 1’
“Trả bài văn. . . ”. GV ghi đề. 
b. Tìm hiểu bài: 
HĐ1: Nhận xét chung bài làm của HS: 
Gọi HS đọc lại đề bài. 
- Nhận xét chung. 
*Ưu điểm
- HS hiểu đề, viết đúng yêu cầu của đề. 
+ Dùng đại từ nhân xưng trong bài có nhất quán (với các đề kể lại theo lời 1 nhân vật trong truyện)
- Diễn đạt câu, ý. 
+ Sự việc, cốt truyện liên kết giữa các phần. 
+ Thể hiện sự sáng tạo khi kể theo lời nhân vật. 
+ Chính tả, hình thức trình bày bài văn
- GV nêu tên những HS viết đúng yêu cầu của đề bài, lời kể hấp dẫn, sinh động, có sự liên kết giữa các phần; mở bài, thân bài, kết bài hay. 
*Khuyết điểm
- GV nêu các lỗi điển hình về ý, về dùng từ, đặt câu, đại từ nhân xưng, cách trình bày bài văn, chính tả
+ Viết trên bảng phụ các lỗi phổ biến. 
- Lưu ý: Không nêu tên những HS bị mắc các lỗi trên trước lớp. 
- Trả bài cho HS. 
HĐ2: Hướng dẫn chữa bài: 
- Yêu cầu HS tự chữa bài của mình bằng cách trao đổi với bạn bên cạnh. 
- GV đi giúp đỡ những HS yếu. 
 3. Học tập những đoạn văn hay, bài văn tốt: 
- GV gọi 1 số HS đọc đoạn văn hay, bài được điểm cao đọc cho các bạn nghe. Sau mỗi HS đọc, GV hỏi để HS tìm ra: cách dùng từ, lối diễn đạt, ý hay,
 4. Hướng dẫn viết lại một đoạn văn: 
- Gợi ý HS viết lại đoạn văn khi: 
+ Đoạn văn có nhiều lỗi chính tả. 
+ Đoạn văn lủng củng, diễn đạt chưa rõ ý. 
+ Đoạn văn dùng từ chưa hay. 
+ Đoạn văn viết đơn giản, câu văn ngắn. 
+ Mở bài trực tiếp viết lại thành mở bài gián tiếp. 
+ Kết bài không mở rộng viết thành kết bài mở rộng. 
- Gọi HS đọc các đoạn văn đã viết lại. 
- Nhận xét, ghi điểm. 
5. Củng cố – dặn dò: 3’
- GV củng cố bài học. 
- Dặn HS chuẩn bị bài Ôn tập văn kể chuyện. 
- Nhận xét tiết học. 
- 1 HS đọc thành tiếng
- HS nhận bài
+ HS thảo luận phát hiện lỗi, tìm cách sửa lỗi. 
- 3 đến 5 HS đọc. 
+ HS tự chọn đoạn văn cần viết. 
- HS đọc bài. 
KỂ CHUYỆN (Tiết 13)
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU:
- Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một ước mơ đẹp hoặc ước mơ viển vông, phi lí.
- Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện.
II. CHUẨN BỊ:
Bảng lớp viết sẵn đề bài. 
HS sưu tầm các truyện có nội dung đề bài. 
Tranh ảnh minh họa truyện Lời ước dưới trăng. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Gọi 4 HS lên bảng tiếp nối nhau kể từng đoạn theo tranh truyện Lời ước dưới trăng. 
- Gọi 1 HS nêu ý nghĩa của truyện. 
- Nhận xét và cho điểm từng HS. 
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 1’
Dựa vào câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một ước mơ đẹp hoặc ước mơ viển vông, phi lí các em hãy kể lại nhé! Hôm nay, chúng ta cùng nhau: “Kể chuyện đã nghe, đã đọc". GV ghi đề. 
b. Tìm hiểu bài: 
HĐ1: Hướng dẫn kể chuyện: 7’
Đề: Hãy kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về những giấc mơ đẹp hoặc những ước mơ viễn vông, phi lí. 
- GV phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: được nghe, được đọc, ước mơ đẹp, ước mơ viển vông, phi lí. 
- Yêu cầu HS giới thiệu những truyện, tên truyện mà mình đã sưu tầm có nội dung trên. 
- Yêu cầu HS đọc phần Gợi ý: 
 + Những câu chuyện kể về ước mơ có những loại nào? Lấy ví dụ. 
+ Khi kể chuyện cầu lưu ý đến những phần nào?
+ Câu chuyện em định kể có tên là gì? Em muốn kể về ước mơ như thế nào?
HĐ2: HS kể chuyện và trao đổi ý nghĩa nội dung câu chuyện: 23’
* Kể truyện trong nhóm: 
- Yêu cầu HS kể chuyện theo cặp. 
* Kể truyện trước lớp: 
- Yêu cầu HS thi KC. 
- Gọi HS nhận xét về nội dung câu chuyện của bạn, lời bạn kể. 
- Nhận xét và cho điểm từng HS. 
4. Củng cố- dặn dò: 3’
Tiết kể chuyện hôm nay, các em vừa học xong bài gì?
- Về nhà học bài. Chuẩn bị tiết kể chuyện: ‘Búp bê của ai”. 
- Nhận xét tiết học. 
- 4 HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu. 
- Nhận xét, bổ sung. 
- HS đọc thành tiếng. 
- HS giới thiệu truyện của mình. 
- 3 HS tiếp nối nhau đọc phần Gợi ý. 
+ Những câu chuyện kể về ước mơ có 2 loại là ước mơ đẹp và ước mơ viển vông, phi lí. Truyện thể hiện ước mơ đẹp như: Đôi giầy ba ta màu xanh, Bông hoa cúc trắng, Cô bé bán diêm. Truyện kể ước mơ viển vông, phi lí như: Ba điều ước, vua Mi- đat thích vàng, Ông lão đánh các và con cá vàng
+ Khi kể chuyện cầu lưu ý đến tên câu chuyện, nội dung câu chuyện, ý nghĩa của câu chuyện. 
+ 5 đến 7 HS phát biểu theo phần chuẩn bị của mình. 
*Em kể chuyện Cô bé bán diêm, Truyện kể về ước mơ của một cuộc sống no đủ, hạnh phúc của một cô bé mồ côi mẹ tội nghiệp. 
*Em kể chuyện về lòng tham của vua Mi- đát đã khiến ông ta rước họa vào thân. Đó là câu chuyện Vua Mi- đát thích vàng. 
*Em kể chuyện Hai con bướm. Truyện kể về lão hàng xóm tham lam vừa muốn có nhiều của cải, vừa muốn mất đi cái bướu trên mặt
- 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện, trao đổi nội dung truyện, nhận xét, bổ sung cho nhau. 
- Nhiều HS tham gia kể. Các HS khác cùng theo dõi để trao đổi về các nội dung, nhân vật, chi tiết, ý nghĩa. 
- Nhận xét theo các tiêu chí đã nêu. 
- Bình chọn bạn kể chuyện hay. 
Thứ năm, ngày 14 tháng 11 năm 2013
TẬP ĐỌC (Tiết 26)
VĂN HAY CHỮ TỐT
 (Truyện đọc lớp1)
I. MỤC TIÊU: 
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
- Hiểu ND: Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu để trở thành người viết chữ đẹp của Cao Bá Quát (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. CHUẨN BỊ: 
Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 129/SGK (phóng to nếu có điều kiện). 
Một số vở sạch chữ đẹp của HS trong lớp, trường. 
Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’ Bài “ Người tìm đường. . . ”
 + Xi- ôn- cốp- xki mơ ước điều gì? 
 + Nguyên nhân chính giúp Xi- ô- cốp- xki thành công là gì?
- Nhận xét và cho điểm từng HS. 
3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 1’
Người có tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu để trở thành người viết chữ đẹp là ai? Chungs ta cùng tìm hiểu qua bài học: “Văn hay chữ tốt”. GV ghi đề. 
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: 
HĐ1: Luyện đọc: 8’
GV hoặc HS chia đoạn: 3 đoạn. 
+ Đoạn 1: Thuở đi họcđến xin sẵn lòng. 
+ Đoạn 2: Lá đơn viếtđến sau cho đẹp
+ Đoạn 3: Phần còn lại. 
*Toàn bài đọc với giọng từ tốn. Giọng bà cụ khẩn khoản, giọng Cáo Bá Quát vui vẻ, xởi lởi. Đoạn đầu đọc chậm. Đoạn cuối bài đọc nhanh thể hiện ý chí quyết tâm rèn chữ bằng được của Cao Bá Quát. Hai câu cuối đọc với cảm hứng ca ngợi sảng khoái. 
- GV ghi từ khó sau khi HS đọc lần 1. Kết hợp luyện đọc câu văn dài khó: 
- GV giải nghĩa một số từ khó: 
- GV đọc diễn cảm cả bài. 
HĐ2: Tìm hiểu bài: 13’
+ Vì sao thuở đi học Cao Bá Quát thường xuyên bị điểm kém?
+ Thái độ của Cáo Bá Quát ra sao khi nhận lời giúp bà cụ hàng xóm?
+ Sự việc gì xảy ra đã làm Cao Bá Quát ân hận?
+ Theo em khi bà cụ bị quan thét lính đuổi về Cao Bá Quát có cảm giác thế nào?
+ Cao Bá Quát quyết chí luyện viết chữ như thế nào?
+ Qua việc luyện viết chữ em thấy Cao Bá Quát là người như thế nào?
+ Nguyên nhân khiến Cao Bá Quát nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt là nhờ ông kiên trì luyện tập suốt mười mấy năm và năng khiếu viết văn từ nhỏ. 
+ Đoạn mở bài (2 dòng đầu) nói lên chữ viết xấu gây bất lợi cho Cao Bá Quát thuở đi học. 
+ Đoạn thân bài kể lại chuyện Cao Bá Quát ân hận vì chữ viết xấu của mình đã làm hỏng việc của bà cụ hàng xóm nên quyết tâm luyện viết cho chữ đẹp. 
+ Đoạn kết bài: Cao Bá Quát thành công, nổi danh là người văn hay chữ tốt. 
HĐ3: Luyện đọc diễn cảm: 5’
Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn tiêu biểu trong bài: đoạn 1. 
+ Đọc mẫu đoạn văn. 
+ Theo dõi, uốn nắn 
+ Nhận xét, ghi điểm. 
4. Củng cố: 5’
- Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
- Liên hệ giáo dục. 
5. Dặn dò: 1’
- Dặn HS về nhà học bài. 
- Chuẩn bị bài: Chú Đất Nung. 
- Nhận xét tiết học. 
- HS hát. 
+ Xi- ôn- cốp- xki mơ ước được bay lên bầu trời. 
+ Ông có ước mơ chinh phục các vì sao, có nghị lực, quyết tâm thực hiện ước mơ. 
+ HS đọc bài học. 
- Nhận xét, ghi điểm. 
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn. 
- HS đọc từ khó. 
+ HS luyện đọc câu văn dài
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn lần 2. 
- HS đọc chú giải. 
- Luyện đọc theo cặp. 
- 1 HS đọc toàn bài. 
- Đọc thầm đoạn 1 để trả lời các câu hỏi: 
+ Cao Bá Quát thường bị điểm kém vì ông viết chữ rất xấu dù bài văn của ông viết rất hay. 
+ Ông rất vui vẻ và nói: “Tưởng việc gì khó, chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng”
+ HS đọc đoạn 2,. . . 
+ Lá đơn của Cao Bá Quát vì chữ viết quá xấu, quan không đọc được nên quan thét lính đuổi bà cụ về, khiến bà cụ không giải được nỗi oan. 
+ Khi đó chắc Cao Bá Quát rất ân hận và dằn vặt mình. Ông nghĩ ra rằng dù văn hay đến đâu mà chữ không ra chữ cũng chẳng ích gì?
- HS đọc đoạn cuối,. . . 
+ Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi tối, ông viết xong 10 trang vở mới đi ngủ, mượn những quyển sách chữ viết đẹp để làm mẫu, luyện viết liên tục trong mấy năm trời. 
+ Ông là người rất kiên trì, nhẫn nại khi làm việc. 
- HS đọc lại toàn bài. 
+ Mở bài: Thuở đi học Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém. 
+ Thân bài: Một hôm, có bà cụ hàng xóm sangkiếu chữ khác nhau. 
+ Kết bài: Kiên trì luyện tậplà người văn hay chữ tốt. 
- Lắng nghe. 
- 3 em đọc tiếp nố

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LOP 4 TUAN 13.doc