Giáo án tổng hợp Lớp 3 - Tuần 20 (Thứ hai, ba) - Năm học 2016-2017

Tiết 3+4 Tập đọc và kể chuyện

Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU

I. Mục tiêu

* Tập đọc: - Bước đầu biết đọc phân biệt giọng kể chuyện, giọng người chỉ huy và các chiến sĩ nhỏ tuổi.

- Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

- HS khá, giỏi bước đầu biết đọc với giọng biểu cảm 1 đoạn trong bài.

* Kể chuyện: Kể lại được từng doạn câu chuyện dựa theo gợi ý. HS khá, giỏi kể được toàn bộ câu chuyện.

* GDHS các kĩ năng sống: Thể hiện sự tự tin, giao tiếp, thể hiện sự cảm thông, kiềm chế cảm xúc, lắng nghe tích cực.

II.Chun bÞ: Bảng phụ ghi ND cần luyện đọc.

III. Các hoạt động dạy - học

 

docx 15 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 479Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tổng hợp Lớp 3 - Tuần 20 (Thứ hai, ba) - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20
Ngày soạn: 21/01/2017
Ngày giảng: Thứ hai /23/01/2017
Tiết 1 Chào cờ
Tiết 2 Toán
ĐIỂM Ở GIỮA, TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG 
I/ Mục tiêu : 
- Biết điểm ở giữa hai điểm cho trước, trung điểm của một đoạn thẳng.
II/ Đồ dùng dạy học :
GV : thước thẳng có chia vạch cm, bảng nhóm cho HS làm bài 
HS : thước thẳng có chia vạch cm , SGK , vở 
III/ Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định : 
Bài cũ : Số 10 000. Luyện tập 
- GV gọi 3 HS làm BT 2,3,4 trang 97, lớp làm bảng con.
GV nhận xét.
Dạy bài mới :
Giới thiệu bài: Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng 
Hoạt động 1: Giới thiệu điểm ở giữa 
Vẽ hình :
A O B
 Giáo viên nhấn mạnh: A, O, B là ba điểm thẳng hàng. Theo thứ tự: điểm A, rồi đến điểm O, đến điểm B ( hướng từ trái sang phải ). O là điểm ở giữa hai điểm A và B
O là điểm ở giữa hai điểm A và B ( được hiểu là A là điểm ở bên trái điểm O, B là điểm ở bên phải điểm O nhưng với điều kiện trước tiên là ba điểm phải thẳng hàng.) 
Hoạt động 2: Giới thiệu trung điểm của đoạn thẳng
Vẽ hình :
 A 3cm M 3cm B
Nhấn mạnh 2 điều kiện để điểm M là trung điểm của đoạn AB:
M là điểm ở giữa hai điểm A và B
AM = MB ( độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng MB và cùng bằng 3 cm ).
Nêu thêm một vài ví dụ khác để củng cố cho học sinh hiểu.
Hoạt động 3 : thực hành 
-Bài 1 : Viết tên các điểm vào chỗ chấm:
Gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh quan sát hình vẽ và xác định được tên ba điểm thẳng hàng theo yêu cầu 
Cho học sinh tự làm bài 
Gọi học sinh sửa bài
Cho lớp nhận xét
a) Ba điểm thẳng hàng là AMB; CND; MON
b) M là diểm ở giửa của hai diểm AB
 N là điểm giữa AB
 O là điểm giửa MN
Bài 2 : câu nào đúng, câu nào sai ? 
Gọi HS đọc yêu cầu 
Cho học sinh tự làm bài và sửa bài
Gọi học sinh đọc bài làm :
Giáo viên cho lớp nhận xét
 a) O là trung điểm của đoạn thẳng AB: đúng vì :
+ A, O, B thẳng hàng
+ AO = OB.
 b) M là trung điểm của đoạn thẳng CD: sai vì C, M, D không thẳng hàng
 c) H là trung điểm của đoạn thẳng EG: sai vì HE không bằng HG
 d) M là điểm ở giữa hai điểm C và D: sai vì C, M, D không thẳng hàng.
 e) H là điểm ở giữa hai điểm E và G: đúng
Củng cố dặn dò : 
Cho 3 HS Lên bảng thi vẽ đoạn thẳng AB có độ dài đoạn thẳng là 20cm ,trung điểm là O 
Nhận xét tuyên dương 
Chuẩn bị : Luyện tập . 
Nhận xét tiết học.
Hát
- HS làm bài 
Học sinh lắng nghe 
HS quan sát và nhận xét 
HS quan sát 
Học sinh nhận xét 
Học sinh đọc yêu cầu bài 
Học sinh lắng nghe giáo viên hướng dẫn 
Học sinh làm bài 
Học sinh sửa bài 
 A M B 
 0
C N D
HS đọc 
HS làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
 2cm 2cm 
 A O B
 2cm 2cm 
 M
 C D
 2cm 3cm
 E H G 
- HS thi vẽ nhanh và đúng .
Tiết 3+4 Tập đọc và kể chuyện 
Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU 
I. Mục tiêu
* Tập đọc: - Bước đầu biết đọc phân biệt giọng kể chuyện, giọng người chỉ huy và các chiến sĩ nhỏ tuổi. 
- Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
- HS khá, giỏi bước đầu biết đọc với giọng biểu cảm 1 đoạn trong bài.
* Kể chuyện: Kể lại được từng doạn câu chuyện dựa theo gợi ý. HS khá, giỏi kể được toàn bộ câu chuyện.
* GDHS các kĩ năng sống: Thể hiện sự tự tin, giao tiếp, thể hiện sự cảm thông, kiềm chế cảm xúc, lắng nghe tích cực.
II.Chun bÞ: Bảng phụ ghi ND cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ (5 phút): 2 HS đọc bài Báo cáo kết quả tháng thi đua" Noi gương chú bộ đội" và trả lời câu hỏi ở cuối bài.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài (1 phút)
2. Luyện đọc (10 phút)
a. Đọc diễn cảm toàn bài
b. HDHS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc từng câu
+ Rút từ khó - luyện đọc 
- Đọc từng đoạn trước lớp
+ HD luyện đọc đoạn 
+ Hiểu từ mới SGK 
+ Tập đặt câu với từ : thống nhất, bảo tồn
- Đọc từng đoạn trong nhóm
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài (12 phút)
- YC đọc thầm đoạn 1, trả lời :
+ Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì ?
- YC đọc thầm đoạn 2, trả lời : 
+ Trước ý kiến đột ngột của chỉ huy, vì sao các chiến sĩ nhỏ " ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại"?
+ Thái độ của các bạn sau đó thế nào ?
+ Vì sao Lượm và các bạn không muốn về nhà ?
+ Lời nói của Mừng có gì đáng cảm động ?
- YC đọc thầm đoạn 3, trả lời :
+ Thái độ của trung đoàn trưởng thế nào khi nghe lời van xin của các bạn ?
+ Tìm hình ảnh so sánh ở câu cuối bài.
+ Qua câu chuyện này, các em hiểu điều gì về các chiến sĩ Vệ quốc đoàn nhỏ tuổi? 
4. Luyện đọc lại (8 phút)
- Chọn đọc mẫu đoạn 2. 
- HD đọc đúng đoạn văn (như mục I)
-
 Quan sát tranh trong SGK.
- Mỗi HS đọc tiếp nối từng câu
- Luyện đọc
- 4 HS đọc 4 đoạn trước lớp.
- HS đặt câu
- Các nhóm thi đọc bài trước lớp
- Cả lớp đọc ĐT
+ Ông đến để thông báo ý kiến của trung đoàn: cho các chiến sĩ nhỏ trở về sống với GĐ,... 
+ Vì các chiến sĩ nhỏ rất xúc động, bất ngờ khi nghĩ rằng mình phải rời xa chiến khu, xa chỉ huy, phải trở về nhà, không được tham gia chiến đấu.
+ Lượm, Mừng và tất cả các bạn đều tha thiết xin ở lại.
+ Các bạn sẵn sàng chịu đựng gian khổ,...còn hơn về ở chung với tụi Tây, tụi Việt gian.
+ Mừng rất ngây thơ, chân thật xin trung đoàn cho các em ăn ít đi, miễn là đừng bắt các em phải trở về.
+ Trung đoàn trưởng cảm động rơi nước mắt trước những lời van xin được chiến đấu ...
+ Tiếng hát bùng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối.
+ Rất yêu nước, không quản ngại khó khăn gian khổ, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc.
- HS luyện đọc đoạn văn
- Vài HS thi đọc đoạn văn
- 1 HS đọc cả bài.
Kể chuyện 
1. GV nêu Nvụ : Dựa theo các CH gợi ý, HS tập kể lại câu chuyện Ở lại với chiến khu.
2. HD HS kể câu chuyện theo gợi ý
- Nhắc HS : Các câu hỏi chỉ là điểm tựa giúp các em nhớ nội dung chính của câu chuyện. KC không phải là trả lời CH. Cần nhớ các chi tiết trong truyện để làm cho mỗi đoạn kể hoàn chỉnh, sinh động.
- Mời 1 HS kể mẫu đoạn 2
- Nhận xét
C. Củng cố - dặn dò (2 phút)
- Qua câu chuyện này, em hiểu điều gì về các chiến sĩ nhỏ tuổi ?
- Nhận xét tiết học.
- 1 HS đọc các câu hỏi gợi ý
- 1 HS kể mẫu đoạn 2
- 4 HS đại diện 4 nhóm tiếp nối nhau thi kể 4 đoạn của câu chuyện.
- 1 HS kể toàn bộ câu chuyện
-...rất yêu nước, không quản ngại khó khăn gian khổ, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc.
Ngày soạn: 22/01/2017
Ngày giảng: Thứ ba /24/01/2017
Tiết 1 Toán
LUYỆN TẬP 
I/ Mục tiêu : 
Biết khái niệm và xác định được trung điểm của một đoạn thẳng cho trước.
II/ Đồ dùng dạy học :
GV : thước thẳng chia vạch cm, bảng phụ ghi bài mẫu câu 1 a) 
HS : vở , SGK. 
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định : 
Bài cũ : Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng 
- GV gọi 2HS lên vẽ bảng đoạn thẳng và xác định điểm giữa và trung điểm, lớp vẽ vào nháp.
- Nhận xét bài cũ.
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Luyện tập
Hướng dẫn thực hành : 
Bài 1 : 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên hướng dẫn câu a) : để xác định trung điểm của đoạn thẳng cho trước :
Bước 1: đo độ dài cả đoạn thẳng AB, AB = 4cm 
Bước 2: Chia đôi độ dài đoạn thẳng AB làm hai phần bằng nhau : 4 : 2 = 2cm 
Bước 3 : Đặt thước sau cho vạch 0cm trùng với điểm A. Đánh dấu điểm M trên AB ứng với vạch 2cm của thước.
Bước 4: M là trung điểm của đoạn thẳng AB
+ Nhận xét : Độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng AB. Viết là: AM = AB 
Giáo viên cho học sinh tự làm bài câu b) 
GV cho học sinh sửa bài
Giáo viên cho lớp nhận xét: 
+ Bước 1: đo độ dài cả đoạn thẳng CD, CD = 6cm 
+ Bước 2: Chia đôi độ dài đoạn thẳng CD làm hai phần bằng nhau : 6 : 2 = 3cm 
+ Bước 3 : Đặt thước sau cho vạch 0cm trùng với điểm C. Đánh dấu điểm N trên CD ứng với vạch 3cm của thước.
+ Bước 4: N là trung điểm của đoạn thẳng CD
+ Nhận xét : Độ dài đoạn thẳng CN bằng độ dài đoạn thẳng CD. Viết là: CN = CD 
Bài 2: 
GV gọi HS đọc yêu cầu .
Giáo viên hướng dẫn: để xác định trung điểm của đoạn thẳng ta làm như sau :
Bước 1: đo độ dài cả đoạn thẳng AB.
Bước 2: Chia độ dài đoạn thẳng AB làm hai phần bằng nhau 
Bước 3: xác định trung điểm I của đoạn thẳng AB và trung điểm K của đoạn CD 
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
- Gv nhận xét tuyên dương .
Củng cố dặn dò : 
Học sinh vẽ đoạn thẳng GH có độ dài 6(cm) xác định trung điểm K .
Chuẩn bị : bài so sánh các số trong phạm vi 10 000 
Nhận xét tiết học.
Hát
- HS làm bài.
Học sinh lắng nghe 
HS đọc 
- HS làm bài 
C 
D
HS làm bài
Học sinh sửa bài
HS đọc 
Học sinh đọc trung điểm
HS làm bài
Học sinh sửa bài
Lớp Nhận xét
HS đọc 
 A I B 
 C K C 
Học sinh vẽ đoạn thẳng xát định trung điểm K 
Tiết 2 Chính tả ( Nghe viết ) 
Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU
I/ Mục tiêu :
Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
Làm đúng BT (2) a/b .
II/ Đồ dung dạy học : 
GV : bảng phụ viết nội dung bài tập ở BT2.
HS : VBT,SGK 
III/ Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động củahọc sinh
Ổn định : 
Bài cũ : Nghe viết : Trần Bình Trọng 
Cho học sinh viết các từ ngữ mà các em viết sai nhiều trong bài trước.
Nhận xét bài cũ.
Bài mới :
Giới thiệu bài : nghe viết: Ở lại với chiến khu 
Hoạt động 1 : hướng dẫn học sinh nghe viết 
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị 
Đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lần.
Gọi học sinh đọc lại bài.
Hướng dẫn học sinh nắm nội dung nhận xét bài sẽ viết chính tả. 
+ Lời bài hát trong đoạn văn nói lên điều gì ?
Tinh thần quyết tâm chiến đấu không sợ hi sinh, gian khổ của các chiến sĩ Vệ quốc quân.
+ Lời bài hát trong đoạn văn viết như thế nào ?
Lời bài hát trong đoạn văn được đặt sau dấu hai chấm, xuống dòng, trong dấu ngoặc kép. Chữ đầu từng dòng thơ viết hoa, viết cách lề vở 2 ô li.
+ Đoạn văn có mấy câu ?
Cho học sinh đọc thầm bài viết từ ngữ khó và nêu 
Giáo viên gạch chân những tiếng dễ viết sai,
 Giáo viên hướng dẫn học sinh viết bảng con một vài tiếng khó, dễ viết sai.
Đọc cho học sinh viết
GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở.
Đọc thong thả từng câu, từng cụm từ, mỗi câu đọc 2 lần cho học sinh viết vào vở.
Theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh. Chú ý tới bài viết của những học sinh thường mắc lỗi chính tả.
Chấm, chữa bài
Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài. 
GV đọc chậm rãi, để HS dò lại. 
GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai - Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết. HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài về các mặt : bài chép ( đúng / sai ) , chữ viết ( đúng / sai, sạch / bẩn, đẹp / xấu ) , cách trình bày ( đúng / sai, đẹp / xấu )
Hoạt động 2 : hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. 
Bài tập 1a) : Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. 
Gọi học sinh đọc bài làm của mình :
Đúng là một cặp sinh đôi
Anh thì loé sáng, anh thời ầm vang
Anh làm rung động không gian
Anh xẹt một cái rạch ngang bầu trời.
Là sấm và sét
Miệng dưới biển, đầu trên non
Thân dài uốn lượn như con thằn lằn
Bụng đầy những nước trắng ngần
Nuốt tôm cá, nuốt cả thân tàu bè.
Là con sông 
Bài tập 1 b) : Cho HS nêu yêu cầu 
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng, mỗi dãy cử 2 bạn thi tiếp sức.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình :
Ăn không rau như đau không thuốc
Cơm tẻ là mẹ ruột
Cả gió thì tắt đuốc
Thẳng như ruột ngựa.
Giáo viên cho cả lớp nhận xét và kết luận nhóm thắng cuộc
Củng cố dặn dò: 
Yêu cầu học sinh viết lại các từ học sinh viết sai 
Giáo viên nhận xét tuyên dương những học sinh viết bài tốt.
- Nhận xét tiết học.
Hát vui
2 Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con
Học sinh lắng nghe 
Học sinh nghe giáo viên đọc
1 học sinh đọc
HS trả lời 
Đoạn văn có 5 câu
Học sinh viết vào bảng con
Cá nhân 
HS chép bài chính tả vào vở
Học sinh sửa bài 
Học sinh đọc yêu cầu bài tập 
Học sinh thi làm nhanh 
Viết lời giải các câu đố sau :
Điền vần uôt/uôc vào chỗ trống :
- HS làm bài.
Học sinh viết lại các từ học sinh viết sai 
Học sinh lắng nghe 
Tiết 3 Tự nhiên xã hội 
ÔN TẬP: XÃ HỘI 
I/ Mục tiêu :
Kể tên một số kiến thức đã học về xã hội.
Biết Kể với bạn về gia đình nhiều thế hệ, trường học và cuộc sống xung quanh .
II/ Đồ dùng dạy học
Giáo viên : tranh ảnh về chủ đề xã hội.
Học sinh : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động : 
Bài cũ : Vệ sinh môi trường (tiếp theo) 
Trong nước thải có gì gây hại cho sức khoẻ của con người ?
Theo bạn các loại nước thải của gia đình, bệnh viện, nhà máy, cần cho chảy ra đâu ?
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Bài Mới :
Giới thiệu bài: Ôn tập xã hội 
Hướng dẫn ôn tập : 
a) Cho HS nói những gì em biết ở địa phương em. 
- GV cho HS thảo luận theo nhóm .
- GV cho HS trình bày ,lớp và GV nhận xét .
b) cho HS chơi trò chơi : 
Giáo viên đưa ra một số câu hỏi liên quan đến chủ đề xã hội, mỗi câu hỏi được viết vào một tờ giấy nhỏ, để vào trong hộp.
Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi Chuyền hộp.
Giáo viên phổ biến luật chơi: các em vừa hát vừa chuyền nhau hộp giấy. Khi bài hát dừng lại, hộp giấy trong tay người nào thì người đó phải bóc lấy một câu hỏi bất kì trong hộp để trả lời. Câu hỏi nào được trả lời sẽ bỏ ra ngoài. Cứ tiếp tục như vậy cho đến hết câu hỏi.
Một số câu hỏi gợi ý :
+ Theo các em trong mỗi gia đình có thể có bao nhiêu thế hệ?
+ Những người thuộc họ nội gồm những ai ? Những người thuộc họ ngoại gồm những ai ?
+ Kể một vài câu chuyện về thiệt hại do cháy gây ra mà chính các em đã chứng kiến hoặc biết được qua thông tin đại chúng 
+ Bạn sẽ làm gì khi thấy diêm hay bật lửa vứt lung tung trong nhà của mình?
+ Theo bạn, những thứ dễ bắt lửa như xăng, dầu hỏa  nên được cất giữ ở đâu trong nhà ? Bạn sẽ nói thế nào với bố, mẹ hoặc người lớn trong nhà để chúng được cất giữ xa nơi đun nấu của gia đình. 
+ Kể tên các môn học mà em được học ở trường ?
+ Kể những việc mình đã làm để giúp đỡ các bạn trong học tập 
+ Kể tên những trò chơi mình thường chơi trong giờ ra chơi và trong thời gian nghỉ giữa giờ ?
+ Kể tên những cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế,  cấp tỉnh 
+ Kể về những hoạt động diễn ra ở nhà bưu điện tỉnh 
+ Nêu nhiệm vụ và ích lợi của hoạt động phát thanh, truyền hình 
+ Kể về hoạt động nông nghiệp ở nơi các em đang sống 
+ Kể về hoạt động công nghiệp ở nơi các em đang sống 
+ Nêu rõ sự khác nhau giữa làng quê và đô thị 
+ Kể tên những nghề nghiệp mà người dân ở làng quê và đô thị thường làm 
+ Hãy nói cảm giác của bạn khi đi qua đống rác. Rác có hại như thế nào ?
+ Những sinh vật nào thường sống ở đống rác, chúng có hại gì đối với sức khoẻ con người ?
+ Cần phải làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng ? 
+ Em đã làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng ?
+ Hãy nêu cách xử lí rác ở địa phương em 
+ Bạn và những người trong gia đình cần làm gì để giữ cho nhà tiêu luôn sạch sẽ ?
+ Đối với vật nuôi thì cần làm gì để phân vật nuôi không làm ô nhiễm môi trường ? 
+ Trong nước thải có gì gây hại cho sức khoẻ của con người ?
+ Theo bạn các loại nước thải của gia đình, bệnh viện, nhà máy, cần cho chảy ra đâu ?
Củng cố dặn dò : 
Theo em chúng ta cần làm gì với nước thải trước khi đưa vào hệ thống sông ngòi, ao hồ ?
GV nhận xét tuyên dương nhóm làm bài tốt .
Chuẩn bị : bài 40: Thực vật.
GV nhận xét tiết học
Hát
Học sinh trình bày 
Học sinh lắng nghe 
Học sinh lắng nghe
Cả lớp tham gia vừa hát vừa chuyền hộp. 
Học sinh trình bày. 
Các bạn khác nghe và bổ sung.
Học sinh lắng nghe suy nghĩ trả lời
Học sinh trả lời 
Tiết 4 Đạo đức 
ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ
( Tiết 2 ) 
I/ Mục tiêu :
Bước đầu biết thiếu nhi trên thế giới điều là anh em, bạn bè cần phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau không phân biệt dân tộc, màu da, ngôn ngữ,
Tích cực tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế phù hợp với khả năng do nhà trường địa phương tổ chức.
* Với HS nhận thức nhanh : Biết trẻ em có quyền tự do kết giao bạn bè, quyền được mặc trang phục, sử dụng tiếng nói chữ viết của dân tộc mình, được đối xử bình đẳng.
* GDHS : Đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế trong các hoạt động BVMT, làm cho môi trường thêm xanh, sach, đẹp.
	* Các kĩ năng sống:
 -Kĩ năng trình bày suy nghĩ về thiếu nhi quốc tế
 -Kĩ năng ứng xử khi gặp thiếu nhi quốc tế.
 -Kĩ năng bình luận các vấn đề liên quan đến quyền trẻ em.
II/ Đồ dung dạy học
Giáo viên : tranh ảnh nói về tình hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi quốc tế pho to, 
Học sinh : vở bài tập đạo đức.
 III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định 
Kiểm tra bài cũ 
Gọi học sinh nhắc lại tên bài 
GV hỏi : Vì sao chúng ta phải đoàn kết với thiếu nhi quốc tế ?
 Các em cần làm những việc làm gì để tỏ thái độ đoàn kết ? 
GV nhận xét tuyên dương 
Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài 
Đễ các em nắm sâu hơn về thiếu nhi quốc tế như thế nào là đoàn kế thiếu nhi quốc tế thì hôm nay các em tiếp tục tìm hiểu qua bài đoàn kết thiếu nhi quốc tế Tiết 2 .
b. Tìm hiểu bài 
Hoạt động 1: giới thiệu những tư liêu về đã biết về đoàn kế thiếu nhi quốc tế 
- Học sinh học sinh trình bày các bài hát các em đã sưu tầm được 
- Cả lớp nghe các bạn trình bày các bài hát các bạn đã sưu tầm được nhậ xét tuyên dương học sinh sưu tầm được nhiều bài 
- Giáo viên nhận xét. 
Hoạt động 2: viết thư bày tỏ tình hữu
nghi đoàn kết với thiếu nhi quốc tế qua nội dung thư 
- Học sinh viết thư theo nhóm.
 + Lưu ý học sinh thảo luân theo các bước sau 
 * Học sinh thảo luận lựa chon xem nên viết thư cho các bạn nào : với các nước đang gặp khó khăn 
 + Học sinh nói nội dung viết những gì 
 * Học sinh tiến hành viết thư thông qua nội dung thư các bạn sẽ kí tên 
 + Học sinh lên đọc bài trước lớp 
Hoạt dộng 3: bày tỏ tình đoàn kết hửu nghị với thiếu nhi quốc tế 
- Học sinh múa, hát, đọc thư, kể truyện về tình đoạn kế thiếu nhi quốc tế. 
Giáo viên kết luận thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi các nước tuy khác nhau về màu da ngôn ngữ điều kiện sống .... song điều là anh em bạn bè cùng là chủ nhân tương lai của thế giới vì vậy chúngc ta cần phải đoàn kế hữu nghị với thiếu nhi quốc tế 
* GDHS : Đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế trong các hoạt động BVMT, làm cho môi trường thêm xanh, sach, đẹp.
Củng cố dặn dò : 
Vì sao chúng ta cần phải đoàn kế thiếu nhi quốc tế ?
Hãy hát một bài hát nói về đoàn kế thiếu nhi quốc tế 
Chuẩn bị bài Tôn trọng khách nước ngoài .
Hát vui
Học sinh nhắc lại tên bài
Học sinh trả lời 
Học sinh lắng nghe nhắc lại tựa bài 
Học sinh trình bày sản phẩm các em sưu tầm được
Học sinh thảo luận 
Học sinh hát hoặc đọc thư 
Học sinh lắng nghe 
Học sinh trả lời 
NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN
Thứ ba ngày 13 tháng 01 năm 2015

Tài liệu đính kèm:

  • docxTUẦN 20.docx