Giáo án tổng hợp Lớp 3 - Tuần 19 - Năm học 2016-2017

Tiết 3 : ĐẠO ĐỨC

ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ (T1)

I/ Mục tiêu:

- Bước đầu biết thiếu nhi trên thế giới là anh em, bạn bè, cần phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau không phân biệt dan tộc, màu da ngôn ngữ,

- Tích cực tham gia các hoạt động đòan kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức

-Biết trẻ em có quyền tự do kết giao bạn bè, quyền được mặc trang phục, sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình, được đối xử bình đẳng.

*KNS : - Kĩ năng trình bày suy nghĩ về thiếu nhi quốc tế.

- Kĩ năng ứng xử khi gặp thiếu nhi quốc tế.

- Kĩ năng bình luận các vấn liên đề liên quan đến quyền trẻ em.

*BVMT : Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế trong các hoạt động bảo vệ môi trường, làm cho môi trường thêm xanh, sạch, đẹp.

II/ Phương tiện dạy học:

- Vở bài tập Đạo đức.

- Các bài thơ bài hát tranh ảnh nói về tình hữu nghị giữa thiếu nhi VN và thiếu nhi quốc tế

- Tư liệu về hoạt động giao lưu giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi quốc tế.

III/ Các hoạt động dạy học:

 

doc 47 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 569Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp Lớp 3 - Tuần 19 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 báo cáo - HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
A. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc Hai Bà Trưng và trả lời câu hỏi 2,4 SGK.
- Nhận xét 
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài: 
2.Luyện đọc.
a) GV đọc mẫu cả bài: giọng rõ ràng, rành mạch, dứt khóat.
b) HD luyện đọc - giải nghĩa từ.
* Đọc từng câu trong bài 
- HD HS phát hiện từ khó – luyện phát âm 
* Đọc từng đoạn trước lớp.
- Chia đoạn.
+ Đoạn 1: 3 dòng đầu.
+ Đoạn 2: Nhận xét các mặt.
+ Đoạn 3: Đề nghị khen thưởng.
* Giúp HS hiểu: Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam là ngày 22 –12.
* Đọc từng đoạn trong nhóm
- Cho HS thi đọc toàn bài.- Nhận xét.
3. Tìm hiểu bài .
- Cho HS đọc bài
 - Theo em bản báo cáo trên là của ai ?
- Bạn đó báo cáo với những ai ? 
- Bản báo cáo gồn những nội dung nào?
- Bản báo báo kết quả thi đua trong tháng để làm gì ? 
4. Luyện đọc lại:
- Tổ chức cho HS thi đọc bằng trò chơi Gắn đúng vào nội dung báo cáo.
* Giới thiệu cách chơi: Chia bảng làm 4 phần, mỗi phần gắn tiêu đề của một nội dung ( học tập – lao động – các công tác khác – đề nghị khen thưởng ).
- Gọi 4 HS lên chơi; Nghe hiệu lệnh , mỗi em gắn nhanh băng chữ thích hợp với tiêu đề trên từng phần bảng . Sau đó từng em nhìn bảng đọc kết quả.
- Nhận xét , tuyên dương.
- Cho HS thi đọc.
C. Củng cố –dặn dò 
Gọi 1 HS đọc lại bài.
GD: HS thói quen mạnh dạn , tự tin khi điều khiển một cuộc họp tỏ, họp lớp.
+ 3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- HS nối tiếp nhau đọc câu 
- Đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong báo cáo ( 2 lượt ).
- HS trong nhóm đọc thầm.
- 3 HS đọc thi cả bài.
- Đọc thầm.
- Bản báo báo của bạn lớp trưởng.
- Với tất cả các bạn trong lớp về kết quả thi đua của lớp trong tháng thi đua “ Noi gương chú bộ đội”
- Nêu nhận xét về các mặt hoạt động của lớp : học tập , lao động, các công tác khác. Cuối cung là đề nghị khen thưởng những tập thể và cá nhân tốt nhất.
- Để thấy lớp đã thực hiện đợt thi đua như thế nào.
Để biểu dương những cá nhân và tập thể hưởng ứng tích cực phong trào thi đua
+ Nghe hướng dẫn cách chơi.
+ 4 HS lên bảng chơi.
+ Theo dõi , nhận xét, bình chọn người thắng cuộc
+ 3 HS thi đọc lại toàn bài.
- Chọn bạn đọc đúng nhất.
Tiết 3 : Ngoại ngữ (GVC)
Tiết 4 : LUYỆN TỪ VÀ CÂU
NHÂN HÓA.ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI . KHI NÀO ?
I/ Mục tiêu 
- Nhận biết được hiện tượng nhân hóa , các cách nhân hóa .
-Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Khi nào ? 
II Đồ dùng dạy học .
 GV: Ba tờ phiếu khổ to .
 Bảng lớp viết sẵn các câu văn trong BT 3 , các câu hỏi ở BT 4.
HS : VBT
III Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 /Giới thiệu bài :- Ghi bảng .
2 / HD HS làm bài tập .
a/ Bài tập 1 :
- Yêu cầu HS đọc đề bài :
- Kiểm tra tại chỗ bài làm của một số em .
-Gọi 3 HS lên bảng làm .
- Nhận xét .
+ Kết luận : Con đom đóm trong bài thơ được gọi bằng “ anh “ là từ dùng để gọi người ; Tính nết và hoạt động của đom đóm được tả bằng những từ ngữ chỉ tính nết và hoạt động của con người . Như vậy là con đom đóm đã được nhân hóa
Con Đom Đóm được gọi bằng 
Tính nết của Đom Đóm 
Hoạt động của Đom Đóm 
Anh 
Chuyên cần 
lên đèn , đi gác , đi rất êm , đi suốt đêm , lo cho người ngủ 
b/ Bài tập 2 :
-Gọi HS đọc đề bài .
- Trong bài thơ Anh Đom Đóm , còn những con vật nào nữa được gọi và tả như người ( nhân hóa )?
Tên các con vật
Các con vật được gọi bằng
Các con vật được tả như người
Cò Bợ 
Chị 
Ru con : Ru hỡi ! Ru hỡi !/ Hỡi bé tôi ơi / Ngủ cho ngon giấc .
Vạc 
Thím 
lặng lẽ mò tôm
c/ Bài tập 3 ;
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài .
HD các em xác định đúng bộ phận nào trong câu trả lời cho câu hỏi Khi nào ? 
-Cho HS làm bài .
-Gọi HS phát biểu ý kiến .
+Nhận xét .
d/ Bài tập 4 :
- Hướng dẫn HS : Đây là BT ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Khi nào ? Các em chỉ cần trả lời đúng vào điều được hỏi 
- Yêu cầuHS phát biểu ý kiến.
- Thu bài, nhận xét .
 3.Củng cố – dặn dò .
 - Gọi 1 HS nhắc lại nội dung bài học .
 -Nhận xét tiết học .
+Nghe , nhắc lại .
+ 1 HS dọc đề bài , cả lớp đọc thầm .
+ HS làm bài vào giấy nháp .
- 3 HS lên bảng làm , cả lớp theo dõi , nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
+ Nghe ,nhớ 
+ HS đọc đề bài.
+ HS suy nghĩ làm bài.
+ HS làm bài trên bảng, cả lớp theo dõi , nhận xét .
+ Một HS đọc đề bài .
-Viết ra giấy nháp .
- 3 HS lên bảng làm , cả lớp theo dõi nhận xét .
a) Anh Đom Đóm lên đèn đi gác khi trời đã tối .
b) Tối mai , anh Đom Đóm lại đi gác .
c) Chúng em học bài thơ Anh Đom Đóm trong học kì 1 .
Phát biểu ý kiến, cả lớp theo dõi, nhận xét.
+ Làm bài vào vở.
- Lớp em bắt đàu vào học kì 2 từ ngày 19 tháng 1 .
- Ngày 31 tháng 5 , học kì 2 kết thúc 
- Đầu tháng 6 chúng em được nghỉ hè 
Ngày soạn: 17/1/2017
Ngày giảng: Thứ năm /19 / 01 / 2017
Tiết 1 Toán: 
Tiết 94: CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ (tt)
I/ Mục tiêu: Giúp HS nắm được:
- Nhận biết cấu tạo thập phân của số có bốn chữ số.
- Biết viết số có bốn chữ số thành tổng của các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại.
- Bài tập: Bài 1, bài 2 (cột 1 câu a, b), bài 3 
II/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định: 
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học lên bảng. 
b. GV HD HS viết số có bốn chữ số thành tổng của các nghìn, trăm, chục, đơn vị.
- Ghi bảng số: 5247.
- Gọi 1 HS đọc số.
- Số 5247 gồm có mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị.
- HD HS viết số 5247 thành tổng của 5 nghìn, 2 trăm, 4 chục, 7 đơn vị.
- Làm tương tự với các số tiếp theo. Lưu ý HS, nếu tổng có số hạng bằng 0 thì có thể bỏ số hạng đó đi.
- Nêu VD cho HS viết : 7070 =?
- Nhật xét tuyên dương.
c. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài.
- YC HS làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài.
- GV HD: Chúng ta hãy đọc số đó thật kĩ, xem số đó gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị. Sau đó mới viết số. Nếu số khuyết ở hàng nào thì ta phải viết số 0 vào hàng đó. 
- Chữa bài, ghi điểm cho HS.
4/ Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học. 
- Nghe giới thiệu. 
- Năm nghìn hai trăm bốn mươi bảy.
- Số 5247 gồm có 5 nghìn, 2 trăm, 4 chục, 7 đơn vị.
- HS viết: 5247 = 5000 + 200 + 40 + 7.
* 7070 = 7000 + 0 + 70 + 0 = 7000 + 70.
- 1 HS nêu YC SGK.
a. 1925 = 1000 + 900 + 20 + 5.
- HS làm theo mẫu.
*1 HS nêu YC SGK.
- HS viết các tổng
a. 4567, 3612 , 7999, 8159 , 5555
b. 9015, 4404 , 6012 , 2020 , 5009
- 1 HS nêu YC SGK.
- Lắng nghe. Sau đó làm bài theo yêu cầu.
- HS nêu đáp án,cả lớp nghe và nhận xét.
Đáp án: a. 8555; b. 8550; c. 8500.
- Lắng nghe.
Tiết 2 Tập viết: 
ÔN CHỮ HOA: N (tt)
I/ Mục tiêu:
- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa N (1 dòng chữ Nh, R, L); viết đúng tên riêng Nhà Rồng (1dòng) và câu ứng dụng: Nhớ Sông Lônhớ sang Nhị Hà (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. 
- HS KG viết đúng và đủ các dòng( tập viết trên lớp)
II/ Đồ dùng: Bảng phụ ghi câu ứng dụng
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định:
2/ KTBC:
- Thu, nhận xét 1 số vở của HS.
- HS viết bảng từ: 
Ngô Quyền.
- Nhận xét.
3/ Bài mới:
a/ GTB
b/ HD viết chữ hoa:
* QS và nêu quy trình viết chữ hoa : N, (Nh), R, L, C, H.
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào?
- HS nhắc lại qui trình viết các chữ (Nh), R.
- HS viết vào bảng con chữ (Nh), R.
- GV theo dõi chỉnh sửa lỗi cho HS.
c/ HD viết từ ứng dụng:
- HS đọc từ ứng dụng.
- Em biết gì về địa danh Nhà Rồng?
- Giải thích: Nhà Rồng là một bến cảng thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1911, chính từ bến cảng này, Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước.
- Quan sát và nhận xét từ ứng dụng:
- Nhận xét chiều cao các chữ, khoảng cách như thế nào?
-Viết bảng con, GV chỉnh sửa.
Nhà Rồng 
d/ HD viết câu ứng dụng:
- HS đọc câu ứng dụng:
- Giải thích: Đó là những địa danh lịch sử gắn liền với những chiến công của quân và dân ta trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Vì vậy câu thơ ca ngợi những địa danh lịch sử, những chiến công của quân dân ta. 
- Nhận xét cỡ chữ.
- HS viết bảng con. Ràng, Nhị Hà
e/ HD viết vào vở tập viết:
- GV cho HS quan sát bài viết mẫu trong vở TV 3/1. Sau đó YC HS viết vào vở.
- Thu 10 bài. Nhận xét .
4/ Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS.
- HS nộp vở.
- 2 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con.
- HS lắng nghe.
- Có các chữ hoa: N, (Nh), R, L, C, H.
- 1 HS nhắc lại. Lớp theo dõi.
- 3 HS lên bảng viết, HS lớp viết bảng con: Nh, R.
- 2 HS đọc Nhà Rồng.
- 2 HS nói theo hiểu biết của mình.
- HS lắng nghe.
- Chữ N, Q, g, y cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao một li. Khoảng cách bằng 1 con chữ o.
- 3 HS lên bảng viết , lớp viết bảng con:
 Nhà Rồng
- HS đọc.
Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng
Nhớ từ Cao Lạng, nhớ sang Nhị Hà.
- Chữ N, h, g, L, p, R, C, cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao một li. 
- 3 HS lên bảng, lớp viết bảng con. Ràng, Nhị Hà
- HS viết vào vở tập viết theo HD của GV.
- 1 dòng chữ Nh cỡ nhỏ.
- 1 dòng chữ R, L cỡ nhỏ.
- 1dòng Nhà Rồng cỡ nhỏ.
- 2 lần câu ứng dụng.
Tiết 3 Thể dục (GVC)
Tiết 4 Chính tả: 
TRẦN BÌNH TRỌNG
I . Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi
- Làm đúng bài tập 2a/b, hoặc bài tập phương ngữ do GV soạn 
II. Đồ dùng dạy - học: SGK
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét HS.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Hôm nay, các em sẽ viết một đoạn văn nói về ông Trần Bình Trọng, một danh tướngcủa nước ta vào thời nhà Trần. 
b. Hướng dẫn viết chính tả:
* Trao đổi về nội dung bài viết.
- Đọc đoạn văn 1 lượt.
- Khi giặc dụ dỗ hứa phong tước vương, Trần Bình Trọng đã trả lời ra sao?
- Qua câu trả lời đó em thấy Trần Bình Trọng là người như thế nào? 
* Hướng dẫn cách trình bày:
- Trong đoạn văn có những chữ nào được viết hoa? Vì sao?
- Câu nào được đặt sau dấu hai chấm, đặt trong dấu ngoặc kép?
* Hướng dẫn viết từ khó:
- HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
* Viết chính tả.
- GV đọc, HS viết bài.
* Soát lỗi.
* Thu 5 - 10 bài nhận xét.
c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2. Câu a: Điền l/n:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Phát giấy và bút cho HS.
- Yêu cầu HS tự làm.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Câu b: Tiến hành như câu a.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS viết bảng lớp, HS dưới lớp viết vào vở nháp: thương tiếc, bàn tiệc, xiết tay, nên người, Thời tiết, náo nức
- HS lắng nghe, nhắc lại.
- Theo dõi GV đọc, 3 HS đọc lại.
- 1 HS đọc chú giải: Trần Bình Trọng, tước vương, khảng khái.
- Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc.
- Là người yêu nước, thà chết ở nước mình, không thèm sống làm tay sai giặc, phản bội Tổ quốc.
- Các chữ đầu câu: Tên riêng: Trần Bình Trọng, Nguyên. Năm, Trần, Giặc, Ta. 
- HS trả lời.
- sa vào, dụ dỗ, tước vương, khảng khái......
- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- Nghe GV đọc và viết vào vở.
- Đổi chéo vở và dò bài.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Nhận đồ dùng học tập.
- Đọc lại các từ vừa tìm được và viết vào vở:
- Đáp án: nay, liên lạc, lần, luồn, nắm, ném.
- Đáp án: biết in, dự tiệc, tiêu diệt, chiếc cặp da, phòng tiệc, đã diệt.
Buổi chiều ( họp tổng kết chi bộ)
Ngày soạn: 18/1/2017
Ngày giảng: Thứ sáu /20/ 01 / 2017
Tiết 1 Toán: 
SỐ 10000 – LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết số 10 000 (mười nghìn hoặc một vạn).
- Biết về các số tròn nghìn, tròn trăm, tròn chục và thứ tự các số có bốn chữ số.
- Bài tập : Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4, bài 5.
II/ Đồ dùng: SGK, bảng phụ
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định: 
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra các bài tập đã giao về nhà ở VBT, Gọi 3 HS lên bảng viết số và đọc số.
- Nhận xét chung.
3/ Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học lên bảng. 
b. Giới thiệu số 10 000.
- Cho HS lấy 8 tấm bìa có ghi 1000 và xếp như SGK rồi hỏi: Có bao nhiêu nghìn?
- GV cho HS lấy thêm 1 tấm bìa có ghi 1000 rồi vừa xếp tiếp vào nhóm 8 tấm bìa (như SGK) vừa trả lời câu hỏi: Tám nghìn thêm một nghìn là mấy nghìn? 
- Gọi 1 HS nêu lại.
- GV cho HS lấy thêm 1 tấm bìa có ghi 1000 rồi vừa xếp tiếp vào nhóm 9 tấm bìa (như SGK) vừa trả lời câu hỏi: Chín nghìn thêm một nghìn là mấy nghìn? 
- Gọi 1 HS nêu lại.
- Giới thiệu: số 10 000 đọc là mười nghìn hoặc một vạn. Gọi vài HS chỉ vào số 10 000 và đọc số “mười nghìn” hoặc “một vạn”.
- Số 10 000 là số có mấy chữ số? 
- Số 10 000 gồm có các số nào?
- Vậy em có biết số nhỏ nhất có 5 chữ số là số nào không?
c. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài.
- YC HS tự làm bài. Sau đó đọc các số đó.
- Nhận xét, chữa bài.
GV: Làm sao để nhận biết các số tròn nghìn?
Bài 2: Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài.
- HS tự làm như bài tập 1. có thể cho dãy số khác.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 3: Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài
- Làm tương tự với BT 2. (các số tròn chục)
- Nhận xét, chữa bài.
- Bài 4: GV hỏi: Số 10 000 là số 9999 thêm vào bao nhiêu đơn vị?
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 5: HS đọc yêu cầu của bài.
* Hướng dẫn :
- Muốn tìm được số liền trước thì ta lấy số đó trừ đi 1; còn muốn tìm đước số liền sau thì ta lấy số đó cộng thêm 1.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
4/ Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- 3 HS lên bảng làm bài.
9000 + 20 + 5 = 9025 4000 + 400 + 4= 4440
2000 + 20 = 2020
- Nghe giới thiệu. 
- HS thực hiện đếm thêm từ 1000, 2000, và trả lời: Có 8000. Rồi đọc số: “tám nghìn” 
- Tám nghìn thêm một nghìn là chín nghìn.
- 1 HS nêu rồi tự viết 9000 ở dưới nhóm các tấm bìa và đọc số: “Chín nghìn”.
- Chín nghìn thêm một nghìn là mười nghìn.
- 1 HS nêu, rồi nhìn vào số 10 000 để đọc số: “mười nghìn”.
- 3 -4 HS đọc, sau đó lớp đồng thanh.
- Số 10 000 là số có 5 chữ số.
- Gồm có một chữ số 1 và bốn chữ số 0.
- Số nhỏ nhất có 5 chữ số là số mười nghìn hoặc một vạn.
- 1 HS nêu YC bài tập. 
 1000; 2000; ; 10 000. 
- Các số tròn nghìn đều có tận cùng bên phải ba chữ số 0, riêng số 10 000 có tận cùng bên phải bốn chữ số 0. 
- 1 HS nêu YC bài tập. 
* 9200; 9300; ;9900.
- 1 HS nêu YC bài tập.
9940; 9950;9960; 9970;9980;9990
- 9995; 9996; ; 9999; 10 000. 
- Số 10 000 là số 9999 thêm vào 1 đơn vị.
- 1 HS nêu YC bài tập. 
Số liền trước
Số đã cho
Số liền sau
2664
2665
2666
2001
2002
2003
1998
1999
2000
9998
9999
10 000
6889
6890
6891
Tiết 2 Tập làm văn: 
Nghe kể : CHÀNG TRAI LÀNG PHÙ ỦNG
I. Mục tiêu:
- Nghe – kể lại được câu chuyện Chàng trai làng Phù Ủng.
- Viết lại câu trả lời cho câu hỏi b hoặc c.
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh minh hoạ truyện Chàng trai làng Phù Ủng trong SGK.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Hướng dẫn HS nghe kể chuyện:
- Gọi 2 HS đọc YC đề bài và phần gợi ý.
- GV kể mẫu lần 1:
GV giới thiệu: Theo nghìn xưa văn hiến, Phạm Ngũ Lão sinh 1255, mất năm 1320, quê ở làng Phù Ủng (nay thuộc tỉnh Hải Dương). Ông là vị tướng giỏi thời nhà Trần, có nhiều công lao trong 2 cuộc kháng chiến chống quân Nguyên.
- Hỏi: Truyện có những nhân vật nào?
- GV: Trần Hưng Đạo tên thật là Trần Quốc Tuấn, được phong tước Hưng Đạo Vương nên còn gọi là Trần Hưng Đạo. Ông thống lĩnh quân đội nhà Trần, hai lần đánh thắng quân Nguyên (vào năm 1285 và 1288).
- GV kể mẫu lần 2:
+ Chàng trai ngồi bên vệ đường làm gì?
+ Vì sao quân lính đâm giáo vào đùi chàng trai?
+ Vì sao Trần Hưng Đạo đưa chàng trai về kinh đô?
- Kể chuyện lần 3:
* Hướng dẫn HS kể:
- Kể theo nhóm.
- Cho HS thi kể.
- Nhận xét.
c. Viết lại câu trả lời cho câu hỏi b , c:
Bây giờ các em viết lại câu trả lời mà các em đã làm miệng.
- Nhận xét.
4. Củng cố –Dặn dò:
- Nhận xét và biểu dương những HS học tốt. 
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc trước lớp.
- HS lắng nghe.
- Có chàng trai làng Phù Ủng, Trần Hưng Đạo, các người lính.
- Lắng nghe.
+ Ngồi đan sọt.
+ Vì chàng trai mải mê đan sọt không biết kiệu Trần Hưng Đạo đã đến .Quân mở đường giận dữ lấy giáo đâm vào đùi để chàng tỉnh ra, dời khỏi chỗ ngồi.
+ Vì Trần Hưng Đạo mến trọng chàng trai. Chàng trai mải nghĩ đến việc nước đến nỗi bị giáo đâm chảy máu vẫn không biết đau.
- Lắng nghe.
- HS kể theo nhóm 3.
- Đại diện các nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện.
- Các nhóm thi kể phân vai. Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc YC bài tập 2.
- HS làm bài cá nhân.
- Một số HS nối tiếp nhau đọc bài viết của mình.
- Lớp theo dõi nhận xét.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
Tiết 3 Âm nhạc (GVC)
Tiết 4 Tự nhiên xã hội: 
VỆ SINH MÔI TRƯỜNG (Tiếp theo)
I/ Mục tiêu: 
- Nêu được tầm quan trọng của việc xử lí nước thải hợp vệ sinh đối với đời sống con người và động vật, thực vật 
- BVMT: Liên hệ toàn phần: Biết rác, phân, nước thải là nơi chứa các mầm bệnh làm hại sức khỏe con người và động vật.
- Biết phản rác thải nếu khơng xử lí hợp vệ sinh sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
- Biết một vài biện pháp xử lí phân, nước thải hợp VS
- Có ý thức gữi vệ sinh mơi trường xung quanh.
II/ Đồ dùng dạy học:	
- Các hình trong SGK trang 70, 71 SGK.
- Bảng phụ, phấn màu.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định: 
2/ Kiểm tra bài cũ:
2 HS trả lời câu hỏi về nội dung bài 37 
- Nhận xét chung.
3/ Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học lên bảng. 
b. Dạy bài mới :
2. Hoạt động 1 : Quan sát tranh.
Mục tiêu: HS biết được những hành vi đúng và hành vi sai trong việc thải nước bẩn ra môi trường.
- Quan sát các hình 1-2 trang 72 SGK. Trả lời câu hỏi theo gợi ý ( SGV trang 93 )
 - Các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung 
 - Thảo luận nhóm các câu hỏi trong SGK.
 - Các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung 
* Kết luận: ( theo sgv trang 93 )
3. Hoạt động 2: Thảo luận về cách xử lý nước thải hợp vệ sinh.	
Mục tiêu: HS biết giải thích tại sao cần phải xử lý nước thải.
- Làm việc các nhân.
 Từng HS hãy cho biết ở gia đình em hoặc ở địa phương em thì nước thải chảy đi đâu ? Theo em thì cách xử lý như vậy hợp vệ sinh chưa? Nên xử lý như thế nào cho hợp vệ sinh, không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh ?
- Quan sát hình 3-4 trang 73 sgk và trả lời câu hỏi:
- Theo bạn, hệ thống cống nào hợp vệ sinh ? tại sao ?
- Theo bạn, nước thải có cần được xử lý không ? 
Bước 3: Các nhóm trình bày nhận định của nhóm mình.
Kết luận: ( theo sgv trang 94 )
4/ Củng cố, dặn dò: 
- Cho HS nhắc lại nội dung đã ôn tập
- Nhận xét tiết học . 
- Bài sau: Ôn tập: Xã hội . 
- HS thực hiện.
- HS suy nghĩ và trả lời các câu hỏi .
HS quan sát và trả lời câu hỏi
- Các nhóm thảo luận để trả lời các câu hỏi .
- Các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận .
Tiết 5 Ngoại ngữ (GVC)
Tiết 6 Tin học (GVC)
Tiết 7 Sinh hoạt lớp tuần 19
I / Mục tiêu:
Giúp các em thấy được ưu điểm, khuyết điểm của mình.
HS có hướng sửa chữa khuyết điểm.
II/ Nhận xét chung.
Cho các tổ trưởng nhận xét.
Lớp trưởng nhận xét.
GV nhận xét chung.
+ Đây là tuần thứ 19 của năm học, các em đã có ý thức học bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
+ Nhiều em có ý thức luyện viết và giữ gìn sách vở đồ dùng học tập rất tốt như: 
+ Các em thực hiện tốt nền nếp của trường, lớp. Trang phục gọn gàng, đẹp.
+ Vệ sinh trường lớp và khu vực được phân công sạch sẽ.
+ Còn một số em vẫn chưa chăm học,các em này cần cố gắng sang tuần sau chăm học hơn :
+ Không có hiện tượng nghỉ học không phép.
+ Trên đây là một số nhận xét của cô , em nào có ý kiến gì?( HS phát biểu).
III/ Phương hướng tuần 20
Học bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
Thực hiện tốt nề nếp của trường, lớp. Nghỉ học có lí do.
Vệ sinh cá nhân và trường lớp sạch sẽ.
Mặc đồng phục đúng quy định.
Trong lớp hăng hái phát biểu xây dựng bài.
Tiết 1: CHÀO CỜ 
Tiết 2 : TOÁN 
CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ
I- MỤC TIÊU: 
- Bước đầu biết đọc, viết các số có 4 chữ số và nhận ra giá trị của các chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng.
- Bước đầu nhận ra thứ tự của các số trong một nhóm các số có bốn chữ số (trường hợp đơn giản). Bài tập 1,2,3(a,b không yêu cầu viết số chỉ yêu cầu trả lời ) .
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC . 
Mỗi HS có các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 100, 10 hoặc 1 ô vuông (Xem hình vẽ của SGK).
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Giới thiệu bài
HĐ1: Giới thiệu số có 4 chữ số.
- Giới thiệu số có 4 chữ số : 1423.
+ Một tấm bìa có mấy cột ?
+ Mỗi cột có mấy ô vuông ?
+ Vậy mỗi tấm bìa có bao nhiêu ô vuông ?
+ Mỗi tấm bìa có 100 ô vuông, nhóm thứ nhất có 10 tấm bìa, vậy nhóm thứ nhất có bao nhiêu ô vuông ?
Þ Sử dụng phép tính đếm thêm 100 để có : 100, 200, 300, 400, ... , 1000.
+ Nhóm thứ 2 có 4 tấm bìa như thế, vậy nhóm thứ 2 có bao nhiêu ô vuông ?
+ Nhóm thứ 3 chỉ có 2 cột, mỗi cột có 10 ô vuông, vậy nhóm 3 có bao nhiêu ô vuông ?
* Nhóm thứ 4 có 3 ô vuông. Như vậy trên hình vẽ có 1000, 400, 20 và 3 ô vuông.
- GV hướng dẫn HS nhận xét :
+ Coi (1) là một đơn vị, thì ở hàng đơn vị có 3 đơn vị, ta viết 3 ở hàng đơn vị.
+ Coi (10) là một chục, thì ở hàng chục có 3 chục, ta viết 2 ở hàng chục.
+ Coi (100) là một trăm, thì ở hàng trăm có 4 trăm, ta viết 4 ở hàng trăm.
+ Coi (1000) là một nghìn, thì ở hàng nghìn có 1 nghìn, ta viết 1 ở hàng nghìn.
Þ Số 1423 là số có 4 chữ số, kể từ trái sang phải : Chữ số 1 chỉ 1 nghìn, chữ số 4 chỉ 4 trăm, chữ số 2 chỉ 2 chục và chữ số 3 chỉ 3 đơn vị.
* HĐ2: Thực hành.
Bài1 : Viết (theo mẫu ) 
- GV hướng dẫn HS nêu mẫu (tương tự như bài học).
Bài 2 : Viết ( theo mẫu )
Tương tự như bài 1.
Bài 3 : Số 
Củng cố cách viết số tự nhiên trong dãy theo chiều tăng dần số có 4 chữ số.
C. Củng cố - dặn dò 
- Nêu lại nội dung bài học 
- GV nhận xét tiết học.
* HS lấy ra 1 tấm bìa như SGK.
- HS quan sát, nhận xét và trả lời :
+ 10 cột.
+ 10 ô vuông.
+ Có 100 ô vuông.
* HS quan sát hình vẽ SGK.
+ Có 1000 ô vuông.
+ ... có 400 ô vuông.
+ ... có 20 ô vuông.
- HS quan sát các hàng từ hàng đơn vị đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn.
- Gồm 1 nghìn, 4 trăm, 2 chục, 3 đơn vị. Viết là : 1423. Đọc là : Một nghìn bốn

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 19 (1).doc