Giáo án tổng hợp Lớp 2 - Tuần 32 - Năm học 2016-2017

 TOÁN - Tiết 156:

 LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu:

Ở tiết học này, học sinh:

- Biết sử dụng một số loại giấy bạc: 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng.

- Biết làm các phép tính cộng, trừ các số với đơn vị là dồng.

- Biết trả tiền và nhận lại tiền thừa trong trường hợp mua bán đơn giản.

- Bài tập cần làm: Bài 1; bài 2; bài 3.

- Kĩ năng sống: Tư duy sáng tạo; tư duy lo gic; quản lý thời gian; hợp tác nhóm.

 II. Đồ dùng dạy - học:

- Các tờ giấy bạc loại 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng.

- Các thẻ từ ghi: 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng.

III. Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

 1. Ổn định tổ chức:

 - Chuyển tiết.

 2. Kiểm tra:

- Gọi học sinh lên bảng sửa bài 3.

- Nhận xét, đánh giá.

 3. Bài mới.

 Hoạt động 1. Giới thiệu bài:

- Giới thiệu: Trong bài học này, các em sẽ được học luyện tập một số kĩ năng liên quan đến việc sử dụng tiền Việt Nam.

- Đưa ra một số tờ giấy bạc trong phạm vi 1000 đồng và yêu cầu học sinh nhận diện các tờ giấy bạc này.

- Ghi tên bài lên bảng.

Hoạt động 2. Hướng dẫn luyện tập:

Bài 1:

- Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ trong SGK. (Có thể vẽ hình túi lên bảng, sau đó gắn các thẻ từ có ghi 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng để tạo thành các túi tiền như hình vẽ trong SGK).

? Túi tiền thứ nhất có những tờ giấy bạc nào?

? Muốn biết túi tiền thứ nhất có bao nhiêu tiền ta làm thế nào?

? Vậy túi tiền thứ nhất có tất cả bao nhiêu tiền?

- Yêu cầu học sinh tự làm các phần còn lại, sau đó gọi học sinh đọc bài làm của mình trước lớp.

- Nhận xét, đánh giá.

Bài 2:

- Gọi 1 học sinh đọc đề bài.

? Mẹ mua rau hết bao nhiêu tiền?

? Mẹ mua hành hết bao nhiêu tiền?

? Bài toán yêu cầu tìm gì?

? Làm thế nào tìm ra số tiền mẹ phải trả?

- Yêu cầu học sinh làm bài.

- Nhận xét, đánh giá.

Bài 3:

- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

? Khi mua hàng, trong trường hợp nào chúng ta được trả tiền lại?

- Nêu bài toán: An mua rau hết 600 đồng, An đưa cho người bán rau 700 đồng. Hỏi người bán hàng phải trả lại cho An bao nhiêu tiền?

? Muốn biết người bán hàng phải trả lại cho An bao nhiêu tiền, chúng ta phải làm phép tính gì?

- Yêu cầu học sinh tự làm tiếp các phần còn lại.

- Chữa bài học sinh.

Bài 4: Khuyến khích HSKG.

? Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?

- Nêu bài toán: Một người mua hàng hết 900 đồng, người đó đã trả người bán hàng 2 tờ giấy bạc loại 100 đồng và 1 tờ giấy bạc loại 500 đồng. Hỏi người đó phải trả thêm cho người bán hàng mấy tờ giấy bạc loại 200 đồng?

- Yêu cầu học sinh đọc mẫu và suy nghĩ về cách làm bài.

? Tổng số tiền mà người đó phải trả là bao nhiêu?

? Người đó đã trả được bao nhiêu tiền?

? Người đó phải trả thêm bao nhiêu tiền nữa?

? Người đó phải đưa thêm mấy tờ giấy bạc loại 200 đồng?

? Vậy điền mấy vào ô trống ở dòng thứ 2?

- Yêu cầu học sinh tự làm các phần còn lại.

- Chữa bài học sinh.

4. Củng cố, dặn dò.

- Cho học sinh chơi trò bán hàng để rèn kĩ năng trả tiền và nhận tiền thừa trong mua bán hằng ngày. Chuẩn bị bài sau.

- Nhận xét tiết học.

- 2 học sinh lên bảng làm bài.

- Cùng giáo viên nhận xét, đánh giá.

- Lắng nghe giới thiệu.

- Quan sát và nêu.

- 2 – 3 học sinh nhắc lại.

- Quan sát, nhận xét.

+ Túi thứ nhất có 3 tờ giấy bạc, 1 tờ loại 500 đồng, 1 tờ loại 200 đồng, 1 tờ loại 100 đồng.

+ Ta thực hiện phép cộng 500 đồng + 100 đồng.

+ Túi thứ nhất có 800 đồng.

- Làm bài, sau đó theo dõi bài làm của bạn và nhận xét.

- Lắng nghe và điều chỉnh, sửa sai.

- 1 học sinh đọc đề bài.

+ Mẹ mua rau hết 600 đồng.

+ Mẹ mua hành hết 200 đồng.

+ Bài toán yêu cầu chúng ta tìm số tiền mà mẹ phải trả.

+ Thực hiện phép cộng 600 đồng + 200 đồng.

- 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.

Tóm tắt.

 Rau : 600 đồng.

 Hành : 200 đồng.

 Tất cả: . . . đồng?

Bài giải

Số tiền mà mẹ phải trả là:

600 + 200 = 800 (đồng)

Đáp số: 800 đồng.

- Cùng giáo viên nhận xét, đánh giá.

- 1 học sinh nêu: Viết số tiền trả lại vào ô trống.

+ Trong trường hợp chúng ta trả tiền thừa so với số hàng.

- Nghe và phân tích bài toán.

- Thực hiện phép trừ: 700 đồng - 600 đồng = 100 đồng. Người bán phải trả lại An 100 đồng.

- Thực hiện.

- Chữa bài cùng giáo viên.

- Nêu yêu cầu: Viết số thích hợp vào ô trống.

- Nghe và phân tích đề toán.

- Suy nghĩ làm bài.

+ Là 900 đồng.

+ Người đó đã trả được 100 đồng + 100 đồng + 500 đồng = 700 đồng.

+ Người đó còn phải trả thêm:

 900 đồng - 700 đồng = 200 đồng.

+ Người đó phải đưa thêm cho người bán hàng 1 tờ giấy bạc loại 200 đồng.

+ Điền số 1.

- Thực hiện.

- Chữa bài cùng giáo viên.

- Thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.

- Ghi nhớ, thực hiện.

 

doc 30 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 730Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp Lớp 2 - Tuần 32 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 sinh đổi vở để kiểm tra bài nhau.
Bài 2: Khuyến khích HS khá giỏi:
? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Viết lên bảng:
389
? Số liền sau 389 là số nào?
à Vậy ta điền 390 vào ô tròn.
? Số liền sau 390 là số nào?
- Vậy ta điền 391 vào ô vuông.
- Yêu cầu học sinh đọc dãy số trên.
? 3 số này có đặc điểm gì?
? Hãy tìm số để điền vào các ô trống còn lại sao cho chúng tạo thành các số tự nhiên liên tiếp?
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 3:
? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
? Hãy nêu cách so sánh các số có 3 chữ số với nhau?
- Yêu cầu học sinh cả lớp làm bài.
- Nhận xét, đánh giá.
? Tại sao điền dấu < vào: 900 + 90 + 8 < 1000?
- Hỏi tương tự với: 732 = 700 + 30 + 2
Bài 4: Khuyến khích HS khá giỏi.
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và trả lời.
? Hình a đã khoanh vào một phần mấy số hình vuông, vì sao con biết điều đó?
? Vì sao con biết được điều đó?
? Hình b đã khoanh vào một phần mấy số hình vuông, vì sao con biết điều đó?
4. Củng cố - dặn dò :
- Yêu cầu học sinh ôn luyện về đọc viết số có 3 chữ số, cấu tạo số, so sánh số. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- Hát tập thể.
- 2 Học sinh lên bảng làm bài, Học sinh dưới lớp thực hành trả lại tiền thừa trong mua bán.
- Cùng giáo viên nhận xét, đánh giá.
- Chú ý theo dõi.
- 1 học sinh lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Thực hiện.
+ Bài tập yêu cầu chúng ta điền số thích hợp vào ô trống.
+ Là số 900
- Lắng nghe.
+ Là số 391
- Lắng nghe.
- Một số học sinh đọc số: 389, 390, 391.
+ Đây là 3 số tự nhiên liên tiếp (3 số đứng liền nhau).
- 3 học sinh lần lượt lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Lắng nghe, điều chỉnh.
+ Bài tập yêu cầu chúng ta so sánh số.
- 1 học sinh trả lời.
- 2 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Lắng nghe, điều chỉnh.
+ Vì 900 + 90 + 8 = 998 mà 998 < 1000.
- Trả lời câu hỏi.
- Học sinh đọc đề bài.
- Suy nghĩ, trả lời:
+ Hình a được khoanh vào một phần năm số hình vuông.
+ Vì hình a có tất cả 10 hình vuông, đã khoanh vào 2 ô hình vuông.
+ Hình b được khoanh vào một phần hai số hình vuông, vì hình b có tất cả 10 hình vuông, đã khoanh vào 5 hình vuông.
- Ghi nhớ, và thực hiện.
- Lắng nghe.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI - Tiết 32:
MẶT TRỜI VÀ PHƯƠNG HƯỚNG
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, học sinh:
- Nói được tên 4 phương hướng chính và kể được phương mặt trời mọc và lặn.
- Học sinh khá, giỏi: Dựa vào Mặt Trời, biết xác định phương hướng ở bất cứ địa điểm nào. 
- Kĩ năng sống: Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lý thông tin; hợp tác.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh, ảnh cảnh Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn.
- Tranh vẽ trang 67 SGK.
- Năm tờ bìa ghi: Đông, Tây, Nam, Bắc và Mặt Trời.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Yêu cầu học sinh lên kiểm tra bài cũ:
? Em hãy tả về Mặt Trời theo hiểu biết của em?
? Khi đi nắng, em cảm thấy thế nào?
? Tại sao lúc trời nắng to, không nên nhìn trực tiếp vào Mặt Trời?
- Nhận xét, đánh giá. 
3. Bài mới.
Hoạt động 1. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu nội dung bài, nêu yêu cầu tiết học.
- Viết tên bài lên bảng..
Hoạt động 2. Quan sát tranh, trả lời câu hỏi.
- Treo tranh lúc bình minh và hoàng hôn, yêu cầu học sinh quan sát và cho biết:
 + Hình 1 là gì?
 + Hình 2 là gì?
 + Mặt Trời mọc khi nào?
 + Mặt Trời lặn khi nào?
? Phương Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn có thay đổi không?
? Phương Mặt Trời mọc cố định người ta gọi là phương gì?
? Ngoài 2 phương Đông - Tây, các em còn nghe nói tới phương nào?
- Giới thiệu: 2 phương Đông, Tây và 2 phương Nam, Bắc. Đông - Tây - Nam - Bắc là 4 phương chính được xác định theo Mặt Trời.
Hoạt động 3. Hợp tác nhóm về: Cách tìm phương hướng theo Mặt Trời:
- Phát cho mỗi nhóm 1 tranh vẽ trang 76 SGK. Yêu cầu nhóm thảo luận trả lời câu hỏi:
? Bạn gái làm thế nào để xác định phương hướng?
 + Phương Đông ở đâu?
 + Phương Tây ở đâu?
 + Phương Bắc ở đâu?
 + Phương Nam ở đâu?
- Thực hành tập xác định phương hướng: Đứng xác định phương và giải thích cách xác định. Gọi từng nhóm học sinh lên trình bày kết quả làm việc của từng nhóm.
Hoạt động 4. Trò chơi: Hoa tiêu giỏi nhất:
- Giải thích: Hoa tiêu - là người chỉ phương hướng trên biển. Giả sử chúng ta đang ở trên biển, cần xác định phương hướng để tàu đi. Để xem ai là người Hoa tiêu giỏi nhất, chúng ta sẽ chơi trò “ Hoa tiêu giỏi nhất”.
+ Phổ biến luật chơi:
+ Giải thích bức vẽ: Con tàu ở chính giữa, người hoa tiêu đã biết phương Tây bây giờ cần tìm phương Bắc để đi.
- Giáo viên phát các bức vẽ, cùng học sinh chơi
- Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh chơi.
- Nhóm nào tìm phương hướng nhanh nhất thì lên trình bày trước lớp. 
- Giáo viên có tổng kết, yêu cầu học sinh trả lời:
 + Nêu 4 phương chính.
 + Nêu cách xác định phương hướng bằng Mặt Trời.
4. Củng cố, dặn dò.
- Yêu cầu mỗi học sinh về nhà vẽ tranh ngôi nhà của mình đang ở và cho biết nhà mình quay mặt về phương nào? Vì sao em biết?
- Nhận xét tiết học.
- 2 học sinh nối tiếp nhau trả lời. Bạn nhận xét.
- Cùng giáo viên nhận xét, đánh giá.
- Cả lớp lắng nghe.
- Học sinh nhắc lại tên bài.
- Quan sát, trả lời câu hỏi:
+ Cảnh (bình minh) Mặt Trời mọc.
+ Cảnh Mặt Trời lặn (hoàng hôn).
+ Lúc sáng sớm.
+ Lúc trời tối.
+ Không thay đổi.
- Trả lời theo hiểu biết. Học sinh khác nhận xét bổ sung. (Phương Đông và phương Tây)
- Học sinh trả lời theo hiểu biết: Nam, Bắc.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Học sinh quay mặt vào nhau làm việc với tranh được GV phát, trả lời các câu hỏi và lần lượt từng bạn trong nhóm thực hành và xác định giải thích.
+ Đứng giang tay.
+ Ở phía bên tay phải.
+ Ở phía bên tay trái.
+ Ở phía trước mặt.
+ Ở phía sau lưng.
- Từng nhóm cử đại diện lên trình bày.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Ghi nhớ luật chơi.
- Lắng nghe, thực hiện.
- Nhận tranh vẽ
- Thực hiện trò chơi.
- Một số nhóm trình bày.
- Nhận xét bình chọn, người hoa tiêu giỏi. 
- Lắng nghe, ghi nhớ, thực hiện. 
CHÍNH TẢ - Tiết 32:
Nghe – viết: CHUYỆN QUẢ BẦU
I. Mục tiêu
Ở tiết học này, học sinh:
- Nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng bài tóm tắt Chuyện quả bầu; viết hoa đúng tên riêng Việt Nam trong bài chính tả.
- Làm được bài tập 2a, 2b.
- Kĩ năng sống: Lắng nghe tích cực; quản lý thời gian; hợp tác trong nhóm.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng chép sẵn nội dung cần chép.
- Bảng chép sẵn nội dung hai bài tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số, HS hát tập thể.
2. Kiểm tra:
- Gọi 2 HS lên bảng, đọc các từ khó cho HS viết.
- Tìm 3 từ có thanh hỏi/ thanh ngã.
- Nhận xét, đánh giá. 
3. Bài mới.
Hoạt động 1. Giới thiệu bài:
- Giờ Chính tả hôm nay, lớp mình sẽ nghe - viết một đoạn trong bài Chuyện quả bầu và làm các bài tập chính tả.
Hoạt động 2. Hướng dẫn viết chính tả:
a. Hướng dẫn ghi nhớ nội dung:
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn sẽ viết chính tả.
? Đoạn văn trên kể về chuyện gì?
? Các dân tộc Việt Nam có chung nguồn gốc ở đâu?
b. Hướng dẫn cách trình bày:
? Đoạn văn có mấy câu?
? Những chữ nào trong bài phải viết hoa? 
? Những chữ đầu đoạn cần viết như thế nào?
c. Hướng dẫn viết từ khó:
- Giáo viên đọc các từ khó cho học sinh viết: Khơ-mú, nhanh nhảu, Thái, Tày, Nùng, Mường, Hmông, Ê-đê, Ba-na.
- Nhận xét, đánh giá.
d. Đọc cho học sinh nghe - viết:
- Lưu ý học sinh về tư thế ngồi viết, quy tắc viết hoa, cách trình bày. Nghe đầy đủ ý rồi mới viết.
- Đọc cho học sinh nghe- viết.
e. Đọc cho học sinh soát lỗi.
g. Thu vở, nhận xét bài.
- Thu 7 - 8 vở nhận xét, sửa lỗi chính tả cho học sinh.
Hoạt động 3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 2.
- Yêu cầu học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.
- Gọi học sinh nhận xét, chữa bài.
Bài 3: Khuyến khích HSKG (nếu còn thời gian).
- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu.
- Chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu học sinh lên bảng viết các từ theo hình thức tiếp sức. Trong 5 phút, đội nào viết xong trước, đúng sẽ thắng.
- Tổng kết trò chơi. 
4. Củng cố, dặn dò
- Dặn học sinh về nhà làm lại bài tập. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- Hát tập thể.
- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào nháp.
- Thực hiện.
- Cùng GV nhận xét, điều chỉnh, sửa sai.
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
- 2 học sinh đọc đoạn viết.
+ Nguồn gốc của các dân tộc Việt Nam.
+ Đều được sinh ra từ một quả bầu.
+ Có 3 câu.
+ Chữ đầu câu: Từ, Người, Đó. Tên riêng: Khơ-mú, Thái, Tày, Mường, Dao, Hmông, Ê-đê, Ba-na, Kinh.
+ Lùi vào một ô và phải viết hoa.
- Viết vào bảng con. 2 học sinh viết lên bảng lớp.
- Lắng nghe và sửa lỗi.
- Lắng nghe và thực hiện.
- Học sinh nghe - viết chính tả.
- Học sinh lắng nghe và soát lỗi.
- Học sinh lắng nghe và chữa lỗi chính tả.
- Học sinh nêu: Điền vào chỗ trống l hay n.
- Làm bài theo yêu cầu.
a. Bác lái đò.
Bác làm nghề chở đò đã năm năm nay. Với chiếc thuyền nan lênh đênh trên mặt nước, ngày này qua ngày khác, bác chăm lo đưa khách qua lại bên sông.
b. v hay d
	Đi đâu mà vội mà vàng
Mà vấp phải đá, mà quàng phải dây.
	Thong thả như chúng em đây
Chẳng đá nào vấp, chẳng dây nào quàng.
- Cùng giáo viên nhận xét, sửa sai. 
- 2 học sinh đọc đề bài trong SGK.
- Học sinh trong các nhóm lên làm lần lượt theo hình thức tiếp sức.
a. nồi, lội, lỗi.
b. vui, dài, vai.
- Tổng kết bình chơi cùng giáo viên.
- Ghi nhớ và thực hiện.
Thứ tư ngày 26 tháng 04 năm 2017
TẬP ĐỌC - Tiết 96:
TIẾNG CHỔI TRE
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, học sinh:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng khi đọc các câu thơ theo thể tự do.
- Hiểu nội dung: chị lao công lao động vất vả để giữ cho đường phố luôn sạch đẹp ( trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 2 khổ thơ cuối ).
- Kĩ năng sống: Xác định giá trị bản thân; giao tiếp; lắng nghe tích cực; hợp tác.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh họa bài Tập đọc.
- Bảng ghi sẵn bài thơ.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số, hát tập thể.
2. Kiểm tra:
- Gọi 3 học sinh lên bảng đọc và trả lời câu hỏi theo nội dung bài tập đọc Chuyện quả bầu.
- Hát tập thể.
- 3 học sinh lên bảng thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Nhận xét, đánh giá. 
3. Bài mới.
Hoạt động 1. Giới thiệu bài:
- Treo bức tranh và hỏi: Bức tranh vẽ ai? Họ đang làm gì?
- Trong giờ Tập đọc nay, các em sẽ được làm quen với những chị lao công, những con người ngày đêm vất vả để giữ gìn vẻ đẹp cho thành phố qua bài thơ Tiếng chổi tre.
- Viết bảng tên bài.
Hoạt động 2. Hướng dẫn luyện đọc:
- Cùng giáo viên nhận xét, đánh giá.
- Nêu kết quả quan sát, nhận xét.
- Lắng nghe giáo viên giới thiệu.
- Vài học sinh nhắc lại.
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Theo dõi giáo viên đọc bài và đọc thầm theo.
* Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ khó.
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp theo dòng thơ.
- Học sinh đọc nối tiếp theo dòng thơ.
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc từ khó. Học sinh nêu từ khó, dễ lẫn khi đọc. Giáo viên ghi bảng, hướng dẫn học sinh đọc đúng. 
- Học sinh đọc cá nhân, đọc theo nhóm, đọc đồng thanh các từ trên GV ghi trên bảng: Ve ve, lặng ngắt, như sắt, như đồng, gió rét, đi về...
* Hướng dẫn học sinh luyện đọc theo đoạn, kết hợp giải nghĩa từ khó.
- Gợi ý học sinh chia đoạn theo ý.
- Bài chia làm 3 ý:
+ Ý 1: Đến đêm đông giá rét.
+ Tiếp theo đến .đi về.
+ 3 dòng còn lại.
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp theo đoạn lần 1.
- Học sinh đọc nối tiếp theo đoạn lần 1.
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc câu khó, kết hợp giải nghĩa từ.
- Yêu cầu học sinh luyện ngắt giọng.
- Chú ý luyện ngắt giọng các câu sau:
Những đêm hè/
Khi ve ve/
Đã ngủ/
Tôi lắng nghe/
Trên đường Trần Phú//
Tiếng chổi tre/
Xao xác/
Hàng me//
Tiếng chổi tre/
Đêm hè
Quét rác...//
.
- Yêu cầu học sinh đọc tiếp nối theo đoạn lần 2, giáo viên và cả lớp theo dõi để nhận xét. 
- Học sinh đọc nối tiếp theo đoạn lần 2.
- Yêu cầu học sinh đọc chú giải
- 1 học sinh đọc chú giải.
- Chia nhóm học sinh và theo dõi học sinh đọc theo nhóm.
- Lần lượt từng học sinh đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh, đọc cá nhân.
- Các nhóm cử cá nhân thi đọc cá nhân, các nhóm thi đọc tiếp nối, đọc đồng thanh một đoạn trong bài.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Cả lớp đọc đồng thanh
- Thực hiện.
Hoạt động 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn, bài thơ, kết hợp thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
- Học sinh đọc thầm đoạn, bài thơ, kết hợp thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
? Nhà thơ nghe thấy tiếng chổi tre vào những lúc nào?
+ Vào những đêm hè rất muộn và những đêm đông lạnh giá.
? Những hình ảnh nào cho em thấy công việc của chị lao công rất vất vả?
+ Khi ve ve đã ngủ; khi cơn giông vừa tắt, đường lạnh ngắt.
? Tìm những câu thơ ca ngợi chị lao công.
+ Chị lao công/ như sắt/ như đồng.
- Giới thiệu: Như sắt, như đồng, ý tả vẻ đẹp khỏe khoắn, mạnh mẽ của chị lao công.
- Lắng nghe và cảm thụ.
? Nhà thơ muốn nói với các em điều gì qua bài thơ?
- Chị lao công làm việc rất vất vả, công việc của chị rất có ích, chúng ta phải biết ơn chị.
- Biết ơn chị lao công chúng ta phải làm gì?
- Chúng ta phải luôn giữ gìn vệ sinh chung.
Hoạt động 4. Hướng dẫn luyện đọc lại và Học thuộc lòng:
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Gợi ý học sinh nêu cách đọc toàn bài, cách đọc từng ý.
- Giáo viên cho học sinh học thuộc lòng từng đoạn.
- Lắng nghe và đọc thầm theo.
- Nêu cách đọc toàn bài, từng ý của bài.
- Học sinh đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh, thuộc lòng từng đoạn.
- Giáo viên xóa dần chỉ để lại những chữ cái đầu dòng thơ và yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng.
- Học sinh học thuộc lòng.
- Gọi học sinh đọc thuộc lòng 2 khổ thơ cuối.
- Học sinh đọc.
- Nhận xét học sinh. 
- Lắng nghe.
4. Củng cố, dặn dò:
- Gọi 2 học sinh đọc thuộc lòng 2 khổ thơ cuối.
? Em hiểu qua bài thơ tác giả muốn nói lên điều gì?
- Hướng dẫn chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh nêu ý kiến của mình.
- Ghi nhớ, thực hiện.
TOÁN - Tiết 158:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, học sinh:
- Biết sắp xếp thứ tự các số có ba chữ số.
- Biết cộng, trừ (không nhớ ) các số có ba chữ số.
- Biết cộng, trừ nhẩm các số tròn chục, tròn trăm có kèm đơn vị đo.
- Biết sắp xếp hình đơn giản. 
- Bài tập cần làm: Bài 2; Bài 3; Bài 4; Bài 5.
- Kĩ năng sống: Tư duy sáng tạo; tư duy lo gic; quản lý thời gian; hợp tác nhóm.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Viết sẵn nội dung bài tập 1, 2 lên bảng.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Gọi học sinh lên bảng chữa bài 5.
.
- Nhận xét, đánh giá. 
3. Bài mới.
Hoạt động 1. Giới thiệu bài:
- Giáo viên nêu mục tiêu tiết học và giới thiệu nội dung bài.
- Ghi tên bài lên bảng.
Hoạt động 2. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: Khuyến khích HS khá giỏi:
- Nêu yêu cầu.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Sửa bài và nhận xét.
Bài 2:
- Gọi học sinh đọc đề bài.
? Để xếp các số theo đúng thứ tự bài yêu cầu, chúng ta phải làm gì?
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Yêu cầu cả lớp đọc các dãy số sau khi đã xếp đúng thứ tự.
- Hướng dẫn nhận xét.
Bài 3: 
? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu học sinh nêu các đặt tính và thực hiện phép tính cộng, trừ với số có 3 chữ số.
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Yêu cầu học sinh nhận xét bài làm trên bảng về kết quả và cách đặt tính.
Bài 4:
- Nêu yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Chữa bài, nhận xét
Bài 5:
- Bài tập yêu cầu xếp 4 hình tam giác nhỏ thành 1 hình tam giác to như hình vẽ.
- Theo dõi học sinh làm bài và tuyên dương những học sinh xếp hình tốt.
4. Củng cố, dặn dò.
- Hệ thống lại kiến thức tiết học. Dặn chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- 2 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp sửa bài trong vở bài tập.
Giá tiền của bút bi là:
700 + 300 = 1000 (đồng)
Đáp số: 1000 đồng
- Cùng giáo viên nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe và xác định nhiệm vụ tiết học.
- 3 – 4 học sinh nhắc lại.
- Chú ý lắng nghe.
- 2 học sinh lên bảng làm bài, mỗi học sinh làm 1 cột, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- 1 học sinh đọc, cả lớp theo dõi.
+ Phải so sánh các số với nhau.
- 2 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 2 học sinh nêu dãy số.
a. 599, 678, 857, 903, 1000
b. 1000, 903, 857, 678, 599
- Nhận xét cùng giáo viên.
- 1 học sinh nêu: Bài tập yêu cầu chúng ta đặt tính rồi tính.
- 2 học sinh thực hiện.
- 2 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
 - Học sinh cùng giáo viên nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe yêu cầu.
- Học sinh thực hiện.
- Đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- Học sinh suy nghĩ và tự xếp hình.
- Ghi nhớ, thực hiện.
- Lắng nghe.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU - Tiết 32:
TỪ TRÁI NGHĨA
 DẤU CHẤM, DẤU PHẨY
I. Mục tiêu: 
Ở tiết học này, học sinh :
- Biết xếp các từ có nghĩa trái ngược nhau (từ trái nghĩa) theo từng cặp (BT1).
- Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào đoạn văn có chỗ trống (BT2).
- Giáo dục cho học sinh ý thức tự giác luyện tập, yêu thích môn học.
- Kĩ năng sống: Tìm kiếm và xử lý thông tin; hợp tác; quản lý thời gian.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bài tập 1 viết lên bảng lớp.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Yêu cầu học sinh lên bảng, mỗi em viết một câu nói về Bác Hồ.
- Nhận xét, đánh giá. 
3. Bài mới.
Hoạt động 1. Giới thiệu bài:
- Giáo viên nêu yêu cầu tiết học, giới thiệu nội dung bài.
- Viết bảng tên bài.
Hoạt động 2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu.
- Yêu cầu làm bài vào vở.
- Gọi một số học sinh trình bày.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 2:
- Cho học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Tổ chức thi đua làm bài.
- Yêu cầu các nhóm trình bày.
- Nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố dặn dò: 
- Bài học hôm nay các con đã được củng cố và hệ thống hoá các từ ngữ về Bác Hồ. Về nhà tìm thêm các từ ngữ về Bác Hồ.
- Nhận xét giờ học. 
- 3 học sinh lên bảng viết một câu nói về Bác Hồ.
- Cùng giáo viên nhận xét, đánh giá.
- Chú ý nghe giới thiệu.
- Một số học sinh nhắc lại tên bài.
- Nêu yêu cầu: Xếp các từ dưới đây thành từng cặp có nghĩa, trái nghĩa nhau.
- Học sinh cả lớp làm bài vào vở.
 đẹp - xấu ngắn - dài
 nóng - lạnh thấp - cao
 chê - khen trời - đất
 trên - dưới ngày - đêm
- Một số học sinh nêu kết quả.
- Cùng giáo viên nhận xét, đánh giá.
- 1 học sinh nêu: Em hãy chọn dấu chấm hay dấu phẩy để điền vào ô trống trong đoạn văn sau.
- 2 nhóm thi đua làm bài.
- Đại diện nhóm trình bày
Chủ Tịch Hồ Chí Minh nói:
" Đồng bào Kinh hay Tày, Mường hay Dao, Gia -rai hay Ê - đê, Xơ - đăng hay Ba- na và các dân tộc ít người khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau ".
- Nhận xét, bình chọn cùng giáo viên.
- Ghi nhớ và thực hiện.
- Lắng nghe
Thứ năm ngày 27 tháng 04 năm 2017
TOÁN - Tiết 159:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
Ở tiết học này, học sinh:
- Biết cộng, trừ (không nhớ) Các số có ba chữ số.
- Biết tìm số hạng, số bị trừ.
- Biết quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài thông dụng.
- Bài tập cần làm: Bài 1 (a, b); bài 2 (dòng 1 câu a và b); bài 3.
- Kĩ năng sống: Tư duy sáng tạo; tư duy lo gic; quản lý thời gian; hợp tác nhóm.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Viết sẵn nội dung bài tập 1, 2 lên bảng.
III. Các hoạt động dạy - học:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số, hát đầu giờ.
2. Kiểm tra:
- Gọi 2 học sinh lên bảng chữa bài 3:
635 + 241, 970 + 29,
896 - 133, 295 - 105
- Nhận xét, đánh giá. 
3. Bài mới.
Hoạt động 1. Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tên bài lên bảng.
Hoạt động 2. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1 ý a,b. Ý còn lại khuyến khích HSKG.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Chữa bài và nhận xét.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách đặc tính và thực hiện tính cộng, trừ với các số có 3 chữ số.
Bài 2 dòng 1 câu a. phần còn lại khuyến khích HSKG.
? Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Hỏi lại học sinh về cách tìm số hạng, tìm số bị trừ, số trừ.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 3. 
- Gọi 1 học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu học sinh thực hiện theo nhóm 4, xong báo cáo kết quả thực hiện.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 4: Khuyến khích HSKG.
-Yêu cầu học sinh quan sát hình mẫu trong SGK và phân tích hình.
? Chiếc thuyền gồm những hình nào ghép lại với nhau?
? Nêu vị trí của từng hình trong chiếc thuyền.
? Máy bay gồm những hình nào ghép lại với nhau?
- Yêu cầu học sinh nêu vị trí của từng hình trong máy bay.
- Yêu cầu học sinh tự vẽ hình vào vở.
4. Củng cố, d dò 
- Tổng kết giờ học, yêu cầu học sinh về ôn bài chuẩn bị kiểm tra.
- Hát tập thể.
- 2 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp sửa bài ở vở bài tập.
- Nhận xét cùng giáo viên.
- Lắng nghe, nhắc lại tên bài.
- 2 học sinh lên bảng làm bài, mỗi học sinh làm 1 cột, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- Vài học sinh nhắc lại.
+ Bài toán yêu cầu chúng ta tìm x
- 4 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
300 + x = 800 x + 700 = 1000
 x = 800 - 30 x = 1000 - 700
 x = 500 x = 300
 x - 600 = 100	 700 - x = 400
 x = 100 + 600	 x = 700 - 400
 x = 700 x = 300 
- 3 học sinh trả lời.
- Cùng giáo viên nhận xét, đánh giá.
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Học sinh thảo luận nhóm 4, xong cử đại diện báo cáo kết quả.
- Nhận xét cùng giáo viên.
- Chiếc thuyền gồm 2 hình tam giác và 1 hình tứ giác ghép lại với nhau.
+ Hình tứ giác tạo thành thân của chiếc thuyền, 2 hình tam giác là 2 cánh buồm.
+ Máy bay gồm 3 hình tứ giác và 1 hình tam giác ghép lại với nhau.
+ Máy bay gồm 3 hình tứ giác tạo thành thân của máy bay. Hình tam giác tạo thành đuôi của máy bay.
- Học sinh tự làm bài và trình bày lời giải.
- Học sinh thực hiện.
- Lắng nghe, ghi nhớ, thực hiện.
CHÍNH TẢ - Tiết 64:
Nghe – viết: TIẾNG CHỔI TRE
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, học sinh :
- Nghe - viết chính x

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_2_Tuan_32_16_17.doc