Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2015-2016 - Trần Thị Hương Lan

Khoa học: (Tiết 15) BẠN CẢM THẤY THẾ NÀO KHI BỊ BỆNH ?

I. Mục tiêu: Giúp HS:

- Nêu được một số biểu hiện khi cơ thể bị bệnh: hắt hơi, sổ mũi, chán ăn, mệt mỏi, đau bụng, nôn, sốt,.

- Biết nói với cha mẹ, người lớn khi cảm thấy trong người khó chịu, không bình thường. Phân biệt được lúc cơ thể khoẻ mạnh và lúc cơ thể bị bệnh.

- HS biết quý trọng và bảo vệ sức khoẻ của bản thân.

* Tự nhận thức, tìm kiếm sự giúp đỡ.

II. Đồ dùng dạy học: Các hình minh hoạ trang 32, 33 / SGK.

III. Các hoạt động dạy học: (35-40 phút)

Hoạt động dạy Hoạt động học

1/ Bài cũ: Gọi HS trả lời câu hỏi:

? Em hãy kể tên các bệnh lây qua đường tiêu hoá và nguyên nhân gây ra các bệnh đó ?

- GV nhận xét, đánh giá HS.

2/ Bài mới: GTB – ghi bảng.

H Đ 1: Kể chuyện theo tranh.

KNS : Tự nhận thức

+ Sắp xếp các hình có liên quan với nhau thành 3 câu chuyện. Mỗi câu chuyện gồm 3 tranh thể hiện Hùng lúc khỏe, Hùng lúc bị bệnh, Hùng lúc được chữa bệnh.

+ Kể lại câu chuyện cho mọi người nghe với nội dung mô tả những dấu hiệu cho em biết khi Hùng khoẻ và khi Hùng bị bệnh.

 - Nhận xét tuyên dương các nhóm trình bày tốt.

H Đ 2: Những dấu hiệu và việc cần làm khi bị bệnh.

? Em đã từng bị mắc bệnh gì ?

? Khi bị bệnh đó em cảm thấy trong người như thế nào ?

? Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bị bệnh em phải làm gì ? Tại sao phải làm như vậy ?

- GV kết luận

H Đ 3: Trò chơi: “Mẹ ơi, con bị ốm !”

KNS : Tìm kiếm sự giúp đỡ.

- Các nhóm đóng vai các nhân vật trong tình huống.

 Nhóm 1: Tình huống 1: Ở trường Nam bị đau bụng và đi ngoài nhiều lần.

 Nhóm 2: Tình huống 2: Đi học về, Bắc thấy hắt hơi, sổ mũi và cổ họng hơi đau. Bắc định nói với mẹ nhưng mẹ đang nấu cơm. Theo em Bắc sẽ nói gì với mẹ ?

 Nhóm 3: Tình huống 4: Đi học về, Linh thấy khó thở, ho nhiều và có đờm. Bố mẹ đi công tác ngày kia mới về. Ở nhà chỉ có bà nhưng mắt bà đã kém. Linh sẽ làm gì ?

 Nhóm 4: Tình huống 5: Em đang chơi với em bé ở nhà. Bỗng em bé khóc ré lên, mồ hôi ra nhiều, người và tay chân rất nóng. Bố mẹ đi làm chưa về. Lúc đó em sẽ làm gì ?

3/ Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà trả lời câu hỏi: Khi người thân bị ốm em đã làm gì ? - 2 HS lên bảng trả lời.

- HS lắng nghe.

- Tiến hành thảo luận nhóm.

- Đại diện nhóm sẽ trình bày 3 câu chuyện, vừa kể vừa chỉ vào hình minh hoạ.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe và trả lời.

- HS suy nghĩ và trả lời. HS khác lớp nhận xét và bổ sung.

- Tiến hành thảo luận nhóm sau đó đại diện các nhóm trình bày.

- Các nhóm tập đóng vai trong tình huống, các thành viên góp ý kiến cho nhau.

- HS lắng nghe.

 

doc 21 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 345Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2015-2016 - Trần Thị Hương Lan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Đồ dùng dạy học: Giấy khổ to viết sẵn nội dung bài tập 2a hoặc 2b 
III. Các hoạt động dạy học: (35-40 phút)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Bài cũ: Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 3 HS viết các từ: khai trương, vườn cây, sương gió, vươn vai, thịnh vượng, rướn cổ,
- Nhận xét chữ viết của HS trên bảng và bài chính tả trước.
2/ Bài mới: GTB – ghi bảng.
H Đ 1: Hướng dẫn viết chính tả:
* Trao đổi nội dung đoạn văn:
- Gọi HS đọc đoạn văn cần viết trang 66, SGK.
? Cuộc sống mà anh chiến sĩ mơ ước tới đất nước ta tươi đẹp như thế nào?
? Đất nước ta hiện nay đã thực hiện ước mơ cách đây 60 năm của anh chiến sĩ chưa?
* Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết và luyện viết.
* Nghe – viết chính tả:
- GV đọc cho HS viết bài.
- GV đọc lại cho HS soát lỗi.
* Chấm bài – nhận xét bài viết của HS :
H Đ 2: Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài 2:a) Gọi HS đọc yêu cầu.
- Chia nhóm 4 HS, phát phiếu và bút dạ cho từ nhóm
- Gọi HS đọc lại truyện vui. Cả lớp theo dõi và trả lời câu hỏi :
? Câu truyện đáng cười ở điểm nào?
? Theo em phải làm gì để mò lại được kiếm?
Đáp án: kiếm giắt, kiếm rơi, đánh dấu - kiếm rơi - đánh dấu.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc lại chuyện vui hoặc đoạn văn và ghi nhớ các từ vừa tìm được bằng cách đặt câu.
- 3 HS lên bảng viết từ.
- Lớp viết nháp.
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc thành tiếng.
- HS trả lời.
- Luyện viết các từ: quyền mơ tưởng, mươi mười lăm, thác nước, phấp phới, bát ngát, nông trường, to lớn,
- HS viết bài.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Nhận phiếu và làm việc trong nhóm.
- 2 HS đọc thành tiếng.
+ Anh ta ngốc lại tưởng đánh dấu mạn thuyền chỗ rơi kiếm là mò được kiếm.
+ Phải đánh dấu vào chỗ rơi kiếm chứ không phải vào mạn thuyền.
- HS lắng nghe
=============================
Mĩ thuật: (Tiết 8) (Cô Lương Thị Hồng Thắm thực hiện)
=============================
Toán: (Tiết 37) TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Bước đầu biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- GD cho học sinh tính cẩn thận, chính xác.
* Hỗ trợ: Khi giải toán có lời văn.
II. Các hoạt động dạy học: (35-40 phút)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Bài cũ: Gọi HS lên bảng làm bài tập:
Tìm x:
a) x – 306 = 504.
b) x + 254 = 680.
- GV nhận xét, đánh giá.
2/ Bài mới: GTb – ghi bảng.
H Đ 1: Hướng dẫn tìm hai số khi biết tổng và hiệu của đó :
- GV gọi HS đọc bài toán trong SGK.
? Bài toán cho biết gì ?
? Bài toán hỏi gì ?
* Hướng dẫn và vẽ bài toán
 - GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ bài toán, nếu HS không vẽ được thì GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ 
- Tổng 70, số bé 30, vậy số lớn là bao nhiêu?
- Tương tự hướng dẫn cách tìm thứ 2.
- Rút ra công thức giải.
H Đ 2: Luyện tập, thực hành:
 Bài 1:- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
? Bài toán cho biết gì ?
? Bài toán hỏi gì ?
? Bài toán thuộc dạng toán gì ? Vì sao em biết điều đó ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét, đánh giá.
Bài 2: Gọi HS đọc đề bài toán.
? Bài toán cho biết gì ?
? Bài toán hỏi gì ?
- HD HS làm bài.
- GV nhận xét HS.
3/ Củng cố, dặn dò:
 - GV yêu cầu HS nêu cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
 - GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
- 2 em lên bảng thực hiện.
- Lớp làm nháp.
- HS nghe.
- 2 HS lần lượt đọc trước lớp.
- Tổng 2 số: 70, hiệu 2 số: 10
- Bài toán yêu cầu tìm hai số.
Vẽ sơ đồ bài toán.
70
 SL: 
10
 SB: 
- 60 : 2 = 30.
- 70 – 30 = 40 hoặc 30 + 10 = 40.
- HS đọc.
+ Tuổi bố cộng với tuổi con là 58 tuổi. Tuổi bố hơn tuổi con là 38 tuổi.
+ Bài toán hỏi tuổi của mỗi người.
- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm theo một cách, HS cả lớp làm bài vào VBT.
+ Lớp học có tất cả 28 HS. Số HS trai nhiều hơn số HS gái là 4 HS.
+ Bài toán hỏi số HS trai, số HS gái.
- 2 em lên bảng làm bài. Lớp làm vở.
- HS nêu ý kiến.
=============================
Luyện từ và câu: (Tiết 15) CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÝ NƯỚC NGOÀI
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nắm được quy tắc viết tên người, tên địa lí nước ngoài (ND cần ghi nhớ).
- Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng tên người, tên địa lí nước ngoài phổ biến, quen thuộc trong các BT 1, 
- HS yêu thích môn học và thích sử dụng Tiếng Việt.
*Hỗ trợ: Tên người, tên địa lí nước ngoài.
II. Các hoạt động dạy học: (35-40 phút)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Bài cũ: Gọi 1 HS đọc cho 3 HS viết các câu theo hướng dẫn của GV.
- GV nhận xét, đánh giá.
2/ Bài mới: GTB – ghi bảng.
H Đ 1: Tìm hiểu ví dụ:
Bài 1: GV đọc mẫu tên người và tên địa lí trên bảng.
- Hướng dẫn HS đọc đúng tên người và tên địa lí trên bảng.
Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi:
-Tương tự. Hướng dẫn HS cách viết tên địa lý: Hi-ma-la-a, Đa- nuýp, Lốt Ăng-giơ-lét, Niu Di-lân,Công-gô
- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ.
H Đ 2: Luyện tập: 
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Kết luận lời giải đúng.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu 3 HS lên bảng viết. 
- Kết luận lời giải đúng.
Bài 3:-Yêu cầu HS đọc đề bài quan sát tranh để đoán thử cách chơi trò chơi du lịch
3/ Củng cố, dặn dò:
? Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài, cần viết như thế nào ?
- Nhật xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc lòng tên nước, tên thủ đô của các nước đã viết ở bài tập 3.
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. 
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- HS theo dõi.
- HS đọc cá nhân, đọc trong nhóm đôi, đọc đồng thanh tên người và tên địa lí trên bảng.
- 2 HS đọc thành tiếng.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và trả lời câu hỏi.
- 2 HS đọc thành tiếng.
Ác-boa, Lu-i Pa-xtơ, Ác-boa, Quy-dăng-xơ.
 2 HS đọc thành tiếng.
- HS thực hiện viết tên người, tên địa lí nước ngoài.
- Thi điền tên nước hoặc tên thủ đô tiếp sức.
- 2 đại diện của nhóm đọc một HS đọc tên nước, 1 HS đọc tên thủ đô của nước đó.
+ Cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối.
=============================
Kể chuyện: (Tiết 8) KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Dựa vào gợi ý biết chọn và kể lại được câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn chuyện) đã nghe, đã đọc nói về một ước mơ viển vông, phi lí.
- Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện.
- GDHS biết biến ước mơ thành hành động, không viển vông, phi lí.
II. Đồ dùng dạy học: HS sưu tầm các truyện có nội dung đề bài.
III. Các hoạt động dạy học: (35-40 phút) 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Bài cũ: Gọi 1 HS kể toàn truyện Lời ước dưới trăng.
- Gọi 1 HS nêu ý nghĩa của truyện.
- Nhận xét từng HS.
2/ Bài mới: GTB – ghi bảng.
H Đ 1: Hướng dẫn kể chuyện:
 * Tìm hiểu đề bài:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- GV phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: được nghe, được đọc, ước mơ đẹp, ước mơ viễn vông, phi lí.
- Yêu cầu HS giới thiệu những truyện, tên truyện mà mình đã sưu tầm có nội dung trên.
- Yêu cầu HS đọc phần Gợi ý:
? Những câu truyện kể về ước mơ có những loại nào? Lấy ví dụ.
? Khi kể chuyện cầu lưu ý đến những phần nào?
? Câu truyện em định kể có tên là gì? Em muốn kể về ước mơ như thế nào?
* Kể truyện trong nhóm:
- Yêu cầu HS kể chuyện theo cặp.
* Kể truyện trước lớp:
- Tổ chức cho HS kể chuyện trước lớp- Gọi HS nhận xét về nội dung câu chuyện của bạn, lời bạn kể.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tập kể chuyện, chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu.
- HS lắng nghe.
- 2 HS đọc thành tiếng.
- Lắng nghe.
- HS giới thiệu truyện của mình.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc phần Gợi ý.
- HS trả lời, nêu ví dụ.
- HS trả lời.
- 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện, trao đổi nội dung truyện, nhận xét, bổ sung cho nhau.
- Nhiều HS tham gia kể. Các HS khác cùng theo dõi để trao đổi về các nội dung, yêu cầu như các tiết trước.
=============================
Thứ tư, ngày 14 tháng 10 năm 2015.
Tập đọc: (Tiết 16) ĐÔI GIÀY BA TA MÀU XANH
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Bước đầu biết đọc diễn một đoạn trong bài (giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng, hợp nội dung hồi tưởng)
- Hiểu nội dung bài: Chị phụ trách quan tâm với ước mơ của cậu bé Lái, làm cho cậu xúc động và vui sướng đến lớp với đôi giày được thưởng. 
- GDHS biết trân trọng và yêu quý những món quà mình được tặng.
* Hỗ trợ cách đọc câu dài.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh minh hoạ bài tập đọc trang 81 SGK.
III. Các hoạt động dạy học: (35-40 phút)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Bài cũ: Gọi HS lên bảng đọc thuộc bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ và TLCH.
- Nhận xét từng HS.
2/ Bài mới: GTB – ghi bảng.
H Đ 1: Hướng dẫn luyện đọc
- Gọi HS đọc toàn bài. Cả lớp chia đoạn.
- Gọi 1 HS đọc phần chú giải.
- Gọi 2 HS đọc 2 đoạn.
- GV đọc mẫu đoạn.
H Đ 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1. 
? Nhân vật Tôi trong đoạn văn là ai?- Ngày bé, chị từng mơ ước điều gì?
? Những câu văn nào tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta?
? Ước mơ của chị phụ trách Đội có trở thành hiện thực không? Vì sao em biết?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2.
? Tác giả của bài văn đã làm gì để động viên cậu bé Lái trong ngày đầu đến lớp? Tại sao tác giả lại chọn cách làm đó?
? Tìm những chi tiết nói lên sự cảm động và niềm vui của Lái khi nhận được đôi giày.
- GV rút nội dung, ghi bảng.
H Đ 3: HD HS đọc diễn cảm.
- Yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc.
- Gọi HS tham gia thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét giọng đọc từng HS. 
3/ Củng cố, dặn dò:
? Qua bài văn, em thấy chi phụ trách là người như thế nào ?
? Em rút ra điều gì bổ ích qua nhân vật chị phụ trách ?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Lắng nghe.
- 1 HS, cả lớp theo dõi chia đoạn.
- HS đọc chú giải.
- 2 HS đọc thành tiếng.
- HS theo dõi.
- HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
+ Chị từng mơ ước có 1 đôi giày ba ta.
+ Cổ giày ôm sát chân. Thân giày làm bằng vải cứng, dáng thon thả, màu vải như màu da trời những ngày thu. Phần thân giày gần sát cổ có hai hàng khuy dập và luồn một sợi dây trắng nhỏ bắc ngang.
- HS trả lời.
+ Tác giả đã quyết định chọn đôi giày ba ta màu xanh để thưởng cho Lái.
+ Tay Lái run run, môi cậu mấp máy, mắt hết nhìn đôi giày lại nhìn xuống chân. Lúc ra khỏi lớp, đeo vào cổ, nhảy tưng tưng.
- 2 em nhắc lại.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc diễn cảm, chỉnh sử cho nhau.
- 5 HS thi đọc đoạn văn.
- HS trả lời.
=============================
Toán: (Tiết 38) LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố về cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó .
- Biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- GD HS tính cẩn thận khi làm toán.
II. Các hoạt động dạy học: (35-40 phút)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Bài cũ:GV gọi 3 HS lên bảng làm các bài tập
- GV chữa bài, nhận xét HS.
2/ Bài mới: GTB – ghi bảng.
Hướng dẫn luyện tập:
 Bài 1a,b: 
 - GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó tự làm bài.
 - GV nhận xét HS.
- GV yêu cầu HS nêu lại cách tìm số lớn, cách tìm số bé trong bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
 Bài 2:
 - GV gọi HS đọc đề bài toán, sau đó yêu cầu HS nêu dạng toán và tự làm bài.
 GV nhận xét HS.
 Bài 4:
 GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau. GV đi kiểm tra vở của một số HS.
3/ Củng cố, dặn dò:
- GV tổng kết giờ học.
- Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- HS nghe.
3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
- HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn và đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau.
- 2 HS nêu trước lớp.
- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một cách, HS cả lớp làm bài vào vở.
- HS làm bài và kiểm tra bài làm của bạn bên cạnh.
=============================
Tập làm văn: (Tiết 15) LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN (GT bài1,bài 2)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Viết được câu mở đầu cho các đoạn văn 1, 3, 4 (ở tiết TLV tuần 7) nhận biết được cách sắp xếp theo trình tự thời gian của các đoạn văn và tác dụng của câu mở đầu ở mỗi đoạn văn).
- Kể lại được câu chuyện đã học có các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian.
- HS yêu thích và sử dụng từ đúng ngữ pháp khi làm văn kể chuyện 
* Tư duy sáng tạo phân tích phán đoán, thể hiện sự tự tin, xác định giá trị.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ cốt truyện Vào nghề trang 73., SGK..
III. Các hoạt động dạy học: (35-40 phút)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Bài cũ: Gọi HS lên bảng kể lại câu chuyện đã học 
- Nhận xét về nội dung truyện, từng HS.
2/ Bài mới: GTB – ghi bảng.
Luyện tập
Bài 3:KNS : Thể hiện sự tự tin.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS tham gia thi kể chuyện. HS chưa kể theo dõi, nhận xét xem câu chuyện bạn kể đã đúng trình tự thời gian chưa.
- Nhận xét, đánh giá HS.
3/ Củng cố, dặn dò:
? Phát triển câu truyện theo trình tự thời gian nghĩa là thế nào ?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
- 3 HS lên bảng kể chuyện.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới thành 1 nhóm. Khi 1 HS kể thì các em khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung cho bạn.
- HS trả lời.
=============================
Thể dục: (Tiết 15) (Cô Lê Thị Hồng thực hiện)
=============================
Lịch sử: (Tiết 8) ÔN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nắm được các giai đoạn lịch sử đã học từ bài 1 đến bài 5.
 + Khoảng 700 TCN đến năm 179 TCN: Buổi đầu dựng nước và giữ nước
 + Năm 179 TCN đến năm 938: Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại nền độc lập.
- Kể lại một sự kiện tiêu biểu về:
 + Đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang.
- GD HS yêu quý và bảo vệ đất nước 
II. Đồ dùng dạy học: Một số tranh ảnh, bản đồ. Băng và hình vẽ trục thời gian.
III. Các hoạt động dạy học: (35-40 phút)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Bài cũ: Gọi HS trả lời câu hỏi:
? Em hãy nêu vài nét về con người Ngô Quyền.
- GV nhận xét, đánh giá.
2/ Bài mới: GTB – ghi bảng.
H Đ 1: Hoạt động nhóm.
 - GV yêu cầu HS đọc SGK / 24
 - GV treo băng thời gian (theo SGK) lên bảng và phát cho mỗi nhóm một bản yêu cầu HS ghi (hoặc gắn) nội dung của mỗi giai đoạn.
 - GV nhận xét, kết luận.
H Đ 2: Hoạt động cả lớp.
 - GV treo trục thời gian (theo SGK) lên bảng hoăc phát PHT cho HS và yêu cầu HS ghi các sự kiện tương ứng với thời gian có trên trục : khoảng 700 năm TCN, 179 năm TCN, 938.
 - GV tổ chức cho các em lên ghi bảng hoặc báo cáo kết quả.
 - GV nhận xét và kết luận.
H Đ 3: Hoạt động nhóm.
 - GV yêu cầu HS chuẩn bị cá nhân theo yêu cầu mục 3 trong SGK :
 Em hãy kể lại bằng lời về một trong ba nội dung sau :
? Đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang (sản xuất,ăn mặc, ở, ca hát, lễ hội).
? Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra trong hoàn cảnh nào? Nêu diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa?
? Trình bày diễn biến và nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng.
- GV nhận xét và kết luận.
3/ Tổng kết, dặn dò: Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài tiết sau : “Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân”.
- 3 HS trả lời, cả lớp theo dõi, nhận xét.
- HS đọc.
- HS các nhóm thảo luận và đại diện lên điền hoặc báo cáo kết quả 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS lên chỉ băng thời gian và trả lời.
- HS nhớ lại các sự kiện lịch sử và lên điền vào bảng.
- HS khác nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh.
- HS đọc nội dung câu hỏi và trả lời theo yêu cầu.
* Nhóm 1: Kể về đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang.
* Nhóm 2: Kể về khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
* Nhóm 3: Kể về chiến thắng Bạch Đằng.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS cả lớp.
=============================
Thứ năm, ngày 15 tháng 10 năm 2015.
Toán: (Tiết 39) LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Có kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ; vận dụng một số tính chất của phép cộng khi tính giá trị của biểu thức số.
- Giải được bài toàn liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- GD HS biết tư duy khi học toán.
II. Đồ dùng dạy học: Thước thẳng, ê ke (dùng cho GV và cho HS)
III. Các hoạt động dạy học: (35-40 phút)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: Gọi HS chữa bài 5 trang 48
- GV nhận xét, đánh giá.
2/ Bài mới: GTB – ghi bảng.
HD HS luyên tập:
Bài 1a: Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS làm vào vở
- Gọi 2 HS làm bảng.
- GV nhận xét .
Bài 2(dòng 1) 
? Đối với phép tính không có dấu ngoặc đơn mà có phép cộng ,trừ ,nhân.. ta thực hiện như thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
 - Hướng dẫn 
 98+ 3 + 97 +2
= (98+ 2)+ (97+ 3)
= 100 + 100 =200
Bài 4: GV gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS tóm tắt.
- Phân tích bài toán.
- GV chốt lại lời giải đúng.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà xem bài sau.
- 1HS chữa bài. HS khác nhận xét
- HS lắng nghe.
- 1 HS làm ở bảng lớp
- Chữa bài
- HS đọc yêu cầu
- HS trả lời
- HS làm vào vở
- HS đọc yêu cầu
- 1HS lên bảng thực hiện.Cả lớp làm vào vở.
- Chữa bài
- HS đọc yêu cầu
- HS trả lời.
- HS thi giải nhanh.
- Chữa bài
=============================
Thể dục: (Tiết 16) (Cô Lê Thị Hồng thực hiện)
=============================
Luyện từ và câu: (Tiết 16) DẤU NGOẶC KÉP
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép,cách dùng dấu ngoặc kép (ND ghi nhớ).
- Biết vận dụng những hiểu biết đã học để dùng dấu ngoặc kép trong khi viết .
- HS biết vận dụng vào trong học tập và cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ trong SGK trang 84.
III. Các hoạt động dạy học: (35-40 phút) :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Bài cũ: Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 3 HS viết
- Nhận xét câu trả lời, ví dụ của HS.
2/ Bài mới: GTB – ghi bảng.
H Đ 1: Tìm hiểu ví dụ:
 Bài 1:- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
? Những từ ngữ và câu nào được đặt trong dấu ngoặc kép?
? Những từ ngữ và câu văn đó là của ai?
?Những dấu ngoặc kép dùng trong đoạn văn trên có tác dụng gì? 
Bài 2:- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Khi nào dấu ngoặc kép được dùng độc lập. Khi nào dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu 2 chấm
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
? Từ “lầu”chỉ cái gì?
? Từ “lầu” trong khổ thơ được dùng với nghĩa gì?
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
H Đ 2: Luyện tập:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
- Yêu cầu HS trao đổi và tìm lời nói trực tiếp.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài.
Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Gọi HS trả lời, nhận xét bổ sung.
 Bài 3:
a/ Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- GV chữa bài.
3/ Củng cố, dặn dò:
? Hãy nêu tác dụng của dấu ngoặc kép.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lâi bài tập 3 vào vở và chuẩn bị bài sau.
- 4 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- HS lắng nghe.
+ Những từ ngữ và câu đó là lời của Bác Hồ.
+ Dấu ngoặc kép dùng để dẫn lời nói trực tiếp của Bác Hồ.
+ Dấu ngoặc kép được dùng độc lập khi lời dẫn trực tiếp chỉ là một cụm từ như: “Người lính tuân lệng quốc dân ra mặt trận”.
+ Dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu hai chấm khi lời dẫn trực tiếp là một câu trọn vẹn như lời nói của Bác Hồ: “Tôi chỉ có một sự ham muốn được học hành.”
- HS trả lời.
2 HS đọc thành tiếng
+ “lầu” chỉ ngôi nhà tầng cao, to, đẹp đẽ.
+ Tắc kè xây tổ trên cây, tổ tắt kè bé, nhưng không phải “lầu” theo nghĩa trên.
+ Từ “lầu” nói các tổ của tắt kè rất đẹp và quý.
+ Đánh dấu từ “lầu” dùng không đúng nghĩa với tổ của con tắc kè.
- Lắng nghe.
- Vì từ “vôi vữa” ở đây không phải có nghĩa như vôi vữa con người dùng. Nó có ý nghĩa đặc biệt .
- Lời giải: “trường thọ”, “đoản thọ”.
- 2 HS đọc thành tiếng yêu cầu và nội dung.
- 2 HS ngồi cùng bàn đọc đoạn văn trao đổi và nối tiếp nhau trả lời câu hỏi.
- 2 HS đọc thành tiếng.
- 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận và trả lời câu hỏi.
- HS trả lời.
=============================
Khoa học: (Tiết 16) ĂN UỐNG KHI BỊ BỆNH
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhận biết người bệnh cần được ăn uống đủ chất, chỉ một số bệnh phải ăn kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Biết ăn uống hợp lí khi bị bệnh. Biết cách phòng chống mất nước khi bị tiêu chảy: pha được dung dịch ô-rê-dôn hoặc chuẩn bị nước cháo muối khi bản thân hoặc người thân bị tiêu chảy.
- Có ý thức tự chăm sóc mình và người thân khi bị bệnh.
*Giáo dục KNS : Tự nhận thức, ứng xử phù hợp khi bị bệnh.
II. Đồ dùng dạy học: Các hình minh hoạ trang 34, 35 / SGK.
III. Các hoạt động dạy học: (35-40 phút)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Bài cũ: Gọi HS trả lời câu hỏi:
? Những dấu hiệu nào cho biết khi cơ thể khoẻ mạnh hoặc lúc bị bệnh?
- GV nhận xét, đánh giá HS.
2/ Bài mới: GTB – ghi bảng.
H Đ 1: Chế độ ăn uống khi bị bệnh.
KNS : Tự nhận thức.
? Khi bị các bệnh thông thường ta cần cho người bệnh ăn các loại thức ăn nào ?
? Đối với người bị ốm nặng nên cho ăn món đặc hay loãng ? Tại sao ?
? Đối với người ốm không muốn ăn hoặc ăn quá ít nên cho ăn thế nào ?
? Đối người bệnh cần ăn kiêng thì nên cho ăn như thế nào ?
? Làm thế nào để chống mất nước cho bệnh nhân bị tiêu chảy, đặc biệt là trẻ em ?
 - Gọi 2 HS đọc mục Bạn cần biết.
H Đ 2: Thực hành: Chăm sóc người bị tiêu chảy.
- Yêu cầu HS xem kĩ hình minh hoạ trang 35 / SGK và tiến hành thực hành nấu nước cháo muối và pha dung dịch ô-rê-dôn.
- Gọi một vài nhóm lên trình bày sản phẩm thực hành và cách làm. Các nhóm khác theo dõi, bổ sung. 
H Đ 3: Trò chơi: Em tập làm bác sĩ.
KNS : Ứng xử phù hợp khi bị bệnh.
- GV tiến hành cho HS thi đóng vai.
- GV gọi các nhóm lên thi diễn.
- GV nhận xét tuyên dương cho nhóm diễn tốt nhất.
3/ Củng cố, dặn dò:
? Những dấu hiệu nào cho biết khi cơ thể khoẻ mạnh hoặc lúc bị bệnh?
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS trả lời.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- Tiến hành thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trả lời.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- 2 HS đọc.
- Tiến hành thực hành nhóm.
- Nhận đồ dùng học tập và thực hành.
- 3 đến 6 nhóm lên trình bày.
- Tiến hành trò chơi.
- Nhận tình huống và suy nghĩ cách diễn.
- HS trả lời.
=============================
Kĩ thuật: (Tiết 8) KHÂU ĐỘT THƯA
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa .
- Khâu được các mũi khâu đột thưa các mũi khâu có thể chưa đều nhau.Đường khâu có thể bị dúm.
- Hình thành thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận .
II. Đồ d

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_Tuan_8_Lop_4.doc