Giáo án tổng hợp Lớp 2 - Tuần 18 - Năm học 2016-2017 - Phạm Văn Nông

Tiết 5

Môn:Đạo đức

Bài:Thực hành kĩ năng cuối học kì I

I- Mục tiêu:

 Giúp HS hệ thống lại:

- Những chủ đề đã học trong chương trình từ tuần 1 –16

- Nêu được những việc nên làm,không nên làm để thực hiện tốt các chủ đề trên.

- Nêu được lợi ích của những việc đã làm theo từng chủ đề .

II.Chuẩn bị

Một số câu hỏi – phiếu tham gia thảo luận .

III-Các hoạt động dạy học :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.Ổn định lớp :

2. Kiểm tra bài cũ:

- Tiết trước học bài gì ?

- Nêu những việc đã làm để giữ trật tự,vệ sinh nơi công cộng ?

- Giữ trật tự vệ sinh tốt những nơi công cộng đem lại lợi ích gì ?

- Đọc thuộc 2 câu thơ khuyên ta nên giữ vệ sinh trật tự nơi công cộng .

- Nhận xét phần KTBC

3.Bài mới:

a.Giới thiệu bài:

* Tiết đạo đức hôm nay cô sẽ huớng dẫn các em ôn lại những chủ đề đã học từ đầu năm đến nay. “ôn tập” ghi bảng.

b. Ôn tập

Hoạt động 1

Đàm thọai

Mục tiêu:Chăm chỉ học tập và sinh hoạt đúng giờ có lợi gì ?

-Em hãy đọc thời gian biểu ngày thứ 2 của em?em đã thực hiện đúng theo thời gian biểu buổi sáng chưa ?

- Em cần nhận lỗi và sửa lỗi khi nào?

- Biết nhận lỗi và sửa lỗi có lợi gì ?

- Sống gọn gàng ngăn nắp có lợi gì ?

- Tham gia làm tốt việc nhà phù hợp với khả năng là quyền và bổn phận của ai ?

- Để thể hiện tình cảm yêu thương cha mẹ. Em tham gia làm việc nhà với tinh thần và thái độ như thế nào?

- Em hãy kể 1 số việc em thường làm hằng ngày ở nhà?

- Nhận xét tuyên dương

- Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là quyền và bổn phận của ai?

- Giữ gìn trường lớp sạch đẹp đem lại lợi ích gì?

- Vì sao ta cần giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng ?

- Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng có lợi ích gì ?

- Thường 7 giờ vào lớp em phải đến lớp mấy giờ?

- Bạn Nhung, Tư thường đến lớp 7 giờ 15 hoặc 7 giờ 30 phút. Vậy 2 bạn đã đi học đúng giờ chưa ?

- Khi đến lớp trể giờ em sẽ làm ảnh hưởng đến việc học của mình và của bạn nên cần phải đi dúng giờ.

- Bạn cho em mượn bút viết bài, em lỡ tay làm rơi gãy của bạn em phải làm như thế nào ?

Hoạt động 2

Liên hệ thực tế.

- Tổ chức cho HS tham gia trò chơi.

Tên: Đoán xem tôi làm gì?

- Hàng ngày em ở nhà làm những việc gì để giúp bố mẹ.Em hãy diễn tả lại điệu bộ của việc làm đó không nói lời.Các bạn dưới lớp quan sát đoán tên của việc làm.

- Yêu cầu lớp nêu tên từng việc các bạn đã làm.

- Nhận xét tuyên dương

- Em hãy kể những việc em đã làm hàng ngày tham gia giữ sạch trường lớp?

- Nhận xét bổ sung.

- Trong giờ chào cờ đầu tuần,hoặc trong những buổi lễ lớn trong nhà trường.Khi được tham gia các em cần làm gì để thể hiện nếp sống văn minh?

4.Củng cố dặn dò:

- Cô đã ôn lại những bài đã học từ đầu năm đến nay. Cô mong rằng các em luôn nhớ và thực hiện thật tốt những điều đã học.

- Chuẩn bị : Giờ đạo đức sau kiểm tra.

 - Hát

- HS nhắc lại

- Giúp cho việc học của em mau chóng tiến bộ, tinh thần thoải mái hơn đảm bảo sức khỏe

- HS nêu:

- Khi mắc lỗi

- Giúp em mau chóng tiến bộ và được mọi người yêu qúy.

- Làm cho nhà cửa sạch đẹp khi dùng không mất công tìm kiếm bảo quản đồ dùng được lâu bền.

- Của trẻ em

- Tự giác làm các việc nhà vừa sức không cần ai nhắc nhở khi làm phải làm thật tốt

- HS kể

- Quyền và bổn phận của mỗi HS

- Các em được học tập sinh hoạt vui chơi trong môi trường trong lành.

-Vì những nơi công cộng đem lại những lợi ích cho con người. Nơi tập trung đông người nếu xả rác bừa bãi, làm ồn ào sẽ gây ô nhiểm và ảnh hưởng đến những người xung quanh.

-Thể hiện được nếp sống văn minh. Giúp cho công việc của mỗi người được thuận lợi, môi trường trong lành có lợi cho sức khoẻ.

- 6 giờ 45 phút

- Chưa đúng giờ

- Em sẽ xin lỗi bạn và xin tiền mẹ mua bút trả lại bạn.

- Chơi 2 lần mỗi lần 3 em ở 3 tổ lên tham gia.

- HS dưới lớp nêu tên

- HS nêu:

- Giữ trật tự không nói chuyện gây ồn ào làm ảnh hưởng đến những bạn khác, không ăn uống xả rác trên sân trường .

- HS nêu:

 

doc 31 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 627Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp Lớp 2 - Tuần 18 - Năm học 2016-2017 - Phạm Văn Nông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng giờ
- Em sẽ xin lỗi bạn và xin tiền mẹ mua bút trả lại bạn.
- Chơi 2 lần mỗi lần 3 em ở 3 tổ lên tham gia.
- HS dưới lớp nêu tên
- HS nêu:
- Giữ trật tự không nói chuyện gây ồn ào làm ảnh hưởng đến những bạn khác, không ăn uống xả rác trên sân trường .
- HS nêu:
Ngày soạn: 22/11/2016
Ngày dạy : 27/12/2016 
Thứ ba ngày 27 tháng 12 năm 2016
Tiết 1
Phân môn : Chính tả
Bài dạy : ÔN TẬP Kiển tra cuối HKI (T3)
I/ MỤC TIÊU :
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.
- Biết thực hành sử dụng mục lục sách (BT2).
- Nghe – viết chính xác, trình bày đúng bài CT ; tốc độ viết khoảng 40/15 phút.
HS khá giỏi, Nghe – viết chính xác, trình bày đúng đẹp bài CT ; tốc độ viết khoảng 40/15 phút.)
HS trung bình, yếu làm được ít nhất: Bài 1, 
HS khá giỏi, làm được các bài 1,2
 -Học sinh có ý thức trao dồi tập đọc.
II/ CHUẨN BỊ
 - Giáo viên : Bài viết chính tả ở bảng phụ
 - Học sinh : Sách Tiếng việt. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định lớp : 
2.Kiểm tra bài cũ: 
3.Dạy bài mới: 
vHoạt động 1
luyện đọc.
Mục tiêu : Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng
Gọi HS lên bảng bốc thăm bài tập đọc.
Theo dõi HS đọc chỉnh sửa lỗi sai cho các em nếu có và chấm điểm khuyến khích:
+ Đọc đúng từ đúng tiếng: 
+ Nghỉ ngơi đúng, giọng đọc phù hợp: 
+ Đạt tốc độ 40 tiếng/ 1 phút: 
+ Trả lời đúng câu hỏi 
vHoạt động 2
Thi tìm nhanh một số bài tập đọc theo mục lục sách. 
Mục tiêu : Biết tra mục lục để tìm nhanh các bài tập đọc.
-Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài.
-Tổ chức cho các nhóm thi đua. Nêu luật chơi.
-Tổng kết nhóm nào có nhiều điểm là nhóm thắng cuộc.
vHoạt động 3
Chính tả
Mục tiêu : Nghe viết chính xác trình bày đúng bài chính tả.
-Giáo viên đọc lần 1 đoạn văn.
Trực quan : Tranh và bài viết
-Bài chính tả có mấy câu ?
-Những chữ nào trong đoạn cần viết hoa ?
-GV cho học sinh luyện viết bảng con.
-Đọc cho học sinh viết.
-Đọc lại.
-Chấm bài, nhận xét.
4.Củng cố - Dặn dò
-Khi tập đọc phải chú ý điều gì ?
-Ngoài ra còn chú ý điều gì khi đọc bài văn hay ?
-Nhận xét tiết học và nhắc nhở
- Tập đọc bài tiết sau ôn tâp. 
- Hát.
7 đến 8 HS lần lượt lên bảng, bốc thăm chọn bài tập đọc sau đó đọc 1 đoạn hoặc cả bài như trong phiếu đã chỉ định.
-Các nhóm thi đua tìm nhanh ghi nhanh các bài tập đọc trong mục lục sách.
-Đại diện nhóm tìm.
- 2 em đọc lại. Cả lớp đọc thầm.
-Quan sát.
-4 câu.
-Những chữ đầu câu và tên riêng của người.
-HS viết bảng con tiếng dễ sai.
-Nghe viết đúng chính tả.
-Dò bài.
-Sửa lỗi.
-1 em nêu : Phải chú ý phát âm rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ dài.
-Đọc diễn cảm.
Tiết 2
Phân môn: Thủ công
Bài: Gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe( Tiết 2)
I.Mục tiêu : 
- Biết cách gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe.
- Gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe. Đường cắt có thể mấp mô. Biển báo tương đối cân đối.
Với HS năng khiếu,: Gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe. Đường cắt ít mấp mô. Biển báo cân đối. 
Nội dung tích hợp : Giáo dục HS biết các loại biển báo giao thông và tham gia an toàn GT
II.Chuẩn bị :
 - GV : Hình mẫu biển báo giao thông cấm đỗ xe. Quy trình gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe.
 - HS : Giấy màu, kéo hồ.
III.Các hoạt động.
Hoạt động của GV
Hoạt động cùa HS
1.Ổn định lớp : 
2.Bài cũ :
- Kiểm tra ĐDHT
- GV nhận xét
3. Bài mới: 
 * Giới thiệu bài: 
vHoạt động 1
Thực hành
Mục tiêu: Giúp HS gấp, cắt, dán được biển báo giao thông cấm đỗ xe trên giấy màu 
- Với HS khéo tay: Gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe. Đường cắt ít mấp mô. Biển báo cân đối.
Cách tiến hành: 
GV hỏi HS các bước gấp, cắt biển báo giao thông cấm đỗ xe
GV lưu ý HS: Dán hình tròn xanh lên hình tròn màu đỏ sao cho cácc đường cong cách đều, dán hình chữ nhật màu đỏ ở giữa hình tròn xanh cho cân đối và chia đôi hình tròn màu xanh làm cho 2 phần bằng nhau.
- GV yêu cầu HS tiến hành thực hành 
vHoạt động 2
Trình bày sản phẩm
Mục tiêu: Giúp HS biết trình bày biển báo giao thông cấm đỗ xe 
Cách tiến hành: 
- GV cho Hs trình bày theo nhóm hoặc cá nhân. Khuyến khích HS trang trí thêm cảnh vật cho sinh động 
- GV cùng cả lớp nhận xét 
4.Củng cố – dặn dò.
- GDKN: Sau bài học ngày hôm nay em rút ra được điều gì khi tham gia ATGT?
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Giấy màu, kéo hồ.
- Hát
- Hoạt động cá nhân- HS nêu:
- HS tiến hành thực hành 
- Hoạt động lớp, cá nhân.
- HS trình bày sản phẩm.
- HS nhận xét bài bạn
Tiết 3
Môn : Toán
Bài dạy : LUYỆN TẬP CHUNG
I/ MỤC TIÊU :
- Biết cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 20.
- Biết làm tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết tìm số hạng, số bị trừ.
- Biết giải bài toán về ít hơn một số đơn vị.
- Bài tập cần làm: Bài 1 ( cột 1,2,3 ), bài 2 ( cột 1,2 ), bài 3 (a,b), bài 4
HS trung bình, yếu làm được ít nhất: Bài 1 ( cột 1,2,3 ), bài 2 ( cột 1,2 ), 
HS khá giỏi, làm được các bài 1 ( cột 1,2,3 ), bài 2 ( cột 1,2 ), bài 3 (a,b), bài 4,5 
II/ CHUẨN BỊ :
 - Giáo viên : Ghi bảng bài 4 -5.
 - Học sinh : Sách, vở BT, bảng con, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định lớp : 
2.Bài cũ : - Học sinh làm bài 4
-Cho học sinh làm bài tập : Thùng nhỏ đựng 48l nước. Thùng lớn đựng nhiều hơn thùng nhỏ 12l. Hỏi thùng lớn đựng bao nhiêu lít nước ?
-Nhận xét, 
3. Dạy bài mới 
* Giới thiệu bài: Tiết học này giúp các em củng cố lại kiến thức đã học
vHoạt động 1
Luyện tập.
Mục tiêu : Củng cố về cộng trừ nhẩm (có nhớ một lần). Tìm một thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ. Giải bài toán và vẽ hình.
Bài 1 : 
-Yêu cầu HS tự nhẩm.
Bài 2: 
- Yêu cầu gì ?
-Nêu cách thực hiện phép tính :
 28 + 19, 73 – 35, 53 + 47,
 90 – 42.
-Nhận xét, 
Bài 3
- GV gọi HS nêu y/c
- Cho HS nêu cách tìm số hạng chưa biết trong một tổng khi biết tổng và số hạng còn lại. Tìm số bị trừ chưa biết khi biết hiệu và số trừ. Tìm số trừ chưa biết khi biết hiệu và số bị trừ.
- Có thể nêu và thực hiện giải từng ý hoặc nêu tất cả rồi giải bài.
- GV cho HS thực hành giải
- GV nhận xét.
Bài 4 : 
-Gọi 1 em đọc đề.
-Bài toán cho biết gì ?
-Bài toán hỏi gì ?
-Bài toán thuộc dạng gì ?
Bài 5 : 
(HS khá giỏi làm )
-Yêu cầu gì ?
-Cho học sinh thảo luận theo cặp để tìm cách nối.
-Muốn vẽ đoạn thẳng qua 2 điểm cho trước em thực hiện như thế nào ?
4. Củng cố- Dặn dò: 
- Giáo dục tính cẩn thận khi làm tính.
-Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS về nhà xem và giải tiếp bài 
- chuẩn bị cho tiết học sau
- Hát
-Học sinh làm bài 4
-Lớp làm vào nháp
Tóm tắt và giải.
Số lít nước thùng lớn đựng :
48 + 12 = 60 (l)
Đáp số : 60l
-Luyện tập chung.
Bài 1 : 
-Tự nhẩm.
*Nhiều em nối tiếp báo kết quả.
12 – 4 = 8 9 + 5 = 14
15 – 7 = 8 7 + 7 = 14
13 – 5 = 8 6 + 8 = 14 
11 – 5 = 6 
4 + 9 = 13 
16 – 7 = 9 
Bài 2:
 47 38 
Bài 3
- HS nêu y/c
x + 18 = 62 x – 27 = 37
	 x = 62 – 18 	 x = 37 + 27
 x = 44 	 x = 64
Bài 4 : 
Tóm tắt
Lợn to : 92kg
Lợn bé nhẹ hơn: 16kg
Lợn bé : ....?kg
Giải
Con lợn bé cân nặng là :
92 – 16 = 76 (kg)
Đáp số : 76 kg.
Bài 5
-Nối các điểm trong hình để được hình chữ nhật(a), hình tứ giác (b).
-Thảo luận và vẽ hình.
-1 em trả lời. Nhận xét.
-Hoàn thành bài tập.
 Tiết 4
Phân môn : Kể chuyện
Bài dạy : ÔN TẬP Kiểm tra cuối HKI (T4)
I/ MỤC TIÊU :
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.
- Nhận biết được từ chỉ hoạt động và dấu câu đã học (BT2).
- Biết cách nói lời an ủi và cách hỏi để người khác tự giới thiệu về mình (BT3).
HS trung bình, yếu làm được ít nhất: Bài 1,2
HS khá giỏi, yếu làm được các bài 1,2,3
II/ CHUẨN BỊ :
 -Viết sẵn BT2,3.
 -Sách Tiếng Việt, vở BT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định lớp : 
2.Kiểm tra bài cũ : 
- Sách vở của HS
- GV nhận xét.
3.Dạy bài mới :
vHoạt động 1
luyện đọc.
Mục tiêu : Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng
Gọi HS lên bảng bốc thăm bài tập đọc.
Theo dõi HS đọc chỉnh sửa lỗi sai cho các em nếu có và chấm điểm khuyến khích:
+ Đọc đúng từ đúng tiếng: 
+ Nghỉ ngơi đúng, giọng đọc phù hợp: 
+ Đạt tốc độ 40 tiếng/ 1 phút: 
+ Trả lời đúng câu hỏi 
+ Trả lời đúng câu hỏi
vHoạt động 2 
Tìm 8 từ chỉ hoạt động trong đoạn văn. 
 Mục tiêu : Ôn luyện về từ chỉ hoạt động và về các dấu câu.
-Gọi 1 em đọc yêu cầu.
-GV nhận xét, chốt lời giải đúng : nằm(lì), lim dim, kêu, chạy,vươn, đang, vỗ, gáy
-Tìm các dấu câu.
-Bài tập yêu cầu gì ?
-Trong đoạn văn có sử dụng dấu câu gì ?
-Nhận xét.
vHoạt động 3
Đóng vai chú Công an hỏi chuyện về em bé.
Mục tiêu : Ôn luyện về cách nói lời an ủi và cách hỏi để người khác tự giới thiệu về mình.
-Cho HS thực hành đóng vai theo cặp.
-Giáo viên giúp học sinh thực hiện : Chú công an phải biết an ủi vỗ về em nhỏ, gợi cho em tự nói về mình để đưa được em về nhà.
-Nhận xét.
4.Củng cố - Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS đọc bài tốt, làm bài tập đúng.
- Nhắc HS về nhà ôn tiếp các bài 
tập đọc 
-Hát
7 đến 8 HS lần lượt lên bảng, bốc thăm chọn bài tập đọc sau đó đọc 1 đoạn hoặc cả bài như trong phiếu đã chỉ định.
-1 em đọc yêu cầu. Lớp đọc thầm.
-HS viết những từ vừa tìm được ra nháp. 1 em lên bảng làm.
-Gạch chân các từ ấy trong vở BT
nằm(lì), lim dim, kêu, chạy,vươn, đang, vỗ, gáy
-Nhận xét.
-1 em nêu yêu cầu.
-HS nhìn sách phát biểu : Trong đoạn văn có sử dụng dấu câu : dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm than, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu chấm lửng.
-Thực hành đóng vai theo cặp.
-Cháu đừng khóc nữa. Chú sẽ đưa cháu về nhà ngay. Nhưng cháu hãy nói cho chú biết : Cháu tên là gì ?
-Bố mẹ cháu tên là gì ?
-Bố mẹ cháu làm ở đâu ?
-Nhà cháu ở đâu ?
Tuần 18
I. PHỤ ĐẠO VÀ BỒI DƯỠNG
1. PHỤ ĐẠO 
Đọc và viết
Nội dung thục hiện của học sinh
Tên nội dung
GÀ “TỈ TÊ” VỚI GÀ
Ngày soạn: 22/11/2016
Ngày dạy : 28/12/2016 
Thứ tư ngày 28 tháng 12 năm 2016
Tiết 1
Phân môn : Tập đọc
Bài dạy : ÔN TẬP kiểm tra cuối HKI (T5)
I/ MỤC TIÊU :
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.
- Tìm được từ chỉ hoạt động theo tranh vẽ và đặt câu với từ đó (BT2).
- Biết nói lời mời, nhờ, đề nghị phù hợp với tình huống cụ thể (BT3).
 +Rèn đọc lưu loát, rõ ràng, rành mạch.
HStrung bình, yếu làm được ít nhất: Bài 2
HS khá giỏi, yếu làm được các bài 2,3
 +Ý thức học tập tốt.
II/ CHUẨN BỊ :
 - Tranh.
 - Sách Tiếng việt.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định lớp : 
2.Kiểm tra bài cũ: 
 - Sách vở của HS 
3.Bài mới
Giới thiệu bài : 
vHoạt động 1
Luyện đọc.
Mục tiêu : Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng
Gọi HS lên bảng bốc thăm bài tập đọc.
Theo dõi HS đọc chỉnh sửa lỗi sai cho các em nếu có và chấm điểm khuyến khích:
+ Đọc đúng từ đúng tiếng: 
+ Nghỉ ngơi đúng, giọng đọc phù hợp: 
+ Đạt tốc độ 40 tiếng/ 1 phút: 
+ Trả lời đúng câu hỏi 
v Hoạt động 2 
Tìm từ ngữ chỉ hoạt động, đặt câu 
Mục tiêu : Ôn luyện về từ chỉ hoạt động, đặt câu hỏi với từ chỉ hoạt động.
-Trực quan : GV treo tranh minh họa.
-Gọi HS nêu tên hoạt động vẽ trong tranh ?
-Em hãy đặt câu với từ “tập thể dục” ?
-Em hãy đặt câu với các từ còn lại.
-GV ghi nhanh các câu hay lên bảng :
+ Chúng em vẽ tranh./Chúng em vẽ hoa và mặt trời.
+ Em học bài./ Bạn Hoàng Minh học rất giỏi.
+ Em cho gà ăn./ Ngày nào em cũng cho gà ăn.
+ Em quét nhà./ Em quét nhà rất sạch.
v Hoạt động 3
Ghi lại lời mời, nhờ, đề nghị (viết). 
Mục tiêu : Ôn luyện về cách mời, nhờ, đề nghị.
-Gọi học sinh đọc tình huống trong bài.
-Em nói lời mời của em trong tình huống 1 ?
-Suy nghĩ và viết lời đề nghị của em trong tình huống còn lại ?
-Nhận xét, kết luận.
4.Củng cố- Dặn dò 
-Gọi 1 em nói lời mời , nhờ, yêu cầu hoặc đề nghị ? GV ghi bảng
-Nhận xét tiết học.
- Nhắc nhở HS về nhà ôn tiếp bài chuẩn bị tiết học sau 
Hoạt động lớp.
7 đến 8 HS lần lượt lên bảng, bốc thăm chọn bài tập đọc sau đó đọc 1 đoạn hoặc cả bài như trong phiếu đã chỉ định.
- Học sinh quan sát
-Học sinh nêu :1.Tập thể dục, 2.Vẽ tranh, 3.Học bài, 4.Cho gà ăn, 5.Quét nhà.
-Vài em đặt câu :
+ Chúng em tập thể dục.
+ Lan và Ngọc tập thể dục.
+ Buổi sáng, em dậy sớm tập thể dục.
-Chia nhóm làm bài : HS trong từng nhóm nối tiếp nhau đọc câu văn vừa đặt.
-Nhận xét.
-1 em đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
-Vài em phát biểu :
+ Thưa cô, chúng em kính mời cô đến dự buổi họp mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 ở lớp chúng em ạ.
+Lớp em kính mời cô đến dự buổi họp mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam
20-11 ở lớp chúng em.
-Làm bài cá nhân vào vở BT.
-Vài em đọc lai bài viết của mình 
+ Nam ơi, khiêng giúp mình cái ghế với !
+ Làm ơn khiêng giúp mình cái bàn này nhé!
+ Đề nghị các bạn ở lại họp Sao Nhi đồng.
+ Mời các bạn nán lại để dự họp Sao Nhi đồng.
-Nhận xét bài bạn.
-Thưa thầy, em kính mời thầy đến dự buổi tiệc mừng Tân khoa của em.
-Tập đọc bài.
Tiết 2: Thể dục
 Bài : 35 * Trò chơi Vòng tròn
 * Trò chơi Nhanh lên bạn ơi
I. Mục tiêu:
-Ôn 2 trò chơi: “Vòng tròn” và “Nhanh lên bạn ơi!”. Yêu cầu tham gia vào trò chơi tương đối chủ động,đúng luật.
II. Địa điểm và phương tiện
- Địa điểm : Sân trường . 1 còi 
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
Nội dung
Phương pháp lên lớp
I. Mở đầu: (5’)
GV Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
HS chạy một vòng trên sân tập
Thành vòng tròn,đi thường.bước Thôi
HS vừa đi vừa hít thở sâu
Ôn bài thể dục phát triển chung
Mỗi động tác thực hiện 2x8 nhịp
Kiểm tra bài cũ : 4 hs
Nhận xét
II. Cơ bản: { 24’}
a.Trò chơi : Vòng tròn
Giáo viên hướng dẫn và tổ chức HS chơi
 Nhận xét
b.Trò chơi : Nhanh lên bạn ơi
Giáo viên hướng dẫn và tổ chức HS chơi
 Nhận xét
III. Kết thúc: (6’)
Đi đều.bước Đứng lại..đứng
HS vừa đi vừa hát theo nhịp
Thả lỏng :
Hệ thống bài học và nhận xét giờ học
Về nhà ôn 8 động tác TD đã học
Đội Hình 
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
Đội Hình xuống lớp
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
Tiết 3
Môn : Toán
Bài dạy :LUYỆN TẬP CHUNG
I/ MỤC TIÊU :
- Biết làm tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép cộng, trừ trong trường hợp đơn giản.
- Biết tìm một thành phần chưa biết của phép cộng hoặc phép trừ.
- Biết giải bài toán về nhiều hơn một số đơn vị.
- Bài tập cần làm: Bài 1 (cột 1,3,4), bài 2(cột 1,2), bài 3 (b), bài 4. 
HS trung bình, yếu làm được ít nhất: Bài 1 (cột 1,3,4), bài 2(cột 1,2)
HS khá giỏi, yếu làm được các bài 1 (cột 1,3,4), bài 2(cột 1,2), bài 3 (b), bài 4. 5
II/ CHUẨN BỊ :
Giáo viên
Sách, vở BT, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định lớp : 
2.Bài cũ : 
-Giờ tan học của em là mấy giờ ?
-Em xem tin tức thời sự lúc mấy giờ tối ?
-7 giờ tối còn gọi là mấy giờ ?
 -Nhận xét.
3.Dạy bài mới :
 Giới thiệu bài.
 Các em sẽ được học tiếp tiết toán : Luyện tập chung
vHoạt động 1
luyện tập.
Mục tiêu : Củng cố về cộng trừ có nhớ Tính giá trị các biểu thức số đơn giản. 
. Bài 1: 
- Gọi HS nêu y/c
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện , cả lớp làm vào vở
- GV cho HS nhận xét
- Nhận xét 
Bài 2
- Gọi HS nêu y/c
- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
- Viết lên bảng: 14 – 8 + 9 và yêu cầu HS nêu cách tính.
- Yêu cầu 3 HS lên bảng thực hiện ,cả lớp làm bài vào Vở bài tập.
- Nhận xét 
Bài 3: 
- Gọi HS nêu y/c
- Cho HS nêu cách tìm tổng, tìm số hạng trong phép cộng và làm phần a. 1 HS làm bài trên bảng lớp
- Tiếp tục cho HS nêu cách tìm số bị trừ, số trừ, hiệu trong phép tính trừ. Sau đó yêu cầu làm tiếp phần b.
- Gọi 1 HS làm bài trên bảng lớp.
- GV cho HS nhận xét
- Nhận xét 
v Hoạt động 3
Giải bài toán
Mục tiêu: Giải toán có lời văn về nhiều hơn một số đơn vị
 Bài 4: 
- Cho HS đọc đề bài, xác định dạng bài toán
- GV cho HS thực hành tóm tắt và giải
- GV cho HS nhận xét
- GV nhân xét.
Bài 5: HS khá giỏi làm
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Muốn vẽ 1 đoạn thẳng có độ dài 5 cm ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS thực hành vẽ.
- Yêu cầu HS thảo luận tìm cách kéo dài đọan thẳng để được đoạn thẳng 1 dm.
4. Củng cố – Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Luyện tập chung.
- Hát
- HS nêu:
Bài 1
- HS nêu y/c
 70 100 25 
Bài 2
- HS nêu y/c
Tính từ trái sang phải 14 trừ 8 bằng 6, 6 cộng 9 bằng 15.
14 – 8 + 9 = 15 15 – 6 + 3 = 12
 5 + 7 – 6 = 6 8 + 8 – 9 = 7
16 – 9 + 8 = 15 11 – 7 + 8 = 12
Bài 3
- HS nêu y/c
Số hạng
32
12
25
50
Số hạng
 8
50
25
35
Tổng
40
62
50
85
 Bài 4:
Tóm tắt
 Can bé đựng : 14 lít
 Can to đựng nhiều hơn: 8 lít
 Hỏi can to đựng :... ?lít
Bài giải
Can to đựng được là:
14 + 8 = 22 (lít)
 Đáp số: 22 lít
Bài 5
Đọc đề bài.
Chấm 1 điểm trên giấy vẽ, đặt vạch 0 của thước trùng với điểm vừa chấm. Tìm dộ dài 5 cm trên thước và chấm điểm thứ 2 ở vạch chỉ 5 cm trên thước. Nối 2 điểm ta được đoạn thẳng cần vẽ.
	 5 cm
Vẽ hình. A /-------------------------/ B
1 dm = 10 cm.
Muốn có đoạn thẳng 10 cm ta phải vẽ thêm 5 cm nữa vào đoạn vừa vẽ.
Có nhiều cách vẽ thêm nhưng trước hết phải kéo dài AB thành đường thẳng AB sau đó mới xác định độ dài theo yêu cầu
Nhận xét
Tiết 4
 	Môn: Tự nhiên xã hội
Bài: Thực hành giữ gìn trường lớp sạch đẹp
I. Mục tiêu
- Biết thực hiện một số hoạt động làm cho trường, lớp sạch, đẹp.
- Nêu được cách tổ chức các bạn tham gia làm vệ sinh trường lớp một cách an toàn.
HS trung bình, yếu Biết thực hiện một số hoạt động làm cho trường, lớp sạch, đẹp) 
HS khá giỏi, Nêu được cách tổ chức các bạn tham gia làm vệ sinh trường lớp một cách an toàn)
KNS: Giáo dục HS ý thức tiết kiệm khi sử dụng nước để làm vệ sinh giữ gìn nhà ở, trường học sạch đẹp
-Kĩ năng tự nhận thức: Tự nhận
xét các hành vi của mình có liên
quan đến việc giữ gìn trường lớp.
- Kĩ năng làm chủ bản thân: đảm nhận trách nhiệm tham gia công việc để giữ gìn trường học sach đẹp.
- Phát triển kĩ năng hợp tác trong quá trình thực hiện công việc.
II. Chuẩn bị
 - GV: Tranh, ảnh trong SGK trang 38, 39. Một số dụng cụ như: Khẩu trang, chổi có cán, xẻng hót rác, gáo múc nước hoặc bình tưới. Quan sát sân trường và các khu vực xung quanh lớp học và nhận xét về tình trạng vệ sinh ở những nơi đó trước khi có tiết học.
 - HS: SGK. Vật dụng.
III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động củaHS
1.Ổn định lớp : 
2. Bài cũ: Phòng tránh té ngã khi ở trường.
- Kể tên những hoạt động dễ gây nguy hiểm ở trường?
- Nên và không làm gì để phòng tránh tai nạn khi ở trường?
- GV nhận xét.
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
Giữ trường học sạch đẹp.
v Hoạt động 1
Nhận biết trường học sạch đẹp và biết giữ trường học sạch đẹp.
Mục tiêu: HS nhận biết trường lớp sạch đẹp có lợi ích gì.
ò ĐDDH: Tranh.
Bước 1:
- Treo tranh ảnh trang 38, 39.
- Hướng dẫn HS quan sát tranh ảnh và trả lời câu hỏi:
Tranh 1:
- Bức ảnh thứ nhất minh họa gì?
- Nêu rõ các bạn làm những gì?
- Dụng cụ các bạn sử dụng?
- Việc làm đó có tác dụng gì?
Tranh 2:
- Bức tranh thứ 2 vẽ gì?
- Nói cụ thể các công việc các bạn đang làm?
- Tác dụng?
- Trường học sạch đẹp có tác dụng gì?
Bước 2:
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
- Trên sân trường và xung quanh trường, xung quanh các phòng học sạch hay bẩn?
- Xung quanh trường hoặc trên sân trường có nhiều cây xanh không? Cây có tốt không?
- Khu vệ sinh đặt ở đâu? Có sạch không? Có mùi hôi không?
- Trường học của em đã sạch chưa?
- Theo em làm thế nào để giữ trường học sạch đẹp?
- Kết luận: Nhấn mạnh tác dụng của trường học sạch đẹp.
- Nhắc lại và bổ sung những việc nên làm và nên tránh để giữ trường học sạch đẹp.
v Hoạt động 2
Thực hành làm vệ sinh trường, lớp học 
Mục tiêu: Thực hành làm vệ sinh trường, lớp học cho sạch đẹp.
ò ĐDDH: Vật dụng.
Bước 1:
- Phân công việc cho mỗi nhóm.
- Phát cho mỗi nhóm một số dụng cụ phù hợp với từng công việc.
- Hướng dẫn HS biết cách sử dụng dụng cụ hợp lí để đảm bảo an toàn và giữ vệ sinh cơ thể. VD: Đeo khẩu trang, dùng chổi có cán dài, vẩy nước khi quét lớp, quét sân hoặc sau khi làm vệ sinh trường, lớp; nhổ cỏ  phải rửa tay bằng xà phòng.
 Bước 2:
- Tổ chức cho các nhóm kiểm tra đánh giá.
- Đánh giá kết quả làm việc.
- Tuyên dương những nhóm và cá nhân làm tốt.
4. Củng cố – Dặn dò
GDKN: Trường lớp sạch đẹp sẽ giúp chúng ta khoẻ mạnh và học tập tốt hơn. Vậy em phải làm gì để Trường lớp sạch đẹp?
- Chuẩn bị: Bài 19.
Hát
 - HS nêu, bạn nhận xét.
HS quan sát theo cặp các hình ở trang 38, 39 SGK và trả lời các câu hỏi.
Cảnh các bạn đang lao động vệ sinh sân trường.
Quét rác, xách nước, tưới cây
Chổi nan, xô nước, cuốc, xẻng
Sân trường sạch sẽ
Trường học sạch đẹp.
Vẽ cảnh các bạn đang chăm sóc cây hoa.
Tưới cây, hái lá khô già, bắt sâu
Cây mọc tốt hơn, làm đẹp ngôi trường.
Bảo vệ sức khoẻ cho mọi người, GV, HS học tập giảng dạy được tốt hơn.
Nhớ lại kết quả, quan sát và trả lời.
- HS nêu:
- HS nêu:
- HS nêu:
Không viết, vẽ bẩn lên bàn, lên tường.
Không vứt rác, không khạc nhổ bừa bãi.
Không trèo cây, bẻ cành, hái vứt hoa, dẫm lên cây.
Đại, tiểu tiện đúng nơi qui định
Tham gia vào các hoạt động làm vệ sinh trường lớp, tưới chăm sóc cây cối.
Làm vệ sinh theo nhóm.
Phân công nhóm trưởng.
Các nhóm tiến hành công việc:
+ Nhóm 1: Vệ sinh lớp.
+ Nhóm 2: Nhặt rác, quét sân trường
+ Nhóm 3: Tưới cây xanh ở sân trường
+ Nhóm 4: Nhổ cỏ, tưới hoa ở sân trường.
Nhóm trưởng báo cáo kết quả.
Các nhóm đi xem thành quả làm việc, nhận xét và đánh giá.
Biết được thế nào là trường lớp sạch đẹp và các biện pháp để giữ gìn trường lớp sạch đẹp,
Tiết 5
Phân môn : Tập viết
Bài dạy : ÔN TẬP Kiểm tra cuối HKI (T6)
I/ MỤC TIÊU :
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.
- Dựa vào tranh để kể lại câu chuyện ngắn khoảng 5 câu và đặt tên cho câu chuyện (BT2) ; viết được tin nhắn theo tình huống cụ thể (BT3).
HS trung bình, yếu làm được ít nhất: Bài 1, 2. 
HS khá giỏi, làm được các bài 1,2,3.
II/ CHUẨN BỊ :
 - Các tờ phiếu ghi tin nhắn.
 - Sách, vở BT, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định lớp : 
2.Kiểm tra bài cũ :
- sách vở HS 
3.Bài mới
Giới thiệu bài :
vHoạt động 1
Luyện đọc.
Mục tiêu : Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng
Gọi HS lên bảng bốc thăm bài tập đọc.
Theo dõi HS đọc chỉnh sửa lỗi sai cho các em nếu có và chấm điểm khuyến khích:
+ Đọc đúng từ đúng tiếng: 
+ Nghỉ ngơi đúng, giọng đọc phù hợp: 1 điểm.
+ Đạt tố

Tài liệu đính kèm:

  • docGA T18.doc