Giáo án tổng hợp Lớp 2 - Tuần 13 - Năm học 2017-2018

Buổi sáng Tiết 1: Chính tả:(Tập chép)

Có công mài sắt, có ngày nên kim.

I. Mục tiêu:

- HS chép lại chính xác một đoạn trong bài: Có công mài sắt, có ngày nên kim “từ Mỗi ngày mài đến thành tài”. Củng cố quy tắc viết c/ k .

- HS viết đúng, biết cách trình bày một đoạn văn, biết viết hoa chữ đầu câu đầu đoạn. Điền đúng các chữ cái vào ô trống theo tên chữ, thuộc lòng tên 9 chữ cái đầu trong bảng chữ cái.

- HS có ý thức chăm chỉ học, ngồi đúng tư thế, rèn chữ cho đẹp.

II. Chuẩn bị:

 - GV: Bảng phụ chép sẵn bài chính tả, bảng lớp ghi BT2, 3.

 - HS: Vở chính tả, vở BT, phấn, bảng con,.

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Ổn định tổ chức: (1’)

2. Kiểm tra bài cũ:(5’)

- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS và nhận xét.

3. Bài mới: (40’)

a. Giới thiệu bài: (1’)

- GV nêu một số điểm HS cần lưu ý về yêu cầu giờ chính tả.

- GV giới thiệu bài và ghi bảng tựa bài.

b. Giảng bài mới:

HĐ1: Hướng dẫn chuẩn bị (10’).

- GV treo bảng phụ đọc bài chính tả.

+ Đoạn viết chép từ bài nào ?

+ Đoạn chép có mấy câu ?

+ Cuối mỗi câu có dấu gì ?

+ Những chữ nào trong bài được viết hoa ?

+ Chữ đầu đoạn viết như thế nào ?

- GV đọc các chữ khó cho HS viết bảng con. (Mỗi ngày, thành tài, Giống, quay.)

- GV nhận xét, sửa sai.

HĐ2: Viết bài (20’)

- GV treo bảng phụ hướng dẫn HS chép bài.

Nhắc nhở HS sửa tư thế ngồi, cách cầm bút,

nhắc HS viết đúng trình bày sạch.

+ HSKT nhìn viết “ Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí sẽ có ngày nó thành kim

- GV nhắc HS viết xong tự nhìn bảng soát lại bài viết và tự chữa lỗi.

- GV thu bài chấm nhận xét.

HĐ3: Luyện tập (10’).

+ Bài 2: (4’).

- GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập.

- GV hướng dẫn HS điền vào chỗ chấm c hay k.

- GV mời 1 HS lên bảng làm. Cho cả lớp làm

vở BTTV.

+ Khi nào ta viết chữ k? Khi nào ta viết chữ c?

- GV nhận xét, sửa sai.

- GV cho HS đọc lại bài làm.

+ Bài 3: (6’).

- GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập.

- GV treo bảng, hướng dẫn HS cách làm. GV mời 1 em lên bảng lớp làm mẫu. Cho cả lớp làm vào vở BTTV.

- GV nhận xét. Cho HS làm tiếp.

- GV nhận xét sửa sai.

- GV cho HS đọc thuộc các chữ cái.

4. Củng cố: (4’).

- GV cho HS đọc lại 9 chữ cái vừa viết.

- GV cho cả lớp viết lại một số lỗi sai phổ biến.

- GV nhận xét, tuyên dương HS viết bài tốt, nhắc nhở HS viết còn sai và giáo dục HS.

5. Dặn dò: (1’)

- GV mời HS nhận xét tiết học.

- GV nhận xét chung giờ học.

- Về nhà tiếp tục đọc thuộc 9 chữ cái. Luyện viết lại bài vào vở luyện viết. Hát

- HS để vở, phấn, bảng con, thước kẻ, bút chì lên mặt bàn.

- HS theo dõi.

- 1 HS đọc, cả lớp đọc lại.

+ Có công mài sắt, có ngày nên kim.

+ Đoạn chép có 2 câu.

+ Cuối mỗi câu có dấu chấm.

+ Những chữ đầu câu, đầu đoạn.

+ Viết hoa chữ cái đầu tiên lùi vào 1ô.

- HS đọc lại và lần lượt viết bảng con: Mỗi ngày, thành tài, Giống, quay.

- Cả lớp nhìn bảng chép bài vào vở.

- HS KT nhìn bảng chép câu một vào vở theo hướng dẫn của cô .

- HS viết xong tự soát lại bài và sửa lỗi.

- HS nộp bài chính tả.

Bài 2: 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc lại.

- 1 HS lên bảng lớp điền. Cả lớp làm vở BT.

 kim khâu, cậu bé, kiên nhẫn, bà cụ.

+ Viết k khi đứng sau nó là các nguyên âm e, ê, i. Viết c trước các nguyên âm còn lại.

- Cả lớp theo di, lắng nghe.

- HS đọc lại bài làm.

Bài 3:1 HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc lại: Viết chữ cái vào bảng.

- 1 HS làm mẫu.

- 1 HS làm trên bảng lớp, cả lớp làm vở bài tập.

 + Đọc: a, á, ớ, bê, xê, dê, đê, e, ê.

 + Viết: a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê.

- Cả lớp lắng nghe.

- HS đọc thuộc các chữ cái.

- 2 HS đọc lại không nhìn bảng.

- Cả lớp viết bảng con theo yêu cầu của GV.

- Cả lớp lắng nghe và thực hiện.

- 1 HS nhận xét tiết học.

- Cả lớp lắng nghe.

- Cả lớp lắng nghe và thực hiện ở nhà.

 

doc 74 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 403Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp Lớp 2 - Tuần 13 - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hính tả đoạn văn ( vở luyện viết)
I. Mục tiêu:
- HS biết gạch dưới các chữ viết sai trong bài chính tả (bài 10 vở luyện tập)
- HS chép lại đúng chính tả đoạn văn trong vở luyện tập( TV trang 5)
- HS có ý thức chăm chỉ học, ngồi đúng tư thế, rèn chữ cho đẹp.
II. Chuẩn bị:
 	- GV: Bảng phụ chép sẵn bài chính tả .
 	- HS: Vở chính tả, vở BT, ĐDHT .
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
1. Ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ:(5’)
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS và nhận xét .
3. Bài mới:(40’)
. Giới thiệu bài : (1’)
- GV giới thiệu bài và ghi bảng tựa bài.
. Giảng bài mới:
HĐ1: Hướng dẫn HS tập chép (20’).
- GV treo bảng phụ ghi sẵn nội dung bài chính tả
Bài 10: Gạch dưới các chữ viết sai chính tả trong đoạn văn sau rồi chép lại cho đúng .
- Mời HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn 
+ Những đóa hoa hồng đang lở để đón mùa xuân. Bướm, ong bay rập rờn. Nắng vàng nàm những hạt sướng nóng nánh. Thế mà bé cứ tưởng là bong bóng. Bé sờ vào làm ló vỡ tang tạo thành một dòng nước cuống trôi bé xuống đất .
- Cho HS viết những chữ khó vào bảng con 
- GV theo dõi nhận xét 
- GV cho HS làm bài vào vở 
- HS làm bài xong mời HS đọc lại bài làm 
- GV theo dõi nhận xét – Tuyên dương 
HĐ1: Luyện viết bài vào vở 
- GV cho HS nhìn bảng chép lại bài vào vở cho đúng chính tả . 
- GV theo dõi giúp đỡ HS KT viết bài 
- Thu bài chấm, nhận xét tuyên dương 
4. Củng cố: (4’).
- GV mời 2 em lên bảng viết : Lấp lánh, làm bài tập, nở hoa ..
- GV nhận xét.
.Liên hệ HS viết đúng ,đẹp ,trình bày rõ ràng, sạch đẹp 
5. Dặn dò: (1’)
- GV nhận xét chung giờ học.
- Về nhà xem trước bài “Ngày hôm qua đâu rồi”
Hát 
- HS để vở, phấn, bảng con, thước kẻ, bút chì lên mặt bàn.
- HS lắng nghe nhắc lại tên bài 
Bài 10: HS đọc yêu cầu bài 
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn 
- Gạch dưới các chữ viết sai chính tả, rồi viết lại cho đúng chính tả.
- 1 em lên bảng làm, lớp làm bài vào vở luyện tập 
+ Những đóa hoa hồng đang nở để đón mùa xuân. Bướm, ong bay rập rờn. Nắng vàng làm những hạt sướng lóng lánh. Thế mà bé cứ tưởng là bong bóng. Bé sờ vào làm nó vỡ tang tạo thành một dòng nước cuống trôi bé xuống đất .
- HS nối tiếp nhau đọc lại bài làm 
- HS viết những chữ khó vào bảng con: Nởi, làm, lóng lánh nó. 
- HS đọc lại tiếng khó 
- HS nhìn bảng viết bài vào vở 
- HS nộp bài chấm
- Thu bài chấm, nhận xét – Tuyên dương 
.- Cả lớp viết bảng con theo yêu cầu của GV.
+ Lấp lánh, làm bài tập, nở hoa ..
- Cả lớp lắng nghe và thực hiện.
- 1 HS nhận xét tiết học.
- Cả lớp lắng nghe.
- Cả lớp lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Tuần 2
 Thứ hai, ngày 28 tháng 08 năm 2017
Buổi sáng Tiết 1:Chào cờ
.
Tiết 2:Toán
LUYỆN TẬP
I/MỤC TIÊU: - Biết quan hệ giữa dm và cm để viết số đo có đơn vị là cm thành dm và ngược lại trong trường hợp đơn giản.
-Nhận biết được độ dài dm trên thước thẳng .
- Biết ước lượng độ dài trong trường hợp đơn giản.
-Vẽ được đoan thẳng có độ dài 1dm.(HS khá giỏi làm thêm cột 3 bài 3).
-Giáo dục học sinh tính cẩn thận.
II/CHUẨN BỊ: - Gv :thước thẳng, phấn - Học sinh : thước thẳng , sgk.
III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HĐGV
HĐHS
1/ Bài cũ: Đêximet viết tắt là gì?
1 dm = ?cm 10cm=?dm
2/Bài mới 
Bài 1: Gọi hs đọc yêu cầu của bài.
-Yêu cầu hs làm bài vào bảng con.
-Yêu cầu hs thực hành tìm trên thước kẻ.
-Nhận xét.
Bài 2 : - Gọi hs đọc yêu cầu của bài.
- Chia nhóm cho học sinh thảo luận
· 1 dm =  cm? 2 dm = . cm?
-Vậy trên thước kẻ 2 dm là từ số mấy đến số mấy? Vì sao?
Bài 3: - Gọi hs đọc yêu cầu của bài.
- Gọi hs lên bảng làm bài,lớp làm bài vào vở.( HS khá giỏi làm cả cột 3).
- Gọi hs nhận xét bài của bạn.
-Nhận xét.
Bài 4 : - Gọi hs đọc yêu cầu của bài.
- Cho hs tự thảo luận để điền cm hay dm vào chỗ trống cho thích hợp và giải thích được vì sao phải điền như vậy?
-Nhận xét.
3/Củng cố:- Cho chơi trò chơi xì điện mỗi em nêu kết quả của mỗi số sau 
1dm =cm 2dm =cm
3dm = cm 4dm =..cm 
4/Dặn dò: Về nhà làm bài trong VBT.
Chuẩn bị bài: Số bị trừ, số trừ, hiệu.
-Nhận xét chung tiết học.
- Hs cả lớp viết đơn vị viết tắt của đêximet.
 1 dm = 10cm 10cm=1dm
-Lớp nhận xét
Bài 1/8: 2 hs đọc yêu cầu của bài.
a) 10cm=1dm 1dm=10cm.
b) hs tự tìm trên thước kẻ.1dm.
c) hs vẽ.
Bài 2 /8: 2 hs đọc yêu cầu của bài.
-học sinh thảo luận , trình bày nhận xét
a) hs tự tìm trên thước kẻ.
b) 2dm = 20cm
-Từ số 0 đến số 20 là 20 cm và là 2 dm 
Bài 3/8 : - 1 hs đọc yêu cầu của bài.
- 2hs lên bảng làm bài.
a) 1dm =10cm 3dm = 30cm 
 2dm = 20cm 5dm = 50cm 
b) 30cm = 3dm 60cm = 6dm 
Bài 4/8:H1: Độ dài cái bút chì là 16cm.
H2 : Độdài một gang tay của mẹ là 2dm.
H3: Độ dài một bước chân của Khoa là30cm.
H4: Bé Phương cao12dm.
- mỗi em nêu kết quả 1 phép tính .
1dm = 10cm 2dm=20cm
3dm = 30cm 4dm =.40cm 
5dm =50cm 6dm =60cm
7dm = 70cm 8dm =.80cm
Tiết 3 + 4 :Anh văn
.
Buổi Chiều
Tiết: 1 - 2: Tập đọc
PHẦN THƯỞNG
I/MỤC TIÊU :
1/ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Biết nghỉ hơi sau dấu chấm , dấu phẩy , giữa các cụm từ.
2/ Rèn kĩ năng đọc hiểu 
- Hiểu nghĩa các từ mới và những từ quan trọng: bí mật, sáng kiến, lặng lẽ, tốt bụng, tấm lòng. 
-Hiểu ND:Câu chuyện đề cao lòng tốt và khuyến khích học sinh làm việc tốt . (trả lời được câu hỏi 1,2,4 HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 3).
3/ Giáo dục hs làm điều tốt.
*GDKNS: - Xác định giá trị: Xác định ý nghĩa của câu chuyện và thích làm việc tốt .
	- Thể hiện sự cảm thông: Biết thông cảm với bạn và khích lệ bạn 
II/ CHUẨN BỊ - Gv: tranh , bảng phụ , phấn màu ,sgk 
 - Học sinh : sgk, que chỉ
III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HĐGV
HĐHS
1/Bài cũ :
-Gọi 2hs đọc bài”tự thuật”. 
Nhận xét.
2: Bài mới: giới thiệu bài.
Luyện đọc .
- Gv đọc mẫu 
a/ Đọc từng câu:
- Yêu cầu hs nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài.gv theo di kết hợp sửa lỗi phát âm sai
b/ Đọc từng đoạn trước lớp.
- Yêu cầu hs đọc từng đoạn trứoc lớp.
- Hướng dẫn ngắt hơi một số câu dài, lưu ý học sinh nhấn giọng đúngở từ in đậm .
c/Đọc từng đoạn trong nhóm 
- Chia nhóm yêu cầu hs luyện đọc bài trong nhóm.
- Theo dõi các nhóm đọc bài.
d/ Thi đọc giữa các nhóm. 
- Các nhóm thi đọc bài.
- Cả lớp theo dõi,nhận xét.
-2 hs đọc bài và trả lời câu hỏi, lớp nhận xét bài đọc và trả lời → bổ sung 
- Hs nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài.
- 3 hs đọc 3 đoạn trước lớp.
 - Học sinh tìm hiểu nghĩa của các từ :sáng kiến , túm tụm , bàn bạc 
-Một buổi sáng / vào giờ ra chơi / các bạn trong lớp túm tụm bàn bạc điều gì / có vẻ bí mật lắm . //
-Đây là phần thưởng/ cả lớp đề nghị tặng bạn Na.//
- Đỏ bừng mặt / cô bé đứng dậy / bước lên bục.//
- Các nhóm luyện đọc bài trong nhóm.
-Hs nối tiếp nhau đọc bài. 
-Đại diện mỗi nhóm 1 bạn đọc bài , lớp nhận xét.
Tiết 2:
HĐGV
HĐHS
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài
1.Hãy kể những việc làm tốt của Na?
2. Theo em điều bí mật được các bạn bàn bạc là gì?
3.Em nghĩ rằng Na có xứng đáng được thưởng không? Vì sao?
4. Khi Na được nhận phần thưởng những ai vui mừng?
* Hãy kể những việc tốt em đã làm để giúp đỡ bạn?
Tuyên dương những việc làm tốt của HS.
 Luyện đọc lại
-Tổ chức cho hs thi đọc lại câu chuyện , đọc rõ ràng và đúng giọng đọc của nhân vật. 
- Tổ chức cho hs đọc bài theo vai.
- Nhận xét,bình chọn nhóm đọc đúng giọng và hay nhất.
3/Củng cố:
-Gọi 3 hs đọc lại toàn bài.
-Em thấy các bạn đề nghị với cô điều gì? 
* Các bạn đề nghị cô giáo thưởng cho bạn Na có tác dụng gì?
4/Dặn dò: 
- Về nhà đọc lại bài.
Chuẩn bị bài: Làm việc thật là vui.
-Nhận xét chung tiết học.
1.Na sẵn sàng giúp đỡ bạn: cho bạn nửa cục tẩy,làm trực nhật giúp bạn
-2.Tặng Na phần thưởng
3.-Bạn Na xứng đáng được nhận phần thưởng vì bạn Na là người tốt.
4. Bản thân Na cũng mừng, mẹ bạn khóc đỏ hoe mắt vì vui mừng, cả lớp cùng mừng cho bạn Na.
* HS tự kể.
- Luyện đọc lại bài.
- Luyện đọc theo vai.
- 3 hs đọc lại toàn bài.
- các bạn đề nghị cô giáo tặng cho bạn Na một phần thưởng.
* Các bạn đề nghị cô giáo thưởng cho bạn Na có tác dụng khuyến khích bạn.
Tiết 3: Đạo đức.
Học tập, sinh hoạt đúng giờ (T2).
I/ MỤC TIÊU :
- Học sinh hiểu và nêu được các biểu hiện cụ thể va lợi ích của việc học tập sinh hoạt đúng giờ.
- Học sinh biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hằng ngày cho bản thân và thực hiện đúng theo thời gian biểu .( HS khá giỏi lập được thời gian biểu hàng ngày phù hợp với bản thân ).
- Học sinh có thái độ đồng tình với các bạn biết học tập sinh hoạt đúng giờ. 
II/CHUẨN BỊ 
 - Gv : bìa trắng, đỏđ, xanh, phiếu giao việc 
 - Học sinh : vở bài tập 
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HĐGV
HĐHS
1/ Bài cũ :- Làm 2 việc cùng lúc phải học tập đúng giờ không? Vì Sao?
- Chúng ta cần sắp xếp thời gian như thế nào ?
Nhận xét.
2/Bài mới: Giới thiệu bài
HĐ1: Thảo luận 
- Nêu từng ý kiến 
a/Trẻ em không cần sinh hoạt học tập đúng giờ. 
b/Học tập đúng giờ giúp em mau tiến bộ. 
c/ Cùng 1 lúc em có thể vừa học vừa chơi.
d/ Sinh hoạt đúng giờ có lợi cho sức khoẻ.
- Gv phát bìa màu cho học sinh và nêu qui định chọn màu 
– Gv kết luận: Cần lập thời gian biểu hợp lí để giữ gìn sức khoẻ.
HĐ2 : Hành động cần làm .
- Chia 4 nhóm yêu cầu mỗi nhóm ghi lợi ích của học tập đúng giờ, sinh hoạt đúng giờ, những việc cần làm để học tập đúng giờ và sinh hoạt đúng giờ.
- Gv kết luận :Cần thực hiện đúng thời gian biểu, lập ra để giữ gìn sức khoẻ.
HĐ3 :Thảo luận nhóm 
- Gv chia nhóm 
- Cho học sinh trao đổi xem cách sắp xếp thời gian biểuhợp lí chưa? để thực hiện như thế nào? Có làm đủ các việc đã đề ra chưa?
3/Củng cố: 
- Để học tập sinh hoạt đúng giờ em phải làm gì?
- Yêu cầu hs đọc ghi nhớ.
4/Dặn dò: 
- Về nhà ôn lại bài và thực hành theo bài học
Chuẩn bị bài: Biết nhận lỗi và sửa lỗi.
- Nhận xét tiết học.
-Lớp trả lời, bổ sung“Không đúng giờ “ vì trong một thời gian chng ta chỉ lm một việc.
-Chúng ta cần sắp xếp thời gian hợp lí để đủ thời gian học tập,vui chơi đúng giờ. 
-Học sinh thảo luận và chọn 1 trong 3 màu để biểu thị thái độ của mình →lớp nhận xét,bổ sung. 
- Mỗi nhóm trình bày sau đó tự so sánh để bỏ những việc trùng nhau, lớp nhận xét và có ý kiến bổ sung 
- Thảo luận nhóm đôi và trình bày thời gian biểu trước lớp, lớp bổ sung 
- Em phải lập thời gian biểu.
 Thứ ba, ngày 29 tháng 08 năm 2017
Buổi sáng Tiết 1:Chính tả
 PHẦN THƯỞNG
I/ MỤC TIÊU: - Chép lại chính xác trình bày đúng đoạn tóm tắt bài: Phần thưởng. 
- Làm được BT3, BT4, BT(2)a/b.
- Giáo dục học sinh có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II/CHUẨN BỊ -Gv:bảng phụ, bảng quay , phấn màu. -Học sinh : vở bài tập , bảng con 
III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HĐGV
HĐHS
1/ Bài cũ : - cho 2 học sinh lên bảng viết các từ ngữ viết sai ở tiết trước,lớp viết vào bảng con. 
- Nhận xét. 
2/Bài mới :- Giới thiệu bài
Huớng dẫn tập chép 
1/ Huớng dẫn hs chuẩn bị.
- Treo bảng phụ có viết đoạn chép.
+Đoạn này có mấy câu ?
+Cuối mỗi câu có dấu gì?
+ Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa ? Vì sao?
- yêu cầu hs viết từ dễ sai: nghị, năm, lớp, luôn, luôn.
- Yêu cầu hs đọc và phân tích từ khó viết.
-Yêu cầu hs viết các từ ngữ khó vào bảng con.
2/ Cho hs chép bài vào vở .
 - Theo dõi , uốn nắn tư thế ngồi viết
3/Chấm, chữa bài.:
Hướng dẫn hs dùng bút chì chữa lỗi sai. 
- Chấm 5, 7 bài, rồi nhận xét.
Hướng dẫn làm bài tập chính tả. 
Bài 2: Gọi hs đọc yêu cầu của bài.
- Gọi học sinh lên bảng điền âm còn thiếu vào chỗ trống. 
- Gọi hs nhận xét nội dung lời giải của bạn trên bảng lớp.
Bài 3 :- Cho hs làm bảng quay vào vở bài tập 
- Cả lớp nhận xét nội dung bài. 
- 5 hs đọc lại thứ tự bảng chữ cái.
Bài 4: Học thuộc bảng chữ cái
- Xoá những chữ ở cột 2 , yêu cầu hs đọc .
- Gv xoá những chữ cái ở cột 3, yêu cầu hs đọc.
- Xoá toàn bộ cho hs đọc thuộc.
3/Củng cố: - Yêu cầu hs tìm những chữ có âm s/x.tìm những tiếng có vần ăn/ăng.
4/Dặn dò: Về nhà viết những lỗi sai thành 1 dòng đúng. Chuẩn bị bài: Làm việc thật là vui.
-Nhận xét chung tiết học.
- 2 hs lên bảng viết : cái thang , sàn nhà – cái súng ; hoa lan - thầy lang
- Cả lớp viết bảng con. 
- 3 em đọc đoạn chép. 
- 2 câu
- dấu chấm.
- Học sinh nêu
- Hs đọc và phân tích từ khó viết.
- Hs viết các từ ngữ khó vào bảng con.
- Hs chép vào vở 
Bài 2: - 2 hs đọc yêu cầu của bài.
- 2 học sinh lên bảng đđiền âm còn thiếu vào chỗ trống.
Xoa đầu, ngoài sân, chim sâu,xâu cá.
Cố gắng, gắn bó, gắng sức, yên lặng.
Bài 3: hs đọc yêu cầu của bài.
- 2 em làm bảng quay , cả lớp làm vào vở 
Bài 4: - Học sinh đọc 
-Nhìn cột 3 đọc tên chữ 
- Học sinh học thuộc 10 chữ cái 
Tiết 2:Thể dục
-GV bộ môn dạy.
.
Tiết 3:Toán
SỐ BỊ TRỪ -SỐ TRỪ - HIỆU
I/MỤC TIÊU : Giúp học sinh : - Biết số bị trừ, số trừ, hiệu.
- Biết thực hiện phép trừ các số có 2 chữ số không nhớ trong phạm vi 100 .
-Biết giải bài toán bằng một phép trừ. (HS khá giỏi làm thêm ý d bài 2)
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận.
II/CHUẨN BỊ : -Gv : phấn màu -Học sinh : vở bàitập 
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HĐGV
HĐHS
1/Bài cũ : - Gọi hs lên bảng làm bài.
1 dm = ..cm 10 cm = . dm 
Nhận xét
2/ Bài mới :- Giới thiệu bài
Giới thiệu số bị trừ,số trừ, hiệu.
- Viết lên bảng phép trừ 59-35=24
Chỉ vào từng số và nêu tên gọi các thành phần của từng số đó giống như SGK.
- Viết phép trừ theo cột dọc.
- Cho ví dụ về phép trừ mới và nêu tên gọi các thành phần của phép tính đó. 
Thực hành. 
Bài 1: Gọi hs đọc yêu cầu của bài.
-Hướng dẫn hs nêu cách làm
- Muốn tìm số hiệu ta lấy số bị trừ trừ đi số trừ.
 - Nêu tên gọi của các thành phần số trong phép trừ. 
Bài 2 : Gọi hs đọc yêu cầu của bài.
- Gọi 3 hs lên bảng làm bài. ( HS khá giỏi làm cả ý d )
- Gọi hs nhận xét bài của bạn.
- Cho hs nêu cách đặt tính.
Bài 3 : Gọi hs đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu hs phân tích đề toán.
- Yêu cầu hs lên bảng tóm tắt và giải toán.
- Gọi hs nhận xét, sửa bài 
-Nhận xét.
3/Củng cố:-Yêu cầu hs làm bài tập trắc nghiệm sau.
Chọn câu trả lời đúng trong các bài sau:
 Bài 1: 25-12=13 vậy 25 được gọi là:
a.số hạng b.số bị trừ c. số trừ
 Bài 2: 35-24 =11 vậy 24 được gọi là:
a.số trừ b. số bị trừ c. tổng 
4/Dặn dò:- Về nhà làm bài trong VBT.
Chuẩn bị bài: Luyện tập Nhận xét tiết học.
-1 hs lên bảng làm bài,lớp làm bảng con. 
1 dm = 10 cm 10 cm = 1 dm 
 Học sinh đọc 
-Học sinh nêu lại tên gọi các thành phần của phép tính. _ 59
 35
 24
-10 học sinh nêu tên gọi các thành phần của phép tính đó.
 Bài 1: - 2 hs đọc yêu cầu của bài.làm bài vào vở.
Số bị trừ
19
90
87
59
72
34
Số trừ
 6
30
25
50
 0
34
Hiệu
13
60
62
 9
72
 0
Bài 2: - 2 hs đọc yêu cầu của bài.
-3 hs lên bảng làm bài.lớp làm bảng con.
b) _38 c) _ 67 d) _ 55
 12 33 22
 26 34 33
- Học sinh nêu cách đặt tính và cách tính, lớp nhận xét , bổ sung
Bài 3: - 2 hs đọc yêu cầu của bài.
- 4 hs phân tích bài toán.
- Học sinh làm → sửa bài →nhận xét, bổ sung 
Tóm tắt: Bài giải:
Dài : 8dm Sợi dây còn lại là:
Cắt : 3dm 8 – 3 =5( dm)
Còn lại: .dm? Đáp số: 5 dm
Tiết 4:Kể chuyện
PHẦN THƯỞNG
I/MỤC TIÊU: 
- Dựa vào tranh minh hoạ và gợi ý trongSGK , kể lại được từng đoạn câu chuyện. (BT1,2,3) 
-(HS khá giỏi bước đầu kể lại được toàn bộ câu chuyện BT4). 
- Giáo dục hs làm điều tốt.
II/CHUẨN BỊ: 
-Gv: tranh , bảng phụ , SGK 
 Học sinh :SGK
III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐGV
HĐHS
1/ Bài cũ : -3 em kể lại hoàn chỉnh câu chuyện “Có công mài sắt,có ngày nên kim”
- Nhận xét 
2/ Bài mới: Giới thiệu bài.
 Hướng dẫn kể chuyện.
1/ Kể từng đoạn theo gợi ý. 
-Nêu yêu cầu của bài
- Cho hs thành lập nhóm và quan sát tranh đọc gợi ý →mỗi em trong nhóm kể từng đoạn
-kể chuyện trước lớp , cho đại diện 1 em của các nhóm thi kể chuyện. 
-Nhận xét.
Kể toàn bộ câu chuyện 
- Cho mỗi em kể từng đoạn truyện → 4 lần .
- Cho hs kể chuyện theo vai.
- Yêu cầu hs kể lại toàn bộ câu chuyện.(HS khá giỏi kể)
3/Củng cố:
- Qua câu chuyện này em học được điều gì?
4/ Dặn dò:
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Chuẩn bị bài:Bạn của Nai Nhỏ
- Nhận xét chung tiết học.
-Hs kể,lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung 
- Hs quan sát tranh mỗi em kể 1 đoạn theo gợi ý.
- Đại diện từng nhóm kể →học sinh nhận xét nội dung , cách diễn đạt thể hiện 
-Lớp nhận xét về nội dung, diễn đạt cách thể hiện , bổ sung 
- Hs kể lại loàn bộ câu chuyện theo đoạn
- hs kể chuyện theo vai.
- 2 em kể toàn bộ câu chuyện 
Buổi Chiều
Tiết: 1: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
SINH HOẠT NỘI QUI LỚP HỌC
I- Yêu cầu giáo dục: 
- HS nắm được nội qui của lớp và biết các bạn trong tổ của mình.
- Thực hiện đúng theo nội qui 
- HS yêu thích lớp mình đang học
II- Chuẩn bị:
- Nội qui lớp hai 5 năm học: 2017-2018
III - Tiến hành hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
- Cho lớp hát
* HĐ 1: Tìm hiểu nội qui lớp
- Gv triển khai nội qui lớp
+ Cho HS đọc lại những điều trong nội qui
+ Chia nhóm, yêu cầu thảo luận
1. Em thực hiện những điều trong nội qui như thế nào ?
2. Em đã thực hiện tốt những điều nào ?
+ Cho đại diện nhóm lên trình bày
+ Nhận xét 
+ GV chốt ý
HĐ 2: GV chia tổ cho các em.
- GV nắm lại danh sách các em của từng tổ
+ Phổ biến cho các em biết một tổ 10 em.
- Cả lớp hát
- Quan sát, lắng nghe
- Đọc nội qui
- Thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Đọc tên mình
- Lắng nghe
Tiết 2: Thủ công
GẤP TÊN LỬA (tiết 2)
I/ Mục tiêu:
-Hs biết cách gấp tên lửa.
-Gấp đựơc tên lửa. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng.(HS khá giỏi gấp được tên lửa. Các nếp gấp phẳng thẳng, tên lửa sử dụng được).
-Hs hứng thú và yêu thích gấp hình
II/ Chuẩn bị:
GV: mẫu tên lửa đựơc gấp bằng giấy thủ công.Qui trình gấp tên lửa có hình vẽ minh họa cho từng bứơc gấp
Hs giấy thủ công , bút chì màu
III/ Hoạt động dạy học:
1/Kiểm tra bài cũ:
-GV hỏi tiết trứơc thủ công em làm gì? (gấp tên lửa, làm nháp)
-Gấp tên lửa em thực hiện mấy bứơc? (2 bứơc)
-Đó là những bứơc nào? ( bứơc 1: gấp tạo mũi và thân tên lửa; bứơc 2: tạo tên lửa và sử dụng)
-GV nhận xét
2/Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài: tiết trứơc các em đã làm nháp, hôm nay các em gấp trên giấy thủ công và hoàn thành sản phẩm.
HĐGV
HĐHS
- Yêu cầu hs nhắc lại các bước làm tên lửa.
-GV cho Hs thực hành:
-Yêu cầu Hs làm theo tổ
-Sau đó tổ chọn ra 1 tên lửa đẹp nhất để thi đua trong 4 tổ
-GV mời 4 bạn có 3 tên lửa đẹp nhất lên trên bục để phóng tên lửa, sẽ chọn ra tên lửa nào đẹp bay vút lên cao, đúng kĩ thuật
-Đánh giá sản phẩm của Hs.
3.Củng cố: - Yêu cầu hs nêu lại các bước làm tên lửa.
- Nhận xét chung tiết học.
4.Dặn dò:- Về nhà ôn lại bài.
- Giờ học sau mang giấy nháp để học bài “gấp máy bay phản lực”
2hs nhắc lại.
-Bước 1: gấp tạo mũi và thân tên lửa.
- Bước 2: tạo tên lửa và sử dụng
Làm theo tổ
Tổ chọn sản phẩm đẹp nhất
Thi đua sản phẩm đẹp, đúng trong 4 tổ.
- 4 bạn có 3 tên lửa đẹp nhất lên trên bục để phóng tên lửa.
-Quan sát nhận xét.
- Hs nhận xét đánh giá.
Tiết: 3: Tin học
-GV bộ môn dạy.
.
 Thứ tư, ngày 30 tháng 08 năm 2017
Buổi sáng Tiết 1:Tập đọc
LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI
I/MỤC TIÊU : 
 1/Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
-Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm, giữa các cụm từ.
- Hiểu ý nghĩa của bài : Mọi người mọi vật đều làm việc, làm việc mang lại niềm vui.
( trả lời đuợc các câu hỏi trong SGK.)
3/- Giáo dục hs yêu lao động 
*GDKNS: - Tự nhận thức được bản thân, ý thức được mình đang làm gì và cần phải làm gì.
	- Thể hiện sự tự tin, có niềm tin vào bản thân, tự tin rằng mình có thể trở thành người có ích, có nghị lực để hoàn thành nhiệm vụ.
**GDBVMT: - Môi trường sống có ích đối với thiên nhiên và con người.
II/ CHUẨN BỊ : 
 - Gv :Tranh, sgk 
 - Học sinh : sgk, vở
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HĐGV
HĐHS
1/ Bài cũ :- Gọi hs đọc bài Phần thưởng và hỏi nội dung câu hỏi của bài. 
-Nhận xét.
2/ Bài mới : - Giới thiệu bài
 Luyện đọc
- Đọc mẫu toàn bài 
a/ Đọc từng câu : 
- Yêu cầu hs nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài.
b/ Đọc tưng đoạn trước lớp . 
- Chia làm 2 đoạn .
- Yêu cầu hs tìm cách ngắt giọng một số câu dài.
- Giảng nghĩa các từ : sắc xuân, rực rỡ,tưng bừng.
c/ Đọc từng đoạn trong nhóm 
- Chia nhóm yêu cầu hs đọc bài trong nhóm.
d/ Thi đọc giữa các nhóm:
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc
- Nhận xét nhóm có nhiều bạn đọc hay.
Hướng dẫn tìm hiểu bài. 
1. Các vật và con vật xung quang ta làm những việc gì?
- Kể tên con vật có ích mà em biết?
2.Em thấy cha mẹ và những người em biết làm việc gì? 
- Bé làm những việc gì? 
*Hằng ngày em làm những việc gì? 
3. Em đặt câu với các từ : tưng bừng, rực rỡ.
*Bài văn giúp em hiểu điều gì?
**Qua bài văn em có nhận xét gì về cuộc sống quanh ta?
 Mọi vật, mọi người đều làm việc thật nhộn nhịp và vui vẻ.Đó là môi trường sống có ích đối với thiên nhiên và con người chúng ta.
Luyện đọc lại
- Cho hs đọc bài . chú ý : đọc diễn cảm hào hứng vui tươi.- Nhận xét.
3/Củng cố:
 -Bài văn này giúp em hiểu được điều gì?
4/Dặn dò:- về nhà đọc lại bài.
Chuẩn bị bài Bạn của Nai Nhỏ.
- Nhận xét chung tiết học.
-2 hs đọc bài Phần thưởng và hỏi nội dung câu hỏi của bài. 
- hs nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài.
- Hs đọc bài theo đoạn trước lớp.
- hs nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài.
.Quanh ta /mọi vật,/mọi người đều làm việc.//
+ Con tu hú kêu/ tu hú tu hú.// Thế là sắp đến mùa vải chín.//
+ Cành đào nở hoa / cho sắc xuân thêm rực rỡ ,/ngày xuân thêm tưng bừng./
-hs đọc bài trong nhóm.
- các nhóm thi đọc bài.
- Hs trả lời câu hỏi
1. cái đồng hồ báo giờ,Cành đào làm đẹp mùa xuân. Con gà trống đánh thức người dậy. Con tu hú báo mùa vải chín. Con chim bắt sâu bảo vệ mùa màng
- hs kể tên các con vật.
2- hs nêu công việc mình thấy cha mẹ và các em thường làm.
- Bé làm bài,học bài,quét nhà,nhặt rau,
 * hs tự kể.
3.Học sinh đặt câu, lớp dõi theo, nhận xét, bổ sung.
-Ngày tết, đường phố trang hoàng thật rực rỡ.
-Vườn hoa rực rỡ trong nắng xuân.
-Mặt trời tỏa ánh nắng rực rỡ.
-Lễ khai giảng thật tưng bừng.
-Thầy trò trường em tưng bừng chào đón năm học mới.
*có làm việc thì mới có ích cho gia đình, cho xã hội. Làm việc tuy vất vả, bận rộn nhưng công việc mang lại cho ta hạnh phúc, niềm vui rất lớn.
**Mọi vật, mọi người đều làm việc thật nhộn nhịp và vui vẻ.
- 4,5 hs đọc lại toàn bài
- hs bình chọn bạn đọc hay nhất.
- Xung quanh em mọi người mọi vật đều làm việc.Làm việc thì mới cĩ ích cho gia đình cho x hội.lm việc tuy vất vả, bận rộn nhưng công vi

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tuan_13_lop_2.doc