Giáo án Tổng hợp lớp 1 - Tuần 8

I. MỤC TIÊU :

- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: chỗ tường thủng, thập thò, vùng vẫy, khóc toáng, lấm lem, nghiêm giọng.

- Biết nghỉ hơi đúng; biết đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật (Minh, bác bảo vệ, cô giáo)

- Hiểu được các từ ngữ mới: gánh xiếc, tò mò, tách, lấm lem, thập thò

- Hiểu được cô giáo vừa yêu thương học sinh, vừa nghiêm khắc chỉ bảo học sinh nên người. Cô như người mẹ hiền của các em.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Tranh vẽ minh hoạ bài: Người mẹ hiền

 

doc 23 trang Người đăng phuquy Lượt xem 1508Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp lớp 1 - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áp số : 73 kg
iv. Củng cố dặn dò:
Tiết 4	Tự nhiên xã hội
Ăn uống sạch sẽ
I. Mục tiêu: Sau bài học học sinh có thể biết:
 - Phải làm gì để thực hiện ăn uống sạch sẽ.
 - Ăn uống sạch sẽ đề phòng được nhiều bệnh nhất là bệnh đường ruột.
II. Đồ dùng dạy học:
	Hình vẽ sách giáo khoa trang 18, 19
III. Hoạt động dạy học:
	Giới thiệu bài: Cả lớp hát bài : Thật đáng chê
1. Hoạt động 1: Ăn uống sạch sẽ. 
	HS quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi.
	? Để ăn uống sạch sẽ chúng ta cần làm những việc gì?
 	? Phải làm gì để ăn uống sạch.
	? Hằng ngày em thường uống những gì?
- Cả lớp nhận xét những đồ uống nào nên uống, loại nào không nên ? Vì sao?
- Quan sát hình 6, 7, 8 SGK trang 19: Bạn nào uống hợp vệ sinh ? Bạn nào cha? Vì sao? 
2. Hoạt động 2. Lợi ích của việc ăn uống sạch sẽ.
? Tại sao chúng ta phải ăn uống sạch sẽ.
GVKL: Ăn uống sạch sẽ giúp chúng ta đề phòng được nhiều bệnh đường ruột như đau bụng, ỉa chảy, giun sán.
3. Liên hệ với nội dung GDBV môi trường:
- HS thảo luận nhóm đôi và liên hệ xem tại sao phải ăn uống sạch sẽ và cách thực hiện ăn sạch.
- Gọi 1 số em nêu, cả lớp nhận xét, bổ sung.
IV. Củng cố - dặn dò:
	Hằng ngày chúng ta cần ăn uống sạch sẽ để cơ thể được khỏe mạnh.
	 Buổi 2
Tiết 1	 Luyện Tiếng Việt 
Luyện đọc : người mẹ hiền.
I. mục tiêu: 
	- Củng cố cách đọc theo nhóm, đọc phân vai
	- Luyện đọc to rõ ràng, ngắt nghỉ hơi hợp lý.
II. Hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Hoạt động nhóm 4
	Các nhóm đọc nối tiếp đoạn . Thi đọc giữa các nhóm .
2. Hoạt động 2: Đọc phân vai:
? Câu chuyện có những nhân vật nào.( người dẫn chuyện, bác bảo vệ, cô giáo, Nam, Minh)
- Các nhóm phân vai luyện đọc 
- GV và cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay nhất .
iii. Củng cố - dặn dò:
	GV nhận xét chung giờ học.
Tiết 2	 Âm nhạc
	GV chuyên dạy
Tiết 3.	HDTH
 Luyện viết: Người mẹ hiền
I . Mục tiêu:
	- HS luyện viết đúng đoạn 2 bài “Người mẹ hiền”. 
	- Ngồi viết đúng tư thế, trình bày sạch đẹp.
II. Hoạt động dạy học:
A. Hướng dẫn chuẩn bị
	Gọi 1 em đọc lại bài: Người mẹ hiền. Một số em đọc đoạn 2.
	? Đoạn 2 gồm có mấy câu. Trong đoạn có những chữ nào cần viết 	hoa? Vì sao.
	? Có những loại dấu nào được sử dụng trong đoạn này.
B. Hướng dẫn luyện viết.
	+ Viết từ khó vào vở nháp: lách, bức tường, vùng vẫy, khóc toáng. 
- Giáo viên đọc bài, học sinh viết bài vào vở. Lưu ý các em: Ngồi viết đúng tư thế, trình bày cân đối, đẹp. Các tên riêng và chữ cái đầu câu cần viết hoa.
- HS viết xong khảo lại bài. GV chấm 1 số bài. 
III. Củng cố - dặn dò: Giáo viên nhận xét tiết học.
Thứ 3, ngày 21 tháng 10 năm 2008. 
	 Buổi 1
Tiết 1	 Thể dục
Động tác điều hoà : t/c: bịt mắt bắt dê
I. Mục tiêu: 
	- Thực hiện 7 động tác đã học tương đối chính xác.	
	- Thực hiện tương đối đúng động tác: Điều hòa
II. Địa điểm, phương tiện:
	- Sân trường, 2 khăn, còi
III. Hoạt động dạy học:
1. Phần mở đầu: 
	- Giáo viên phổ biến nội dung yêu cầu tiết học.
	- Chạy nhẹ trên địa hình tự nhiên: 50 – 60 m
	- Đi thường theo vòng tròn, hít thở sâu.
2. Phần cơ bản:
	- Học sinh học động tác điều hòa: 4 –5 lần, 2 lần 8 nhịp
 - Giáo viên làm mẫu, hướng dẫn học sinh tập
	- Ôn bài thể dục 2 lần 8 nhịp
	- Trò chơi : Bịt mắt bắt dê
3. Phần kết thúc:	- Đi đều hát . - GV nhận xét chung giờ học
Tiết 2	Toán
 Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Củng cố và rèn kỉ năng thực hiện phép cộng dạng: 6 +5; 7+5, 8 + 5, 9+5 
- Rèn luỵên kỹ năng cộng qua 10, các số trong phạm vi 100.
- Củng cố giải toán có lời văn và nhận dạng hình
II. Hoạt động dạy học:
1. Củng cố lý thuyết
	? Đọc các bảng cộng đã học.
	? Khi đổi chỗ các số hạng thì tổng như thế nào.
2. Luyện tập.
	- GV nêu yêu cầu bài ôn, học sinh làm các bài tập vào vở.
	- Giáo viên theo dõi hướng dẫn thêm cho những HS chậm.
3. Chấm chữa bài.
	Bài 2: Học sinh nêu cách tìm tổng.
	Bài 3: 1 Học sinh đọc kết quả bài 3
	Bài 4: 2 HS dựa vào tóm tắt đọc bài toán- 1 học sinh giải ở bảng:
Giải
Đội 2 có số cây là:
36 + 6 = 42 ( cây)
 Đáp số: 42 cây
	Bài 5. Giáo viên vẽ hình ở bảng, yêu cầu học sinh tìm cách để điền 	điền đúng. Trong hình bên có: 
	.hình tam giác . hình tứ giác
III. Củng cố - dặn dò
Tiết 3	Kể chuyện
Người mẹ hiền
I. Mục tiêu: 
 - Dựa vào tranh minh họa, kể lại được từng đoạn của câu chuyện: Người mẹ hiền bằng lời của mình.
 - Biết tham gia dựng lại câu chuyện theo vai: người dẫn chuyện, Minh, Nam, bác bảo vệ
 - Lắng nghe bạn kể, kể lại lời của bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh họa câu chuyện - Vật dụng đóng vai bác bảo vệ, cô giáo
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
	? 2 học sinh kể lại câu chuyện: Người thầy cũ
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn kể chuyện :
- Dựa vào tranh kể lại từng đoạn câu chuyện bằng lời của mình. Học sinh kể theo nhóm
+ Đại diện một số nhóm thi kể - Dựng lại câu chuyện theo vai
? Câu chuyện này có mấy vai?
+ Các nhóm tự phân vai, kể lại được nội dung câu chuyện
+ Một số nhóm lên kể trước lớp
IV. Củng cố - dặn dò.
Tiết 4	 	 Chính tả (t/c)
 Người mẹ hiền
I. Mục tiêu:
- Chép lại chính xác một đoạn trong bài: Người mẹ hiền.
- Trình bày chính tả đúng qui định. Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí.
- Làm đúng bài tập phân biệt ao/ au; r / d/ gi; uôn / uông
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
 Gọi 2 học sinh viết bảng lớp, cả lớp viết vào vở nháp: nguy hiểm, ngắn ngủi, cúi đầu, quý báu, lũy tre
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn tập chép:
	a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:
	- Giáo viên đọc bài ở bảng, cả lớp đọc thầm.
	? Vì sao Nam khóc ?
	? Cô giáo nghiêm giọng hỏi hai bạn thế nào?
	? Trong bài chính tả có những dấu câu nào?
	- Học sinh viết từ khó: xấu hổ, bật khóc, xoa đầu, nghiêm giọng.
	b. Chép bài vào vở
	c. Chấm chữa bài
3. Hướng dẫn làm bài chính tả:
Bài 2: Điền ao ? au vào chỗ trống
	- Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ
	- Trèo cao ngã đau
Bài 3:	 con dao, tiếng rao hàng, giao bài tập về nhà.
	dè dặt, giặt, giặt giũ quần áo, chỉ có rặt một loài cá
IV. Củng cố - dặn dò.
	Buổi 2
Tiết 1	Luyện toán
 Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Củng cố các công thức cộng qua 10 đã học dạng: 9+5, 8 + 5, 7 +5, 6 + 5
- Rèn kỉ năng cộng qua 10 (có nhớ) các số trong phạm vi 100
- Củng cố kiến thức về giải toán, nhận dạng hình
II. Hoạt động dạy học:
1. Củng cố lý thuyết
Gọi 1 số HS nêu lại các công thức cộng đã học.
? Trong phép cộng khi đổi chỗ các số hạng thì tổng như thế nào.
2. Luyện tập - Học sinh làm một số BT sau: 
- Học sinh làm bài tập vào vở: 
Chữa bài:
Bài 2: Nhận xét 8 +4 + 1 và 8 + 5
Bài 4:	Giải
 Mẹ và chi hái đựơc là:
 38 + 16 = 54( quả)
Đáp số: 54 quả	
III. Củng cố - dặn dò:
Tiết 2. 	NGLL
Giáo dục thực hành vs răng miệng
I. Mục tiêu
	- Giáo dục hs ý thức biết giữ vệ sinh răng miệng hằng ngày 
	- Hằng ngày các em biết tự vệ sinh răng miệng .
II . Hoạt động dạy học .
1. Giới thiệu bài .
2. Hướng dẫn các em thực hành và có ý thức bảo vệ răng miệng .
	Cả lớp theo dõi gv thực hiện cách đánh răng .
	GV hỏi các em thấy thế nào sau mỗi lần đánh răng .
	Muốn để răng miệng luôn sạch sẽ em cần phải làm gì ? 
	HS thảo luận theo nhóm đôi, trả lời. GV và cả lớp theo dõi, bổ sung. 
3. GV kết luận .
 Đánh răng đều đặn hàng ngày sẽ giúp cho em có bộ răng chắc, khoẻ, đảm bảo sức khoẻ tốt để học tập và vui chơi.
iii. Tổng kết : 	Nhận xét giờ học 
Tiết 3. Âm nhạc
Giáo viên chuyên dạy
	Thứ 4, ngày 22 tháng10 năm 2008
	 Buổi 1
Tiết 1	 Toán
Bảng cộng.
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Củng cố việc ghi nhớ và tái hiện nhanh bảng cộng có nhớ (trong phạm vi 20 ) để vận dụng khi cộng nhẩm, cộng các số 2 chữ số ( có nhớ ), giải toán có lời văn.
- Nhận dạng hình tam giác, hình tứ giác.
II. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện tập
	HS mở vở BTT, đọc kỹ yêu cầu các bT, làm bài. GV theo dõi chung, hướng dẫn thêm cho những em chậm.
3. Chấm chữa bài
Bài 2: Gọi 2 HS đứng tại chỗ nêu miệng kết quả, cả lớp nhận xét.
Bài 3: 1 học sinh tóm tắt và giải ở bảng:
Mai cân nặng là:
28 +3 = 31(kg)
 Đáp số: 31 kg
Bài 4: Nêu miệng kết quả: 3 hình tứ giác, 3 hình tam giác.
iii. Củng cố - dặn dò:
Tiết 2	Tập đọc
	Bàn tay dịu dàng
I. Mục tiêu:
- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: lòng nặng trĩu, nỗi buồn lặng lẽ, buồn bã, trìu mến.
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Biết đọc bài với giọng kể chậm, buồn, nhẹ nhàng.
- Nắm được nghĩa các từ mới: âu yếm, thì thào, trìu mến.
- Hiểu được thái độ dịu dàng đầy yêu thương của thầy giáo đã động viên an ủi bạn học sinh đau buồn vì bà mất, làm bạn càng cố gắng học, không phụ lòng tin của thầy.
II. Đồ dùng dạy học:
	Tranh minh họa bài đọc
III. hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
	Hai học sinh đọc bài: Người mẹ hiền
	? Cô giáo làm gì khi Nam khóc?
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Luyện đọc:
- Giáo viên đọc mẫu
- Đọc nối tiếp câu. Hướng dẫn học sinh đọc từ khó: dịu dàng, lặng lẽ, khẽ nói, nặng trĩu nỗi buồn, vuốt ve, buồn bã.
- Đọc từng đoạn trước lớp. Luyện đọc câu khó
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- Thi đọc giữa các nhóm
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
? Tìm những từ ngữ cho thấy An rất buồn khi bà mất?
? Vì sao An buồn như vậy?
? Khi biết An chưa làm bài tập, thái độ của thầy như thế nào?
? Vì sao thầy giáo không trách khi biết An chưa làm bài tập?
? Vì sao An lại nói với thầy sáng mai em sẽ làm bài tập?
? Tìm những từ ngữ của thầy giáo đối với An?
4. Luyện đọc lại:
 2, 3 nhóm luyện đọc phân vai: người dẫn chuyện, An, thầy giáo
iv. Củng cố - dặn dò:
	Dặn HS đọc lại bài ở nhà.
Tiết 3
Luyện từ và câu
Từ chỉ hoạt động, trạng thái, dấu phẩy.
I. Mục tiêu:
- Nhận biết các từ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật, sự vật trong câu. - Biết chọn từ chỉ hoạt động thích hợp vào chỗ trống trong bài đồng dao.
- Biết dùng các dấu phẩy để ngăn cách các từ cùng làm một chức vụ trong câu.
II. Hoạt động dạy và học
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi học sinh lên bảng điền từ chỉ hoạt động vào chỗ chấm:
- Thầy Hoàng môn toán. 	- Cô Hoà .. rất hay.
- Tổ trực nhật lớp.	- Bạn Hạnhrất dẻo.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: 1 học sinh đọc yêu cầu.
? Tìm từ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật và sự vật trong các câu đã cho. 
- Học sinh viết từ chỉ hoạt động, trạng thái vào vở nháp.
Bài 2: Chọn từ chỉ hoạt động ở ngoặc đơn để điền vào chỗ chấm .
	Cả lớp làm bài vào vở - 1 số học sinh đọc kết quả.
Bài 3: Trong câu có mấy từ chỉ hoạt động của người. Các từ ấy trả lời câu hỏi nào? (2 từ: học tập, lao động, trả lời câu hỏi làm gì?
Trong câu ta đặt dấu gì?
3. Chấm, chữa bài
iii. Củng cố - dặn dò:
	Tổ chức cho học sinh tìm thêm một số từ chỉ hoạt động của loài vật qua trò chơi Tiếp sức...
Tiết 4	 Thủ công
Gấp thuyền phẳng đáy không mui( t2)
I. Mục tiêu:
	- Học sinh tiếp tục học cách gấp thuyền phẳng đáy không mui.
	- Gấp được thuyền phẳng đáy không mui.
	- HS hứng thú gấp hình.
II. Đồ dùng:
	- Mẫu thuyền phẳng đáy không mui bằng giấy gấp sẵn
	- Quy trình gấp thuyền phẳng đáy không mui.
	- Giấy thủ công.
III. hoạt động dạy học
1. HS nêu lại quy trình gấp.
	- GV yêu cầu học sinh nhắc lại và thực hiện thao tác gấp thuyền phẳng đáy không mui đã học ở tiết 1 và nhận xét.
	- GV treo bảng quy trình gấp thuyền phẳng đáy không mui lên bảng và nhắc lại các bước của quy trình gấp.
	+ Bước 1: Gấp các nếp gấp cách đều
+ Bước 2: Gấp tạo thân và mũi thuyền.
+ Bước 3: Tạo thuyền phẳng đáy không mui.
2. Học sinh thực hành gấp.
- GV tổ chức cho HS thực hành theo nhóm. Trong quá trình HS thực hành GV đến từng nhóm quan sát uốn nắn cho HS, giúp đỡ học sinh còn lúng túng.
	 - GV tổ chức cho HS trang trí và trưng bày Sản phẩm
	- GV chọn ra một số sản phẩm đẹp đê tuyên dương trước lớp.
	- Đánh giá kết quả học tập của HS.
IV. Nhận xét dặn dò:
	- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập của HS
	- Dặn dò HS chuẩn bị bài tiết sau.
	 Buổi 2 
Tiết 1	 HDTH	
 Hoàn thành BT trong ngày
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
	- Hoàn thành bài tập toán trong ngày. Luyện đọc bài Bàn tay dịu dàng, làm bài tập LTVC: Từ chỉ HĐ, trạng thái.
II. Hoạt động dạy học:
A. Củng cố: Gọi một số học sinh nêu các nội dung đã học trong ngày.
 	 GV nhận xét, bổ sung.
B. Luyện tập 
1. GV hướng dẫn học sinh làm bài tập toán 2, 3 ,4 sgk 
Bài 3. GV lưu ý học sinh: Quan sát, đếm số hình tam giác, tứ giác trên hình.
( 3 hình tam giác, 3 hình tứ giác )
2. HS làm hoàn chỉnh bài tập LTVC ở vở BTTV.
	Gọi 1 số em nêu các từ chỉ hoạt động, trạng thái, gv theo dõi hướng dẫn bổ sung.
3. Còn thời gian, GV gọi 1 số em đọc lại bài Bàn tay dịu dàng
III. Tổng kết- dặn dò
	GV nhận xét chung giờ học
Tiết 2 	Chính tả (NV)
Bàn tay dịu dàng
I. mục tiêu:
	- Nghe - viết đúng một đoạn trong bài “ Bàn tay dịu dàng”
	- Biết viết hoa các chữ cái .
	- Luyện viết đúng có tiếng có vần ao/ au; r/ d/gi; uôn/ uống.
II. Hoạt động dạy học :
A.Bài cũ:
	HS viết vào vở nháp: sân trường, xấu hổ, chồng chất, trèo cao, con dao, giao đấu.
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài .
2. Hướng dẵn hs viết chính tả.
a. HD chuẩn bị. GV đọc bài viết – 2 hs đọc lại bài .
	? Trong bài có những chữ nào cần viết hoa.
	? Nêu những từ khó, dễ viết sai.
	HS viết vở nháp: thầy giáo, buồn bã, xoa đầu, trìu mến.
b. GV đọc bài – HS viết vào vở. Lưu ý các em ngồi viết đúng tư thế, trình bày sạch đẹp, rõ ràng. Viết xong soát lỗi 
c. GV chấm bài
3. Làm bài tập :
- HS đọc yêu cầu, Tìm các tiếng có vần ao/au ghi vào vở bài tập Tiếng Việt.
- Gọi hs đứng dậy nối tiếp đọc kết quả - GV nhận xét, bổ sung.
- HS đặt câu với các từ vừa tìm được ( HS làm miệng)
- GV và cả lớp nhận xét.
III. củng cố – dặn dò:
	GV nhận xét chung giờ học
Tiết 3
Luyện thể dục
Ôn bài thể dục pt chung.
I. Mục tiêu: 
- Thực hiện động tác của bài thể dục phát triển chung tương đối chính xác.
- Ôn đi đều đúng nhịp, động tác tương đối chính xác đều.
II. Địa điểm, phương tiện
- Sân trường, 5- 6 chiếc khăn
III. Hoạt động dạy học:
1. Phần mở đầu: 
	- Giáo viên phổ biến nội dung yêu cầu tiết học .
	- Chạy nhẹ theo hàng dọc trên địa hình tự nhiên .
	- Đi theo vòng tròn, hít thở sâu
2. Phần cơ bản.:
 - Ôn bài thể dục phát triển chung. GV điều khiển cho cả lớp tập liên hoàn cả bài 1 lần.
- Lớp trưởng điều khiển cả lớp tập.
- Tập theo đơn vị tổ, thi đua giữa các tổ, bình chọn tổ, cá nhân tập tốt nhất.
- Đi đều và hát
3. Phần kết thúc:
	 Trò chơi bịt mắt bắt dê. Cúi người thả lỏng
	Thứ 5, ngày 23 tháng 10 năm 2008.
	 Buổi 1
Tiết 1	 Thể dục 
ôn bài thể dục phát triển chung.
i. mục tiêu :
- Ôn bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện tương đối chính xác từng động tác .
- Ôn đi đều. Yêu cầu đi đúng nhịp.
II. phương tiện Còi, khăn bịt mắt
iii. Hoạt động dạy học:
1. Phần mở đầu:
	GVnhận lớp – phổ biến nội dung tiết học.
	Ôn đi đều. Chạy nhẹ nhàng theo hàng học.
2. Phần cơ bản:
	 - Ôn bài thể dục phát triển chung : 2 lần 8 nhịp.
	- Lớp trưởng hô - cả lớp tập .
 	GV theo dõi – hướng dẫn bổ sung.
	- Trò chơi : - Bịt mắt bắt dê.
	GV tổ chức cho cả lớp cùng chơi.
3. Phần kết thúc:
	 Cúi thả lỏng người . Gv nhận xét chung giờ học .
Tiết 2	 Tập viết
Chữ hoa G
I. Mục tiêu: 
- Biết viết chữ hoa G theo cỡ vừa và nhỏ
- Biết viết cụm từ ứng dụng: Góp sức chung tay, theo cỡ nhỏ, viết đúng mẫu đều nét, nối chữ đúng qui định.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Chữ mẫu đặt trong khung chữ
	- Chữ nhỏ viết sẵn ở bảng lớp: Góp , Góp sức chung tay .
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
	- Cả lớp viết E, Ê
	- Học sinh nhắc lại câu ứng dụng: Em yêu trường em.. 
	- 1 học sinh viết chữ: Em
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn viết chữ G:
	- Học sinh quan sát chữ mẫu, nhận xét
	- Giáo viên chỉ dẫn cách viết
	- Giáo viên viết mẫu. Hướng dẫn viết vào vở nháp.
3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng:
 - Giới thiệu cụm từ ứng dụng, học sinh đọc: Góp sức chung tay.( Cùng nhau đoàn kết làm việc)
 - Hướng dẫn quan sát nhận xét
 - Giáo viên viết mẫu chữ: Góp, trên dòng kẻ ( tiếp theo chữ mẫu )
 - Học sinh viết vào vở nháp.
4. Hướng dẫn viết vào vở:
	- Hs viết bài vào vở, GV theo dõi chung, hướng dẫn thêm cho các em chậm. - Chấm chữa bài:
iv. Củng cố - dặn dò.
Tiết 3	 Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Củng cố cộng nhẩm trong phạm vi bảng cộng .
- Rèn kỉ năng tính nhẩm và giải toán các số trong phạm vi 100
- Củng cố kiến thức về nhận dạng hình .
II. Hoạt động dạy học
A. Bài cũ : - Gọi 1 số hs đọc bảng cộng, GVnhận xét ghi điểm .
B. Luyện tập
	- GVhướng dẫn hs đọc yêu cầu từng bài và làm bài tập vào vở: 
	Theo dõi hướng dẫn thêm cho HS chậm.
c. Chấm, chữa bài.
Bài 1, 2, 3. HS nêu miệng kết quả. 
Bài 4: 1 HS giải ở bảng	 Bài giải
Chị hái được số quả cam là 
56 + 18 = 74( quả cam)
 Đáp số: 74 quả cam .	
iii. Củng cố - dặn dò:
Tiết 4 Mĩ thuật
Cô Hương dạy
	 Buổi 2
	 Cô Trần Hương dạy
	 Thứ 6 ngày 24 tháng 10 năm 2008 .
	Buổi 1 
Tiết 1	Toán
Phép cộng có tổng bằng 100.
I. mục tiêu: Giúp hs
- Tự thực hiện phép cộng có tổng bằng 100.
- Vận dụng phép cộng có tổng bằng 100 khi làm tính hoặc giải toán .
II. Hoạt động dạy học :
A. Bài cũ: Gọi 1 số hs lên bảng làm :
 20 + 40 + 10 = 60 + 10 + 20 =
 40 + 20 + 10 = 20 + 30 + 50 =
 Gv nhận xét - ghi điểm .
B.Bài mới :
1. Giới thiệu bài .
2. Giới thiệu phép cộng có tổng bằng 100.
 Gv nêu bài toán để hình thành phép cộng: 83 +17
 83 - 3 cộng 7 bằng 10 viết 0 nhớ 1.
 17 - 8 cộng 1 bằng 9 thêm1 bằng 10 viết 10 .
100
 Gọi 1số hs nhắc lại cách tính .
3. Thực hành :
 HS mở vở BTT đọc kỹ yêu cầu các BT và làm bài
 GV theo dõi, hướng dẫn bổ sung thêm cho những em chậm .
4. Chấm – chữa bài .
- Bài 1. Gọi 1 số em lên đặt tính và tính.
 75 + 25 48 + 52 64 + 36
- Bài 4. Giải. 1 em giải ở bảng
III. Tổng kết – dặn dò: GV nhận xét chung giờ học
Tiết 2 	Âm nhạc
 GV chuyên dạy
Tiết 3 Tập làm văn
 Mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị. Kể ngắn theo câu hỏi.
I. mục tiêu:
- Rèn luyện kỹ năng nói: Biết nói lời mời, nhớ, yêu cầu, đề nghị phù hợp với tình huống .
- Biết trả lời tình huống.
- Rèn kỹ năng viết: Dựa vào các câu hỏi, viết được một đoạn văn 4 hoặc 5 câu về thầy về cô giáo.
II. Hoạt động dạy học :
A. Bài cũ: Gọi 2 hs trả lời .
 ? Ngày mai có mấy tiết học, là những tiết nào ?
 ? Em cần mang những quyển sách gì đến trường ?
B.Bài mới :
1. Giới thiệu bài .
2. Hướng dẫn hs làm bài tập .
Bài 1: Gọi hs làm bài tập . HS thực hành tình huống a.
 HS1. Đóng vai bạn đến chơi nhà .
 HS2. Nói lời mời bạn vào nhà chơi.
 - Tình huống (b, c) tương tự. GV nhận xét, bổ sung.
Bài 2. HS đọc yêu câù BT, suy nghĩ rồi lần lượt trả lời các câu hỏi .
 GV và cả lớp nhận xét.
Bài3: GV nêu yêu cầu đề bài. HS nhắc lại điều vừa kể ở bài tập 2.
 Hs viết vào vở bài tập Tiếng Việt.
 Gọi 1số hs đọc bài trước lớp. GV và lớp nhận xét 
 III. củng cố – dặn dò:	GV nhận xét chung giờ học
Tiết 4 Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
1. đánh giá công tác tuần 8:
- Tổng kết lại đợt thi đua chào mừng ngày 20/10.
- Các tổ trưởng báo cáo kết quả theo dõi trong tuần .
- GV tổng hợp nhận xét các mặt .
 + Sinh hoạt 15 phút + Nề nếp học tập, ăn ngủ BT +Vệ sinh trực nhật .
2. Triển khai Kế hoạch tuần 9
- Phát động đợt thi đua mới để nâng cao chất lượng chuẩn bị cho thi KT giữa kỳ 1.
- Tiếp tục duy trì nếp sinh hoạt đầu buổi, nề nếp dạy, học, bán trú...
- Tăng cường công tác giữ gìn VSMT, xây dựng ý thức tự giác trong mỗi HS..
- Thi viết chữ đẹp lần 2, xếp loại HS cuối tháng 10.
	Buổi 2
Tiết 1
Luyện toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu
	- HS ôn luyện, củng cố về bảng cộng.
	- Thực hành kỷ năng làm toán.
II. Hoạt động dạy học
1. Củng cố lý thuyết
	? Đọc lại các bảng cộng đã học. ( Gọi 1 số HS )
	? Trong phép cộng khi đổi chỗ các số hạng thì tổng như thế nào.
	? Một số cộng với 0 thì có kết quả là mấy.
	? Lít là đơn vị đo gì.
2. Luyện tập
	HS làm các bài tập sau:
- Bài 1. Đặt tính rồi tính
	24 + 57	75 + 25	 49 + 28	 45 + 55
- Bài 2. Điền dấu , =
 13 l + 29 l ..... 29 l + 12 l	87 l - 54 l .....33 l 32 l + 5 l....38 l
- Bài 3.
 a. Tìm tổng của số có 2 chữ số lớn nhất với số có 1 chữ số bé nhất khác 0.
 b. Tìm hiệu lớn nhất của 2 số có 2 chữ số.
 GV theo dõi HS làm, hướng dẫn thêm cho những em chậm.
3. Chấm, chữa bài
 Bài 1. Gọi 1 số em lên bẳng đặt tính
 Bài 2. Nêu miệng kết quả.
 Bài 3. Chữa ở bẳng.
	a. Tổng của 2 số đó là: 99 +1 = 100
	b. Hiệu lớn nhất là: 99 - 10 = 89 
III. Tổng kết - dặn dò
Tiết 2	Đạo đức
Chăm làm việc nhà (t2)
I. Mục tiêu:
	- Học sinh biết chăm làm việc nhà giúp đỡ mẹ
	- Có ý thức tự giác làm việc nhà
II. Hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Tự liên hệ ( học sinh làm việc theo cặp)
? ở nhà em đã tham gia những công việc gì? Kết quả các công việc ra sao?
? Những công việc đó do bố mẹ phân công hay em tự giác làm?
? Bố mẹ tỏ thái độ như thế nào với công việc em đã làm.
? Sắp tới em sẽ tham gia công việc gì?
	Một số học sinh trả lời câu hỏi.
2. Hoạt động 2 : Đóng vai
	Học sinh nêu các tình huống ở bài tập 4 .
	Các nhóm đóng vai, rồi thể hịên trước lớp
3. Hoạt động 3 : Trò chơi: Nếu- thì
	Giáo viên chia lớp làm 2 nhóm: Chăm- Ngoan
	Giáo viên phát phiếu học tập các nhóm làm việc Đánh giá kết quả.
iii. Củng cố - dặn dò
Tiết 3	Tự học
Hoàn thành bài tập
I. mục tiêu:
- Giúp học sinh hoàn thành bài tập trong ngày tại lớp.
- Củng cố các nội dung đã học.
II. Hoạt động dạy học:
Gv hướng dẫn hs hoàn thành bài tập trong vở BTTV phần TLV
Lưu ý: Hướng dẫn hs hoàn thành bài tập dựa vào các câu hỏi, viết một đoạn văn ngắn 4 đến 5 câu nói về cô giáo lớp em.
Hs làm bài – Gv theo dõi, hướng dẫn bổ sung giúp hs hoàn thành bài tập tại lớp. Gọi nhiều em đọc lại đoạn văn, nhận xét, nhắc nhở các em viết chưa đạt về viết lại cho tốt hơn.
 III. Tổng kết– dặn dò: GV nhận xét chung giờ học 
Hớng dẫn tự học
Luyện viết: bài 8 g .
I. Mục tiêu: 
- Biết viết chữ hoa G theo cỡ vừa và nhỏ
- Biết viết cụm từ ứng dụng:"Gắng công học hành” theo cỡ nhỏ, viết đúng mẫu đều nét, nối chữ đúng qui định.
II. Đồ dùng dạy học:
- Chữ mẫu đặt trong khung chữ
- Chữ nhỏ viết sẵn ở bảng lớp: Gắng công học hành
III. Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 8(1).doc