Giáo án Tổng hợp lớp 1 - Tuần 26

 I. Mục tiêu:

 - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: yêu nhất, nấu cơm, rám nắng, .

 - Hiểu nội dung bài: Tình cảm và sự biết ơn mẹ của bạn nhỏ.

 - Trả lời được câu hỏi 1, 2 ( SGK ).

II.ĐDDH:

 - Sử dụng tranh SGK.

III. Các HĐDH chủ yếu:

Tiết 1

1. KTBC: - 2 HS đọc bài “ Cái nhãn vở ” và trả lời câu hỏi:

 ? Giang viết những gì lên nhãn vở?

 ? Nhãn vở có tác dụng gì?

 - Chấm nhãn vở tự làm của HS.

2. Dạy học bài mới:

a. Giới thiệu bài:

b. Hướng dẫn HS luyện đọc:

 * GV đọc mẫu lần 1: Giọng chậm dãi, nhẹ nhàng, tha thiết, tình cảm.

 * HD luyện đọc.

 . Luyện đọc tiếng, từ ngữ:

- GV viết: Yêu nhất, nấu cơm, rám nắng, xương xương.

- HS luyện đọc cá nhân, dãy, lớp.

- Phân tích tiếng nhất, nấu, nắng, xương.

- Ghép theo dãy: Yêu nhất, nấu cơm, rám nắng.

- GV giải nghĩa từ: rám nắng, xương xương.

 

doc 16 trang Người đăng phuquy Lượt xem 996Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp lớp 1 - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u chấm).
- Mỗi câu 2 HS đọc.
- Mỗi bàn đọc nối tiếp 1 câu.
 . Luyện đọc đoạn, bài.
- Bài chia làm mấy đoạn? ( 3 đoạn ).
- Dấu hiệu nhận biết đoạn là gì? ( Chữ đầu viết hoa lui vào, kết thúc dấu chấm 
 xuống dòng.
	 - 3 HS đọc đoạn 1, 3 HS đọc đoạn 2, 3 HS đọc đoạn 3.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn theo dãy.
- 2 HS đọc cả bài. Cả lớp đọc đồng thanh.
 . Thi đọc trơn cả bài.
- Mỗi dãy cử 1 HS đọc bài.
- HS đọc cá nhân.
- GV nhận xét, ghi điểm.
c. Ôn các vần an, at:
 * Tìm tiếng trong bài có vần an: bàn.
- HS đọc, phân tích tiếng bàn.
 * Tìm tiếng ngoài bài có vần an, at
 	 - Cho HS quan sát tranh, đọc từ mẫu.
	 - Cho HS thi đua tìm từ có vần an, at.
	 - Nhận xét, tuyên dương.
Tiết 2
d. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói:
 * Tìm hiểu bài đọc và luyện đọc.
	 - GV đọc mẫu lần 2.
	 - 2 HS đọc đoạn 1, đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
	 	+ Bàn tay mẹ đã làm những gì cho chị em Bình?
	 - 2 HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi:
	 	+ Bàn tay mẹ Bình như thế nào?
	 - 1 HS đọc câu văn diễn tả tình cảm của Bình với đôi bàn tay mẹ.
	 - GV: Bài thơ nói lên tình cảm và sự biết ơn mẹ của bạn nhỏ.
	 - Cho 3 HS đọc toàn bài. GV nhận xét cho điểm.
 * Luyện nói:
 - Nêu chủ đề của bài luyện nói: (Trả lời câu hỏi theo tranh). 
 	 - Cho HS quan sát tranh, đọc câu mẫu, thực hành hỏi đáp theo mẫu.
	 M: Ai nấu cơm cho bạn ăn?
	 Mẹ tôi nấu cơm cho tôi ăn.
	 - Khuyến khích HS hỏi những câu hỏi khác. 
 3. Củng cố – Dặn dò:
 - 1 HS đọc lại toàn bài và trả lời câu hỏi: Vì sao bàn tay mẹ lại trở nên gầy gầy, xương xương?
 - Về đọc bài. Chuẩn bị bài “ Cái Bống”.
Toán
Các số có hai chữ số
I. Mục tiêu:
	- Nhận biết về số lượng; biết đọc, viết, đếm các số từ 20 đến 50.
	- Nhận biết được thứ tự các số từ 20 đến 50.
II. ĐDDH: 
- GV: Các bó chục và các que tính rời.
- HS: Bộ TTH.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. KTBC: - HS lên bảng làm BT:
 50 + 30 = 50 + 10 =
	 	80 – 30 =	 50 – 10 = 
 80 – 50 = 50 – 40 =
 - HS dưới lớp nhẩm nhanh kết quả:
	30 + 20 , 50 – 20 , 40 + 20. 	 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Giới thiệu các số từ 20 đến 50.
	. Giới thiệu các số từ 20 đến 30.
	- GV yêu cầu HS lấy 2 bó que tính, GV gài bảng 2 bó que tính.
	- GV viết số 20.
	- HS đọc “Hai mươi”.
	- GV: Lấy thêm 1 que tính, GV gài thêm 1 que tính. Được tất cả bao nhiêu que tính? ( 21 ).
	- Để chỉ số que tính vừa lấy chúng ta có số nào? ( 21 ).
	- GV viết số 21.
	- HS đọc “Hai mươi mốt”.
	- Số 21 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
	- Tương tự giới thiệu các số 22 dến 30. Đến số 30 hỏi: 
	+ Tại sao 29 thêm 1 là 30?
	+ Cho HS thay 10 que tính bằng 1 bó chục và GV gài bảng.
	+ HS đọc “Ba mươi”.
	+ Số 30 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
	- Cho HS đọc các số từ 20 đến 30.
	. Tiếp tục giới thiệu các số từ 31 đến 50 (tương tự). 
 c. Luyện tập.
* Bài 1: + HS nêu yêu cầu.
 + GV: Câu a cho biết cách đọc số các con cần viết số. Câu b mỗi vạch chỉ viết 1 số. 
 + HS làm bài, 2 HS lên bảng.
 + Nhận xét. Đổi vở KT
* Bài 3: +Tương tự bài 1.
* Bài 4: + Bài yêu cầu gì?
 + HS làm bài. 3 HS lên chữa bài. 
 + Nhận xét sau đó cho HS đọc xuôi, đọc ngược các dãy số.
3. Củng cố dặn dò:
	- Các số từ 20 đến 29 có gì giống và khác nhau?
	- Tương tự với 30 đén 39, 40 đến 49.
	- Bài 2 làm vào tiết luyện. 
________________________________________
Hát nhạc
( GV chuyên)
____________________________________________________________________
Thứ ba ngày 9 tháng 3 năm 2010
Tập viết
 Tô chữ hoa C, D, Đ
 I. Mục tiêu:
	- Tô được các chữ hoa: C, D, Đ.
	- Viết đúng các vần: an, at, anh, ach; các từ ngữ: bàn tay, hạt thóc, gánh đỡ, sạch sẽ kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở Tập viết 1, tập 2.
	- HS khá, giỏi viết đều nét, dãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng, số chữ quy định trong vở Tập viết 1, tập 2.
II.ĐDDH: 
 Bảng phụ viết sẵn trong khung chữ:
- Chữ hoa C, D, Đ.
- Các vần an, at, anh, ach; các từ ngữ: bàn tay, hạt thóc, gánh đỡ, sạch sẽ.
III. Các HĐDH chủ yếu:
1. KTBC: - Viết bảng con theo dãy: mái trường, sao sáng, mai sau.
 - Chấm 1 số vở của HS. 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn tô chữ hoa: 
- Treo bảng phụ có chữ mẫu: Chữ hoa C gồm những nét nào?
 - GV giới thiệu chữ mẫu và HD quy trình viết.
 - HS viết bảng con.
 - GV uốn nắn, sửa sai.
 - GV giới thiệu cách viết chữ hoa D, Đ ( Tương tự chữ C ).
 - HS viết bảng con.
c. Hướng dẫn HS viết vần và từ ngữ ứng dụng.
 - GV treo bảng phụ có các từ ứng dụng.
	- HS đọc cá nhân, đồng thanh, phân tích tiếng bàn, hạt, gánh, sạch.
	- GV nhắc lại cách nối các con chữ.
	- HS viết bảng con.
	- GV nhận xét, sửa sai.
d. Hướng dẫn HS viết vở.
	- GV cho 1 HS nhắc lại tư thế ngồi viết.
	- HS viết vở từng dòng: an, at, anh, ach, bàn tay, hạt thóc, gánh đỡ, sạch sẽ.
	- HS khá giỏi viết cả bài.
	- GV uốn nắn tư thế và các lỗi khi viết.
	- Thu, chấm một số bài.
	- Nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố – Dặn dò:
	- Tìm thêm những tiếng có vần an, at, anh, ach.
 - Về viết những dòng còn lại.
Chính tả 
Bàn tay mẹ 
I. Mục tiêu:
	- Nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng đoạn “ Hằng ngày,  chậu tã lót đầy”: 35chữ trong khoảng 15 – 17 phút.
	- Điền đúng vần an, at; chữ g, gh vào chỗ trống bài tập 2, 3 (SGK).
II. ĐDDH:
- Bảng phụ chép sẵn đoạn văn và 2BT.
III. Các HĐDH chủ yếu:
1. KTBC:
- 2 HS lên bảng làm BT 2( a, b ) – SGK ( T 51 ).
- Chấm vở của 1 số HS về nhà viết lại.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn HS tập chép.
- Treo bảng phụ.
 - HS đọc đoạn văn (3 – 5 em).
 - Tìm tiếng khó viết ( hằng ngày, bao nhiêu, nấu cơm, giặt, . )
 - Phân tích tiếng hằng, nhiêu, nấu, giặt.
 - GV cất bảng. HS viết bảng (2HS viết bảng lớp, dưới lớp viết bảng con).
	- GV hướng dẫn cách trình bày.
 - HS chép bài chính tả vào vở.
	- Soát lỗi: GV đọc. HS đổi vở để soát lỗi.
	- GV thu chấm 1 số bài.
c. Hướng dẫn HS làm BT chính tả.
 * Bài tập 2: Điền vào chỗ trống vần an hay at?
 - GV gọi HS đọc yêu cầu.
	- Cho HS quan sát tranh:
	? Tranh vẽ cảnh gì?
	- 2 HS lên bảng, dưới lớp làm vào vở.
 * Bài tập 3: Điền g hay gh?
	- Tiến hành tương tự BT2.
	- GV chữa bài, nhận xét.
	- Chấm 1 số bài.
3. Củng cố – Dặn dò:
	- Khen những em viết đẹp.
 - Về chữa lỗi chính tả viết sai trong bài.
_________________________________
Toán 
 Các số có hai chữ số (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
	- Nhận biết về số lượng; biết đọc, viết, đếm các số từ 50 đến 69.
	- Nhận biết được thứ tự các số từ 50 đến 69.
II. ĐDDH: 
- GV: Các bó chục và các que tính rời.
- HS: Bộ TTH.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
KTBC: - HS lên bảng làm BT: Viết số vào dưới mỗi vạch của tia số:
 22 24
 40 43 48 
 - HS dưới lớp đọc các số theo thứ tự từ 35 đến 50 và ngược lại. 	
 2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Giới thiệu các số từ 50 đến 69.
	. Giới thiệu các số từ 50 đến 60.
	- GV yêu cầu HS lấy 5 bó que tính, GV gài bảng 5 bó que tính.
	- GV viết số 50.
	- HS đọc “Năm mươi”.
	- GV: Lấy thêm 1 que tính, GV gài thêm 1 que tính. Được tất cả bao nhiêu que tính? ( 51 ).
	- Để chỉ số que tính vừa lấy chúng ta có số nào? ( 51 ).
	- GV viết số 51.
	- HS đọc “Năm mươi mốt”.
	- Số 51 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
	- Tương tự giới thiệu các số 52 dến 60. Đến số 60 hỏi: 
	+ Tại sao 59 thêm 1 là 60?
	+ Cho HS thay 10 que tính bằng 1 bó chục và GV gài bảng.
	+ HS đọc “Sáu mươi”.
	+ Số 60 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
	- Cho HS đọc các số từ 50 đến 60.
	. Tiếp tục giới thiệu các số từ 61 đến 69 (tương tự). 
 c. Luyện tập.
* Bài 1: + HS nêu yêu cầu.
 + GV: Bài cho biết cách đọc số các con cần viết số.
 + HS làm bài, HS lên bảng.
 + Nhận xét. Đổi vở KT
* Bài 2: +Tương tự bài 1.
* Bài 3: + Bài yêu cầu gì?
 + Lưu ý viết số theo thứ tự từ bé đến lớn.
 + HS làm bài, chữa bài. 
 + Nhận xét sau đó cho HS đọc xuôi, đọc ngược các dãy số.
	* Bài 4: +HS nêu yêu cầu ( đúng ghi Đ, sai ghi S )
 + HS làm bài.
 + GV hỏi: Vì sao điền Đ ( S )?
3. Củng cố dặn dò:
	- Các số từ 50 đến 69 đều là số có mấy chữ số?
	- Trong những số đó số nào có hàng chục và hàng đơn vị giống nhau?
	- Về chuẩn bi tiết sau “ Các số có hai chữ số tiếp theo”. 
_______________________________________
Đạo đức
Cảm ơn và xin lỗi ( T1 )
I.Mục tiêu: 
- Nêu được khi nào cần nói cảm ơn, xin lỗi.
- Biết cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống phổ biến khi giao tiếp.
- Lấy CC2, 3 – NX6.
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức.
2. Bài mới.
 a. Giới thiệu bài 
 b. Hướng dẫn học tập	
	* HĐ 1: Phân tích tranh BT 1. 
- Cho HS quan sát tranh.
- Trong từng tranh có những ai?
- Họ đang làm gì?
- Họ đang nói gì? Vì sao?
. GVKL: Tranh 1: 1 bạn được nhận quà nên nói cảm ơn.
 Tranh 2: 1 bạn đi học muộn nên xin lỗi cô giáo.
* HĐ 2: Thảo luận theo cặp BT 2.
	? Trong từng tranh có những ai? Họ đang làm gì?
	- HS thảo luận. Đại diện trình bày.
	. GVKL: GV kết luận từng tranh.
	* HĐ 3: Liên hệ thực tế.
	- Em đã nói lời cảm ơn, xin lỗi ai? Chuyện gì xảy ra khi đó?
	- Kết quả thế nào?
	- Gv khen ngợi những em biết nói cảm ơn, xin lỗi.
 3. Củng cố dặn dò.
	- Khi nào nói cảm ơn, xin lỗi?
- Cần thực hiện nói cảm ơn, xin lỗi.
__________________________________
tự nhiên và xã hội
 Con gà 
I. Mục tiêu: 
- Nêu ích lợi của con gà.
- Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con cá trên hình vẽ hay vật thật.
- Phân biệt được gà trống, gà mái, gà con về hình dáng, tiếng kêu.
- Lấy CC1, 2 – NX7.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh con gà phóng to.
- HS: Vở BTTNXH.
III. Các hoạt động day học:
 1. Bài cũ:
	- Nêu các bộ phận của con cá.
	- Ăn cá có ích lợi gì?
 2. Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài.
 b) HD các hoạt động.
 *HĐ1: Quan sát con gà.
- Cho HS quan sát con gà trong tranh SGK: 
 - HS làm vở BTTNXH.
 *HĐ2: Thảo luận lớp. 
- Nêu các bộ phận bên ngoài của con gà. ( Đầu, mình, chân và cánh )
- Gà di chuyển bằng gì?
- Kể tên các giống gà mà em biết.
- Gà trống, gà mái, gà con khác nhau ở điểm nào?
- Gà cung cấp cho ta những gì? ( Thịt, trứng, lông )
 3. Củng cố - Dặn dò: 
 - Nêu ích lợi của cá.
	- Ăn thịt gà cần chú ý xương.
	- Về quan sát con mèo để chuẩn bị cho bài sau.
 __________________________________________________________________
Thứ tư ngày 10 tháng 3năm 2010
Mĩ thuật
( GV chuyên)
_________________________________________
Toán
Các số có hai chữ số (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
	- Nhận biết về số lượng; biết đọc, viết, đếm các số từ 70 đến 99.
	- Nhận biết được thứ tự các số từ 70 đến 99.
II. ĐDDH: 
- GV: Các bó chục và các que tính rời.
- HS: Bộ TTH.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
KTBC: - HS lên bảng làm BT: Viết số vào dưới mỗi vạch của tia số:
 52 59
 50 53 58 
 - HS dưới lớp đọc các số theo thứ tự từ 45 đến 60 và 69 đến 55. 	
 2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Giới thiệu các số từ 70 đến 99.
	. Giới thiệu các số từ 70 đến 80.
	- GV yêu cầu HS lấy 7 bó que tính, GV gài bảng 7 bó que tính.
	- GV viết số 70.
	- HS đọc “Bảy mươi”.
	- GV: Lấy thêm 1 que tính, GV gài thêm 1 que tính. Được tất cả bao nhiêu que tính? ( 71 ).
	- Để chỉ số que tính vừa lấy chúng ta có số nào? ( 71 ).
	- GV viết số 71.
	- HS đọc “Bảy mươi mốt”.
	- Số 71 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
	- Tương tự giới thiệu các số 72 dến 80. Đến số 80 hỏi: 
	+ Tại sao 79 thêm 1 là 80?
	+ Cho HS thay 10 que tính bằng 1 bó chục và GV gài bảng.
	+ HS đọc “Tám mươi”.
	+ Số 80 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
	- Cho HS đọc các số từ 70 đến 80.
	. Tiếp tục giới thiệu các số từ 81 đến 99 (tương tự). 
 c. Luyện tập.
* Bài 1: + HS nêu yêu cầu.
 + GV: Bài cho biết cách đọc số các con cần viết số.
 + HS làm bài, HS lên bảng.
 + Nhận xét. Đổi vở KT
* Bài 2: + Bài yêu cầu gì? 
 + Lưu ý viết số theo thứ tự từ bé đến lớn.
 + HS làm bài, chữa bài. 
 + Nhận xét sau đó cho HS đọc xuôi, đọc ngược các dãy số.
 *Bài 3: + HS nêu yêu cầu.
 	 + HD: Số 76 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
 + HS làm bài, chữa bài. Đỏi vở KT.
	* Bài 4: + HS đọc đề bài.
	 + HD: Quan sát xem hình vẽ có bao nhiêu cái bát? ( 33 )
	 Số 33 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
	 + HS làm bài, 1 HS lên chữa bài.
3. Củng cố dặn dò:
	- Số lớn hơn 9 và bé hơn 100 là số có mấy chữ số? Chữ số bên phải thuộc hàng nào? Chữ số bên trái thuộc hàng nào?
	- Về chuẩn bi tiết sau “So sánh các số có hai chữ số”. 
_____________________________________
Tập đọc 
Cái Bống
 I. Mục tiêu:
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: khéo sảy, khéo sàng, đường trơn, mưa ròng.
 - Hiểu nội dung bài: Tình cảm và sự hiếu thảo của Bống đối với mẹ.
	- Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK).
	- Học thuộc lòng bài đồng giao.
II.ĐDDH:
- Sử dụng tranh SGK.
- Bộ HVTH
III. Các HĐDH chủ yếu: 
Tiết 1
1. KTBC: 3HS đọc toàn bài “ Bàn tay mẹ ” và trả lời câu hỏi:
	- Bàn tay mẹ làm những việc gì cho chị em Bình?
	- Đọc câu văn tả tình cảm của Bình đối với bàn tay mẹ.
	- Vì sao Bình lại yêu nhất đôi bàn tay mẹ? 
2. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn HS luyện đọc:
 * GV đọc mẫu lần 1: Giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
 * HD luyện đọc.
 . Luyện đọc tiếng, từ ngữ:
	- Trong bài có những tiếng nào khi phát âm cần chú ý?
- GV viết: khéo sảy, khéo sàng, đường trơn, mưa ròng.
- HS luyện đọc cá nhân, dãy, lớp.
- Phân tích tiếng khéo, trơn, ròng và ghép theo dãy: khéo sảy, đường trơn, mưa ròng.
- GV giải nghĩa từ: đường trơn, gánh đỡ, mưa ròng.
 . Luyện đọc câu.
- Mỗi HS đọc 1 câu theo hình thức nối tiếp.
- Từng bàn đọc câu theo hình thức nối tiếp.
 . Luyện đọc đoạn, bài.
- 3 HS đọc toàn bài.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- Mỗi dãy cử 1 HS đọc bài.
- HS đọc cá nhân.
- GV nhận xét, ghi điểm.
c. Ôn các vần anh, ach:
 * Tìm tiếng trong bài có vần anh: gánh.
- HS đọc, phân tích tiếng gánh.
 * Nói câu có tiếng chứa vần anh, ach.
 	- Cho HS quan sát tranh, đọc câu mẫu.
- Cho HS thi đua nói câu có tiếng chứa vần anh, ach.
- Nhận xét, tuyên dương.
Tiết 2
d. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói:
 * Tìm hiểu bài đọc và luyện đọc.
- GV đọc mẫu lần 2.
- 2 HS đọc 2 câu thơ đầu và trả lời câu hỏi:
+ Bống đã làm gì giúp mẹ nấu cơm?
- 2 HS đọc 2 câu thơ cuối và trả lời câu hỏi:
	 	+ Bống đã làm gì khi mẹ đi chợ về?
 - GV: Bài thơ nói lên tình cảm và sự hiếu thảo của Bống đối với mẹ.
- Cho 3 HS đọc toàn bài.
- GV nhận xét cho điểm.
 * Học thuộc lòng:
	- HD học thuộc lòng bài thơ theo cách xoá dần.
	- HS thi đua đọc thuộc bài thơ.
	- GV nhận xét, cho điểm.
 * Luyện nói:
- Chủ đề bài luyện nói là gì? (ở nhà, em làm gì giúp mẹ). 
- GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
- HS trả lời theo nội dung tranh và khuyến khích các em hỏi đáp theo cách tự nghĩ. 
 3. Củng cố – Dặn dò:
 	- 1 HS đọc thuộc lòng bài thơ.
 	- Về đọc thuộc lòng bài thơ. Chuẩn bị tiết sau KTGK II.
______________________________________________
Thứ năm ngày 11 tháng 3 năm 2010
Chính tả
Cái Bống
 I. Mục tiêu:
	- Nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng bài đồng giao “Cái Bống ” trong khoảng 10– 15 phút.
	- Điền đúng vần anh, ach ; chữ ng, ngh vào chỗ trống bài tập 2, 3 (SGK).
II. ĐDDH:
- Bảng phụ chép sẵn bài thơ “Cái Bống” và BT2, 3.
III. Các HĐDH chủ yếu:
1. KTBC:
- 3 HS lên viết : nhà ga, cái ghế, ghê sợ. Dưới lớp viết bảng con theo dãy.
- Chấm 1 số vở của HS phải viết lại bài Bàn tay mẹ.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn HS tập chép.
- Treo bảng phụ.
 - HS đọc bài thơ (3 – 5 em).
 - Tìm tiếng khó viết ( khéo sảy, khéo sàng, mưa ròng ).
 - Phân tích tiếng khó viết: sảy, sàng, ròng.
 - GV cất bảng. HS viết bảng (3HS viết bảng lớp, dưới lớp viết bảng con).
	- GV hướng dẫn cách trình bày thể thơ lục bát.
 - HS chép bài chính tả vào vở.
	- Soát lỗi: GV đọc. HS đổi vở để soát lỗi.
c. Hướng dẫn HS làm BT chính tả.
 * Bài tập 2: Điền vần anh hay ach?
 - GV gọi HS đọc yêu cầu.
	- Cho HS quan sát tranh:
	? Tranh vẽ cảnh gì?
	- 2 HS lên bảng, dưới lớp làm vào vở.
 * Bài tập 2: Điền chữ ng hay ngh?
- Tương tự BT2.
	- Chấm 1 số bài.
3. Củng cố – Dặn dò:
	- Khen những em viết đẹp.
 - Về chữa lỗi chính tả viết sai trong bài.
_________________________________________
Tiếng việt
Ôn tập
I. Mục tiêu:
	- Đọc trơn cả bài tập đọc “Vẽ ngựa”. Đọc đúng các từ ngữ: bao giờ, sao em biết, bức tranh.
 - Hiểu nội dung bài: Tính hài hước của câu chuyện: bé vẽ ngựa không ra hình con ngựa. Khi bà hỏi con gì, bé lại nghĩ bà chưa nhìn thấy con ngựa bao giờ.
	- Trả lời được câu hỏi 1, 2 ( SGK ).
II.ĐDDH:
	- Sử dụng tranh SGK.
III. Các HĐDH chủ yếu: 
Tiết 1
1. KTBC: - 2 HS đọc thuộc lòng bài “ Cái Bống ” và trả lời câu hỏi:
	 ? Bống đã làm gì giúp mẹ nấu cơm?
	 ? Bống đã làm gì khi mẹ đi chợ về?
	 - 3 HS viết: mưa ròng, khéo sàng, đường trơn. Dưới lớp viết bảng con theo dãy.
2. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn HS luyện đọc:
 * GV đọc mẫu lần 1: Giọng vui, giọng bé hồn nhiên, ngộ nghĩnh.
 * HD luyện đọc.
 . Luyện đọc tiếng, từ ngữ:
	 - Trong bài có tiếng, từ nào khi phát âm cần chú ý?
- GV viết: sao, bao giờ, bức tranh.
- HS luyện đọc cá nhân, dãy, lớp.
- Phân tích tiếng: sao, giờ, bức.
- Ghép theo dãy: sao, bao giờ, bức tranh.
 . Luyện đọc câu.
- Mỗi câu 1 HS đọc theo hình thức nối tiếp.
- Mỗi bàn đọc nối tiếp 1 câu.
 . Luyện đọc đoạn, bài.
	 - Mỗi đoạn 4 HS đọc.
 . Thi đọc trơn cả bài.
- Mỗi dãy cử 1 HS đọc bài.
- HS đọc cá nhân.
- GV nhận xét, ghi điểm.
c. Ôn các vần ua, ưa:
 * Tìm tiếng trong bài có vần ưa: ngựa, chưa, đưa.
- HS đọc, phân tích tiếng ngựa, chưa, đưa.
 * Tìm tiếng ngoài bài có vần ua, ưa.
 * Nói câu chứa tiếng có vần ua hoặc ưa.
 	 - Cho HS quan sát tranh, đọc câu mẫu.
	 - Cho HS thi đua tìm câu có vần ua, ưa.
	 - Nhận xét, tuyên dương.
Tiết 2
d. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói:
 * Tìm hiểu bài đọc và luyện đọc.
	 - GV đọc mẫu lần 2.
	 - 2 HS đọc cả bài và trả lời câu hỏi:
	 	+ Bạn nhỏ muốn vẽ con gì?
	 	+ Vì sao nhìn tranh, bà lại không nhận ra con ngựa?
	 - 1 HS đọc câu văn diễn tả tình cảm của Bình với đôi bàn tay mẹ.
	 - GV: Bé vẽ ngựa không ra hình con ngựa. Khi bà hỏi con gì, bé lại nghĩ bà chưa nhìn thấy con ngựa bao giờ.
	 - HD làm BT 3:
	 + Cho HS đọc yêu cầu BT 3
	 + HS quan sát tranh, 2 HS lên bảng làm, dưới lớp làm vở.
 * Luyện đọc phân vai:
	 - GVHD:
	+ Giọng người dẫn chuyện: vui, chậm rãi.
	+ Giọng bé: hồn nhiên, ngộ nghĩnh.
	+ Giọng chị: ngạc nhiên.
	 - HS đọc phân vai theo nhóm ( 3 em ).
 * Luyện nói:
 - Nêu chủ đề của bài luyện nói: (Bạn có thích vẽ không? Bạn thích vẽ gì?) 
 	 - Cho HS quan sát tranh, đọc câu mẫu, thực hành hỏi đáp theo mẫu.
	 M: Bạn có thích vẽ không?
	 Tôi rất thích vẽ.
	 Bạn thích vẽ gì? 	
	 - Khuyến khích HS hỏi những câu hỏi khác. 
 3. Củng cố – Dặn dò:
 - 1 HS đọc lại toàn bài.
 - Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Chuẩn bị bài “ Hoa ngọc lan”.
Toán
So sánh các số có hai chữ số
I. Mục tiêu:
	- Biết dựa vào cấu tạo số để so sánh 2 số có hai chữ số, nhận ra số lớn nhất, số bé nhất trong nhóm có 3 số.
II. ĐDDH: 
- GV: Các bó chục và các que tính rời.
- HS: Bộ TTH.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. KTBC: - 2HS lên bảng làm BT:Viết số.
 a) Từ 70 đến 80 b) Từ 80 đến 90
 - HS dưới lớp đọc số từ 90 đến 99, từ 99 về 90. Phân tích số 84, 95. 
 2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Giới thiệu 62 < 65.
	- GV lấy 6 bó chục và 2 que tính rời.
	- GV: Cô vừa lấy được bao nhiêu que tính? ( 62 ).
	- Để chỉ số que tính vừa lấy chúng ta có số nào? ( 62 ).
	- Số 62 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
	- Tương tự lấy 6 bó chục và 5 que tính rời được số 65.
	- Số 65 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
	- So sánh hàng chục của 2 số này? ( Đều là 6 chục ).
	- Hàng đơn vị của 2 số này thế nào? ( 2 bé hơn 5 ).
	- Vậy số 62 thế nào so với số 65? ( 62 bé hơn 65 ). GV viết 62 < 65
	- Số 65 thế nào so với số 62? ( 65 lớn hơn 62). GV viết 65 > 62.
	- HS đọc 62 62.
	- Khi so sánh 2 số mà chữ số hàng chục giống nhau thì phải làm thế nào?
	- Cho HS so sánh 34 và 38.
 c. Giới thiệu 63 > 58 ( Tương tự như trên ).
	- Khi so sánh 2 số mà chữ số hàng chục khác nhau có cần so sánh hàng đơn vị không? 
 d. Luyện tập.
* Bài 1: + Bài yêu cầu gì? ( Điền dấu >, <, = ). 
 + HS làm bài, 3 HS lên bảng.
 + Nhận xét. Đổi vở KT.
 + GV hỏi lại cách so sánh.
* Bài 2: + HS nêu yêu cầu ( Khoanh vào số lớn nhất ).
 + Chúng ta phải so sánh mấy số với nhau?( 3 số ).
 + HS làm câu a, b. 2 HS lên chữa bài, nêu lại cách làm.
* Bài 3: +Tương tự bài 2.
* Bài 4: + HS đọc yêu cầu.
 + HS làm bài. 2 HS lên chữa bài. 
 + Nhận xét sau đó cho HS đọc lại.
3. Củng cố dặn dò:
	- Khi so sánh 2 số có hàng chục giống nhau ( Khác nhau ) ta làm thế nào? 
___________________________________
Thể dục
Bài thể dục. Trò chơi “ tâng cầu ”
I. Mục tiêu: 
	- Biết cách thực hiện các động tác của bài TD PT chung. 
 	- Biết cách tâng cầu bằng bảng cá nhân tung lên cao rồi bắt lại.
	- Lấy CC 1 – NX7.
II.Địa điểm, phương tiện:
	- Trên sân trường.GV có còi.
III. Nội dung và PP lên lớp:
1.Phần mở đầu:
- Tập hợp lớp, phổ biến nội dung, YC bài học.
	- Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc trên sân trường.
	- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
	- Xoay khớp cổ tay và các ngón tay, xoay khớp cẳng tay và cổ tay, xoay cánh tay, xoay đầu gối, xoay hông.
 2. Phần cơ bản:
 * Ôn toàn bài thể dục: 3 lần, mỗi động tác 2 x 8 nhịp:
	- GV chú ý sửa chữa động tác sai.
 * Tâng cầu: 10 – 12 phút.
	- HS tập cá nhân.
	- Tập theo tổ.
	- Thi đua giữa các tổ tìm ra người vô địch.
 3. Phần kết thúc:
	- Đi thường 2 - 4 hàng dọc theo nhịp và hát.
	- Ôn động tác điều hòa của bài thể dục PTC.
	- Hệ thống bài học.
	- Nhận xét giờ học, giao BT về nhà. 
Thứ sáu ngày 5 tháng 3 năm 2010
 Tiếng việt 
Kiểm tra giữa học kì 2
 I. Mục tiêu:
	- Đọc được các bài ứng dụng theo yêu cầu cần đạt về mức độ kiến thức, kĩ năng: 25 tiếng/ phút.
	- Trả lời 1 – 2 câu hỏi đơn giản về nội dung bài đọc.
	- Viết được các từ ngữ , bài ứng dụng theo yêu cầu cần đạt về mức độ kiến thức, kĩ năng: 25 tiếng/ 15 phút.
 II.Đề bài: Hiệu phó chuyên môn ra đề.
_________________________________
Thủ công
Cắt, dán hình vuông ( t1)
I. Mục tiêu:
	- Biết cách kẻ, cắt, dán hình vuông.
	- Kẻ, cắt, dán được hình vuông. Có thể kẻ, cắt được hình vuông theo cách đơn giản.Đường cắt tương đối thẳng. Hình dán tương đối phẳng.
	- HS khéo tay đường cắt thẳng, hình dán phẳng. Kẻ, cắt, dán được hình 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LOP1TUAN 26 CKTKN.doc