Giáo án Tổng hợp lớp 1 - Tuần 25 - Năm học 2009 - 2010

 I. Mục tiêu

 - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: cô giáo, dạy em, điều hay, mái trường.

 - Hiểu nội dung bài: Ngôi trường là nơi gắn bó, thân thiết với bạn học sinh.

 - Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK).

 - HS khá, giỏi tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ai, ay. Biết hỏi - đáp theo mẫu về trường, lớp của mình.

II.Đồ dùng dạy học

 Sử dụng tranh SGK.

III. Các hoạt động dạy học

 

doc 58 trang Người đăng phuquy Lượt xem 1155Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp lớp 1 - Tuần 25 - Năm học 2009 - 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HS thay 10 que tính bằng 1 bó chục và GV gài bảng.
	+ HS đọc “Tám mươi”.
	+ Số 80 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
	- Cho HS đọc các số từ 70 đến 80.
	. Tiếp tục giới thiệu các số từ 81 đến 99 (tương tự). 
Hoạt động 3: Luyện tập
 Bài 1: HS nêu yêu cầu.
 + GV: Bài cho biết cách đọc số các con cần viết số.
 + HS làm bài, HS lên bảng.
 + Nhận xét. Đổi vở KT
Bài 2: Bài yêu cầu gì? 
 + Lưu ý viết số theo thứ tự từ bé đến lớn.
 + HS làm bài, chữa bài. 
 + Nhận xét sau đó cho HS đọc xuôi, đọc ngược các dãy số.
Bài 3: HS nêu yêu cầu.
 	 + HD: Số 76 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
 + HS làm bài, chữa bài. Đỏi vở KT.
Bài 4: HS đọc đề bài.
	 + HD: Quan sát xem hình vẽ có bao nhiêu cái bát? ( 33 )
	 Số 33 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
	 + HS làm bài, 1 HS lên chữa bài.
Củng cố dặn dò
	- Số lớn hơn 9 và bé hơn 100 là số có mấy chữ số? Chữ số bên phải thuộc hàng nào? Chữ số bên trái thuộc hàng nào?
	- Về chuẩn bi tiết sau “So sánh các số có hai chữ số”. 
Luyện đọc viết
Bàn tay mẹ
I. Mục tiêu
 Tiếp tục cho học sinh luyện đọc bài Bàn tay mẹ: HS khá đọc đúng, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, HS Trung bình đọc được nhưng có thể còn chậm, HS yếu có thể đọc được 1 – 2 câu
II. Đồ dùng dạy học
 SGK 
III. Các hoạt động dạy học	
Hoạt động 1: Luyện đọc
 Giáo viên đọc bài tập đọc 1 lần
 Hướng dẫn HS cách luyện đọc
 Cho học sinh luyện đọc cá nhân, GV theo dõi học sinh yếu và hướng dẫn thêm
 Cho 3 – 4 học sinh đọc trước lớp 
 Nhận xét, tuyên dương
Hoạt động 2: Luyện viết
 Giáo viên đọc cho HS viết một số từ vào bảng con
 Nhận xét, sữa chữa
 Giáo viên đọc cho HS viết 3 câu cuối bài, HS yếu chỉ viết 1 câu.
 Chấm bài, nhận xét
Củng cố dặn dò
 Nhận xét giờ học
 Dặn dò
Luyện toán
Các số có 2 chữ số
I. Mục tiêu
 Tiếp tục hướng dẫn HS củng cố về các số có 2 chữ số ( cả lớp) 
II. Đồ dùng dạy học
 SGK, vở luyện toán
III. Các hoạt động dạy học
 Giáo viên lần lượt cho HS làm các bài tập sau:
 Bài 1, 2, cả lớp ( bài 1, 2 SGK trang 138 - 139)
 Bài 3 HS khá ( Bài 4 SGK trang 139) 
 Theo dõi hướng dẫn thêm HS yếu
 Chấm bài, nhận xét
 Dặn dò.
Thứ năm ngày 11 tháng 3 năm 2010
TậP đọc
Ôn tập
I. Mục tiêu
	- Đọc trơn cả bài tập đọc “Vẽ ngựa”. Đọc đúng các từ ngữ: bao giờ, sao em biết, bức tranh.
 - Hiểu nội dung bài: Tính hài hước của câu chuyện: bé vẽ ngựa không ra hình con ngựa. Khi bà hỏi con gì, bé lại nghĩ bà chưa nhìn thấy con ngựa bao giờ.
	- Trả lời được câu hỏi 1, 2 ( SGK ).
II. Đồ dùng dạy học
	- Sử dụng tranh SGK.
III. Các hoạt động dạy học 
Tiết 1
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
 - 2 HS đọc thuộc lòng bài “ Cái Bống ” và trả lời câu hỏi:
	 ? Bống đã làm gì giúp mẹ nấu cơm?
	 ? Bống đã làm gì khi mẹ đi chợ về?
	 - 3 HS viết: mưa ròng, khéo sàng, đường trơn. Dưới lớp viết bảng con theo dãy.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc
 GV đọc mẫu lần 1: Giọng vui, giọng bé hồn nhiên, ngộ nghĩnh.
 . Luyện đọc tiếng, từ ngữ:
	 - Trong bài có tiếng, từ nào khi phát âm cần chú ý?
- GV viết: sao, bao giờ, bức tranh.
- HS luyện đọc cá nhân, dãy, lớp.
- Phân tích tiếng: sao, giờ, bức.
- Ghép theo dãy: sao, bao giờ, bức tranh.
 . Luyện đọc câu.
- Mỗi câu 1 HS đọc theo hình thức nối tiếp.
- Mỗi bàn đọc nối tiếp 1 câu.
 . Luyện đọc đoạn, bài.
	 - Mỗi đoạn 4 HS đọc.
 . Thi đọc trơn cả bài.
- Mỗi dãy cử 1 HS đọc bài.
- HS đọc cá nhân.
- GV nhận xét, ghi điểm.
Hoạt động 3: Ôn các vần ua, ưa
 Tìm tiếng trong bài có vần ưa: ngựa, chưa, đưa.
- HS đọc, phân tích tiếng ngựa, chưa, đưa.
 Tìm tiếng ngoài bài có vần ua, ưa.
 Nói câu chứa tiếng có vần ua hoặc ưa.
 	 - Cho HS quan sát tranh, đọc câu mẫu.
	 - Cho HS thi đua tìm câu có vần ua, ưa.
	 - Nhận xét, tuyên dương.
Tiết 2
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài đọc và luyện đọc
 - GV đọc mẫu lần 2.
 - 2 HS đọc cả bài và trả lời câu hỏi:
	 	+ Bạn nhỏ muốn vẽ con gì?
	 	+ Vì sao nhìn tranh, bà lại không nhận ra con ngựa?
 - GV: Bé vẽ ngựa không ra hình con ngựa. Khi bà hỏi con gì, bé lại nghĩ bà chưa nhìn thấy con ngựa bao giờ.
 HD làm BT 3
	 + Cho HS đọc yêu cầu BT 3
	 + HS quan sát tranh, 2 HS lên bảng làm, dưới lớp làm vở.
Hoạt động 2: Luyện đọc phân vai
	+ Giọng người dẫn chuyện: vui, chậm rãi.
	+ Giọng bé: hồn nhiên, ngộ nghĩnh.
	+ Giọng chị: ngạc nhiên.
	 - HS đọc phân vai theo nhóm ( 3 em ).
Hoạt động 3: Luyện nói
 - Nêu chủ đề của bài luyện nói: (Bạn có thích vẽ không? Bạn thích vẽ gì?) 
 	 - Cho HS quan sát tranh, đọc câu mẫu, thực hành hỏi đáp theo mẫu.
	 M: Bạn có thích vẽ không?
	 Tôi rất thích vẽ.
	 Bạn thích vẽ gì? 	
	 - Khuyến khích HS hỏi những câu hỏi khác. 
Củng cố – Dặn dò
 - 1 HS đọc lại toàn bài.
 - Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Chuẩn bị bài “ Hoa ngọc lan”.
Toán
So sánh các số có hai chữ số
I. Mục tiêu
	- Biết dựa vào cấu tạo số để so sánh 2 số có hai chữ số, nhận ra số lớn nhất, số bé nhất trong nhóm có 3 số.
II. Đồ dùng dạy học 
- GV: Các bó chục và các que tính rời.
- HS: Bộ TTH.
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
 - 2HS lên bảng làm BT:Viết số.
 a) Từ 70 đến 80 b) Từ 80 đến 90
 - HS dưới lớp đọc số từ 90 đến 99, từ 99 về 90. Phân tích số 84, 95. 
Hoạt động 2: Giới thiệu 62 < 65
	- GV lấy 6 bó chục và 2 que tính rời.
	- GV: Cô vừa lấy được bao nhiêu que tính? ( 62 ).
	- Để chỉ số que tính vừa lấy chúng ta có số nào? ( 62 ).
	- Số 62 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
	- Tương tự lấy 6 bó chục và 5 que tính rời được số 65.
	- Số 65 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
	- So sánh hàng chục của 2 số này? ( Đều là 6 chục ).
	- Hàng đơn vị của 2 số này thế nào? ( 2 bé hơn 5 ).
	- Vậy số 62 thế nào so với số 65? ( 62 bé hơn 65 ). GV viết 62 < 65
	- Số 65 thế nào so với số 62? ( 65 lớn hơn 62). GV viết 65 > 62.
	- HS đọc 62 62.
	- Khi so sánh 2 số mà chữ số hàng chục giống nhau thì phải làm thế nào?
	- Cho HS so sánh 34 và 38.
Hoạt động 3: Giới thiệu 63 > 58 ( Tương tự như trên ).
	- Khi so sánh 2 số mà chữ số hàng chục khác nhau có cần so sánh hàng đơn vị không? 
Hoạt động: Luyện tập
 Bài 1: + Bài yêu cầu gì? ( Điền dấu >, <, = ). 
 + HS làm bài, 3 HS lên bảng.
 + Nhận xét. Đổi vở KT.
 + GV hỏi lại cách so sánh.
 Bài 2: + HS nêu yêu cầu ( Khoanh vào số lớn nhất ).
 + Chúng ta phải so sánh mấy số với nhau?( 3 số ).
 + HS làm câu a, b. 2 HS lên chữa bài, nêu lại cách làm.
Bài 3: +Tương tự bài 2.
Bài 4: + HS đọc yêu cầu.
 + HS làm bài. 2 HS lên chữa bài. 
 + Nhận xét sau đó cho HS đọc lại.
 Củng cố dặn dò
	- Khi so sánh 2 số có hàng chục giống nhau ( Khác nhau ) ta làm thế nào? 
Luyện toán
Các số có 2 chữ số
I. Mục tiêu
 Tiếp tục hướng dẫn HS củng cố về các số có 2 chữ số ( cả lớp) 
II. Đồ dùng dạy học
 SGK, vở luyện toán
III. Các hoạt động dạy học
 Giáo viên lần lượt cho HS làm các bài tập sau:
 Bài 1, 2, cả lớp ( bài 1, 3 SGK trang 140 - 141)
 Bài 3 HS khá ( Bài 4 SGK trang 141) 
 Theo dõi hướng dẫn thêm HS yếu
 Chấm bài, nhận xét
 Dặn dò.
Luyện đọc viết
Cái Bống
I. Mục tiêu
 Tiếp tục cho học sinh luyện đọc bài Cái Bống: HS khá đọc đúng, đọc thuộc bài thơ, HS Trung bình đọc được nhưng có thể còn chậm, HS yếu có thể đọc được 1 – 2 dòng thơ.
II. Đồ dùng dạy học
 SGK 
III. Các hoạt động dạy học	
Hoạt động 1: Luyện đọc
 Giáo viên đọc bài tập đọc 1 lần
 Hướng dẫn HS cách luyện đọc
 Cho học sinh luyện đọc cá nhân, GV theo dõi học sinh yếu và hướng dẫn thêm
 Cho 3 – 4 học sinh đọc trước lớp 
 Nhận xét, tuyên dương
Hoạt động 2: Luyện viết
 Giáo viên đọc cho HS viết một số từ vào bảng con
 Nhận xét, sữa chữa
 Giáo viên đọc cho HS viết 
 Chấm bài, nhận xét
Củng cố dặn dò
 Nhận xét giờ học
Thứ sáu ngày 5 tháng 3 năm 2010
Chính tả
Cái Bống
 I. Mục tiêu
	- Nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng bài đồng giao “Cái Bống ” trong khoảng 10– 15 phút.
	- Điền đúng vần anh, ach ; chữ ng, ngh vào chỗ trống bài tập 2, 3 (SGK).
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ chép sẵn bài thơ “Cái Bống” và BT2, 3.
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- 3 HS lên viết : nhà ga, cái ghế, ghê sợ. Dưới lớp viết bảng con theo dãy.
- Chấm 1 số vở của HS phải viết lại bài Bàn tay mẹ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tập chép
- Treo bảng phụ.
 - HS đọc bài thơ (3 – 5 em).
 - Tìm tiếng khó viết ( khéo sảy, khéo sàng, mưa ròng ).
 - Phân tích tiếng khó viết: sảy, sàng, ròng.
 - GV cất bảng. HS viết bảng (3HS viết bảng lớp, dưới lớp viết bảng con).
	- GV hướng dẫn cách trình bày thể thơ lục bát.
 - HS chép bài chính tả vào vở.
	- Soát lỗi: GV đọc. HS đổi vở để soát lỗi.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm BT chính tả
 Bài tập 2: Điền vần anh hay ach?
 - GV gọi HS đọc yêu cầu.
	- Cho HS quan sát tranh:
	? Tranh vẽ cảnh gì?
	- 2 HS lên bảng, dưới lớp làm vào vở.
 Bài tập 2: Điền chữ ng hay ngh?
- Tương tự BT2.
	- Chấm 1 số bài.
Củng cố – Dặn dò
	- Khen những em viết đẹp.
 - Về chữa lỗi chính tả viết sai trong bài.
kể chuyện
Kiểm tra giữa học kì 2
 I. Mục tiêu
	- Đọc được các bài ứng dụng theo yêu cầu cần đạt về mức độ kiến thức, kĩ năng: 25 tiếng/ phút.
	- Trả lời 1 – 2 câu hỏi đơn giản về nội dung bài đọc.
	- Viết được các từ ngữ , bài ứng dụng theo yêu cầu cần đạt về mức độ kiến thức, kĩ năng: 25 tiếng/ 15 phút.
 II.Đề bài: Hiệu phó chuyên môn ra đề
Luyện đọc viết
Vẽ ngựa
I. Mục tiêu
 Tiếp tục cho học sinh luyện đọc bài Vẽ ngựa: HS khá đọc đúng, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, HS Trung bình đọc được nhưng có thể còn chậm, HS yếu có thể đọc được 1 – 2 câu
II. Đồ dùng dạy học
 SGK 
III. Các hoạt động dạy học	
Hoạt động 1: Luyện đọc
 Giáo viên đọc bài tập đọc 1 lần
 Hướng dẫn HS cách luyện đọc
 Cho học sinh luyện đọc cá nhân, GV theo dõi học sinh yếu và hướng dẫn thêm
 Cho 3 – 4 học sinh đọc trước lớp 
 Nhận xét, tuyên dương
Hoạt động 2: Luyện viết
 Giáo viên đọc cho HS viết một số từ vào bảng con
 Nhận xét, sữa chữa
 Giáo viên đọc cho HS viết 3 câu , HS yếu chỉ viết 1 câu.
 Chấm bài, nhận xét
Củng cố dặn dò
 Nhận xét giờ học
 Dặn dò
Luyện toán
So sánh các số có 2 chữ số
I. Mục tiêu
 Tiếp tục hướng dẫn HS củng cố về so sánh các số có 2 chữ số ( cả lớp) 
II. Đồ dùng dạy học
 SGK, vở luyện toán
III. Các hoạt động dạy học
 Giáo viên lần lượt cho HS làm các bài tập sau:
 Bài 1, 2, 3 cả lớp ( bài 1, 2, 3 SGK trang 142 - 143)
 Bài 4 HS khá ( Bài 4 SGK trang 143) 
 Theo dõi hướng dẫn thêm HS yếu
 Chấm bài, nhận xét
 Dặn dò.
Tuần 27
Thứ hai ngày 15 tháng 3 năm 2010
Tập đọc 
Hoa ngọc lan
 I. Mục tiêu
	- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: hoa ngọc lan, dày, lấp ló, ngan ngát, khắp vườn, Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
 - Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu mến cây hoa ngọc lan của bạn nhỏ.
	- Trả lời được câu hỏi 1, 2 ( SGK ).
	- HS khá, giỏi gọi được tên các loài hoa trong ảnh (SGK).
II.Đồ dùng dạy học
- Sử dụng tranh SGK.
- Bộ HVTH.
III. Các hoạt động dạy học 
Tiết 1
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
 - 2 HS đọc bài “ Vẽ ngựa ” và trả lời câu hỏi:
	 ? Tại sao nhìn tranh bà không đoán được bé vẽ gì?
	 - 3 HS lên bảng, dưới lớp viết bảng theo dãy: bức tranh, trông nom, trông thấy.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc
 GV đọc mẫu lần 1: Giọng chậm, nhẹ nhàng, tha thiết, tình cảm.
 . Luyện đọc tiếng, từ ngữ:
	 - Trong bài có tiếng, từ nào khi phát âm cần chú ý?
	 - HS nêu các từ ngữ khó phát âm.
- GV viết: hoa ngọc lan, lá dày, lấp ló, ngan ngát, khắp vườn,.
- HS luyện đọc cá nhân, dãy, lớp.
- Phân tích tiếng ngát, sáng, xòe, khắp..
- Ghép theo dãy: ngan ngát, lá dày, khắp vườn.
 - GV giải nghĩa từ: ngan ngát (Có mùi thơm ngát, lan tỏa rộng, gợi cảm giác thanh khiết, dễ chịu)
 . Luyện đọc câu.
- Bài có mấy câu? ( 8 câu )
- Dấu hiệu nhận biết câu là gì? (Chữ đầu viết hoa, kết thúc có dấu chấm).
- Mỗi câu 2 HS đọc
- 2 bàn đọc nối tiếp 1 câu
 . Luyện đọc đoạn, bài
- Bài chia làm mấy đoạn? ( 3 đoạn )
 - Dấu hiệu nhận biết đoạn là gì? ( Chữ đầu viết hoa lui vào, kết thúc dấu chấm xuống dòng
	 - 3 HS đọc đoạn 1, 3 HS đọc đoạn 2, 3 HS đọc đoạn 3
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn theo dãy
- 2 HS đọc cả bài. Cả lớp đọc đồng thanh
 . Thi đọc trơn cả bài
- Mỗi dãy cử 1 HS đọc bài
- HS đọc cá nhân
- GV nhận xét, ghi điểm
Hoạt động 3: Ôn các vần ăm, ăp
 Tìm tiếng trong bài có vần ăp: khắp
 - HS đọc, phân tích tiếng khắp
 Nói câu chứa tiếng có vần ăm, ăp
 	 - Cho HS quan sát tranh, đọc câu mẫu.
	 - Cho HS thi đua nói câuchứa tiếng có vần ăm, ăp.
	 - Nhận xét, tuyên dương.
Tiết 2
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài đọc và luyện đọc
	 - GV đọc mẫu lần 2.
	 - 2 HS đọc đoạn 1, đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
	 	+ Hoa lan có màu gì?
	 - 2 HS đọc đoạn 2, đoạn 3 và trả lời câu hỏi:
	 	+ Hương hoa lan thơm như thế nào?
	 - GV: Bài thơ nói lên tình cảm yêu mến cây hoa ngọc lan của bạn nhỏ.
	 - Cho 3 HS đọc toàn bài. GV nhận xét cho điểm.
 GDBVMT: Hoa ngọc lan vừa đẹp vừa thơm nên rất có ích cho cuộc sống con người. Chúng ta cần gìn giữ, bảo vệ hoa ngọc lan cũng như các loài hoa khác. 
Hoạt động 2: Luyện nói
 - Nêu chủ đề của bài luyện nói: (Gọi tên các loài hoa trong ảnh). 
 	 - Cho HS quan sát tranh, nói tên các loài hoa.
	 - Ngoài những loài hoa đó em còn biết loài hoa nào khác?
	 - HS thi đua kể tên các loài hoa.
 GDBVMT:Các loài hoa góp phần làm cho môi trường thêm đẹp, cuộc sống con người thêm ý nghĩa. Vì vậy chúng ta cần trồng, bảo vệ và chăm sóc các loài hoa. 
Củng cố – Dặn dò
 - 1 HS đọc lại toàn bài.
 - Về đọc bài. Chuẩn bị bài “ Ai dậy sớm”.
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu
	- Biết biết đọc, viết, các số có hai chữ số.
	- Biết tìm số liền sau của một số.
	- Biết phân tích số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Bảng phụ có ND bài 3.
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
 - 3HS lên bảng làm BT:
 > 27  38 59  54 45  54
 < 21  12 37  37 64  71
	=	92  29 36  63 74  74
	 - HS dưới lớp so sánh 2 số bất kì do GV đưa ra.
 - Nhận xét, ghi điểm.
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: + HS nêu yêu cầu.( Viết số)
 + GV gọi mỗi dãy 2em, 1 em đọc số 1 em viết số theo 3 phần a, b, c
 + Nhận xét. 
 + GV hỏi: Trong các số đó, số nào là số tròn chục? Vì sao em biết?
 Bài 2: + Bài yêu cầu gì? ( Viết theo mẫu).
 + HD: Số liền sau của 80 là số nào? (81)
 + Muốn tìm số liền sau của 1 số ta làm như thế nào?
 + HS làm câu a, b.
 + Nhận xét, chữa bài.
 Bài 3: + HS nêu yêu cầu.
 + HS làm bài. 2 HS làm câu a,b.
 + Chữa bài. đổi vở KT.
Bài 4: + Bài yêu cầu gì? (Viết theo mẫu)
 + HD: Số 87 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
 + 8 chục còn được gọi là bao nhiêu?( 80)
 + Thay chữ và bằng dấu + ta được 87 = 80 + 7. Đây chính là cách phân tích số.
	 + HS làm bài. Chữa bài.
Củng cố dặn dò
	- Đọc các số từ 20 đến 40, từ 50 đến 70, từ 80 đến 99
	- Bài 2 câu c, bài 3 cột c làm vào tiết luyện. 
Luyện viết
Luyện viết chữ đẹp 
I. Mục tiêu
 Hướng dẫn học sinh thực hành viết chữ đúng đẹp 
 Rèn chữ viết cho học sinh
II. Đồ dùng dạy học
 Vở thực hành viết chữ đẹp
III. Các hoạt động dạy học 
 Giáo viên cho HS đọc các vần, từ ngữ trong bài
 Viết mẫu lên bảng và hướng dẫn quy trình viết
 Cho HS viết vào bảng con, nhận xét
 HS viết vào vở, giáo viên theo dõi hướng dẫn thêm
 Nhận xét
 Dặn dò.
Tự học
Bài tập đọc Hoa ngọc lan
I. Mục tiêu
 Giáo viên Hướng dẫn HS hoàn thành các bài tập trong bài tập đọc Hoa ngọc lan
II. Đồ dùng dạy học
 VBT Tiếng Việt
III. Các hoạt động dạy học
 Giáo viên lần lượt hướng dẫn HS làm các bài tập
 HS làm bài, theo dõi hướng dẫn HS yếu
 Chấm bài, nhận xét
 Dặn dò
Luyện toán
So sánh các số có 2 chữ số
I. Mục tiêu
 Tiếp tục hướng dẫn HS củng cố về so sánh các số có 2 chữ số ( cả lớp) 
II. Đồ dùng dạy học
 SGK, vở luyện toán
III. Các hoạt động dạy học
 Giáo viên lần lượt cho HS làm các bài tập sau:
 Bài 1, 2, cả lớp ( bài 1, 3 Bài tập bổ trợ trang 24)
 Bài 3 HS khá ( Bài 4 Bài tập bổ trợ trang 24) 
 Theo dõi hướng dẫn thêm HS yếu
 Chấm bài, nhận xét
 Dặn dò.
Thứ ba ngày 16 tháng 3 năm 2010
Toán 
 Bảng các số từ 1 đến 100
I. Mục tiêu
	- Nhận biết biết được 100 là số liền sau của 99. 
	- Đọc, viết, lập được bảng các số từ 1 đến 100.
	- Biết một số đặc điểm các số trong bảng. 
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Bảng các số từ 1 đến 100.
- HS: Bộ TTH.
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
- 2HS lên bảng làm BT: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
+ HS 1: 64 gồm  chục và  đơn vị; ta viết: 64 =  + 
 53 gồm  chục và  đơn vị; ta viết: 53 =  + 
 +HS 2: 27 gồm  chục và  đơn vị; ta viết: 27 =  + 
 89 gồm  chục và  đơn vị; ta viết: 89 =  + 
	 - HS dưới lớp trả lời câu hỏi:
 + Số liền sau của 25, 38, 42 là bao nhiêu? Vì sao em biết?
	 - Chữa bài, nhận xét, cho điểm.
Hoạt động 2: Giới thiệu bước đầu về số 100
	 - Giới thiệu bằng cách 99 thêm 1.
	- Số 100 là số có mấy chữ số? (3 chữ số)
	- Số 100 gồm mấy chục và mấy đơn vị? (10 chục và 0 đơn vị)
	- Số 100 đọc là “ Một trăm”.
	- HS đọc lại BT 1.
Hoạt động 3: Giới thiệu bảng các số từ 1 đến 100
- HS nêu yêu cầu của BT 2.
- Nhận xét các số ở hàng ngang đầu tiên? ( Hơn kém nhau 1 đơn vị)
- Hàng đơn vị của các số ở cột dọc đầu tiên có gì đặc biệt?( Đều là 1)
- Hàng chục của các số đó thế nào?( Hơn kém nhau 1 chục)
KL : Đây chính là MQH của các số từ 1 đến 100.
- HS làm bài.
Hoạt động 4: Giới thiệu một vài đặc điểm của bảng các số từ 1 đến 100
	- HS làm BT3: (Dựa vào bảng số)
	? Số lớn nhất trong bảng là số nào?
	? Số lớn nhất có 1 chữ số trong bảng là số nào?
	? Số lớn nhất có 2 chữ số trong bảng là số nào?
Củng cố dặn dò
	- Có bao nhiêu số có 1 chữ số? Có bao nhiêu số có 2 chữ số?
	- Về chuẩn bi tiết sau “ Luyện tập ”
Tập viết
 Tô chữ hoa E, Ê, G
 I. Mục tiêu
	- Tô được các chữ hoa: E, Ê, G
	- Viết đúng các vần: ăm, ăp, ươn, ương; các từ ngữ: chăm học, khắp vườn, vườn hoa, ngát hương kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở Tập viết 1, tập 2.
	- HS khá, giỏi viết đều nét, dãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng, số chữ quy định trong vở Tập viết 1, tập 2.
II. Đồ dùng dạy học 
 Bảng phụ viết sẵn trong khung chữ:
- Chữ hoa E, Ê, G.
- Các vần ăm, ăp, ươn, ương; các từ ngữ: chăm học, khắp vườn, vườn hoa, ngát hương.
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
 - Viết bảng con theo dãy: hạt thóc, gánh đỡ, sạch sẽ.
 - Chấm 1 số vở của HS. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn tô chữ hoa
- Treo bảng phụ có chữ mẫu: Chữ hoa E gồm những nét nào?
 - GV giới thiệu chữ mẫu và HD quy trình viết.
 - HS viết bảng con.
 - GV uốn nắn, sửa sai.
 - GV giới thiệu cách viết chữ hoa Ê, G( Tương tự chữ E).
 - HS viết bảng con.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS viết vần và từ ngữ ứng dụng
 - GV treo bảng phụ có các từ ứng dụng.
	- HS đọc cá nhân, đồng thanh, phân tích tiếng bàn, hạt, gánh, sạch.
	- GV nhắc lại cách nối các con chữ.
	- HS viết bảng con.
	- GV nhận xét, sửa sai.
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS viết vở
	- GV cho 1 HS nhắc lại tư thế ngồi viết.
	- HS viết vở từng dòng: ăm, ăp, ươn, ương, chăm học, khắp vườn, vườn hoa, ngát hương.
	- HS khá giỏi viết cả bài.
	- GV uốn nắn tư thế và các lỗi khi viết.
	- Thu, chấm một số bài.
	- Nhận xét, tuyên dương.
 Củng cố – Dặn dò
- Tìm thêm những tiếng có vần ăm, ăp, ươn, ương. 
- Về viết những dòng còn lại. 
Chính tả
Nhà bà ngoại
I. Mục tiêu
	- Nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng bài “Nhà bà ngoại”: 27 chữ trong khoảng 10 – 15 phút.
	- Điền đúng vần ăm, ăp; chữ c, k vào chỗ trống bài tập 2, 3 (SGK).
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ chép sẵn bài văn và 2BT.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- 2 HS lên bảng làm BT 2, 3 – SGK ( T 60 ).
- Chấm vở của 1 số HS về nhà viết lại
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tập chép
- Treo bảng phụ.
 - HS đọc bài “Nhà bà ngoại” (3 – 5 em).
 - Tìm tiếng khó viết ( ngoại, rộng rãi, lòa xòa, thoang thoảng,khắp vườn. )
 - Phân tích tiếng rãi, thoảng, vườn.
 - GV cất bảng. HS viết bảng (2HS viết bảng lớp, dưới lớp viết bảng con).
	- GV hướng dẫn cách trình bày.
 - HS chép bài chính tả vào vở.
	- Soát lỗi: GV đọc. HS đổi vở để soát lỗi.
	- GV thu chấm 1 số bài.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm BT chính tả
 Bài tập 2: Điền vào chỗ trống vần ăm hay ăp?
 - GV gọi HS đọc yêu cầu.
	- Cho HS quan sát tranh:
	? Tranh vẽ cảnh gì?
	- 2 HS lên bảng, dưới lớp làm vào vở.
 Bài tập 3: Điền c hay k?
	- Tiến hành tương tự BT2.
	- GV chữa bài, nhận xét.
	- Chấm 1 số bài.
 Củng cố – Dặn dò
	- Khen những em viết đẹp.
 - Về chữa lỗi chính tả viết sai trong bài
Luyện toán
Luyện tập
I. Mục tiêu
 Tiếp tục hướng dẫn HS củng cố về các số có 2 chữ số ( cả lớp) 
II. Đồ dùng dạy học
 SGK, vở luyện toán
III. Các hoạt động dạy học
 Giáo viên lần lượt cho HS làm các bài tập sau:
 Bài 1, 2, cả lớp ( bài 3, 4 SGK trang 144)
 Bài 3 HS khá ( Bài 2 SGK trang 144) 
 Theo dõi hướng dẫn thêm HS yếu
 Chấm bài, nhận xét
 Dặn dò.
Luyện đọc viết
Hoa ngọc lan
I. Mục tiêu
 Tiếp tục cho học sinh luyện đọc bài Hoa ngọc lan: HS khá đọc đúng, HS Trung bình đọc được nhưng có thể còn chậm, HS yếu đọc được 1 – 2 câu
II. Đồ dùng dạy học
 SGK 
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Luyện đọc
 Giáo viên đọc bài tập đọc 1 lần
 Hướng dẫn HS cách luyện đọc
 Cho học sinh luyện đọc cá nhân, GV theo dõi học sinh yếu và hướng dẫn thêm
 Cho 3 – 4 học sinh đọc trước lớp 
 Nhận xét, tuyên dương
Hoạt động 2: Luyện viết
 Giáo viên đọc cho HS viết một số từ vào bảng con
 Nhận xét, sữa chữa
 Giáo viên đọc cho HS viết 
 Chấm bài, nhận xét
Củng cố - dặn dò 
 Nhận xét giờ học
 Dặn dò
Thứ tư ngày 17 tháng 3 năm 2010
Tập đọc
Ai dậy sớm
 I. Mục tiêu
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: dậy sớm, ra vườn, lên đồi, đất trời, chờ đón.
 - Hiểu nội dung bài: Ai dậy sớm mới thấy hết được cảnh đẹp của đất trời.
	- Trả lời được câu hỏi tìm hiểu bài (SGK).
	- Học thuộc lòng ít nhất 1 khổ thơ. HS khá giỏi học thuộc lòng cả bài thơ.
II. Đồ dùng dạy học
- Sử dụng tranh SGK.
- Bộ HVTH
III. Các hoạt động dạy học
Tiết 1
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
 HS1: Đọc đoạn 2 bài “Hoa ngọc lan” và trả lời câu hỏi:
	- Nụ hoa lan có màu gì?
	 HS2: Đọc cả bài và trả lời câu hỏi:
	- Hương hoa lan thơm như thế nào?
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc
 GV đọc mẫu lần 1: Đọc diễn cảm, giọng vui tươi, nhẹ nhàng, ngắt nghỉ đúng nhịp.
 . Luyện đọc tiếng, từ ngữ:
	- Trong bài có những tiếng nào khi phát âm cần ch

Tài liệu đính kèm:

  • docGA_LOP1-TUAN 25 - 28.doc