Hai
29/12 1
2
3
4
165
166
73 Chào cờ
Học vần
Học vần
Toán
Bài 77: ăc - âc
ăc - âc
Mười một – mười hai
Ba
30/12 1
2
3
167
168
74 Học vần
Học vần
Toán
Bài78: uc – ưc
uc – ưc
Mười ba, mười bốn, mười lăm
Tư
31/12 1
2
3
169
170
75
Học vần
Học vần
Toán Bài 79: ôc – uôc
ôc – uôc
Mười sáu, mười bảy, mười tám, mười chín.
Năm
1/1 1
2
3
4 171
172
76
19 Học vần
Học vần
Toán
Đạo đức Bài 80: iêc – ươc
iêc – ươc
Hai mươi – hai chục
êm trang khi chào cờ(tiếp)N Lễ p Lễ phép vâng lời thầy giáo, cô giáo.
Sỏu
2/1 1
2
3
4 17
18
19 Tập viết
Tập viết
TNXH
Sinh hoạt Tuốt lúa, hạt thóc, .
Con ốc, đôi guốc, cá diếc,
Cuộc sống xung quanh( tiếp)
Sinh hoạt lớp
và nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - HS đọc lại toàn bài.Tìm tiếng, từ có chứa vần ăc, âc, vừa học có ngoài bài. - Chuẩn bị bài tiết sau. Toán MƯỜI MỘT, MƯỜI HAI I.MỤC TIÊU Mục tiêu chung: Giúp HS: - Nhận biết: số 11 gồm 1 chục và 1 đơn vị. Số 12 gồm 1 chục và 2 đơn vị. - Biết đọc, viết các số đó. Bước đầu nhận biết số có hai chữ số. Mục tiêu riêng: - Khôi, Sinh đọc và viết được số 11, 12. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bó chục que tính và các que tính rời. - Vở bài tập toán tập 2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ - GV yêu cầu HS trả lời: 1 chục bằng mấy đơn vị? 2. Dạy học bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu số 11 - GV yêu cầu HS lấy 1 bó chục que tính và 1 que tính rời. Đếm xem được tất cả bao nhiêu que tính? - HS đếm và nêu lên: Mười que tính và 1 que tính là 11 que tính. - HS nhắc lại, GV cùng cả lớp nhận xét. - GV ghi bảng: 11 - Yêu cầu HS khá đọc số là “Mười một” - HS đọc cá nhân, nhóm, lớp - GV hỏi “ Số 11 gồm mấy chục và mấy đơn vị? + HS khá giỏi trả lời. GV nhận xét và cho HS yếu nhắc lại. + Số 11 gồm 1 chục và 1 đơn vị, số 11 có hai chữ số 1 viết liền nhau. - Khôi, Sinh đếm trên que tính từ 1 đến11. Hoạt động 2: Giới thiệu số 12 - GV hướng dẫn HS cách tiến hành tương tự như số 11. - Số 12 đọc là “ Mười hai”, số 12 gồm 1 chục và 2 đơn vị.Số 12 có hai chữ số chữ số 1 và chữ số 2 viết liền nhau: 1 ở bên trái và 2 ở bên phải. - HS nêu và đọc lại. Hoạt động 3: Thực hành GV cho HS làm bài trong vở bài tập toán Bài 1: Điến số thích hợp vào ô trống - HS nêu yêu cầu và làm bài. - GV lưu ý HS quan sát, đếm rồi ghi số. - GV cùng HS cả lớp chữa bài. Bài 2: Vẽ thêm chấm tròn (theo mẫu) - HS xác định yêu cầu đề bài. - HS làm bài rồi chữa bài. GV lưu ý khi HS vẽ thêm cho đủ số chấm tròn tương ứng. Bài 3: Tô màu vào 11 ngôi sao và 12 quả táo. - GV cho HS đếm rồi tô màu cho đủ. - Gv theo dõi giúp đỡ HS yếu, HS KT. - GV củng cố và chốt lại cấu tạo số 11 và số 12. Bài 4: HS nêu yêu cầu và làm bài. - GV lưu ý HS đếm theo thứ tự từ 1 đến 11, từ 1 đến 12. 3. Củng cố, dặn dò: GV nhấn mạnh nội dung bài học. Chuẩn bị bài sau. –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Thứ ba, ngày30 tháng 12 năm 2008 Học vần Vần uc - ưc I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Mục đích chung: - Học sinh đọc và viết được uc, ưc, cần trục, lực sĩ. - Đọc được từ và câu ứng dụng trong SGK: bài 78 trang 158 - 159 - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ai thức dậy sớm nhất. - Giúp HS hiểu nghĩa từ: máy xúc, cúc vạn thọ. Mục đích riêng: - Khôi, Sinh đọc và viết được: uc, ưc. - Quan sát nói được một số chi tiết trong tranh minh hoạ. - Đọc theo cô và các bạn tiếng, từ ngữ, câu ứng dụng trong bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bộ ghép chữ, bảng cài, Sử dụng tranh SGK bài 78. - HS: Bộ thực hành Tiếng Việt,bảng con, vở tập viết. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ - HS đọc các từ và câu ứng dụng bài 77. - Cả lớp viết từ nhấc chân 2. Dạy học bài mới: TIẾT 1 HĐ1: Giới thiệu bài: Thông qua tranh minh hoạ. - GV giới thiệu và hướng dẫn HS rút ra vần uc, ưc - GV đọc HS đọc theo. HĐ2: Dạy vần: Vần uc a. Nhận diện: - GV yêu cầu HS quan sát và nhận xét cấu tạo vần uc trên bảng. + HS thực hành ghép vần uc GV hỗ trợ thêm cho HS yếu, HS KT để ghép được. b. Phát âm, đánh vần: -HS phát âm ( cá nhân, đồng thanh). GV chỉnh sửa phát âm cho HS. - Yêu cầu HS khá giỏi đọc vần này? GV nhận xét. + HS yếu đọc lại u - cờ - uc/ ưc + HS đọc cá nhân, nhóm, lớp. - GV yêu cầu HS ghép tiếng trục từ cần trục và suy nghĩ đánh vần rồi đọc trơn. + HS khá giỏi đọc trước. HS yếu đọc theo. - HS khá đọc và hướng dẫn cách đọc cho bạn trong bàn chưa đọc được. - Yêu cầu HS đọc uc – trục – cần trục - HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp) - GV kết hợp hỏi HS phân tích âm, vần.. Vần ưc (Quy trình dạy tương tự vần uc) Lưu ý: Nhận diện: - GV thay u bằng ư được vần ưc - HS đọc trơn và nhận xét vần ưc gồm 2 âm ư và c Yêu cầu HS so sánh ưc và uc để thấy sự giống và khác nhau Đánh vần: - Học sinh khá giỏi tự đánh vần và đọc - HS yếu: GV hướng dẫn cách đánh vần và đọc + HS đọc cá nhân (nối tiếp) + Đọc đồng thanh. - HS tự đánh vần và đọc tiếng lực. - Ghép từ: lực sĩ. GV theo dõi giúp đỡ HS yếu. - HS đọc lại kết hợp phân tích âm, vần. HĐ3: Đọc từ ngữ ứng dụng: - GV yêu cầu HS đọc theo nhóm đôi các từ ngữ SGK, thảo luận và tìm tiếng mới. - GV gọi 4 - 5 HS đọc lại trên bảng lớp, HS lên gạch chân tiếng mới. - HS đọc đánh vần (HS yếu); đọc trơn (HS giỏi). - Cả lớp đọc đồng thanh. - GV gợi ý tìm hiểu nghĩa các từ: máy xúc, cúc vạn thọ, nóng nực. - HS đọc toàn bài tiết 1(đồng thanh). HĐ4: Viết - GV viết mẫu vần uc, ưc từ cần trục lực sĩ, vừa viết vừa hướng dẫn quy trình. - GV hướng dẫn HS viết liền nét giữa các con chữ, đồng thời viết đúng vị trí dấu thanh, đúng khoảng cách giữa các chữ. - Yêu cầu HS quan sát chữ viết và viết trên không trung. - HS viết vào bảng con. GV nhận xét chỉnh sửa. - Khôi, Sinh viết vần uc, ưc. TIẾT 2 * Luyện tập: HĐ1: Luyện đọc: - Yêu cầu HS đọc trên bảng lớp và SGK tiết 1 + HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp). GV chỉ cho HS đọc theo thứ tự và không theo thứ tự. + GV nhận xét chỉnh sửa. - Đọc câu ứng dụng SGK trang 159. - Yêu cầu HS quan sát tranh rút ra câu ứng dụng. - HS khá, giỏi đọc lại. - GV chỉnh sửa cách đọc. Hướng dẫn cách đọc cho HS yếu. - GV gọi 1 số HS đọc lại đoạn thơ đó. - HS đọc (cá nhân, đồng thanh). Khôi, Sinh đọc theo các bạn. - Tìm tiếng có vần vừa học trong các dòng thơ. HS phân tích tiếng thức. - GV nhận xét. HĐ2: Luyện nói: - Yêu cầu 2 HS đọc tên chủ đề luyện nói: Ai thức dậy sớm nhất? - Cả lớp đọc lại. - GV hướng dẫn HS quan sát tranh SGK và thảo luận nhóm đôi về chủ đề luyện nói (GV gợi ý 1 số câu hỏi SGV ) - GV giúp các nhóm nói đúng chủ đề. - Đại diện các nhóm trình bày. - Các nhóm cùng GV nhận xét, đánh giá. - Khôi, Sinh quan sát nhận xét tranh vẽ gì? HĐ3: Luyện viết: - GV yêu cầu HS đọc lại các từ trong vở tập viết bài 78. - HS mở vở tập viết và viết bài. - GV lưu ý HS viết đúng quy trình.GV giúp đỡ HS yếu. - 2 HS KT viết vần uc, ưcvào vở ô li. - Thu chấm bài và nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - HS đọc lại toàn bài.Thi tìm tiếng, từ có chứa vần uc, ưc vừa học có ngoài bài. - Chuẩn bị bài tiết sau. ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Toán MƯỜI BA, MƯỜI BỐN, MƯỜI LĂM I.MỤC TIÊU Mục tiêu chung: Giúp HS: - Nhận biết: số 13 gồm 1 chục và 3 đơn vị. Số 14 gồm 1 chục và 4 đơn vị. Số 15 gồm 1 chục và 5 đơn vị. - Biết đọc, viết các số đó. Bước đầu nhận biết số có hai chữ số. Mục tiêu riêng: - Khôi, Sinh đọc và viết được số 13, 14, 15. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bó chục que tính và các que tính rời.bảng cài, bảng phụ ghi bài tập số2,3. - HS: Bó chục que tính và các que tính rời, vở bài tập toán tập 2, bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ - GV yêu cầu HS trả lời: 12 gồm mấy chục và mấy đơn vị? - HS viết số 12 vào bảng con. 2. Dạy học bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu số 13 - GV yêu cầu HS lấy 1 bó chục que tính và 3 que tính rời. Đếm xem được tất cả bao nhiêu que tính? - HS đếm và nêu lên: Mười que tính và 3 que tính là 13 que tính. - HS nhắc lại, GV cùng cả lớp nhận xét. - GV ghi bảng: 13 - Yêu cầu HS khá đọc số là “Mười ba” - HS đọc cá nhân, nhóm, lớp - GV hỏi “ Số 13 gồm mấy chục và mấy đơn vị? + HS khá giỏi trả lời. GV nhận xét và cho HS yếu nhắc lại. + Số 13 gồm 1 chục và 3 đơn vị, số 13 có hai chữ số 1 và chữ số 3 viết liền nhau. - GV cho HS viết số 13 vào bảng con. Hoạt động 2: Giới thiệu số 14 và số 15 - GV hướng dẫn HS cách tiến hành tương tự như số 13. - Số 14 đọc là “ Mười bốn”, số 14 gồm 1 chục và 4 đơn vị. Số 14 có hai chữ số chữ số 1 và chữ số 4 viết liền nhau: 1 ở bên trái và 4 ở bên phải. - HS nêu và đọc lại. - GV lưu ý số 15 đọc là “Mười lăm” Hoạt động 3: Thực hành GV cho HS làm bài trong vở bài tập toán Bài 1: Viết số theo thứ tự vào ô trống - HS nêu yêu cầu và làm bài. - GV lưu ý HS quan sát, đếm rồi ghi số theo thứ tự. - GV cùng HS cả lớp chữa bài. Bài 2: Điền số thích hợp vào ô trống - HS xác định yêu cầu đề bài. - HS làm bài rồi chữa bài. GV cho HS đọc các số. Bài 3: Viết (theo mẫu) - HS làm bài vào vở bài tập. Gọi một số HS đọc kết quả. Mẫu: Số 11 gồm 1 chục và 1 đơn vị. - Số 12 gồm chục và đơn vị. - Số 15 gồmchục và đơn vị. - Lớp nhận xét chữa bài. - GV củng cố và chốt lại cấu tạo số 11, 12, 13, 14, 15. Bài 4: Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số. - HS nêu yêu cầu và làm bài. - Gọi một HS lên bảng điền. Lớp nhận xét chữa bài. - Gọi một số HS yếu đọc lại. 3. Củng cố, dặn dò: GV nhấn mạnh nội dung bài học. Chuẩn bị bài sau. –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Thứ tư, ngày 31 tháng 12 năm 2008 Học vần Vần ôc - uôc I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Mục đích chung: - Học sinh đọc và viết được ôc, uôc, thợ mộc, ngọn đuốc. - Đọc được từ và câu ứng dụng trong SGK: bài 79 trang 160 – 161. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Tiêm chủng, uống thuốc. - Giúp HS hiểu nghĩa từ: gốc cây, đôi guốc, thuộc bài. Mục đích riêng: - Khôi, Sinh đọc và viết được vần ôc, uôc. - Quan sát nhận nhận xét nói được một số chi tiết trong tranh minh hoạ. - Đọc theo cô và các bạn vần, tiếng, từ ngữ, câu ứng dụng trong bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bộ ghép chữ, bảng cài, Sử dụng tranh SGK bài 79. - HS: Bộ thực hành Tiếng Việt, bảng con, vở tập viết. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ - 3 HS đọc các từ máy xúc, cúc vạn thọ và câu ứng dụng ứng dụng bài 78. - Cả lớp viết từ máy xúc. Khôi, Sinh viết vần uc. 2. Dạy học bài mới: TIẾT 1 HĐ1: Giới thiệu bài: Thông qua tranh minh hoạ. - GV giới thiệu và hướng dẫn HS rút ra vần ôc, uôc - GV đọc HS đọc theo. HĐ2: Dạy vần: Vần ôc a. Nhận diện: - GV yêu cầu HS quan sát và nhận xét cấu tạo vần ôc trên bảng. + HS thực hành ghép vần ôc. 1 HS lên ghép mẫu. - GV hỗ trợ thêm cho HS yếu, HS KT để ghép được. b. Phát âm, đánh vần: - HS phát âm( cá nhân, đồng thanh). Gv chỉnh sửa phát âm cho HS. - Yêu cầu HS khá giỏi đọc vần này? GV nhận xét. + HS yếu đọc lại ô - cờ - ôc/ ôc + HS đọc cá nhân, nhóm, lớp. - GV yêu cầu HS ghép tiếng mộc và từ thợ mộc và suy nghĩ đánh vần rồi đọc trơn. + HS khá giỏi đọc trước. HS yếu đọc theo. - HS khá đọc và hướng dẫn cách đọc cho bạn trong bàn chưa đọc được. - Yêu cầu HS đọc ôc – mộc – thợ mộc - HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp) - GV kết hợp hỏi HS phân tích âm, vần. Vần uôc (Quy trình dạy tương tự vần ôc) Lưu ý: Nhận diện: - GV thay ô bằng uô được uôc - HS đọc trơn và nhận xét vần uôc gồm 2 âm uô và c Yêu cầu HS so sánh ôc và uôc để thấy sự giống và khác nhau Đánh vần: - Học sinh khá giỏi tự đánh vần và đọc - HS yếu, HS KT: GV hướng dẫn cách đánh vần và đọc. + HS đọc cá nhân (nối tiếp) + Đọc đồng thanh - Ghép từ: ngọn đuốc - HS đọc lại kết hợp phân tích âm, vần. HĐ3: Đọc từ ngữ ứng dụng: - GV yêu cầu HS đọc theo nhóm đôi các từ ngữ SGK, thảo luận và tìm tiếng mới. - GV gọi 3 - 5 HS đọc lại trên bảng lớp, HS lên gạch chân tiếng mới. - HS đọc đánh vần (HS yếu); đọc trơn (HS giỏi). - Cả lớp đọc đồng thanh. - GV gợi ý tìm hiểu nghĩa các từ: con ốc, gốc cây, đôi guốc, thuộc bài. - HS đọc toàn bài tiết 1(đồng thanh). HĐ4: Viết: - GV viết mẫu vần ôc, uôc từ thợ mộc, ngọn đuốc vừa viết vừa hướng dẫn quy trình. - Yêu cầu HS quan sát chữ viết và viết trên không trung. - GV hướng dẫn HS viết liền nét giữa các con chữ, đồng thời viết đúng vị trí dấu thanh, đúng khoảng cách giữa các chữ. - HS viết vào bảng con. GV nhận xét chỉnh sửa. - HS KT chỉ cần viết vần ôc, uôc. TIẾT 2 * Luyện tập: HĐ1: Luyện đọc: - Yêu cầu HS đọc trên bảng lớp và SGK tiết 1. GV chỉ theo thứ tự và không theo thứ tự cho HS đọc. + HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp) + GV nhận xét chỉnh sửa. - Đọc câu ứng dụng SGK trang 161. - Yêu cầu HS quan sát tranh rút ra câu đọc. - HS khá, giỏi đọc lại. - GV chỉnh sửa cách đọc. Hướng dẫn cách đọc cho HS yếu. - GV gọi 1 số HS đọc lại các dòng thơ đó. - HS đọc đồng thanh. Khôi, Sinh đọc theo các bạn. - Tìm tiếng có vần vừa học trong các câu. HS phân tích tiếng ốc GV nhận xét. HĐ2: Luyện đọc: - Yêu cầu 2 HS đọc tên chủ đề luyện nói: Tiêm chủng, uống thuốc - Cả lớp đọc lại. - GV hướng dẫn HS quan sát tranh SGK và thảo luận nhóm đôi (GV gợi ý 1 số câu hỏi SGV ) - GV giúp các nhóm nói đúng chủ đề. - Đại diện các nhóm trình bày. - Khôi, Sinh quan sát nhận xét tranh vẽ gì? - Các nhóm cùng GV nhận xét, đánh giá và chỉnh sửa. - GV lưu ý cách diễn đạt của HS. HĐ3: Luyện viết: - GV yêu cầu HS đọc lại các từ trong vở tập viết bài 79. - HS mở vở tập viết viết bài. - GV lưu ý HS viết đúng quy trình.GV giúp đỡ HS yếu. - Khôi, Sinh viết vần ôc, uôc vào vở ô li. - Thu chấm bài và nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - HS đọc lại toàn bài.Tìm tiếng, từ có chứa vần ôc, uôc vừa học có ngoài bài. - Chuẩn bị bài tiết sau. ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Toán MƯỜI SÁU, MƯỜI BẢY, MƯỜI TÁM, MƯỜI CHÍN I.MỤC TIÊU Mục tiêu chung: Giúp HS: - Nhận biết mỗi số (16, 17, 18, 19): gồm 1 chục và một số đơn vị ( 6, 7, 8, 9). - Nhận biết số có hai chữ số. - Đọc viết các số đó. Mục tiêu riêng: - Khôi, Sinh có khả năng đọc viết đước số 16, 17, 18, 19. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Các bó chục que tính và các que tính rời. - Vở bài tập toán tập 2.bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ - GV yêu cầu HS trả lời: Mười 15 gồm mấy chục và mấy đơn vị . 2. Dạy học bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu số 16 - GV yêu cầu HS lấy 1 bó chục que tính và 6 que tính rời. Đếm xem được tất cả bao nhiêu que tính? - HS đếm và nêu lên: Mười que tính và 6 que tính là 16 que tính. - HS nhắc lại, GV cùng cả lớp nhận xét. - GV ghi bảng: 16 - Yêu cầu HS khá đọc số là “Mười sáu” - HS đọc cá nhân, nhóm, lớp - HS viết số 16 vào bảng con. - GV hỏi “ Số 16 gồm mấy chục và mấy đơn vị? + HS khá, giỏi trả lời. GV nhận xét và cho HS yếu nhắc lại. + Số 16 gồm 1 chục và 6 đơn vị, số 16 có hai chữ số 1 chỉ 1 chục và chữ số 6 chỉ 6 đơn vị. + HS nhắc lại. Hoạt động 2: Giới thiệu số 17, 18, 19. - GV hướng dẫn HS cách tiến hành tương tự như số 16. - Số 17 đọc là “ Mười bảy”, số 17 gồm 1 chục và 7 đơn vị. Số 17 có hai chữ số chữ số 1 và chữ số 7 viết liền nhau: 1 ở bên trái và 7 ở bên phải. - GV cho HS nhận xét cấu tạo của các số 18, 19. - HS nêu và đọc lại. Hoạt động 3: Thực hành GV cho HS làm bài trong vở bài tập toán Bài 1: Viết ( Theo mẫu) - HS nêu yêu cầu và làm bài. - GV lưu ý HS quan sát, viết số rồi đọc số. - GV cùng HS cả lớp chữa bài. - Khôi, Sinh viết số 16, 17, 18, 19 vào vở ô li. rồi đọc. Bài 2: Điền số thích hợp vào ô trống) - HS xác định yêu cầu đề bài. - HS làm bài rồi chữa bài. GV lưu ý HS đếm và viết số cho đúng với yêu cầu đề bài. Bài 3: Tô màu vào 18 quả táo, 19 hình tam giác. - GV cho HS đếm rồi tô màu cho đủ. - GV củng cố và chốt lại cấu tạo số 18 và số 19. Bài 4: Viết (Theo mẫu) - HS nêu yêu cầu và làm bài. - GV lưu ý HS củng cố về cấu tạo số 16, 17, 18, 19. Bài 5: Điền số thích hợp vào chỗ chấm: - GV cho HS đếm số đoạn thẳng, đếm số hình vuông. - GV củng cố chốt lại cách đếm, đọc, cấu tạo số 16, 18. 3. Củng cố, dặn dò: GV yêu cầu HS đọc lại số 16, 17, 18, 19. - Chuẩn bị bài sau. –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Thứ năm, ngày 1 tháng 1 năm 2009 Học vần Vần iêc - ươc I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Mục đích chung: - Học sinh đọc và viết được iêc, ươc, xem xiếc, rước đèn. - Đọc được từ và câu ứng dụng trong SGK: bài 80 trang 162- 163 - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Xiếc, múa rối, ca nhạc. - Giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ: cá diếc, công việc. - Khôi, Sinh đọc và viết được âm x, r, vần iêc, ươc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bộ ghép chữ, bảng cài,Sử dụng tranh SGK bài 80. - HS: Bộ thực hành Tiếng Việt, bảng con, vở tập viết. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ - 3 HS đọc các từ ứng dụng bài 79. - Cả lớp viết từ thuộc bài. Khôi, Sinh viết vần uôc. 2. Dạy học bài mới: TIẾT 1 HĐ1: Giới thiệu bài: Thông qua tranh minh hoạ. - GV giới thiệu và hướng dẫn HS rút ra vần iêc, ươc - GV đọc HS đọc theo. HĐ2: Dạy vần: Vần iêc a. Nhận diện: - GV yêu cầu HS quan sát và nhận xét cấu tạo vần iêc trên bảng. + HS thực hành ghép vần iêc. 1 HS lên bảng ghép. - GV hỗ trợ thêm cho HS yếu, HS KT để ghép được. b. Phát âm, đánh vần: - HS phát âm lại vần iêc( cá nhân, nhóm, lớp).GV chỉnh sửa phát âm cho HS. - Yêu cầu HS khá giỏi đọc vần này? GV nhận xét. + HS yếu đọc lại iê - cờ - iêc/ iêc + HS đọc cá nhân, nhóm, lớp. - GV yêu cầu HS ghép tiếng xiếc từ xem xiếc và suy nghĩ đánh vần rồi đọc trơn. + HS khá giỏi đọc trước. HS yếu đọc theo. - HS khá đọc và hướng dẫn cách đọc cho bạn trong bàn chưa đọc được. - Yêu cầu HS đọc iêc – xiếc – xem xiếc - HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp). 2 HS KT đọc theo. - GV kết hợp hỏi HS phân tích âm, vần. Vần ươc (Quy trình dạy tương tự vần iêc) Lưu ý: Nhận diện: - GV thay iê bằng ươ được ươc - HS đọc trơn và nhận xét vần ươc gồm 2 âm ươ và c Yêu cầu HS so sánh ươc và iêc để thấy sự giống và khác nhau Đánh vần: - Học sinh khá giỏi tự đánh vần và đọc - HS yếu: GV hướng dẫn cách đánh vần và đọc + HS đọc cá nhân (nối tiếp). Chú ý 2 HS KT đánh vần và đọc. + Đọc đồng thanh - Ghép từ: rước đèn - HS đọc lại kết hợp phân tích âm, vần. HĐ3: Đọc từ ngữ ứng dụng: - GV yêu cầu HS đọc theo nhóm đôi các từ ngữ SGK, thảo luận và tìm tiếng mới. - GV gọi 4 - 5 HS đọc lại trên bảng lớp, HS lên gạch chân tiếng mới. - HS đọc đánh vần (HS yếu); đọc trơn (HS giỏi). - Cả lớp đọc đồng thanh. Khôi, Sinh đọc theo các bạn. - GV gợi ý tìm hiểu nghĩa các từ: cá diếc, công việc. - HS đọc toàn bài tiết 1(đồng thanh). HĐ4: Viết: - GV viết mẫu vần iêc, ươc từ xem xiếc, rước đèn vừa viết vừa hướng dẫn quy trình. - Yêu cầu HS quan sát chữ viết và viết trên không trung. - GV hướng dẫn HS viết liền nét giữa các con chữ, đồng thời viết đúng vị trí dấu thanh, đúng khoảng cách giữa các chữ. - HS viết vào bảng con. GV nhận xét chỉnh sửa. - HS KT chỉ cần viết vần iêc, ươc. TIẾT 2 * Luyện tập: HĐ1: Luyện đọc: - Yêu cầu HS đọc trên bảng lớp và SGK tiết 1. + HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp) + GV nhận xét chỉnh sửa. - Đọc câu ứng dụng SGK trang 163. - Yêu cầu HS quan sát tranh rút ra câu đọc. - HS khá đọc lại. - GV chỉnh sửa cách đọc. Hướng dẫn cách đọc cho HS yếu. - GV gọi 1 số HS đọc lại các câu thơ đó. - HS đọc đồng thanh. 2 HS KT dọc theo các bạn. - Tìm tiếng có vần vừa học trong các câu. HS phân tích tiếng biếc - GV nhận xét. HĐ2: Luyện nói: - Yêu cầu 2 HS đọc tên chủ đề luyện nói: Xiếc, múa rối, ca nhạc - Cả lớp đọc lại. - GV hướng dẫn HS quan sát tranh SGK và thảo luận nhóm đôi (GV gợi ý 1 số câu hỏi SGV ) - GV giúp các nhóm nói đúng chủ đề. - Đại diện các nhóm trình bày. - Các nhóm cùng GV nhận xét, đánh giá. - Khôi, Sinh quan sát nhận xét tranh vẽ gì? - GV lưu ý cách diễn đạt của HS. HĐ3: Luyện viết: - GV yêu cầu HS đọc lại các từ trong vở tập viết bài 80 - HS mở vở tập viết viết bài. - GV lưu ý HS viết đúng quy trình.GV giúp đỡ HS yếu. - 2 HS KT viết vần iêc, ươc vào vở ô li. - Thu chấm bài và nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - HS đọc lại toàn bài.Tìm tiếng, từ có chứa vần iêc, ươc vừa học có ngoài bài. - Chuẩn bị bài 81. ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Toán HAI MƯƠI. HAI CHỤC I.MỤC TIÊU Giúp HS: Mục tiêu chung: - Nhận biết số lượng 20; 20 còn gọi là hai chục. Hai mươi gồm 2 chục và 0 đơn vị. - Biết đọc, viết các số đó. Mục tiêu riêng: - Khôi, Sinh đọc và viết được số 20. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Các bó chục que tính. - Vở bài tập toán tập 2, bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ - GV yêu cầu HS trả lời: 1 chục bằng mấy đơn vị? Một chục còn gọi là mấy? 2. Dạy học bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu số 20 - GV yêu cầu HS lấy 1 bó chục que tính và lấy thêm 1 bó chục que tính nữa. Đếm xem được tất cả bao nhiêu que tính? - HS đếm và nêu lên: Một chục que tính và 1 chục que tính là 2 chục que tính. Mười que tính và mười que tính là hai mươi que tính. - HS nhắc lại, GV cùng cả lớp nhận xét. - GV nói: Hai mươi còn gọi là hai chục. - GV ghi bảng: 20 - Yêu cầu HS khá đọc số là “Hai mươi” - HS đọc cá nhân, nhóm, lớp . Chú ý 2 HS KT đọc. - GV hỏi “ Số 20 gồm mấy chục và mấy đơn vị? + HS khá giỏi trả lời. GV nhận xét và cho HS yếu nhắc lại. + Số 20 gồm 2 chục và 0 đơn vị, số 20 có hai chữ số. Chữ số 2 và chữ số 0 viết liền nhau. HS viết số 20 vào bảng con. Hoạt động 2: Thực hành GV cho HS làm bài trong vở bài tập toán Bài 1: Viết ( theo mẫu) - GV cho HS quan sát mẫu trong vở bài tập toán bài 1. - HS suy nghĩ và làm bài. Gọi 1 HS lên bảng làm. Gv theo dõi giúp đỡ HS yếu. - HS đọc lại bài đã hoàn chỉnh. - GV củng cố chốt lại cách đọc viết số, cấu tạo số 10, 11, 13, 15, 19, 20. - Khôi, Sinh viết số 20 vào vở ô li. Bài 2: Điến số thích hợp vào ô trống( theo mẫu) - HS nêu yêu cầu và làm bài. - GV lưu ý HS quan sát mẫu, nhận xét rồi ghi số. - GV cùng HS cả lớp chữa bài, nhấn mạnh về cấu tạo số chục và dơn vị. Bài 3: Viết (Theo mẫu) - HS xác định yêu cầu đề bài. - HS làm bài rồi chữa bài. GV lưu ý số liền sau của một số là lấy số đó cộng thêm 1. Ví dụ: Số liền sau của 15 là 16. Bài 4: Điền số theo thứ tự từ bé đến lớn vào ô trống: - GV cho HS đếm theo thứ tự từ 0 đến 20 sau đó ghi vào chỗ trống. - GV củng cố và chốt lại thứ tự số từ bé đến lớn. 3. Củng cố, dặn dò: GV nhấn mạnh nội dung bài học. Chuẩn bị bài sau: Phép cộng dạng 14 + 3. –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Đạo đức LỄ PHÉP VÂNG LỜI THẦY GIÁO, CÔ GIÁO I. MỤC TIÊU - Học sinh biết: Thầy giáo, cô giáo là những người đã không quản khó nhọc, chăm sóc dạy dỗ em. Vì vậy, các em cần lễ phép vâng lời thầy giáo cô giáo. - HS có tình cảm yêu quý, kính trọng thầy giáo, cô giáo. - Có hành vi lễ phép vâng lời thầy giáo, cô giáo trong học tập, rèn luyện, sinh hoạt hằng ngày. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Vở bài tập đạo đức. - Tranh bài 9. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC I, Kiểm tra bài cũ: - Hỏi: Tuần trước các con học bài gì? II, Dạy bài mới: GV giới thiệu trực tiếp vào bài. Hoạt động 1: Đóng vai(Bài tập 1) - GV yêu cầu HS qu
Tài liệu đính kèm: