Giáo án Lớp 2 - Tuần 5 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị Huề

Toán

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: Thuộc bảng 8 cộng với một số, các phép tính có nhớ một lần trong phạm 100

2.Kĩ năng: Thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 , dạng 28 + 5, 38 + 25.

- Giải bài toán theo tóm tắt với một phép cộng.

3.Thái độ: Thích học thực hành toán.

 KG: BT4, BT5

II. CHUẨN BỊ:

Giáo viên: Kẻ, viết sẵn tóm tắt (Bài 3)

Học sinh: SGK .Vở Toán

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Bài cũ: (5’)

 38 +45= 28 + 58=

 58 + 24= 48 + 27=

Nhận xét.

B. Bài mới:(25’)

1. Giới thiệu bài:Luyện tập

2. Dạy bài mới:

Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu

- Hướng dẫn HS trao đổi theo cặp, làm sách

 8 + 2 = 10 8 + 3 = 11

 8 + 6 = 14 8 + 7 = 15

18 + 6 = 24 18 + 7 = 25

- Hướng dẫn HS sửa bài

- Nhận xét, chốt lời giải đúng

Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu

- Hướng dẫn HS nêu cách đặt tính, cách tính

 làm vở

- Hướng dẫn HS sửa bài

- Nhận xét, chốt lời giải đúng

Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu

- Hướng dẫn HS đọc tóm tắt

 tự đặt đề toán rồi giải

Tóm tắt:

Gói kẹo chanh: 28 cái

Gói kẹo dứa : 26 cái

Cả hai gói : . cái?

- Hướng dẫn HS sửa bài

- Nhận xét, chốt lời giải đúng

Bài 4 : Yêu cầu học sinh tự làm.

-Nhận xét.

Bài 5 : Yêu cầu gì ?

-Em khoanh vào chữ nào ? Vì sao ?

-Nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò:(3’)

- Dặn dò: Xem lại bài

Chuẩn bị bài sau: Bài toán về nhiều hơn

- Nhận xét, đánh giá. Tổng kết tiết học

4 HS lên bảng lớp làm vào bảng con.

- Tính nhẩm

- Dựa vào bảng 8 cộng với một số nhẩm tìm kết quả

 8 + 4 = 12 8 + 5 = 13

 8 + 8 = 16 8 + 9 = 17

18 + 8 = 26 18 + 9 = 27

- Nêu kết quả

Cả lớp theo dõi, thống nhất

- Theo dõi

- Đặt tính rồi tính

 38 48 68 78

 + + + +

 15 24 13 9

 53 72 81 87

- Nêu kết quả

Cả lớp theo dõi, thống nhất

- Theo dõi

- Giải bài toán theo tóm tắt sau

Bài giải:

Cả hai gói kẹo có số cái kẹo là:

 28 + 26 = 54 (cái)

 Đáp số: 54 cái kẹo

- Đọc bài giải

Cả lớp theo dõi, thống nhất

- Lắng nghe, ghi nhớ

-Làm vở 1 em đọc sửa.

-Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng.

-Học sinh làm bài.

-Chữ C. vì 28 + 4 = 32.

 

doc 35 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 316Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 5 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị Huề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vì 28 + 4 = 32.
Kể chuyện:
CHIẾC BÚT MỰC
I. Mục tiêu: 	
1.Kiến thức: Dựa theo tranh , kể lại được từng đoạn câu chuyện Chiếc bút mực(BT1)
2.Kĩ năng: Biết kể chuyện tự nhiên, có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện.
 KNS: Thể hiện sự cảm thông; -Hợp tác; -Ra quyết định giải quyết vấn đề.
3.Thái độ: Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời bạn với thái độ chân thành
II. Chuẩn bị: 
Giáo viên: Các tranh minh họa câu chuyện
Học sinh: SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. BÀI CŨ: (5’)
Gọi HS nối tiếp nhau kể toàn bộ câu chuyện Bím tóc đuôi sam
- Nhận xét.
B. DẠY BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài:(2’)
- Nêu mục đích, yêu cầu bài học: kể lại câu chuyện Chiếc bút mực
2. Hướng dẫn kể chuyện:(20’)
2.1. Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Hướng dẫn HS quan sát từng tranh, phân biệt các nhân vật
- Hướng dẫn HS nói tóm tắt nội dung tranh
- Hướng dẫn HS nối tiếp nhau kể từng đoạn của câu chuyện trong nhóm.
- Kể chuyện trước lớp:
+ Gọi đại diện các nhóm kể trước lớp
+ Hướng dẫn HS nhận xét về nội dung, về cách diễn đạt, về cách thể hiện
 Kể toàn bộ câu chuyện:
- Gọi HS kể toàn bộ câu chuyện 
- Hướng dẫn HS nhận xét về nội dung, diễn đạt, cách thể hiện
3. Củng cố, dặn dò:(3’)
+ Kể lại câu chuyện cho người thân. Noi theo gương bạn Mai
+ Chuẩn bị bài sau: Mẩu giấy vụn
- Nhận xét, đánh giá. Tổng kết tiết học
- HS1: Đoạn 1, 2; 
 HS2: đoạn 3, 4
- Cả lớp theo dõi, nhận xét
- Theo dõi
- Dựa theo tranh, kể lại từng đoạn câu chuyện Chiếc bút mực
- Quan sát tranh, phân biệt các nhân vật (Mai, Lan, cô giáo)
Tranh 1: Cô giáo gọi Lan lên bàn cô lấy mực
Tranh 2:Lan khóc vì quên bút ở nhà
Tranh 3: Mai đưa bút của mình cho 
Lan mượn
Tranh 4: Cô giáo cho Mai viết bút 
mực. Cô đưa bút của mình cho Mai 
mượn.
- Sinh hoạt nhóm 4: Thay đổi nhau kể từng đoạn của câu chuyện
+ Một số HS kể chuyện
+ Cả lớp nhận xét theo hướng dẫn àBình chọn bạn kể hay nhất
- 2, 3HS tham gia kể
- Cả lớp theo dõi, nhận xét
- Lắng nghe, ghi nhớ
Chính tả(Tập chép)
CHIẾC BÚT MỰC
I. MỤC TIÊU: 	
1.Kiến thức :
 - Chép lại chính xác . không mắc lỗi đoạn tóm tắt câu chuyện : Chiếc bút mực.
 - Trình bày đúng hình thức một đoạn văn xuôi. Viết hoa chữ cái đầu câu, chữ đầu đoạn lùi vào một ô, tên riêng phải viết hoa.
- Củng cố quy tắc chính tả : ia/ ya, l/ n, en/ eng.
2.Kĩ năng : Rèn viết đúng, trình bày sạch- đẹp.
3. Thái độ : Tính cẩn thận, thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ: 
Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài chính tả. Bảng phụ ghi nội dung bài tập 2, 3b
Học sinh: SGK, bảng con, vở chính tả
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. BÀI CŨ(5’)
- Gọi 2HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng conà Nhận xét, lưu ý
B. DẠY BÀI MỚI(25’)
1. Giới thiệu bài:
Viết bài Chiếc bút mực và ôn lại một số quy tắc chính tả.
 2. Hướng dẫn tập chép:
2. 1. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- Đọc đoạn chép trên bảng
- Hướng dẫn HS nhận xét:
+ Tìm những chỗ có dấu phẩy trong đoạn 
văn?
+ Đọc tên riêng trong bài
- Hướng dẫn HS viết bảng con
- Nhận xét, lưu ý cách trình bày
2. 2. Hướng dẫn HS chép bài:
- Theo dõi, uốn nắn
2. 3. Chấm, chữa bài:
- Hướng dẫn HS chữa bài
- Chấm từ 10 - 12 bài
àNhxét: ND, chữ viết, cách trình bày...
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài 2:Gọi HS đọc yêu cầu của bài
 Hướng dẫn HS làm vở, 1 hs làm bảng phụ
- Nhận xét, chốt lời giải đúng
Bài 3b:Gọi HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS làm bài
- Nhận xét, chốt lời giải đúng
- Gọi HS đọc lại
4. Củng cố, dặn dò(3’)
- Dặn dò: + Xem lại bài
+ Chuẩn bị bài sau: Nghe - viết: Cái trống trường em
- Nhận xét, đánh giá. Tổng kết tiết học
- vần thơ, vầng trăng, dân làng, dâng lên
- Theo dõi
- 2 - 3hs đọc, cả lớp đọc thầm
- Theo dõi
+ Nêu, đọc lại
+ Mai, Lan
- Mai, Lan, bút mực, mượn, lấy
- Theo dõi
- Chép bài vào vở
- Tự chữa lỗi: Gạch chân từ viết sai, viết từ đúng bằng bút chì ra lề vở
- Theo dõi
- Điền vào chỗ trống ia hay ya?
- tia nắng, đêm khuya, 
 cây mía
Tìm những từ chứa tiếng có vần en hoặc eng:
- 2 hs làm bảng, cả lớp làm bảng con
+ Chỉ đồ dùng để xúc đất à xẻng
+ Chỉ vật dùng để chiếu sáng à đèn
+ Trái nghĩa với chê à khen
+ Cùng nghĩa với xấu hổ à thẹn
- Theo dõi
- HS luyện phát âm
- Lắng nghe, ghi nhớ
Đạo đức 
GỌN GÀNG, NGĂN NẮP (tiết 1)
A/ Mục tiêu:
 1. Kiến thức :
- Biết cần phải giữ gọn gàng ngăn nắp chỗ học chỗ chơi như thế nào .
- Nêu được ích lợi việc giữ gọn gàng ngăn nắp chỗ học chỗ chơi.
 2.Kĩ năng :- Rèn cho học sinh kĩ năng gọn gàng, ngăn nắp
*KNS:- Kĩ năng giải quyết vấn đề để thực hiện gọn gàng, ngăn nắp.
 -Kĩ năng quản lí thời gian để thực hiện gọn gàng ngăn nắp.
3.Giáo dục thái độ :
- Giáo dục học sinh có ý thức học tập nghiêm túc, tích cưc, yêu thích môn học.
- Tự giác thực hiện giữ gìn gọn gàng ngăn nắp chỗ học chỗ chơi
B/Chuẩn bị : 
Phiếu thảo luận cho hoạt động 1 và 3 ở tiết 1 
Một số đồ dùng ,sách vở học sinh. 
C/ Các hoạt động dạy và học
1.Khởi động : 
 2.Bài mới : 
 Hoạt động 1 : Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
- Treo tranh minh hoạ .
- Yêu cầu các nhóm quan sát thảo luận theo các câu hỏi đã ghi trong phiếu thảo luận .
- Các nhóm quan sát tranh .-Thảo luận trả lời các câu hỏi .
- Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì ?-Cất sách vở học xong lên giá sách.
- Bạn làm như thế nhằm mục đích gì ?-Làm như thế để giữ gìn sách vở , nhà cửa gọn gàng .. .
-Các nhóm khác nhận xét và bổ sung .
* Kết luận : - Các em nên rèn luyện thói quen gọn gàng ngăn nắp trong sinh hoạt
- Hai em nhắc lại .
 Hoạt động 2 : Phân tích truyện “Chuyện xảy ra trước giờ ra chơi” . 
Lớp chia ra từng nhóm và thảo luận theo câu hỏi mà giáo viên đưa ra .
-Tại sao cần ngăn nắp , gọn gàng ?
- Để khi lấy các thứ không mất công tìm kiếm , giúp chúng ta giữ gìn đồ đạc bền đẹp 
- Nếu không ngăn nắp gọn gàng sẽ gây hậu quả gì ?
- Mọi thứ lộn xộn khi tìm mất thời gian , làm cho nhà cửa bừa bộn , bẩn thỉu
- Mời từng nhóm cử đại diện trình bày 
-Các nhóm khác nhận xét ýkiến nhóm bạn .
- Nhận xét đánh giá về kết quả công việc .
* Kết luận : - Tính bừa bộn khiến nhà cửa lộn xộn , khi tìm vật gì mất nhiều thời gian . Vì vậy ta nên có thói quen ngăn nắp , gọn gàng trong sinh hoạt.
- Ba em nhắc lại kết luận .
Hoạt động 3 : Xử lí tình huống 
 -Chia lớp thành 4 nhóm .
- Phát cho mỗi nhóm một tờ phiếu có ghi tình huống 
- Các nhóm tổ chức thảo luận tìm cách giải quyết tình huống như giáo viên đã ghi trong phiếu và cử đại diện lên trình bày trước lớp . 
- Nhận xét ý kiến và bổ sung cho nhóm bạn nếu có . 
- Bình chọn nhóm có cách giải quyết hợp lí 
3. Củng cố dặn dò :
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Giáo dục học sinh ghi nhớ thực hành theo bài học
 Ngày soạn: 1 / 10 / 2017
Ngày dạy: Thứ tư, ngày 4 tháng 10 năm 2017
Toán
HÌNH CHỮ NHẬT - HÌNH TỨ GIÁC
I. MỤC TIÊU: 
1.Kiến thức : Giúp học sinh :
 - Có biểu tượng ban đầu về hình chữ nhật - hình tứ giác.
2.Kĩ năng : 
 - Vẽ hình tứ giác – hình chữ nhật bằng cách nối các điểm cho trước.
 - Nhận ra hình tứ giác, hình chữ nhật trong các hình cho trước.
3.Thái độ : Có thái độ nghiêm túc khi học bài.
 Biết sử dụng các hình vào một số hoạt động cuộc sống.
 KG: BT3
II. CHUẨN BỊ: 
Giáo viên: - Một số miếng bìa có dạng hình chữ nhật, hình tứ giác . Hình vẽ (Bài 1, 2)
Học sinh: - SGK, Vở Toán
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Bài cũ:(5’)
- Đặt tính rồi tính:
a) 58 + 27 b) 15 + 38 
 Nhận xét 
B. Bài mới:(25’)
1. Giới thiệu bài:Hình chữ nhật, hình tứ giác 
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1:
- Đưa 3 hình trực quan có dạng hình chữ
nhật, giới thiệu à Đây là hình chữ nhật
- Đính các hình chữ nhật lên bảng, đặt tên,
hướng dẫn cách đọc 2 hình chữ nhật
- Yêu cầu HS tự ghi rồi đọc tên hình thứ 3
- Nhận xét
Hoạt động 2:
Đưa 3 hình trực quan có dạng hình tứ giác,giới thiệu à Đây là hình tứ giác
- Đính các hình tứ giác lên bảng, đặt tên,
hướng dẫn cách đọc 2 hình tứ giác
- Yêu cầu HS tự ghi rồi đọc tên hình thứ 3
- Yêu cầu HS liên hệ thực tế:
+ Tìm một số đồ vật có dạng hình chữ nhật
+ Tìm một số đồ vật có dạng hình tứ giác
Hoạt động 3:
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu
- Hướng dẫn HS lựa chọn các điểm, 
à nối theo yêu cầu à Đọc tên hình
- Nhận xét
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS nhận dạng hình để đếm số hình tứ giác có trong mỗi hình đã cho.
- Hướng dẫn HS sửa bài
- Nhận xét, chốt lời giải đúng
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ, cho biết:
Trong hình có mấy hình chữ nhật?
- Nhận xét
Bài 3
Yêu cầu gì ?
-Hướng dẫn : -Kẻ thêm một đoạn thẳng trong mỗi hình sau để có 1 hình chữ nhật, 1 hình tam giác, 3 hình tứ giác.
*Trò chơi – Thi vẽ hình.
-Nêu luật chơi : Kẻ thêm một đoạn thẳng để có : 2 tam giác, 1 tứ giác.
3. Củng cố, dặn dò:(3’)
- Dặn dò: Xem lại bài
Chuẩn bị bài sau: Bài toán về nhiều hơn
- Nhận xét, đánh giá. Tổng kết tiết học
- 2 hs- Lớp làm bài vào vở.
- Theo dõi 
Giới thiệu hình chữ nhật- Quan sát
- 
Hình chữ nhật ABCD
Hình chữ nhật MNPQ 
- Hình chữ nhật EGHI
Giới thiệu hình tứ giác
-Quan sát:
- Hình tứ giác CDEG
Hình tứ giác PQRS
- Hình tứ giác MNHK
+ Vở, sách, mặt bàn, bảng con, bảng đen
+ Ô cửa sổ, 
Thực hành 
- Dùng thước và bút nối các điểm để có
a) Hình chữ nhật
b) Hình tứ giác
- a) Hình chữ nhật ABDE
b) Hình tứ giác MNPQ
Trong mỗi hình dưới đậy có mấy hình tứ giác?
- Hình a: có 1 hình tứ giác
 Hình b: có 2 hình tứ giác.
Cả lớp nhận xét, thống nhất
Trong hình có 2 hình chữ nhật
 Lắng nghe, ghi nhớ
-Tô màu các hình chữ nhật.
- HS làm bài.
Tập vẽ các hình tứ giác
Tập đọc:
MỤC LỤC SÁCH	 
I. MỤC TIÊU: 	
1.Kiến thức : Đọc
-Đọc đúng bản Mục lục sách.
-Ngắt nghỉ hơi sau mỗi cột
-Biết chuyển giọng khi đọc tên tác giả, tên truyện.
Hiểu : Hiểu nghĩa các từ ngữ mới : mục lục, tuyển tập, tác giả, tác phẩm, hương đồng cỏ nội, vương quốc. 
2.Kĩ năng : Rèn đọc trôi chảy, rõ ràng, rành mạch.
 Biết xem mục lục sách để tra cứu.
3. Thái độ: Có thái độ đúng khi học bài. Biết tác dụng và sự cần thiết của mục lục sách 
 Tra mục mục lục sách khi muốn tìm mục mình muốn
II. CHUẨN BỊ: 
Giáo viên: Tranh minh họa bài đọc. Bảng phụ viết câu, đoạn cần hướng dẫn
Học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài cũ : 
-Những từ ngữ nào cho biết Mai mong được viết bút mực ?
-Chuyện gì đã xảy ra với Lan ?
-Nhận xét, cho điểm.
2.Dạy bài mới :
a.Giới thiệu bài : Tranh : Bức tranh vẽ cảnh gì ?
-Để biết xem mục lục sách có ý nghĩa như thế nào. -Hôm nay học Mục lục sách.
b. Bàimới
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
-Giáo viên đọc mẫu lần 1, giọng to, rõ ràng, rành mạch từ trái sang phải.
-Luyện đọc : Giới thiệu các từ cần rèn đọc : Truyện, Quang Dũng, cỏ nội, vương quốc, nụ cười, Phùng Quân.
Giảng từ : giải nghĩa thêm :
-Tác giả : người viết sách
-Cổ tích : chuyện ngày xưa.
Đọc từng câu :
-Nhận xét.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài.
Hỏi đáp : Tuyển tập này có bao nhiêu truyện ?
-Đó là những chuyện nào ?
-Tuyển tập này có bao nhiêu trang ?
-Tập Bốn mùa của tác giả nào ? 
-Truyện Bây giờ bạn ở đâu ở trang nào ?
-Mục lục sách dùng để làm gì ?
Kết luận : Đọc mục lục sách chúng ta có thể biết cuốn sách viết về cái gì, có những phần nào ........ để ta nhanh chóng tìm được những gì cần đọc.
-Giáo viên đưa ra Tuyển tập truyện thiếu nhi. Yêu cầu các em tra cứu.
-Nhận xét, tuyên dương các em biết tra cứu.
Hoạt động 3 : Luyện đọc lại bài .
-Nhận xét.
3.Củng cố : Muốn biết sách có bao nhiêu trang, có những truyện gì, muốn đọc từng truyện, ta làm gì ?
-Nhận xét tiết học.
-Chiếc bút mực.
-3 em đọc và TLCH.
-1 em đọc toàn bài.
-Ba bạn nhỏ đang đọc mục lục sách.
-Mục lục sách.
-Đọc thầm.
-1 em giỏi đọc lần 2.
-3-5 em đọc- đồng thanh.
-Vài em nhắc lại.
-HS nối tiếp đọc từng câu.
-2-3 em đọc lại cả bài.
-Đọc thầm.
-7 câu chuyện.
-HS kể ra. Nhận xét.
-96 trang.
-Băng Sơn.
-Trang 37.
-Tìm được truyện ở trang nào của tác giả nào.
-5-7 em tập tra cứu.
3 em đọc lại bài,
-Tra cứu mục lục sách.
-Tập tra cứu mục lục sách.
 ________________________________
Luyện từ và câu:
TÊN RIÊNG, CÂU KIỂU: AI LÀ GÌ?
I. MỤC TIÊU: 	
1.Kiến thức : 
 - Phân biệt từ chỉ người, chỉ vật nói chung và từ gọi tên riêng của người, của vật.
 - Biết viết hoa từ chỉ tên riêng của người, của vật.
2.Kĩ năng : Biết đặt câu theo mẫu : Ai ( hoặc cái gì, con gì ) là gì ?
3.Thái độ : Phát triển tư duy ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ: 
Giáo viên: Bảng phụ ở bài 1, 3
Học sinh: SGK, vở bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. BÀI CŨ(5’)
- Gọi HS đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi về ngày, tháng, năm.
- Nhận xét
B. DẠY BÀI MỚI(25’)
1. Giới thiệu bài:Nêu yêu cầu, giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- HDHS nắm yêu cầu: so sánh cách viết các từ ở nhóm (1) với các từ nằm ngoài ngoặc đơn ở nhóm (2) 
- Gọi HS phát biểu ý kiến
- Nhận xét, chốt lời giải đúng
- Gọi HS đọc ghi nhớ
Bài 2:	Gọi HS đọc yêu cầu 
- Hướng dẫn HS làm bài: chọn tên hai bạn trong lớp, viết chính xác, đầy đủ họ tên hai bạn; viết tên một dòng sông (hoặc suối, kênh, rạch, hồ, núi,...) ở địa phương. Chú ý viết đúng chính tả, viết hoa chữ cái đầu của mỗi tên riêng
- Nhận xét, chốt lời giải đúng
Bài 3:	Gọi HS đọc yêu cầu 
- Giúp HS nắm yêu cầu: Đặt câu theo mẫu Ai (hoặc cái gì, con gì) là gì? để giới thiệu trường em, môn học em yêu thích và làng (xóm, bản, ấp, buôn, sóc, phố) của em.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu mẫu
- Hướng dẫn HS làm bài
- Nhận xét, chốt lời giải đúng
3. Củng cố, dặn dò(3’)
? Nhắc lại cách viết tên riêng
- Nhận xét, đánh giá. Tổng kết tiết học
- 2 hs
Cả lớp theo dõi, nhận xét
- Theo dõi
- Cách viết các từ ở nhóm (1) và nhóm (2) khác nhau như thế nào? Vì sao?
- Các từ ở nhóm (1) là tên chung, không viết hoa
 Các từ ở nhóm (2) là tên riêng của một dòng sông, một ngọn núi, một thành phố hay một người à phải viết hoa
- Tên riêng của người, sông, núi,... phải viết hoa
- Hãy viết:
a) Tên hai bạn trong lớp.
b) Tên một dòng sông (hoặc suối, kênh, rạch, hồ, núi,...) ở địa phương em
- Theo dõi, làm bài:
a) Trần Thị Hải Hà, Hà Bình Minh...
b) Tên sông: Hương, An Cựu,...
Tên núi: Ngự Bình, Hoàng Liên Sơn,...
Tên hồ: Hoàn Kiếm, Than Thở,...
- Đặt câu theo mẫu
a) Giới thiệu trường em
b) Giới thiệu một môn học em yêu thích.
c) Giới thiệu làng (xóm, bản, ấp, buôn, sóc, phố) của em.
Ai (hoặc cái gì, con gì)
là gì?
M:Môn học em yêu thích
là môn Tiếng Việt.
a)Trường em là Trường Tiểu học Tân Hßa.
b) Môn học em yêu thích là môn Toán.
c) Làng em là làng Yên Mã.
- Lắng nghe, ghi nhớ
 Ngày soạn: 1 / 10/ 2017
 Ngày dạy: Thứ năm, ngày 5 tháng 10 năm 2017
TOÁN
BÀI TOÁN VỀ NHIỀU HƠN
I. MỤC TIÊU: 	
1.Kiến thức: Biết giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn. 
2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải toán về nhiều hơn
3.Thái độ: Hiểu và biết vận dụng vào cuộc sống.
Có thái độ yêu thích môn học.
KG: BT2
II. CHUẨN BỊ: 
Giáo viên: Mô hình các quả cam	
Học sinh: SGK. Vở Toán
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: (5’)HCN, htg
2. Giới thiệu bài: Bài toán về nhiều hơn
3. Dạy bài mới:(25’)
Hoạt động 1:HDHS q/sát mô hình bài toán:
+ Hàng trên có 5 quả cam. Hàng dưới có nhiều hơn hàng trên 2 quả. Hỏi hàng dưới có mấy quả cam?
- Hướng dẫn HS nêu phép tính và câu trả lời
- Hướng dẫn HS trình bày bài giải
Hoạt động 1:
Bài 1: Gọi HS đọc đề bài
- Hưóng dẫn HS tìm hiểu đề, giải bài toán
- Hướng dẫn HS sửa bài
- Nhận xét, chốt lời giải đúng
Bài 2. HDHS.
Bài 3: Gọi HS đọc đề bài
- Hướng dẫn HS tìm hiểu đềà Giúp HS biết từ “cao hơn” ở bài toánđược hiểu như là “nhiều hơn”
 Tóm tắt:
Mận cao : 95cm
Đào cao hơn Mận: 3cm
Đào cao : ...cm?
3. Củng cố, dặn dò:(3’)
- Tóm tắt cách giải loại bài toán về nhiều hơn
- Dặn dò: Xem lại bài
Chuẩn bị bài sau: Luyện tập 
- Nhận xét, đánh giá. 
Tổng kết tiết học
- Theo dõi.
Giới thiệu bài toán về nhiều hơn
- Theo dõi, nhắc lại
- Hàng dưới có 7 quả cam
 Bài giải:
Số quả cam ở hàng dưới là:
 5 + 2 = 7 (quả)
 Đáp số: 7 quả cam
Thực hành
- Hòa có 4 bông hoa, Bình có nhiều hơn Hòa 2 bông hoa. Hỏi Bình có mấy bông hoa?
 Bài giải:
Số bông hoa Bình có là:
 4 + 2 = 6 (bông hoa)
 Đáp số: 6 bông hoa
- Đọc bài giải
Cả lớp nhận xét, thống nhất
HS làm bài
- Mận cao 95cm, Đào cao hơn Mận 3 cm. Hỏi Đào cao bao nhiêu xăngtimet?
 Bài giải:
Chiều cao của Đào là:
 95 + 3 = 98 (cm)
 Đáp số: 98cm
- Biết số bé
Biết phần “nhiều hơn” của số lớn so với số bé
Tìm số lớn: 
Số lớn = số bé + phần “nhiều hơn”
- Lắng nghe, ghi nhớ
Tập viết:
CHỮ HOA: D
I. MỤC TIÊU: 	
1.Kiến thức : Viết đúng chữ cái hoa D(1 dòng cỡ vừa và 1 dòng cỡ nhỏ). Chữ và câu ứng dụng : Dân (1 dòng cỡ vừa và 1 dòng cỡ nhỏ) Dân giàu nước mạnh (3 lần).
2.Kĩ năng : Chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.
3.Thái độ : Yêu thích viết chữ đẹp.
II. CHUẨN BỊ: 
Giáo viên: Mẫu chữ hoa D đặt trong khung chữ (như SGK). Bảng phụ 
Học sinh: Vở Tập viết, Bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. BÀI CŨ:(5’)
- Kiểm tra vở HS viết bài ở nhà
- Nhắc lại cụm từ ứng dụng
- Nhận xét
B. BÀI MỚI:(25’)
1. Giới thiệu bài:Nêu m/đ, y/c của tiết học.
2. Dạy bài mới:
Hướng dẫn viết chữ hoa:
a)HDHS qs và n/ xét chữD:Treo mẫu chữ D
à Hướng dẫn HS nhận xét về chữ mẫu
- HD cách viết: Đặt bút ở đường kẻ ngang 6, viết nét lượn hai đầu theo chiều dọc rồi chuyển hướng viết tiếp nét cong phải, tạo vòng xoắn nhỏ ở chân chữ; phần cuối nét cong lượn hẳn vào trong, dừng bút ở đường kẻ ngang 5
- Viết mẫu chữ D trên bảng lớp và nhắc lại cách viết.
b) Hướng dẫn HS viết trên bảng con:
- Theo dõi, nhận xét, uốn nắn
 Hướng dẫn viết câu ứng dụng:
a) Giới thiệu câu ứng dụng:
- Giúp HS hiểu nghĩa câu ứng dụng
b) Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:
- Độ cao của các chữ cái
 Cách đặt dấu thanh ở các chữ
 Khoảng cách các tiếng
- Viết mẫu chữ Dân trên dòng kẻ, lưu ý từ chữ cái D viết sang â cần để khoảng cách không quá gần hoặc quá xa
b) Hướng dẫn HS viết trên bảng con:
- Theo dõi, nhận xét, uốn nắn
 Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết:
+1 d/chữ D cỡ vừa,1 dòng chữ D cỡ nhỏ 
+ 1 d/chữ Dân cỡ vừa , 1 d/chữ Dân cỡ nhỏ 
- Theo dõi, giúp đỡ HS viết
Chấm, chữa bài :Chấm 5-7 vở àNhận xét, 
3. Củng cố, dặn dò(3’)
- Nhận xét, đánh giá. Tổng kết tiết học
Một số HS nộp vở
- Chia ngọt sẻ bùià Thương yêu, đùm bọc lẫn nhau (sung sướng cùng hưởng, cực khổ cùng chịu)
- Chia
- Theo dõi
- Quan sát
+ Cao 5 li, gồm 6 đường kẻ
+ Gồm 1 nét là kết hợp của 2 nét cơ bản: nét lượn hai đầu (dọc) và nét cong phải nối liền nhau, tạo vòng xoắn nhỏ ở chân chữ 
- Theo dõi
- Quan sát, hình dung cách viết
- Tập viết chữ D 2, 3 lượt
- Dân giàu nước mạnh
- Nhân dân giàu có, đất nước hùng mạnh. Đây là một ước mơ, cũng có thể hiểu là một kinh nghiệm
+ Cao 2,5 li: D, h, g 
+ Cao 1 li: còn lại
Dấu huyền đặt trên a. Dấu sắc đặt trên ơ Dấu nặng đặt dưới a 
- Các tiếng viết cách nhau một khoảng bằng khoảng cách viết chữ cái o
- Theo dõi
- Tập viết chữ Dân 2, 3 lượt
- Theo dõi
- Luyện viết theo yêu cầu
- Theo dõi
Lắng nghe, ghi nhớ
Tự nhiên và xã hội
CƠ QUAN TIÊU HÓA.
I/ MỤC TIÊU :
 1.Kiến thức :
 - HS nhận biết được vị trí và nói tên các bộ phận của ống tiêu hóa.
- Chỉ được đường đi của ống tiêu hóa.
 2.Kĩ năng : 
Rèn kĩ năng nhận biết được vị trí và nói tên một số tuyến tiêu hóa dịch tiêu hóa.
 3.Thái độ : Ý thức ăn uống điều độ để bộ máy tiêu hóa hoạt động tốt.
II/ CHUẨN BỊ :
 1.Giáo viên : Mô hình ống tiêu hóa. Tranh phóng to hình 2.
 2.Học sinh : Sách TN&XH, Vở BT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài cũ :
-Muốn cơ và xương phát triển tốt cần ăn uống như thế nào ?
-Nên làm gì để xương và cơ phát triển tốt ?
-Nhận xét, đánh giá.
2.Dạy bài mới : Giới thiệu bài :
Hoạt động 1 : Đường đi của thức ăn trong ống tiêu hố.
Tranh : Sơ đồ ống tiêu hóa.
Câu hỏi : Thức ăn sau khi vào miệng được nhai, nuốt rồi đi đâu ?
Tranh : Mô hình ống tiêu hóa (không có chú thích).
-Giáo viên chỉ lại về đường đi của thức ăn trong ống tiêu hố.
Kết luận : Thức ăn sau khi vào miệng được nhai, nuốt rồi xuống cơ quan tiêu hãa.
Hoạt động 2 : Các cơ quan tiêu hóa .
Thảo luận : Tranh : quan sát hình vẽ rồi nói tên các cơ quan tiêu hố.
-Nhận xét. GV chỉ và nói lại tên các cơ quan tiêu hóa.
Giảng thêm : Quá trình tiêu hố thức ăn cần có sự tham gia của các dịch tiêu hố do các tuyến tiêu hố tiết ra ( nước bọt, mật, dịch tụy, ....... ).
-GV vừa giảng vừa chỉ trên sơ đồ.
Hỏi đáp :Cơ quan tiêu hãa gồm có gì ?
-Quá trình tiêu hóa còn có sự tham gia của cơ quan nào
3.Củng cố : Nêu tên các cơ quan tiêu hóa ?
-Chỉ và nói về đường đi của thức ăn trong ống tiêu hãa.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Học bài.
-Đủ chất đạm, tinh bột, vitamin.
-Luyện tập thể thao, làm việc vừa sức.
-Cơ quan tiêu hóa.
-Quan sát sơ đồ ống tiêu hố.
-Các nhóm làm việc.
-Đọc chú thích và chỉ ra các bộ phận của ống tiêu hóa.
-Chỉ đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa.
-Quan sát.
-1 số em lên bảng chỉ và nói tên các bộ phận của ống tiêu hố .
-1 số em chỉ về đường đi của thức ăn trong ống tiêu hãa.
-Vài em nhắc lại.
-Chia nhóm. Ghi và dán tranh .
-Đại diện các nhóm lên chỉ và nói tên các cơ quan tiêu hóa.
-Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già.
-Các tuyến tiêu hóa như tuyến nước bọt, gan, tụy.
-6-7 em đọc.
-Làm vở bài tập.
-1 em nêu.
-1 em lên chỉ.
-Học thuộc bài.
Thủ công
GẤP MÁY BAY ĐUÔI RỜI ( tiết 1)
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: HS nắm được cách gấp máy bay đuôi rời trên giấy nháp.
2.Kĩ năng: Gấp được máy bay đơn giản; các nếp gấp tương đối thẳng ,phẳng.
3.Thái độ : Giáo dục HS tính cẩn thận khéo léo.
*HS khéo tay:gấp được máy bay đuôi rời, các nếp gấp thẳng, phẳng.sản phẩm sử dụng được.
II. Đồ dùng dạy học :
- Giáo viên : Giấy khổ A4. Quy trình gấp máy bay đuôi rời.
- Học sinh : Giấy nháp hình chữ nhật, kéo bút màu, thức kẻ.
III. Phương php dạy học :
Thực hnh, giảng giải, trực quan
IV.Các hoạt động :
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1.Khởi động : (1’)
2.Bài cũ : (5’) Gấp máy bay phản lực.
3. Bài mới
a)Giới thiệu bài (1’)
 b)Nộ

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_Tuan_5_Lop_2_Nam_hoc_2017_2018.doc