Giáo án Tổng hợp lớp 1 năm 2009 - Tuần 20

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

-Đọc: Đọc lưu loát cả câu chuyện . Đọc đúng các từ khó dễ lẫn do phương ngữ . Biết đọc nghỉ hơi sau các dấu câu và giữa các cụm từ . Bước đầu biết thể hiện tình cảm của các nhân vật qua lời đọc.

-Hiểu: Hiểu nghĩa các từ ngữ :đồng bằng, hoành hành, ngạo nghễ, vững chải, đẵn, ăn năn,

- Hiểu nội dung câu chuyện : Ông Mạnh tượng trưng cho con người Thần Gió tượng trưng cho thiên nhiên . Qua câu chuyện cho ta thấy người có thể chiến thắng thiên nhiên nhờ sự dũng cảm và lòng quyết tâm .Nhưng người luôn muốn làm bạn với thiên nhiên .

II . CHUẨN BỊ Tranh minh họa , bảng phụ viết các câu văn cần hướng dẫn luyện đọc

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 30 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 987Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp lớp 1 năm 2009 - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. .
-Các số liền nhau hơn ( kém ) nhau 3 đv. 
- Là số 12 vì : 9 + 3 = 12 .
-Thực hiện phép tính nhân với 3 để được dãy số.
- Một em lên bảng làm .
- Lớp làm vào vở .
- Đọc kết quả dãy số ở ý b là đếm thêm 2 và ý c là đếm thêm 3 .
-Hai HS nhắc lại bảng nhân 2 và 3 . 
-Về nhà học bài và làm bài tập .
KỂ CHUYỆN
ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 
- Sắp xếp lại được thứ tự các bức tranh theo đúng trình tự câu Chuyện ông Mạnh . Biết dựa vào tranh minh họa kể lại được toàn bộ câu chuyện. Biết thể hiện lời kể của mình tự nhiên với nét mặt , điệu bộ , cử chỉ , biết thay đổi giọng kể cho phù hợp . Biết theo dõi lời kể của bạn và nhận xét đánh giá lời kể của bạn . Đặt được tên khác phù hợp với nội dung chuyện .
II . CHUẨN BỊ -Tranh ảnh minh họa. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Bài cũ 
-Gọi 6hs kể lại câu chuyện“Chuyện bốn mùa.
- Câu chuyện cho ta biết điều gì ? .
- Nhận xét ghi điểm học sinh.
2.Bài mới 
 a) Phần giới thiệu :
Hôm nay chúng ta sẽ kể lại câu chuyện đã học ở tiết tập đọc trước “Ông Mạnh thắng Thần Gió “ 
 b) Hướng dẫn kể chuyện .
*Bước 1: Sắp xếp lại thứ tự các bức tranh theo đúng nội dung câu chuyện .
- G ọi 1hs đọc yêu cầu của bài tập 1. 
- Treo tranh và cho học sinh quan sát 
-Bức tranh vẽ cảnh gì?
-Đây là nội dung thứ mấy của câu chuyên ?
-Bức tranh 2 vẽ cảnh gì ?
-Đây là nôi dung thứ mấy của câu chuyện ?
-Quan sát 2 bức tranh còn lại và cho biết bức tranh nào minh hoạ nội dung thứ nhất của chuyện 
- Hãy nêu nội dung bức tranh thứ 3 ?
-Hãy sắp xếp lại thứ tự cho các bức tranh theo đúng nội dung câu chuyện . 
* Bước 2 : Kể lại toàn bộ nội dung câu chuyện 
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ .
- Yêu cầu học sinh trong từng nhóm nối tiếp kể trong nhóm . Mỗi em kể một đoạn truyện tương ứng với nội dung của mỗi bức tranh .
- Các nhóm có 3 em kể theo hình thức phân vai : Người dẫn chuyện - ông Mạnh - Thần Gió 
- Tổ chức cho các nhóm thi kể .
- Yêu cầu nhận xét nhóm bạn sau mỗi lần kể .
- GV nhận xét tuyên dương những nhóm kể tốt 
* Bước 3 : Đặt tên khác cho câu chuyện .
- Yêu cầu các nhóm thảo luận và đưa ra các tên gọi mà mình chọn .
- Nhận xét ghi điểm từng em .
 c) Củng cố dặn dò : 
 -Giáo viên nhận xét đánh giá .
- Dặn về nhà kể lại cho nhiều người cùng nghe 
-6 em kể.
-Câu chuyện nói về 4 mùa trong năm , mỗi mùa đều có vẻ đẹp và ích lợi riêng 
-Vài em nhắc lại 
- Chuyện kể : “ Ông Mạnh thắng Thần Gió “ 
- Quan sát và sắp xếp lạitheo đúng nội dung câu chuyện .
- Quan sát tranh .
- Bức 1 Vẽ ông Mạnh và Thần Gió đang ngồi uống rượu với nhau rất thân mật .
- Là nội dung cuối cùng của câu chuyện 
- Vẽ cảnh ông Mạnh đang vác cây , khiêng đá để dựng nhà .Đây là nội dung thứ hai câu chuyện.
-Bức 4 nói về nội dung thứ nhất . 
-Thần Gió xô ông Mạnh ngã lăn quay .
- Thần Gió ra sức xô đổ ngôi nhà ông Mạnh nhưng đành bó tay .
- Một em lên xếp theo thứ tự 4 - 2 - 3- 1
- Lớp chia thành các nhóm nhỏ ( mỗi nhóm 3 người và mỗi nhóm có 4 người ) sau đó nối tiếp nhau tập kể trong nhóm .
- Các nhóm thi kể theo 2 hình thức trên .
- Các nhóm thảo luận nối tiếp nhau nêu ý kiến: Ông Mạnh và Thần Gió / Ông Mạnh đã chống lại Thần Gió ra sao ? / Vì sao ông Mạnh và Thần Gió kết bạn / Thần Gió và ngôi nhà ...
-Về nhà tập kể lại nhiều lần cho người khác nghe .
MĨ THUẬT
 Bài dạy: Vẽ tranh:VẼ CÁI TÚI XÁCH
MỤC TIÊU
-Hs hiểu được hình dáng,vẻ đẹp,ích lợi của cái túi xách,biết đặc điểm của vài loại túi xách.
-Vẽ được cái túi xách theo mẫu tự chọn.
-Hs thích học vẽ.
CHUẨN BỊ: 
-Một số túi xách làm mẫu.
-Giấy vẽ hoặc Vở Tập vẽ,bút chì,màu vẽ
Thời gian
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
3’
1’ 
 5’
 5’
 13’
 5’
 3’
*Kiểm tra DCHT của Hs
*GT và ghi đầu bài:Vẽ túi xách
*Giới thiệu một số loại túi xách và hỏi:
+Túi xách có mấy phần chính?Là những phần nào?
+Màu sắc cái túi xách như thế nào?
+Hình dáng cái túi xách như thế nào?
+Trong các loại túi xách đó,em thích túi xách nào nhất?
*Vẽ mẫu và Hd cách vẽ túi xách:
+Vẽ khung hình
+Xác định điểm các phần
+Phác nét chính
+Vẽ chi tiết các nét cong,vẽ hoạ tiết trang trí
+Vẽ màu
*Gợi ý Hs làm bài như đã Hd
-Theo dõi,giúp đỡ Hs vẽ yếu
*Cùng Hs nhận xét,đánh giá
Cho Hs tự tìm ra hình vẽ mà các em yêu thích nhất
*Tóm lại nội dung bài
-Nhận xét tiết học
-Về nhà tập vẽ tranh và chuẩn bị bài sau
-Đặt DCHT lên bàn
-Nhắc lại đầu bài
-Quan sát và trả lời
-Theo dõi,lắng nghe
-Thực hành vẽ 
-Tham gia nhận xét,đánh giá
-Chú ý
Thứ tư ngày 7háng 1 năm 2008
Tập đọc
mùa xuân đến
I. Mục đích yêu cầu 
- Đọc lưu loát được cả bài . Đọc đúng các từ ngữ khó , dễ lẫn lộn do ảnh hưởng phương ngữ .Nghỉ hơi đúng các dấu câu và giữa các cụm từ . Biết đọc bàivới giọng vui tươi , nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả , gợi cảm .
* Hiểu từ mới trong bài : mận - nồng nàn - đỏm dáng- trầm ngâm . 
-Hiểu nội dung bài : Bài văn ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân . Mùa xuân đến làm cho đất trời và cây cối , chim muông ,..đều thay đổi và tươi đẹp bội phần . 
II. Chuẩn bị 
- Tranh minh hoạ bài tập đọc phóng to -Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc . 
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Kiểm tra bài cũ :
 - Đọc và trả lời câu hỏi bài “Ông Mạnh thắng Thần Gió “. 
2.Bài mới 
 a) Phần giới thiệu :
- Hôm nay chúng ta tìm hiểu bản :“Mùa xuân đến“
 b) Đọc mẫu 
-Đọc mẫu diễn cảm toàn bài với giọng vui tươi , nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả gợi cảm 
* Hướng dẫn phát âm : -Hướng dẫn tương tự như đã giới thiệu ở các bài tập đọc đã học ở các tiết trước .
Tìm các tiếng có chứa thanh hỏi / ngã và âm cuối n / ng ,...
- Yêu cầu đọc từng câu trong bài .
* Luyện đọc đoạn: 
- Hướng dẫn học sinh chia bài tập đọc thành 3 đoạn: Đoạn 1 : Hoa mận .... thoảng qua 
- Đoạn 2 : Vườn cây ... trầm ngâm 
- Đoạn 3 : Phần còn lại .
-Đọc to phần người gửi trước và đọc phần người nhận sau . Nghỉ hơi giữa các nội dung thông tin .
- Hướng dẫn đọc đoạn 1 .
- Giải nghĩa từ : Mận - nồng nàn 
- Gọi HS đọc câu có các từ gợi tả như : ngày càng thêm xanh , ngày càng rực rỡ , đâm chồi , nảy lộc , nồng nàn , ngọt , thoáng qua 
-Gọi HS đọc lại đoạn 1 .
- Tương tự tổ chức HS đọc lại đoạn 2 .
-Giải nghĩa từ:khướu, đóm dáng, trầm ngâm 
-Yc nêu cách ngắt giọng câu văn đầu tiên của đoạn .
- Dựa vào cách đọc đoạn 1 cho biết đoạn này cần nhấn giọng ở những từ ngữ nào ?
- Mời 1 em đọc lại đoạn 2 .
-Gọi HS đọc đoạn 3 
- Em vừa ngắt giọng ở câu cuối bài như thế nào ? 
-Yêu cầu HS nêu cách ngắt giọng câu trên .
-Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp nhau mỗi em đọc 1 đoạn của bài cho đến hết .
 * Thi đọc -Mời các nhóm thi đua đọc .
-Yc các nhóm thi đọc đồng thanh và cá nhân 
-Lắng nghe nhận xét và ghi điểm .
* Đọc đồng thanh -Yêu cầu đọc đồng thanh đoạn 3 và đoạn 4 . 
 c)Tìm hiểu bài:
-Yêu cầu lớp đọc thầm bài trả lời câu hỏi :
 -Dấu hiệu nào báo hiệu mùa xuân đến nữa ?
- Hãy kể lại những thay đổi của bầu trời và mặt đất khi mùa xuân đến ?
- Tìm những từ ngữ trong bài giúp em cảm nhận được hương vị riêng của mỗi loài hoa xuân ?
- Vẻ đẹp riêng của các loài chim được thể hiện qua những từ ngữ nào ?
- Theo em qua bài này tác giả muốn nói với chúng ta điều gì ?
 đ) Củng cố dặn dò : 
- Em thích nhất vẻ đẹp gì khi mùa xuân đến ?
- Gọi 2 em đọc lại bài .
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
- Dặn về nhà học bài xem trước bài mới .
- Hai em đọc bài “ Ông Mạnh thắng Thần Gió “ và trả lời câu hỏi của giáo viên.
-Vài em nhắc lại tựa bài
-Lớp lắng nghe đọc mẫu .
- Đọc chú thích .
- Chú ý đọc đúng giọng vui tươi và nhấn giởng các từ ngữ trong bài như giáo viên lưu ý .
-đọc từ : Tàn , nắng , vàng rực rỡ , nảy lộc , nồng nàn , nhãn , thoảng , bay nhảy ,...
-HS đọc
-Dùng bút chì để đánh dấu đoạn vào sách giáo khoa .
-Tìm cách đọc và luyện đọc các câu có các từ gợi tả , gợi cảm dùng bút chì gạch chân các từ này.
- Một em đọc lại đoạn 1.
- Một HS khá đọc bài .
- Đọc phần chú giải SGK 
- Vườn cây lại đầy tiếng chim /và bóng chim bay nhảy .//
- Nhấn giọng các từ ngữ sau : đầy - nhanh nhảu - lắm điều - đỏm dáng - trầm ngâm 
- Một số em đọc bài cá nhân .
- Một em đọc đoạn 3 .
-Từng em nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp .
-Đọc từng đoạn rồi cả bài trong nhóm .
- Các nhóm thi đua đọc bài,đọc đồng thanh và cá nhân đọc .
- Lớp đọc đồng thanh cả bài .
-Một em đọc thành tiếng .Lớp đọc thầm .
- Hoa dào, hoa mai nở. Trời ấm hơn. Chim én bay về ,...
- Mùa xuân đến, bầu trời thêm xanh, hoa càng rực rỡ, cây cối đâm chồi nảy lộc ra hoa, chim chóc bay nhảy hót vang khắp các vườn cây .
- Hoa bưởi nồng nàn, hoa nhãn ngọt, hoa cau thoang thoảng .
- Chích choè nhanh nhảu, chim khướu nhiều điều , chào mào đỏm dáng , cu gáy trầm ngâm .
- Tác giả muốn ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân. Xuân về đất trời, cây cối, chim chóc như có thêm sức sống mới, đẹp đẽ sinh động . 
- HS trả lời theo suy nghĩ cá nhân .
- Hai em đọc lại bài đọc .
- Về nhà học bài xem trước bài mới .
Toán
bảng nhân 4
I. Mục tiêu:
- Giúp HS : Thành lập bảng nhân 4 ( 4 nhân với 1 , 2 , 3, ...10 ) và học thuộc lòng bảng nhân này.Áp dụng bảng nhân 4 để giải các bài toán có lời văn bằng một phép tính nhân. 
- Thực hành đếm thêm 4.
B/ Chuẩn bị : - 10 tấm bìa mỗi tấm có gắn 4 hình tròn . Kẻ sẵn nội dung bài tập 3 lên bảng.
 C/ Lên lớp :	C/ Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Viết tổng sau thành phép nhân tương ứng :
 4 + 4 + 4 + 4 , 5 + 5 + 5 + 5
-Nhận xét đánh giá phần bài cũ .
2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: 
-Hôm nay chúng ta tìm hiểu về Bảng nhân 4
 b) Khai thác:* Lập bảng nhân 4:
- Gv đưa tấm bìa gắn 4 hình tròn lên và nêu :
- Có mấy chấm tròn ?
- Bốn chấm tròn được lấy mấy lần ?
- 4 được lấy mấy lần ?
-4 chấm tròn được lấy 1 lần bằng 4 chấm tròn 
-4 được lấy một lần bằng 4 . Viết thành : 4 x 1= 4 đọc là 4 nhân 1 bằng 4.
- Đưa tiếp 2 tấm bìa gắn lên bảng và hỏi :
- Có 2 tấm bìa mỗi tấm có 4 chấm tròn . Vậy 4 chấm tròn được lấy mấy lần ?
- Hãy lập công thức 4 được lấy 2 lần ?
- 4 nhân 2 bằng mấy ?
* Hd HS lập công thức cho các số còn lại. 
 4 x 1 = 4; 4 x 2 = 8 , 4 x 3 = 12 4 x 10 = 40 
-Ghi bảng công thức trên .
* GV nêu : Đây là bảng nhân 4. Các phép nhân trong bảng đều có một thừa số là 4 , thừa số còn lại lần lượt là các số 1 , 2, 3, ... 10 
-Yc HS đọc lại bảng nhân 4 vừa lập được và lớp học thuộc lòng .
- Xoá dần bảng cho HS đọc thuộc lòng .
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng .
 c) Luyện tập:
Bài 1: -Nêu bài tập trong sách giáo khoa .
- Bài tập yêu cầu ta làm gì ?
-Hd một ý thứ nhất . chẳng hạn : 4 x 3 = 12 
-Yêu cầu tương tự đọc rồi điền ngay kết quả ở các ý còn lại .
-Giáo viên yêu cầu học sinh nêu miệng 
-Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2 : -Yêu cầu học sinh đọc đề bài 
- Có tất cả mấy chiếc ô tô ?
- Mỗi chiếc ô tô có mấy bánh xe ?
- Vậy để biết 5 ô tô có bao nhiêu bánh ta làm sao ? 
- Yêu cầu lớp làm vào vở .
-Mời một học sinh lên giải .
-Gọi hai học sinh khác nhận xét chéo nhau 
- Nhận xét chung về bài làm của học sinh 
Bài 3:-Gọi HS đọc bài trong SGK.
-Bài toán yêu cầu ta làm gì ?
- Số đầu tiên trong dãy số này là số nào ?
- Tiếp sau số 4 là số mấy ? Tiếp sau số 8 là số nào ? 
- Yêu cầu lớp làm vào vở .
- Gội một em lên bảng đếm thêm 4 và điền vào ô trống để có bảng nhân 4
-Trong dãy số này thì số đứng liền sau hơn số đứng trước là mấy đơn vị ?
-Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
 d) Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học và làm bài tập .
- HS lên bảng viết: 
 4 + 4 + 4 + 4 = 4 x 4 = 16 
 5 + 5 + 5 + 5 + 5 = 5 x 4 = 20
-Vài học sinh nhắc lại tựa bài
- Có 4 chấm tròn .
- Bốn chấm tròn được lấy 1 lần .
- 4 được lấy 1 lần .
-Học sinh quan sát tấm bìa để nhận xét .
-Thực hành đọc kết quả chẳng hạn 4 được lấy một lần thì bằng 4
- Quan sát và trả lời :
- 4 chấm tròn được lấy 2 lần . 4 được lấy 2 lần 
- Đó là phép nhân 4 x 2 
- 4 x 2 = 8 
-Học sinh lắng nghe để hình thành các công thức cho bảng nhân 4 .
- Lớp quan sát giáo viên hướng dẫn để hiểu sâu hơn về bảng nhân 4.
- Hai em nhắc lại bảng nhân 4 .
- Các nhóm thi đua đọc thuộc lòng bảng nhân 4.
- Dựa bảng nhân 4 vừa học để nhẩm .
- 3 học sinh nêu miệng kết quả .
- Lần lượt từng học sinh nêu miệng kết quả điền để có bảng nhân 3
 4 x 1 = 4 ; 4 x 2 = 8 ; 4 x 3 = 12
 4 x 4 = 16
-Hai học sinh nhận xét bài bạn .
-Một em đọc đề bài sách giáo khoa 
- Có 5 chiếc ô tô .
- Mỗi ô tô có 4 bánh xe .
- Ta tính tích 4 x 5 
-Cả lớp làm vào vào vở bài tập .
-Một học sinh lên bảng giải bài 
Giải
Số bánh xe của 5 ô tô là :
5 x 4 = 20 (bánh xe ) 
 Đ/ S :20 bánh xe
-Đếm thêm 4 rồi viết số thích hợp vào ô trống.
-Là số 4
- Tiếp sau số 4 là số 8 . Tiếp sau 8 là số 12 
-Một học sinh lên sửa bài .
-Sau khi điền ta có dãy số : 4 , 8 12, 16 , 20 , 24 , 28 , 32 , 36 , 40 .
- Trong dãy số này thì số đứng liền sau hơn số đứng trước nó 4 đơn vị. 
-Học sinh khác nhận xét bài bạn .
-Vài học sinh đọc bảng nhân 4. 
-Về nhà học bài và làm bài tập còn lại.
Thể dục
đứng kiễng gót - hai tay chống hông ( dang ngang ) -
trò chơi “ chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau “
I.Mục tiêu : 
- Ôn hai động tác rèn luyện thân thể cơ bản . Yêu cầu thực hiện tương đổi chính xác . Học trò chơi : “ Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau “.
- Yêu cầu biết cách chơi và tham gia được vào trò chơi .
II.Địa điểm :
- Sân bãi vệ sinh , đảm bảo an toàn nơi tập .Một còi để tổ chức trò chơi . 
III.Lên lớp : 
Nội dung và phương pháp dạy học
Hoạt động của trò
1.Phần mở đầu
-Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung tiết học .
- Đứng tại chỗ vỗ tay , hát . 
- Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên 70 - 80 m, sau đó chyển thành đi thường theo vòng tròn ngược chiều kim đồng hồ vừa đi vừa hít thở sâu 6 - 8 lần .
- Vừa đi vừa xoay cổ tay , xoay vai sau đó cho HS đứng lại quay mặt vào tâm .
- Xoay đầu gối , xoay hông , xoay cổ chân .
2.Phần cơ bản
- Ôn đứng kiễng gót , hai tay chống hông ( 4 - 5 lần )
-Lần 1 GV vừa làm mẫu vừa giải thích để HS tập theo . Từ lần 2 - lần 5 cán sự làm mẫu , nếu HS sai có thể cho dừng lại để uốn nắn và xen kẽ cho nhận xét .
- Mời 1 -2 lên thực hiện động tác , lớp quan sát và nhận xét .
-Ôn động tác đứng kiễng gót , hai tay dang ngang bàn tay sấp
 ( 4 - 5 lần )
-Khi dạy các bài tập RLTTCB , giáo viên nên sử dụng khẩu lệnh để HS thống nhất thực hiện động tác .
* Ôn phối hợp hai động tác ( 3 -4 lần )
* Trò chơi : “ Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau “
- GV nêu tên trò chơi, sau đó cho chuyển đội hình vị trí chuẩn bị 
- Gọi 1 đôi lên làm mẫu theo chỉ dẫn của GV , sau đó cho HS chơi chính thức 3 - 5 lần .
3.Phần kết thúc
-Cúi lắc người thả lỏng 5 - 6 lần 
-Nhảy thả lỏng ( 6 - 10 lần )
-Giáo viên hệ thống bài học 
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học .
-GV giao bài tập về nhà cho học sinh . 
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện. 
Tập viết
Chữ hoa Q
I.Mục đích yêu cầu : 
- Nắm về cách viết chữ Q hoa theo cỡ chữ vừa và nhỏ .Biết viết cụm từ ứng dụng Quê hương tươi đẹp cỡ chữ nhỏ đúng kiểu chữ , cỡ chữ đều nét , đúng khoảng cách các chữ . Biết nối nét sang các chữ cái đứng liền sau đúng qui định .
II. Chuẩn bị : * Mẫu chữ hoa Q đặt trong khung chữ , cụm từ ứng dụng . Vở tập viết
III. Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
-Yêu cầu lớp viết vào bảng chữ P và từ Phong
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài:
- Hôm nay chúng ta sẽ tập viết chữ hoa Q và một số từ ứng dụng có chữ hoa Q
 b)Hướng dẫn viết chữ hoa :
*Quan sát số nét quy trình viết chữ Q
-Yêu cầu quan sát mẫu và trả lời :
- Chữ Q có những nét nào ?
- Chúng ta đã học chữ cái hoa nào cũng có nét cong kín ?
- Hãy nêu qui trình viết chữ Q sau khi đã viết chữ O ? 
- Nhắc lại qui trình viết nét 1 sau đó là nét 2 vừa giảng vừa viết mẫu vào khung chữ .
*Học sinh viết bảng con 
- Yêu cầu viết chữ hoa Qvào không trung và sau đó cho các em viết chữ Q vào bảng con .
*Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng :
-Yêu cầu một em đọc cụm từ .
-Em hiểu cụm từ “ Quê hương tươi đẹp “ nói lên điều gì?
* Quan sát , nhận xét :
- Cụm từ phong cảnh hấp dẫn có mấy chữ ?
- So sánh chiều cao chữ Q hoa và chữ u?
- Những chữ nào có cùng chiều cao với chữ Q hoa và cao mấy ô li ?
- Khi viết tiếng Quê ta viết nối nét giữa chữ Q và chữ u như thế nào ?
- Khoảng cách giữa các chữ bằng chùng nào ?
* Viết bảng : Yêu cầu viết chữ Quê vào bảng
- Theo dõi sửa cho học sinh . 
* Hướng dẫn viết vào vở :
-Theo dõi chỉnh sửa cho học sinh .
 d) Chấm chữa bài 
-Chấm từ 5 - 7 bài học sinh .
-Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm . 
 đ) Củng cố - Dặn dò:
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn về nhà hoàn thành nốt bài viết trong vở .
-2em viết chữP “Phong“.
- Lớp thực hành viết vào bảng con .
-Lớp theo dõi giới thiệu 
-Vài em nhắc lại tựa bài.
-Học sinh quan sát .
-Chữ Q gồm 2 nét là nét cong kín và nét vòng nhỏ bên trong .
- Chữ O . 
- Điểm đặt bút nằm ở vị trí số 1 ( chỉ trên mẫu chữ ) 
- Sau kho viết O lia bút xuống vị trí 2 viết nét ~ dưới đáy về bên phải chữ 
- Quan sát theo giáo viên hướng dẫn .
- Lớp theo dõi và thực hiện viết vào không trung sau đó bảng con .
- Đọc : Quê hương tươi đẹp .
- Là đất nước thanh bình , nhiều cảnh đẹp .
- Gồm 4 tiếng : Quê , hương , tươi , đẹp .
- Chữ Q cao2 li rưỡi, chữ u cao 1 ô li 
- Chữ g , h , đ , p cao bằng chữ Q và cao 2 ô li rưỡi .
- Từ điểm cuối của chữ Q rê bút lên điểm cuối của chữ u và viết chữ u .
-Bằng một đơn vị chữ (khoảng âm o) 
- Viết bảng : Quê 
- Viết vào vở tập viết :
-Nộp vở từ 5- 7 em để chấm điểm .
-Về nhà tập viết lại nhiều lần và xem trước bài mới : “ Ôn chữ hoa R ”
Thứ năm ngày 24 tháng1 năm 2008 
Luyện từ và câu
từ ngữ về THỜI TIẾT - đặt VÀ trả lời câu hỏi khi nào ?
DẤU CHẤM, DẤU CHẤM THAN\
I.Mục đích yêu cầu: 
- Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về thời gian theo các mùa trong năm .
 -Biết đặc điểm của các mùa trong năm và sử dụng được một số từ ngữ nói về đặc điểm của các mùa . Biết trả lời và đặt câu hỏi về thời gian theo mẫu : Khi nào ? .
II. Chuẩn bị :- Bảng phụ kẻ sẵn bảng thống kê bài tập 2 . Mẫu câu bài tập 3 .
III.Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 3 em lên bảng đặt câu về từ chỉ đặc điểm vật nuôi trong gia đình .
- Nhận xét đánh giá bài làm học sinh .
2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài:
-Hôm nay chúng ta tìm hiểu về từ chỉ các mùa trong năm và tập đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi về thời gian theo mẫu : Khi nào ?
 b)Hướng dẫn làm bài tập:
* Bài tập 1 : - Gọi một em đọc đề bài .
- Yêu cầu lớp làm việc theo nhóm thảo luận để thực hiện yêu cầu bài tập 1 . 
- Mời đại diện các nhóm lên bảng kể về các tháng trong năm ( GV lắng nghe và ghi bảng các từ ).
- Hỏi : Mùa xuân bắt đầu từ tháng nào và kết thúc vào tháng nào ?
- Yêu cầu lớp làm bài vào vở .
- Nhận xét bài làm học sinh .
Bài 2 -Mời một em đọc nội dung bài tập 2 
- Mùa nào cho chúng ta hoa thơm quả ngọt.
-Vậy chúng ta sẽ viết vào cột mùa hạ cho hoa thơm trái ngọt .
- Yêu cầu lớp làm vào vở các cột còn lại.
- Mời 1 em lên làm bài trên bảng .
- Mời nhiều em lần 

Tài liệu đính kèm:

  • docGAL1Tuan 20CKTHaThanh Huong.doc