I. Mục tiêu:
Học sinh đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các từ ngữ: khổng lồ, long lanh, lấp ló, xum xuê.
Biết ngắt hơi khi gặp dấu phẩy, nghỉ hơi sau mỗi câu.
Hiểu nội dung bài: Hồ Gươm là một cảnh đẹp của Thủ đô Hà Nội.
Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK)
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
III. Các hoạt động dạy học :
i viết, cách cầm bút, đặt vở, cách viết đầu bài, cách viết chữ đầu của đoạn văn thụt vào 2 ô, phải viết hoa chữ cái bắt đầu mỗi câu. Cho hs nhìn bài viết ở bảng viết. Hướng dẫn hs cầm bút chì sữa lỗi chính tả: Gv đọc thong thả, chỉ vào từng chữ trên bảng để học sinh soát và sữa lỗi, hướng dẫn các em gạch chân những chữ viết sai, viết vào bên lề vở. Gv chữa trên bảng những lỗi phổ biến, hướng dẫn các em ghi lỗi ra lề vở phía trên bài viết. Thu bài chấm 1 số em. Hướng dẫn làm bài tập chính tả: Bài tập 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài. Học sinh làm bài vào vở, 2 Hs lên bảng điền. Bài tập 3: Học sinh nêu yêu cầu của bài. Gọi học sinh làm bài. Nhận xét. Củng cố: Cho hs đọc bài vừa viết. Nhận xét, dặn dò: Yêu cầu học sinh về nhà chép lại bài cho đúng, sạch đẹp, làm lại các bài tập. Nhận xét Hát Chấm vở 3 học sinh. Hs viết: Hay chăng dây điện Là con nhện con. Học sinh nhắc lại. 2 học sinh đọc, hs khác dò theo bài bạn đọc trên bảng. Hs trả lời Hs đọc thầm và tìm các tiếng khó hay viết sai: lấp ló, xum xuê, cổ kính, Hs phân tích và viết vào bảng con các tiếng hay viết sai. Hs thực hiện theo hướng dẫn của gv. Học sinh tiến hành chép bài vào tập vở. Học sinh đổi vở và sữa lỗi cho nhau. Hs ghi lỗi ra lề theo hướng dẫn của gv. Điền vần ươm hoặc ươp. Học sinh làm bảng. Cướp cờ, lượm lúa. Điền chữ k hoặc c.. Hs điền qua cầu, gõ kẻng. Học sinh đọc lại bài viết _______________________________________________ Môn : Toán Tiết 125: LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu : Giúp học sinh: Thực hiện được cộng, trừ ( không nhớ ) số có hai chữ số, tính nhẩm; biết đo độ dài, làm quen với số đo độ dài; đọc giờ đúng. Bài 1, 2, 3, 4 SGK II. Đồ dùng dạy học: Các bó que tính, mỗi bó 1 chục que tính và các que tính rời. Bảng phụ ghi các bài tập theo SGK. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định: Kiểm tra bài cũ: Hỏi tên bài cũ. Gọi hs hỏi và trả lời Em ngũ dậy lúc 6 giờ sáng – đồng hồ chỉ 6 giờ . Em đi học lúc 7 giờ – đồng hồ chỉ 7 giờ, Nhận xét. Bài mới: Giới thiệu bài: Chúng ta đã được học về phép cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 100, hôm nay chúng ta sẽ luyện tập chung củng cố cộng, trừ ( không nhớ ) số có hai chữ số, tính nhẩm; biết đo độ dài, làm quen với số đo độ dài; đọc giờ đúng. Học sinh thực hành: Bài 1: Hs nêu yêu cầu của bài rồi làm bài và nêu kết quả (Gv chú ý quan sát Hs việc đặt tính sao cho các số cùng hàng thẳng cột với nhau) Hs làm bài, nhận xét Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài: Cho học sinh làm vở và chữa bài trên bảng lớp. Cho hs nêu cách cộng trừ nhẩm các số tròn chục và số có hai chữ số với số có một chữ số. Nhận xét Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu của bài: Hướng dẫn hs thực hiện đo độ dài và tính độ dài của các đoạn thẳng, nêu kết quả đo được. Hs làm bài lên bảng sửa, nhận xét Bài 4: Học sinh nêu yêu cầu của bài: Học sinh thi đua theo 2 nhóm (tiếp sức) Củng cố: Hỏi tên bài. Nhận xét – dặn dò: Làm lại các bài tập, chuẩn bị tiết sau. Nhận xét tiết học. Hát Hs trả lời Nhắc lại. Đặt tính rồi tính Hs làm vào vở, 4 hs lên bảng làm bài. 37 + 21 = 58 47 – 23 = 24 49 + 20 = 69 52 + 14 = 66 56 – 33 = 23 42 – 20 = 22 39 – 16 = 23 52 + 25 = 77 + 37 + 52 _ 47 _ 56 + 49 _ 42 _ 39 + 52 21 14 23 33 20 20 16 25 58 66 24 23 69 22 23 77 Tính Hs làm bài rồi chữa bài trên bảng lớp. 23 + 2 + 1 = 26 40 + 20 + 1 = 61 90 – 60 – 20 = 10 Hs nêu cách cộng, trừ nhẩm và chữa bài trên bảng lớp. VD: 23 + 2 + 1 = 26 (23 cộng 2 bằng 25, 25 cộng 1 bằng 26). Đo rồi viết số đo độ dài đoạn thẳng AB, đoạn thẳng BC. Tính độ dài đoạn thẳng AC. Cách 1: Đo rồi cộng các số đo độ dài các đoạn thẳng AB và BC: 6 cm + 3 cm = 9 cm Cách 2: Dùng thức đo trực tiếp độ dài AC AC = 9 cm Nối đồng hồ với câu thích hợp Hs nối các câu chỉ hoạt động ứng với số giờ ghi trên đồng hồ (hoạt động 2 nhóm) thi đua tiếp sức. Bạn An ngũ dậy lúc 6 giờ sáng – đồng hồ chỉ 6 giờ sáng. Bạn An tưới hoa lúc 5 giờ chiều – đồng hồ chỉ 5 giờ chiều. Bạn An ngồi học lúc 8 giờ sáng – đồng hồ chỉ 8 giờ sáng. Tuyên dương nhóm thắng cuộc. Nhắc lại tên bài học. ____________________________________________________ Môn: Tập viết BÀI: TÔ CHỮ HOA S, T I. Mục tiêu: Tô được các chữ cái S,T . Viết đúng các vần: ươm, ướp, iêng, yêng; các từ ngữ: Lượm lúa, nườm nượp, tiếng chim, con yểng kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo theo vở Tập viết 1, tập hai ( Mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần ) II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ trong nội dung luyện viết của tiết học. Chữ hoa: Mẫu đặt trong khung chữ (theo mẫu chữ trong vở tập viết) Các vần và các từ ngữ (đặt trong khung chữ). III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Ổn định Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài viết ở nhà của hs. Gọi 2 hs lên bảng viết các từ: màu sắc, dìu dắt, dòng nước, xanh mướt Nhận xét bài cũ. Bài mới : Giới thiệu bài: Trong tiết tập viết hôm nay chúng ta sẽ tập tô các chữ hoa S, T và các vần ươm, ướp, iêng, yêng; các từ ngữ: Lượm lúa, nườm nượp, tiếng chim, con yểng trong các bài tập đọc đã học. Gv ghi bảng. Hướng dẫn tô chữ hoa: Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét: Nhận xét về số lượng và kiểu nét. Sau đó nêu quy trình viết cho học sinh. Chữ hoa S gồm những nét nào? Viết hoa chữ S: Đầu tiên viết phần trên của chữ C hoa nhưng không lượn tròn cong lên mà kéo thẳng xuống để viết tiếp nét móc ngược trái. Đầu cuối nét tròn và kết thúc ở vị trí nằm trên đường kẻ ngang 2 và quãng giữa 2 đường kẻ dọc 2 và 3. Gv viết chữ hoa S và cho hs viết bảng con. Chữ hoa T gồm những nét nào? Chữ hoa T: Viết nét móc cong trái từ điểm đặt bút trên đường kẻ dọc 4 và quãng giữa hai đường kẻ ngang 4 và 5. Tạo nét thắt nằm kề dưới đường kẻ ngang 6. Tiếp theo viết nét cong phải thứ hai kéo xuống đường kẻ ngang 1 lượn bút tạo nét vòng đi lên và kết thúc trên đường kẻ ngang 2 ở quãng giữa đường kẻ dọc 3 và 4. Hướng dẫn viết vần, từ ngữ ứng dụng: Gv cho học sinh đọc các vần, từ ngữ: ươm, ướp, iêng, yêng; các từ ngữ: Lượm lúa, nườm nượp, tiếng chim, con yểng Cho hs phân tích tiếng có vần: ươm, ướp, iêng, yêng Gv viết, Cho hs viết bảng con Thực hành : Gv nhắc nhở tư thế, cách cầm bút Cho HS viết bài vào vở. GV theo dõi nhắc nhở động viên một số em viết chậm, giúp các em hoàn thành bài viết. Gv thu vở chấm và nhận xét. Củng cố: Hỏi lại nội bài viết. Gọi HS đọc lại nội dung bài viết và quy trình tô chữ S, T. Nhận xét – dặn dò: Nhận xét Viết bài ở nhà, xem bài mới. Hát Hs mang vở cho giáo viên kiểm tra. 2 học sinh viết trên bảng các từ: màu sắc, dìu dắt, dòng nước, xanh mướt Học sinh nêu. Học sinh quan sát chữ hoa S, T trên bảng phụ và trong vở tập viết. Gồm nét cong. Hs quan sát gv tô trên khung chữ mẫu và viết bảng con Hs thực hiện Hs đọc các vần và từ ngữ ứng dụng: ươm, ướp, iêng, yêng; các từ ngữ: Lượm lúa, nườm nượp, tiếng chim, con yểng Hs phân tích tiếng Viết bảng con. Thực hành bài viết theo yêu cầu của giáo viên vào vở. Nêu nội dung và quy trình tô chữ hoa, viết các vần và từ ngữ. _________________________________________ Môn : Tự nhiên và xã hội Tiết 32: GIÓ I. MỤC TIÊU : Nhận biết và mô tả cảnh vật xung quanh khi trời có gió Nhận xét trời có gió hay không có gió; gió nhẹ hay gió mạnh bằng quan sát và cảm giác. Dùng vốn từ riêng để miêu tả cây cối khi có gió thổi và cảm giác. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Các hình trong SGK, hình vẽ cảnh gió to. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định: Hát - ổn định lớp để vào tiết học Bài cũ: Khi trời nắng bầu trời như thế nào? Khi nắng bầu trời trong xanh có mây trắng, có Mặt trời sáng chói, Nêu các dấu hiệu để nhận biết trời mưa? Khi trời mưa bầu trời u ám, mây đen xám xịt phủ kín, không có mặt trời, Giáo viên nhận xét. Học sinh lắng nghe giáo viên nhận xét . Bài mới : Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta sẽ quan sát bầu trời để nhận biết rõ hơn về Nhận biết và mô tả cảnh vật xung quanh khi trời có gió. Nhận xét trời có gió hay không có gió; gió nhẹ hay gió mạnh bằng quan sát và cảm giác. Qua bài: Gió Giáo viên ghi tựa bài học lên bảng lớp Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu bài mới 03 học sinh nhắc lại tựa bài . Hoạt động : vHoạt động 1: Quan sát tranh. Gv hướng dẫn hs quan sát 5 hình của bài trang 66 và 67 và trả lời các câu hỏi sau : Hình nào làm cho bạn biết trời đang có gió ? Vì sao em biết là trời đang có gió? Gió trong các hình đó có mạnh hay không ? Có gây nguy hiểm hay không ? Tổ chức cho các em làm việc theo nhóm quan sát và thảo luận nói cho nhau nghe các ý kiến của mình nội dung các câu hỏi trên. Gọi đại diện nhóm mang SGK lên chỉ vào từng tranh và trả lời các câu hỏi. Các nhóm khác nghe và nhận xét bổ sung. Giáo viên treo tranh ảnh gió và bão lên bảng cho học sinh quan sát và hỏi: Gió trong mỗi tranh này như thế nào? Cảnh vật ra sao khi có gió như thế nào? Cho học sinh làm việc theo nhóm nhỏ quan sát và trả lời các câu hỏi. Giáo viên chỉ vào tranh và nói : Gió mạnh có thể chuyển thành bão (chỉ vào tranh vẽ bão), bão rất nguy hiểm cho con người và có thể làm đổ nhà, gãy cây, thậm chí chết cả người nữa. Giáo viên kết luận: Trời lặng gió thì cây cối đứng yên, có gió nhẹ làm cho lá cây ngọn cỏ lay động nhẹ. Gió mạnh thì nguy hiểm nhất là bão. Hs quan sát tranh và hoạt động theo nhóm. Hình lá cờ đang bay, hình cây cối nghiêng ngã, hình các bạn đang thả diều. Vì tạo cho cảnh vật lay động (cờ bay, cây nghiêng ngã, diều bay) Nhẹ, không nguy hiểm. Đại diện các nhóm trả lời các câu hỏi trên, các nhóm khác bổ sung và hoàn chỉnh. Rất mạnh. Cây cối nghiêng ngã, nhà cửa siêu vẹo. Học sinh nhắc lại. Trời lặng gió thì cây cối đứng yên, có gió nhẹ làm cho lá cây ngọn cỏ lay động nhẹ. Gió mạnh thì nguy hiểm nhất là bão. vHoạt động 2 : Tạo gió. Cho học sinh cầm quạt vào mình và trả lời các câu hỏi sau : Em cảm giác như thế nào? Gọi một số học sinh trả lời câu hỏi. Học sinh thực hành và trả lời câu hỏi Mát, lạnh. Đại diện học sinh trả lời. vHoạt động 3 : Quan sát ngoài trời. Cho hs ra sân trường và giao nhiệm vụ cho hs Quan sát xem lá cây, ngọn cỏ, lá cờ có lay động hay không ? Từ đó rút ra kết luận gì ? Tổ chức cho các em làm việc và theo dõi hướng dẫn các em thực hành. Tập trung lớp lại và chỉ định một số học sinh nêu kết quả quan sát và thảo luận trong nhóm. Giáo viên kết luận: Nhờ quan sát cây cối cảnh vật xung quanh và cảm nhận của mỗi người mà ta biết trời lặng gió hay có gió, gió nhẹ hay gió mạnh. Tập trung lớp lại và chỉ định một số hs nêu kết quả quan sát và thảo luận trong nhóm. + Đại diện Học sinh nêu lại ý chính. + Nhờ quan sát cây cối cảnh vật xung quanh và cảm nhận của mỗi người mà ta biết trời lặng gió hay có gió, gió nhẹ hay gió mạnh. Củng cố: Làm sao ta biết có gió hay không có gió? Gió nhẹ thì cây cối, cảnh vật như thế nào ? Gió mạnh thì cảnh vật cây cối như thế nào ? Nhận xét – dặn dò: Cây cối cảnh vật lay động " có gió, cây cối cảnh vật đứng im " không có gió. Gió nhẹ cây cối lay động nhẹ. Gió mạnh cây cối lay động mạnh. Về xem lại bài. Chuẩn bị : “Trời nóng, trời rét”. _____________________________________ Thứ tư ngày 28 tháng 04 năm 2010 Môn : Tập đọc BÀI: LUỸ TRE I. Mục tiêu: Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: Luỹ tre, rì rào, gọng vó, bòng râm. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ. Hiểu nội dung bài: Vẻ đẹp của luỹ tre vào những lúc khác nhau trong bài. Trả lời câu hỏi 1, 2 ( SGK ) II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc SGK. III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định: Kiểm tra: Gọi 2 học sinh đọc bài: “Hồ Gươm” và trả lời câu hỏi trong SGK. Hồ Gươm là cảnh đẹp ở đâu ? Từ trên cao nhìn xuống mặt Hồ Gươm trông như thế nào ? Nhận xét Bài mới: Giới thiệu bài: Bức tranh vẽ cảnh gì? Làng quê ở các tỉnh phía Bắc thường có rất nhiều tre. Hôm nay lớp mình sẽ ngắm vẻ đẹp của luỹ tre làng vào buổi sáng sớm và buổi trưa. (Gv ghi bảng). Hướng dẫn học sinh luyện đọc: Đọc mẫu bài văn lần 1 (nhấn giọng các từ ngữ: sớm mai, rì rào, cong, kéo, trưa, nắng, nằm, nhai, bần thần, đầy). Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó: Cho học sinh tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ đã nêu. Hs luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ. Luyện đọc câu: Gọi em đầu bàn đọc hai dòng thơ (dòng thứ nhất và dòng thứ hai). Các em sau tự đứng dậy đọc các dòng thơ nối tiếp (mỗi em 2 dòng thơ cho trọn 1 ý). Luyện đọc đoạn và bài: (theo vai) Đọc nối tiếp từng khổ thơ (mỗi em đọc 4 dòng thơ) Thi đọc cả bài thơ. Giáo viên đọc diễn cảm lại bài thơ. Đọc đồng thanh cả bài. Ôn các vần iêng, yêng: Bài tập 1: Tìm tiếng trong bài có vần iêng ? Cho hs phân tích và đọc Bài tập 2: Tìm tiếng ngoài bài có vần iêng ? Hs tìm Nhận xét Bài tập 3: Điền vần iêng hoặc yêng ? Gọi hs đọc 2 câu chưa hoàn thành trong bài Cho học sinh thi tìm và điền vào chỗ trống vần iêng hoặc yêng để thành các câu hoàn chỉnh. Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét. Củng cố tiết 1: Tiết 2 Tìm hiểu bài và luyện nói: Hỏi bài mới học. Gv đọc lần 2 Gọi học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi: Những câu thơ nào tả luỹ tre buổi sớm? Đọc những câu thơ tả luỹ tre buổi trưa? Nhận xét học sinh trả lời. Gọi học sinh đọc. Nhận xét học sinh đọc. Luyện nói: Hỏi đáp về các loại cây. Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh hoạ và nêu các câu hỏi gợi ý để học sinh nói về các loại cây mà vẽ trong SGK. Gọi 2 học sinh thực hành hỏi đáp theo mẫu SGK. Nhận xét luyện nói và uốn nắn, sửa sai. Củng cố: Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học. Nhận xét, dặn dò: Về nhà đọc lại bài nhiều lần, Xem bài mới: Sau cơn mưa Nhận xét Hát Hs đọc bài và trả lời các câu hỏi. Hồ Gươm là cảnh đẹp ở Hà Nội. Từ trên cao nhìn xuống mặt Hồ Gươm như chiếc gương hình bầu dục, khổng lồ, sáng long lanh. Nhắc lại. Lắng nghe. Hs tìm từ ngữ khó đọc: Luỹ tre, rì rào, gọng vó, bóng râm. 5, 6 em đọc các từ khó trên bảng. Đọc nối tiếp mỗi em 2 dòng thơ bắt đầu em ngồi đầu bàn dãy bàn bên trái. Các học sinh khác theo dõi và nhận xét bạn đọc. Đọc nối tiếp 4 em. Mỗi nhóm cử đại diện 1 học sinh đọc thi đua giữa các nhóm. 2 em, lớp đồng thanh. Tiếng. Các nhóm thi tìm tiếng và ghi vào bảng con, thi đua giữa các nhóm. Iêng: bay liệng, của riêng, chiêng trống, Các từ cần điền: chiêng (cồng chiêng), yểng (chim yểng) 2 em đọc lại bài thơ. Luỹ tre. Hs đọc Hs trả lời: Luỹ tre xanh rì rào. Ngọn tre cong gọng vó. Tre bần thần nhớ gió. Chợt về đầy tiếng chim. Lắng nghe. Hs luyện nói theo hướng dẫn của Gv. Hỏi: bạn biết những loại cây gì? Trả lời: . Nhiều học sinh hỏi đáp theo nhiều câu hỏi khác nhau về các loại cây mà em biết. Nhắc tên bài và nội dung bài học. 1 học sinh đọc lại bài. _______________________________ Môn : Toán Tiết 126: LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu : Giúp học sinh: Thực hiện được cộng, trừ ( không nhớ ) số có hai chữ số, so sánh hai số; làm tính với số đo độ dài; giải toán có một phép tính. Bài 1, 2, 3 SGK II. Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS Ổn định: Kiểm tra: Hỏi tên bài cũ. Lớp làm bảng con: Tính 14 + 2 + 3 = 52 + 5 + 2 = 30 – 20 + 50 = 80 – 50 – 10 = Nhận xét. Bài mới: Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta luyện tập chung củng cố cộng, trừ ( không nhớ ) số có hai chữ số, so sánh hai số; làm tính với số đo độ dài; giải toán có một phép tính. Gv ghi bảng. Luyện tập. Bài 1: Nêu yêu cầu bài. Hd hs thực hiện phép tính vế trái rồi vế phải, so sánh kết quả hai vế rồi điền dấu. Hs làm bài vào vở Nhận xét (Muốn so sánh các số có hai chữ số ta làm như thế nào?) Bài 2: Nêu yêu cầu bài. Cho hs đọc bài toán, nêu tóm tắt và giải. Hs làm bài vào vở Nhận xét Bài 3: Nêu yêu cầu bài. Cho hs đọc tóm tắt và quan sát tranh. Hs đọc bài toán và giải. Hs làm bài vào vở Nhận xét Củng cố: Hỏi tên bài. Trò chơi: Ai nhanh hơn. Chia lớp thành 2 đội thi đua nhau. Trên hình dưới đây: Có đoạn thẳng? Có hình vuông? Có hình tam giác? Nhận xét. Nhận xét – dặn dò: Làm lại các bài tập, chuẩn bị tiết sau. Nhận xét tiết học. Hát Học sinh tính bảng con. 14 + 2 + 3 = 19 52 + 5 + 2 = 59 30 – 20 + 50 = 60 80 – 50 – 10 = 20 Học sinh nhắc lại. Điền dấu >, <, = Hs làm bài, 2 hs lên bảng sửa bài 32 + 7 < 40 32 + 14 = 14 + 32 45 + 4 < 54 + 5 69 – 9 < 96 – 6 55 – 5 > 40 + 5 57 – 1 < 57 + 1 Một thanh gỗ dài 97 cm, bố em cưa bớt đi 2 cm. Hỏi thanh gỗ còn lại dài bao nhiêu cm? Tóm tắt Dài: 97 cm Cưa bớt: 2 cm Còn lại: cm? Bài giải Thanh gỗ dài còn lại là: 97 – 2 = 95 (cm) Đáp số : 95 cm Giải bài toán theo tóm tắt sau: Giỏ 1 có: 48 quả cam Giỏ 2 có: 31 quả cam Tất cả : quả cam? Hs giải: Bài giải Số cam có tất cả là: 48 + 31 = 79 (quả cam) Đáp số : 79 quả cam Nhắc lại tên bài học. Học sinh cử mỗi đội 3 bạn lên thi đua. Đội nào nhanh và đúng sẽ thắng. ____________________________________________ Môn: Thủ công Tiết 32: CẮT DÁN VÀ TRANG TRÍ NGÔI NHÀ (Tiết 1) I. Mục tiêu: Biết vận dụng các kiến thức đã học để cắt, dán và trang trí ngôi nhà. Cắt, dán, trang trí được ngôi nhà yêu thích. Có thể dùng bút chì màu để vẽ trang trí ngôi nhà. Đường cắt tương đối thẳng. Hình dáng tương đối phẳng. II. Đồ dùng dạy học: Chuẩn bị mẫu trang trí ngôi nhà. 1 tờ giấy kẻ có kích thước lớn. Học sinh: Giấy màu có kẻ ô, bút chì, vở thủ công, hồ dán III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS Ổn định: KTBC: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh theo yêu cầu giáo viên dặn trong tiết trước. Nhận xét việc chuẩn bị của học sinh. Bài mới: Giới thiệu bài: Tiết thủ công hôm nay chúng ta học cắt, dán và trang trí ngôi nhà. (Gv ghi tựa). Gv hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét: Ghim hình mẫu ngôi nhà lên bảng. Hd hs quan sát bài mẫu ngôi nhà được cắt dán phối hợp từ những bài đã học. Định hướng cho học sinh quan sát các bộ phận của ngôi nhà và nêu được các câu hỏi về thân nhà, mái nhà, cửa ra vào, cửa sổ là hình gì? Cách vẽ và cắt các hình đó ra sao? Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành: Giáo viên hướng dẫn kẻ cắt ngôi nhà. Kẻ và cắt thân nhà: Kẻ và cắt rời hình chữ nhật dài 8 ô và rộng 5 ô ra khỏi tờ giấy màu (vận dụng cắt hình chữ nhật đã học) Kẻ cắt mái nhà: Vẽ lên mặt trái của tờ giấy 1 HCN có cạnh dài 10 ô, cạnh ngắn 3 ô và kẻ 2 đường xiên 2 bên. Sau đó cắt thành mái nhà (H4) Hình 4 (mái nhà) Kẻ cắt cửa ra vào, cửa sổ: Cửa sổ là hình vuông có cạnh 2 ô Cửa ra vào HCN cạnh dài 4 ô, cạnh ngắn 2 ô Cửa ra vào cửa sổ Cho học sinh thực hiện kẻ và cắt thân nhà, mái nhà, các cửa. Quan sát giúp học sinh yếu hoàn thành kẻ, cắt thân nhà, mái nhà, các cửa. Củng cố: Cho hs nêu các bộ phận ngôi nhà Nhận xét, dặn dò: Nhận xét, tuyên dương các em kẻ đúng và cắt đẹp. Chuẩn bị bài học sau: mang theo bút chì, thước kẻ, kéo, giấy màu có kẻ ô li, hồ dán Hát. Học sinh mang dụng cụ để trên bàn cho giáo viên kiểm tra. Vài HS nêu lại Học sinh quan sát ngôi nhà được cắt dán phối hợp từ những bài đã học bằng giấy màu. Thân nhà hình chữ nhật (cắt HCN) Mái nhà hình thang (cắt hình thang) Các ra vào hình chữ nhật nhỏ (cắt HCN) Cửa số hình vuông (cắt hình vuông) Thực hiện theo giáo viên (Cắt thân nhà) Cắt mái nhà Cắt các cửa Học sinh thực hiện cắt như trên. Học sinh nhắc lại cách kẻ và cắt các bộ phận của ngôi nhà. Thứ năm ngày 29 tháng 04 năm 2010 Môn : Tập đọc BÀI: SAU CƠN MƯA I. Mục tiêu: Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: mưa rào, râm bụt, xanh bóng, nhởn nhơ, sáng rực, mặt trời, quây quanh, vườn. Bước đầu biết ngắt nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. Hiểu nội dung bài: Bầu trời, mặt đất mọi vật đều tươi vui sao trậm mưa rào. Trả lời câu hỏi 1 ( SGK ) II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc SGK. III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định: Kiểm tra: Hỏi bài trước. Gọi 2 hs đọc bài: “Luỹ tre” và trả lời câu hỏi. Những câu thơ nào tả luỹ tre buổi sớm? Đọc những câu thơ tả luỹ tre buổi trưa? GV nhận xét. Bài mới: Giới thiệu bài Cho hs xem tranh: Bức tranh vẽ cảnh gì? Vào mùa hè thường có những trận mưa rào rất to rồi tạnh ngay. Sau trận mưa, mọi vật đều như sáng hơn, đẹp hơn. Hôm nay chúng ta cùng học một bài văn tả về cảnh vật sau trận mưa rào. Gv ghi bảng. Hướng dẫn học sinh luyện đọc: Đọc mẫu bài văn lần 1 (giọng chậm đều, tươi vui) Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó: Cho Hs tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ đã nêu. Hs luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ. Luyện đọc câu: Học sinh đọc từng câu theo cách: mỗi em tự đọc nhẩm từng chữ ở câu thứ nhất, tiếp tục với các câu sau. Sau đó nối tiếp nhau đọc từng câu. Luyện đọc đoạn, bài (chia thành 2 đoạn để luyện cho học sinh) Đoạn 1: Từ đầu đến “Mặt trời”. Đoạn 2: phần còn lại. Gọi học sinh đọc cá nhân đoạn rồi tổ chức thi giữa các nhóm. Đọc cả bài. Luyện tập: Ôn các vần ây, uây: Bài tập 1: Tìm tiếng trong bài có vần ây ? Hs phân tích và đọc Bài tập 2: Tìm tiếng ngoài bài có vần ây, uây ? Cho hs tìm viết bảng con nhận xét. Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét. Củng cố tiết 1: Tiết 2 Tìm hiểu bài và luyện đọc: Hỏi bài mới học. Gv đọc bài Gọi Hs đọc bài cả lớp đọc thầm và trả câu hỏi: Sau trận mưa rào mọi vật thay đổi thế nào? Những đoá râm bụt ? Bầu trời? Mấy đám mây bông ? Nhận xét học sinh trả lời. Gọi 2 học sinh đọc lại cả bài văn. Luyện nói: Trò chuyện về mưa. Gv cho học sinh quan sát tranh minh hoạ: hỏi chuyện nhau về mưa. Nhận xét phần luyện nói của học sinh. Củng cố: Hỏi tên bài, gọi đọc bài. Nhận xét - dặn dò: Về nhà đọc lại bài nhiều lần Xem bài mới. Nhận xét Hát Học sinh nêu tên bài trước. 2 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi: HS nhắc lại. Lắng nghe. Hs tìm từ ngữ khó đọc: mưa rào, râm bụt, xanh bóng, nhởn nhơ, mặt trời, quây quanh, sáng rực 5, 6 Hs đọc các từ trên bảng. Nhẩm câu 1 và đọc. Sau đó đọc nối tiếp các câu còn lại. Các em thi
Tài liệu đính kèm: