Giáo án Tổng hợp khối 1 năm 2009 2010 - Tuần học 22

A. CHÀO CỜ:

 - Tổ trực mang ghế ra sân xếp thành 4 hàng dọc bên phải.

 - Lớp trưởng chỉnh đốn hàng ngũ.

 - Các em trật tự bỏ mũ xuống, chỉnh đốn trang phục.

 - Thầy phụ trách hướng dẫn các em chào cờ.

 - Các em ngồi xuống nghe cô trực tuần nhận xét hoạt động của tuần qua.

 - Thầy hiệu trưởng nhận xét tuần qua và dặn dò những việc cần làm trong tuần.

 B. GIÁO DỤC TẬP THỂ:

- Vào lớp lớp trưởng báo cáo sĩ số của lớp, hát tập thể một bài.

- GV dặn dò một số việc cần làm trong tuần này.

- Các em đi học đều và đúng giờ.

- Chuẩn bị đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập.

- Tổ trực quét lớp sạch sẽ, đi tiêu đi tiểu đúng nơi quy định.

- Lớp trưởng điều khiển các bạn sinh hoạt ca múa hát tập thể.

 

doc 48 trang Người đăng hong87 Lượt xem 716Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp khối 1 năm 2009 2010 - Tuần học 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 màu sắc (đều, tươi sáng)
-Yêu cầu HS chọn ra bài vẽ đẹp theo ý thích
5.Dặn dò: 
 -Dặn HS về nhà:
1’
4’
1’
10’
13’
 5’
 1’
- Hát 
HS trình bày đồ dùng học tập 
-Quan sát và nhận xét
-Con trâu, bò, chó, mèo, vịt, gà, 
-HS theo dõi 
-Thực hành vẽ vào vở
-Sưu tầm tranh, ảnh các con vật
Rút kinh nghiệm 
.
Thứ năm ngày 28 tháng 01 năm 2010
Môn :	TỰ NHIÊN- XÃ HỘI 
	 Bài Cây rau
 I .MỤC TIÊU :
 *Giúp học sinh biết :
 - Kể được tên và nêu ích lợi của một số cây rau . 
 - Chỉ được rễ, thân, lá hoa của cây rau .
 - HS(K,G) kể tên các loại rau ăn lá, rau ăn thân, rau ăn củ, rau ăn quả, rau ăn hoa, 
 - Có ý thức thường xuyên ăn rau và rửa sạch rau trước khi ăn .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Hình cây rau 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động của thầy
TL
Hoạt động của trò
 1.Ổn định tổ chức 
 2. Kiểm tra bài cũ : 
- Kể các thành viên trong gia đình của em .
- Kể những việc em đã làm giúp đỡ bố mẹ ? 
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
 3.Bài mới :
a. Giới thiệu bài : Cây rau.
b. Dạy bài mới :
* Hoạt động 1 : Quan sát cây rau .
 * Mục đích : HS biết các bộ phận của cây rau , phân biệt được các loại rau .
 * Cách tiến hành :
 - GV giao nhiệm vụ hoạt động :
 Quan sát cây rau ( đã chuẫn bị ) trả lời câu hỏi :
 + Chỉ và nêu tên những bộ phận của cây rau . Bộ phận nào ăn được ?
- Kiểm tra kết quả hoạt động .
ð Kết luận : Có rất nhiều loại rau khác nhau . Bắp cải , su hào 
 + Cây rau có : rễ , thân , lá .
 + Có loại rau ăn lá là : Bắp cải , xà lách ,
 + Có loại rau ăn được lá và thân : Rau muống , 
 + Có loại rau ăn củ : Củ cà rốt , củ cải , 
 + Có loại rau ăn thân : Su hào , 
 + Có loại rau ăn hoa : Thiên lí ,
+ Có loại rau ăn quả: bí đỏ ,cà chua , dưa leo ,
 * Hoạt động 2 : Làm việc với SGK .
 * Mục đích : 
 + Học sinh biết đặt và trả lời câu hỏi theo các hình trong SGK .
 + Biết lợi ích của việc ăn rau . Và sự cần thiết phải rửa sạch rau trước khi ăn .
* Cách tiến hành :
 - Bước 1 : Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động .
- Quan sát và trả lời câu hỏi trong SGK .
 -Bước 2 : Kiểm tra kết quả của hoạt động .
+ Gọi đại diện 2 nhóm : 1 nhóm đọc, 1 nhóm trả lời .
- Khi ăn rau ta cần chú ý điều gì ?
- Vì sao chúng ta phải thường xuyên ăn rau?
ð Kết luận :
 - Ăn rau có lợi cho sức khoẻ . Giúp ta tránh táo bón , tránh bị chảy máu chân răng .
 - Rau được trồng ở trong vườn ,ngoài rộng nên dính nhiều buị bẩn . Kể cả chất độc do thuốc trừ sâu , thuốc kích thích  Ta cần trồng rau sạch và rửa rau trước khi ăn .
* Hoạt động3 -Trò chơi :”Đố bạn rau gì?”
 * Mục đích : HS củng cố về sự hiểu biết cây rau mà em đã học .
Cách chơi : 
 GV hướng dẫn 
4. Củng cố , dặn dò:
 - Khi ăn rau ta cần chú ý điều gì ?
- Vì sao chúng ta cần phải thường xuyên ăn 
 - GV tổng kết tiết học , tuyên dương những học sinh có tinh thần học tập cao , nhắc nhở những HS ít chú ý .
- Về nhà thường xuyên ăn rau , khi ăn rau phải rửa sạch .
1’
4’
1’
8’
 8’
 8’
5’
- Hát 
- 2HS 
* HS chú ý nghe .
*HS hoạt động theo nhóm quan sát tranh nêu:
- Cây rau gồm có : Rễ thân, lá, hoa , Lá , thân non ăn được .
- Trình bày kết quả về cây rau của mình .
* Lớp chia thành các nhóm ( 1 nhóm 4 bạn ) 
Quan sát tranh và trả lời câu hỏi 
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến
- Rửa sạch rau ngâm nước muối 
-Có nhiều chất bổ , giúp tránh chảy máu chân răng .
-1HS nêu lại kết luận
- HS thi nhau thực hiện trò chơi
- Rửa sạch rau.
-...có nhiều vitamin và chống được bệnh táo bón
HS theo dõi 
	 Môn:	 Học vần 
 Bài 93: oan oăn	
I. MỤC TIÊU:
	- Hs đọc được: oan, oăn , giàn khoan, tóc xoăn; từ và các câu ứng dụng.
- Viết được: oan, oăn , giàn khoan, tóc xoăn 
	- Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: con ngoan, trò giỏi.
 - HS khá,giỏi nói được từ 4-5 câu theo chủ đề nói trên .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bộ đồ dùng dạy học Tiếng Việt 1
 - Tranh HV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	(Tiết 1)
Hoạt động của thầy
TL
Hoạt động của trò
1.Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ.
- Cho Hs viết bảng con: quả xoài, 
 loay hoay
- Gọi 2 Hs đọc bài 92
- Nhận xét đánh giá.
 3 Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Hôm nay các em được học tiếp 2 vần mới cũng có âm o đứng đầu là: oan, oăn
- Gv ghi bảng : oan , oăn
 b. Dạy vần: 
* Vần oan 
- Nhận diện vần :
- Cho học sinh phân tích vần oan .
- Tìm trong bộ chữ cái , ghép vần oan
- GV cho cả lớp đọc đồng thanh 
- GV viết lên bảng o-a-n
- Cho học sinh phát âm lại 
*Đánh vần :
 + Vần :
- Gọi HS nhắc lại vần oan 
- Vần oan đánh vần như thế nào ?
+ GV chỉnh sữa lỗi đánh vần .
- Muốn có tiếâng khoan ta làm thế nào?
- GV ghi bảng : khoan
- Em có nhận xét gì về vị trí âm kh vần oan trong tiếng khoan ?
-Tiếng khoan được đánh vần như thế nào?
+ Gv chỉnh sửa lỗi phát âm 
- Cho học sinh quan sát tranh hỏi : 
 + Trong tranh vẽ gì ? 
 + GV rút ra từ khoá : giàn khoan
- Gv ghi bảng
- Cho học sinh đánh vần, đọc trơn từ khoá 
- Gv đọc mẫu , điều chỉnh phát âm 
* Viết
- Gv viết mẫu trên khung ô ly phóng to vừa viết vừa nêu quy trình viết 
- Cho HS viết vào bảng con 
* Vần oăn: ( Qui trình tương tự )
*Đọc từ ứng dụng: 
- GV ghi bảng : phiếu bé ngoan, 
 học toán , khoẻ khoắn, xoắn thừng
- Gọi học sinh đọc từ ứng dụng , nêu tiếng mới có vần oan , oăn 
 - Gv giải thích từ ứng dụng :
- GV đọc mẫu và gọi HS đọc
 (Tiết 2)
 Luyện tập :
* Luyện đọc : 
+ Cho học sinh đọc lại bài ở tiết 1 
+ Đọc lại từ ứng dụng trên bảng: 
+ GV chỉnh sữa lỗi cho HS 
- Đọc đoạn thơ ứng dụng : 
+ Cho HS quan sát tranh minh hoạ câu ứng dụng để nhận xét . 
+ Tranh vẽ cảnh gì?
- Đây là câu ca dao, câu ca dao này nhắc nhở chúng ta phải sống hoà thuận yêu thương anh em ruột thịt của mình
+ Cho Hs đọc câu ca dao ứng dụng dưới tranh
 Khôn ngoan đối đáp người ngoaìø
 Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
- GV đọc mẫu câu ứng dụng , gọi học sinh đọc lại , 
- GV nhận xét và chỉnh sửa
* Luyện viết 
 oan , giàn khoan
 oăn, tóc xoăn
- Gv cho Hs viết vào vở tập viết : 
- Gv theo dõi chỉnh sửa những em viết chưa đúng.
* Luyện nói theo chủ đề : 
 + con ngoan, trò giỏi
- Gọi Hs đọc câu chủ đề. 
- Gv gợi ý bằng câu hỏi cho Hs thi nhau luyện nói
+ Hãy cho cô biết các bạn trong tranh đang làm gì?
+ Điều đó cho con biết gì về các bạn?
+ Hãy thảo luận về chủ đề về con ngoan trò giỏi với các bạn trong nhóm của con để biết thế nào là con ngoan, thế nào là trò giỏi. Con đã làm gì để trở thành con ngoan, trò giỏi?
 4. Củng cố, dặn dò:
- Gv cho hs đọc SGK. 
- Tổ chức trò chơi: ghép từ thành câu
+ Gv hướng dẫn luật chơi cho Hs thực hiện
- Tuyên dương những em học tốt , nhắc nhở những em học chưa tốt 
- Về nhà học bài và thêm tiếng mới có vần oan, oăn và xem trước bài 94
1’
4’
1’
20’
9’
5’
8’
8’
9’
5’
- Hát 
- Hs 2 dãy bàn cùng viết vào bảng con.
- 2 Hs đọc bài.
+ Cả lớp chú ý 
- HS nhắc lại : oan, oăn
- vần oan gồm ba âm ghép lại với nhau ø âm o đứng trước, âm a đứng giữa, âm n đứng sau .
 - Lớp ghép : oan
- Cả lớp đọc đồng thanh oan
- HS theo dõi.
- HS phát âm: oan
- Hs nhắc lại oan
- o – a – n - oan 
- Thêm âm kh đứng trước vần oan đứng sau 
- Hs ghép : khoan
- Âm kh đứng trước, vần oan đứng sau
- khờ – oan – khoan 
- ( cá nhân , nhóm , lớp đánh vần đọc trơn lầøn lượt )
- Tranh vẽ giàn khoan
- o –a – n - oan
- khờ – oan – khoan / giàn khoan
 - Hs lần lượt đọc: cá nhân, tổ, lớp
 - Lớp theo dõi . Viết trên không để để định hình cách viết . 
+Viết trên bảng con .
- Gọi HS đọc và nêu tiếng có vần oan, oăn
- Lớp lắng nghe GV giảng nghĩa từ 
- Cá nhân , nhóm , lớp đọc từ ứng dụng .
- Hs đọc cá nhân, nhóm.
- Hs lần lượt đọc lại từ ứng dụng 
- Lớp quan sát tranh minh hoạ câu ứng dụng trả lời. 
- Tranh vẽ cảnh đàn gà đang bảo vệ đàn con
- HS đọc Cá nhân, nhóm, tập thể
- Hs đọc lại câu ứng dụng lần lượt
- Hs viết vào vở.
- Hs đọc chủ đề luyện nói : 
 Con ngoan, trò giỏi
- Hs thi nhau luyện nói theo ý thích .
- 1 bạn đang quét nhà, 1 bạn được nhận phần thưởng của cô giáo.
- Các bạn là con ngoan, trò giỏi.
- Hs thảo luận nhóm và trình bày.
- Hs đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- Hs chia ra 2 nhóm và thực hiện trò chơi
Rút kinh nghiệm :
 Môn : Toán
	 Bài : Xăng ti mét . Đo độ dài (tr.119)
I-MỤC TIÊU : 
	Biết xăng- ti- mét là đơn vị đo độ dài, biết xăng- ti- mét viết tắc là cm; biết dùng thước có chia vạch xăng- ti- mét để đo độ dài đoạn thẳng .
	Làm được các bài tập : Bài 1, bài 2 ,bài 3,bài 4 
 II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
	- Thước có vạch chia xăng ti mét 
 III- CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động của thầy
TL
Hoạt động của trò
 1.Ổn định tổ chức
 2.Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS lên bảng tóm tắt và giải bài toán 
 Mai gấp được 5 cái thuyền , Minh gấp được 3 cái thuyền . Hỏi cả hai bạn gấp được bao nhiêu chiếc thuyền 
- Gv nhận xét -ghi điểm 
3. Bài mới :
a-Giới thiệu bài : 
 -Hôm nay các em sẽ học về một đơn vị đo độ dài đó là xăng ti mét . 
b-Phát triển bài :
Giới thiệu đơn vị độ dài cm và dụng cụ đo :
-Cho HS quan sát thước có vạch chia xăng ti mét .
- Giới thiệu : đây là cây thước có vạch chia thành xăng ti mét , thước này dùng để đo độ dài các đoạn thẳng . Xăng ti mét là đơn vị đo độ dài . Vạch chia đầu tiên của thước là vạch 0 . Độ dài từ vạch 0 đến vạch 1 là 1 xăng ti mét . 
 * Lưu ý : 
 -Độ dài từ vạch 1 đến vạch 2 cũng là 1 xăng ti mét
 - Thước đo độ dài có thêm 1 đoạn nhỏ trước số 0, vì vậy nên đề phòng vị trí của vạch trùng với đầu của thước .
- xăng ti mét viết tắt là cm Đọc là xăng ti mét .Chỉ bảng cho HS đọc 
- Giới thiệu thao tác đo độ dài : hướng dẫn theo 3 bước .
 * Bước 1 : Đặt vạch 0 của thước trùng vào 1 đầu của đoạn thẳng , mép thước trùng với đoạn thẳng .
*Bước 2 : Đọc số ghi ở vạch của thước trùng với đầu kia của đoạn thẳng. Đọc kèm theo đơn vị đo .
VD : Đoạn thăûng AB dài 3 xăng ti mét 
* Bước 3 : Viết đơn vị đo độ dài đoạn thẳng 
 c. Luyện tập : 
*Bài 1 : Viết cm ( Cỡ chữ 2 ô ly )
 Yêu cầu viết 1 dòng cm 
* Bài 2 : Viết số thích hợp 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài toán
- Vận dụng sự hiểu biết khoảng cách giữa 2 số trong thước vạch chia cm là 1cm để điền số 
- GV nhận xét ghi điểm
* Bài 3 : Đặt thước đúng ghi đ, sai ghi s
- Gọi HS nêu yêu cầu bài toán
Yêu cầu nhận diện chính xác rồi xác định đúng sai vào ô trống 
Cho HS đọc kết quả nhận xét 
 * Bài 4 : Đo độ dài rồi viết các số đo
Cho HS tự đo rồi viết kết quả vào chỗ chấm 
4.Củng cố ,dăn dò:
 -Xăng ti mét được viết tắt là gì ?
Gọi HS đọc : 3 cm , 4 cm , 7 cm  
Nhận xét tiết học : Tuyên dương những em học tốt , nhắc nhở những em học chưa tốt , 
- Về xem trước bài: Luyện tập (tr.121). 
1’
5’
1’
10’
14’
 4’
- Hát
HS tóm tắt và giải :
Mai : Gấp 5 thuyền 
Minh : Gấp 3 thuyền 
Cả hai bạn : . thuyền ?
Giải :
Cả hai bạn gấp 
 5+3 = 8 ( thuyền ) 
Đáp số : 8 thuyền 
-HS dùng thước có vạch chia xăng ti mét đặt lên tờ giấy và cầm bút chì rà từ vạch 0 đến vạch 1 và nói “ Một xăng ti mét “ 
- xăng ti mét viết tắt là cm .
Dùng thước tập đo cạnh vở của mình .
- HS viết vào vở 
-Viết số thích hợp vào ô trống 
- Hs điền và đọc 
3cm; 4cm; 5cm
- Đặt thước ghi đ , s ( Đúng, sai ) 
- Đo đội dài mỗi đoạn thẳng và viết các số đo .
* Lần 1 : s , Lần 2,3:đ 
- Xăng ti mét viết tắt là cm 
- Ba xăng ti mét ,bốn xăng ti mét, bảy xăng ti mét 
HS theo dõi 
Rút kinh nghiệm :
 Môn: ThuÛ công
	 Bài : Cách sử dụng bút chì, thước kẻ, kéo
I-MỤC TIÊU :
	- HS biết cách sử dụng và sử dụng được bút chì , thước kẻ , kéo .
	- Giáo dục ý thức lao động tự phục vụ .
 - Hiểu ý nghĩa 5 điều Bác Hồ dạy .
 - Thuộc các bài hát qui định .
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
	- Bút chì , kéo , thước kẻ 
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
Hoạt động của thầy
TL
Hoạt động của trò
 1.Ổn định tổ chức
 2.Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra dụng cụ học tập của HS 
 3.Bài mới :
a-Giới thiệu bài : Hôm nay chúng ta học bài cách sử dụng bút chì , thướt kẻ , kéo 
b-Phát triển bài:
* Hướng dẫn cách sử dụng bút chì :
- Cầm bút chì ở tay phải , ngón tay trái và trỏ và ngón giữa giữ thân bút , các ngón còn lại ở dưới thân bút làm điểm tựa đặt trên bàn khi viết , vẽ kẻ . Khoảng cách giữa tay cầm và đầu nhọn của viết khoảng 3cm . Khi di chuyển ta đưa nhẹ .
* Hướng dẫn cách sử dụng thướt kẻ :
- Tay trái cầm thướt , tay phải càm bút . Muốn kẻ một đường thẳng ta đặt thước trên giấy , đưa bút chì theo cạnh của thước, di chuyển từ trái sang phải .
* Hướng dẫn cách sử dụng kéo :
Tay phải cầm kéo , ngón cái đưa vào vòng 1 ngón giữa đưa vào vòng 2 ngón trỏ ôm lấy phần trên của kéo .Khi cắt tay trái cầm tờ giấy , tay phải cầm kéo cắt , đưa lưỡi kéo sát đường muốn cắt , bấm từ từ theo đường cắt 
Học sinh thực hành ;
GV cho hs dùng bút chì vẽ một đường thẳng và cắt theo đường thẳng 
 5.Nhận xét -dặn dò :
- Nhận xét về thái độ học tập , vệ sinh an toàn trong lao động .
- Chuẩn bị hôm sau học cắt dán , các em đem kéo , hồ , giấy màu
1’
4’
1’
5’
5’
5’
10’
4’
- Hát 
HS trình bày đồ dùng học tập 
HS theo dõi 
HS theo dõi 
- Học sinh thực hành
Hs theo dõi 
Rút kinh nghiệm 
.
	 Thứ sáu ngày 29 tháng 01 năm 2010
 Môn : Học vần 
	 Bài 94: oang oăng
 I. MỤC TIÊU.
	- Hs đọc được: oang, oăng , vỡ hoang , con hoẵng, từ và đoạn thơ ứng dụng.
- Viết được: oang, oăng ,vỡ hoang , con hoẵng 
	- Luyện nói nói từ 2-4 câu theo chủ đề: áo choàng, áo len, áo sơ mi.
 - HS khá,giỏi nói được từ 4-5 câu theo chủ đề nói trên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
	- Bộ đồ dùng dạy học Tiếng Việt 1
 - Tranh HV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
	(Tiết 1)
Hoạt động của thầy
TL
Hoạt động của trò
1.Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ.
- Cho Hs lên viết vần oan , oăn 
- Gọi 2 Hs đọc bài 93
- Nhận xét đánh giá.
 3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Hôm nay các em được học 2 vần mới cũng có âm o đứng đầu là vầnø: oang, oăng
- Gv ghi bảng : oang , oăng
 b. Dạy vần: 
* Vần oang 
- Nhận diện vần :
- Cho học sinh phân tích vần oang .
- Tìm trong bộ chữ cái , ghép vần oang
- GV cho cả lớp đọc đồng thanh 
- GV viết lên bảng o-a-ng
- Cho học sinh phát âm lại 
*Đánh vần :
 + Vần :
- Gọi HS nhắc lại vần oang 
- Vần oang đánh vần như thế nào ?
+ GV chỉnh sưả lỗi đánh vần .
- Muốn có tiếâng hoang ta làm thế nào?
- GV ghi bảng : hoang
- Em có nhận xét gì về vị trí âm h vần oang trong tiếng hoang ?
-Tiếng hoang được đánh vần như thế nào?
+ Gv chỉnh sửa lỗi phát âm 
- Cho học sinh quan sát tranh hỏi : 
 + Trong tranh vẽ gì ? 
 + GV rút ra từ khoá : vỡ hoang
- Gv ghi bảng
- Cho học sinh đánh vần, đọc trơn từ khoá 
- Gv đọc mẫu , điều chỉnh phát âm 
* Viết
- Gv viết mẫu trên khung ô ly phóng to vừa viết vừa nêu quy trình viết 
- Cho HS viết vào bảng con 
* Vần oăng: ( Qui trình tương tự)
*Đọc từ ứng dụng: 
- GV ghi bảng : áo choàng, oang oang, 
 liến thoắng, dài ngoẵng 
- Gọi học sinh đọc từ ứng dụng , nêu tiếng mới có vần oang , oăng 
 - Gv giải thích từ ứng dụng :
- GV đọc mẫu và gọi HS đọc
 (Tiết 2)
 Luyện tập :
* Luyện đọc : 
+ Cho học sinh đọc lại bài ở tiết 1 
+ Đọc lại từ ứng dụng trên bảng: 
+ GV chỉnh sưả lỗi cho HS 
- Đọc đoạn thơ ứng dụng : 
+ Cho HS quan sát tranh minh hoạ câu ứng dụng để nhận xét . 
+ Tranh vẽ cảnh gì?
+ Cho Hs đọc câu ứng dụng dưới tranh
- GV đọc mẫu câu ứng dụng, gọi học sinh đọc lại , 
- GV nhận xét và chỉnh sửa
* Luyện viết 
 oang , vỡ hoang
 oăng, con hoẵng
- Gv cho Hs viết vào vở tập viết : 
- Gv theo dõi chỉnh sửa những em viết chưa đúng.
Giải lao
* Luyện nói theo chủ đề : 
 + áo choàng, áo len, áo sơ mi
- Gọi Hs đọc câu chủ đề. 
- Gv gợi ý bằng câu hỏi cho Hs thi nhau luyện nói
+ GV treo tranh và yêu cầu hãy nhận xét về trang phục của 3 bạn trong tranh?
+ Hãy tìm những điểm giống và khác nhau của các loại trang phục trên? ( cho hs xem vật thật )
+ Gọi 2 hs giới thiệu lại các nội dung trên. 
4. Củng cố , dặn dò
- Gv cho hs đọc SGK. 
- Tổ chức trò chơi: tìm tiếng mới có vần vừa học
+ Gv hướng dẫn luật chơi cho Hs thực hiện
- Tuyên dương những em học tốt , nhắc nhở những em học chưa tốt 
- Về nhà học bài và thêm tiếng mới có vần oang, oăng và xem trước bài 95
1’
4’
1’
20’
9’
5’
8’
8’
9’
5’
- Hát 
- Hs 2 lên bảng đọc.
- HS nhắc lại : oang, oăng
- Vần oang gồm ba âm ghép lại với nhau ø âm o đứng đầu, âm a đứng giữa, cuối cùng là âm ng
- Lớp ghép : oang
- Cả lớp đọc đồng thanh oang
- HS theo dõi.
- HS phát âm: oang
- Hs nhắc lại oang
- o – a – ng - oang 
- Thêm âm h đứng trước vần oang đứng sau 
- Hs ghép : hoang
- Âm h đứng trước, vần oang đứng sau
- hờ – oang – hoang 
- ( cá nhân , nhóm , lớp đánh vần đọc trơn lầøn lượt )
- Tranh vẽ cảnh mọi người đang vỡ hoang
- o –a – ng - oang
- hờ – oang – hoang / vỡ hoang
 - Hs lần lượt đọc: cá nhân, tổ, lớp
 - Lớp theo dõi . Viết trên không để để định hình cách viết . 
+Viết trên bảng con .
+ Hs nhận xét bài viết . 
- Gọi HS đọc và nêu tiếng có vần oang, oăng
- Lớp lắng nghe GV giảng nghĩa từ 
- Cá nhân , nhóm , lớp đọc từ ứng dụng .
- Hs đọc cá nhân, nhóm.
- Hs lần lượt đọc lại từ ứng dụng 
- Lớp quan sát tranh minh hoạ câu ứng dụng trả lời. 
- Tranh vẽ cô giáo đang dạy bài cho HS
- HS đọc Cá nhân, nhóm, tập thể
- Hs đọc lại câu ứng dụng lần lượt
- Hs viết vào vở.
- Hs đọc chủ đề luyện nói : 
 áo choàng, áo len, áo sơ mi 
- Hs thi nhau luyện nói theo ý thích .
- Aùo sơ mi là áo mỏng, mát, mặc vào mùa hè.
- Aùo len được dệt hoặc đan bằng len, dày và ấm, mặc vào mùa đông.
- Aùo choàng là loại áo dày, thường dài và rất ấm mặc trong ngày lạnh.
- Hs đọc cá nhân, đồng thanh.
- Hs chia ra 2 nhóm và thực hiện trò chơi
HS theo dõi 
Rút kinh nghiệm:
Tiết 3: Thể dục
 Bài Bài thể dục – Trò chơi
 I. Mục tiêu:
Ơn 4 đ ộng tác thể dục. Học động tác bụng. Yêu cầu thực hiện được ở mức cơ bản đúng
Làm quen với trò chơi “ Nhảy đúng, nhảy nhanh”. Yêu cầu bước đầu biết cách nhảy
II. Địa điểm và phương tiện:
- Trên sân trường. Dọn vệ sinh nơi tập. 
 III. Nội dung và phương pháp lên lớp: 
Phần nội dung
ĐLVĐ
Yêu cầu và chỉ dẫn kỹ thuật
Biện pháp tổ chức lớp
Tg
SL
A. Phần mở đầu:
1. Ổn định:
2. Khởi động:
-GV nhận lớp, kiểm tra sĩ số.
-Phổ biến nội dung, yêu cầu bài học. 
-Đứng tại chỗ, vỗ tay, hát.
-Khởi động:
+ Giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp
 + Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường.
 + Đi thường theo vòng tròn (ngược chiều kim đồng hồ) và hít thở sâu.
 Hàng ngang
B. Phần cơ bản
Ơn
Học:
3.Trò chơi
20’
Ơn 4 động tác thể dục đã học. Mỗi động tác 2 x 4 nhịp
a) Động tác bụng
GV nêu tên động tác, làm mẫu, giải thiùch và cho HS tập bắt chước. Sau lần tập thứ 1, GV nhận xét, uốn nắn động tác sai, cho tập lần 2. Sau lần 2, GV có thể kết hợp nhận xét, uốn nắn với việc cho 1-2 HS thực hiện động tác tốt lên làm mẫu và cùng cả lớp tuyên dương. Tiếp theo, có thể cho tập thêm lần 3.
 Cho HS tập theo 4 nhịp dưới đây: 
 - Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang rộng hơn vai, đồng thời vỗ 2 bàn tay vào nhau ở phía trước, mắt nhìn theo tay
- Nhịp 2: Cúi người vỗ 2 bàn tay vào nhau ở dưới thấp, chân thẳng, mắt nhìn theo tay.
- Nhịp 3: đứng thẳng, 2 tay dang ngang, bàn tay ngửa.
Nhịp 4: Về TTCB 
Nhịp 5, 6, 7, 8: Như trên
-Ôn 5 động tác đã học, mỗi động tác 2x4 nhịp, xen kẽ giữa 2 lần. Lần 1 GV làm mẫu và hô nhịp cho hs làm theo. Lần 2 chỉ hô nhịp không làm mẫu. Hô liên tục từ động tác trước sang động tác tiếp theo. Trước khi sang động tác tiếp theo cần nêu tên động tác.
- Điểm số hàng dọc theo tổ
-Lần 1 : Từ đội hình tập thể dục, GV cho giải tán, sau đó cho tập hợp. Lần 2, 3 cán sự điều khiển, GV giúp đỡ.
- Trị

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 22.doc