I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
1. Học sinh hiểu :
-Lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với cuộc sống con người.
-Cách bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
-Quyền được sống trong môi trường trong lành của trẻ em.
2. Học sinh biết bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-.Vở bài tập Đạo đức 1.
-Bài hát “ Ra vườn hoa”
-Các điều 19, 26, 27, 32, 39 Công ước quốc tế quyền trẻ em.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Môn Đạo đức Tuần 29 Ngày Bài : Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 1. Học sinh hiểu : -Lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với cuộâc sống con người. -Cách bảo vệ cây và hoa nơi công cộng. -Quyền được sống trong môi trường trong lành của trẻ em. 2. Học sinh biết bảo vệ cây và hoa nơi công cộng. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : -.Vở bài tập Đạo đức 1. -Bài hát “ Ra vườn hoa” -Các điều 19, 26, 27, 32, 39 Công ước quốc tế quyền trẻ em. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 5’ 7’ 3’ 8’ 10’ 2’ Tiết 1 *Kiểm tra bài cũ : -T hỏi:+ Phải chào hỏi, tạm biệt để làm gì? +Hãy cho ví dụ khi chào? -T nhận xét. *Bài mới: 1.Hoạt động 1: Quan sát cây và hoa ở sân trường , vườn trường, vườn hoa, công viên( hoặc qua tranh ảnh).T hỏi: +Ra chơi ở sân trường, vườn trường, vườn hoa, công viên các em có thích không? +Sân trường, vườn trường, vườn hoa, công viên có đẹp, có mát không? +Để sân trường, vườn trường, vườn hoa, công viên luôn đẹp, mát em phải làm gì? -T kết luận: +Cây và hoa làm cho cuộc sống thêm đẹp, không khí trong lành, mát mẻ. +Các em cần chăm sóc , bảo vệ cây và hoa.Các em có quyền được sống trong môi trường trong lành, an toàn. +Các em cần chăm sóc, bảo vệ cây vàhoa nơi công cộng Nghỉ giữa tiết 2.Hoạt động 2: H làm bài tập 1: -T hỏi: +Các bạn nhỏ đang làm gì? +Những việc làm đó có tác dụng gì? +Em có thể làm được như các bạn đó không? -T kết luận: Các em biết tưới cây , rào cây,nhổ cỏ, bắt sâu.Đó là những việc làm nhằm bảo vệ, chăm sóc cây và hoa nơi công cộng, làm cho trường em, nơi em sống thêm đẹp, thêm trong lành. 3.Hoạt động 3:Quan sát và thảo luận bài tập 2 -T cho H thảo luận theo cặp qua câu hỏi: +Các bạn đang làm gì? +Em tán thành những việc làm nào?Tại sao? -T gọi H trình bày -T kết luận: +Biết nhắc nhở, khuyên ngăn bạn không phá hại cây là hành động đúng. +Bẻ cành, đu cây là hành động sai. *Củng cố: -T nhận xét tiết học +H trả lời -H quan sát, trả lời -H làm bài tập 1 và trả lời câu hỏi -5 H trình bày ý kiến -Cả lớp nhận xét, bổ sung - 2 H ngồi cùng bàn thảo luận -H tô màu vào quần áo bạn có hành động đúng trong tranh - 5 H Cả lớp nhận xét , bổ sung. Tranh ,ảnh về vườn hoa Tranh Vở BT Đạo đức Các ghi nhận lưu ý: Môn Âm nhạc Tuần 29 Ngày Bài 29: Đi tới trường I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : -H hát đúng và thuộc bài . - H biết tên tác giả bài hát. -H biết gõ đệm theo phách. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : -Nhạc cụ quen dùng, thanh phách , song loan, trống nhỏ. -Chuẩn bị 1 vài động tác vận động phụ hoạ . III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 5’ 13’ 3’ 12’ 2’ *Kiểm tra bài cũ : T cho H hát lại bài Hoà bình cho bé *Bài mới: 1.Hoạt động 1:Dạy hát bài Đi tới trường a/T giới thiệu bài hát: Mỗi sáng tới trường, có bạn đi qua những hè phố thân quen , có bạn lại đi bên bờ lúa xanh rờn, có bạn lại lội qua một dòng suối nhỏ.Đến trường bằng nhiều con đường khác nhau nhưng niềm vui tới trường thì rất giống nhau : đó là niềm vui gặp thầy, gặp bạn và có thêm những bài học mới. -T hát mẫu. -T giới thiệu tranh ảnh minh hoạ. b/ Dạy hát: -T cho H đọc cả bài. -T dạy hát từng câu Nghỉ giữa tiết 2.Hoạt động 2: Vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách - T hướng dẫn vỗ tay đệm theo phách *Củng cố: T cho H thi đua vừa hát vừa vận động phụ hoạ T nhận xét H hát theo lớp -Cả lớp quan sát. - H đọc đồng thanh -H tập hát từng câu theo T +H làm theo +H dùng các nhạc cụ gõ đệm theo phách. - H thi đua đua theo tổ Nhạc cụ Các động tác phụ hoạ Các ghi nhận lưu ý : Môn Miõ thuật Tuần 29 Ngày Bài 29 : Vẽ tranh đàn gà I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :giúp H - Ghi nhớ hình ảnh về những con gà. - Biết chăm sóc vật nuôi trong nhà. -Vẽ được tranh về đàn gà theo ý thích. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : -T: Vài tranh vẽ về đàn gà .Hình hướng dẫn cách vẽ. -H: vở tập vẽ 1, bút chì, bút dạ, sáp màu. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 5’ 7’ 3’ 15’ 5’ *Kiểm tra bài cũ: T kiểm tra ĐDHT của H T nhận xét *Bài mới: Giới thiệu bài: T giới thiệu một số hình ảnh con gà để H nhận thấy: +Gà là vật nuôi rất gần gũi với con người +Có gà trống,gà mái, gà con,mỗi con có vẻ đẹp riêng 1.Hoạt động 1:Hướng dẫn H cách vẽ tranh -T cho H xem tranh -T gợi ý cho H về đặc điểm của con gà( hình dáng, màu sắc của gà trống, gà mái, gà con) -T gợi ý H cách vẽ: +Vẽ1 con gà hay đàn gà vào phần giấy ở vở tập vẽ1 +Nhớ lại cách vẽ con gà ở bài 19 và vẽ phác chì trước để có thể tẩy sửa +Vẽ màu theo ý thích Nghỉ giữa tiết 2.Hoạt động 2: Thực hành -T yêu cầu H vẽ nhiều dáng gà khác nhau để bức tranh thêm sinh động, chọn hình ảnh phù hợp vẽ thêm vào tranh *Nhận xét, đánh giá, dặn dò: -T hướng dẫn H nhận xét 1 số bài vẽ về hình vẽ, màu sắc. -T khen ngợi những H có bài vẽ đẹp -T yêu cầu H về nhà sưu tầm tranh vẽ của thiếu nhi. H để ĐDHT trên bàn -H quan sát H quan sát lắng nghe H nêu lại các chi tiết về cách vẽ H thực hành vào vở tập vẽ 1 Chọn màu thích hợp để vẽ -H trình bày những bài vẽ đẹp ĐDHT Tranh , ảnh B/l,phấn màu Vở tập vẽ 1 Bài vẽ đẹp Các ghi nhận lưu ý: Môn Thủ công Tuần 29 Ngày Bài 29: Cắt ,dán hình hình tam giác ( tiết 1) I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - HS biết kẻ , cắt, dán được hình tam giác. - H cắt, dán được hình tam giác theo hai cách. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Gv : Bút chì, thước kẻ, kéo, hình tam giác H: Bút chì, thước kẻ, kéo, giấy III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 5’ 10’ 2’ 15’ 3’ *Kiểm tra bài cũ : T kiểm tra ĐDHT của H T nhận xét . *Bài mới 1.Hoạt động 1: Hướng dẫn H quan sát, nhận xét - Cho H quan sát bài mẫu - Hình tam giác có mấy cạnh? Nghỉ giữa tiết 2. Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu * Hướng dẫn cách vẽ hình tam giác - Ghim giấy màu kẻ ô lên bảng - Vẽ hình chữ nhật có độ dài 8 ô, xuống 7 ô - Chọn 2 điểm đầu của cạnh hình chữ nhật có độ dài 8 ô, sau đó lấy điểm giữa của cạnh đối diện là đỉnh thứ 3 - Nối lần lượt các điểm được hình tam giác ABC. * Hướng dẫn cách cắt hình tam giác ABC - T cắt theo cạnh AB, AC, BC - Bôi lớp hồ mỏng, dán. * Hướng dẫn vẽ hình vuông đơn giản. - Tận dụng 2 cạnh giấy màu vẽ làm 2 cạnh hình chữ nhật , từ đó ta kẻ được hình tam giác - Cắt hình tam giác . * Nhận xét, dặn dò - Chuẩn bị giấy màu cho tiết sau thực hành. H để ĐDHT trên bàn -H quan sát bài mẫu - H : 3 cạnh ,1 cạnh của hình tam giác là 1 cạnh hình chữ nhật có độ dài 8 ô, còn 2 cạnh kia được nối với 1 điểm của cạnh đối diện H quan sát lắng nghe H: quan sát làm trên nháp. H cắt nháp Nhắc lại cách bôi hồ H thực hành vẽ và cắt ĐDHT Bài mẫu Giấy thủ công,hồ, Giấy nháp Các ghi nhận lưu ý: Môn TNXH Tuần 29 Ngày Bài 29: Trời nắng , trời mưa I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : H biết những dấu hiệu chính của trời nắng, trời mưa. Có ý thức bảo vệ sức khoẻ khi đi dưới nắng, dưới mưa. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Các hình trong bài 30 SGK T mang tranh, ảnh về trời nắng, trời mưa.. Vở BT TNXH, bút chì III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 5’ 2’ 10’ 3’ 10’ 5’ *Kiểm tra bàicũ: T:Kể tên 1 số con vật có ích, 1 số con vật có hại? T nhận xét *Bài mới: Giới thiệu bài: -T Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về các dấu hiệu của trời nắng, trời mưaqua bài học.T ghi tựa 1.Hoạt động 1:Nhận biết dấu hiệu trời nắng, trời mưa. Mục tiêu: H nhận ra các dấu hiệu chính củ trời nắng, trời mưa.Biết mô tả bầu trời và những đám mây khi trời nắng, trời mưa. -T cho H chia nhóm và thực hiện dán tranh ảnh về trời nắng, trời mưa phân ra từng cột -T gọi đại diện các nhóm lên chỉ tranh và trả lời. -T tuyên dương nhóm giới thiệu hay -T kết luận: +Khi trời nắng, bầu trời trong xanh có mây trắng, có Mặt trời sáng chói , nắng vàng chiếu xuống cảnh vật +Khi trời mưa, bầu trời u ám, mây đen xám phủ kín không có mặt trời, những giọt nước mưa rơi xuống làm ướt mọi vật Nghỉ giữa tiết 2.Hoạt động 2 Thảo luận cách giữ sức khoẻ khi nắng , khi mưa Mục tiêu: H có ý thức bảo vệ sức khoẻ khi đi trời nắng, trời mưa. -T cho H quan sát hình 2 /SGK, hỏi: +Tại sao khi đi trời nắng, bạn phải nhớ đội mũ, nón? +Để không bị ướt khi đi trới mưa bạn phải làm gì? *Củng cố: a/Vẽ tranh :T cho H vẽ tranh miêu tả trời nắng hoặc trời mưa. T thu tranh , ảnh vẽ đẹp tuyên dương trước lớp b/ Liên hệ:T kiểm tra H có mang mũ nón đi học không.Tuyên dương H có mang, nhắc nhở những em chưa mang lần sau nhớ mang. 2 H H làm việc nhóm 6 H, dán các tranh của mình mang đến H đại diện trả lời, các nhóm khác bổ sung H quan sát H: làm vào vở BT TNXH -H làm việc theo cặp, đại diện nhóm trả lời +Khi đi trời nắng phải đội mũ nón để không bị ốm. +Khi đi trời mưa phải mang ô, mặc áo mưa để không bị ướt, bị cảm. -Các nhóm khác nhận xét ,bổ sung -H làm việc cá nhân Tranh trời nắng, trời mưa SGK, BT TNXH Các ghi nhận lưu ý :
Tài liệu đính kèm: