Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 1 - Tuần dạy 23 đến tuần 29

TIẾT 3+4: TẬP ĐỌC

 TRƯỜNG EM

I. MỤC TIÊU:

- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: cô giáo, dạy em, điều hay, mái trường.

- Hiểu nội dung bài: Ngôi trường là nơi gắn bó, thân thiết với bạn học sinh. Trả lời được câu hỏi 1, 2 ( SGK).

- HS khá, giỏi tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ai, ay; biết hỏi, đáp theo mẫu về trường, lớp của mình.

- HS yêu quý trường , lớp.

II. ĐỒ DÙNG:

- Giáo viên: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.

- Học sinh: Bộ đồ dùng tiếng việt 1.

- DK : hoạt động CN –Tổ –Lớp

 

doc 121 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 694Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 1 - Tuần dạy 23 đến tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Bài văn gồm có mấy câu? GV đánh số các câu.
- có 6 câu.
a. Luyện đọc tiếng, từ: buổi sớm, nén sợ, sạch sẽ, tức giận, GV gạch chân tiếng, từ khó yêu cầu HS đọc.
- GV giải thích từ: nén sợ, chộp, lễ phép.
- HS luyện đọc cá nhân, tập thể, có thể kết hợp phân tích, đánh vần tiếng khó.
b. Luyện đọc câu: Cho HS luyện đọc từng câu, chú ý cách ngắt nghỉ và từ ngữ cần nhấn giọng 
- Gọi HS đọc nối tiếp .
- luyên đọc cá nhân từng câu.
- Đọc nối tiếp câu.
c. Luyện đọc đoạn, cả bài.
- Chia đoạn: 3 đoạn
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn.
- Luyện đọc nối tiếp từng đoạn một.
- Đọc nối tiếp đoạn ( mỗi em 1 đoạn)
- Thi đọc nối tiếp đoạn theo dãy.
- Cho HS đọc đồng thanh một lần.
- Đọc đồng thanh.
3) Ôn tập các vần uôn, uông.
- Gọi HS đọc yêu cầu của các bài tập trong SGK
- 1-2 em đọc cá nhân, lớp đọc thầm.
- Tìm cho cô tiếng có vần “uôn” trong bài?
- HS nêu: muộn.
- Gạch chân tiếng đó, đọc cho cô tiếng đó?
 - Đọc, phân tích.
- Tìm tiếng có vần “uôn, uông” ngoài bài?
- Quan sát tranh 
- Ghi bảng, gọi HS đọc tiếng ?
- HS đọc tiếng, phân tích, đánh vần tiếng , từ mẫu
- Thi viết tiếng có vần uôn, uông vào bảng con.
- Nêu câu chứa tiếng có vần cần ôn?
- Bổ sung, gợi ý để HS nói cho tròn câu, rõ nghĩa.
- Quan sát tranh, đọc, phân tích câu mẫu.
- Cá nhân thi nói câu chứa tiếng có vần ôn.
- Em khác nhận xét bạn.
* Nghỉ giải lao giữa hai tiết.
Tiết 2
5) Đọc SGK kết hợp tìm hiểu bài.
a. – Gv đọc mẫu toàn bài trong SGK
- Theo dõi
 - Gọi HS đọc nối tiếp câu, đoạn.
- CN đọc nối tiếp câu.
- Đọc nối tiếp đoạn.
- 2 HS đọc toàn bài.
c. Tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, 2.
- Khi Sẻ bị Mèo chộp được, Sẻ đã nói gì với Mèo ?
- Gọi HS đọc đoạn 3.
- Sẻ làm gì khi Mèo đặt nó xuống đất?
- GV nói thêm: Bài văn cho ta thấy chú sẻ nhờ thông minh đã thoát nạn.
- Lớp đọc thầm
- 2 em trả lời, lớp nhận xét bổ sung.
+ Chọn ý trả lời đúng: ý a- Sao anh không rửa mặt.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
+ Sẻ vụt bay đi.
- theo dõi.
6) Luyện nói.
- Chủ đề luyện nói? ( ghi bảng)
- Xếp ô chữ nói về chú sẻ
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp để xếp đúng ô chữ.
- Đọc để chọn ý đúng nói về chú sẻ
Sẻ + thông minh. 
C) Củng cố - dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà đọc lại bài, xem trước bài: Mẹ và cô.
Tiết 3 thủ công
GV chuyên soạn
Tiết 4: Toán:
 kiểm tra giữa học kì II
 ( Nhà trường ra đề và kiểm tra)
 Tuần 26
 Thứ hai ngày 07 tháng 03 năm 2011
 Tiết 1: chào cờ
Tiết 2 tự nhiên-xã hội
GV chuyên soạn
 Tiết 3+4: Tập đọc
 Ngôi nhà
I. Mục tiêu:
- HS đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: hàng xoan, xao xuyến, lảnh lót, thơm phức, mộc mạc, ngõ. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu nội dung bài: Tình cảm của bạn nhỏ với ngôi nhà.
- Trả lời được câu hỏi 1 trong SGK
- Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu ngôi nhà.
- HS yếu đọc trơn được toàn bài.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
- Học sinh: Bộ đồ dùng tiếng việt 1.
III. Hoạt động dạy học:
A) Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài: Quyển cở của em.
- Đọc SGK.
- Đọc một số câu hỏi của bài.
- Trả lời câu hỏi.
B) Bài mới:
1) Giới thiệu bài (trực tiếp).
- Giới thiệu bài tập đọc kết hợp dùng tranh, ghi đầu bài, chép toàn bộ bài tập đọc lên bảng.
- Đọc đầu bài.
2) Luyện đọc.
- Đọc mẫu toàn bài trên bảng.
- Theo dõi.
- Bài văn gồm có mấy khổ thơ? 
- Có 3 khổ thơ.
a. Luyện đọc tiếng, từ: xao xuyến, lảnh lót, mộc mạc, GV gạch chân tiếng, từ khó yêu cầu HS đọc.
- GV giải thích từ: xao xuyến, thơm phức, lảnh lót.
b. Luyện đọc từng dòng thơ.
- Gọi HS đọc nối tiếp dòng thơ.
- HS luyện đọc cá nhân, tập thể, có thể kết hợp phân tích, đánh vần tiếng khó.
- Đọc nối tiếp từng dòng thơ.
- Đọc nối tiếp mỗi em 1 dòng.
- Cho HS luyện đọc từng khổ thơ, chú ý cách ngắt nghỉ và từ ngữ cần nhấn giọng 
- Gọi HS đọc nối tiếp khổ thơ.
- Luyên đọc cá nhân từng khổ thơ.
- Đọc nối tiếp khổ thơ.
c. Luyện đọc cả bài.
- Thi đọc cả bài theo tổ.
- Cho HS đọc đồng thanh một lần.
- Đọc đồng thanh.
3) Ôn tập các vần iêu, yêu.
- Gọi HS đọc yêu cầu của các bài tập trong SGK
- 1; 2 em đọc cá nhân, lớp đọc thầm.
- Gọi HS đọc những dòng thơ có tiếng yêu.
- 2 HS đọc.
- Tìm tiếng có vần “iêu ” ngoài bài?
- HS nêu tiếng ngoài bài. Viết ra bảng con.
- Ghi bảng, gọi HS đọc tiếng ?
- HS đọc tiếng, phân tích, đánh vần tiếng 
- Nêu câu chứa tiếng có vần iêu.
- Quan sát tranh, đọc câu mẫu.
- Bổ sung, gợi ý để HS nói cho tròn
- Thi nói câu chứa tiếng có vần iêu.
câu, rõ nghĩa.
- em khác nhận xét bạn.
* Nghỉ giải lao giữa hai tiết.
Tiết 2
4) Đọc SGK kết hợp tìm hiểu bài
* GV đọc mẫu toàn bài trong SGK.
- Theo dõi.
- Gọi Hs đọc nối tiếp câu, đoạn.
- Đọc nối tiếp các dòng thơ,
- Đọc nối tiếp đoạn
- 1, 2 em đọc toàn bài.
* Tìm hiểu bài:
- Gọi 1 HS đọc 2 khổ thơ đầu.
- ở ngôi nhà của mình, bạn nhỏ:
+ Nhìn thấy gì?
+ Nghe thấy gì?
+ Ngửi thấy gì?
- Nêu câu hỏi 2 trong SGK.
- GV nói thêm: Bài thơ cho ta thấy bạn nhỏ rất yêu quý ngôi nhà của mình.
5) Luyện nói.
- Treo tranh, vẽ gì
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm, trả lời câu hỏi.
+ Hàng xoan trước ngõ, hoa nở như mây từng chùm.
+ Tiếng chim đầu hồi lảnh lót
+ Mùi rơm rạ lợp trên mái nhà, phơi trên sân thơm phức.
- 2 HS đọc khổ thơ 3.
- Tranh vẽ các ngôi nhà.
- Chủ đề luyện nói? ( ghi bảng)
- Nói về ngôi nhà em mơ ước
- Gv gợi ý HS nói về ngôi nhà mình mơ ước trong tơng lai.
- Cả lớp và Gv nhận xét, bình chọn người nói về ngôi nhà mơ ước hay nhất
- HS quan sát tranh minh hoạ
+ 1 HS khá, giỏi nói mẫu.
+ Nhiều HS nói mơ ước của mình về ngôi nhà tương lai.
C) Củng cố - dặn dò:
- Hôm nay ta học bài gì? Bài văn đó nói về điều gì?
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà đọc lại bài, xem trước bài: Quà của bố.
Thứ ba ngày 8 tháng 03 năm 2011
Tiết 1: Toán
Các số có hai chũ số
I. Mục tiêu:
- Nhận biết về số lượng; biết đọc, viết, đếm các số từ 20 đến 50.Biết thứ tự của các số từ 20 đến 50.
- Yêu thích học toán.
II. Đồ dùng :
- Giáo viên : Bảng gài và thẻ que tính.
- Học sinh : Bộ đồ dùng toán 1.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu :
A) Kiểm tra bài cũ.
- Số 70 gồm có mấy chục ? Mấy đơn vị ?
B) Bài mới:
1) Giới thiệu bài (trực tiếp).
- Nêu yêu cầu bài học, ghi đầu bài.
2) Giới thiệu các số từ 20 đến 50.
- Yêu cầu HS gài 2 chục que tính, rồi gài thêm 3 que tính rời nữa, tất cả có mấy que tính.
- Cách viết số hai mươi ba ?
- Tiến hành tương tự cho đến 29.
- Yêu cầu HS làm bài 1, lưu ý đọc các số 21, 25, 24.
- Nắm yêu cầu của bài
- Hoạt động cá nhân.
- 2 chục và 3 là hai mươi ba.
- viết chữ số 2 trước chữ số 3 sau thành là 23
- Đọc lại các số từ 21 – 30
* HS làm bài 1 vào vở.
- Đọc là : Hai mươi mốt, hai mươi lăm, hai mươi tư.
3) Giới thiệu các số từ 30 đến 40.
- Hướng dẫn Hs nhận biết số lượng, đọc, viết, nhận biết thứ tự các số từ 30 đến 40 tương tự như với các số từ 20 đến 30. Lưu ý cách đọc số: 31, 35, 34.
4) Giới thiệu các số từ 40 đến 50.
- Tiến hành tương tự mục 2, 3.
- Hoạt động cá nhân.
- Hoạt động cá nhân.
- Làm bài tập 3.
(Viết số, đọc xuôi, ngược các số từ 40 – 50)
5) Luyện tập – thực hành.
Bài 4 : Viết số thích hợp vào ô trống rồi đọc các số đó:
- Cho HS đọc các số theo thứ tự xuôi, ngược.
- HS tự làm và chữa bài.
- 3 nhóm HS thi điền số tiếp sức.
- Khen ngợi nhóm thắng cuộc.
C) Củng cố - dặn dò.
- Nhắc lại nội dung bài
- Thi viết số nhanh
- Nhận xét giờ học
- Về nhà học lại bài, xem trước bài: Các số có hai chữ số (tiếp).
Tiết 2 thể dục
 GV chuyên soạn
Tiết 3: Chính tả( Tập chép):
 ngôi nhà.
I. Mục tiêu:
- HS nhìn bảng, chép lại khổ thơ thứ 3 của bài: “ Ngôi nhà” trong khoảng 10 – 12 phút.
- Điền đúng vần: iêu hay yêu; chữ c hay k vào chỗ trống. Làm bài tập 2, 3 trong SGK.
- HS yếu chép đúng bài chính tả, trình bày đúng khổ thơ.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Bảng phụ ghi các bài tập, khổ thơ cần chép.
- Học sinh: Vở chính tả.
III. Hoạt động dạy học:
A) Kiểm tra bài cũ :
- Hôm trước viết bài gì?
- Yêu cầu HS viết bảng: Việt Nam, trăng khuyết.
B) Bài mới:
1) Giới thiệu bài.
- Nêu yêu cầu tiết học- ghi đầu bài
- Gọi HS đọc lại đầu bài.
2) Hướng dẫn HS tập chép.
- GV viết bảng khổ thơ cần chép.
- GV chỉ các tiếng: “ yêu, gỗ, tre, mộc mạc, đất nước
- GVgọi HS nhận xét, sửa sai cho bạn.
- Cho HS tập chép vào vở, GV hướng dẫn các em cách ngồi viết, cách trình bày khổ thơ.
- GV đọc cho HS soát lỗi và chữa bài bằng bút chì trong vở.
- GV chữa trên bảng những lỗi khó, yêu cầu HS đổi vở cho nhau và chữa lỗi cho nhau ra bên lề vở.
3) Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Điền vần “iêu” hoặc “yêu”
- GV treo bảng phụ có chép sẵn nội dung bài tập, hướng dẫn cách làm.
Điền chữ “c” hoặc “k”
- Tiến hành tương tự trên.
4) Chấm bài.
- Thu 5->7 bài của HS và chấm.
- Nhận xét bài viết của HS.
C) Củng cố - dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài
- Đọc lại bài chính tả vừa viết.
- Nhận xét giờ học. 
- HS nhìn bảng đọc lại khổ thơ, cá nhân, tập thể.
- HS đọc, đánh vần cá nhân các tiếng dễ viết sai đó, sau đó viết bảng con.
- Cả lớp chép bài vào vở.
- Theo dõi, chuẩn bị chữa bài.
- HS đổi vở, chữa bài cho nhau.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm vào vở và chữa bài, em khác nhận xét sửa sai cho bạn.
Tiết 4: Tập viết
Tô chữ hoa: h
I. Mục tiêu:
- HS tô được các chữ hoa: h, 
- Viết đúng các vần: uôi ươicác từ ngữ: nải chuôi,tưới cây kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở tập viết 1, tập hai( mỗi chữ viết được ít nhất 1 lần).
- HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp .
- HS yếu viết đúng cấu tạo và tương đối đẹp vầnuôi ,ươi từ ngữ: nải chuối mỗi chữ 1 dòng.
II. chuẩn bị:
- Giáo viên: Chữ: h, và vần, từ ứng dụng đặt trong khung chữ.
- Học sinh: Vở tập viết.
III. Hoạt động dạy hoc:
A) Kiểm tra bài cũ:
- Hôm trước viết bài chữ gì?
- Yêu cầu HS viết bảng: g, ngát hương. 
B) Bài mới:
1) Giới thiệu bài( trực tiếp)
- Nêu yêu cầu tiết học- ghi đầu bài
- Gọi HS đọc lại đầu bài.
2) Hướng dẫn tô chữ hoa và viết vần, từ ứng dụng
- Treo chữ mẫu: h, yêu cầu HS quan sát và nhận xét có bao nhiêu nét? Gồm các nét gì? Độ cao các nét?
- GV nêu quy trình viết và tô chữ h, trong khung chữ mẫu.
- Gọi HS nêu lại quy trình viết?
- Yêu cầu HS viết bảng - GV quan sát gọi HS nhận xét, sửa sai.
- Yêu cầu HS đọc các vần và từ ứng dụng: nải chuôi,tưới cây
3) Hướng dẫn HS tập tô tập viết vở.
- GV quan sát, hướng dẫn cho từng em biết cách cầm bút, tư thế ngồi viết, khoảng cách từ mắt đến vở.
4) Chấm bài:
- Thu 5- 8 bài của HS và chấm.
- Nhận xét bài viết của HS.
C) Củng cố - dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài
- Nêu lại các chữ vừa viết?
- Nhận xét giờ học
- HS viết bảng con theo lời đọc của Gv.
- 1 HS đọc.
- Quan sát, nhận xét chữ mẫu
-Theo dõi
- 2, 3 HS nêu.
- HS tập viết chữ hoa trên bảng con.
- Đọc CN - ĐT
- HS quan sát vần và từ ứng dụng trên bảng và trong vở.
- HS tập viết trên bảng con.
- HS tập tô chữ: h, tập viết vần, từ ngữ: nải chuôi,tưới cây 
Thứ tư ngày 9 tháng 3 năm 2011
 Tiết 1+2: Tập đọc
Quà của bố
I. Mục tiêu:
- HS đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: lần nào, luôn luôn, về phép vững vàng. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu nội dung bài: Bố là bộ đội ngoài đảo xa, bố rất nhớ và yêu em.
- Trả lời được câu hỏi 1, 2 trong SGK.
- Học thuộc lòng một khổ thơ của bài thơ.
- Bồi dưỡng cho học sinh tình cảm gia đình.
- HS yếu đọc trơn được toàn bài.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
- Học sinh: Bộ đồ dùng tiếng việt 1.
III. Hoạt động dạy học:
A) Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài: Ngôi nhà
- Đọc SGK.
- Đọc một số câu hỏi của bài.
- Trả lời câu hỏi.
B) Bài mới:
1) Giới thiệu bài (trực tiếp).
- Giới thiệu bài tập đọc kết hợp dùng tranh, ghi đầu bài, chép toàn bộ bài tập đọc lên bảng.
- Đọc đầu bài.
2) Luyện đọc.
- Đọc mẫu toàn bài trên bảng.
- Theo dõi.
- Bài văn gồm có mấy khổ thơ? 
- Có 3 khổ thơ.
a. Luyện đọc tiếng, từ: lần nào, luôn luôn, vững vàng, GV gạch chân tiếng, từ khó yêu cầu HS đọc.
- GV giải thích từ: về phép, vững vàng.
b. Luyện đọc từng dòng thơ.
- Gọi HS đọc nối tiếp dòng thơ.
- HS luyện đọc cá nhân, tập thể, có thể kết hợp phân tích, đánh vần tiếng khó.
- Đọc nối tiếp từng dòng thơ.
- Đọc nối tiếp mỗi em 1 dòng.
- Cho HS luyện đọc từng khổ thơ, chú ý cách ngắt nghỉ và từ ngữ cần nhấn giọng 
- Gọi HS đọc nối tiếp khổ thơ.
- Luyên đọc cá nhân từng khổ thơ.
- Đọc nối tiếp các khổ thơ.
c. Luyện đọc cả bài.
- Thi đọc cả bài theo tổ.
- Cho HS đọc đồng thanh một lần.
- Đọc đồng thanh.
3) Ôn tập các vần oan, oat
- Gọi HS đọc yêu cầu của các bài tập trong SGK
- 1; 2 em đọc cá nhân, lớp đọc thầm.
- Gọi HS tìm tiếng trong bài có vần oan.
- HS nêu : ngoan. ( Đọc CN + phân tích)
- Nói câu chứa tiếng có vần oan, oat.
+ Giới thiệu tranh, ghi câu mẫu. 
- Quan sát tranh, đọc và phân tích câu mẫu.
- Cá nhân thi nói câu chứa tiếng có 
vần oan, oat.
- Bổ sung, gợi ý để HS nói cho tròn
câu, rõ nghĩa.
- Em khác nhận xét bạn.
* Nghỉ giải lao giữa hai tiết.
Tiết 2
4) Đọc SGK kết hợp tìm hiểu bài
* GV đọc mẫu toàn bài trong SGK.
- Theo dõi.
- Gọi Hs đọc nối tiếp câu, đoạn.
- Đọc nối tiếp các dòng thơ.
- Đọc nối tiếp đoạn
- 1, 2 em đọc toàn bài.
* Tìm hiểu bài:
- Gọi 1 HS đọc khổ thơ đầu.
- Bố bạn nhỏ là bộ đội ở đâu?
- Bố gửi cho bạn những quà gì?
- GV nói thêm: bài thơ cho ta thấy bố bạn là bộ đội ở xa nhưng luôn viết thư về cho bạn vì bạn ngoan.
5) Luyện nói.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm, trả lời câu hỏi.
+ Bố bạn là bộ đội ở đảo xa.
- HS đọc thầm khổ thơ 2, 3.
+ Nghìn cái nhớ, nghìn cái thương, nghìn lời chúc, nghìn cái hôn.
- Chủ đề luyện nói? ( ghi bảng)
- Hỏi nhau về nghề nghiệp của bố.
- Cả lớp và Gv nhận xét.
- HS quan sát tranh minh hoạ
+ 2 HS thực hành hỏi - đáp theo mẫu trong SGK.
+ Nhiều cặp HS thực hành đóng vai.
C) Củng cố - dặn dò:
- Hôm nay ta học bài gì? Bài văn đó nói về điều gì?
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà đọc lại bài, xem trước bài: Vì bây giờ mẹ mới về.
Tiết 3: Toán
Các số có hai chữ số (tiếp).
I- Mục tiêu:
- Nhận biết về số lượng; bết đọc, viết , đếm các số từ 50 đến 69; nhận biết được thứ tự của các số từ 50 đến 69.
- HS yếu làm được bài 1, 2, 4 trong SGK.
II. Đồ dùng :
- Giáo viên : Bảng gài và thẻ que tính.
- Học sinh : Bộ đồ dùng toán 1.
III. Hoạt động dạy học:
A) Kiểm tra bài cũ:
- Đọc số : 35; 24; 47.
- Viết số: hai mươi lăm, ba mươi tư, bốn mươi mốt.
B) Bài mới:
1) Giới thiệu bài (trực tiếp).
- Nêu yêu cầu bài học, ghi đầu bài.
2) Giới thiệu các số từ 50 đến 60.
- Hướng dẫn HS thao tác trên que tính.
- Yêu cầu HS lấy 5 chục qt và 4 qt rời.
 Ghi cột chục : 5 , cột đ. vị 4.
- 5 chục & 4 đ.vị là 54. Viết số : 54 .
- Cho hs ghép & đọc số .
 - HD hs ghép & đọc các số từ 50 - > 60
- Lưu ý cách đọc các số: 51, 54, 55. 
3. G. thiệu các số từ 61 -> 69 
 ( Quy trình t. tự dạy như trên ).
? Các em vừa được học những số nào ?
Các số đó là số có mấy c. số ?
- Nắm yêu cầu của bài
- Hoạt động cá nhân.
- Lấy 5 chục và 4 que tính gộp lại được 54 que tính. 
- Ghép & đọc số 54 ( năm mươi tư).
- Tiến hành trên qt rồi viết, đọc các số 
từ 61 ->70
- Đọc là năm mươi mốt, năm mươi tư, năm mươi lăm.
- Các số từ 50 -.>70 .Đó là các số có 2 
chữ số. 
4) Luyện tập - thực hành.
Bài 1.
- Cho hs nêu y/c của bài .
-Y/c hs làm bài – gọi 1 hs lên bảng .
Bài 2.( tr 139 )
- HD viết số 
Bài 3: 
- Gọi HS nêu yêu cầu.
Bài 1. Viết số .
 50, 51 , 52 , ..59 .
 Đọc các số : 51-> 60 , 60 ->51 
Bài 2. Viết số :
 60 , 61 ,62 ,..,69 , 70.
- Đọc xuôi – ngược dãy số.
- Viết số thích hợp vào ô trống:
- HS làm và chữ bài vào vở.
Bài 4 : Đúng ghi đ sai ghi s:
- Hỏi thêm về 54 gồm 5 và 4 thì sai ở đâu?
- chưa rõ 5 gì và 4 gì
C) Củng cố - dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài
- Thi viết số nhanh.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học lại bài, xem trước bài: Các số có hai chữ số (tiếp).
Tiết 4 âm nhạc 
GV chuyên soạn
 Thứ năm ngày 10 tháng 03 năm 201
Tiết 1 mĩ thuật
GV chuyên soạn
Tiết 2: Toán
Các số có hai chữ số (tiếp).
I.Mục tiêu:
- Nhận biết về số lượng; bết đọc, viết , đếm các số từ 70 đến 99; nhận biết được thứ tự của các số từ 70 đến 99.
- HS yếu làm được bài 1, 2, 3 trong SGK.
II. Đồ dùng :
- Giáo viên : Bảng gài và thẻ que tính.
- Học sinh : Bộ đồ dùng toán 1.
III. Hoạt động dạy học:
A) Kiểm tra bài cũ:
- Đọc số :51, 53; 65; 57.
- Viết số: năm mươi lăm, sáu mươi, năm mươi mốt.
B) Bài mới:
1) Giới thiệu bài (trực tiếp).
- Nêu yêu cầu bài học, ghi đầu bài.
2) Giới thiệu các số từ 70 đến 80.
- Hướng dẫn HS thao tác trên que tính để nhận ra 7 chục và 2 đơn vị từ đó có số 72.
- Tiến hành tương tự cho HS nhận biết số từ 70 đến số 80.
- Cho HS làm bài tập 1. Lưu ý cách đọc từ 71, 74,75.
- Nắm yêu cầu của bài
- Hoạt động cá nhân.
- Lấy 7 chục và 2 que tính gộp lạiđược 72 que tính. Được số 72 đọc là bảy mươi hai.
- Thao tác trên que tính.
Bài 1. Viết số .
 70 , 71 ,72 ,..80.
- Đọc là bảy mươi mốt, bảy mươi tư, bảy mươi lăm.
3) Giới thiệu các số từ 80 đến 90.
- Tiến hành tương tự như trên.
4) Luyện tập - thực hành.
Bài 2.( tr 141)
- Cho hs nêu y/c của & làm bài .
- Gọi hs đọc số ( xuôi– ngược).
Bài 3. ( tr 141)
-HD cách làm bài .
-Y/c hs làm bài & trả lời miệng .
 Nx chữa bài .
Bài 4.( tr 141 ) 
-HD hs qs hình vẽ .
-Y/c hs làm bài & nêu k. quả .
 Nx chữa bài .
- Chữ số ở hàng chục và hàng đơn vị của số 33 có gì đặc biệt ?
 Bài 2. Viết số thích vào ô trống rồi 
đọc các số đó. 
 Bài 3.Viết ( theo mẫu )
Số 76 gồm 7 chục & 6 đ.vị.
Số 95 gồm 9 chục và 5đ. vị.
Số 83 gồm 8 chục và 3 đ. vị
Số 90 gồm 9 chục và 0 đ. vị
- Làm và chữa bài tập.
Bài 4.
 Trong hình vẽ có 33 cái bát .
 Trong số đó có 3 chục & 3 đ. Vị .
- Đều là chữ số 3.
C) Củng cố - dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài
- Thi viết số nhanh
- Nhận xét giờ học
- Về nhà học lại bài, xem trước bài: So sánh các số có hai chữ số.
Tiết 3 chính tả ( tập chép):
 Quà của bố
I. Mục tiêu:
- HS nhìn bảng, chép lại khổ thơ thứ 2 của bài: “ Quà của bố” trong khoảng 10 – 12 phút.
- Điền đúng vần: im hay yêm; chữ s hay x vào chỗ trống. Làm bài tập 2a và ab. trong SGK.
- HS yếu chép đúng bài chính tả, trình bày đúng khổ thơ.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Bảng phụ ghi các bài tập, khổ thơ cần chép.
- Học sinh: Vở chính tả.
III. Hoạt động dạy học:
A) Kiểm tra bài cũ :
- Hôm trước viết bài gì?
- GV chấm điểm những bài HS chép lại ở nhà, nhận xét.
B) Bài mới:
1) Giới thiệu bài.
- Nêu yêu cầu tiết học- ghi đầu bài
- Gọi HS đọc lại đầu bài.
2) Hướng dẫn HS tập chép.
- GV viết bảng khổ thơ cần chép.
- GV chỉ các tiếng: gửi, nghìn, thương,..
- GVgọi HS nhận xét, sửa sai cho bạn.
- Cho HS tập chép vào vở, GV hướng dẫn các em cách ngồi viết, cách trình bày khổ thơ.
- GV đọc cho HS soát lỗi và chữa bài bằng bút chì trong vở.
- GV chữa trên bảng những lỗi khó, yêu cầu HS đổi vở cho nhau và chữa lỗi cho nhau ra bên lề vở.
3) Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
a. Điền chữ : s hay x?
- GV treo bảng phụ có chép sẵn nội dung bài tập, hướng dẫn cách làm.
b. Điền vần : im hay iêm?
- Tiến hành tương tự trên.
4) Chấm bài.
- Thu 5->7 bài của HS và chấm.
- Nhận xét bài viết của HS.
C) Củng cố - dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài
- Đọc lại bài chính tả vừa viết.
- Nhận xét giờ học. 
- HS nhìn bảng đọc lại khổ thơ, cá nhân, tập thể.
- HS đọc, đánh vần cá nhân các tiếng dễ viết sai đó, sau đó viết bảng con.
- Cả lớp chép bài vào vở.
- Theo dõi, chuẩn bị chữa bài.
- HS đổi vở, chữa bài cho nhau.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm vào vở và chữa bài, em khác nhận xét sửa sai cho bạn.
Đáp án: a. xe lu dòng sông
 b. trái tim kim tiêm
Tiết 4: Tập viết
Tô chữ hoa: i
I. Mục tiêu:
- HS tô được các chữ hoa: i, 
- Viết đúng các vần: iêt, uyêt, ; các từ ngữ:, viết đẹp, duyệt binh kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở tập viết 1, tập hai( mỗi chữ viết được ít nhất 1 lần).
- HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp .
- HS yếu viết đúng cấu tạo và tương đối đẹp vần iêt, uyêt, ; từ ngữ: viết đẹp mỗi chữ 1 dòng.
II. chuẩn bị:
- Giáo viên: Chữ: , i, và vần, từ ứng dụng đặt trong khung chữ.
- Học sinh: Vở tập viết.
III. Hoạt động dạy hoc:
A) Kiểm tra bài cũ
- Hôm trước viết bài chữ gì?
- Yêu cầu HS viết bảng: g, vườn, ương, ngát hương. 
B) Bài mới:
1) Giới thiệu bài( trực tiếp)
- Nêu yêu cầu tiết học- ghi đầu bài
- Gọi HS đọc lại đầu bài.
2) Hướng dẫn tô chữ hoa và viết vần, từ ứng dụng
- Treo chữ mẫu: i, yêu cầu HS quan sát và nhận xét có bao nhiêu nét? Gồm các nét gì? Độ cao các nét?
- GV nêu quy trình viết và tô chữ i, trong khung chữ mẫu.
- Gọi HS nêu lại quy trình viết?
- Yêu cầu HS viết bảng - GV quan sát gọi HS nhận xét, sửa sai.
- Yêu cầu HS đọc các vần và từ ứng dụng: iêt, uyêt, viết đẹp, duyệt binh 
3) Hướng dẫn HS tập tô tập viết vở.
- GV quan sát, hướng dẫn cho từng em biết cách cầm bút, tư thế ngồi viết, khoảng cách từ mắt đến vở.
4) Chấm bài:
- Thu 5- 8 bài của HS và chấm.
- Nhận xét bài viết của HS.
C) Củng cố - dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài
- Nêu lại các chữ vừa viết?
- Nhận xét giờ học. 
- HS viết bảng con theo lời đọc của Gv.
- 1 HS đọc.
- Quan sát, nhận xét chữ mẫu
-Theo dõi
- 2, 3 HS nêu.
- HS tập viết chữ hoa trên bảng con.
- Đọc CN - ĐT
- HS quan sát vần và từ ứng dụng trên bảng và trong vở.
- HS tập viết trên bảng con.
- HS tập tô chữ: i, tập viết vần, từ ngữ: iêt, uyêt, viết đẹp, duyệt binh
Thứ sáu ngày 11 tháng 03 năm 201
Tiết 1+ 2: Tập đọc: 
 Vì bây giờ mẹ mới về
I. Mục tiêu:
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: khóc oà, hoảng hốt, cắt bánh, đứt tay. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Hiểu nội dung bài: Cởu bé làm nũng mẹ nên đợi mẹ về mới khóc.
- Trả lời câu hỏi 1, 2 SGK.
- HS yếu đánh vần, đọc trơn được toàn bài.
II. chuẩn bị:
- Giáo viên: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
- Học sinh: Bảng con.
III. Hoạt động dạy học:
A) Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài: Quà của bố.
- Đọc SGK.
- Hỏi một số câu hỏi của bài.
- Trả lời câu hỏi.
B) Bài mới:
1)Giới thiệu bài.
- Giới thiệu bài tập đọc kết hợp dùng tranh, ghi đầu bài, chép toàn bộ bài tập đọc lên bảng.
- Đọc đầu bài.
2) Luyện đọc.
- Đọc mẫu toàn bài.
- Theo dõi.
a. Luyện đọc tiếng, từ: khóc oà, hoảng hốt, cắt bánh, đứt tay.
GV gạch chân tiếng, từ khó yêu cầu 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 2329.doc