Giáo án tổng hợp các môn học lớp 1 - Tuần 14 năm 2008

I - MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: Đọc viết được vần eng, iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng, câu ứng dụng.

2. Kỹ năng: Rèn đọc viết.

3. Thái độ: Có ý thức học tập.

* H giỏi: Tự nghĩ những tiếng có chứa vần eng, iêng

* H yếu : Nhận biết được vần eng, iêng

II - ĐỒ DÙNG.

Tranh minh hoạ.

III - HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

1. Bài cũ (5)

Đọc bảng: ung dung, rửng rưng, lưng còng, thúng gạo, quả vừng, tưng bừng

Viết bảng: bông súng, quả sung, tưng bừng: Cả lớp

 

doc 23 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 891Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp các môn học lớp 1 - Tuần 14 năm 2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 viết vần eng, iêng
Hỏi độ cao, khoảng cách các con chữ
Hướng dẫn quy rình viết
G vừa viết vừa nêu cách viết: eng, iêng 
Viết bảng con.
H quan sát
Viết bảng con
Tiết 2
3. Luyện tập.
a) Hoạt động 1: Luyện đọc (8-10’)
Đọc bài trên bảng.
Đọc câu ứng dụng:
 Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
Đọc SGK
b) Hoạt động 2: Luyện viết (12-15’)
Hướng dẫn H viết chữ ghi từ:
 lưỡi xẻng, trống chiêng 
G viết mẫu từ
Hướng dẫn quy trình viết
Vừa viết vừa nói 
Viết bảng con.
Hướng dẫn viết vở.
Chú ý cách ngồi- cách cầm bút
H viết vở
Chấm bài - Nhận xét
8 em
H đọc thầm tìm tiếng có vần gạch chân - đánh vần - đọc trơn - phân tích
10 em
H theo dõi
Viết bảng
Viết vở
c) Hoạt động 3: Luyện nói (5-7’)
 Chủ đề ao, hồ, giếng
Tranh vẽ gì ?
- Chỉ đâu là cái giếng ?
- Những tranh này đều nói về cái gì ?
 - Làng em (nơi em) có ao, hồ, giếng không ?
- Ao, hồ, giếng có gì giống và khác ?
- Nơi em thường lấy nước ăn ở đâu ?
3 - Củng cố - dặn dò (3-5’)
Đọc lại bài SGK.
Xem trước bài 56.
H nhắc lại
H quan sát trả lời câu hỏi
Về nước
____________________________________
 tiếng việt +
 luyện tập
i - mục tiêu.
1.Kiến thức: Ôn vần eng, iêng
 Hoàn thành vở bài tập	
2. Kỹ năng: Biết đọc viết các tiếng có chứa vần eng, iêng
3. Thái độ: Mạnh dạn tự tin trong học tập. 
* H giỏi: Tự nghĩ những tiếng có chứa vần eng, iêng
* H yếu : Nhận biết được vần eng, iêng
ii - đồ dùng: Tranh minh hoạ SGK - đồ dùng. 
iii - hoạt động dạy học.
1.Ôn bài cũ:
- Gọi H đọc bài 55 trong SGK
- H đọc cá nhân( nhiều em)
H giỏi đọc trơn tiếng, từ
H yếu đánh vần sau đó đọc trơn.
- Luyện viết
Đọc cho H viết : eng, iêng, thiêng liêng, miệng chảo...
- H viết bảng con.
2.Hoàn thành vở bài tập
- H tự làm bài trong vở bài tập
- GV quan sát giúp đỡ H kém
- Đổi vở, kiểm tra
3.Củng cố, dặn dò: Đọc SGK
 ____________________________________
luyện chữ 
tập viết chữ p, ph, phố nhỏ 
i - mục tiêu.
1. H viết đúng chữ cái p, ph, phố nhỏ 
2. Rèn kỹ viết đúng, đẹp
3. Hứng thú tự tin trong học tập.
ii - đồ dùng.
 Chữ mẫu .
iii - hoạt động dạy học.
1.Giới thiệu chữ 
- Đưa chữ mẫu 
- Quan sát, nhận xét
Chữ p gồm nét hất nối nét sổ thẳng, nét móc 2 đầu
Chữ ph gồm nét hất nối nét sổ thẳng, nét móc 2 đầu, nét khuyết trên, nét móc 2 đầu 
2.Hướng dẫn viết
+ Chữ p
+ Chữ ph 
+ phố nhỏ 
- Uốn nắn giúp đỡ những em viết chưa đẹp
- Quan sát
- Luyện bảng con
- Viết vở : viết lần lượt từng dòng.
3.Củng cố, dặn dò: Nhận xét chung.
______________________________________________________________________________
 Thứ ba ngày 9 tháng 12 năm 2008
 toán
phép trừ trong phạm vi 8 
i - mục tiêu.
1. Kiến thức: Khắc sâu khái niệm của phép trừ.
Tự thành lập phép trừ trong phạm vi 8.
2. Kỹ năng: Rèn tính nhẩm nhanh, đúng.
3. Thái độ: Có ý thức học tập.
* H giỏi: Tự nghĩ các phép trừ trong phạm vi 8
* H yếu: Có thể cho trừ bằng que tính. 
ii - đồ dùng. 
Bộ đồ dùng học toán. 
iii - hoạt động dạy - học. 
1. Bài cũ (5’)
Đọc phép cộng trong phạm vi 8.
Viết bảng: 3 + 4 + 1 = 5 + 3 + 0 = 7 - 3 + 4 = 
1. Bài mới (30’) 
a) Hướng dẫn H thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 8.
Thành lập công thức: 
 8 - 1 = 7 8 - 7 = 1 
Bước 1: Quan sát hình vẽ SGK 
hoặc quan sát trên bảng rồi nêu đề toán.
H quan sát đề toán
Tất cả có 8 ngôi sao, bớt đi 1 ngôi sao. Hỏi còn mấy ngôi sao ?
Bước 2: Trả lời
8 ngôi sao, bớt đi 1 ngôi sao. Còn mấy ngôi sao ?
Còn 7 ngôi sao
Bớt đi ta phải làm phép tính gì ?
G viết bảng: 8 - 1 = 7 
Bước 3: Quan sát tiếp tự nêu ngược bài toán
H gài phép tính 8 - 1 = 7 
Nhận xét - H đọc
H nêu 
Gài phép tính 8 - 7 = 1 
Nhận xét - H đọc
G viết bảng: 8 - 7 = 1 
G cho H đọc 2 công thức
Thành lập công thức:
 8 - 2 = 6 8 - 3 = 5
 8 - 6 = 2 8 - 5 = 3 
b) Thực hành. 
Bài 1: H nêu yêu cầu bài toán.
Chú ý: Viết thẳng cột.
Bài 2: H nêu yêu cầu bài.
Nêu cách làm.
Bài 3: Tương tự bài 2.
Bài 4: Nêu yêu cầu của bài.
H nêu đề toán theo hình vẽ.
3 - củng cố - dặn dò (3-5’) 
Đọc lại phép tính cộng, trừ trong phạm vi 8.
H đọc nhiều 
H tương tự
Tính
H tự làm bài - đọc kết quả
Tính
H tự làm bài - đổi vở kiểm tra
Viết phép tính thích hợp 
H nêu
Viết phép tính tương ứng 
_____________________________
 tiếng việt
bài 56: uông - ương 
i - mục tiêu.
1. Kiến thức: Đọc, viết vần uông, ương, quả chuông, con đường.
Đọc câu ứng dụng.
2. Kỹ năng: Rèn đọc viết.
3. Thái độ: Có ý thức học tập. 
* H giỏi: Tự nghĩ những tiếng có chứa vần uông, ương
* H yếu : Nhận biết được vần uông, ương
ii - đồ dùng.
Tranh minh hoạ.
iii - hoạt động dạy học. 
1. Bài cũ (5’) 
Đọc bảng con: xà beng, tùng từng, gõ kẻng, siêng năng, bay liệng, kiễng chân.
Viết bảng: gõ kẻng, bay liệng, kiễng chân Cả lớp 
Đọc SGK. 2-3 em
2. Bài mới Tiết 1
a) Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1’)
b) Hoạt động 2: Dạy vần (12-15’)
G đưa vần uông
Vần uông có mấy âm ? nêu vị trí ?
G cho H gài vần uông
Có 2 âm: âm uô đứng trước, âm ng đứng sau
Gài vần uông - đánh vần - đọc trơn - phân tích 
Y/cầu H ghép tiếng chuông G ghi tiếng: chuông
 từ: quả chuông
Đọc lại bài.
Vần ương (tương tự) 
So sánh uông và ương.
Đọc lại bài.
Đọc câu ứng dụng: 
H gài chuông - đánh vần - phân tích - đọc trơn 
H đọc trơn
Nắng đã lên, lúa trên nương chín vàng
Trai gái bản mường cùng vui vào hội 
H đọc thầm tìm và gạch chân tiếng có vần - đánh vần - đọc trơn - phân tích 
Đọc lại toàn bài.
c) Hoạt động 3: luyện viết (8-10’)
Hướng dẫn viết chữ ghi vần.
G viết mẫu: uông, ương 
Hỏi độ cao, khoảng cách các con chữ?
Hướng dẫn quy trình viết
G vừa viết vừa nêu cách viết.
Viết bảng con.
H quan sát theo dõi
Viết bảng con
Tiết 2
3. Luyện tập.
b) Luyện đọc.
Đọc bài trên bảng.
Đọc câu ứng dụng:
 rau muống nhà trường
 luống cày nương rẫy
Đọc SGK
a) Luyện viết.
G viết mẫu từ:
 quả chuông, trống chiêng 
Hỏi độ cao, khoảng cáchcác con chữ
Hướng dẫn quy trình viết
Viết bảng con.
Viết vở tập viết.
Chấm bài - Nhận xét.
8 em
H đọc thầm tìm và gạch chân tiếng có vần - đánh vần - đọc trơn - phân tích
10 em
H theo dõi
Viết bảng
Viết vở
c) Luyện nói: Chủ đề đồng ruộng
- Tranh vẽ cảnh gì ?
- Lúa, ngô, khoai sắn được trồng ở đâu ?
- Ai trồng lúa, ngô, khoai sắn ?
- Trên đồng ruộng các bác nông dân đang làm gì ?
- Ngoài những việc bức tranh đã vẽ còn biết bác nông dân có những ... 
3 - Củng cố - dặn dò (3-5’)
Đọc lại bài SGK.
Xem trước bài 57.
H nhắc lại
Hoạt động cá nhân 
H quan sát tranh - trả lời các câu hỏi
Thứ tư ngày 10 tháng 12 năm 2008 
 tiếng việt
 bài 57: ang - anh 
i - mục tiêu.
1. Kiến thức: Đọc, viết được vần ang, anh, cây bàng, cành chanh, câu ứng dụng.
2. Kỹ năng: Rèn đọc viết.
3. Thái độ: Có ý thức học tập.
* H giỏi: Tự nghĩ những tiếng có chứa vần ang, anh 
* H yếu : Nhận biết được vần ang, anh 
ii - đồ dùng.
Tranh minh hoạ.
iii - hoạt động dạy học. 
1. Bài cũ.
Đọc bảng: bản mường, quả chuông, thương mại ...
Đọc bài SGK.
Viết bảng: 
2. Bài mới Tiết 1
a) Giới thiệu bài.
b) Dạy vần.
Vần ang có mấy âm ? nêu vị trí ?
G cho H gài vần ang
Có 2 âm: âm a đứng trước, âm ng đứng sau
H gài ang - đánh vần - đọc trơn - phân tích 
Y/cầu H ghép tiếng bàng Ghi tiếng: bàng
 từ: cây bàng
Đọc lại bài.
Vần anh (tương tự) 
So sánh ang và anh.
Đọc lại bài.
Đọc câu ứng dụng: 
Gài bàng - đánh vần - đọc trơn - phân tích 
Đọc trơn
Giống: đều có a
Khác : ng và nh
 buôn làng bánh chưng
 hải cảng hiền lành 
H đọc thầm tìm và gạch chân tiếng có vần - đánh vần - phân tích - đọc trơn 
Đọc lại toàn bài.
Hướng dẫn viết chữ ghi vần.
G viết mẫu: ang, anh 
Cho H viết bảng con.
H quan sát viết
Viết bảng con 2 lần
Tiết 2
3. Luyện tập.
a) Luyện đọc.
Đọc bài trên bảng.
Đọc câu ứng dụng:
Không có chân có cánh
Sao gọi là con sông
Không có lá có cành
Sao gọi là ngọn gió 
8 em 
H đọc thầm tìm và gạch chân tiếng có vần 
Đánh vần - phân tích - đọc trơn 
c) Luyện nói: Chủ đề “Biển sáng”
Tranh vẽ cảnh gì ?
Trong bức tranh mọi người đang đi đâu ? 
Buổi sáng cảnh vật có gì đặc biệt ?
ở nhà con, vào buổi sáng, mọi người làm những việc gì ? 
Buổi sáng con làm những việc gì ? ...
Quan sát tranh trả lời câu hỏi
Về nớc
c) Luyện viết.
G viết mẫu: cây bàng, cành chanh 
Cho H viết bảng con 
Viết vở tập viết 
Chú ý: Khoảng cách giữa các con chữ
Chấm bài - nhận xét. 
H quan sát
Bảng con
Viết vở
iv - Củng cố - dặn dò.
Đọc lại bài SGK.
Chuẩn bị bài 58.
1 em 
 ________________________________________ 
 toán
luyện tập
i - mục tiêu.
1. Kiến thức: Củng cố khắc sâu những kiến thức.
Phép cộng trừ trong phạm vi 8, cách tính biểu thức.
Cách đặt đề toán và phép tính so sánh.
2. Kỹ năng: Rèn tính nhanh, tính đúng, đặt đề toán. 
3. Thái độ: Có ý thức học tập.
* H giỏi: Tự nghĩ các phép cộng, trừ trong phạm vi 8
* H yếu: Có thể cho cộng, trừ bằng que tính. 
ii - đồ dùng. 
Bảng phụ.
iii - hoạt động dạy - học. 
1. Bài cũ (5’)
Viết bảng: 8 - 7 = 8 - 4 = 8 - 5 =
ở dưới: 8 - 3 - 2 =
Đọc phép trừ trong phạm vi 8. 
1. Bài mới (30’) 
Hướng dẫn H làm bài tập SGK.
Bài 1: H nêu yêu cầu của bài. 
G cho cả lớp làm bài. Gọi lần lượt H lên đọc kết quả/nhận xét.
Tính nhẩm
H nêu mối quan hệ phép cộng và phép trừ. 
Bài 2: H nêu yêu cầu của bài tập. 
G cho H nhận xét các phép tính 
 5 + 3 = 8 và 8 - 5 = 3
 2 + 6 = 8 và 8 - 2 = 6 
Để ghi nhớ mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
H tính nhẩm và nêu cách làm 
G gọi 3 H lên bảng làm - ở dưới làm SGK - nhận xét. 
Bài 3: H nêu yêu cầu của bài tập.
G hướng dẫn H tính nhẩm.
H thực hiện các phép tính lần lượt từ trái sang phải
G cho H đứng đọc kết quả.
Bài 4: H nêu yêu cầu của bài.
G yêu cầu H quan sát tranh vẽ và đặt đề toán. 
Cả lớp nhận xét
Viết phép tính thích hợp
Có 8 quả táo trong giỏ, bé lấy ra 2 quả. Hỏi trong giỏ còn mấy quả táo ? 
H viết phép tính tương ứng
G cho H đọc phép tính
Bài 5: H nêu yêu cầu của bài tập.
G cho H nêu cách làm. 
 7 > 5 + 2 
8 < 8 - 0 
 9 > 8 + 0 
 8 - 2 = 6 
Nối với số thích hợp.
H lên bảng nối
Nhận xét
3 - củng cố - dặn dò (3-5’)
Xem lại các bài tập.
 ______________________________________________ 
 toán+
 luyện tập
i - mục tiêu.
1. Kiến thức: Củng cố về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 8. Vận dụng làm các bài tập.
2. Kỹ năng: Rèn làm tính và nêu đề toán.
3. Thái độ: Có ý thức học tập. 
* H giỏi: Tự nghĩ các phép cộng, trừ trong phạm vi 8
* H yếu: Có thể cho cộng, trừ bằng que tính. 
II- Đồ dùng
Bảng con, vở ô li
Iii - hoạt động dạy - học. 
1. Bài cũ (5’)
Đọc bảng cộng, trừ trong phạm vi 8
2. Bài mới (30’)
Hoạt động1:ôn bảng cộng,trừ trong phạm vi 8
Nêu miệngkết quả một số phép tính
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1. Tính
8 - 1 = 8 - 5 = 
4 + 4 = 5 + 3 =
8 + 0 = 8 - 0 =
Bài 2.Tính
 3 + 2 - 2 = 8 - 5 + 2 = 
 6 - 3 + 5 = 8 - 6 + 4 = 
Bài 3: Tính 
2 + 3 + 3 = 8 - 8 - 0 =
7 + 1 + 0 = 8 - 5 - 2 =
2 + 2 + 4 = 8 - 4 - 2 = 
5-6 em
H yếu đọc thuộc bảng cộng, trừ
H làm bảng con 
H nêu cách tính
Làm bảng con
H nêu cách làm
Làm vở
Bài 4: Điền dấu >, <, = 
 3 + 4 ... 4 + 3 6 + 2 ... 8 - 3 
 8 - 5 ... 3 + 2 8 + 0 ... 8 - 0 
Bài 5: Có 8 quả cam, ăn hết 5 quả cam, Hỏi còn mấy quả cam ? 
Viết phép tính.
Chấm bài - nhận xét.
3 - Củng cố - dặn dò (3-5’)
Đọc lại bảng cộng, trừ trong phạm vi 8
Chuẩn bị bài sau
H làm vở
Nêu đề bài
H viết phép tính
 tiếng việt +
 luyện tập
i - mục tiêu.
1.Kiến thức: Ôn vần ang, anh 
 Hoàn thành vở bài tập	
2. Kỹ năng: Biết đọc viết các tiếng có chứa vần ang, anh 
3. Thái độ: Mạnh dạn tự tin trong học tập.
 * H giỏi: Tự nghĩ những tiếng có chứa vần ang, anh 
* H yếu : Nhận biết được vần ang, anh 
ii - đồ dùng: Tranh minh hoạ SGK - đồ dùng. 
iii - hoạt động dạy học.
1.Ôn bài cũ:
- Gọi H đọc bài 57 trong SGK
- H đọc cá nhân( nhiều em)
H giỏi đọc trơn tiếng, từ
H yếu đánh vần sau đó đọc trơn.
- Luyện viết
Đọc cho H viết : ang, anh, cành chanh, để dành, nhành hoa...
- H viết bảng con.
2.Hoàn thành vở bài tập
- H tự làm bài trong vở bài tập
- GV quan sát giúp đỡ H kém
- Đổi vở, kiểm tra
3.Củng cố, dặn dò: Đọc SGK
 Tự học
Tiếng việt: - Luyện đọc bài 57
 - Luyện đọc SGK
 - Luyện viết bảng con 
 - Hoàn thành vở bài tập
Toán:
 - Ôn bảng cộng trừ trong phạm vi 8 
 - Luyện đặt tính bảng con
 - Hoàn thành vở bài tập
______________________________________________________________________________
 Thứ năm ngày 11 tháng 12 năm 2008 
 tiếng việt
bài 58: inh - ênh 
i - mục tiêu.
1. Kiến thức: Đọc viết được vần inh, ênh, máy vi tính, dòng kênh, câu ứng dụng.
2. Kỹ năng: Đọc viết nhiều.
3. Thái độ: Có ý thức học tập.
* H giỏi: Tự nghĩ những tiếng có chứa vần inh, ênh 
* H yếu : Nhận biết được vần inh, ênh 
ii - đồ dùng.
Tranh minh hoạ.
iii - hoạt động dạy học. 
1. Bài cũ (5’)
Đọc bảng: cầu thang, buổi sáng, làng quê, chiến tranh, đồng thanh, quốc khánh. 
Viết bảng: quả chanh, làng quê, buổi sáng. Cả lớp
 Đọc SGK 2-3 em 
2. Bài mới Tiết 1
a) Hoạt động1: Giới thiệu bài (1’)
b) Hoạt động2: Dạy vần (12-15’)
Đưa vần inh
Vần inh có mấy âm ? nêu vị trí ?
G cho H gài vần inh
H quan sát
Vần inh có 2 âm: âm i đứng trước, âm nh đứng sau
H gài inh - đánh vần - đọc trơn - phân tích 
Ghép tiếng tính 
 từ: máy vi tính
G cho H đọc lại bài.
* Vần ênh (tương tự) 
So sánh inh và ênh.
Đọc lại bài.
Đọc từ ứng dụng: 
H gài tính - đánh vần - đọc trơn - phân tích 
H đọc trơn
4 em
Giống: đều có nh đứng cuối
Khác : i và ê
 đình làng bệnh viện
 thông minh ễnh ương 
H đọc thầm tìm và gạch chân tiếng có vần - đánh vần - đọc trơn - phân tích 
Đọc lại bài.
c) Hoạt động 3: Luyện viết (8-10’) 
Dạy chữ ghi vần.
G viết mẫu: inh, ênh 
Hỏi độ cao, khoảng cách các con chữ
Hướng dẫn quy trình viết
Vừa viết vừa nói
G cho H viết bảng con.
H quan sát
Viết bảng con
 Tiết 2
3. Luyện tập.
a) Hoạt động 1: Luyện đọc (8-10’)
Đọc bài trên bảng.
Đọc câu ứng dụng:
 Cái gì cao lớn lênh khênh
Đứng mà không tựa, ngã kềnh ngay ra ?
8 em
H đọc thầm tìm tiếng có vần vừa học - đánh vần - đọc trơn - phân tích 
Đọc SGK 
10 em
Đọc trang trái
Đọc trang phải
Đọc cả bài
b) Hoạt động 2: Luyện viết (10-15’)
G viết: máy vi tính, dòng kênh
Hỏi độ cao, khoảng cách giữa các con chữ
Hướng dẫn quy trình viết
Vừa viết vừa nói
G cho H viết vở tập viết.
Chấm bài - Nhận xét.
c) Hoạt động 3: Luyện nói (5-7’) 
Chủ đề: Máy cày, máy nổ, máy khâu, máy tính 
- Tranh vẽ gì ?
- Em nhận ra trong các máy ở tranh minh hoạ có những máy gì mà em biết ?
- Máy cày dùng làm gì ? thường thấy ở đâu ?
- Máy nổ dùng làm gì ?
- Máy khâu dùng làm gì ?
- Máy tính dùng làm gì ?
3 - Củng cố - dặn dò (3-5’)
Đọc lại bài SGK.
Xem trước bài 59.
H quan sát
H viết bảng con
Viết vở tập viết
H nêu chủ đề
Quan sát và trả lời câu hỏi 
____________________________________
 Toán
phép cộng trong phạm vi 9
i - mục tiêu.
1. Kiến thức: Tự thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 9. 
2. Kỹ năng: Rèn tính nhanh, tính nhẩm. 
3. Thái độ: Có ý thức học tập. 
* H giỏi: Tự nghĩ các phép cộng trong phạm vi 9
* H yếu: Có thể cho cộng bằng que tính. 
ii - đồ dùng. 
Bộ đồ dùng học toán. 
iii - các hoạt động dạy - học. 
1. Bài cũ (5’)
H làm bảng con 
 3 + 5 = 8 - 6 = 8 - 4 = 8 - 3 - 5 =
1. Bài mới (30’) 
a) Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 
b)Hoạt động 2: Hướng dẫn H thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 9.
Hướng dẫn phép tính cộng:
 8 + 1 = 9 và 1 + 8 = 9 
Bước 1: Cho H quan sát hình vẽ trong bài học để đặt đề toán. 
G cho H nêu đề 
Quan sát
Có 8 cái mũ thêm 1 cái mũ. Hỏi có tất cả mấy cái mũ ?
Nhiều H nêu lại 
Bước 2: G chỉ vào hình vẽ vừa nêu 8 cộng với 1 bằng mấy ? 
tám cộng với một bằng chín 
G cho H gài phép tính.
G ghi bảng: 8 + 1 = 9 
Bước 3: G nêu: 1 cộng với 8 bằng mấy ?
G ghi bảng: 1 + 8 = 9 
H gài 8 + 1 = 9 
H đọc lại
Là 9
H đọc - nhận xét 8 + 1 = 9 và 1 + 8 = 9 đều giống nhau có kết quả là 9
Hướng dẫn H học phép cộng
7 + 2 = 9 và 2 + 7 = 9 tương tự
6 + 3 = 9 và 3 + 6 = 9 như trên
4 + 5 = 9 và 5 + 4 = 9 
c) Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành.
Bài 1: H nêu yêu cầu của bài. 
G nhắc H làm thẳng cột.
Bài 2: Tương tự bài. 
Bài 3: Cho H nêu cách tính 
Cho H đổi vở kiểm tra
Bài 4: Nêu yêu cầu của bài.
Cho H xem tranh nêu đề toán.
H nêu cách làm - chữa bài 
H làm bài 
H nêu cách tính 
 VD: 4 + 1 + 4 
 5 + 4 = 9 
H làm theo từng cột 
Viết phép tính thích hợp
H nêu
Viết phép tính 8 + 1 = 9 
 7 + 2 = 9 
3 - củng cố - dặn dò (3-5’) 
Học thuộc bảng cộng.
Xem lại các phép tính. 
 ____________________________________________
 toán +
luyện tập 
i - mục tiêu.
1. Kiến thức: Củng cố bài đã học, vận dụng làm bài tập. 
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đặt tính và nêu đề toán. 
3. Thái độ: Có ý thức làm bài tốt. 
* H giỏi: Tự nghĩ các phép cộng trong phạm vi 9
* H yếu: Có thể cho cộng bằng que tính. 
ii - hoạt động dạy học. 
1. Bài cũ (5’)
đọc phép cộng trong phạm vi 9 5 em
2. Bài mới (30’)
a)Hoạt động 1: ôn lại bảng cộng 
Đọc lại phép cộng trong phạm vi 9
b) Hoạt động 2: Luyện tập 
Bài 1: Điền vào chỗ chấm 
 9 = 8 + ... 9 = 3 + ... 
 9 = 2 + ... 9 = 4 + ... 
Bài 2: Đặt tính 
 6 + 3 = 3 + 6 = 
 5 + 4 = 8 + 1 =
 9 + 0 = 7 + 2 = 
Bài 4: Tính:
7 + 0 + 2 = 8 + 0 + 1 =
6 + 3 + 0 = 7 + 1 + 1 = 
5 + 3 + 1 = 6 + 2 + 1 = 
5 H đọc
H làm bảng con
Chú ý viết số cho đẹp 
H đật tính bảng con
Chú ý viết cho thẳng cột
Nêu cách làm
H làm vở
Bài 5: Điền dấu ( = ) vào chỗ chấm 
8 + 1...9 + 0 2 = 7...0 + 9
6 = 3...5 + 2 1 = 6...4 = 5 
4 + 4... 4 + 5 2 + 5...3 + 6 
Làm vở
Chấm bài - nhận xét. 
3- Củng cố - dặn dò (3-5’)
Đọc lại bảng cộng
Chuẩn bị giờ sau
 _______________________________________
 tiếng việt +
 luyện tập
i - mục tiêu.
1.Kiến thức: Ôn vần inh, ênh
 Hoàn thành vở bài tập	
2. Kỹ năng: Biết đọc viết các tiếng có chứa vần eng, iêng
3. Thái độ: Mạnh dạn tự tin trong học tập. 
* H giỏi: Tự nghĩ những tiếng có chứa vần inh, ênh 
* H yếu : Nhận biết được vần inh, ênh 
ii - đồ dùng: Tranh minh hoạ SGK - đồ dùng. 
iii - hoạt động dạy học.
1.Ôn bài cũ:
- Gọi H đọc bài 58 trong SGK
- H đọc cá nhân( nhiều em)
H giỏi đọc trơn tiếng, từ
H yếu đánh vần sau đó đọc trơn.
- Luyện viết
Đọc cho H viết : inh, ênh, lênh khênh, linh tính...
- H viết bảng con.
2.Hoàn thành vở bài tập
- H tự làm bài trong vở bài tập
- GV quan sát giúp đỡ H kém
- Đổi vở, kiểm tra
3.Củng cố, dặn dò: Đọc SGK
 ______________________________________________________________________
 Thứ sáu ngày 12 tháng 12 năm 2008
tiếng việt
Bài 59: ôn tập 
i - mục tiêu.
1. Kiến thức: Đọc viết một cách chắc chắn các vần vừa học có kết thúc ng, nh. Đọc đúng các từ ngữ và câu ứng dụng.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ đọc, viết và kể chuyện theo tranh. 
3. Thái độ: Có ý thức mở rộng vốn từ yêu thích.
* H giỏi: Tự nghĩ những tiếng, từ có chứa vần ôn trong bài
* H yếu : Nhận biết được vần đã học
ii - đồ dùng.
Bảng phụ.
Tranh minh hoạ SGK. 
iii - hoạt động dạy học. 
1. Bài cũ (5’)
Đọc bảng con:đình làng, bệnh viện, thông minh, ễnh ương 5-6 em
Viết bảng con: đình làng, dòng kênh, bệnh viện. Cả lớp
Đọc bài SGK. 2-3 em
2. Bài mới (30’) Tiết 1
a) Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
Khai thác khung đầu bài vần:
 ang - anh 
hình minh hoạ đi vào bài ôn
Nêu cấu tạo vần ang - anh 
G ghi vào mô hình.
H nêu 
b) Hoạt động 2: Ôn tập các vần đã học 
Đọc chữ ở cột dọc ghép với ở hàng ngang
G ghi bảng phụ
Đọc từ: bình minh, nhà rông, nắng chang chang 
H đọc vần
H ghép - đọc
H đọc kết hợp phân tích 
c) Hoạt động 3: Luyện viết
G viết mẫu: bình minh, nhà rông 
Hỏi độ cao, khoảng cách cáccon chữ, tiếng, từ
 Hướng dẫn quy trình viết:
Vừa viết vừa nói
 Cho H viết bảng con
Tìm từ có chứa vần đã học.
H quan sát
Viết bảng con 
Tiết 2
3. Luyện tập.
a) Hoạt động 1: Luyện đọc (8-10’)
Đọc bài trên bảng tiết 1.
Đọc câu ứng dụng:
 Trên trời mây trắng như bông
ở dưới cánh đồng bông trắng như mây 
 Mấy cô má đỏ hây hây 
Đội bông như thể đội mây về nhà
8 em
H đọc thầm - đọc trơn 
 Đọc SGK.
b) Hoạt động 2: Luyện viết (12-15’)
G viết mẫu: bình minh, nhà rông 
Hướng dẫn quy trình viết
Hướng dẫn viết vở tập viết
G cho H viết vở tập viết.
Chấm bài - nhận xét
c) Hoạt động 3: Kể chuyện (5-7’)
Chủ đề: Quạ và Công
G kể toàn bộ câu chuyện.
Kể theo tranh.
Tranh 1: Quạ và Công như thế nào ? 
Tranh 2: Vẽ xong Công làm gì ?
Tranh 3: Công khuyên Quạ như thế nào?
Tranh 4: Bộ lông Quạ như thế nào ? 
ý nghĩa: Vội vàng hấp tấp lại thêm tính tham lam nữa thì chẳng bao giờ làm được việc gì ?
9 em 
H quan sát
H viết vở
H nhắc lại tên chuyện
H nghe và quan sát theo tranh 
H kể lại truyện
3-4 em
3 - Củng cố - dặn dò (3-5’)
Đọc lại bài SGK.
Xem trước bài 60.
____________________________________
toán
phép trừ trong phạm vi 9 
i - mục tiêu.
1. Kiến thức: Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 9. 
2. Kỹ năng: Rèn làm tính nhanh.
3. Thái độ: Có ý thức học tập.
* H giỏi: Tự nghĩ các phép trừ trong phạm vi 9
* H yếu: Có thể cho cộng bằng que tính. 
ii - đồ dùng. 
Bộ đồ dùng học toán. 
iii - hoạt động dạy - học. 
1. Bài cũ (5’) 
Đọc phép cộng trong phạm vi 9.
2. Bài mới (30’) 
a) Hoạt động 1: Hướng dẫn H thành lập và ghi nhớ phép trừ trong phạm vi 9.
Học phép trừ: 9 - 1 = 8 và 9 - 8 = 1
Bước 1: H quan sát hình vẽ trong bài học để nêu đề toán. 
H quan sát hình vẽ
H nêu đề toán 
Tất cả có mấy cái áo. Có mấy cái áo ở bên ngoài ?
Bước 2: 9 cái áo, bớt đi 1 cái áo. Còn mấy cái áo ? 
Tất cả có 9 cái áo, bớt đi 1 cái áo. Hỏi còn lại mấy cái áo ? 
Còn 8 cái áo 
Bớt đi ta phải làm phép tính gì ?
G ghi bảng: 9 - 1 = 8 và 9 - 8 = 1 
H đọc 2 phép tính 
b) Hoạt động 2: H học phép tính:
 9 - 2 = 7 9 - 7 = 2
 9 - 3 = 6 9 - 6 = 3 
 9 - 4 = 5 9 - 5 = 4 
G cho H luyện đọc các phép trừ 
Xóa dần
c) Hoạt động 3: Thực hành. 
Bài 1: H nêu yêu cầu của bài. 
Chú ý viết thẳng cột.
Bài 2: H nhẩm.
G cho H đọc kết quả.
Bài 3: H nêu yêu cầu của bài. 
G cho H đọc kết quả.
Bài 4: H nêu yêu cầu của bài. 
G cho H nhìn tranh - nêu đề toán 
3 - củng cố - dặn dò (3-5’) 
Đọc lại phép trừ trong phạm vi 9.
H gài phép tình 9 - 1 = 8 
H đọc
H gài phép tính thức 2
H làm tương tự như trên 
Cá nhân - đồng thanh 
Đọc thuộc lòng 
H tự làm 
H 

Tài liệu đính kèm:

  • doct 14.doc