Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 1 - Trường TH Đăng SRon - Tuần 30

TẬP ĐỌC

CHUYỆN Ở LỚP

I.MỤC TIÊU

 -Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ : ở lớp, đứng dậy, trêu, bôi bẩn, vuốt tóc. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.

 -Hiểu nội dung bài : Mẹ chỉ muốn nghe chuyện ở lớp bé đã ngoan như thế nào ?

 -Trả lời được câu hỏi 1; 2 (SGK)

*GDKNS: -Nhận thức về bản thân.Lắng nghe tích cực.(HĐ1(T.2))

II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

 -Tranh minh họa bài học.

 -HS có đủ đồ dùng HT – SGK.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

1.KTBC:

-HS đọc bài và trả lời câu hỏi Chú công.

-Lúc mới chào đời chú công có màu gì ? Chú làm động tác gì?

-Đoạn văn tả vẻ đẹp của ai?

-Tìm từ có vần oc.

2.Bài mới

 

doc 23 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 723Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 1 - Trường TH Đăng SRon - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-30 que tính.
-3 chục, 0 đơn vị.
-HS nêu cách tính
-Ta phải đặt tính, tính
-Tính. Một số em lên bảng lớp làm bảng con.
-Đúng ghi Đ, sai ghi S.
-Cho hs làm phiếu
-Tính nhẩm.
-HS tính nhẩm sau đó chơi trò chơi Tiếp sức.
-Phép trừ trong phạm vi 100
-Đặt tính, tính.
Thứ hai ngày 9 tháng 4 năm 2012
Tiết 30 ĐẠO ĐỨC
BẢO VỆ CÂY VÀ HOA NƠI CÔNG CỘNG
I.MỤC TIÊU (t.1)
	-Kể được một vài lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với cuộc sống của con người.
 -Nêu được một vài việc cần làm để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
 -Yêu thiên nhiên, thích gần gũi với thiên nhiên. 
 -Biết bảo vệ cây và hoa ở trường, ở đường làng, ngõ xóm và những nơi công cộng khác ; biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
	HS khá, giỏi : - Nêu được lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với môi trường sống.
*GDKNS : - Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề trong tình huống để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.(HĐ1,3)
 -Kĩ năng tư duy phê phán những hành vi phá hoại cây và hoa nơi công công.
**GDBVMT: -Yêu quý và gần gũi với thiên nhiên, yêu thích các loài cây và hoa.
-Không đồng tình với các hành vi, việc làm phá hoại cây và hoa nơi công cộng. .(HĐ2)
-Thái độ ứng xử thân thiện với môi trường qua bảo vệ các loài cây và hoa.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
	-Tranh vẽ như bài tập đạo đức 1.
	-HS có đủ đồ dùng HT – SgK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1.KTBC: 
H: Khi nào nói câu chào hỏi?
H: Khi nào nói câu tạm biệt?
H: Khi ra đường gặp người lớn phải làm gì?
2.Bài mới
a.Giới thiệu bài: Cây và hoa rất cần thiết cho cuộc sống con người vậy làm thế nào để chăm sóc cây và hoa bài hôm nay giúp ta hiểu điều đó.
-GV ghi bảng
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
HĐ1:Quan sát tranh:
*Mục tiêu: HS nắm được nội dung của từng tranh.
Cho HS quan sát nhận xét một số bức tranh về cây và hoa. HS ra sân trường hoặc vườn trường.
H: Em có thích ở đó không? Vì sao?
H: Ở đó có cây và hoa không?
H:Để sân trường, vườn trường, vườn hoa, công viên luôn sạch đẹp em cần làm gì?
HĐ2:**Thảo luận bài tập 1
H:Các bạn nhỏ đang làm gì?
H: Những việc làm đó có lợi gì?
H: Chúng ta có được như các bạn không?
-Sau khi thảo luận xong đại diện nhóm lên trình bày.
**GV :Cây và hoa làm cho cuộc sống thêm đẹp, không khí trong lành mát mẻ, các em cần chăm sóc cây, bảo vệ cây và hoa.Các em được quyền sống trong môi trường an toàn, trong lành.Các em cần chăm sóc cây và hoa nơi công cộng.Các em phải biết tưới cây, nhổ cỏ, bắt sâu. Đó là những việc làm bảo vệ cây, hoa.Làm cho trường, và nơi công cộng, nơi em sống thêm đẹp.
HĐ3:Thảo luận và quan sát BT 2.
*Mục tiêu: HS biết được những việc có lợi 
H: Các bạn đang làm gì?
H: Các bạn có hay leo trèo phá phách như các bạn khác không?
H: Khi thấy các bạn leo trèo em xử lí thế nào?
-GV chốt và giáo dục:
3.Củng cố:Đạo đức vừa học bài gì?
-Cây và hoa có lợi gì đối với con người?
-Em phải làm gì để bảo vệ cây và hoa?
TK:Cây và hoa làm cho cuộc sống thêm đẹp và mát mẻ. Nên chúng ta phải chăm sóc cây và hoa.
-Về nhà thực hành như bài đã học.
-Em rất thích vì ở đó có không khí mát mẻ.
-Có cây.
-Chăm sóc, bảo vệ cây hoa, không bẻ cành háihoa.
-HS thảo luận BT 1.
-Đại diện nhóm lên trình bày.
-HS thảo luận quan sát từng đôi một.
-Đại diện một số nhóm lên trình bày.
-Quan sát cây và hoa..
Thứ ba ngày 10 tháng 4 năm 2012
Tiết 11 CHÍNH TẢ
CHUYỆN Ở LỚP
I.MỤC TIÊU
	-Nhìn sách hoặc bảng, chép lại và trình bày đúng khổ thơ cuối bài Chuyện ở lớp : 20 chữ trong khoảng 10 phút.
 -Điền đúng vần uôt, uôc ; chữ c, k vào chỗ trống.
 -Bài tập 2,3 (SGK)
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC -GV chép bài lên bảng.
	 -HS có đủ đồ dùng HT – SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1.KTBC: 
-GV chấm một số vở.
-Gọi 2 em lên viết 2 từ : xem gạc, nai.
-GV nhận xét cho điểm
2.Bài mới
a.Giới thiệu bài:Chép khổ thơ 3 bài Chuyện ở lớp
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
HĐ1:
-GV đọc khổ thơ.
H: Trong bài có những tiếng nào khó?
-.GV ghi bảng. Gọi 1 HS phát âm tiếng.
-GV nhấn mạnh các âm, vần khó.
-GV đọc các từ.
-Đọc từ nào xoá từ đó.
HĐ2:Hướng dẫn HS viết vào vở:
-Viết theo thể thơ.
-Đầu dòng phải viết hoa.
-GV đọc toàn bài.
-GV đọc câu.
-GV thống kê lỗi.
-GV thu bài chấm. Nhận xét 
HĐ3:Luyện tập
-Cho hs đọc bài 1
-Hướng dẫn hs làm vào vở.
-Câu b cho hs làm bảng con
-GV nhận xét cho điểm
3.Củng cố:Tập chép vừa học bài gì?
H: Khi viết chúng ta chú ý những gì?
TK: Các em đã chép được một đoạn thơ Chuyện ở lớp làm bài tập điền âm, vần.
-Về nhà làm lại bài tập 2b vào vở.
- 1 em đọc bài Chuyện ở lớp
-Ngoan, nghe, chẳng, vuốt.
-HS đọc cá nhân – ĐT.
-HS viết đoạn bài.
-HS soát lỗi.
-HS chấm lỗi.
a)Điền vần uôc hay uôt
b  tóc ch  đồng
b.Điền âm c hay k 
túi  ẹo quả  am
-Tập chép khổ thơ 3 của bài Chuyện ở lớp
Thứ ba ngày 10 tháng 4 năm 2012
Tiết 118 TOÁN
LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU
	-Biết đặt tính, làm tính trừ, tính nhẩm các số trong phạm vi100(không nhớ).
-Bài tập cần làm. Bài 1, 2, 3, 5. 
II.ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
	-HS có đủ đồ dùng học tập
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1.KTBC:
 Bài 1: 82 88 79
 - - -
 40 7 0
2.Bài mới
a.Giới thiệu bài: Luyện tập
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Bài 1 : Yêu cầu gì?
-Cho hs làm bảng con
45 – 5 57 – 31 72 – 60 
Bài 2 : Yêu cầu gì?
65 – 5 = 65 – 60 = 65 – 65 =
70 – 30 = 94 – 3 = 33 - 3 =
21 – 1 = 21 – 20 = 32 – 10 =
-Cho hs chơi trò chơi Tiếp sức.
Bài 3 : Yêu cầu gì?
-Cho hs làm vào vở.
Bái 5 :Yêu cầu gì?
3.Củng cố:Hôm nay học toán bài gì?
H:Luyện tập những dạng toán gì?
TK: Các em đã luyện tập củng cố một số dạng toán tính, tính nhẩm, giải toán, nối số.
-Đặt tính rồi tính. HS thực hành ở bảng con một số em lên bảng.
-Tính nhẩm.Trò chơi tiếp sức.
-
Điền dấu =.
35 -5  35 – 4 43 + 3  43 – 3
30 -20  40 -30 31 + 42  41 + 32
-Nối số. HS làm vào phiếu bài tập.
-Luyện tập
Thứ ba ngày 10 tháng 4 năm 2012
Tiết 30 THỦ CÔNG
CẮT, DÁN HÀNG RÀO ĐƠN GIẢN 
I.MỤC TIÊU (t.1)
	-Biết cách kẻ, cắt các nan giấy.
	-Cắt được các nan giấy. Các nan giấy tương đối đều nhau. Đường cắt tương đối thẳng.
	-Dán được các nan giấy thành hình hàng rào đơn giản. Hàng rào có thể chưa cân đối.
Với HS khéo tay : - Kẻ, cắt được các nan giấy đều nhau.
 - Dán được các nan giấy thành hình hàng rào ngay ngắn, cân đối.
 - Có thể kết hợp vẽ trang trí hàng rào.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : - Giấy màu, kéo, hồ dán.
	 - GV có hàng rào mẫu.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1.KTBC:
 -Kiểm tra những bài trước chưa xong
-Nêu các bước cắt dán hình tam giác?
-Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2.Bài mới
a.Giới thiệu bài: Cắt, dán hàng rào đơn giản.
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
HĐ1:Giới thiệu hàng rào.
H: Đây là cái gì? Hàng rào dùng để làm gì?
H: Nhìn vào vật mẫu thì hàng rào có mấy nan giấy đứng, mấy nan ngang?
GV:Mỗi nan đứng rộng 1 ô cao 6 ô.
 Mỗi nan ngang rộng 1 ô dài 9 ô.
 HĐ2:Hướng dẫn mẫu : Kẻ các nan: 
Ta lấy tờ giấy màu lật mặt trái của tờ giấy rồi đếm ô dài 6 ô rộng 4 ô
-Sau đó nối và cắt theo đường kẻ ta được 4 nan đứng
-Tiếp tục đếm dài 9 ô rộng 2 ô rồi nối lại và cắt ra ta được 2 nan ngang.
-GV cắt các nan dán cho HS thấy.
HĐ2:Thực hành
-GV theo dõi giúp đỡ.Nhận xét một số sản phẩm
3.Củng cố:Hôm nay thủ công học bài gì? Hàng rào gồm mấy nan?
TK:Hôm nay các em đã được cắt dán hàng rào.
Về nhà chuẩn bị tiết sau cắt dán hàng rào (tt)
-Cái hàng rào. Dùng để rào xung quanh vườn
-Có 4 nan đứng, 2 nan ngang
-HS theo dõi 
-HS vẽ các đường thẳng dài 6 ô rộng 1 ô, 6 nan.
-HS cắt các đường thẳng dài 9 ô rộng 1 ô, 2 nan.
-Lật mặt sau tờ giấy màu vẽ.Cắt các nan rời tờ giấy màu.
-HS thực hành cắt, dán hàng rào đơn giản.
-Cắt dán hàng rào đơn giản.
Thứ ba ngày 10 tháng 4 năm 2012
Tiết 30 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TRỜI NẮNG, TRỜI MƯA
I.MỤC TIÊU
	-Nhận biết và mô tả ở mức độ đơn giản của hiện tượng thời tiết : nắng, mưa .
 -Biết cách ăn mặc và giữ gìn sức khỏe trong những ngày nắng, mưa.
HS khá, giỏi : Nêu được một số ích lợi hoặc tác hại của nắng, mưa đối với đời sống con người.
*GDKNS :- Kĩ năng ra quyết định : Nên hay không nên làm gì khi đi dưới trời nắng và trời mưa. 
 - Kĩ năng tự bảo vệ : Bảo vệ sức khỏe của bản thân khi thời tiết thay đổi. .(HĐ2)
**GDBVMT: -Thời tiết nắng, mưa, gió là một yếu tố của môi trường. Sự thay đổi của thời tiết có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.Có ý thức giữ gìn sức khỏe khi thời tiết thay đổi. .(HĐ1)
II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
	-Các hình như SGK. Sưu tầm thêm một số tranh về trời nắng, mưa
	-HS có đủ đồ dùng dạy học, vở bài tập
III.CÁC ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC.
1.KTBC: H:Nêu các bộ phận bên ngoài của con muỗi?
H:Con muỗi có hại như thế nào?
H:Làm thế nào diệt muỗi?
-GV nhận xét đánh giá
2.Bài mới: a.Giới thiêu bài: Trời nắng, trời mưa
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
HĐ1:Quan sát tranh
+Mục tiêu:HS nắm được trời nắng có mặt trời chói chang, trời mưa mây đen phủ đầy trời 
-Cho hs quan sát tranh sgk
Nhìn vào 2 hình trang 62 cho biết tranh nào là trời mưa, tranh nào là trời nắng ? Vì sao em biết ?
-Sau khi thảo luận xong gọi đại diện từng nhóm lên trình bày
* *GV : Thời tiết nắng, mưa, gió là một yếu tố của môi trường. Sự thay đổi của thời tiết có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
HĐ2:Thảo luận nhóm:
* Mục tiêu : HS nắm nội dung câu hỏi
-Cho hs thảo luận theo câu hỏi sau
H: Nên hay không nên làm gì khi đi dưới trời nắng ? 
H: Nên hay không nên làm gì khi đi dưới trời mưa?
-Thảo luận xong gọi đại diện lên trình bày
GV : Khi đi dưới trời nắng, mưa ta phải đội nón mũ. Bảo vệ sức khỏe của bản thân khi thời tiết thay đổi.
3.Củng cố:Hôm nay Tự nhiên và xã hội học bài gì?
-Khi đi dưới nắng ta làm gì?
TK:Các em phải bảo vệ sức khỏe để đi học đều 
-Thực hành như bài đã học.
-HS thảo luận nhóm
Tranh 1: trời nắng vì có mặt trời chói chang, bầu trời trong xanh 
-Tranh 2 :trời mưa
-HS thảo luận nhóm 
-Đại diện từng nhóm lên trình bày
-Trời nắng ,trời mưa
Thứ tư ngày 11 tháng 4 năm 2012
Tiết 17 TẬP ĐỌC
MÈO CON ĐI HỌC
I.MỤC TIÊU
-Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ : buồn bực, kiếm cớ, cái đuôi, cừu. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ. 
-Hiểu nội dung bài : Mèo con lười học kiếm cớ nghỉ ở nhà ; cừu dọa cắt đuôi khiến mèo sợ phải đi học.
-Trả lời câu hỏi 1, 2 (SGK) 
	 Học sinh khá, giỏi học thuộc lòng bài thơ.
*GDKNS: -Xác định giá trị. Tự nhận thức về bản thân.Tư duy phê phán. .(HĐ1,t.2)
II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
	-Vẽ tranh phóng to minh họa bài học.
	-HS có đủ đồ dùng HT – SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1.KTBC: -Gọi 3 em lên đọc bài trả lời câu hỏi.
H: Bạn kể chuyện gì cho mẹ nghe?
H: Mẹ muốn nghe kể chuyện gì?
H: Nói câu chứa vần uôc.
2.Bài mới
a.Giới thiệu bài: Mèo con đi học.
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
HĐ1:Luyện đọc
-GV đọc bài.Gọi 1 HS đọc bài.
Luyện đọc câu:
H: Bài có mấy câu?
-Cho hs đọc từng câu
-GV rút từ khó ở bảng.
-GV nhấn mạnh các ân vần khó.
-SS âm, vần, tiếng khó.
Giảng từ:
Buồn bực : bực bội việc gì đó.
Kiếm cớ : tìm lý do.
+Luyện đọc câu
+Luyện đọc đoạn, cả bài
-Cho hs đọc bài –GV theo dõi nhận xét 
HĐ2:Ôn vần ưu –ươu
H:Tìm trong bài những tiếng có vần ưu?
H: Tìm ngoài bài những tiếng có vần ưu, ươu?
H: Nói câu có vần ưu?
GV :Các em đã được luyện đọc tiếng, từ, câu đoạn bài mèo con đi học. Ôn các vần ưu, ươu.
Tiết 2
HĐ1:*Luyện đọc, tìm hiểu ND bài, luyện nói
a.Luyện đọc
S/Mở SGK.
-Cho hs đọc bài ở sgk 
-GV theo dõi nhận xét 
b.Tìm hiểu nội dung bài
-Gọi 1 em đọc 4 câu thơ đầu.
H: Mèo kiếm cớ gì để trốn học?
-Gọi hS đọc đoạn còn lại.
H: Cừu đã nói gì để mèo đi học?
Bé toáng :Kêu ầm ĩ.
*H: Trong lớp mình có ai giống Mèo không?
GV : Chúng ta phải đi học đều để hiểu bài và học giỏi
+Luyện đọc và trả lời câu hỏi:
-Gọi HS đọc bài.trả lời câu hỏi
-GV nhận xét cho điểm.
HĐ2:Luyện nói
-SH nhóm, theo chủ đề SGK.
-Dựa vào tranh trả lời.
H: Vì sao bạn Hà thích đi học?
H:Vì lý do nào nữa bạn thích đi học?
H: Còn bạn tại sao thích đi học?
-Cho các nhóm lên trình bày
3.Củng cố: Hôm nay tập đọc học bài gì?
H: Mèo con thích đi học không?
H: Em có thích đi học không?
TK : Mèo con lười biếng không thích đi học nhưng các em là những HS ngoan  để sau này góp ích cho xã hội.
-Về nhà học bài và trả lời câu hỏi.
-HS PT tiếng.
-HS đọc cá nhân – ĐT.
-Đọc tiếp sức.
-Cá nhân – nhóm – ĐT.
-Cừu.
-Quả lựu, nghỉ hưu, luân lưu.
-Con hươu, chim khướu, bướu cổ.
-Quả lựu ăn rất ngon.
-Con hươu đang chạy.
-HS đọc toàn bài, cá nhân – ĐT.
-Cái đuôi bị ốm để xin nghỉ.
-Cừu be toáng đòi cắt đuôi mèo.
-Cá nhân đọc
-Vì ở trường bạn được học hát.
-Vì ở trường có nhiều bạn bè.
-Đại diện nhóm lên trình bày
-Mèo con đi học
-HS trả lời
Thứ tư ngày 11 tháng 4 năm 2012
Tiết 119 TOÁN 
CÁC NGÀY TRONG TUẦN LỄ
I.MỤC TIÊU
-Biết tuần lễ có 7 ngày, biết tên các ngày trong tuần ; biết đọc thứ, ngày, tháng trên tờ lịch bóc hằng ngày.
-Bài tập cần làm. Bài 1, 2, 3.
II.ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC.
	-1 quyển lịch bóc hằng ngày, 1 TKB
	-HS có đủ đồ dùng học tập –SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1.KTBC:
 -Gọi 3 em lên làm 3 bài.
 48 12 99
 - + -
 23 34 7
2.Bài mới
a.Giới thiệu bài:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
GV giới thiệu tờ lịch và chỉ vào tờ lịch hỏi.
H:Hôm nay là thứ mấy?
-Nhìn vào hình vẽ đọc các ngày?
-Chỉ vào tờ lịch.
H: Hôm nay là ngày mấy?
H: Hôm nay là tháng mấy?
H: Mỗi tuần có mấy ngày?
H : Đó là những ngày nào?
H: Những ngày nào đi học ? Những ngày nào được nghỉ?
b.Thực hành
Bài 1:Yêu cầu gì?
a)Em đi học vào các ngày: Thứ hai,. 
b)Em được nghỉ ngày:
Bài 2:Yêu cầu gì?
a)Hôm nay là ngày  tháng 
b)Ngày mai là ngày ngày tháng 
Bài 3:Yêu cầu gì?
3.Củng cố:Học toán bài gì?
H:Một tuần có mấy ngày? Đi học những ngày nào?
TK:Các em đã biết coi lịch 1 tuần có 7 ngày đi học 5 ngày nghỉ 2 ngày.
-Về nhà làm lại bài tập 1 vào vở.
-Thứ tư.
CN, thứ 2, thứ 3, thứ 4, thứ 5, thứ 6, thứ 7.
-Ngày 6.
-Tháng 4.
-Mỗi tuần có 7 ngày
-HS trả lời
-Trả lời câu hỏi. HS làm trả lời mời bạn khác nhận xét nhắc lại.
-Điền vào những chỗ trống. HS làm vào phiếu.
-Điền vào những chỗ trống.
-Đọc thời khoá biểu của lớp em.HS đọc cho cả lớp nghe.
-Các ngày trong tuần
Thứ tư ngày 11 tháng 4 năm 2012
Tiết 30 MĨ THUẬT 
Tập quan sát, mô tả hình ảnh và màu sắc trên tranh
I.MỤC TIÊU :
 -HS làm quen, tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi.
 -Biết cách quan sát, mô tả hình ảnh và màu sắc trên tranh. 
 -Chỉ ra bức tranh mình thích nhất.
HS khá, giỏi : Có cảm nhận ban đầu về nội dung và vẽ đẹp của bức tranh sinh hoạt.
II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
 	GV : một số tranh thiéu nhi vẽ cảnh sinh hoạt .
 HS : Vở tập vẽ, ĐDHT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
1.Kiểm tra bài cũ :
-Mĩ thuật tiết trước học bài gì?
-Nêu cách vẽ màu vào hình vẽ phong cảnh.
-GV chấm một số vở ở tiết trước học sinh chưa vẽ xong – Nhận xét.
2.Bài mới
a.Giới thiệu bài : Giáo viên cho HS xem tranh – quan sát một số tranh vẽ các cảnh sinh hoạt của thiếu nhi. Hôm nay chúng ta học bài Xem tranh thiếu nhi về đề tài sinh hoạt. ghi bảng
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
HĐ1:Hướng dẫn cho HS xem tranh
+ Giới thiệu tranh các con vật như :cảnh bửa cơm, học bài xem ti vi.
 H: Trong tranh có những hình ảnh nào nổi bật nhất?
H :Trong tranh có những hình ảnh nào nữa?
H :Em hãy nhận xét về màu sắc của tranh?
H :Em có thích tranh của bạn không ? Vì sao?
H : Tranh được sử dụng bằng màu gì?
Cho hs quan sát thêm một số tranh khác. 
GV :Các em vừa xem các bức tranh đẹp. Hãy quan sát những cảnh vật mà mình thích rồi vẽ một tranh thật đẹp theo ý thích của mình.
 3.Củng cố:Các em vừa học vẽ bài gì?
TK :Qua bài xem tranh cá em cần nắm được tranh vẽ về đề tài sinh hoạt của các bạn thiếu nhi.
- Về nhà quan sát những cảnh vật xung quanh mình để hôm sau chúng ta vẽ cảnh thiên nhiên.
- Chuẩn bị (bài sau)
-Học sinh quan sát và nêu
-Bố, mẹ và em đang ngồi xem ti vi.
-Bàn ghế ti vi và chi tiết phụ
-Màu sắc hài hoà 
-Màu sáp, màu nước.
- Tập quan sát, mô tả hình ảnh và màu sắc trên tranh
Thứ năm ngày 12 tháng 4 năm 2012
Tiết 30 TẬP VIẾT
TÔ CHỮ HOA : O, Ô, Ơ, P
I.MỤC TIÊU
	-Tô được các chữ hoa : O, Ô, Ơ, P. 	
-Viết đúng các vần : uôt, uôc, ưu, ươu ; các từ ngữ : chải chuốt, thuộc bài, con cừu, ốc bươu kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở Tập viết 1, tập hai. (Mỗi từ ngữ viết được ít nhất một lần.) 
	-HS khá giỏi viết đều nét, dãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng, số chữ quy định trong vở Tập viết 1, tập hai. 
II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
	-GV kẻ bảng ghi chữ mẫu.
	-HS có đủ đồ dùng HT – SgK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1.KTBC:
-Gọi 2 em lên viết 2 từ : trong xanh, cải xoong 
-GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới
a.Giới thiệu bài: Tô chữ hoa O, Ô, Ơ, P. 
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
HĐ1: Tô chữ hoa
a.Quan sát và nhận xét :Chữ hoa O
-Nhận xét: Chữ O cao bao nhiêu li ? Được viết bởi mấy nét?
-Cách viết: Đặt bút trên đường kẻ 6, đưa bút sang trái, viết nét cong kín, phần cuối lượn vào trong bụng chữ, dừng bút ở đường kẻ 4.
*Chữ hoa O,Ô tương tự
*Chữ hoa P tương tự
-GV hướng dẫn.
2.Viết vần, từ ứng dụng
-HS đọc các vần và từ ứng dụng
ŸThuộc bài:không cần nhìn sách đọc được.
ŸChải chuốt:lúc nào cũng sạch sẽ, gọn gàng, đẹp.
ŸCon cừu
ŸỐc bươu
H: Quan sát và nhận xét về độ cao các con chữ, cách viết
-HD HS viết trên bảng con
HĐ2: Viết trong vở Tập viết
HĐ3: Chữa bài viết
3.Củng cố: Hôm nay tập viết bài gì?
-Nhận xét tiết học
-Chữ O cao 5 li – được viết bằng một nét cong kín.
-HS viết trên bảng con.
-HS đọc:, uôt, uôc, ưu, ươu, chải chuốt, thuộc bài, con cừu, ốc bươu. 
-Độ cao 2,5 li:h, b ; độ cao 1,5li: t ; các chữ còn lại có độ cao 1 li.
-HS viết trên bảng con: uôt, uôc
-HS viết theo mẫu chữ trong vở Tập viết 
-HS nghe cô nhận xét để lần sau viết đẹp hơn
Thứ năm ngày 12 tháng 4 năm 2012
Tiết 14 CHÍNH TẢ
MÈO CON ĐI HỌC
I.MỤC TIÊU
	-Nhìn sách hoặc bảng, chép lại và trình bày đúng 6 dòng đầu bài thơ Mèo con đi học : 24 chữ trong khoảng 10 - 15 phút.
 -Điền đúng chữ r, d, gi ; vần in, iên vào chỗ trống.
 -Bài tập (2) a hoặc b (SGK)
II.ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
	-GV chép bài lên bảng
	-GS có đủ đd học tập , có vở.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
1.KTBC: -GV chấm một số vở.
-Gọi hs Viết từ :trêu con, bôi bẩn.
-GV nhận xét sửa sai
2.Bài mới
a.Giới thiệu bài:Tập chép 8 câu thơ đầu của bài thơ Mèo con đi học
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
-GV đọc đoạn bài
HĐ1: Hướng dẫn viết từ khó:
-GV rút 1 số từ khó viết bảng:buồn, trường, toáng, đuôi, cừu.
-Nhấn mạnh âm vần khó.
-GV đọc từ nào xoá từ đó.
HĐ2:Hướng dẫn hs chép bài vào vở:
H: Chữ đầu dòng viết như thế nào?
-Trình bày theo thể thơ.
-GV đọc bài cho HS soát
-GV thu bài chấm nhận xét.
HĐ3:Bài tập : Điền chữ r, gi, d
-Thầy  áo dạy học, bé nhảy ây, đàn cá ô bơi lội.
+Điền vần iên, in
-Đàn k đang đi Ong đọc bản t
3.Củng cố:Hôm nay viết chính tả bài gì?
H:Làm bài tập điền vần gì, chữ gì?
TK:Các em đã viết 8 câu thơ đầu, làm bài tập điền âm, vần.
-Ai sai 5 lỗi chép lại bài. Làm bài tập 2(b) vào vở.
-1 hs đọc bài Mèo con đi học
-HS đọc cá nhân- ĐT
-HS viết bảng con.
-Viết hoa
-HS viết bài vào vở
-HS làm bài vào vở.
-Viết bài Mèo con đi học
Thứ năm ngày 12 tháng 4 năm 2012
Tiết 30 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ 
TÌM HIỂU VỀ ATGT (BÀI 6)
I.MỤC TIÊU
	-Kiến thức:biết những quy định về an toàn giao thông khi ngồi trên xe máy, xe đạp.
	-Cách sử dụng các thiết bị an toàn đơn giản (đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy).
	-Kĩ năng:thực hiện đúng trình tự an toàn khi lên xuống và khi đi xe đạ, xe máy. Biết cách đổi mũ bảo hiểm đúng.
	-Thái độ:GD các em có thói quen đội mũ bảo hiểm, quan sát các loại xe trước khi lên xuống xe, biết bám chặt người ngồi đằng trước.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: -HS: đội mũ bảo hiểm đến lớp.
	 -GV: mũ bảo hiểm.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1.KTBC:
2.Bài mới 
a.Giới thiệu bài: An toàn giao thông bài số 6 : Ngồi an toàn trên xe đạp, xe máy.
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
HĐ1:Giới thiệu cách ngồi an toàn trên xe đạp, xe máy.
-Hằng ngày các em đến trường bằng phương tiện gì?
-Cho HS xem tranh trả lời câu hỏi:
H:Bức tranh vẽ gì?
H:Khi đội mũ phải đội như thế nào?
H:Khi ngồi trên xe máy có phải đội mũ bảo hiểm không? Vì sao?
KL:Để đảm bảo an toàn: Phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy.Hai bàn tay phải bám chặt người ngồi đằng trước.Quan sát cẩn thận trước khi lên xuống xe.
HĐ2:Thực hành trình tự lên xuống xe
H:Khi lên xe máy em lên phía nào?
H: Trước khi lên xe máy em phải làm gì?
H: Khi xe đang chạy em không được làm gì?
3.Củng cố:Hoạt động tập thể bài gì?
H: Khi ngồi trên xe máy em cần làm gì?
TK:Khi ngồi trên xe máy xe đạp phải đội mũ bảo hiểm, bám chắc người ngồi trước. Khi xe đang chạy không vung chân, vung tay.Chú ý lên xuống xe vào bên trái.
-Về nhà thự hành như bài đã học.
-Đi bộ, cha mẹ chở bằng xe đạp, xe máy.
-Quan sát thảo luận theo nhóm.
-Bạn nhỏ đội mũ bảo hiểm.
-Mũ bảo hiểm vừa đầu, điều chỉnh cho cân đối đầu.Cài chặt khoá an toàn dưới cằm.
-Cần phải đội mũ bảo hiểm để bảo vệ đầu trong trường hợp va quẹt, bị ngã 
-Lên từ bên trái.
-Quan sát trước sau trước khi lên xe máy.Bám chặt vào người ngồi trước.
-Không vun chân, vung tay.
-Bài an toàn giao thông bài 6
Thứ sáu ngày 13 tháng 4 năm 2012
Tiết 18 TẬP ĐỌC
NGƯỜI BẠN TỐT
I.MỤC TIÊU
	-Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ : bút chì, liền đưa, sửa lại, ngay ngắn, ngượng nghịu. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. 
	-Hiểu nội dung bài : Nụ và Hà là những người bạn tốt, luôn giúp đỡ bạn rất hồn nhiên và chân thành. 
	-Trả lời câu hỏi 1, 2 (SGK) 
*GDKNS: - Tự nhận thức về bản thân. Hợp tác. Ra quyết định.(HĐ1 tiết 2)
II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
	-Tranh minh họa bài tập đọc.
	-HS có đủ đồ dùng HT – SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1.KTBC:
-HS đọc bài Mèo con đi học.
H: Mèo con kiếm cớ gì để nghỉ học?
H: Cừu nói gì để mèo đi học ngay?
-GV nhận xét cho điểm
2.Bài mới
a.Giới thiệu bài: Người bạn tốt.
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
HĐ1:
-GV đọc 1 lần.
a.Luyện đọc:
-Luyện đọc câu: 
H: Bài có mấy câu ?
-Cho hs đọc câu rút từ khó
-GV rút các từ khó:
bút chì, ngượng nghịu, mượn chiếc bút, bị tuột.
-GV nhấn mạnh các âm vần khó:
-GV So sánh tiếng gần giống nhau.
-Cho hs đọc nối tiếp 
-GV theo dõi nhận xét sửa sai
-Đọc cả bài.
-Cho hs đọc –GV theo dõi nhận xét
-Giảng từ:
Bị tuột :không ngay ngắn, dây đeo không ở trên vai.
Ngượng nghịu :xấu hỗ không tự nhiên.
HĐ2:Ôn vần ut ,uc
H: Tìm trong bài những tiếng có vần ut?
H:Tìm ngoài bài những tiếng có vần uc, ut?
H: Nói câu có chứa vần ut, uc?
-GV theo dõi nhận xét

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 30.doc