Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 1 - Trường TH Đăng SRon - Tuần 2 năm 2011

HỌC VẦN

 Dấu hỏi - Dấu nặng

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Nhận biết được dấu hỏi và thanh hỏi, dấu nặng và thanh nặng.

 - Đọc được : bẻ, bẹ.

 - Trả lời 2 – 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK.

II.CHUẨN BỊ

- Các vật tựa như hình dấu ?

- Tranh minh họa các tiếng và phần luyện nói.

 

doc 25 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 779Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 1 - Trường TH Đăng SRon - Tuần 2 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bạn đã được mọi người trong nhà quan tâm, chuẩn bị sách, vở, đồ dùng học tập. Đến lớp, bạn được cô giáo đón chào, được học, được vui chơi. Sau buổi học, về nhà, bạn kể việc học tập ở trường cho bố mẹ nghe
*3.HS múa hát, đọc thơ hoặc vẽ tranh chủ đề trường em.
GV kết luận:
· Trẻ em có quyền có họ tên, có quyền được đi học.
· Chúng ta thật vui và tự hào đã trở thành HS lớp Một.
· Chúng ta sẽ cố gắng học thật giỏi, thật ngoan để xứng đáng là HS lớp Một.
4.Củng cố: Nhận xét 
GD:Các em phải luôn cố gắng học thật giỏi, ngoan để xứng đáng con ngoan trò giỏi
Dặn dò: chuẩn bị bài: Gọn gàng sạch sẽ
Nhóm 2: Thảo luận tranh 2
- Mẹ đưa Mai đến trường. Trường Mai thật là đẹp. Cô giáo tươi cười đón em vào lớp.
- Nhóm 3: Thảo luận tranh 3.
- Ở lớp Mai được cô giáo dạy bao điều mới lạ. Rồi đây em sẽ biết đọc, biết viết, biết làm toán nữa. Em sẽ tự đọc truyện, đọc báo cho ông bà nghe, sẽ tự viết được thư cho bố khi bố đi công tác xa. Mai sẽ cố gắng học thật giỏi và thật ngoan.
- Nhóm 4: Thảo luận tranh 4
- Mai có thêm nhiều bạn mới, cả bạn trai lẫn bạn gái. Giờ ra chơi em và các bạn chơi đùa ở sân trường thật vui.
- Nhóm 5: Thảo luận tranh 5.
- Về nhà, Mai kể với bố mẹ về trường lớp mới, về cô giáo và các bạn của em. Cả nhà đều vui: Mai đã là HS lớp Một rồi!
- Đại diện các nhóm lên kể chuyện trước lớp.
-HS thực hiện.
Thứ ba ngày 30 tháng 8 năm 2011
 Tiết:13-14	 HỌC VẦN
 Dấu huyền- Dấu ngã
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
 - Nhận biết được dấu huyền và thanh huyền, dấu ngã và thanh ngã.
 - Đọc được : bè, bẽ. 
 - Trả lời 2 – 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK.
II.CHUẨN BỊ:
 - Các vật tựa như hình dấu ` ~ 
 - Tranh minh họa các tiếng: dừa, mèo, gà, vẽ, gỗ, võ, võng.
 - Tranh minh họa phần luyện nói: bè.
Tiết 1
Nội dung – Các hoạt động của Giáo viên
Các hoạt động của học sinh
1.KTBC:
- Cho HS viết dấu ? . và đọc tiếng bẻ, bẹ.
- Cho 2, 3 HS lên bảng chỉ các dấu ? . trong các tiếng củ, cải, nghé ọ, đu đủ, cổ áo, xe cộ, cái kẹo (GV viết lên bảng)
- Nhận xét
2.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Dấu huyền.
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi: Các tranh này vẽ ai và vẽ gì?
- Dừa, mèo, cò, gà là các tiếng giống nhau ở chỗ đều có dấu huyền.
- GV chỉ dấu huyền trong bài và cho HS phát âm đồng thanh ở các tiếng có thanh huyền.
- GV: tên của dấu này là dấu huyền.
Dấu ngã.
- GV treo tranh: Các tranh này vẽ ai và vẽ gì?
- Vẽ, gỗ, võ, võng là các tiếng giống nhau ở chỗ đều có dấu ngã
- GV chỉ dấu ngã trong bài và cho HS phát âm đồng thanh ở các tiếng có thanh ngã
-GV: Tên của dấu này là dấu ngã.
2. Dạy dấu thanh: 
GV viết lên bảng dấu huyền và dấu ngã
a) Nhận diện dấu:
Dấu huyền
- GV tô lại dấu huyền và nói: Dấu huyền là một nét nghiêng sổ trái.
- GV đưa mẫu vật có dấu huyền trong bộ chữ cái để HS có ứng tượng nhớ lâu.
- Hỏi dấu huyền giống những vật gì?
Dấu ngã
- GV tô lại dấu ngã và nói: Dấu ngã là một nét móc hai đầu. GV đưa dấu ngã trong bộ chữ cái để HS có ấn tượng nhớ lâu
- GV đưa mẫu vật có dấu ngã. Hỏi dấu ngã giống những vật gì?
b) Ghép chữ và phát âm:
- Khi thêm dấu huyền vào be, ta được tiếng bè.
- GV viết bè và hướng dẫn HS mẫu ghép tiếng bè trong SGK
- Vị trí của dấu huyền trong tiếng bè được nằm ở đâu?
- GV phát âm mẫu tiếng bè.
- Cho HS phát âm bè nhiều lần.
- Tìm các sự vật, vật được chỉ bằng tiếng bè.
Dấu ngã
- Khi thêm dấu ngãvào be ta được tiếng bẽ.
- GV viết lên bảng bẽ và hướng dẫn HS mẫu ghép tiếng bẽ trong SGK
-Vị trí của dấu ngã trong tiếng bẽ được nằm ở đâu?
- GV phát âm mẫu tiếng bẽ.
- Cho HS phát âm bẽ nhiều lần.
c) Hướng dẫn viết dấu thanh:
Dấu huyền
- GV viết mẫu lên bảng dấu huyền theo khung ô li được phóng to. Hướng dẫn quy trình viết (lưu ý điểm đặt bút và chiều đi xuống của dấu huyền).
- Hướng dẫn viết tiếng “bè”
- GV nhận xét và sửa sai cho HS.
Dấu ngã
- GV viết mẫu lên bảng dấu ngã theo khung ô li được phóng to. hướng dẫn quy trình viết (lưu ý điểm đặt bút và nhấc bút).
- Hướng dẫn viết tiếng “bẽ”
- GV nhận xét, sửa chữa.
3.Củng cố: 
- HS dùng bộ thực hành Tiếng việt để lắp ghép chữ vừa họ
- Nhận xét tiết học
- Cho hs hát bài :Quê hương tươi đẹp.
- 2 hs lên bảng đọc và kết hợp viết.
- HS lên bảng.
- Các tranh vẽ dừa, mèo, cò, gà
- HS phát âm cá nhân, đồng thanh
- HS thảo luận và trả lời
- bé vẽ, khúc gỗ, một bạn đang tập võ, cái võng
- HS phát âm đồng thanh, nhóm, bàn,
-cá nhân.
 - giống thước kẻ đặt xuôi
-  nằm trên chữ e
- HS đọc cả lớp, nhóm, bàn, cá nhân
- Thuyền bè, be chuối, bè nhóm, to bè bè.
- ... trên chữ cái e.
- HS phát âm cả lớp, nhóm, bàn, cá nhân.
- HS viết trên không – Viết bảng con 
- HS viết trên không trung – Viết bảng.
- HS ghép chữ bè, bẽ.
TIẾT 2
Nội dung – Các hoạt động của Giáo viên
Các hoạt động của học sinh
1.Luyện đọc
- Các em vừa học các dấu gì?
- HS đọc bài trên bảng
- GV theo dõi và nhận xét.
2.Luyện viết: 
Luyện viết vào vở.
GV hướng dẫn cách viết vào vở
Cho hs viết gv theo dõi nhận xét.
3. Luyện nói
- Quan sát tranh em thấy tranh vẽ gì?
- Bè đi trên cạn hay dưới nước? 
- Thuyền khác với bè thế nào?
- Bè dùng để làm gì?
- Bè thường chở gì?
- Những người trong tranh đang làm gì? 
- Tại sao người ta không dùng thuyền mà lại dùng bè?
- Em đã trông thấy bè bao giờ chưa? 
- Quê em những ai thường đi bè.
4.Củng cố:
- HS đọc SGK
- Tìm dấu thanh và tiếng vừa học trong sách, báo.
*Dặn HS học bài và làm bài, tự tìm dấu thanh trong sách, báo; xem trước bài 6: On tập
 -  dấu ngã, dấu huyền
- HS đọc nhóm, bàn, cá nhân
- HS tô và viết bè, bẽ trong vở TV.
- ... vẽ bè
- ...dưới nước
- ...thuyền có khoang chở người hoặc hàng hoá; bè không có khoang chứa và trôi bằng sức nước là chính.
- ... chuyên chở hàng hoá.
- ... chở gỗ, nứa, tre..
- ... đẩy cho bè trôi.
- ... bè chuyên chở được nhiều hơn.
- HS trả lời
- HS thi đua tìm nhanh.
Thứ ba ngày 30 tháng8 năm 2011
Tiết : 6 TOÁN
Các số 1, 2, 3
I. MỤC TIÊU:
 - Nhận biết được số lượng các nhóm đồ vật có 1, 2, 3 đồ vật ; đọc, viết được các số 1, 2, 3 ; biết đếm 1, 2, 3 và đọc theo thứ tự ngược lại 3, 2, 1 ; biết thứ tự của các số 1, 2, 3.
 - Bài tập cần làm. Bài 1,bài 2,bài 3.
II. CHUẨN BỊ:
 - Các nhóm có số 1, 2, 3 đồ vật cùng loại: 3 búp bê, 3 vòng hoa, 3 hình vuông, 3 hình tròn;
 - 3 tờ bìa, trên mỗi tờ bìa đã viết sẵn các số 1, 2, 3.
 - 3 tờ bìa mỗi tờ bìa đã vẽ sẵn 1 chấm tròn, 2 chấm tròn, 3 chấm tròn.
Nội dung – Các hoạt động của Giáo viên
Các hoạt động của học sinh
 1. KTBC: 
-GV cho HS nhận dạng các hình vuông, hình tam giác trên bảng. 
-Những mẫu vật nào có dạng hình vuông? Những mẫu vật nào có dạng tam giác?
-Nhận xét 
2.Bài mới:
a) Giới thiệu số 1:
Bước 1: Hướng dẫn HS quan sát các nhóm đồ vật có số lượng là 1 phần tử :
- Bức ảnh có một con chim.
- Bức tranh có một bạn gái.
- Tờ bìa có một chấm tròn.
Bước 2: Hướng dẫn HS nhận ra đặc điểm chung của nhóm đồ vật có số lượng bằng 1:
1 con chim;
1 bạn gái; số lượng đều là 1
1 chấm tròn. 
- Số 1 viết bằng chữ số 1. 
- GV hướng dẫn viết chữ số 1 trên bảng.
b) Giới thiệu số 2:
Bước 1: Hướng dẫn HS quan sát nhóm có 2 phần tử.
- 3 hs nhận dạng.
-HS trả lời
- HS nhắc lại có một con chim
- Có một bạn gái
-Có một chấm tròn.
- HS đọc đồng thanh, nhóm, bàn, cá nhân.
- HS đọc số 1
- HS viết bảng con
·
 ·
· ·
· ·
·
·
·
3
2
1
- Bức tranh có 2 bông hoa;
- Trên bàn có 2 quả táo; 
- Trong cặp có 2 quyền vở.
Bước 2: Hướng dẫn HS nhận ra đặc điểm chung của nhóm đồ vật có số lượng bằng 2.
2 bông hoa;
2 quả táo; đều có số lượng 2
2 quyển vở
Số hai viết bằng chữ số 2
Hướng dẫn viết chữ số 2 trên bảng
c) Giới thiệu số 3:
- Tương tự như số 1, 2
- Số 3 viết bằng chữ số 3
- Hướng dẫn viết trên bảng 
 3.Thực hành:
-Bài 1: Thực hành viết số 
Bài 2: HS nhìn tranh rồi viết số thích hợp vào ô trống.
- Chữa bài
Bài 3: Quan sát hình vẽ- Bài toán yêu cầu gì? 
4.Củng cố: 
-Trò chơi nhận biết số lượng: GV giơ tờ bìa vẽ 1, 2, 3 chấm tròn – HS thi đua giơ các tờ bìa có số tương ứng.
GD: Hs tính cẩn thận chính xác khi làm toán.
-Nhận xét tiết học.
Dặn dò: làm bài
- Chuẩn bị bài: Luyện tập
- HS nhắc lại có 2 bông hoa
 -Có 2 quả táo 
- Có 2 quyển vở.
-HS đọc đồng thanh nhóm, bàn, cá nhân
- HS đọc: số 2
-HS viết bảng con
- HS đọc số 3
- Viết bảng con
-HS viết số 1, số 2, số 3 trong vở Bài tập toán.
-HS viết số vào dưới mỗi hình cho thích hợp.
- Viết số hoặc vẽ chấm tròn thích hợp: 
- Cả lớp cùng chơi -Ai sai sẽ bị hát 1 bài
Thứ ba ngày 30 tháng 8 năm 2011
Tiết 2 THỦ CÔNG
Xé, dán hình chữ nhật 
I.MỤC TIÊU: 
 - Biết cách xé, dán hình chữ nhật.
 - Xé, dán được hình chữ nhật. Đường xé có thể chưa thẳng và bị răng cưa. Hình dán có thể chưa phẳng.
Với HS khéo tay : 
 - Xé, dán được hình chữ nhật. Đường xé ít răng cưa. Hình dán tương đối phẳng.
 - Có thể xé được thêm hình chữ nhật có kích thước khác.
II.CHUẨN BỊ:
GV: Bài mẫu về xé, dán hình chữ nhật
Hai tờ giấy màu khác màu..
HS: Giấy màu, giấy nháp kẻ ô, hồ, bút chì, vở thủ công, khăn lau tay.
Nội dung – Các hoạt động của giáo viện
1. KTBC: 
-Kiểm tra dụng cụ học tập của HS
-Nhận xét
2.Bài mới : -Cho HS xem vật mẫu và đặt câu hỏi:
-Các em phát hiện xung quanh xem đồ vật nào có dạng hình chữ nhật?
-Vẽ và xé dán hình chữ nhật
-Xung quanh ta có nhiều đồ vật có dạng hình chữ nhật, em hãy ghi nhớ đặt điểm của những hình đó để tập xé dán cho đúng hình.
-GV lấy một tờ giấy thủ công màu sẫm, lật mặt sau đếm ô, đánh dấu vẽ hình chữ nhật cạnh dài 12ô, cạnh ngắn 6 ô. 
Làm thao tác xé từng cạnh hình chữ nhật:
-Tay trái giữ chặt tờ giấy, tay phải dùng ngón trái và ngón trỏ để xé giấy dọc theo cạnh hình, lần lượt các thao tác như vậy để xé các cạnh.
-Xé thẳng, tránh xé vội, xé không đều còn nhiều vết răng cưa.
Yêu cầu khi xé xong, kiểm tra lại xem bốn cạnh hình chữ nhật xem có cân đối không? Nếu không cân đối, còn nhiều răng cưa thì sửa lại cho hoàn chỉnh 
3 Thực hành
. Hướng dẫn thao tác dán hình:
Dán hình:
- Lấy giấy có kẻ ô tập đếm, đánh dấu, vẽ và xé hình tam giác bôi lên góc hình và di dọc theo các cạnh
-Dán sản phẩm vào vở thủ công. Chú ý dán hình phẳng vị trí cân đối. Yêu cầu HS đặt giấy màu lên bàn, đếm ô, đánh dấu và vẽ hình chữ nhật
 -HS làm gv theo dõi ,hd những em yếu
 Làm xong gv nhận xét một số sản phẩm.
4.Củng cố
 Hỏi: Các em vừa học thủ công bài gì?
Nêu cách xé dán hình chữ nhật 
Tổng kết:Các em vừ học bài xé dán hình chữ nhật.
Dặn dò: Chuẩn bị giấy màu để xé dán hình vuông.
Các hoạt động của học sinh
-Giấy thủ công màu, giấy nháp có kẻ ô, hồ dán, bút chì, vở thủ công, khăn lau tay.
Quan sát và trả lời:
-cửa ra vào, bảng, mặt bàn, quyển sách
- Quan sát
- Lấy giấy có kẻ ô tập đếm, đánh dấu, vẽ và xé hình chữ nhật
- HS lấy giấy màu ra thực hành
- Xé, dán hình chữ nhật
Thứ tư ngày 31 tháng 8 năm 2011
Tiết :15-16 HỌC VẦN
On tập
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 
 	- Nhận biết được các âm, chữ e, b và dấu thanh : Dấu sắc/ dấu hỏi / dấu nặng / dấu huyền / dấu ngã.
 - Đọc được tiếng be kết hợp với các dấu thanh : be, bè,bé, bẻ, bẽ, bẹ.
 - Tô được e, b, bé và các dấu thanh.
II. CHUẨN BỊ :
 - Bảng ôn: b, e, be, bè, bé, bẻ, bẽ, bẹ
 - Các miếng bìa có ghi các từ: be be, bè bè, be bé.
 - Các vật tựa như hình dấu thanh.
 - Tranh minh hoạ các tiếng: bé, bè, bẻ, bẹ.
 -Tranh minh hoạ phần luyện nói: Các cặp thanh đối lập: dê - dế, dưa - dừa, cỏ- cọ, vó - võ.
Tiết 1
Nôi dung – Các hoạt động của giáo viên
Các hoạt động của học sinh
e
be
\
/
~
be
bè
bé
bẻ
bẽ
 .
bẹ
b
1.KTBC: 
- GV cho HS viết dấu huyền, dấu ngã và đọc tiếng bè, bẽ.
- Cho 2, 3 HS lên bảng chỉ các dấu huyền, ngã trong các tiếng ngã, hè, bè, kẽ, vẽ...
- Nhận xét
2.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
-Sau một tuần làm quen với chữ và các dấu thanh Tiếng việt. Hôm nay chúng ta thử xem lại xem đã biết được những gì rồi nhé!
- Kể lại các dấu thanh đã học? 
- Chúng ta đã biết được những tiếng nào có các âm và dấu thanh đã học
- GV ghi các âm và dấu thanh, tiếng:
-HS viết- đọc 
-HS lên bảng.
- ... thanh ngang, thanh sắc, thanh huyền, thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng.
-  be, bè, bé, bẻ, bẽ, bẹ
Quan sát tranh và trả lời câu hỏi Tranh vẽ ai?
- Tranh vẽ cái gì?
Tiết 2 Ôn tập
a) Chữ, âm e, b và ghép be, thành tiếng b:
- Yêu cầu HS tìm trong bộ chữ b, e và ghép thành tiếng be.
- GV gắn bảng mẫu b,e, be lên bảng.
b) Dấu thanh và ghép be với các dấu thanh thành tiếng:
- GV gắn bảng mẫu be và các dấu thanh trên bảng lớp.
c) Các từ được tạo nên từ e, b và các dấu thanh:
-GV cho HS tự đọc các từ dưới bảng ôn.
d) Hướng dẫn viết tiếng trên bảng con:
- GV viết mẫu lên bảng các tiếng be, bè, bé, bẻ, bẽ, bẹ theo khung ô li được phóng to. Hướng dẫn quy trình viết (lưu ý điểm đầu tiên đặt bút và hướng đi của các con chữ, chỗ nối giữa các con chữ và vị trí dấu thanh).
3.Củng cố:
- Cho HS dùng bộ thực hành lắp ghép các tiếng trên 
- Nhận xét tiết học
Dặn dò: Về nhà học bài, viết bài 
- Xem trước bài 7 : ê, v
- ... em bé, người đang bẻ ngô.
- ... bẹ dừa, bè trên sông.
- Đọc lại các tiếng trong tranh minh họa.
-HS nhận xét và bổ sung cho các bạn đã ghép chữ.
- HS thảo luận nhóm và đọc – GV chỉnh phát âm cho HS.
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp. GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
-HS viết chữ lên không trung rồi viết vào bảng con.
-HS ghép: be, bé, bè, bẻ, bẽ
Thứ tư ngày 31 tháng 8 năm 2011
Tiết:7 TOÁN
 Luyện tập
I.MỤC TIÊU:
 - Nhận biết được số lượng 1, 2, 3 ; biết đọc, viết, đếm các số 1, 2, 3.
 - Bài tập cần làm Bài 1, 2.
II.CHUẨN BỊ:
 -Vở bài tập
Nôị dung – Các hoạt động của giáo viên
Các hoạt động của học sinh
1.KTBC:
- Tiết trước em học bài gì?
- GV đưa hình bìa có các số lần lượt cho HS đọc 1, 2, 3
- Cho HS đếm từ 1 –> 3 và ngược lại.
- GV nhận xét.
2.Luện tập :
Bài 1:
-GV cho HS đọc thầm nội dung bài tập 1.
-Yêu cầu của bài tập này là gì?
-Có 2 hình vuông viết số mấy?
-Có 3 hình tam giác viết số mấy?
-Có 1 cái nhà viết số mấy?
 Cho hs làm vào phiếu bài tập,gv theo dõi nhận xét.
Bài 2:
- Cho HS nêu yêu cầu của bài này
- Sau khi HS điền xong, cho các em lần lược đọc 1, 2, 3 hoặc 3, 2, 1
Bài 3: Tương tự bài tập 1, 2
-Nhóm có 2 hình vuông viết số nào?
-Nhóm có 1 hình vuông viết số nào?
-Cả hai nhóm có mấy hình vuông?
3 Củng cố –dặn dò.
 H :Các em vừa học bài gì?
 H :Đã luyện tập những dạng toán nào?
TK: Các em vừa học tiết luyên tập
Về nhà xem lại bài và cb bài sau.
- ... 1, 2, 3
- HS đọc theo bìa ghi số của GV.
- 5-6 em đếm.
-  nhận biết số lượng rồi viết số thích hợp vào ô trống.
- Viết số 2
- Viết số 3
- Viết số 1
- Điền số thích hợp vào ô trống:
1
2
3
1
2
3
1
2
3
-Viết số thứ tự vào ô trống để hiện số ô vuông của nhóm
1
2
3
3
2
1
3
2
1
3
2
1
1
2
3
1
2
3
1
3
Vừa học bài luyện tập
Thứ tư ngày 31 tháng 8 năm 2011
Tiết 2 MĨ THUẬT 
Vẽ nét thẳng
I. MỤC TIÊU: 
	 - HS nhận biết được một số loại nét thẳng.Biết cách vẽ nét thẳng.
 - Biết phối hợp các nét thẳng để vẽ, tạo hình đơn giản.
HS khá, giỏi : - Phối hợp các nét thẳng để vẽ tạo thành hình vẽ có nội dung.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV :Tranh vẽ các nét thẳng hình vẽ đơn giản có nét thẳng
 HS : Vở tập tô màu bút
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
2
3
4
5
Giới thiệu bài mới :Hôm nay chúng ta vẽ nét thẳng
- Giáo viên ghi bảng
Giới thiệu tranh có vẽ nét thẳng.
- Những đồ vật nào có hình nét thẳng ?
- Cho học sinh quan sát tranh
 + Bức tranh vẽ gì ?
 +Nhà có những bộ phận nào ?
 + Có màu gì ?
 +Dòng sông có hình gì ?
 + Nước có màu gì ?
 + Ngoài ra còn có gì nữa ?
-Tương tự cho học sinh quan sát và trả lời một số bức tranh.
GV: Cảnh thiên nhiên rất đa dang nào cây cối nhà cửa , dòng sông nhưng chúng khác nhau.
Hướng dẩn học sinh vẽ nét thẳng
-Hình 1 : Ta đặt bút từ bên trái kéo sang bên 
phải để tạo thành ngọn núi .
- Hình 2 : Tô màu vào tranh.
- Từ những bước tranh trên chúng ta có thể vẽ được một bức tranh đơn giản và đẹp. 
Thực hành : Hướng dẫn vẽ vào vở tập vẽ chúng ta vẽ một bức tranh đơn giản như nhà, cây cối, ao hồ
- Không vẽ to quá hoặc nhỏ quá
- Vẽ sonh hướng dẫn cách tô màu
- Chấm 1 số vở ( nhận xét )
Củng cố - Dặn dò: Chúng ta vừa tập vẽ bài gì ?
- Nêu tên các đồ vật có nét thẳng
TK:Các em vừa tập vẽ nét thẳng. Qua bài này các em vẽ được bức tranh đơn giản có nét thẳng.
-Về nhà ai chưa song làm tiếp 
 - Chuẩn bị bài sau 
- Học sinh đọc
- Nhà ,thuyền ,núi
-Nhà cửa,cây cối , dòng sông 
- Có thân ,mái, cựa ra vào..
- Màu xanh,đỏ,vàng
- Hình cong
- Màu xanh
-HS thực hành
-Vẽ nét thẳng
-Học sinh nêu
Thứ tư ngày 31 tháng 8 năm 2011
Tiết :2 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 
 Chúng ta đang lớn.
I. MỤC TIÊU:
 - Nhận ra sự thay đổi của bản thân về số đo chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết của bản thân. 
 HS khá, giỏi Nêu được ví dụ cụ thể sự thay đổi của bản thân về số đo chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết.
*GDKNS: 
-Kĩ năng tự nhận thức : Nhận thức được bản thân: Cao / thấp, gầy / béo, mức độ hiểu biết. HĐ3)
-Kĩ năng giao tiếp: Tự tin giap tiếp khi tham gia các hoạt động thảo luận và thực hành đo.(HĐ2)
 Các phương pháp / kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng -Thảo luận nhóm. Hỏi đáp trước lớp. Thực hành đo chiều cao, cân nặng.
 II. CHUẨN BỊ:
 - Các hình vẽ trong bài 2 sách giáo khoa.
 - Vở bài tập tự nhiên xã hội.
Nội dung – các hoạt động của giáo viên
Các hoạt động của học sinh
1.KTBC:
H:Cơ thể ngườigồm có mấy phần? Đó là những phần nào? 
H:Hãy chỉ và nêu các bộ phận bên ngoài của cơ thể?-Nhận xét
*2.Bài mới :
Khởi động: Trò chơi “Vật tay”
- GV tổ chức trò chơi theo các bước.
- Giải thích cách chơi.
-Kết thúc: Tổng kết trò chơi.
Nhận xét - kết luận
-Các em có cùng độ tuổi nhưng có em khỏe hơn, có em yếu hơn, có em cao hơn, có em thấp hơn ... Hiện tượng đó nói lên điều gì? Bài học hôm nay sẽ giúp các em câu trả lời
Quan sát sách giáo khoa.
-Yêu cầu HS nói điều gì khi quan sát trong từng hình.
Gợi ý:
-Những hình nào cho biết sự lớn lên của em bé từ lúc còn ẵm ngữa đến lúc biết đi, biết chơi với bạn.
-Hãy chỉ và nói từng hình để thấy em bé ngày càng biết vận động nhiều hơn.
-Ở hình 2, em bé đang được tập cho điều gì? So với lúc mới biết đi, em bé biết thêm điều gì?
- 3 hs trả lời
- 2 hs trả lời
 - 4 nhóm – Mỗi nhóm 2 HS, những người thắng lại đấu với nhau, cuối cùng là một người thắng chung cuộc.
- Làm việc theo nhóm.
-Hình 1
- Nằm ngửa, biết lật, biết bò, biết ngồi, biết đi, biết nói và biết chơi với bạn.
-Em bé tập đếm số 1, 2, 3. So với lúc mới biết đi em bé biết thêm nhiều điều như đếm số, nhận biết số.
Yêu cầu một số HS trình bày những gì em vừa nói với các bạn trong nhóm.
GV kết luận: 
-Trẻ em sau khi ra đời sẽ lớn lên hàng ngày, hàng tháng về cân nặng, chiều cao, về các hoạt động vận động (biết lẫy, biết bò, biết ngồi, biết đi ) và lớn lên cả về hiểu biết (biết lạ, biết quen, biết nói...)
-Các em mỗi năm cũng cao hơn, nặng hơn, học được nhiều thứ hơn, trí tuệ phát triển hơn 
*3. Thực hành đo xem ai cao hơn, to hơn.
 H: Các bạn tuổi tuy bằng nhau nhưng sự lớn lên của các bạn có giống nhau không?
-GV kết luận: Sự lớn lên của các em có thể giống nhau hoặc khác nhau. Các em cần chú ý ăn, uống điều độ, giữ gìn sức khoẻ, ít ốm đau sẽ chóng lớn.
-Vẽ về các bạn trong nhóm.
Bức vẽ nào được các bạn thích nhất sẽ được trưng bày trước lớp.
4.Củng cố: 
-Hôm nay chúng ta học bài gì ?
GV:Tuổi của các em đang lớn cần chú ý ăn uống điều độ, giữ sìn sức khỏe để phát triển đều.
-Dặn dò: Quan sát động tác vận động của một em bé gần nhà.Xem trước bài Nhận biết các vật xung quanh.
- Học nhóm, cử đại diện nói trước lớp - các bạn khác bổ sung.
Cách đo: Hai bạn đứng áp lưng vào nhau, đo xem ai cao hơn, tay ai dài hơn, vòng tay ai lớn hơn, vòng đầu, vòng ngực ai lớn hơn.
-Các bạn lớn lên không giống nhau .
- HS vẽ 4 bạn trong nhóm trên cơ sở các em vừa thực hành quan sát nhau.
- Chúng ta đang lớn
Thứ năm ngày 1 tháng 9 năm 2011
Tiết 1 	 TẬP VIẾT
Tô các nét cơ bản
I.MỤC TIÊU:
 - Tô được các nét cơ bản theo vở Tập viết 1, tập một.
 HS khá, giỏi có thể viết được các nét cơ bản.
II. CHUẨN BỊ: -GV: Các nét viết sẵn.
 -HS: Vở tập viết – bảng con.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
1.Kiểm tra bài cũ: - GV Kiểm tra đồ dùng học tập của hs.
 -GV chỉ các nét – HS đọc tên các nét.
2.Bài mới:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
3
4
Giới thiệu bài: Giới thiệu các nét cơ bản: GV cho HS xem lại các nét và cho các em nhắc lại
Hướng dẫn viết bảng con
- GV viết nét — hỏi nét gì? 
- GV viết nét ½ hỏi nét gì?
- GV viết nét Hỏi nét gì?
-GV viết nét Hỏi nét gì?
- GV viết nét Hỏi nét gì?
- GV viết nét Hỏi nét gì?
- GV viết nét Hỏi nét gì?
- GV viết nét C Hỏi nét gì?
- GV viết nét Hỏi nét gì?
- GV viết nét O Hỏi nét gì?
Viết vở :GV hướng dẫn hs viết vào vở các nét trên.
-Hướng dẫn tư thế ngồi viết cách cầm bút.
-Hướng dẫn từng nét một – điểm đặt bút và điểm nhấc bút
- Chấm một số vở và nhận xét.
Củng cố- Dặn dò:Gọi một số HS lên viết lại một số nét. Nhận xét tiết học- Viết vở bài tập ở nhà.
-Học sinh nhắc lại các nét.
- Học sinh trả lời: Nét ngang.
-Học sinh viết nét — vào bảng con 
- Học sinh trả lời: nét sổ
- Học sinh viết nét | vào bảng con
- Học sinh trả lời: nét móc xuôi
- Học sinh viết nét vào bảng con
- Học sinh trả lời: nét móc ngược
- Học sinh viết nét vào bảng con
- Học sinh trả lời: nét móc hai đầu
- Học sinh viết nét vào bảng con
- Học sinh trả lời: nét khuyết trên
- Học sinh viết nét vào bảng con
- HS trả lời: nét khuyết dưới
- Học sinh viết nét vào bảng con
- Học sinh trả lời: nét cong hở phải
- HS viết nét C vào bảng con
- Học sinh trả lời: nét cong hở trái
- Học sinh viết nét vào bảng con
- HS trả lời: nét cong tròn khép kín
- Học sinh viết nét O vào bảng con
- Học sinh viết bài.
 Thứ năm ngày 1 tháng 9 năm 2011
Tiết 2 	 TẬP VIẾT
Tập tô e, b, bé
 I.MỤC TIÊU:
 - Tô và viết được các chữ :e, b, bé theo vở Tập viết 1, tập một.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -GV :kẻ bảng, chữ mẫu.
 -HS: bảng con, vở tập viết 
III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
 1.Kiểm tra bài cũ:
 - Học sinh lên bảng viết, lớp viết bảng con.
 - GV nhận xét, sửa sai, ghi điểm 
 2.Bài mới:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
* Giới thiệu bài:
- Hôm nay chúng ta tập viết bài:”e, b, bé”
2
3
4
Hướng dẫn học sinh viết:
Hôm nay chúng ta tập viết những chữ gì ? 
Gv chỉ lên

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan2.doc