Giáo án Toán, Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 30 - Năm học 2016-2017 - Thầy Giáp

Tiết 3: Toán ÔN TẬP VỀ ĐO THỂ TÍCH

I. Mục tiêu:

- Quan hệ giữa các đơn vị đo m 3 , Đề-xi-mét khối, Xăng-ti-mét khối

- Viết số đo thể tích dưới dạng số thập phân.

- Chuyển đổi số đo thể tích.

- Làm được các BT : 1 ; 2 cột 1 ; 3cột 1

- HS khá , giỏi làm được các BT còn lại .

II. Chuẩn bị: + GV: Bảng đơn vị đo thể tích . HS: Bảng con, Vở bài tập toán.

III. Các hoạt động

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Bài cũ: Ôn tập về số đo diện tích.

- Sửa bài 3, 4/ 66.

Nhận xét.

2. Giới thiệu bài mới: Ôn tập về đo thể tích.

 Bài tập 1:Yêu cầu HS điền hoàn chỉnh vào bảng và nhắc lại mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo thể tích liền kề.

Bài tập 2: Yêu cầu HS làm vào vở, trên bảng và chữa bài

Bài tập 3: Yêu cầu lớp làm vào vở, hai Hs lên bảng làm.

3. Tổng kết - dặn dò: Về nhà làm bài

Chuẩn bị: Ôn tập về số đo thời gian.

- Nhận xét tiết học. -Lần lượt từng học sinh đọc từng bài.

- Học sinh sửa bài.

Bài tập 1: HS điền hoàn chỉnh vào bảng và nhắc lại mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo thể tích liền kề (hơn (kém) nhau 1000 lần)

Bài tập 2: HS làm vào vở, vài hs lên bảng làm. Lớp nhận xét, sửa chữa:

 1m3= 1000dm3

 7,268m3 = 7268dm3

 0,5m3 = 500dm3

 3m3 2dm3 = 302dm3

 1dm3 = 1000cm3

 4,351dm3 = 4351cm3

 0,2dm3 = 200cm3

 1dm3 9cm3 = 109cm3

Bài tập 3: lớp làm vào vở, ba HS lên bảng làm.

a) 6m3 272dm3 = 6,272m3

 2105dm3 = 2,105m3

 3m3 82dm3 = 3,082m3

b) 8dm3 439cm3 = 8,439dm3

 3670cm3 = 3,67dm3

 5dm3 77cm3 = 5,077dm3

 

doc 17 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 407Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán, Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 30 - Năm học 2016-2017 - Thầy Giáp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
về một bạn gái đáng quý như Mơ. Có thể thấy tư tưởng xem thường con gái là tư tưởng rất vô lí, bất công và lạc hậu.
-Nêu nội dung bài?
v Luyện đọc diễn cảm. (10p)
-Tìm giọng đọc của bài?
 + Ở đoạn 1, kéo dài giọng khi đọc câu nói của dì Hạnh: “Lại / một vịt trời nữa”.
 + Ở đoạn 2, đọc đúng câu hỏi, câu cảm, thể hiện những băn khoăn, thắc mắc của Mơ.
 + Đoạn 3, đọc câu nói của mẹ Mơ: “Đừng vất vả thế,/ để sức mà lo học con ạ!” với giọng âu yếm, thủ thỉ. Lời đáp của Mơ: “Mẹ ơi, con sẽ gắng thay một đứa con trai trong nhà, mẹ nhé!” đọc với giọng hồn nhiên, chân thật, trang trọng như môt lời hứa.
 + Đoạn 4, đọc nhanh, gấp gáp, thể hiện diễn biến rất nhanh của sự việc. Câu “Thật hú vía!” đọc chậm, nhấn giọng, như thở phào vì vừa thoát hiểm.
Giáo viên đọc mẫu 1, 2 đoạn.
Cho HS luyện đọc.
Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
3. Tổng kết - dặn dò: (5p)
Yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn.
Nhận xét tiết học
Học sinh lắng nghe.
-Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
Có thể chia bài thành nhỏ để luyện đọc.
- HS đọc nối tiếp theo cặp, đoạn.
Cả lớp đọc thầm theo
-Sinh con là trai hay gái không quan trọng. Điều quan trọng là người con đó có ngoan ngoãn, hiếu thảo, chăm học, chăm làm để giúp đỡ cha mẹ, làm cha mẹ vui lòng hay không. 
-Câu chuyện khen ngợi bạn Mơ học giỏi chăm làm dũng cảm cứu bạn, làm thay đổi cách hiểu của cha mẹ về việc sinh con gái.
- Giọng kể thủ thỉ, tâm tình, phù hợp với cách kể sự việc qua cách nhìn, cách nghĩ của cô bé Mơ.
Nhiều học sinh luyện đọc diễn cảm từng đoạn, cả bài.
Học sinh thi đọc diễn cảm từng đoạn, cả bài.
Học sinh nhận xét.
Học sinh nhắc lại nội dung.
	Chiều, thứ 2 ngày 10 tháng 4 năm 2017
Tiết 2: Kể chuyện: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I.Mục tiêu:
* Lập dàn ý, hiểu và kể được một câu chuyện đã nghe, đã đọc ( giới thiệu được nhân vật, nêu được diễn biến câu chuyện hoặc các đặc điểm chính của nhân vật, nêu được cảm nghĩ của mình về nhân vật, kể rõ ràng, rành mạch) về một người phụ nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.
* Kính trọng và biết ơn những người phụ nữ có công với đất nước.
II. Đồ dùng dạy học:
Một số sách truyện, bài báo, sách truyện đọc lớp 5.. viết về các nữ anh hùng, các phụ nữ có tài.
Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ:(5p)
Kiểm tra 2 HS
Nhận xét.
- Kể chuyện Lớp trưởng lớp tôi 
2.Bài mới
+ Giới thiệu bài: (2p)
+ Tìm hiểu bài:(30p)
HĐ 1:HD HS hiểu yêu cầu của đề bài: 
- HS lắng nghe
GV viết đề bài trên bảng lớp và gạch dưới những từ ngữ cần chú ý:
Kể chuyện em đã nghe, đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.
- 1 HS đọc đề bài trên bảng 
- HS đọc 4 gợi ý 
-1 HS đọc thầm gợi ý 1
- HS nối tiếp nói tên câu chuyện sẽ kể 
GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS ở nhà 
- HS đọc gợi ý 2 và gạch dàn ý câu chuyện
HĐ 2: HS kể chuyện: 
- HS kể theo cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Cho HS thi kể
- HS thi kể chuyện trước lớp.Kể xong đều nói về ý nghĩa câu chuyện...
- Lớp nhận xét 
Nhận xét + khen những HS kể hay, nêu ý nghĩa đúng 
3.Củng cố, dặn dò : (3p)
Nhận xét tiết học 
Dặn HS về chuẩn bị cho tiết Kể chuyện tuÇn 31
- HS lắng nghe
	Thứ 3 ngày 11 tháng 4 năm 2017
Tiết 3: Toán ÔN TẬP VỀ ĐO THỂ TÍCH
I. Mục tiêu:
- Quan hệ giữa các đơn vị đo m 3 , Đề-xi-mét khối, Xăng-ti-mét khối
- Viết số đo thể tích dưới dạng số thập phân.
- Chuyển đổi số đo thể tích.
- Làm được các BT : 1 ; 2 cột 1 ; 3cột 1 
- HS khá , giỏi làm được các BT còn lại .
II. Chuẩn bị: + GV: Bảng đơn vị đo thể tích . HS: Bảng con, Vở bài tập toán.
III. Các hoạt động 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ: Ôn tập về số đo diện tích.
Sửa bài 3, 4/ 66.
Nhận xét.
2. Giới thiệu bài mới: Ôn tập về đo thể tích.
 Bài tập 1:Yêu cầu HS điền hoàn chỉnh vào bảng và nhắc lại mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo thể tích liền kề.
Bài tập 2: Yêu cầu HS làm vào vở, trên bảng và chữa bài
Bài tập 3: Yêu cầu lớp làm vào vở, hai Hs lên bảng làm.
3. Tổng kết - dặn dò: Về nhà làm bài 
Chuẩn bị: Ôn tập về số đo thời gian.
Nhận xét tiết học.
-Lần lượt từng học sinh đọc từng bài.
Học sinh sửa bài.
Bài tập 1: HS điền hoàn chỉnh vào bảng và nhắc lại mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo thể tích liền kề (hơn (kém) nhau 1000 lần)
Bài tập 2: HS làm vào vở, vài hs lên bảng làm. Lớp nhận xét, sửa chữa:
 1m3= 1000dm3 
 7,268m3 = 7268dm3
 0,5m3 = 500dm3
 3m3 2dm3 = 302dm3
 1dm3 = 1000cm3
 4,351dm3 = 4351cm3
 0,2dm3 = 200cm3
 1dm3 9cm3 = 109cm3
Bài tập 3: lớp làm vào vở, ba HS lên bảng làm.
a) 6m3 272dm3 = 6,272m3 
 2105dm3 = 2,105m3
 3m3 82dm3 = 3,082m3 
b) 8dm3 439cm3 = 8,439dm3 
 3670cm3 = 3,67dm3
 5dm3 77cm3 = 5,077dm3
Tiết 4: GDKNS:
Chiều, thứ 3 ngày 11 tháng 4 năm 2017
Tiết 1: Luyện từ và câu: MỞ RỘNG VỐN TỪ: NAM VÀ NỮ
I. Mục tiêu
+ Củng cố, mở rộng vốn từ: Nam và nữ
+ Biết một số phẩm chất quan trọng nhất của nam, của nữ (BT1 và 2). Giảm tải: Không làm bài tập 3
+ Giáo dục các em xác định được thái độ đúng đắn : không coi thường phụ nữ.
II. Đồ dùng dạy học: 
1- GV: Phấn màu, bảng phụ.SGK, Hệ thống bài tập.Bảng lớp viết : 
+ Những phẩm chất quan trọng nhất của nam giới : Dũng cảm, cao thượng, năng nổ, thích ứng với mọi hoàn cảnh.
+ Những phẩm chất quan trọng nhất của phụ nữ : Dịu dàng, khoan dung, cần mẫn và biết quan tâm đến mọi người. Từ điển học sinh.
2- HS: Vở, SGK, nháp, ôn lại kiến thức cũ 
III/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ:(5p)
- Mời hai HS làm BT2, 3 của tiết LTVC (Ôn tập về dấu câu) (làm miệng) mỗi em 1 bài.
2.Bài mới -Giới thiệu bài:(2p)
Trong tiết LTVC hôm nay, các em sẽ biết những từ ngữ chỉ những phẩm chất quan trọng nhất của nam, nữ; biết các thành ngữ, tục ngữ nói về nam và nữ để mở rộng, làm giàu thêm vốn từ.
HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập.(30p)
Bài tập 1 Gọi HS đọc yêu cầu. 
- GV tổ chức cho HS cả lớp phát biểu ý kiến, trao đổi, tranh luận lần lượt theo từng câu hỏi.
Có người cho rằng: những phẩm chất quan trọng nhất của nam giới là dũng cảm, cao thượng, năng nổ, thích ứng được với mọi hoàn cảnhoạt động ; còn ở phụ nữ, quan trọng nhất là dịu dàng, khoan dung, cần mẫn và biết quan tâm đến mọi người 
a) Em có đồng ý như vậy không?
b) Em thích phẩm chất nào nhất:
- Ở một bạn nam.
- Ở một bạn nữ.
c) Hãy giải thích nghĩa của từ ngữ mà em vừa chọn.
Bài tập 2.Mời HS đọc yêu cầu của bài.
-GV nhắc lại yêu cầu 
-Gợi ý cho HS tìm những phẩm chất của hai bạn.
+Tình cảm:
+ Phẩm chất của hai nhân vật. 
+ Phẩm chất riêng 
BT 3: Giảm tải: không dạy
-Nhận xét chốt lại ý đúng.
3.Củng cố - Dăn dò(3p)
-Em hãy nêu những từ ngữ vừa mở rộng nam và nữ ?
-Nhắc HS có quan niệm đúng về quyền bình đẳng nam nữ ; có ý thức rèn luyện những phẩm chất quan trọng của giới mình.
- 2 hs lên bảng làm miệng.
Bài tập 1 
- Cả lớp đọc thầm lại nội dung bài, suy nghĩ, trả lời lần lượt từng câu hỏi a-b-c. Với câu hỏi c , các em cần sử dụng từ điển để giải nghĩa từ mình lựa chọn.
VD :
a) HS phát biểu 
b)Trong các phẩm chất của nam (Dũng cảm, cao thượng, năng nổ, thích ứng được với mọi hoàn cảnh). HS có thể thích nhất dũng cảm hoặc năng nổ.
+ Trong các phẩm chất của nữ (Dịu dàng, khoan dung, cần mẫn và biết quan tâm đến mọi người). HS có thể thích nhất phẩm chất dịu dàng hoặc khoan dung. 
c) Sau khi nêu ý kiến của mình, mỗi HS giải thích nghĩa của từ chỉ phẩm chất mà mình vừa chọn (sử dụng từ điển để giải nghĩa).
Bài tập 2.
- Cả lớp đọc thầm lại truyện Một vụ đắm tàu, suy nghĩ về những phẩm chất chung và riêng (tiêu biểu cho nữ tính và nam tính) của hai nhân vật Giu-li-ét-ta và Ma-ri-ô.
- HS phát biểu ý kiến Cả lớp và GV nhận xét, thống nhất ý kiến :
-Cả hai đều giàu tình cảm, biết quan tâm đến người khác:
+ Ma-ri-ô nhường bạn xuống xuồng cứu nạn để bạn được sống.
+ Giu-li-ét-ta lo lắng cho Ma-ri-ô, ân cần băng bó vết thương cho bạn khi bạn ngã, đau đớn khóc thương bạn trong giờ phút vĩnh biệt. 
+ Ma-ri-ô rất giàu nam tính : kín đáo (giấu nỗi bất hạnh của mình, không kể cho Gu-li-ét-ta biết); quyết đoán, mạnh mẽ, cao thượng 
+ Gu-li-ét-ta dịu dàng, ân cần, đầy nữ tính khi thấy Ma-ri-ô bị thương
Tiết 3: Tự học: Ôn luyện
Thứ 4 ngày 12 tháng 4 năm 2017
Tiết 2: Tập đọc: TÀ ÁO DÀI VIỆT NAM
I. Mục tiêu:
+ Đọc lưu loát, rành mạch bài văn. Đọc đúng từ ngữ, câu văn, đoạn văn dài ; biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tự hào.
 + Hiểu nội dung, ý nghĩa : Chiếc áo dài Việt Nam thể hiện vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ và truyền thống của dân tộc Việt Nam . (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ: (5p)
+ Đọc và nêu nội dung bài Con gái?
+ Nhận xét:
2.Bài mới
+Giới thiệu bài: (2p)
+Các hoạt động:
HĐ 1:Luyện đọc(10p)
- 2HS đọc bài và TLCH
- HS lắng nghe
-1 HS đọc hết bài
GV đưa tranh minh họa và giới thiệu về tranh
- HS quan sát + lắng nghe 
- GV chia 4 đoạn 
- HS đánh dấu trong SGK
- HS nối tiếp nhau đọc 
Luyện đọc các từ ngữ dễ đọc sai 
+ HS đọc các từ ngữ khó : thẫm màu, lấp ló,thanh thoát, y phục ...
+ HS đọc chú giải 
HS đọc theo nhóm 4
- HS đọc cả bài
 - GV đọc diễn cảm toàn bài
- HS lắng nghe
HĐ 2:Tìm hiểu bài (10p)
Đoạn 1 + 2: 
+ Chiếc áo dài đóng vai trò thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam?
HS đọc thầm và TLCH
* Phụ nữ VN xưa hay mặc áo dài, phủ ra bên ngoài những lớp áo cánh nhiều màu bên trong.trang phục như vậy, chiếc áo dài làm cho phụ nữ trở nên tế nhị, kín đáo.
+ Chiếc áo dài tân thời có gì khác chiếc áo dài truyền thống?
* ... Áo dài tân thời là chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến, chỉ gồm 2 thân vải .Chiếc áo dài tân thời vừa giữ được phong cách dân tộc tế nhị,kín đáo; vừa mang phong cách hiện đại phương Tây.
Đoạn 3 + 4:
+ Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam?
* Vì phụ nữ VN như đẹp hơn,tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn trong chiếc áo dài....
+ Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của phụ nữ khi họ mặc áo dài?
* HSKG trả lời 
HĐ 3: Luyện đọc lại : (10p)
-HD HS đọc diễn cảm
- 5 HS nối tiếp đọc
Đưa bảng phụ và hướng dẫn HS luyện đọc
- Đọc theo hướng dẫn GV 
Cho HS thi đọc
- HS thi đọc 
- Lớp nhận xét 
Nhận xét + khen những HS đọc hay
3.Củng cố, dặn dò : (3p)
Nhận xét tiết học.
ND: Chiếc áo dài Việt Nam thể hiện vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ và truyền thống của dân tộc Việt Nam .
- HS nhắc lại nội dung bài đọc
Tiết 3: Tập làm văn: ÔN TẬP VỀ VĂN TẢ CON VẬT
I. Mục tiêu: 
+ Qua viêc phân tích bài văn mẫu Chim hoạ mi hót, HS được củng cố hiểu biết về văn tả con vật (cấu tạo của bài văn tả con vật, nghệ thuật quan sát và các giác quan được sử dụng khi quan sát, những chi tiết miêu tả, biện pháp nghệ thuật- so sánh hoặc nhân hoá.)
+ HS viết được đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) tả hình dáng hoặc hoạt động của con vật mình yêu thích.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Tờ phiếu viết cấu tạo 3 phần của bài văn tả con vật (Tiếng Việt 4, tập hai tr. 112 )
- Tranh, ảnh minh hoạ một vài con vật xem như gợi ý để HS làm BT2.
 Đáp án: BT1: Câu a: Bài văn gồm 3 đoạn:
Đoạn 1: (câu đầu)- (Mở bài tự nhiên)
Đoạn 2: (tiếp theo đến mờ mờ rủ xuống cỏ cây.)
Đoạn 3 : (tiếp theo đến cuộc viễn du trong bóng đêm dày)
Đoạn 4: phần còn lại - (Kết bài không mở rộng)
 Giới thiệu sự xuất hiện của chim hoạ mi vào các buổi chiều.
Tả tiếng hót đặc biệt của hoạ mi vào buổi chiều.
Tả cách ngủ rất đặc biệt của họa mi trong đêm
Tả cách hót chào nắng sớm rất đặc biệt của hoạ mi.
b, Tác giả quan sát chim họa mi hót bằng nhiều giác quan:
- Bằng thị giác (mắt): Nhìn thấy chim hoạ mi bay đến đậu trong bụi tầm xuân – thấy hoạ mi nhắm mắt, thu đầu vào lông cổ ngủ khi đêm đến- thấy hoạ mi kéo dài cổ ra mà hót, xù lông giũ hết những giọt sương, nhanh nhẹn chuyền bụi nọ sang bụi kia, tìm sâu ăn lót dạ rồi vỗ cánh bay đi.
- Bằng thính giác (tai): Nghe tiếng hót của hoạ mi vào các buổi chiều (khi êm đềm, khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế, âm thanh vang mãi trong tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh); nghe tiếng hót vang lừng chào nắng sớm của nó vào các buổi sáng.
III- Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ: (5p)
2. Hướng dẫn ôn tập:(30p)
Bài tập 1: 
- GV dán lên bảng tờ phiếu viết cấu tạo 3 phần của bài văn tả con vật.
- Hai HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT1
- Mời hai HS đọc. 
- Nhận xét + chốt lại kết quả đúng của câu a,b (GV đưa kết quả đúng đó chuẩn bị trước lên)
-HS1 đọc bài Chim hoạ mi hót; HS 2 đọc các câu hỏi sau bài.
- Cả lớp đọc thầm lại bài Chim hoạ mi hót, suy nghĩ, trao đổi theo cặp.
- HS thực hiện lần lượt từng yêu cầu của bài tập:
- HS phát biểu ý kiến. Cả lớp nhận xét (Đáp án ở phần chuẩn bị) 
c/ Em thích chi tiết và hỡnh ảnh so sỏnh nào? Vỡ sao?
+HS phát biểu tự do. Chú ý, trong bài chỉ có một hình ảnh so sánh (tiếng hót của chim hoạ mi có khi êm đềm, có khi rộn rã như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi trong tĩnh mịch...).
Bài tập 2: - GV nhắc HS lưu ý: viết đoạn văn tả hình dáng hoặc đoạn văn tả hoạt động của con vật.
- GV hỏi HS đã chuẩn bị như thế nào, đã quan sát trước ở nhà một con vật để viết đoạn văn theo lời dặn của thầy cô.
- Nxét - Gv chấm điểm những đoạn văn viết hay.
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Một vài HS nói con vật các em chọn tả, sự chuẩn bị của các em để viết đoạn văn tả hình dáng hay hoạt động của con vật.
- HS viết bài.
- HS tiếp nối nhau đọc đoạn viết. Cả lớp nhận xét
3. Củng cố, dặn dò:(3p)
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị nội dung cho tiết “Viết bài văn tả một con vật em yêu thích”.
- HS về nhà viết lại vào vở chi tiết hoặc hình ảnh so sánh trong bài Chim hoạ mi hót mà em thích, giải thích vì sao?
Tiết 4: GDNGLL:
Chiều, thứ 4 ngày 12 tháng 4 năm 2017
Tiết 1: Luyện từ và câu: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
(Dấu phẩy)
I. Mục tiêu: 
+ Nắm được tác dụng của dấu phẩy, nêu được ví dụ về tác dụng của dấu phẩy (BT1).
+ Điền đúng dấu phẩy theo yêu cầu của Bt2.
II. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ (5p).
- Kiểm tra 2 HS 
- Nhận xét :
- Tìm từ ngữ chỉ những phẩm chất quan trọng của nam giới và nữ giới. 
2. Bài mới.
+ Giới thiệu bài: (2p) .
+ Tìm hiểu bài:(30p)
- HS lắng nghe
Bài tập 1:
- HS đọc yc BT1 + 3 câu văn + bảng tổng kết 
GV dỏn bảng tổng kết lờn và giao việc
- Quan sỏt + lắng nghe
Cho HS làm bài.
- Làm bài vào vở BT,
Cho HS trình bày
Tỏc dụng của dấu phẩy
Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu
Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
Ngăn cách các vế trong câu ghép
- Trình bày 
Ví dụ
Câu b
Phong trào Ba đảm đang thời kỳ chống Mĩ cứu nước, phong trào Giỏi việc nhà, đảm việc nước thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đó góp phần động viên hàng triệu phụ nữ cống hiến sức lực và tài năng của mình cho sự nghiệp chung
Câu a
Khi phương đông vừa vản bụi hồng, con hoạ mi ấy lại hót vang lừng.
Câu c
Thế kỉ XX là thế kỉ giải phóng phụ nữ, còn thế kỉ XXI là thế kỉ hoàn thành sự nghiệp đó.
Nhận xét + chốt lại kết quả đúng
- Lớp nhận xét 
 Bài tập 2:
- Cho HS đọc yêu cầu BT2 + đọc mẩu chuyện 
 - 1 HS đọc to, lớp đọc thầm mẩu chuyện Truyện kể về bình minh
- GV giải nghĩa từ khiếm thị: 
- Cho HS làm bài. 
- Lắng nghe 
- Làm bài vào vở BT, điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống, viết lại cho đúng chính tả những chữ đầu câu chưa viết hoa.
- HS trình bày - Lớp nhận xét 
- Nhận xét + chốt lại kết quả đúng 
3.Củng cố, dặn dò (3p).
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS ghi nhớ kiến thức về dấu phẩy để sử dụng cho đúng .
- HS nhắc lại tác dụng của dấu phẩy.
Tiết 2: Toán: ÔN TẬP VỀ ĐO DIỆN TICH VÀ ĐO THỂ TÍCH (Tiếp theo)
I. Mục tiêu:
Biết so sánh các số đo diện tích ; so sánh các số đo thể tích .
Biết giải bài toán liên quan đến tính diện tích, thể tích các hình đã học.
* HS yêu thích môn Toán
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Chuẩn bị bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ : (5p)
Nhận xét:
2.Bài mới : 
+ Giới thiệu bài : (2p) 
+ Thực hành : (30p)
- 2HS lên làm BT2.
Bài 1: GV viết sẵn ở bảng phụ và gọi HS lên điền dấu
Bài 1: HS tự làm bài rồi chữa bài vào vở, giải thích cách làm.
Kết quả là:
a) 8m2 5dm2 = 8,05m2
8m2 5dm2 < 8,5m2
8m2 5dm2 > 8,005m2
b) 7m3 5dm3 = 7,005m3
7m3 5dm3 < 7,5m3
2,94dm3 > 2dm3 94cm3
Bài 2: Cho HS tự nêu tóm tắt bài toán rồi giải bài toán.
Bài 2:
Bài giải:
Chiều rộng của thửa ruộng là:
150 x = 100 (m)
Diện tích của thửa ruộng là:
150 x 100 = 15000 (m2)
15000m2 gấp 100m2 số lần là:
15000 : 100 = 150 (lần)
Số tấn thóc thu được trên thửa ruộng đó là:
60 x 150 = 9000 (kg)
9000 kg = 9 tấn
Đáp số: 9 tấn
Bài 3: GV cho HS tự nêu tóm tắt bài toán rồi giải bài toán. 
Bài 3: HS đọc đề
Bài giải:
Thể tích của bể nước là:
4 x 3 x 2,5 = 30 (m3)
Thể tích của phần bể có chứa nước là:
30 x 80 : 100 = 24 (m3)
a) Số lít nước chứa trong bể là:
24m3 = 24 000dm3 = 24 000l
HSKG làm thêm phần b)
b) Diện tích đáy của bể là:
4 x 3 = 12 (m2)
Chiều cao của mức nước chứa trong bể là:
24 : 12 = 2 (m)
Đáp số: a) 24 000l; b) 2m
3. Củng cố dặn dò : 
- Đọc các đơn vị đo thể tích.
Tiết 3: Tự học: Ôn luyện
Thứ 5 ngày 13 tháng 4 năm 2017
Tiết 1: Chính tả. CÔ GÁI CỦA TƯƠNG LAI
I. Mục tiêu: 
+ Nghe – viết đúng chính tả, viết đúng những từ ngữ dễ viết sai (VD: in-tơ-nét), tên riêng nước ngoài, tên tổ chức.
+ Biết viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng, tổ chức (BT2, 3).
II. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ.(5P)
-Kiểm tra 3 HS làm BT 2
-Nhận xét:
- HS lên bảng viết theo lời đọc của GV 
2. Bài mới.
+ Giới thiệu bài: (2P).
+ Các hoạt động:(30P)
 HĐ1: Viết chính tả .
- Hướng dẫn chính tả.
- HS lắng nghe
- GV đọc bài chính tả một lượt.
- Theo dõi trong SGK
- 2HS đọc bài chính tả, lớp đọc thầm
? Nội dung bài chính tả ?
- Bài gthiệu Lan Anh là một bạn giá giỏi giang, thông minh, ...
- Cho HS luyện viết những từ ngữ dễ viết sai.
- Luyện viết từ ngữ khó: in-tơ-net, Ốt-xtrây-li-a, Nghị viện Thanh niên.
- Cho HS viết chính tả.
- GV đọc từng câu hoặc bộ phận câu để HS viết.
-HS viết chính tả 
- Đọc lại toàn bài một lượt.
- Chấm 5 ® 7 bài
- Nhận xét chung
HĐ2: Thực hành .
- HS soát lỗi
- Đổi vở cho nhau sửa lỗi
- Lắng nghe 
Bài tập 2: 
- GV giao việc 
- 1 HS đọc to yêu cầu, lớp đọc thầm.
- HS lắng nghe 
- Cho HS làm bài. 
- HS tìm những chữ nào cần viết hoa trong mỗi cụm từ; viết lại các chữ đó; giải thích vì sao phải viết hoa những chữ đó.
- Lớp nhận xét
-Nhận xét + chốt lại kết quả đúng 
Bài tập 3:
- Cho HS đọc yêu cầu + đọc 3 câu a, b, c 
- Gv cho HS xem ảnh minh hoạ các loại huân chương.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm
- HS quan sát.
- Cho HS làm bài. Phát phiếu cho 3 HS
 -Nhận xét + chốt lại kết quả đúng
- HS làm bài vào vở BT, 3HS làm vào phiếu
-HS trình bày
a. Huân chương cao quí nhất của nước ta là Huân chương Sao vàng.
b. Huân chương quán công là huân chương dành cho tập thể vá cá nhân lập nhiều thành tích xuất sắc trong chiến đấu và xây dựng quan đội.
c. Huân chương Lao động là huân chương dành cho tập thể và cá nhân lập nhiều thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất.
3. Củng cố, dặn dò: (3p)
- Nhận xét 
- Dặn HS ghi nhớ cách viết hoa tên các huân chương, danh hiệu ở BT2 + 3.
- HS nhắc lại cách viết hoa tên các huân chương, danh hiệu
Tiết 2: Toán: ÔN TẬP VỀ ĐO THỜI GIAN
I . Mục tiêu: HS Biết :
- Quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian, chuyển đổi các số đo thời gian, viết số đo thời gian dưới dạng số thập phân, xem đồng hồ.
- Làm các BT 1, 2 (cột 1), 3
- GDHS : Biết quý trọng thời gian .
II . Hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1 . Bài cũ:
 H: Kể tên một số đơn vị đo thể tích, diện tích
2 . Bài mới :. Giới thiệu bài : 
Hướng dẫn HS làm bài :
Bài tập 1: Gọi Hs đọc đề. Yêu cầu lớp làm vào vở. Gọi hs nêu miệng bài làm
Nhận xét.
Yêu cầu HS nhớ kết quả bài tập này.
Bài tập 2 : Gọi Hs đọc đề. Cho Hs tự làm vào vở. Tổ chức HS sửa bài trên bảng (cho HS nêu cách đổi)
Nhận xét, ghi điểm
Bài tập 3 : Gọi Hs đọc đề. Cho HS quan sát đồng hồ và nêu miệng.
Gv quan sát, nhận xét
Bài tập 4 : Gọi Hs đọc đề. Cho Hs tự làm và chữa bài. Khi Hs nêu có yêu cầu giải thích
Nhận xét.
3 . Củng cố :
Yêu cầu Hs đọc lại các đơn vị đo thời gian
Dặn HS làm bài 2c) ở nhà
2 Hs nêu
Bài tập 1: Nêu đề bài. Lớp làm bài vào vở. Vài HS nêu miệng bài làm, chẳng hạn:
1 thế kỉ = 100 năm
1 tháng có 30 hoặc 31 ngày (HS kể tên các tháng đó)
1 tuần lễ có 7 ngày (HS kể tên các ngày đó)
Bài tập 2 : Nêu đề bài. Lớp làm bài vào vở. Vài HS lên bảng làm bài-lớp chữa bài:
2năm 6 tháng = 30tháng
3phút 40 giây = 220 giây
1giờ 5 phút = 65 phút
2 ngày 2 giờ = 50 giờ
28 tháng = 2năm 4tháng
144 phút = 2 giờ 24 phút
d) 90 giây = 1,5 phút
2phút 45 giây = 2,75 phút
Bài tập 3 : Hs đọc đề. Quan sát đồng hồ và nêu miệng. Nhận xét, sửa chữa. 
Bài tập 4 : Hs đọc đề. Tự làm và chữa bài. Khi Hs nêu có giải thích
Đáp án đúng: B (đã đi: 135km; còn phải đi: 165km)
1HS đọc lại bài 1.
Tiết 3: Tập làm văn: TẢ CON VẬT (Kiểm tra viết)
I. Mục tiêu:
-Dựa trên kiến thức đã có được về văn tả con vật và kết quả quan sát, Hs viết được một bài văn tả con vật có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng ( hs yếu), dùng từ, đặt câu đúng, câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
II. Đồ dùng dạy - học: 
-Giấy kiểm tra của hs.
-Bảng lớp viết đề bài kiểm tra.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của thầy. 
Hoạt động của trò. 
1. Nêu y/c khi làm bài kiểm tra. (2P)
2. Hs làm bài kiểm tra:(30P)
a. Hướng dẫn làm bài: 
-Đề bài: Hãy tả một con vật nuôi trong nhà mà em yêu thích.
-Nêu yêu cầu:
b. Hs viết bài:
-Theo dõi hs làm bài.
4. Củng cố, dặn dò: (3P)
-Thu bài kiểm tra.
-Về nhà đọc trước bài TLV tuần sau.
- Nhận xét chung tiết học. 
- HS theo dõi. 
-1 hs đọc lại đề bài.
-2 hs nối tiếp đọc các gợi ý làm bài trong sgk, lớp theo dõi.
-Lập nhanh dàn ý.
-Viết bài vào giấy kiểm tra.
Tiết 4: Tự học: Ôn luyện
Thứ 6 ngày 14 tháng 4 năm 2017
Tiết 1: Toán: ÔN TẬP: PHÉP CỘNG
I. Mục tiêu:
-Củng cố các kĩ năng thực hành phép cộng các số tự nhiên, các số thập phân, phân số và ứng dụng trong tính nhanh và giải toán.
-Vận dụng vào làm các bài tập có liên quan.
II. Đồ dùng dạy - 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA_L5_T30_GIAP.doc