Giáo án Toán, Tiếng Việt Lớp 2 (VNEN) - Tuần 28 - Năm học 2016-2017 - Lê Thị Tuyến

TOÁN: ĐƠN VỊ, CHỤC, TRĂM, NGHÌN

I .MỤC TIÊU: Giúp HS:

- Biết quan hệ giữa đơn vị và chục; giữa chục và trăm; biết đơn vị nghìn, quan hệ giữa trăm và nghìn.

- Nhận biết được các số tròn trăm, biết cách đọc, viết các số tròn trăm.( HS làm được bài 1,2)

- HS có ý thức tốt trong giờ học.

II. ĐỒ DÙNG: Phiếu học tập. Bộ Đ D học toán.

III.HOẠT ĐỘNG HỌC:

A.Hoạt động cơ bản:

1.Khởi động:

 Trò chơi: “Tìm bạn”

2.Hình thành kiến thức.

- Giới thiệu bài- ghi đề bài – HS nhắc đề bài. Nêu mục tiêu bài học.

Hoạt động 1: Ôn tập về đơn vị, chục, trăm

 Việc 1:

Thảo luận nhóm – NT điều hành -Thư kí làm việc vào phiếu HT

- Gắn lên bảng cài 1 ô vuông và hỏi:

+ Có mấy đơn vị ?

- Tiếp tục gắn 2,3 10 ô vuông như bài học trong SGK và yêu cầu học sinh nêu số đơn vị.

- 10 đơn vị bằng mấy chục?

- Viết vào phiếu: 10 đơn vị = 1 chục

- Gắn lên bảng cài các hình chữ nhật biểu diễn chục và yêu cầu các bạn nêu số chục từ 1 chục ® 10 chục:

- 10 chục bằng mấy trăm ?

Việc 2: Chia sẻ

Hoạt động 2: Giới thiệu số tròn trăm:

Việc 1:

Thảo luận nhóm – NT điều hành -Thư kí làm việc vào phiếu HT

- Gắn lên bảng cài 1 hình vuông biểu diễn và hỏi: có mấy trăm ?

- Gắn 2 hình vuông như trên lên bảng cài và hỏi :có mấy trăm?

- Lần lượt đưa ra 3,4,5,6,7,8,9,10 hình vuông như trên để giới thiệu số 300,400

- Các số từ 100 đến 900 có đặc điểm gì chung?

- Những số này được gọi là gì?

 

doc 22 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 795Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán, Tiếng Việt Lớp 2 (VNEN) - Tuần 28 - Năm học 2016-2017 - Lê Thị Tuyến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S nghe và nêu giọng đọc của đoạn. 
* Việc 2: HS đọc lại vài em. Luyện đọc phân vai theo nhóm.
* Việc 3: Thi đọc diễn cảm. Nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Qua câu chuyện em hiểu điều gì?
- Về chia sẻ bài học cùng ông bà, cha mẹ. 
————š{›————
TOÁN: ÔN TẬP
I . MỤC TIÊU: 
- Thuộc bảng chia 2,3,4,5.
- Biết giải bài toán có một phép chia (trong bảng chia 2,3,4,5). Học sinh làm được các bài tập trong SGK.
- Rèn kĩ năng thực hành nhanh, chính xác các dạng toán nói trên.
II. ĐỒ DÙNG:Phiếu học tập. Bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. Hoạt động cơ bản:
1.Khởi động: 
- Trưởng ban học tập điều khiển các bạn ôn bài: Trò chơi truyền điện
(các bảng nhân chia đã học) 
 2.Hình thành kiến thức: Giới thiệu bài - ghi đề bài - HS nhắc đề bài. 
B.Hoạt động thực hành: 
Hoạt động 1: 
Bài tập 1: Tính nhẩm 
4 x 2 =	3 x 5 = 	4 x 1 =
8 : 4 = 	15 : 3 = 	4 : 4 =
8 : 2 = 	15 : 5 = 	4 : 1 = 
Việc 1: 
Thảo luận nhóm đôi
Việc 2: Chia sẻ kết quả. 1 bạn nêu phép tính, một bạn nêu kết quả. 
 Em có nhận xét gì về mối liên hệ giữa phép nhân và phếp chia?
Hoạt động 3: Bài tập 2: Tìm y:
y x 5 = 15	3 x y = 45 - 24
y : 4 = 3	y : 5 = 44 - 19
 Việc 1: Cá nhân làm vào phiếu HT
Việc 2: Chia sẻ - Nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 3: 
a, Mỗi lọ có 5 bông hoa. Hỏi 5 lọ hoa như thế có tất cả bao nhiêu bông hoa?
b,Có 35 bông hoa cắm đều vào các lọ, mỗi lọ 5 bông hoa. Hỏi cắm được bao nhiêu lọ hoa ?
 Việc 1: Cá nhân làm vào vở
Việc 2: Chia sẻ - Nhận xét, chốt kết quả đúng.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Nhận xét tinh thần thải độ HS khi làm bài KT 
 ————š{›————
Thø ba ngµy 21 th¸ng 3 n¨m 2017 
Buổi sáng
TOÁN: ĐƠN VỊ, CHỤC, TRĂM, NGHÌN
I .MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết quan hệ giữa đơn vị và chục; giữa chục và trăm; biết đơn vị nghìn, quan hệ giữa trăm và nghìn.
- Nhận biết được các số tròn trăm, biết cách đọc, viết các số tròn trăm.( HS làm được bài 1,2)
- HS có ý thức tốt trong giờ học.
II. ĐỒ DÙNG: Phiếu học tập. Bộ Đ D học toán.
III.HOẠT ĐỘNG HỌC:
A.Hoạt động cơ bản:
1.Khởi động:
 Trò chơi: “Tìm bạn” 
2.Hình thành kiến thức.
- Giới thiệu bài- ghi đề bài – HS nhắc đề bài. Nêu mục tiêu bài học.
Hoạt động 1: Ôn tập về đơn vị, chục, trăm
 Việc 1: 
Thảo luận nhóm – NT điều hành -Thư kí làm việc vào phiếu HT
- Gắn lên bảng cài 1 ô vuông và hỏi:
+ Có mấy đơn vị ?
- Tiếp tục gắn 2,3 10 ô vuông như bài học trong SGK và yêu cầu học sinh nêu số đơn vị.
- 10 đơn vị bằng mấy chục?
- Viết vào phiếu: 10 đơn vị = 1 chục
- Gắn lên bảng cài các hình chữ nhật biểu diễn chục và yêu cầu các bạn nêu số chục từ 1 chục ® 10 chục: 
- 10 chục bằng mấy trăm ?
Việc 2: Chia sẻ
Hoạt động 2: Giới thiệu số tròn trăm: 
Việc 1: 
Thảo luận nhóm – NT điều hành -Thư kí làm việc vào phiếu HT
- Gắn lên bảng cài 1 hình vuông biểu diễn và hỏi: có mấy trăm ?
- Gắn 2 hình vuông như trên lên bảng cài và hỏi :có mấy trăm?
- Lần lượt đưa ra 3,4,5,6,7,8,9,10 hình vuông như trên để giới thiệu số 300,400
- Các số từ 100 đến 900 có đặc điểm gì chung?
- Những số này được gọi là gì?
Việc 2: Chia sẻ 
Hoạt động 3: Giới thiệu 1000:
Việc 1: 
Thảo luận nhóm – NT điều hành -Thư kí làm việc vào phiếu HT
- Gắn lên bảng cài 10 hình vuông và hỏi:có mấy trăm ?
-10 trăm được gọi là mấy?
-Viết vào phiếu HT 10 trăm = 1 nghìn 
Việc 2: Chia sẻ
Chốt ý :Các số tròn trăm có 2 chữ số 0 đứng cuối .10 chục là 1 trăm và 10 trăm là 1 nghìn 
B. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Đọc, viết theo mẫu: 
 Việc 1: HĐ cá nhân – làm vở 
Việc 2: Chia sẻ, nhận xét.
C. Hoạt động ứng dụng:
* Việc 1: 
Giáo viên chốt lại những nội dung chính trong bài:
-10 đơn vị được gọi là bao nhiêu chục?
- 10 chục bằng bao nhiêu trăm ?
- Các số tròn trăm có tận cùng mấy chữ số 0?
- Một nghìn gồm mấy trăm?
-Số 1000 gồm mấy chữ số? 
 * Việc 2: Nhận xét tiết học. Về chia sẻ bài học cùng ông bà, cha mẹ.
————š{›————
KỂ CHUYỆN: KHO BÁU
I.MỤC TIÊU: 
- Giúp học sinh biết dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại từng đoạn của câu chuyện "Bác sĩ Sói". Học sinh có NK kể chuyện biết phân vai để dựng lại câu chuyện
- Rèn kĩ năng nghe kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
- Học sinh có thái độ hứng thú thích nghe - đọc chuyện.
* HS đại trà kể từng đoạn của câu chuyện. HS có NKTV kể được toàn bộ câu chuyện, đặt được tên khác cho câu chuyện (BT3), biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt. Biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
II. ĐỒ DÙNG: - Tranh minh họa . Phiếu học tập.
III.HOẠT ĐỘNG HỌC
A.Hoạt động cơ bản:
1. Khởi động:
 - Trưởng ban học tập điều hành: trò chơi” Mưa rơi”
2. Hoạt động thực hành:- Giới thiệu bài. GV nêu yêu cầu bài học.
Hoạt động 1: Kể từng đoạn câu chuyện 	
Việc 1: 
- Hoạt động nhóm 6 - học sinh đọc gợi ý và trả lời các câu hỏi
Việc 2: - Học sinh kể lần lượt từng đoạn của câu chuyện theo gợi ý ở SGK.
Việc 3: - Đại diện các nhóm kể từng đoạn của câu chuyện, cả lớp theo dõi, nhận xét lời kể của từng học sinh.
Hoạt động 2: Kể toàn bộ câu chuyện:
Việc 1:
 Hoạt động nhóm 6, học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện.
Việc 2: Thi kể cả câu chuyện: - đại diện nhóm kể, cả lớp nhận xét, bình chọn người kể hay nhất.
C. Hoạt động ứng dụng:
- GV: Nhận xét giờ học. 
- Dặn HS về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
————š{›————
CHÍNH TẢ( Nghe viết): KHO BÁU
I. MỤC TIÊU
- Nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức một đọan văn xuôi trích trong truyện Kho báu. 
- Luyện viết đúng các tiếng có âm vần dễ lẫn: l/n ,ua/ uơ.(BT2; BT3a/b)
- Giáo dục Hs ý thức rèn chữ giữ vở.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
+ Bảng phụ viết nội dung bài tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A.Hoạt động cơ bản:
1.Khởi động: 
- Trưởng ban Học tập hướng dẫn viết bảng con: hai sương, cuốc bẫm,trồng khoai....
- HS viết bảng các từ còn sai chính tả tiết trước. 
2.Hình thành kiến thức:
- Giới thiệu bài - ghi đề bài- HS nhắc lại đề bài.Nêu mục tiêu.
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung: 
Việc 1: 1H đọc bài. HS đọc thầm theo. 
 Việc 2: H thảo luận hệ thống câu hỏi như SGK
Việc 3: HD Viết từ khó vào bảng con
 Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chính tả đoạn văn
- Nêu cách viết bài, trình bày bài viết đoạn văn. 	
Hoạt động 3: Viết chính tả
 Việc 1: Giáo viên đọc, học sinh viết bài. 
 Việc 2: Dò bài - H đổi vở theo dõi 
 Việc 3: chấm một số bài nhận xét
B. Hoạt động thực hành:
Hoạt động 4: Làm bài tập
Bài 2: 
- Hoạt động cá nhân. HS điền vào vở -Trình bày miệng 
Bài 3: Điền vào chỗ trống l/n hoặc ên/ênh. 
 Việc 1: TL nhóm đôi.
* Việc 2: Chia sẻ
C. Hoạt động ứng dụng:
- Nhận xét tiết học. Về chia sẻ bài viết cùng ông bà, cha mẹ.
————š{›————
 	 Thø t­ ngµy 22 th¸ng 3 n¨m 2017 
Buổi sáng
TOÁN: SO SÁNH SỐ TRÒN TRĂM 
I.MỤC TIÊU:
- Biết cách so sánh số tròn trăm.
- Biết thức tự các số tròn trăm.
- Biết điền các số tròn trăm vào các vạch trên tia số. HS làm được Bài 1;Bài 2; Bài 3
- Học sinh có thái độ hứng thú trong thực hành toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- bảng phụ. Các hình vuông, hình tròn, hình tam giác (Như phần bài học SGK).
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A.Hoạt động cơ bản:
1.Khởi động: 
-Trưởng ban học tập điều khiển các bạn ôn bài: So sánh: 20....40; 80 .....70; 10 ...30. HS làm vào bảng con.
2.Hình thành kiến thức:
- Giới thiệu bài - ghi đề bài – HS nhắc lại đề bài. Nêu mục tiêu.
Hoạt động 1: Hướng dẫn so sánh số tròn trăm.
Việc 1:
 Thảo luận nhóm – NT điều hành – HS làm bảng con
- Gắn lên bảng cài 2 hình vuông biểu diễn 1 trăm và hỏi: Có mấy trăm ô vuông? 
Yêu cầu các bạn viết số 200 vào bảng con
- Gắn tiếp 3 hình vuông và yêu cầu hs làm như trên.
- Hỏi 200 ô vuông và 300 ô vuông bên nào có nhiều ô vuông hơn?
Vậy 200 như thế nào so với 300?
 300 như thế nào so với 200?
- Yêu cầu các bạn viết so sánh số 300 và 200 vào bảng con
- Tiến hành tương tự với 300 và 400.
Việc 2: Chia sẻ
B.Hoạt động thực hành:
Hoạt động 1: Bài 1: >, <
 Việc 1: HS làm bảng con
Việc 2: Đổi chéo bảng kiểm tra kết quả. Báo cáo, chốt kết quả đúng.
Hoạt động 2: 
Bài 2: >, <, = 
 Việc 1: HĐ cá nhân.Tự làm bài vào vở.
Việc 2: Chia sẻ, chốt kết quả đúng.
Hoạt động 3: 
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống:
 Việc 1: HS làm phiếu học tập theo nhóm
Việc 2: Chia sẻ. Em có nhận xét gì về dãy số này?
C. Hoạt động ứng dụng: Hệ thống lại bài học.Nhận xét tiết học. 
————š{›————
TẬP ĐỌC: CÂY DỪA 
I. MỤC TIÊU:
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết ngắt nhịp thơ hợp lí khi đọc các câu thơ lục bát.
- Hiểu nội dung bài thơ : Cây dừa giống như con người biết gắn bó với đất trời và thiên nhiên. (trả lời được các câu hỏi 1,2. HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 3 ). Học thuộc lòng bài thơ.
- Giáo dục học sinh yêu thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG:
- Bảng phụ. 
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A.Hoạt động cơ bản:
1.Khởi động: 
TB học tập(nhóm trưởng) điều hành các bạn ôn bài: Kho báu
*Việc 1: Kiểm tra đọc, đặt câu hỏi trong sgk cho bạn trả lời.
 *Việc 2: Nhóm trưởng nhận xét. 
*Việc 3: Các nhóm trưởng báo cáo kết quả cho GV 
*Việc 4: GV nhận xét chung.
2.Hình thành kiến thức:
- Giới thiệu bài- ghi đề bài- HS nhắc đề bài. Nêu mục tiêu.
a. Hoạt động 1: Luyện đọc đúng:
*Việc 1: HS khá giỏi đọc toàn bài. 
 Việc 2: Đọc vòng 1: Luyện phát âm đúng.
+ Đọc nối tiếp câu trong nhóm.
+ HS phát hiện từ khó đọc trong bài và giúp đỡ bạn đọc cho đúng trong nhóm.
+ HS báo cáo cho GV kết quả đọc thầm của nhóm và những từ khó đọc mà HS đọc chưa đúng.
+ GV ghi lại những từ HS phát âm sai phổ biến lên bảng và HD cho HS cách đọc.
* Việc 3:
 Đọc vòng 2: Luyện ngắt nghỉ đúng câu dài kết hợp giải nghĩa từ
- HS chia đoạn. Từng nhóm HS đọc nối tiếp đoạn, phát hiện những câu dài khó đọc. Báo cáo cho GV những câu dài không có dấu câu khó ngắt nghỉ mà HS phát hiện.
- GV đưa ra câu dài đọc mẫu, HS nghe và phát hiện chỗ cần ngắt nghỉ.
- GV HD HS ngắt nghỉ theo dấu phân cách 
- HS luyện đọc ngắt nghỉ đúng.
- HD giải nghĩa từ.
* Việc 4: Thi đọc giữa các nhóm.
b. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
 Việc 1: HS thảo luận nhóm đọc thầm, đọc lướt để trả lời câu hỏi ( GV đưa ra trong phiếu học tập)
* Việc 2: Các nhóm báo cáo kết quả
 Việc 3: GV sơ kết ngắn gọn, nhấn mạnh ý chính.
* Việc 4: HS nêu nội dung chính của bài – GV kết luận – HS nhắc lại.
B.Hoạt động thực hành:
+ Hoạt động 3: Luyện đọc lại: Tổ chức cho hs thi đọc lại bài trong nhóm: 
*Việc 1: HS đọc, GV theo dõi.
* Việc 2: Các nhóm thi đọc. Cả lớp và Gv bình chọn cá nhân và nhĩm đọc hay nhất.
C. Hoạt động ứng dụng:
 Việc 1: Củng cố. Liên hệ: Qua bài này em có nhận xét gì về cây dừa đối với quê hương? Cây dừa dùng để làm gì?
- Nhận xét tiết học.
————š{›————
 Thø n¨m ngµy 23 th¸ng 3 n¨m 2017 
Buổi sáng
TOÁN CÁC SỐ TRÒN TRĂM TỪ 110 ĐẾN 200 
I.MỤC TIÊU: 
- Nhận biết được các số tròn chục từ 110 đến 200.
- Biết cách đọc, viết các số tròn chục từ 110 đến 200.Biết cách so sánh các số tròn chục.
- Học sinh có thái độ hứng thú trong thực hành toán. (HS làm được Bài 1; Bài 2, Bài3)
II. ĐỒ DÙNG: Phiếu học tập, bảng phụ. 
III.HOẠT ĐỘNG HỌC:
A.Hoạt động cơ bản: 
1. Khởi động: 
Việc 1: Trưởng ban học tập điều khiển các bạn chơi trò chơi “ Truyền thư”
- Một chục gồm mấy đơn vị? Một trăm gồm mấy chục?Một nghìn gồm mấy trăm?
2. Hình thành kiến thức
- Giới thiệu bài- ghi đề bài- HS nhắc lại đề bài. Nêu mục tiêu.
Thảo luận nhóm – Thao tác đồ dùng – làm phiếu HT
- Gắn lên bảng cài hình biểu diễn số 110 và hỏi: có mấy trăm, mấy chục ,mấy đơn vị?
- Số này đọc như thế nào? Mời 1 bạn viết và đọc số? 
Hỏi: Số 110 có mấy chữ số, là những chữ số nào ?
 Một trăm là mấy chục ?
 Vậy số 110 có tất cả bao nhiêu chục ? Có lẻ đơn vị nào không ?
- Đây là số tròn chục 
- Hướng dẫn tương tự với dòng thứ 2 của bảng để học sinh tìm ra cách đọc, cách viết và cấu tạo của số 120, 130,140,150,160,170,180,190,200
- Cho học sinh báo cáo kết quả thảo luận 
Cho các bạn đọc các số tròn chục từ 110 đến 200
Việc 2 : Chia sẻ
Hoạt động 2: So sánh các số tròn chục 
 Việc 1: Thảo luận nhóm 
- Gắn lên bảng cài hình biểu diễn 120 và hỏi: Có bao nhiêu ô vuông ?
- Gắn tiếp lên bảng cài hình biểu diễn số 130 và hỏi :Có bao nhiêu ô vuông ?
Yêu cầu hs so sánh 120 và 130 :
- Hãy so sánh chữ số hàng trăm của 120 và 130?
- So sánh chữ số hàng chục của 120 và 130 với nhau?
Vậy 120 như thế nào so với 130? 130 như thế nào so với 120?
Việc 2 : Chia sẻ
B.Hoạt động thực hành:
Hoạt động 1: Bài 1: Viết theo mẫu
 Việc 1: HS làm vào phiếu HT theo nhóm đôi 
Việc 2: Chia sẻ - đổi chéo bài kiểm tra.
Hoạt động 2: Bài 2: >,<, =?
 Việc 1: HĐCN. Làm bảng con
Việc 2: Chia sẻ. 
Hoạt động 3: Bài 3: >, <, =?
 Việc 1: Làm vở
Việc 2: Một số HS nêu kết quả. Chấm, chữa bài. 
Hoạt động 4: Số?
 Việc 1: Làm bảng nhóm
Việc 2: Chia sẻ.
C. Hoạt động ứng dụng:
Việc 1: Hệ thống lại bài học. 
Việc 2: Nhận xét tiết học. Về chia sẻ bài học cùng ông bà, cha mẹ.
————š{›————
CHÍNH TẢ: (Nghe viết) CÂY DỪA
I.MỤC TIÊU:
- Nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng 8 dòng đầu của bài thơ Cây dừa theo thể thơ lục bát. 
- Viết đúng những tiếng có âm ,vần dễ lẫn : s/x ,in/inh (BT2a/b, BT3). Viết đúng các tên riêng Việt Nam .
 - Giáo dục Hs ý thức rèn chữ giữ vở.
II.ĐỒ DÙNG:
 - Bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A.Hoạt động cơ bản:
1. Khởi động: 
 Việc 1: TB học tập đọc cả lớp viết bảng:bắt chước , béo mượt..
2. Hình thành kiến thức:
- Giới thiệu bài - ghi đề bài. Nhắc đề bài. Nêu mục tiêu.
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung: 
Việc 1: - 1H đọc bài . H đọc thầm theo
Việc 2: - H thảo luận hệ thống câu hỏi như SGK
Việc 3: - HD viết từ khó vào bảng con : tỏa, dang tay,cổ dừa, hũ rượu....
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chính tả 
- Nêu cách viết bài, trình bày bài thơ.
B. Hoạt động thực hành
 Hoạt động 3: Viết chính tả
Việc 1: - Giáo viên đọc, học sinh viết bài.
Việc 2: - Dò bài.- H đổi vở theo dõi
Việc 3: - GV chấm một số bài nhận xét
Hoạt động 4: 
Làm bài tập-(Hoạt động cá nhân): 
Bài 2a: Kể tên các loài cây bắt đầu bằng s hoặc x
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu 
- Học sinh lên tìm từ tiếp sức 
-Tổng kết trò chơi 
- Cho học sinh đọc các từ tìm được 
Bài 2b: Tìm tiếng có vần in hay inh
- Cho học sinh viết lời giải lên bảng con – chia sẻ 
Bài 3:
 Việc 1: Thảo luận nhóm - Làm bảng nhóm
 Việc 2: Chia sẻ: Tên riêng phải viết như thế nào ?
C. Hoạt động ứng dụng:
- Hỏi lại tựa bài . Nhận xét tiết học
————š{›————
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: TỪ NGỮ VỀ CÂY CỐI. ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI
 ĐỂ LÀM GÌ? DẤU CHẤM, DẤU PHẨY
I.MỤC TIÊU:
- Nêu được một từ ngữ về cây cối ( BT1 ).
- Biết đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ để làm gì? ( BT2); điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào đoạn văn có chỗ trống ( BT3) - Học sinh có kĩ năng dùng từ đúng khi nói và viết. II. ĐỒ DÙNG: Tranh minh hoạ các loài chim trong bài. III.HOẠT ĐỘNG HỌC:
A.Hoạt động cơ bản:
1. Khởi động: 
 -Việc 1: Trưởng ban học tập cho các bạn cùng nhau thực hành hỏi - đáp nhau theo mẫu câu “ở đâu?
2.Giới thiệu bài- ghi đề bài- HS nhắc lại đề bài. Nêu mục tiêu.
B.Hoạt động thực hành:
Hoạt động 1: 
Bài tập 1: 
Kể tên các loài cây mà em biết theo nhóm
Việc 1: HS đọc yêu cầu bài tập
 Việc 2: HS làm việc theo nhóm vào bảng nhóm
Việc 3: Chia sẻ kết quả: Vài cặp lên trình bày.Nhận xét, chốt kết quả đúng.
Hoạt động 2:
 Bài tập 2: Hỏi đáp theo mẩu “ Để làm gì?” 
Việc 1: - Nêu yêu cầu của bài ?
Việc 2: HS thảo luận nhóm đôi.
Việc 3: Chia sẻ nhận xét, góp ý bổ sung.
Hoạt động 3: 
Bài tập 3: Điền dấu chấm hay dấu phẩy còn thiếu vào ô trống: 
Việc 1: HĐ cá nhân làm vở.
Việc 2: Chia sẻ
Việc 3: Nhận xét.
+Vì sao ô trống thứ nhất đặt dấu phẩy ?
+Vì sao điền dấu chấm vào ô thứ hai?
C. Hoạt động ứng dụng:
- Nhận xét tiết học, về chia sẻ bài học cùng ông bà, cha mẹ.
 ————š{›————
Buổi chiều
TẬP VIẾT: CHỮ HOA: Y
 I .MỤC TIÊU:
 - Biết viết chữ cái viết hoa Y theo cỡ vừa và nhỏ. Biết viết câu ứng dụng “ Yêu lũy tre làng”
 - Chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. 
 - Rèn ý thức cẩn thận, thẩm mỹ. HS có ý thức luyện chữ đẹp, giữ vở sạch.
II. ĐỒ DÙNG:
 Mẫu chữ hoa Y - Bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A.Hoạt động cơ bản:
1.Khởi động: 
- TB học tập yêu cầu các bạn viết chữ hoa T- Thẳng vào bảng con.
2.Hình thành kiến thức:
 - Giới thiệu bài- ghi đề bài- HS nhắc đề bài. Nêu mục tiêu.
HĐ1:. Hướng dẫn viết chữ hoa
Hoạt động 1:+ Hướng dẫn viết chữ hoa:
Việc 1: - Học sinh nhắc lại cách viết chữ hoa Y
Việc 2: - Viết mẫu lên bảng, vừa viết vừa kết hợp nhắc quy trình.
Việc 3: - Cho học sinh viết bảng con vài lần.
Hoạt động 2:+ Hướng dẫn viết chữ nghiêng
Hoạt động 3:+ Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng “Yêu lũy tre làng””
Việc 1: - Giải thích ý nghĩa cụm từ đó.
Việc 2: - Học sinh nhắc lại cách viết cụm từ
Việc 3: - Hướng dẫn học sinh viết chữ Yêu vào bảng con.
B.Hoạt động thực hành: 
Hoạt động 4: 
+ HS viết bài
Việc 1: - Nêu yêu cầu của bài viết. Học sinh luyện viết theo yêu cầu của giáo viên
 ở phần viết thêm tập viết.
G 	 Việc 2: Theo dõi, hướng dẫn học sinh cách cầm bút, đặt vở, tư thế ngồi,...
 Việc 3: - Thu một số vở chấm, nhận xét.
C. Hoạt động ứng dụng:
 * Việc 1: Củng cố. chốt lại các nét chữ hoa Y qui trình viết chữ hoa và từ ứng dụng.
 * Việc 2: Nhận xét tiết học.
————š{›————
 ÔN LUYỆN TOÁN: ÔN CÁC SỐ TỪ 110 ĐẾN 200
I .MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Đọc, viết , so sánh, xếp thứ tự được các số tròn trăm , tròn chục.
- Nhận biết được các số từ 101 đến 110.
- Học sinh có thái độ hứng thú trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG:
 - Bài tập cần làm bµi 5,6,7,8 và bài ứng dụng ( Trang 52,53) sách Em tự ôn luyện toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A.Hoạt động cơ bản: *Khởi động:
- Ban văn nghệ tổ chức cho cả chơi một trò chơi Đóng vai theo ND sách.
- GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 
B. Hoạt động thực hành: 
Bài5 : 5 - 6’
Việc 1: HS làm bài cá nhân, đặt tính phép 
Việc 2 : Thống nhất kết quả trong nhóm
Việc 3 : Nhóm trưởng báo cáo kết quả với cô giáo .
Cũng cố cách thực hiện phép nhân.
 Bài 6: 7-8’
- Việc 1: Cá nhân làm bài.
- Việc 2: Làm việc nhóm đôi nêu kết quả.
- Việc 3: Báo cáo nhóm trưởng.
- Việc 4: Nhóm trưởng báo cáo cô giáo.
Bài 7,8: 7-8’
- Việc 1: Cá nhân làm bài, nêu KQ, đổi chéo vở dò bài.
- Việc 2: Báo cáo kết quả với cô giáo .
C. HĐ ứng dụng: 
Chia sẻ với người thân một số BT vừa ôn luyện
- Về chia sẻ bài học cùng ông bà, cha mẹ.
	———š{›————
 Thø s¸u ngµy 24 th¸ng 3 n¨m 2016
Buổi sáng
TOÁN: CÁC SỐ TỪ 101 ĐẾN 200
I.MỤC TIÊU:
- Nhận biết được các số từ 101 đến 110. Biết cách đọc, viết các số 101 đến 110.
- Biết cách so sánh các số từ 101 đến 110.Biết thứ tự các số từ 101 đến 110.
\- Học sinh có thái độ hứng thú trong thực hành toán.HS làm được Bài 1, Bài 2; Bài 3 
II. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ.
III.HOẠT ĐỘNG HỌC:
A.Hoạt động cơ bản:
1.Khởi động: 
-Trưởng ban học tập điều khiển:Viết và đọc số có:
- 1 trăm 3 chục 0 đơn vị
- 1 trăm 7 chục 0 đơn vị
 HS làm bảng con
2.Hình thành kiến thức:
- Giới thiệu bài - ghi đề bài – HS nhắc lại đề bài. Nêu mục tiêu.
Hoạt động 1: 
Đọc và viết số từ 101®110.
Việc 1: Thảo luận nhóm – Thao tác đồ dùng – làm phiếu HT
-Gắn lên bảng cài hình biểu diễn số 100 và hỏi ?
+Có mấy trăm ?
- Gắn thêm 1 hình vuông nhỏ và hỏi: có mấy chục và mấy đơn vị ?
- Vậy để chỉ có tất cả 1 trăm , 0 chục ,1 đơn vị trong toán học ,người ta dùng số nào?
Số đó viết như thế nào? 1 bạn đọc số.
- Thảo luận tương tự để đọc và viết: 102, 104, 105,106 ,107,108, 109, 110
- Cho các bạn đọc lại các số từ 101®110
Việc 2: Chia sẻ
b. Hoạt động thực hành:
Hoạt động 1: 
Bài 1: Mỗi số dưới đây ứng với cách đọc nào?
Việc 1: HS làm vào phiếu HT theo nhóm đôi 
Việc 2: Chia sẻ - đổi chéo bài kiểm tra.
Hoạt động 2: 
Bài 2: Số
Việc 1: HĐ nhóm – Làm bảng nhóm
Việc 2: Chia sẻ. Em có nhận xét gì về các số trên tia số đó?
Hoạt động 3: >, <, =
Việc 1: Làm vở
Việc 2: Một số HS nêu kết quả. Chấm, chữa bài. 
C. Hoạt động ứng dụng:
- Hệ thống lại bài học. Nhận xét tiết học.
————š{›————
TẬP LÀM VĂN: ĐÁP LỜI CHIA VUI – TẢ NGẮN VỀ CÂY CỐI
I. MỤC TIÊU:
- Biết đáp lời chia vui trong tình huống giao tiếp cụ thể (BT1).
- Đọc và trả lời được câu hỏi về bài miêu tả ngắn (Bt2). Viết được các câu trả lời cho một phần bài tập 2 (BT3). 
- Giáo dục HS lịch sự trong giao tiếp.
II. ĐỒ DÙNG: bảng phụ. 
III.HOẠT ĐỘNG HỌC:
A.Hoạt động cơ bản:
1.Khởi động: 
- Hát tập thể.
2.Giới thiệu bài- ghi đề bài- HS nhắc lại đề bài. Nêu mục tiêu.
B.Hoạt động thực hành:
Hoạt động 1: Đáp lời chúc mừng
Bài tập 1: Nói lời đáp của em trong mỗi trường hợp sau: 
Việc 1: HS đọc các yêu cầu và tình huống trong bài.
Việc 2: HS thực hành đóng vai
Việc 3: Nhận xét chọn lời đáp hay.
Hoạt động 2: Đọc và trả lời câu hỏi
Việc 1: HS đọc đọc bài.
Việc 2: Thảo luận trả lời câu hỏi.
Việc 3: Chia sẻ
Hoạt động 3: 
Bài tập 3: Viết những câu trả lời của các em ở bài tập 2a hoặc 2b.
Việc 1: HS viết vào vở
Việc 2: Chia sẻ trước lớp. Nhiều em nối tiếp nhau đọc bài viết.
C. Hoạt động ứng dụng:
 * Việc 1: Hỏi lại tựa bài. Củng cố bài: Hôm nay các em học bài gì ?
 * Việc 2: Nhận xét tiết học. 
————š{›————
ÔN LUYỆN TOÁN: EM TỰ ÔN LUYỆN TOÁN TUẦN 28
I .MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết mối quan hệ giữa đơn vị và chục, giữa chục và trăm , biết đơn vị nghìn, quan hệ giữa trăm và nghìn.
- Học sinh có thái độ hứng thú trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG:
 - Bài tập cần làm bµi khởi động và 1,2,3,4( Trang 51,52) sách Em tự ôn luyện toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A.Hoạt động cơ bản: *Khởi động:
- Ban văn nghệ tổ chức cho cả chơi một trò chơi Đóng vai theo ND sách.
- GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 
B. Hoạt động thực hành: 
Bài1 : 5 - 6’
Việc 1: HS làm bài cá nhân, đặt tính phép 
Việc 2 : Thống nhất kết quả trong nhóm
Việc 3 : Nhóm trưởng báo cáo kết quả với cô giáo .
Cũng cố cách thực hiện phép nhân.
 Bài 2: 7-8’
- Việc 1: Cá nhân làm bài.
- Việc 2: Làm việc nhóm đôi nêu kết quả.
- Việc 3: Báo cáo nhóm trưởng.
- Việc 4: Nhóm trưởng báo cáo cô giáo.
Bài 3,4: 7-8’
- Việc 1: Cá nhân làm bài, nêu KQ, đổi chéo vở dò bài.
- Việc 2: Báo cáo kết quả với cô giáo .
C. HĐ ứng dụng: 
Chia sẻ với người thân một số BT vừa ôn luyện
- Về chia sẻ bài học cùng ông bà, cha mẹ.
. ————š{›————
Buổi chiều
ÔN LUYỆN TOÁN: EM TỰ ÔN LUYỆN TV TUẦN 28
I.MỤC TIÊU:
- Biết so sánh, xếp thứ tự được các số tròn trăm, tròn chục.
- Giáo dục tính cẩn thận, chính x

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_cong_nghe_giao_duc_20162017_tuan_28.doc