Giáo án Toán Lớp 5 - Bài: Diện tích hình tròn - Phan Ngọc Ẩn

I. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này học sinh đạt được các yêu cầu sau:

- Có biểu tượng diện tích hình tròn, nắm vững quy tắc tính diện tích hình tròn và công thức.

- Vận dụng quy tắc vào tính diện tích các hình tròn có số đo (bán kính, đường kính, chu vi) cho trước.

- Tích cực hợp tác trong nhóm, cẩn thận và sáng tạo trong thực hành.

II. Chuẩn bị

Giáo viên: - Các hình tròn bằng giấy bìa cùng kích thước

 - Giấy A3, bút dạ.

Học sinh: Vở ghi chép; thước, kéo.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu (chỉ trình bày phần tiến trình dạy học)

1. Khởi động:

- Đưa hình tròn bằng bìa có bán kính 20cm và gọi 2 HS lên bảng:

• Yêu cầu 1 học sinh cầm hình tròn chỉ rõ: đường tròn và nêu cách tính chu vi hình tròn.

• Học sinh còn lại nêu kết quả.

- Nhận xét

 

docx 3 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 1688Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 5 - Bài: Diện tích hình tròn - Phan Ngọc Ẩn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 	 KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Ngày dạy :	 ***– & —***
DIỆN TÍCH HÌNH TRÒN 
I. Mục tiêu 
Sau khi học xong bài này học sinh đạt được các yêu cầu sau:
- Có biểu tượng diện tích hình tròn, nắm vững quy tắc tính diện tích hình tròn và công thức.
- Vận dụng quy tắc vào tính diện tích các hình tròn có số đo (bán kính, đường kính, chu vi) cho trước.
- Tích cực hợp tác trong nhóm, cẩn thận và sáng tạo trong thực hành.
II. Chuẩn bị
Giáo viên: - Các hình tròn bằng giấy bìa cùng kích thước
 - Giấy A3, bút dạ.
Học sinh: Vở ghi chép; thước, kéo...
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu (chỉ trình bày phần tiến trình dạy học)
1. Khởi động: 
- Đưa hình tròn bằng bìa có bán kính 20cm và gọi 2 HS lên bảng:
Yêu cầu 1 học sinh cầm hình tròn chỉ rõ: đường tròn và nêu cách tính chu vi hình tròn.
Học sinh còn lại nêu kết quả.
- Nhận xét
2. Bài mới:
Bước 1: Tình huống xuất phát và nêu vấn đề 
	- Yêu cầu học sinh xác định phần diện tích hình tròn (tấm bìa). (Cho học sinh lấy ra hình tròn từ đồ dùng học tập và chỉ cho nhau cùng thấy diện tích hình tròn. Giáo viên chọn một học sinh cầm hình tròn lên bảng chỉ ra phần diện tích hình tròn cho cả lớp cùng xem).
	- Nêu vấn đề: Các em đã biết chu vi hình tròn và cách tính chu vi hình tròn. Bây giờ làm thế nào để tính được diện tích hình tròn?
Bước 2: Giúp học sinh bộc lộ ý tưởng ban đầu 
	- Gợi ý học sinh: Chu vi hình tròn bằng bán kính nhân 2 rồi nhân với 3,14 hoặc đường kính nhân với 3,14. Vậy diện tích hình tròn có liên quan đến các số liệu: bán kính, đường kính, chu vi, số 3,14 hay không?
	- Học sinh đưa ra các ý tưởng ban đầu (hoạt động này diễn ra một cách tự nhiên trong suy nghĩ của học sinh, không nhất thiết phải diễn đạt ra bằng ngôn ngữ). Chẳng hạn:
Diện tích hình tròn có bằng chu vi nhân với 3,14
Diện tích hình tròn có bằng bán kính nhân đường kính rồi nhân với 3,14;
Diện tích hình tròn có bằng bán kính nhân bán kính rồi nhân với 3,14
Bước 3: Đề xuất phương án tính diện tích hình tròn có bán kính 20cm 
- Gợi ý học sinh cách tiến hành: Nên chia hình tròn đã cho thành các phần bằng nhau. Cắt hình tròn thành các phần bằng nhau (theo đường kẻ đã phân chia) và ghép các mảnh thành hình có hình dạng của hình hình học quen thuộc đã biết cách tính diện tích. 
- Học sinh thảo luận để đưa ra phương án nên chia hình tròn thành mấy phần bằng nhau. 
Bước 4: Thực hành tìm tòi – khám phá
- Học sinh tiến hành các thao tác:
Cắt hình tròn thành các phần bằng nhau (6 phần, 8 phần, 12 phần, 16 phần,)
Ghép các mảnh thành hình có dạng quen thuộc (hình chữ nhật, hình bình bành,)
Hình 3.1
- Học sinh lập luận. 
Chẳng hạn với hình 3.1 học sinh có thể đưa ra các lập luận như sau:
Hình sau khi ghép có dạng hình bình hành
Diện tích hình bình hành là: S = a ´ h
Hình vừa ghép được có chiều cao chính là bán kính của hình tròn, có đáy là nửa chu vi của hình tròn
Bán kính hình tròn là 20cm, nửa chu vi bằng bán kính nhân 3,14.
Vậy diện tích hình tròn bán kính 20cm là: 20 ´ 20 ´ 3,14 = 1256 (cm2)
Bước 5: Kết luận, hợp thức hóa kiến thức
- Đại diện nhóm trình bày cách tiến hành và kết quả tính diện tích hình tròn bán kính 20cm.
- Nhận xét, chỉnh sửa ngôn từ, kiến thức nếu cần.
- Cho học sinh dự đoán quy tắc tính diện tích hình tròn.
- Giáo viên chốt quy tắc và ghi công thức. Học sinh ghi vở.
3. Thực hành bài tập ở SGK
4. Củng cố, dặn dò và nhận xét tiết học.
Điều chỉnh – bổ sung 

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_tap_phat_trien_nang_luc_hoc_toan_5.docx